1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề tài sự tha hóa của con người trong sáng tác của nam cao trước 1945

36 785 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 786,5 KB

Nội dung

Trong đó, nhà văn Nam Cao – một hiện tượng văn học đặcbiệt, ông không chỉ thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội hiện tại, ông cònbộc lộ nỗi đau của mình trước sự tha hóa của con ng

Trang 1

cụ thể.

Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu là xu hướng văn học hiện thực phêphán, quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật chất và đời sống tinh thần củatừng cá nhân cụ thể, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn của từng sốphận con người Trong đó, nhà văn Nam Cao – một hiện tượng văn học đặcbiệt, ông không chỉ thể hiện nỗi đau của con người trong xã hội hiện tại, ông cònbộc lộ nỗi đau của mình trước sự tha hóa của con người Nam Cao luôn bănkhoăn, trăn trở tìm kiếm lối thoát cho những số phận luôn bị dằn vặt bởi cáinghèo, cái đói Họ bị biến đổi cả hình hài lẫn nhân tính cũng bởi những lo toancơm, áo, gạo tiền và cả ý nghĩa cuộc sống Những bi kịch luôn xảy ra với cáctầng lớp trong đời sống xã hội từ người nông dân đến người trí thức

Những trang viết của Nam Cao đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới nghiêncứu văn học Họ nghiên cứu về đời sống nhà văn, về nội dung sáng tác, về tưtưởng, phong cách và về bút pháp nghệ thuật Vì thế, người viết luận văn nàymong muốn được khám phá thêm một phương diện trong phong cách sáng táccủa Nam Cao Đó là nỗi đau về sự tha hóa của con người trong giai đoạntrước1945

Trang 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tiểu luận nghiên cứu về sự tha hóa của con người thể hiện trong các tác phẩmtruyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao trước 1945 (khoảng 42 tác phẩm).Nhằm khẳng định thêm một nét riêng về đặc trưng phong cách của Nam Caotrong số các nhà văn cùng khuynh hướng hiện thực phê phán Đồng thời thamkhảo ý kiến của những nhà nghiên cứu – phê bình về sáng tác của Nam Cao

“Người và tác phẩm Nam Cao “ (1956) hay “Những kỉ niệm Nam Cao” (1991) và

khẳng định “Nam Cao không che dấu, không màu mè gì hết, nói toạc cái cuộc

sống cùng đường tận lối và nhơ nhớp của những người như anh” Ông khẳng

định tác phẩm Nam Cao luôn thể hiện những trải nghiệm từ cuộc sống của tác giả.Nằm trong số những người đầu tiên nghiên cứu về Nam Cao, từ năm 1960,

Phong Lê – Huệ Chi có công trình nghiên cứu “Đọc truyện ngắn Nam Cao soi

lại những bước đi lên của nhà văn hiện thực”, ông có nhận định “Đọc tập

truyện ngắn của Nam Cao trước tiên chúng ta hiểu và yêu mến thêm Nam Cao, nhà văn đã chân thành giãi bày cuộc đời mình, một cuộc đời vốn mang theo bao nhiêu tâm trạng tủi hổ, xót xa nhưng luôn luôn ngoi lên chửi trả lại cuộc sống tối tăm và luôn luôn khao khát tìm đến cho mình và con người của

tầng lớp mình một cuộc sống sao cho thật có ý nghĩa nhân đạo và sáng tạo”

Ông nhấn mạnh những sáng tác của Nam Cao có mối quan hệ trực tiếp từ hiệnthực cuộc sống Luận văn khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu trong những sángtác của Nam Cao trước 1945 (dựa theo Nam Cao toàn tập, 3 tập do Hà MinhĐức, Nxb Văn học, 2000) Và nghiên cứu vị trí của Nam Cao trong trào lưuhiện thực phê phán gồm các nhà văn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Công Hoan… và những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đềtài

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

Đề cương đưa ra một số phương pháp nghiên cứu để làm tiểu luận như:

Phương pháp hệ thống: xem xét tác phẩm như một chỉnh thể, toàn bộ tácphẩm của Nam Cao như một hệ thống và là một yếu tố xuyên suốt trong tất cả

hệ thống sáng tác của Nam Cao

Tìm hiểu sự tha hoá của con người trong sáng tác của Nam Cao trước năm

1945 sẽ góp phần giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện hơn về con người tàinăng và phẩm giá, những đóng góp của Nam Cao trong nền văn học Việt Nam

5 Cấu trúc của bài tiểu luận.

Bài tiểu luận này được sắp xếp thành 3 phần

A Mở đầu: Giới thiệu chung, hoàn thành các mục cơ bản của bài tiểu luận

B Nội dung:

Chương 1: Nam Cao với chủ đề tha hoá trong sáng tác trước 1945

Chương 2: Phương diện và hệ quả của sự tha hoá trong sáng tác của Nam

Cao trước 1945

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện sự tha hoá trong sáng tác của Nam Cao trước 1945

