1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945

124 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HẠT SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI TRƯỚC VÀ SAU 1975 LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HẠT

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI

TRƯỚC VÀ SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HẠT

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI

TRƯỚC VÀ SAU 1975

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: T.S NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Văn Nam, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo phòng Sau Đại học, các thầy cô trong khoa Văn học đã giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Và xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, luận văn của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Hạt

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan các

thông tin trích dẫn và sự giúp đỡ trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Hạt

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Đóng góp của khóa luận 8

8 Kết cấu của luận văn 8

NỘI DUNG 10

Chươ i” 10

i 10

i 10

1.1.2 Vai trò của khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người” trong việc tìm hiểu tác giả và tác phẩm văn học 12

1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Khải 15

1.2.1 Quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn khải 15

1.2.2 Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải 25

1.2.3 Cơ s biến đổi quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng 28 tác của Nguyễn Khải 28

Chương 2: Quá trình biến đổi quan niệm nghệ thuật về con ng 1975 qua những hình tượng điển hình 38

2.1 Con ng c 1975 38

2.1.1 Con người tích cực 39

Trang 6

2.1.2 Con người tiêu cực 48

2.1.3 Đặc điểm của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trong giai đoạn sáng tác trước 1975 53

2.2 Con ng 1975 55

2.2.1 Tiếp tục ca ngợi những con người lý tưởng 56

2.2.2 Con người lạc thời 60

2.2.3 Con người thế sự 64

2.2.4 Con người đẹp của đất Hà thành 67

2.2.5 Con người suy tư 71

2.2.6 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1975 74

Chương 3: Phương th 1975 77

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 77

3.1.1 Phác họa ngoại hình 77

3.1.2 Phân tích tâm lý và xây dựng tính cách 80

3.1.3 Tính điển hình của hình tượng nhân vật 83

88

88

92

97

3.3 Các đặc điểm về nhân vật người kể chuyện: 101

3.3.1 Nhân vật người kể chuyện là “Tôi” - ngôi một 101

3.3.2 Nhân vật người kể chuyện là “Hắn” - ngôi ba 104

3.3.3 Nhân vật người kể chuyện là Tôi mang tính tự truyện 108

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 7

xu hướng, một tác giả, một giai đoạn văn học chúng ta không thể không quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người Nó được coi là một tiêu chí đánh giá giá trị của tác phẩm cũng như “tài” và “tâm” của người cầm bút Song cũng phải thừa nhận rằng ở mỗi thời đại có một quan niệm nghệ thuật khác nhau và ở mỗi nhà văn lại có cách khai thác, thể hiện khác nhau về con người Lịch sử văn học nhân loại luôn luôn thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người và văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó Năm

1975 được coi là một dấu mốc quan trọng của lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng Cùng với sự chuyển mình của đất nước, văn học cũng có sự vận động, mà trước hết là sự vận động trong quan niệm nghệ thuật

về con người Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975” không chỉ cung cấp cho chúng ta một điểm tựa vững chắc để hiểu được nội dung tác phẩm mà còn mang lại những hình dung về tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Khải trong từng thời kì và trong cả sự nghiệp sáng tác

trưởng thành sau cách mạng tháng Tám

Những sáng tác của ông luôn bám sát vào từng bước đi của cuộc sống để phản ánh những vấn đề vừa mang tính thời sự

Trang 8

2

nóng hổi vừa có tầm khái quát rộng lớn Ông đi sâu vào tìm hiểu, phân tích để khám phá chiều sâu tư tưởng tinh thần của con người - cái đích hướng tới cuối cùng của văn học Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải là hành trình khám phá những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Các tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu những bước đi của cuộc sống hiện thực lịch sử mà còn là những trăn trở, tìm tòi của nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật

Trang 9

sự miêu tả của nhà văn là một trong những trung tâm điểm từ đấy tỏa ra các sợi dây, chi phối nghệ thuật của tác giả Là một tiêu điểm mà qua đó phong cách nhà văn đã được thể hiện một cách sáng rõ hơn bao giờ hết… và chính những nguyên tắc miêu tả con người ấy là chìa khóa để giúp ta hiểu được phương pháp sáng tạo của người nghệ sĩ

