Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
772,09 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU HIỀN THÀNH NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai khoá luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô bộ môn trong tổ Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trực tiếp giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Chúng tôi chân thành biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo và các bạn. Dù đã cố gắng hoàn thành khoá luận, nhưng bản thôi tôi tự thấy khả năng của mình còn hạn chế, thời gian có hạn và cũng là lần đầu chúng tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân hoà, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền \ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và kết quả không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 6. Đóng góp của khoá luận 3 7. Bố cục của khoá luận 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 5 1.1 Khái niệm về thành ngữ 5 1.2 Đặc điểm của thành ngữ 6 1.2.1 Đặc điểm cấu tạo…………………………………………………………… 6 1.2.2 Đặc điểm ý nghĩa…………………………………………………………… 7 1.3 Phân loại thành ngữ. 7 1.3.1 Dựa vào đặc điểm cấu tạo 7 1.3.1.1 Thành ngữ so sánh………………………………………………………… 7 1.3.1.2 Thành ngữ đối………………………………………………………………7 1.3.1.3 Thành ngữ điệp …………………………………………………………… 8 1.3.2 Dựa vào nguồn gốc của thành ngữ. 8 1.3.2.1 Thành ngữ Thuần Việt…………………………………………………… 8 1.3.2.2 Thành ngữ Hán Việt…… …………………………………………………9 1.3.3 Dựa vào cấu trúc……… 9 1.3.3.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng…………………………………………… 9 1.3.3.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng…………………………………………9 1.4 Vài nét về tác giả Nam Cao. 9 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO. 15 2.1 Kết quả thống kê. 15 2.1.1 Phân loại kết quả thống kê 15 2.1.2 Nhận xét chung. 16 2.2 Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao 16 2.2.1 Đặc điểm cấu tạo. 16 2.2.1.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 16 2.2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng 23 2.2.2 Giá trị ngữ nghĩa. 27 2.2.2.1 Thành ngữ với việc miêu tả ngoại hình nhân vật. 27 2.2.2.2 Thành ngữ với việc miêu tả tính cách nhân vật 30 2.2.2.3 Thành ngữ với việc miêu tả hoàn cảnh sống nhân vật 33 2.2.3 Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ 34 2.2.3.1 Đối với thành ngữ Hán Việt 35 2.2.3.2 Đối với thành ngữ Thuần Việt 36 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thành ngữ là một đơn vị đặc biệt trong ngôn ngữ dân tộc. Trong sáng tác dân gian của mỗi dân tộc, thành ngữ là loại hình có mối quan hệ hữu cơ với cả lời ăn tiếng nói của nhân dân. Thành ngữ ra đời từ bao giờ không ai xác định được, không ai biết có từ thời kì nào trong lịch sử loài người mà chỉ biết nó là “túi trí khôn” chứa đựng những tri thức dân gian về mọi mặt của đời sống. Đằng sau cái vỏ là ngôn ngữ giao tiếp, thành ngữ ẩn giấu những đặc điểm của một nền văn hoá, phong tục tập quán, phép đối nhân xử thế, tư tưởng tình cảm của cả dân tộc. Nam Cao là một trong những tác giả tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán. Thông qua những sáng tác của ông, người đọc cũng phần nào thấy rõ được quan điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật cùng với cách sử dụng ngôn ngữ trong việc xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở cuộc sống. Đặc biệt, Nam Cao đã nhận thức được ý nghĩa của việc đưa ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ của cuộc sống sinh hoạt đời thường vào trong tác phẩm của mình. Trong đó, thành ngữ dân gian là một chất liệu nghệ thuật được ông sử dụng thường xuyên, linh hoạt và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Qua đó ta có thể thấy được tài năng, sự sáng tạo và phong cách nghệ thuật của ông trong việc thể hiện số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám cũng như thái độ của ông đối với họ. Đó là những lí do chúng tôi chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là: “Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao” 2. Lịch sử vấn đề Thành ngữ là một đơn vị rất đặc biệt trong hệ thống từ vựng, đơn vị này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cho đến nay các kết quả nghiên cứu về thành ngữ tương đối nhiều, các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các phương diện như: nghiên cứu về cấu tạo, từ điển về thành ngữ, giải thích về thành 2 ngữ, Tiêu biểu là các công trình: “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân xuất bản năm 1989 và “ Kể chuyện về thành ngữ, tục ngữ” (1988- 1990) do Hoàng Văn Hoành chủ biên,“Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ”(1973) của Cù Đình Tú, “Tục ngữ Việt Nam” (1975) của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “ Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Đây là những công trình quan trọng đặt nền móng cho việc nghiên cứu các thành ngữ sau này. Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu về thành ngữ nói chung thì cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng thành ngữ vào trong các sáng tác cụ thể. Cũng đã có khá nhiều công trình viết về tác giả Nam Cao, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác của mình. Các đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: “Các phương tiện từ ngữ biểu hiện tình thái chủ quan trong tác phẩm của Nam Cao” tác giả Dương Thị Thuý Vinh [2], hay đề tài “Các lớp nghĩa trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền [11], đề tài “Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong truyện ngắn Nam Cao” tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ [12]. Các đề tài trên cùng bàn về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong các sáng tác của Nam Cao. Song các công trình đó chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về ngôn ngữ phần lớn dựa trên các biện pháp tu từ, các vấn đề lí thuyết chung trong sáng tác của Nam Cao. Việc nghiên cứu về vấn đề sử dụng thành ngữ, vốn văn hoá quý báu của dân tộc thì không nhiều. Qua việc tra cứu, tìm hiểuchúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao là một đề tài khá hấp dẫn và bổ ích. Chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao”. Chúng tôi nghiên cứu vấn đề này với mong muốn tìm ra sự linh hoạt, phong phú, đặc sắc, độc đáo trong cách sử dụng thành ngữ của nhà văn Nam Cao, một đại diện tiêu biểu cho văn học Việt Nam thế kỉ XX. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Qua nghiên cứu đề tài “ Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao”, chúng tôi hướng tới mục đích: Thấy được sự hoạt động và biến đổi của thành ngữ tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, qua đó khẳng định tài năng của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ. 3.2 Nhiệm vụ - Tổng hợp những vấn đề lí thuyết về thành ngữ. - Tập hợp, thống kê và xử lí số liệu. - Phân tích đặc điểm và hiệu quả sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ những thành ngữ tiếng Việt, bao gồm thành ngữ Thuần Việt và thành ngữ Hán Việt trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, in trong cuốn “ Nam Cao toàn tập”, Nxb Hội Nhà văn. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong khoá luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê tư liệu. - Phương pháp miêu tả tư liệu. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học. - Phương pháp so sánh tổng hợp. - Phương pháp hệ thống. 6. Đóng góp của khoá luận Với khoá luận này, tôi mong muốn sẽ đóng góp những phần rất nhỏ trong việc nghiên cứu vấn đề sử dụng ngôn ngữ như sau: 4 Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc khảo sát thành ngữ trong các truyện ngắn của Nam Cao, chúng ta thấy được những giá trị nghệ thuật của thành ngữ, khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc được thể hiện trong thành ngữ. Qua đó khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, gợi mở những tiếp cận mới khi tìm hiểu về tác giả này. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong tác phẩm của Nam Cao giúp chúng ta thấy được sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo thành ngữ trong hoạt động giao tiếp. Qua đó nâng cao kĩ năng sử dụng thành ngữ đúng và hay trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu, khảo sát của khoá luận cũng góp phần hữu ích khi giảng dạy Tiếng Việt cũng như giảng dạy những truyện ngắn của Nam Cao trong chương trình bậc phổ thông. 7. Bố cục của khoá luận Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lí thuyết. Chương 2: Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao. Phần 3: Kết luận. Tài liệu tham khảo Phụ lục 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Khái niệm về thành ngữ Các nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng nhìn chung họ đều thống nhất khi đưa ra định nghĩa về thành ngữ.Theo cách hiểu thông thường thì: Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn”[Tr 34,16]. Hoàng Văn Hành cho rằng: “ Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày,đặc biệt là khẩu ngữ”[Tr 26,5]. Đồng quan niệm trên với Hoàng Văn Hành, Cù Đình Tú cũng cho rằng: “Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định danh như: từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động [Tr 32,1]. Mỗi tác giả đều có quan niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng nhìn chung đa số các tác giả đều có điểm chung, cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, hoặc những tổ hợp từ mang tính chất bền vững về cấu tạo, đặc biệt là hình thức và nội dung hoàn chỉnh”. Không những vậy các quan niệm còn nêu được tính hình tượng, tính biểu cảm, tính gọt giũa, bóng bẩy của thành ngữ. Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành ngữ của các tác giả ta có thể khái niệm về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động”. Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ [...]... thống thành ngữ được Nam cao sử dụng trong tác phẩm của mình Bên cạnh thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, thì thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng lại được Nam Cao sử dụng nhiều hơn trong sáng tác của mình, cụ thể là 170 thành ngữ ( 60,4%) Trong đó thành ngữ dạng so sánh có 98 thành ngữ ( 57,3 %) và thành ngữ có cấu trúc vị ngữ gồm 72 thành ngữ (42,7%) 2.2 Đặc điểm sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao. .. Việt”, thành ngữ có hai loại lớn là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hoà kết Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng sơ đồ tổng quát sau đây: Thành ngữ Thành ngữ phi đối xứng Thành ngữ đối xứng Thành ngữ phi đối xứng dạng so sánh Thành ngữcó cấu trúc vị ngữ 1.4 Vài nét về tác giả Nam Cao Nam Cao (1915 - 1951) là một trong số những nhà văn xuất sắc của nền... bộ mặt thành ngữ mà Nam Cao sử dụng trong văn của mình 2.2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng a Nhóm thành ngữ so sánh Theo kết quả thống kê của chúng tôi, số lượng thành ngữ so sánh được sử dụng trong truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện khá lớn Sở dĩ như vậy là bởi loại thành ngữ so sánh có sắc thái hình ảnh và tu từ rõ rệt, có tần số sử dụng cao và đặc biệt là trong khẩu ngữ Truyện ngắn Nam Cao với... dụng thành ngữ như thế này Nam Cao đã đạt một thành công lớn trong việc đưa tác phẩm của mình, thế giới nhân vật của mình gần gũi với độc giả nhiều hơn b Thành ngữ có cấu trúc vị ngữ Ngoài số lượng khá lớn loại thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng cũng như thành ngữ so sánh, Nam Cao còn sử dụng các thành ngữ có cấu trúc vị ngữ Có tất cả 78 đơn vị cùng với biến thể của chúng (trong số280) 25 Phân tích loại thành. .. Thành ngữ là một trong các phương tiện diễn đạt nội dung thông tin, tư tưởng Như đã phân tích ở trên, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có tính cố định về cấu trúc và mang tính biểu cảm cao Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả khá cao, bởi nói ít mà nghĩa của nó lại nhiều Việc sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao đã mang lại hiệu quả rất lớn Nam Cao đã rất thành công trong. .. dụng 110 thành ngữ dạng đối xứng (39%) Trong dạng đối xứng thì tác giả đã sử dụng thành ngữ đối xứng 4 yếu tố và thành ngữ 6, 8 yếu tố Trong đó, thành ngữ 4 yếu tố có 102 thành ngữ (92,8%) chiếm số lượng nhiều hơn cả so với thành ngữ 6, 8 yếu tố, chỉ có 8 thành ngữ (7,2%) Như vậy có thể thấy 15 thành ngữ 4 yếu tố là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí quan trọng trong hệ... bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ 14 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 2.1 Kết quả thống kê 2.1.1 Phân loại kết quả thống kê Dựa vào cấu trúc cú pháp của thành ngữ, qua việc khảo sát 52 truyện trong Nam Cao toàn tập”, chúng tôi đã thống kê được 280 thành ngữ Chúng tôi đề xuất bảng phân loại như sau: Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối (110)(39,3%)... cấu tạo 2.2.1.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến trong Tiếng Việt Theo thống kê của chúng tôi trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 19301945 có 110 thành ngữ, chiếm tỉ lệ 39,6% Loại thành ngữ này có đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ Chẳng hạn trong thành ngữ “Đầu trộm đuôi... nhất của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 4 yếu tố a3 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị Loại thành ngữ này rất ít gặp, đặc biệt trong một loạt những thành ngữ mà chúng tôi thu được trong truyện ngắn Nam Cao Chúng tôi chỉ gặp duy nhất một trường hợp này, đó là thành ngữ : “Trời tru đất diệt” C V C V Trong truyện ngắn Chí Phèo in trong tập Nam Cao toàn tập” trang 92 a4 Thành ngữ. .. hiểu những thành ngữ mà Nam cao đã sử dụng trong các tác phẩm 13 Không phải nhà văn nào cũng có khả năng vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt và thành công như tác giả Nam Cao Ông đã mang đến cho nền văn học Việt Nam những kiệt tác đi mãi theo thời gian, bởi ở trong những sáng tác của ông không chỉ đơn giản là những vấn đề thời sự mà ở đó ta còn thấy cả sự tài năng của một nhà văn bậc thầy trong việc . thấy việc nghiên cứu thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao là một đề tài khá hấp dẫn và bổ ích. Chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: Thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao . Chúng tôi nghiên. thành ngữ trong sáng tác của Nam Cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ những thành ngữ tiếng Việt, bao gồm thành ngữ Thuần Việt và thành ngữ Hán Việt trong. đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, gợi mở những tiếp cận mới khi tìm hiểu về tác giả này. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong tác phẩm của Nam Cao