C Kết luận: Hệ thống lại những luận điểm, nội dung chính của bài tiểu luận

Trang 4

B NỘI DUNGChương 1: NAM CAO VỚI CHỦ ĐỀ THA HÓA TRONG SÁNG TÁC

TRƯỚC 1945 1.1 Khái niệm tha hóa:

1.1.1 Một số định nghĩa:

Tha hóa là một từ được dùng theo những ý nghĩa khác nhau, nói cách khác

là một từ có nhiều khái niệm:

Trong đời sống cộng đồng, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa đạođức, nói về những trường hợp người bị biến chất, bị mất đi những phẩm chất tốtđẹp vốn có của mình trước đây

Trong nghiên cứu khoa học - xã hội, tha hóa là một khái niệm có ý nghĩa triết học, nói về một hiện tượng, một quy luật diễn ra trong đời sống xã hội

Như vậy, theo từ điển Tiếng Việt, tha hóa mang hai ý nghĩa đạo đức và ý

nghĩa triết học (Nhưng từ điển Tiếng Việt chỉ ghi tha hóa là “Động từ” Thực ra tha hóa có khi là động từ, có khi là danh từ, tính từ, vì người ta vẫn gọi là “Sự tha

hóa”.)

1.2 Vấn đề tha hóa trong sáng tác của Nam Cao:

1.2.1 Quan niệm của Nam Cao về tha hóa:

Với Nam cao, thế giới con người thật muôn màu muôn vẻ Đời sống nhânvật trong sáng của ông bị ảnh hưởng và chi phối từ nhiều phía

Nam Cao không đưa ra ý niệm tha hóa cụ thể như Hê - ghen mà ông cụ thểhóa nó bằng những hiện thực sinh động trong sáng tác của mình Đó là trạngthái con người bị mất gốc, bị cắt đứt những giá trị Người, tách rời với nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội Xa rời cộng đồng, họ biến đổi theo chiều hướng ngày

Trang 5

càng xấu đi, thành những cái khác đối nghịch lại cái ban đầu, những giá trị Người.Với cách hiểu như vậy, trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng thángTám có khoảng 30 trong 136 nhân vật thuộc kiểu người đang đánh mất dầnnhân tính: liều mạng, hung dữ, bất cần đời như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ.

Tham ăn, khát uống, giành giật, tồi tệ như anh cu Lộ trong Tư cách mõ, người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó,

Trước Nam Cao đã có nhiều nhà văn như Vũ Trọng Phụng, NguyễnCông Hoan, Nguyên Hồng cũng đã viết nhiều về vấn đề tha hóa của con người

ở hai lĩnh vực giàu – nghèo trong xã hội Họ tập trung miêu tả nhân vật bị tha hóa

bề ngoài Trong Bỉ vỏ, Nguyên Hồng miêu tả nhân vật Tám Bính dù tha hóa

nhưng trước sau vẫn là một tâm hồn phụ nữ thuần hậu giàu đức hi sinh, muốnsống bằng bàn tay lao động của mình Còn Vũ Trọng Phụng miêu tả sự trụy lạccủa con người do những dục vọng không thành, đó là tình trạng tha hóa của

Long, Mịch, ông bà đồ Uẩn trong Giông tố Ông không phơi bày những tính hư

tật xấu của nhân vật, mà từ trái tim nhân hậu, yêu thương trân trọng con người

đã cho thấy tha hóa là một quá trình biện chứng có tính quy luật do nhiều yếu tốtác động Cả hai yếu tố trên cũng có quan hệ biện chứng, hoàn cảnh tác động vàtrách nhiệm của bản thân không vượt lên được hoàn cảnh Đó cũng chính làvần đề cốt lõi hình thành quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống Từ

đó, ta có thể hình dung được phong cách và tầm vóc của nhà văn trong xã hộiđương thời

1.2.2 Nguyên nhân của sự tha hóa:

1.2.2.1 Tha hóa do tự thân.

Là nhà văn hiện thực, Nam Cao đã có cái nhìn tổng thể về con người, conngười chịu sự chi phối của hoàn cảnh sống và bản thân con người cũng bấtlực trước hoàn cảnh sống

Trang 6

Trong những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, cái đói, miếng ăn cứtrở đi, trở lại như một quy luật, một nỗi ám ảnh đeo bám con người Các nhà văncùng thời Kim Lân, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn CôngHoan…Cũng đau lòng, nhức nhối trước tình trạng đói nghèo, tha hóa ở ngườinông dân Còn đối với Nam Cao nó không chỉ tập trung ở người nông dân cùngkhổ, mà còn ở những người trí thức

Nhân vật trong sáng tác của Nam Cao đã tự thân tha hóa ở nhiều phươngdiện khác nhau, từ cách ăn mặc, suy nghĩ tới lời nói và hành động của mình

