Đi sâu khám phá điều này, người nghiên cứu có thể nhận ra những mảng màu phong phú trong bức tranh về nhân tâm, nhận ra vô vàn những tư tưởng, quan niệm sâu sắc của các nhà văn về con ng
Trang 1ĐỀ TÀI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI
Người viết: Thế Thị Thùy Dương
Hồ Thị Trà Thương
Tổ Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị
Trang 2MỞ ĐẦU
“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
(Nguyễn Minh Châu) Bởi vậy, từ bao giờ cho đến bây giờ, dù viết đề đề tài, hướng
đến chủ đề nào, phục vụ đối tượng nào đi chăng nữa thì trung tâm của trang viết, chủ
đích của người viết vẫn chính là con người Nhà văn, bên cạnh việc thể hiện quan niệm
về hiện thực đời sống luôn nhấn mạnh, khắc đậm quan niệm nghệ thuật về con người
Cuộc sống vô thường, vạn vật biến chuyển, xã hội đổi thay Con người luôn vận
động theo các chiều kích của vũ trụ Văn học nghệ thuật gắn kết chặt chẽ với con
người, cuộc sống Bởi vậy, sự phản ánh về con người, quan niệm nghệ thuật về con
người cũng vận động theo thời gian, không gian Đi sâu khám phá điều này, người
nghiên cứu có thể nhận ra những mảng màu phong phú trong bức tranh về nhân tâm,
nhận ra vô vàn những tư tưởng, quan niệm sâu sắc của các nhà văn về con người …
Trong những nhà văn hiện đại Việt Nam, Nguyễn Khải là một gương mặt tiêu
biểu Góp mặt trong hơn nửa thế kỷ, văn tài Nguyễn Khải đã để lại một số lượng sáng
tác không nhỏ, phản ánh một thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam Những câu
chuyện ấy tựa hồ một bức tranh sống động và phong phú về đất nước Việt Nam từ
trong khói lửa chiến tranh cho đến những ngày hòa bình, xây dựng Viết về những đề
tài ấy, ngòi bút của ông thường đi sâu phân tích, tái hiện lại một cách chân thực chân
dung đời sống cũng như tâm hồn, tư tưởng con người trước đổi thay của thời đại Vậy
nên, theo chúng tôi, tìm hiểu về Nguyễn Khải, việc nhận diện quan niệm nghệ thuật về
con người sẽ góp phần đắc lực khai phá những tác phẩm của ông
Chúng tôi muốn hệ thống hóa, phân lập những quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn học Việt Nam sau 1945, vẽ nên bức tranh mang tính tổng quát
Bước đầu đưa đến một tổng kết mang tính chất khái quát về quan niệm nghệ thuật
về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải qua các thời kỳ Qua đó, giúp cho người
đọc có cơ sở để hiểu sâu thêm các tác phẩm của nhà văn trong bối cảnh văn học Việt
Nam từ năm 1945 đến nay
Trang 3NỘI DUNG
pháp học
1.1 Khái niệm
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng
khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói
riêng và thời đại văn học nói chung Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ
thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí
tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của
mình” [8, 15] Như vậy, thông qua quan điểm nghệ thuật về con người, nhà văn thể
hiện rõ tư tưởng của mình về con người nói riêng và về cuộc sống nói chung Đồng
thời, đây cũng là một kênh tín hiệu quan trọng để người đọc có thể nắm bắt được
“tâm” và “tầm” của người cầm bút Cũng bàn về vấn đề này, các soạn giả cuốn Từ
điển Thuật ngữ văn học cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người “là hình thức bên
trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật,
nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành
thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật.” [2, 275] Cách
định nghĩa này mang tính thuật học, trừu tượng hơn nhưng vẫn nhấn mạnh quan niệm
nghệ thuật về con người có liên quan mật thiết đến tư tưởng, phong cách nghệ thuật
của nhà văn Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên
đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề Chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người một cách khái quát như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu
là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn.
Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo
của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.
