4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.3.2 Từn gữ chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường
Thống kê trường từ vựng chỉ hoạt động của người phụ nữ, chúng tôi ít thấy tác giả viết họ làm những gì, lao động mệt nhọc vất vả ra sao mà chủ yếu hoạt động của họ phần nhiều liên quan đến bữa ăn. Gần như miếng ăn, cái đói
trở thành đề tài quen thuộc trong mỗi trang viết của nhà văn. Thế nên từ ngữ
miêu tả hành động của người phụ nữ trong bữa ăn xuất hiện dày đặc. Chúng
29
Chỉ vì sự đói khổ, để duy trì sự tồn tại, con người buộc phải liều thân làm những công việc đáng xấu hổ, nhục nhã, có khi nguy hiểm tới tính mạng. Tác phẩm Đòn chồng là một hiện thực cay đắng về cái đói, nghèo.Chỉ vì
nghèo đói, vì không có xu mà vợ Lúng làm những hành động đáng xấu hổ.Hành động khiến cho cả làng phải lắc đầu, bĩu môi, đáng khinh bỉ. Đó là hành động nhập nhằng khi chị mua bánh dày.“Lại hàng bánh dày, y hí hoáy cởi một lúc lâu mới được.Hay là y giảđận làm ra thế thì chẳng hiểu.Làm thế để đợi đến lúc có thật nhiều người ăn. Bởi vì lúc y ngồi xuống thì đã có bốn,
năm bà đang ngồi ăn rồi. Cô hàng bánh tới ta tới tấp.Vợ Lúng mân mê một cái rồi nhặt lấy một tấm bánh đầy đặn đưa lên miệng ngoạm một miếng hết già nửa tấm.Còn non nửa tấm nữa, y ném tọt vào miệng nốt”. Vì ăn cắp là việc làm gian xảo, sợ bị mọi người phát hiện nên tác giả đã sử dụng hàng loạt những từ chỉhành động hí hoáy, giảđận, mân mê, nhặt. Hành động động này có gì như lén lút, sợ sệt của người làm việc gian. Đặc biệt với những động từ
ném tọt, ngoạm vốn miêu tảcách ăn uống thô bỉ, tục tĩu vội vàng của động vật cũng được đưa vào miêu tả cách ăn của vợ Lúng.Miếng ăn trở nên quan trọng biết nhường nào. Trong cơn đói con người có thể làm tất cả để thỏa mãn sự thèm thưồng của mình.
Sao lại thế này là câu chuyện viết về cái đói, qua đó nhà văn đã khái quát lên một triết lí sâu sắc: Cái đói là hệ quả của sự cai trị, bóc lột tàn bạo của giai cấp phong kiến khiến cho con người bị biến dạng, dần rời xa nhân tính, bản chất người trở về loài thú vật, trở về với bản năng tự nhiên. Chỉ vì quá khổ, quá đói mà con người buộc phải ăn cắp, ăn vụng. Hoàn cảnh đời xô
đẩy họ phải làm những việc đáng trách. Vợ Hiệp đã bốc trộm gạo sống cho
vào túi để ăn dần. Thị hớt cơm chó thật nhiều rồi bớt lại, giấu đi, để ăn cơm
với cả nhà rồi lại lấy ra ăn. Thậm chí đến cám cho lợn ăn mà Thị cũng ăn
vụng vài bát ngay tại chuồng lợn được. Ta thấy rằng trong cái đói cùng cực,
30
ghê sợ. Kiểu ăn vụng hết sức dị mọ và bẩn thỉu, đi kèm hàng loạt từ ngữ chỉ hành động lén lút, vụng trộm: bốc, hớt, giấu. Cái đói khiến cho con người phải ăn đến cả thức ăn dành cho lợn.
Bà cái Tí – Một bữa no bất chấp sự nhục nhã của một kẻđi ăn chực để được một bữa no. Nam Cao đã khéo vận dụng các hệ thống từ ngữđể miêu tả cách ăn của bà lão tội nghiệp trong cơn đói cùng cực: Bà lão chẳng đợi ai phải bảo, ngồi ngay xuống cạnh cháu tay run run so đũa… Bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ chỉ hành động của con người khi ăn: tay run run, ăn nhanh, ăn
vội… Nam Cao đã dựng lên một cảnh quay khá tỉ mỉ về cách thức ăn của
người nông dân khi đói. Vì cái đói mà bà cái Tí đã bất chấp tất cả đểđến nhà bà phó Thụ để xin một bữa cơm và trong lúc ăn mặc cho lườm nguýt của bà phó Thụ bà cứ ăn, cứ gắp như sợ người khác ăn mất. Bằng hệ thống từ ngữ
chỉ cách ăn của bà, với đầy đủ các từ gợi hình, âm, hình ảnh bà lão chịu cái
đói quá lâu hiện lên thật sống động trước mắt người đọc. Và không chỉ có bà mà những người con cũng như người làm của bà phó Thụ đều có cách ăn của
những người đang đói và sợ người khác ăn hết. Nam Cao sử dụng hàng loạt
động từ, tính từ chỉcách ăn của họ: lặng lẽ, cắm cúi, mải nuốt… Cường độăn dường như nhanh lên sau mỗi lần gắp, cho thấy sự tập trung cao độ của họ
trong bữa ăn. Họ ăn như một cái máy, không một tiếng động, không một lời trò chuyện, chỉ cắm cúi, mải miết, vội vàng.
Một chuyện Xú nơ via,Nam Cao đã chỉ ra một hiện thực đau buồn về cái đói. Sự khổ sở đói khát đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trong thế giới người nông thôn, nó làm cho các cô thôn nữ vốn rất đẹp, rất ngây thơ, hiền lành cũng trở nên khác thường. Các từ ngồi xổm, gục đầu, ăn ngon lành, mắt hùm hụp nhìn xuống đất…thống nhất với nhau ở nét nghĩa chỉ tư thế con người.
Đây là những tư thế không đẹp mắt, điều này chứng tỏ giờ đây với các cô thôn quê miếng ăn là quan trọng hơn. Các cô có thểăn ở bất cứtư thế nào cho dù xấu hay đẹp. Hệ thống các động từ chỉ cách ăn, cường độ ăn cùng với các
31
từ chỉ hành động khi ăn và sau khi ăn. Các từ ngữ này được sắp xếp theo mức
độ giảm dần. Đầu tiên vì đói quá nên họăn hăm hở. Sau khi thỏa mãn cơn đói
nên họ ăn chậm, ăn dè. Các từ ngữ kết hợp với nhau hài hòa làm nổi bật nên
cách ăn uống thảm hại của các cô gái thôn quê. Vẻduyên dáng, ngây thơ, hiền lành giờ đây bỗng tan biến, thay thếvào đó là sự thô lỗ nhằm giải thoát cơn đói đang dâng về.