1.2.2.2 Tha hóa do các tác nhân ngoại cảnh.

Nam Cao không chỉ thể hiện lòng thông cảm, xót thương cho nhữngngười nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội mà còn thể hiện những trăn trở, dằnvặt khôn nguôi trước cuộc sống vô nghĩa, bế tắc Nhà văn buồn cho những kiếpngười nhưng vẫn tin tưởng ở họ Tin ở bản tính hiền lành, chất phát của conngười Nên các nhân vật của ông không buông xuôi, thụ động mà luôn tích cực,chủ động vươn lên trong cuộc sống

Các nhân vật trong sáng tác của Nam Cao dù tự thân tha hóa hay do tácđộng của ngoại cảnh thì kết cục của những sự tha hóa đó thường là cái chết nhưng

không phải cái chết theo quy luật sinh hóa lẽ thường (Sinh Lão bệnh Tử)

Các nhân vật rơi vào bi kịch, tha hóa, tìm đến cái chết nhưng không phải làcái chết ngờ nghệch, mù quáng Vì thế, mà cái chết của các nhân vật được NamCao miêu tả không hề vô nghĩa Đó là hồi chuông thức tỉnh mọi người, cảnh báomột xã hội đầy rẫy những bất công, phi lí

Trang 7

Chương 2: PHƯƠNG DIỆN VÀ HỆ QUẢ CỦA SỰ THA HÓA TRONG

SÁNG TÁC CỦA NAM CAO TRƯỚC 1945 2.1.Các phương diện của sự tha hóa:

2.1.1 Tha hóa về đạo đức - nhân cách:

Đạo đức - một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hộithực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực đờisống của xã hội không trừ lĩnh vực nào Đạo đức khác với những hình thứcđiều chỉnh hoạt động quần chúng như pháp quyền, những sắc lệnh nhà nước,những truyền thống dân tộc… Những yêu cầu của đạo đức mang hình thức bổnphận phải làm không riêng một ai, như nhau đối với tất cả, nhưng không chịu sự

ra lệnh của ai cả Những yêu cầu này, có tính chất tương đối bền vững Trong đạođức, bên cạnh ý thức xã hội, ý thức cá nhân đóng một vai trò không kém quantrọng Dựa vào những quan niệm đạo đức, lĩnh hội những quan niệm đó trongquá trình giáo dục, với mức độ đáng kể, cá nhân có thể điều chỉnh hành vi củamình và tự nhận định về ý nghĩa đạo đức với tất cả những gì diễn ra chung quanh

Nét đặc trưng của nhân cách là thừa nhận “Cá nhân” là hiện thực có trước

và là giá trị tinh thần cao nhất, hơn nữa “Cá nhân” được hiểu như yếu tố tinh

thần đầu tiên của tồn tại Tha hóa về đạo đức – nhân cách thể hiện trong sựphát triển của cá nhân theo chiều hướng ngược lại những chuẩn mực đạo đức

xã hội Nam Cao viết nhiều về những người trí thức tiểu tư sản, tức nhắmvào tầng lớp mình, bản thân mình

Nam Cao luôn nhìn đời bằng con mắt của tình thương, do đó tiếng nói của

Trang 8

tích cực về con người nhằm giúp con người nhận ra và biết xấu hổ về những gì

là phàm tục, tầm thường của bản thân trong cái môi trường xã hội tù hãm, u

ám và thê thảm vây quanh họ Những trang viết của Nam Cao luôn có âm hưởngmỉa mai, chua chát pha chút đáng cay ngậm ngùi, đó là nỗi đau triền miên củatác giả trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm Như Giáo sưNguyễn Đăng Mạnh đã có một nhận định tinh tế và xác đáng về thái độ của

Nam Cao: “Nam Cao ghét cay, ghét đắng những lối phàm tục tiểu tư sản Đặc

biệt là lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, tính giả dối và thái độ hèn nhát Mỗi truyện ngắn, truyện dài của ông viết về tiểu tư sản là một cuộc phân tích và chế giễu cay độc những thói xấu ấy… Tình trạng bế tắc ấy đã đem đến cho Nam Cao một giọng văn riêng, vừa ngậm ngùi buồn tủi, vừa cay đắng chua chát lại pha chút tự trào cười ra nước mắt”

2.1.2 Tha hóa trong lối sống - hành vi.

2.1.2.1 Con người chạy trốn thực tại:

Đúng hơn là đối diện với chính mình, với thực tại, nhân vật của Nam Caoluôn có sự đấu tranh, giằng co tư tưởng rất quyết liệt để vươn lên cuộc sốngxứng đáng

Nghệ thuật và đời sống luôn mâu thuẩn, muốn lao động sáng tạo nghệ thuậtnhưng những khó khăn trong cuộc sống thật khó thực hiện, không yên tâm mànghĩ đến việc viết văn Đó là mâu thuẩn gặp nhiều ở những nhân vật trí thức như