1.2 Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa của quan niệm nghệ thuật con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận, thấu hiểu và miêu tả
con người trong văn học Nhưng các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch
sử, văn hóa Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý thức xã
hội khác Thời trung đại phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo
của Chúa Trời; từ thời Phục Hưng đến Khai Sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự nhiên; từ thế kỷ XIX thì xem con người là sản phẩm vừa của tự nhiên, vừa của
Trang 4xã hội Những hệ tương tưởng này có vai trò mang tính nền tảng trong việc vun đắp,
xây dựng quan niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người vừa mang tính khách thể vừa mang tính chủ
thể Mỗi thời kì văn học, mỗi nền văn học lại có những quan niệm nghệ thuật riêng,
chi phối, ảnh hưởng lớn đến người nghệ sĩ Bên cạnh đó, mỗi nhà văn, bằng nhãn quan
riêng, cá tính sáng tạo riêng cũng sẽ tạo nên những dấu ấn riêng trong quan niệm nghệ
thuật về con người Cùng sống trong một xã hội, một thời đại, chịu ảnh hưởng của
cùng một địa văn hóa, hệ tư tưởng nhưng mỗi nhà văn lại tạo cho mình một cách nhìn,
cách nghĩ, cách cảm riêng về con người Nó trở thành một đặc điểm quan trọng của
trang viết và đặc tính riêng của mỗi cây bút Chẳng hạn, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nam Cao so với
Vũ Trọng Phụng hoặc Nguyên Hồng
1.3 Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người
Giáo sư Trần Đình Sử khẳng định “Quan niệm nghệ thuật gắn liền với thế giới
quan, với quan điểm triết học, chính trị Nhưng nó có sự chuyển hóa từ quan niệm
chính trị, quan niệm triết học sang quan niệm nghệ thuật Quan niệm ấy gắn liền với
phương tiện nghệ thuật (…) Khi nhà văn thay đổi quan niệm nghệ thuật thì cũng thay
đổi luôn phương tiện Do đó muốn đổi mới nghệ thuật thơ ca trước hết phải đổi mới
quan niệm”.[8, 120] Vấn đề then chốt trong quá trình vận động, đổi mới văn học chính
là đổi mới quan niệm, mà nhất là quan niệm về con người Nó chính là cơ sở, nhân
tố chính yếu thúc đẩy sự vận động của nghệ thuật, thay đổi bản chất nội tại của hình
tượng nghệ thuật
Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người còn làm tái sinh những vấn đề đã
cũ mòn, làm cho văn học thay đổi căn bản Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các
đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến Vẫn là con người đã biết,
nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới bỗng trở nên
khác biệt, cho người đọc thêm nhiều suy tưởng
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân bản của trang viết Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư
tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về
con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu
của họ
Trang 5Bởi những ý nghĩa quan trọng nêu trên, việc tập trung nghiên cứu, khám phá quan niệm văn học trong các thời kì, giai đoạn văn học, đặc trưng quan niệm của từng nhà
văn trở thành một trong những vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết
2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học giai đoạn từ sau 1945
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 45- 75
Từ năm 1945 đến năm 1975, phát triển trong điều kiện chiến tranh, văn học nhìn
con người bằng cái nhìn lý tưởng, “lấy lịch sử làm điểm quy chiếu con người” Con
người xuất hiện trong giai đoạn văn học này chủ yếu là con người cộng đồng, con
người giai cấp, con người dân tộc Họ mang trong mình những lý tưởng lớn lao, những
lẽ sống cao đẹp hướng đến nhứng giá trị toàn thể
Nhận xét về các nhân vật trong sáng tác trước 1975 của Nguyễn Minh Châu, nhà
nghiên cứu Niculin (Nga) cho rằng: Nhân vật của Nguyễn Minh Châu luôn được “tắm
