Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 25 - 27)

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay

Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, hình ảnh đôi tay đẹp xuất hiện rất ít. Những người phụ nữ vất vả thường đôi bàn tay của họ gân guốc, đen sạm chứ không phải là tay búp măng. Hình ảnh đôi bàn tay đẹp

trong sáng tác trước cách mạng chỉ xuất hiện duy nhất một lần đó là đôi bàn

tay Kha với những ngón tay nhỏ xíu và trắng muốt, bởi Kha là cô gái mới lớn,

gia đình khá giả, lại đang đi học, chưa phải làm lụng gì.

Với Nam Cao, miêu tả đôi bàn tay là miêu tả một phần số phận cuộc

đời của người phụ nữ. Mẹ Ninh trong Từ ngày mẹ chết có đôi bàn tay chỉ

còn rặt những xương mà lạnh giá. Nó lỏng là lỏng lẻo. Những ngón tay trông rõ từng đốt, từng đốt một. Những đường gân xanh nổi thày lày lên. Tác giả đã dùng hệ thống những từ ngữ chỉ đôi tay: xương, ngón đốt, gân. Kết hợp với hệ thống từ ngữ này là hệ thống từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái của tay:

lạnh giá, lỏng la lỏng lẻo, xanh. Hai hệ thống từ ngữ này kết hợp với nhau càng làm rõ hơn sự ốm yếu, bệnh tật của đôi tay. Không tập trung miêu tả khuôn mặt hốc hác của người bệnh, tác giả lại tập trung miêu tả đôi bàn tay. Đôi bàn tay khi khỏe mạnh đó đã phải giặt giũ, cơm nước, gánh vác chăm lo gia đình. Cái lạnh giá của đôi bàn tay cũng phần nào nói lên sức khỏe đã cạn kiệt của người phụ nữ sắp gần đất xa trời.

21

Đời thừa là nơi Nam Cao gửi gắm đầy đủ nhất tâm sự sâu kín, hoài bão lớn của mình về sự nghiệp văn chương cũng như quan niệm sáng tác. Nhân vật chính là Hộ- người rất mê văn chương . Với Hộ sáng tác văn chương là niềm vui to lớn không lạc thú nào có thể sánh bằng. Nhưng những tiền nhà, tiền giặt, tiền thuốc, tiền nước mắm…cứ bám riết lấy Hộ . Hộ chẳng bao giờ có đủ thời gian công sức để thực hiện hoài bão của mình. Ngay cả

Từ- người vợ mà anh hết mực yêu thương nhưng vì cuộc sống cơm áo gạo tiền mà phải chịu cuộc sống vất vả chật vật. Thế nên đôi bàn tay Từ lủng củng, rặt những xương. Trên mu bàn tay những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh. Chỉ với vài câu văn song nhà văn đã sử dụng tới hai từ láy: lủng củng, mỏng manh cùng với đó là

từ xanh được lặp lại tới ba lần. Điều này nhấn mạnh sự mỏng manh, yếu đuối của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình. Nhìn thấy đôi bàn tay ấy, Hộ

không khỏi xúc động. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần

được hắn che chở và bênh vực…một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật cần được hắn vỗ về và an ủi. Chính vì không dung hòa được niềm đam mê

giữa văn chương với cơm áo gạo tiền đã khiến cho Hộrơi vào bi kịch: bi kịch giữa một nhà văn chân chính với trách nhiệm của người chồng người cha

trong gia đình.

Trong Truyện người hàng xóm, mẹ Hiền trước đây là người phụ nữ

xinh xắn, hai mẹ con sống với nhau rất hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ đi

thuê. Thếnhưng vì nghe lời dụ dỗ của cai Minh mà mẹ Hiền bỏ Hiền cho ông giáo nuôi. Một thời gian sau, mẹ Hiền tới thăm mà chính Hiền cũng không

nhận ra được mẹ yêu quý của mình nữa. “Hiền nắm lấy đôi bàn tay mẹ, cái cổ

tay gầy ngẳng. Những ngón tay nổi đốt. Ở mu bàn tay, những làn gân xanh bóng ra lần da trong”. Đôi bàn tay mỏng manh yếu đuối của người vừa sinh

con mà không được kiêng khem. Qua việc miêu tả đôi bàn tay ấy, người đọc

22

hạnh phúc. Mẹ Hiền phải gặp nhiều bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần khi sống chung với cai Minh.

Sau cách mạng, tác giả dành hẳn một bài viết về Những bàn tay đẹp

ấy. Hàng loạt các từ chỉ hình dáng: búp măng, trắng mịn, nhỏ nhắn…cùng với đó là các từ chỉ cảm giác của tay như: muồn muột, mềm mại… được tác giả sử dụng để làm nên vẻđẹp của đôi bàn tay các nữ dân công du kích.Thông qua hình ảnh đôi bàn tay đẹp này ông đã đập tan cái quan niệm đương thời khi nghĩ những nữ du kích xấu xí, là yếu đuối. Những bàn tay nhỏ nhắn này

đã từng cầm súng bắn tây, ném lựu đạn, hoa đao lăn xả vào địch, nó vẫn không kém mềm mại chút nào. Những bàn tay nữ du kích khi chịt cổ quân thù thì cứng cáp, nhưng khi nắm lấy cái bàn tay bé tí xíu và hồng hồng của đứa con yêu, vẫn êm đềm như bàn tay tất cả bà mẹtrên đời. Những bàn tay đẹp đã cầm súng chiến đấu cùng một lúc giải phóng cho dân tộc và giải phóng cho chính mình.

Một phần của tài liệu Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao (Trang 25 - 27)