Hộ, Điền, Thứ… Mơ ước của họ chỉ muốn viết văn sao cho hay, có giá trị, xâydựng một sự nghiệp văn chương chân chính trước cuộc sống vô cùng khó khăn,hằng ngày phải lo cơm áo Nhân vật của Nam Cao chạy trốn thực tại khi đã đốidiện với nó, đấu tranh tồn tại với nó Họ chỉ buông xuôi khi không thể níu kéo.Điều đáng trân trọng ở họ luôn có lòng tự trọng về nghề nghiệp và mơ ước

Họ không ôm đồm, nữa vời để viết những tác phẩm vô vị Nam Cao đã không

Trang 9

để nhân vật có một cái nhìn phiến diện, chủ quan mà luôn biết đặt mình vàohoàn cảnh của người khác

Nam Cao xây dựng nhân vật rất khác các nhà tiểu thuyết lớp trước Thếgiới nhân vật của ông không gồm hai mặt chính diện và phản diện rạch ròi Màcác nhân vật cũng không thống nhất giữa diện mạo và phẩm chất Dưới ngòi bútcủa ông các nhân vật thường đa dạng, phức tạp nhưng rất gần với cuộc sống.Cuộc sống thực tế chi phối và tác động đến tính cách của nhân vật Các nhà vănhiện thực trước như Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ TrọngPhụng… Xây dựng các nhân vật phần nhiều thể hiện trên bình diện đạo đức, xãhội Còn các nhân vật của Nam Cao ngoài các bình diện trên, còn được nhà vănchú ý đến bình diện đời sống tự nhiên, bản năng và nội tâm phức tạp

2.1.2.2 Con người giành giật nhau từng miếng ăn:

Dân tộc ta bị giặc ngoại xâm bóc lột hàng ngàn năm, từ giặc phương Bắcđến thực dân Pháp Đối với nhân dân ta miếng ăn, manh áo đã trở thành nỗi ámảnh, sự đấu tranh sinh tồn Thực tế đó đã được phản ánh nhiều từ văn học dângian, đến văn học trung đại và hiện đại Còn đối với Nam Cao, miếng ăn là sựthách thức ghê gớm đối với nhân cách con người, nó phá vỡ những mối quan

hệ, tình cảm thân thuộc hằng ngày hay những giá trị nhân bản Nam Cao là đạibiểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực thời kì này, ông miêu tả số phận ngườinông dân cùng quẫn trong xã hội nửa thực dân phong kiến như Chí Phèo Trong

ăn uống, người ta vẫn ưu tiên cho người có tuổi những món ngon, hiếm như sựkính trọng Trong sáng tác của Nam Cao, đời sống con người là sân khấu bi kịch

và bi hài kịch của những xung đột tư tưởng xoay quanh việc giành giật miếng ăn

để sống Ông đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá những suy tư củacon người về nhiều góc độ của miếng ăn Miếng ăn cứu đói, miếng ăn giữa lànghay miếng ăn vì danh dự Chính vì vậy mà đối với ông, việc miêu tả miếng ănrất phong phú, nó gắn liền với hoàn cảnh sống của con người Tác giả mong

Trang 10

muốn khai thác những vấn đề của cuộc sống xung quang cái ăn, cái uống Nhântính con người một phần cũng được thể hiện ở đây Chí Phèo phải thay hình đổidạng, đổ máu dọa nạt người khác để kiếm ăn, một lão Hạc tự vẫn cũng muốn giữ

lại phần của con, hay người cha “Nghèo” treo cổ cũng không muốn ăn cơm trong

khi con mình phải ăn cám… Nhân vật không chỉ tha hóa khi giành giật miếng ăncủa nhau, mà còn tha hóa khi tìm cái chết để giữ lại miếng ăn cho người khác Ởkhía cạnh này, tha hóa có tính bi kịch hơn, đau đớn hơn Rõ ràng, vấn đề ăn để

mà sống luôn gắn với sự tồn tại nhưng chết để giữ lại miếng ăn cho người khácthì cái chết ấy thật ý nghĩa Hay cái chết no của bà cái Đĩ Cái chết trong quằnquại vì ăn bả chó của Lão Hạc Cái chết vì xấu hổ và trì độn của lang Rận và mụ

Lợi Và cái chết giấu giếm vợ con của người cha đau ốm trong Nghèo Hầu hết

họ đều chủ động tìm đến cái chết, chết trong sự bần cùng, bế tắc, bi kịch

2.2 Hệ quả của sự tha hóa:

2.2.1 Đánh mất chính mình:

Đánh mất chính mình là một dạng của sự tha hóa Con người đã không còngiữ được tính cách, phẩm chất của mình, thay đổi thành một con người khác đốilập với chính mình trước đây Sự tha hóa này nhằm thích nghi với cuộc sốnghiện tại, với xu hướng mới, gạt bỏ đi những giá trị tốt đẹp vốn có.Những diễnbiến tình cảm suy tư của của thế giới bên trong nhân vật làm cho người đọc cónhững cảm giác giày vò, nhức nhối về cuộc sống có phần bế tắc của họ Đó cũng

là hồi chuông mà Nam Cao muốn cảnh báo đến những thành phần trong xã hộimuốn đổi đời bằng con đường bất chính, tha hóa Cuộc sống chỉ thực sự có ýnghĩa khi con người làm ra của cải vật chất bằng chính đôi bàn tay và khối óc,

bằng lao động chân chính Những nhân vật như Bá Kiến trong “Chí Phèo”, Nghị Hách “Giông Tố” hay Nghị Quế “Tắt Đèn”… Họ đã đánh mất con người của

mình từ lâu Với họ, ngoài đồng tiền, địa vị và quyền lực trên đời này không còn

gì đáng quan tâm cả

Trang 11

2.2.2 Làm mất tính người.

Các nhân vật đánh mất tình người phần nhiều do hoàn cảnh tác động Cuộcđời họ cứ vậy trôi chảy trong sự bất lực của bản thân, tác giả cũng xót xa nhìnnhân vật của mình cứ trượt dài trong quá trình đánh mất mình Hiện tượng biếnchất ở nhân vật Chí Phèo và hàng loạt những nhân vật khác như Binh Chức,Năm Thọ, Trương Rự… Đều do hoàn cảnh xô đẩy như một quy luật khôngcưỡng lại được

Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không

bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân Nhưngtrớ trêu thay, họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh Tác giả đã cho thấy áp lực củahoàn cảnh gây sức ép đẩy nhân vật vào cảnh ngộ bi đát Hầu hết, họ đều vùng vẫytrong sự bế tắc để chống lại hoàn cảnh như sự nghèo khổ, miếng cơm manh áo,cái tầmMái ấm gia đình là sợi dây vô hình ràng buộc con người sống vớinhau, có tình thương và trách nhiệm Dù hoàn cảnh sống có chật vật, khó khănnhưng mối quan hệ của các thành viên trong gia đình luôn tác động với nhauvươn lên trong cuộc sống Có đôi lúc, họ xem sự hiện diện của người khác làtrách nhiệm, là gánh nặng cho bản thân họ Dạng người mà Nam Cao miêu tả,hiện nay khá phổ biến trong xã hội Biết bao đứa trẻ bị bỏ rơi trong bệnh viện

khi vừa chào đời, người ta không còn nói riêng trẻ mồ côi mà nói chung “Trại

trẻ mồ côi” Hay những người già neo đơn, cơ nhỡ, họ không phải không có

người thân mà họ có cả một gia đình hẳn hoi, nhưng đã bị chính những ngườicon, những người cháu được họ nuôi dưỡng khôn lớn đã ném họ ra ngoài xã hộitrong tuổi già vì nhiều lí do khác nhau nhưng nhìn chung cũng chỉ vì đồng tiền và

sĩ diện Vì đồng tiền người ta đã tha hóa, đánh đổi tất cả, trước tiên là đánhmất bản thân Đánh mất những giá trị nhân bản, phá vở những truyền thống tốtđẹp Thông qua cái chết mòn về thể xác do nghèo đói, Nam Cao muốn nhấnmạnh đến cái chết về nhân tính đang diễn ra hàng ngày ở mọi nơi, mọi giới

Trang 12

trong xã hội Vẫn còn đó những con người bất hạnh, khổ sở, những thân phận tùtúng không lối thoát hay những con người đã mòn mỏi mưu sinh đến kiệt quệ.Một xã hội có giai cấp bóc lột, bị bóc lột, giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị.Những người bị tha hóa ở mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Những giá trị đạođức truyền thống không còn đủ sức mạnh để gìn giữ, bảo vệ các mối quan hệ Thìnay, nông thôn cũng bị thành thị hóa về đời sống tư tưởng Thì cái làng quê trongsáng tác của Nam Cao là cuộc sống bình thường nhưng đầy bất ổn, rạn vỡ khiđời sống con người đang băng hoại dần, tha hóa, biến chất Nó được biểu hiệnqua bộ mặt của bọn cường hào hoặc những viên quan phụ mẫu Chúng khôngphải là chỗ tin cậy, hay chỗ dựa của những người dân thấp cổ bé miệng, Nhữngcon người lam lũ, nhếch nhác không trông đợi được ở chúng sự công bằng Mà