rửa sạch sẽ”, được “bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” Đó cũng có thể coi là
nhận xét chung về nhân vật của văn xuôi Việt Nam trước 1975, kiểu “nhân vật sử thi” Theo cách nói của Bakhtin, đó là con người luôn “khoác bộ áo xã hội”, luôn “trùng
khít với địa vị xã hội của mình”, “con người đơn giản, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo,
thánh thiện”… Bởi vậy không ngạc nhiên khi những nhân vật này được xây dựng theo
những công thức nhất định, có những nét rất gần nhau Đó là tinh thần vị quốc vong
thân, xả thân vì nghĩa lớn, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những người lính trong
sáng tác của Tố Hữu, những ngưới lính Tây Tiến, là tinh thần quyết liệt của chị Sứ, bà
mẹ Cà Xợi (Hòn đất – Anh Đức), sự cứng cỏi, kiên định và mạnh mẽ của Nguyệt
(Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu) … Đó là những con người đại diện cho
cả thế hệ quyết lên đường vì nghĩa lớn là Tnú (Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành),
Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Bằng cách nhìn nhận như vậy, nhà văn miêu tả nhân vật trong cảm hứng lãng mạn,
cảm hứng ngợi ca, thi vị hóa, tuyệt đối hóa vẻ đẹp của nhân vật
2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học sau 1975
Nhưng từ sau năm 1975, yêu cầu đổi mới văn học đòi hỏi nhà văn phải nhìn con người trong những mối quan hệ đời thường, đa đoan và đa sự, khám phá con người ở
khía cạnh đời tư bằng cặp mắt đa chiều và bằng cách viết đa thanh Trong bảng lược
đồ về quan niệm về con người có sự phân hóa rõ nét, sự đa dạng hóa những quan niệm
nghệ thuật khác nhau về con người
Trang 6Trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, có một hiện tượng đáng chú ý là: các nhà
văn với các tác phẩm ngược thời gian viết về đời sống riêng tư của từng cá nhân như là
tiếng nói tự nhận thức về bản thân Trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành (Nguyễn Minh Châu), nhân vật Quỳ nghĩ về những năm tháng ở Trường Sơn, về
người lính trong ý nghĩ của chị lúc đó: “Tôi thật ngu với những người đàn ông đáng
quý nhất trong số những người đáng quý ấy, tôi đã không coi họ là những người đang
sống giữa cuộc đời, mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân Tôi đã tìm cái tuyệt đối
không bao giờ có” [2, 152] Hiểu những giá trị có được của chính bản thân cũng có
nghĩa là mỗi người đang thực hiện hành động tự giải phóng Từ những chiêm nghiêm,
mỗi người hiểu thêm về bản thân mình, về người thân, về nhân dân: “Hoá ra cuộc
sống từ bao đời là như thế, con người là một sự kết tinh của những tinh hoa Hóa ra
thời nào cũng có những con người như anh ấy, tập trung trí tuệ và tài năng trác tuyệt
của nhân và mang trong lòng tất cả những khát vọng cháy bỏng của nhân dân”.
Những vấn đề lớn lao về lịch sử, dân tộc, đất nước, con người được nhìn nhận trong
tâm thế của từng cá nhân Tội ác chiến tranh được nhìn nhận qua thân phận đầy đớn
đau của những người phụ nữ (Bến không chồng – Dương Hướng), cuộc chiến được nhìn nhận với nhiều góc nhìn rộng mở (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh) …
Con người được nhìn nhận như một bản thể riêng biệt, chịu ảnh hưởng của hòan
cảnh nhưng không phải toàn bộ kết quả đều do hoàn cảnh Mỗi con người có những
yếu tố tự thân, góp phần quan trọng tạo thành số phận và thân phận Nhà văn Nguyễn
Minh Châu, người đi đầu trong phong trào đổi mới, thay máu văn nghệ đã chỉ rõ, một
trong những cội nguồn dẫn đến số phận con người chính là quan niệm, cách nhìn, cách
hành xử của họ Người đàn bà làng chài khổ một phần là do cuộc sống đẩy đưa nhưng
phần nhiều là do tính cách Sự cam chịu đầy tinh thần hi sinh, vị tha và có phần mù
quáng của một người mẹ, người vợ đẩy chị đến cảnh sống khốn khổ, khốn đốn Không