Vào những năm 90 của thế kỷ XX các công trình nghiên cứu của

M.Bakhtin như Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Những vấn đề thi pháp

Đôxtoiepxki ( 1993) đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam Theo Bakhtin:

“Mỗi một thể loại nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận lý giải về đời sống con người” [5, tr.7]

Ở Việt Nam, vấn đề “Quan niệm nghệ thuật về con người” nói riêng và thi pháp học nói chung được đề cập đến muộn hơn so với thế giới Đáng chú ý

là các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà… trong đó khái

quát hơn cả là cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Một số vấn đề thi pháp

học hiện đại, Thi pháp thơ Tố Hữu… đều ít nhiều đề cập đến vấn đề quan

nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Đình Sử.Tất cả các công trình ít nhiều đều khẳng định con người là trung tâm của văn học, đồng

Trang 10

tác phẩm văn học cụ thể như Xung đột, Mùa lạc, Cách mạng, Cha và con

và… Gặp gỡ cuối năm…thì có rất nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu về

Nguyễn Khải dưới góc độ phong cách nhà văn, đặc điểm ngòi bút nghệ thuật, đặc điểm nhân vật hay với tư cách là một tác gia của nền văn học hiện đại Cho đến nay đã có hơn 100 bài viết được công bố, trong đó 2/3 các công trình trực tiếp nghiên cứu về tác giả, tác phẩm; số còn lại tuy không trực tiếp đặt ra vấn đề nghiên cứu nhưng ít nhiều cũng đề cập đến Nguyễn Khải ở vấn

đề này hoặc vấn đề khác

Theo nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Nhà văn Việt Nam hiện đại đã

khẳng định: “Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ”, “một ngòi bút hiên thực tỉnh táo” Đó là một phong cách hiện thực sắc sảo luôn gắn liền với những cảm hứng lãng mạn cách mạng về ngày mai và theo năm tháng, càng ngày càng có sự chuyển biến Cũng theo nhà nghiên cứu phê bình này trên báo Văn nghệ 1969, ông đã khẳng định: Nhân vật của Nguyễn Khải mới có cái lõi của tính cách chứ chưa có đầy đủ tính đa dạng toàn vẹn của nhân vật ngoài đời

thực Còn Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Khải có

nhận xét: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng

Trang 11

5

chứng, một tài liệu tham khảo thực sự Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [18, tr.12] Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát

và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã mang đến cho bạn đọc những trang văn thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và con người thời đại

Trong Tuyển tập Nguyễn Khải (tập I) với nhan đề Nguyễn Khải trong sự

vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, Vương Trí Nhàn có viết: “Sự

gắn bó sâu sắc về đời sống chính trị của đất nước, niềm ao ước vô tận muốn nắm bắt cho được bao thay đổi trong cuộc sống cách mạng, cùng với đó là khả năng dựng lên một loại nhân vật mới đầy ý chí và khao khát cải biến xã hội một thời gian dài, đấy là những đặc điểm chủ yếu trong ngòi bút của

Nguyễn Khải” [18, tr.12] Còn trong công trình Phong cách văn xuôi Nguyễn

Khải nhà nghiên cứu Tuyết Nga đã giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện

và sâu sắc về phong cách cũng như các đóng góp của Nguyễn Khải trong văn học Việt Nam Tác giả tập trung tìm hiểu về ba phương diện chính trong các sáng tác của nhà văn là: quan điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực và con người; nội dung hiện thực; hình thức biểu hiện Đặc biệt, tác giả công trình nghiên cứu đã chỉ ra quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của Nguyễn Khải, đồng thời khẳng định đó là một “quan niệm nghệ thuật vận động và phát triển” Tuy nhiên trong bài viết người nghiên cứu chưa làm rõ sự vận động, phát triển đó như thế nào, biểu hiện cụ thể ra sao Mặc dù vậy nhưng nó vẫn là những gợi ý rất quan trọng cho chúng tôi triển khai đề tài của mình