họ luôn chịu những oan ức bất công trong sự chịu đựng, câm lặng và tuyệt vọngNếu cái đói diễn ra thường xuyên, dai dẳng và lan rộng thì hệ quả của nó là cáichết, mặc dù không phải tất cả cái đói đều dẫn tới cái chết Dù chết vì bệnh haychết vì no nhưng nhìn chung do cái đói gây ra Cái đói hủy hoại con người cảthể xác lẫn tinh thần, hủy hoại cả nhân tính, cứ nhìn vào cách nói của bà PhóThụ cũng có thể khẳng định đối với người làm thuê và người thân của họ bàchẳng thể hiện một chút cảm tình nào Nam Cao đã phơi bày sự thật về nhữngthực trạng đau lòng, những thảm cảnh của người nông dân không có ruộngcày, không có vườn tược Họ phải tính toán, xoay xở mọi cách để sống quangày như đi ở, đi làm thuê, cuốc vườn, vay nợ, chạy chợ, bán con, ăn xin, ănchực, lên rừng,… Tác giả cứ lật đi lật lại từng hoàn cảnh sống, từng khía cạnh tâmhồn của mỗi người Các hoàn cảnh điển hình đều có khả năng nhân rộng, khuấttán ra toàn xã hội, có tính phổ quát của đời sống nhân dân lũ, sống nhịn nhục,cam chịu sức ép từ nhiều phía Rõ ràng, các sáng tác của Nam Cao luôn có cácmặt tưởng chừng như trái ngược nhau mà thống nhất với nhau để làm rõ các khícạnh của vấn đề mà tác giả muốn đề cập Điều đó, ông giúp cho người đọc có

Trang 13

cái nhìn vừa khái quát, vừa chi tiết về sự phong phú trong các trang viết củaông Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về

bộ mặt nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Cái làng quê phía sau lũy tre làng

có vẻ yên lành ấy vẫn tồn tại rất nhiều mặt trái của con người Bởi thế, dù rấtthương yêu vợ và vợ rất chung thủy với mình Dù tha hóa ở các mức độ khácnhau, nhưng nhìn chung họ đều đánh mất tính người Dư âm của mỗi hoàn cảnhluôn để lại nỗi xót xa trong lòng người đọc Cái chết và tội lỗi luôn rình rập conngười, nếu họ yếu đuối sẽ dễ bị sa ngã, rơi vào con đường tù tội, tan nhà nátcửa Còn nếu họ tỉnh táo hơn thì họ lại chọn cái chết như một sự giải thoát haymang theo một niềm hy vọng nào đó gởi gắm lại cho những con người ở lại Cáctrang viết của Nam Cao như hồi chuông dài, rung, vang, lan rộng đến mọi ngườiđang im lìm, cam chịu, chờ chết Và cũng báo hiệu một xã hội đang thoái trào,đang chết mòn, chết mỏi trong sự bất lực của con người Với tư cánh là nhà vănhiện thực luôn quan tâm, bênh vực quyền sống của con người trong xã hội thựcdân phong kiến, Nam Cao không ngần ngại phơi bày trên các trang viết củamình về thực tiễn những gì đang diễn ra trong xã hội đương thời

2.2.3 Thay đổi các mối quan hệ:

Trong đó, các quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt Con người có quan hệvới những sự vật do họ tạo ra, với thế giới khách quan và những người khác

Do đó, con người soi thấy bản thân mình trong cái thế giới mà họ khám phá ra và

bắt đầu quan hệ với bản thân mình với tính cách là một con người (Có sự tự ý

thức) chỉ khi có quan hệ với người khác như với một cái gì giống bản thân mình.

Chính vì thế, một mặt giải thích bản chất xã hội của ý thức con người và mặtkhác giải thích sự cần

thiết phải nghiên cứu các quan hệ xã hội để nhận thức lịch sử và nhận thứcmối quan hệ giữa con người với con người

Trang 14

Mối quan hệ hợp tác làm ăn, chung sống, thể hiện rõ trong “Sống mòn” Thứ,

San, Oanh cùng sống chung một nhà, ăn chung một bàn, làm chung một chỗ, lúcđầu họ sống rất thân thiết, gắn bó Nhưng sự tha hóa của Oanh đã phá vỡ mốiquan hệ tốt đẹp vốn có của các thành viên trong nhà Thứ và San đứng về mộtphía đối trọng lại với Oanh từ suy nghĩ cho đến hành động đều thể hiện sự tươngphản, bất hòa Thông thường, mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi lợi ích của các bênđược đảm bảo Từ đó, có sự ràng buộc qua lại và tôn trọng lẫn nhau, đồng thờicần có nhau để cùng tồn tại và phát triển Đó là trường hợp lúc mới lập trường,Còn trong sáng tác của Nam Cao, ở đề tài này chỉ tìm hiểu quá trình tha hóa củacác nhân vật làm thay đổi các mối quan hệ Các mối quan hệ trong sáng tác củaNam Cao rất đa dạng như quan ra một thế lực đàn em như Binh Chức, Năm Thọ