một cánh tay nào từ bên ngoài, dù là pháp lí hay chân lí thông thường có thể cứu vớt,
đổi thay cuộc sống của chị bởi mấu chốt của vấn đề đến từ bên trong, là dòng tâm tư
bản năng của một người phụ nữ
Xem con người là một cá thể độc lập, nhà văn trao cho nhân vật những sinh mạng
riêng, để nhân vật tự sống, tự phát triển, tự bộc lộ tính cách, tâm tư, tình cảm Nhà văn
trở thành người bạn đồng hành quan sát, ghi chép tiến trình bộc lộ, phát triển của nhân vật Trong quá trình đó, nhà văn nhấn mạnh quá trình dấn thân, tranh đấu với thế giới
và đặc biệt là tranh đấu với chính bản thân mình Sống với thời gian hai chiều (Vũ Tú
Nam) là sự tự phán xét của lương tâm trước hai chiều thời gian: quá khứ và hiện tại
Trang 7Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là con người trong sự đối diện với “tòa án lương
tâm” của chính mình
Mỗi con người là một cá thể phân lập nhưng không biệt lập Bởi ngoài tính chất
cá nhân đậm nét còn mang tính cộng đồng Các nhà văn thời kì đổi mới đề cao con
người cá nhân nhưng cũng không phủ định tính chất cộng đồng trong mỗi con người
Tuy nhiên, ở thời Đổi mới, khi miêu tả con người xã hội, nhà văn không chỉ hướng tới
thể hiện những sự kiện, biến cố xã hội, không còn bị gò theo tiêu chí phân tuyến thiện
- ác mà đã là những con người đa diện, phức tạp “đa đoan” Nhà văn đặt con người
trong những hoàn cảnh cụ thể, soi chiếu vào thế giới nội tâm để thấy con người trong
các mối quan hệ xã hội chằng chịt, trong sự chi phối nhiều chiều của hoàn cảnh Giang
Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu; Hoan, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ của
Ma Văn Kháng; Anh Khải trong Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải; Bối trong Ba
người khác của Tô Hoài… và nhiều nhân vật của văn xuôi đương đại đều được thể
hiện từ “tọa độ” mới đó
Bên cạnh tính chất xã hội, phần tự nhiên của con người cũng là một bình diện
quan trọng Văn xuôi đổi mới quan tâm nhiều đến con người tự nhiên, khám phá con người tự nhiên từ nhiều góc độ Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quan tâm đến con
người trong tính toàn vẹn của nó, khẳng định bản năng tự nhiên như một “lực sống”
của con người (theo cách diễn đạt của Freud), khiến con người hiện diện trong văn học
trọn vẹn và sống động hơn Nhà văn đi đầu trong việc miêu tả bản thể tự nhiên của con
người chính là Nguyễn Huy Thiệp Ở thập kỉ 80, nhà văn họ Nguyễn đã khiến văn đàn
dậy sóng với những trang viết tự nhiên hơn cả cuộc sống đời thường, khai mở, khám
phá những vấn đề bản thể của con người qua đó nêu lên những tính chất triết lí cô
đọng mà sâu sắc
Phần sâu nhất trong mỗi con người là con người tâm linh Ai cũng biết khoa học
cuối thế kỉ XX đã quay về phương Đông “đi tìm con người ở bên trong con người”
Không ít thành tựu đã thật sự làm chúng ta kinh ngạc Người ta nói nhiều tới thế giới
tiềm thức, vô thức, siêu thức trong tâm thức của con người Khám phá bí ẩn của tâm
linh là con đường hữu hiệu giúp nhà văn khám phá được chiều sâu vô tận bí ẩn trong
tâm hồn con người Con người tâm linh đã hiện diện khá phổ biến trong văn xuôi
đương đại, đặc biệt trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thiên thần sám hối của
Tạ Duy Anh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh… Người đọc cảm thấy ranh giới giữa những cái thực và hư, cái vô hình và hữu
hình trở nên nhạt mờ Vẻ đẹp ngoại diện của nhân vật có thể mang tính dự báo về thân
phận (Phương – Nỗi buồn chiến tranh), một câu nói của Dũng “ nóng quá, phải tắm
Trang 8một cái, kẻo chẳng bao giờ được tắm nữa” (Chim én bay) được Quy suy luận là “linh
cảm trước một điều gì” Nhân vật bị ám ảnh bởi những câu chuyện ma quỷ, hắc ám
(Bến không chồng), cũng có thể mang siêu năng có thể quan sát mọi chuyện từ trong
bụng mẹ (Thiên thần sám hối) … Nhà văn đi sâu vào giấc mơ của nhân vật bởi trong
“giấc mơ con người sống trong thế giới phi lý, huyền ảo không có thật nhưng cũng
chính từ đó mà bộc lộ ra cái phần tiềm thức ẩn khuất không dễ gì thấy được trong đời
thực”[3, 63] Trong Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn nhắc đến 39 lần Kiên mơ, trong có
14 lần khắc họa rõ nét tạo hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc cho tác phẩm Nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong Phiên chợ Giát dụng công khắc họa 2 giấc mơ của lão Khúng nhấn
mạnh nỗi ám ảnh của lão về việc bán con Khoang, nỗi đau của con người nhận thấy
mình cũng vừa là kẻ sát nhân vừa là một con vật tội nghiệp mắc kẹt trong những chiếc
tròng cổ oan nghiệt Nhà văn Nguyễn Bình Phương đi xa hơn, thâm nhập sâu vào cõi
vô thức của con người Nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thủy dường như chìm trong
“vùng mang huyền thoại” (Thụy Khuê) của máu và trăng, Hoàn gần như sống trong
mơ … Như vậy, các nhà văn đi sâu phản ánh con người tâm linh, sử dụng giấc mơ như
một hương thức phản ánh thực tại và bóc tách thế giới tâm hồn của con người, những
nỗi bất an, ám ảnh trong nhân tâm
Chính từ sự đổi mới cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới
nhân vật trong văn xuôi đương đại phong phú, gần gũi và giàu sức ám ảnh đối với
người đọc với nhiều kiểu loại nhân vật mới: nhân vật tự ý thức, nhân vật cô đơn, nhân
vật bi kịch, nhân vật tha hóa và bị tha hóa, nhân vật dị biệt – những dạng nhân vật
chưa từng hoặc rất ít xuất hiện trong văn xuôi trước 1975
Qua những tìm hiểu trên đây, có thể khẳng định rằng quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những vấn đề hàng đầu được nhiều nhà văn dụng tâm nghiên cứu
Quan niệm này thay đổi theo từng giai đoạn Trong giai đoạn 45 – 75, nhà văn quan niệm con người với tư cách là con người cộng đồng, dân tộc, con người anh hùng sử
thi được tuyệt đối hóa, thi vị hóa, đặt lên cao để ca ngợi, chiêm ngưỡng Nhân vật
trong văn học thời kỳ đổi mới đã được dân chủ hơn, nhà văn và nhân vật là “bạn đồng
trang lứa”, từ đó, nhà văn sẵn sàng chỉ ra tất cả những ưu điểm, khuyết điểm của nhân
vật mình, đặt nhân vật trong cái nhìn đa diện đa chiều, đi sâu khám phá các vỉa tầng
sâu kín, từ con người xã hội, tự nhiên, tâm linh … Đó là một bước tiến dài trong việc
thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của văn học thời kỳ đổi mới
3.1 Nguyễn Khải trong bản lược đồ văn học từ sau 1945
Trang 9Nguyễn Khải, tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải (3 tháng 12, 1930 - 15 tháng 1, 2008) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám 1945 Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết,
ký sự, kịch Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung
đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985), Thượng đế thì cười (2003)
Là một trong những cây bút xuất sắc trong văn học sau 1945, Nguyễn Khải
luôn thể hiện rõ quan điểm sáng tác của mình Trong hội nghị thành lập Hội nhà văn
Việt Nam năm 1957, Nguyễn Khải phát biểu: “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như
sau, là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử lòng người” Quan niệm này mang tính
quyết định đến phương hướng tiếp cận hiện thực của nhà văn, lấy trạng thái tâm lí, thế
giới bên trong của con người làm đối tượng khám phá, phản ánh để từ đó làm bật lên
bức tranh đa sắc màu của cuộc sống
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của
nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí
tỉnh táo Các sáng tác của ông khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng
cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã
hội–chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay
trước những biến động phức tạp của đời sống Ông đặc biệt nhấn mạnh, quan tâm đến