và đặc biệt Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến … Nhưng họ đềuđều bị tầng lớp trên sử dụng như một con chốt trong kế hoạch gây áp giữa các phecánh Cho nên, Mối quan hệ sống còn của các phe phái địa chủ, cường hào, ác

bá luôn bộc lộ những âm mưu nham hiểm, thâm độc mà nạn nhân trực tiếp củachúng là đám dân lành thấp cổ bé họng Chúng đấu tranh với nhau rất âm thầm

mà gay gắt, kín đáo mà sôi nổi Tất cả nói lên bộ mặt tha hóa của giai cấp thốngtrị, mối quan hệ đó ngày nay vẫn tồn tại, vẫn diễn ra hằng ngày ở các cấp lãnhđạo, ở các cơ sở lao động sản xuất Nạn đâm chọc nhau, ép phe nhau, gây hấnnhau, âm thầm cấu kết nhau tạo thế lực, chạy chọt vận động hành lang… Để tạothế lực, sự ảnh hưởng, tiếng nói mạnh trong các vấn đề tranh chấp, bảo vệ quanđiểm, quyền lợi địa vị cá nhân và vây cánh thay vì chân thành góp ý phê bình,xây dựng, rút kinh nghiệm Một xã hội văn minh, tiến bộ khi mà các cấp lãnhđạo có quan điểm trong sáng, tất cả vì lợi ích của nhân dân, đấu tranh cho tậpthể tiên tiến đại diện cho dân, thẳng thắn góp ý xây dựng vì lợi ích chung Nhưthế, mục đích và âm mưu của bọn người tha hóa sẽ không tồn tại

Trang 15

Trong các quan hệ gia đình các thành viên tha hóa làm thay đổi các mốiquan hệ vốn được xem là vững vàng do được xây dựng trên nền tảng đạo đức,

sự ràng buộc của hôn nhân và tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng, con cái Lối sống

tự kỷ, ham muốn, đua đòi, vì bản thân mình gạt bỏ người thân, tình ruột thịt đó làbiểu hiện của xu hướng rất phổ biến trong xã hội đương thời Người ta có thể vìham muốn, thỏa mãn dục vọng của bản thân sẳn sàng bỏ cha, mẹ, vợ chồng, concái… Báo chí thường xuyên có những bài viết về con cái hất hủi cha mẹ khi giàyếu, bệnh tật hay hết nguồn khai thác, bòn rút tiền bạc Với tình yêu thương, cưumang của cha mẹ đối với con cái, lòng tôn kính, phụng thờ của con cái với cha

mẹ tạo nên sứ mạnh bên vững của mối quan hệ này Nếu cha mẹ đối xử bạcnhược đối với con cái cũng vi phạm đạo lí làm người, cha mẹ đã chấp nhận sinh

ra con cái, đó chính là khúc ruột của mình, mang nặng đẻ đau Còn nếu con cáiđối xử thậm tệ với cha mẹ cũng vi phạm đạo hiếu, công ơn sinh thành, dưỡng dục

đến ngày khôn lớn thành người Ca dao luôn nhắc nhỡ “Một lòng thờ mẹ kính cha,

cho tròn chữ hiếu mới là đạo con hay cơm cha áo mẹ chữ thầy, nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao” Nhưng thực tế đời cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhiều gia

đình trên dưới đảo lộn Miếng ăn và ham muốn tầm thường đã làm thay đổi cácmối quan hệ Bên cạnh những người cha hết lòng vì gia đình con cái đến hi sinh

cả tính mạng như lão Hạc, anh Chuột, anh Phúc Mặt khác có những conngười sống cho thỏa mãn bản thân, bỏ bê gia đình con cái, chạy theo nhữngham muốn tầm thường, phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp của gia đình Sự tha hóacủa họ làm thay đổi cuộc sống, đi ngược lại những giá trị đạo lý Cái nghịch lí

đó cho thấy các hạng người khác nhau trong xã hội, có người hi sinh bản thân

để giữ gìn mối quan hệ, đảm bảo sự sinh tồn, sống có trách nhiệm Có kẻ vì bảnthân, phá vỡ quan hệ, tìm kiếm sự tồn tại cho mình trên sự đau khổ của ngườikhác, vô trách nhiệm