thế giới bên trong của con người
Nguyễn Khải không chỉ đóng góp cho văn học Việt một lối viết đầy tính triết
luận, biện luận sắc sảo, những khám phá độc đáo về những vấn đề muôn thuở mà còn
thể hiện những quan niệm mới mẻ về nghệ thuật, con người trong những sáng tác của
mình
3.2 Thời kỳ trước năm 1978
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Khải tự chi sáng tác của mình thành hai
giai đoạn: “ Trừ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách, từ 1078 đến nay theo một
cách khác” Ông đã tự phân đoạn thời kì sáng tác của mình, thể hiện những bước
đường đổi thay, sự đổi mới, đột phá toàn diện trong quá trình sáng tạo
3.1.1 Con người trong thực tiễn lao động, xây dựng quê hương
Nhiệt tình xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới từng là vấn đề trung tâm của văn
học trong suốt một thời kỳ văn học sau năm 1945 Trong niềm tự hào về nền độc lập
mới giành lại được, cả dân tộc hân hoan bắt tay vào xây dựng một đất nước mới
Tương lai tươi đẹp với sự no đủ, thân ái, hạnh phúc dường như đã nhìn thấy ở trước
Trang 10mắt Vậy cho nên, không lạ khi con người trong thực tiễn lao động, xây dựng quê
hương trở thành kiểu con người chủ yếu xuất hiện trong những sáng tác thời kỳ trước
đổi mới Trong âm hưởng sôi nổi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, các sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ này tập trung quanh một bối cảnh: những
nông trường sản xuất tập thể theo mô hình xã hội chủ nghĩa Nhà văn tin tưởng một
cách nhiệt thành khi lên nông trường Điện Biên, “ở mảnh đất mới ấy tôi sẽ tìm ra
những con người mới, sẽ viết được một tác phẩm rất mới, góp phần xây dựng một nền
văn học hoàn toàn mới” Nhân vật trung tâm trong những sáng tác của Nguyễn Khải
thời kỳ này là những con người “lý tưởng”, lấy lao động, lấy sự nghiệp của tập thể làm
lẽ sống của mình Nhà văn say sưa mô tả “những con người có thể hiểu biết hết thảy,
và có thể giải quyết những việc rắc rối, phức tập nhất bằng những biện pháp đơn giản,
không ai ngờ tới”
Đó là một Nông Ký Lâm nhân hậu trong Nguồn vui, luôn hết lòng vì công việc
chung Trong tâm hồn của Lâm, dường như có rất ít chỗ cho những nỗi niềm riêng Là
đội trưởng đội sản xuất, choán lấy toàn bộ tâm trí Lâm là những suy tư, kế hoạch hoạt
động cho cái nông trường rộng lớn mà anh phụ trách: “Mùa xuân sẽ trồng ngô, đến
tháng tư là bẻ bắp được, qua mùa nước lũ sang cuối thu thì gieo lạc…”, “mùa gặt thế
là sắp kết thúc, biết bao nhiêu kế hoạch được thảo ra với nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn
đã trở thành công việc của hôm qua Ngày mai đồng chí đội phó sẽ về mang theo
những kế hoạch mới, cùng với niềm vui và nỗi lo mới ”
Đó là Huân (Mùa lạc) – người chiến sĩ từng đi qua bao gian khổ của chiến tranh,
nay trở về góp sức mình xây dựng, sản xuất Huân lâng lâng vui sướng khi nhìn thấy
“màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của
ớt chín lấn dần lên các màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang” Trong lao động,
những vết thương trong tâm hồn con người từng cận kề cái chết, từng bị hành hạ bởi
những mất mát, gian khổ của chiến tranh ấy dần lành lặn Giờ đây, ở mảnh đất Hồng
Cúm chiến trường xưa, anh tìm thấy niềm hạnh phúc khi thấy đôi tay mình đã góp
công đưa “cuộc sống vĩ đại trở lại”, thấy “sức vóc của mình có thể thay đổi cuộc sống
nhiều đến thế” Mỗi chiều đi làm về, ngâm mình xuống dòng Nậm Rốm, anh an lòng
bởi giờ đây, “những mũi gai thép đâm, những vệt nứa cứa, những chấm đen ở lỗ chân
lông của bệnh sốt rét rừng, màu xanh của thiếu ăn và bệnh tật đều đã được những lớp
tế bào mới xóa mờ đi, thay thế”
Đó còn là Súy, người tổ trưởng tổ kiểm tra đường dây của đại đội thông tin
Không giống như Huân hay Lâm, công việc của những người như Súy đòi hỏi sự hi