Trang 16

Bên cạnh đó, còn có mối quan hệ giữa tầng lớp thống trị nông thôn như lýtưởng, cường hào với đám đông dân chúng, nói chung là mối quan hệ giữa tầnglớp thống trị và tầng lớp bị trị Chẳng hạn, ở cái làng Vũ Đại nhìn bề ngoài thì rấtyên ả nhưng bên trong thì các phe đối lập luôn gầm ghè với nhau như cánh BáKiến và Đội Tảo – những phe cánh thống trị, ngoài việc chúng mâu thuẩn vớinhau, thì mối quan hệ giữa chúng và đám đông dân chúng trong làng cũng

không hòa hợp “Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ

hả: xưa nay họ chỉ mới được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ Bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại nhà cụ Bá Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao.” Tất cả đều sợ sệt, yếu ớt, nhu

nhược Nói đúng hơn, họ là một tầng lao động cố nông, nhiều đời bị đè đầu cưỡi

cổ, không dám phản ứng lại Họ không phải là giai cấp, không có tổ chức chứclãnh đạo, nên chỉ sống lầm lủi từ đời này qua đời khác Còn các thế lực thốngtrị, cũng chẳng đại diện cho dân thế nhưng vẫn cứ dửng dưng tồn tại và cũng cốthế lực uy danh qua nhiều đời, đời nào cũng tha hóa, đời nào cũng mâu thuẩnvới dân Trong mối quan hệ này, phần thiệt luôn thuộc về tầng lớp thấp Liêntiếp những câu khẳng định với thái độ nghiêm túc, dõng dạc đầy quyết đoán Lúcnày là lúc tinh thần anh mạnh mẽ nhất, sáng suốt nhất với bản lĩnh quyết tâm cao

độ nhất Thế mà, thái độ của đám đông chỉ dừng Vì thế, chỉ khi Cách mạngtháng Tám nổ ra thì mối quan hệ đó mới bị phá vở Chúng bị lật đổ như quy luậttất yếu của lịch sử Ngoài ra, còn có mối quan hệ giữa các đôi trai gái dựa trêntình cảm yêu đương chân chính Họ mong muốn được sống bên nhau, nên vợnên chồng thành một gia đình hạnh phúc như bao gia đình khác Thế nhưng,hạnh phúc lứa đôi không phải một người mong muốn là được Trong các mốiquan hệ, Nam Cao miêu tả thì mối quan hệ giữa các đôi trai gái là khá phức tạp

và dễ thay đổi Bởi chúng không có cơ sở ràng buộc rõ ràng, nên sự phá vỡ cácmối quan hệ trên cũng không cần phải có lý do chính đáng Đặc biệt, cách cư xử

Trang 17

của các nhân vật bị phụ bạc vẫn thể hiện được tính nhân văn, cao thượng Họkhông hành xử một cách manh động hay trả thù cá nhân mà lại rất thấu tìnhđạt lý Hùng chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng người yêu mình ân ái với chàngtrai trẻ, anh chỉ âm thầm lặng lẽ rút lui Bởi anh là nhà văn, anh có cách cư xửcủa người trí thức Ở chương trên, khi trình bày các phương diện và hệ quả của sựtha hóa, luận văn chủ yếu tập trung vào một số phương diện và hệ quả mang tínhđạo đức, tư tưởng, hành vi và lối sống của các nhân vật Thật khó để liệt kê vàtrình bày hết các phương diện của sự tha hóa, nói đúng hơn còn rất nhiều phươngdiện khác, nên chương này chỉ nêu các phương diện ở mức khái quát của phạmtrù đạo đức và lấy đạo đức làm chuẩn để lựa chọn các phương diện của sự thahóa Về phần hệ quả của sự tha hóa, người viết chỉ trình bày theo hướng hậu quả

mà sự tha hóa đem lại Phần nhiều, các hệ quả dựa trên bản thân nhân vật và mốiquan hệ giữa các nhân vật với nhau Nhìn chung, chương này vẫn còn nhiều hạnchế khi đặt tiêu đề cho các luận điểm, diễn đạt con nặng nề, dông dài, đề cao tínhgiáo huấn, nhiều dẫn chứng chưa gọn, tiêu biểu Bởi vậy, vấn đề mà chươngnày nêu ra được là đi tìm những hiện tượng tiêu cực của nhân vật trong các trangviết của Nam Cao Cái tha hóa đó không chỉ nêu ra mà còn là sự cảnh tỉnh chomọi người

Trang 18

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SỰ THA HÓA TRONG SÁNG

TÁC CỦA NAM CAO TRƯỚC 1945

3.1 Miêu tả nhân vật:

Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người có tên tuổi, danh phậnnhư lão Hạc, Hộ, Chí Phèo… Cũng có những nhân vật không tên như bà cô thị

Nở (Chí Phèo), người bà (Một bữa no), người cha (Trẻ con không được ăn thịt

chó)… Trong thần thoại, nhân vật là các thần Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật

thông thường là những con vật như con cáo, con sói… Mang tính cách conngười Nhân vật trong sáng tác của Nam Cao rất phong phú, đa dạng cả về ngoạihình, tính cách, nội tâm, hành động, cử chỉ Một số nhân vật có những nét tươngđồng về tính cách, suy nghĩ như Thứ, Hộ, Điền… Phần lớn các nhân vật khácđều có những nét riêng, tiêu biểu cho sự đa dạng về các hạng người trong xã hội

Ngày đăng: 19/05/2014, 01:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w