Trong cuốn Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận, Lê Huy Bắc có

viết: “Tôi thấy Nguyễn Khải là người tiên phong trong việc đổi mới văn xuôi

từ hiện đại sang hậu hiện đại Dễ thấy điều này trong việc chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời thường” [3, tr.134] Cũng trong bài viết này ông viết: “Với Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo… cũng như các bàn phím văn chương khác, sẽ không có cái tôi trường cửu bất biến

Trang 12

6

mà chỉ là sự phân mảnh của cái tôi đó trong từng giai đoạn, từng khoảnh

ngòi bút của Nguyễn Khải trong đó phần nào cũng đã đả động đến sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải

trước và sau 1975

Ngoài ra phải kể tới một số bài viết về Nguyễn Khải trong Giáo trình

văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả) của Đoàn Trọng Huy, bài của

Bích Thu nhan đề Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại và dân tộc Hay bài viết của hai tác giả Nguyễn Thị Huệ và Đào Thủy Nguyên: Cảm nhận về

con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trong những nam gần đây (Tạp

chí diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 10, 1999), Thế giới nhân vật Nguyễn

Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích (Tạp chí Văn học số 11, 2001) và

một số bài viết về từng tác phẩm cụ thể của nhà văn Những công trình nghiên cứu này đã cho người đọc một hình dung khá cụ thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác cũng như giá trị các tác phẩm cùng phong cách độc đáo riêng của ông Hầu hết các tác phẩm khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam từ sau 1945

Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 Hầu hết các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc khai thác một vài khía cạch của tác phẩm và đã có một số ý kiến chỉ ra sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật, trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải, trên cơ sở đó luận văn này sẽ đi

sâu khai thác Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng

tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 Từ đó có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc,

toàn diện hơn về Nguyễn Khải trong sự vận động của tiến trình văn học

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề: Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người

trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 nhằm tìm ra những điểm

Trang 13

7

độc đáo mới mẻ, tiến bộ trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trước và sau 1975 Thông qua đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và trong tiến trình vận động của văn học dân tộc nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung tìm hiểu sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

nghệ thuật về con người trước và sau 1975 của Nguyễn Khải

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp lịch sử - xã hội

Sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ

sở thực tiễn của lịch sử - xã hội có ảnh hưởng tới văn học nói chung và các sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng Từ đó giúp người nghiên cứu thấy được

sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau năm 1975

6.2 Phương pháp loại hình

Trang 14

8

Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu phân biệt các tác phẩm sao cho đúng với quan niệm về con người của Nguyễn Khải ở mỗi một giai đoạn sáng tác

6.3 Phương pháp thi pháp học

Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải quan từng giai đoạn, qua cả chặng đường sáng tác

6.4 Phương pháp so sánh

Việc sử dụng phương pháp so sánh giúp người nghiên cứu có điều kiện

so sánh quan niệm nghệ thuật về con người trước và sau năm 1975 của Nguyễn Khải, đồng thời cũng cho thấy mối tương quan trong quan niệm của Nguyễn Khải với các tác giả khác cùng thời

6.5 Phương pháp thống kê phân loại

Sử dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu đánh giá tác phẩm trong một chỉnh thể để thấy được sự ổn định và vận động trong mỗi giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải trong mối tương quan với chặng đường sáng tác văn chương của nhà văn

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, thi pháp xã hội hoc nhằm giúp cho người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đề tài một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất

7 Đóng góp của khóa luận

Với việc tìm hiểu đề tài: Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 chúng tôi hi vọng có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn trong quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả ở mỗi giai đoạn văn học Từ đó có cách đánh giá toàn diện hơn về sự nghiệp văn chương cũng như tài năng, tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Khải

8 Kết cấu của luận văn

luận được triển khai trong 3 chương:

Trang 15

9 Chương 1:

1975 qua những hình tượng điển hình

1975

Trang 16

Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn

chương là một hướng tiếp cận của thi pháp học Dù miêu tả thần linh ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, thì văn học đều phản ánh con người

Không chỉ là đối tượng nhận thức, phản ánh của văn chương, con người còn là chủ thể sáng tạo Mặt thứ hai này tạo chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học Đồng thời cũng có đánh dấu tài năng của mỗi tác giả trong việc khám phá và thể hiện bản chất cuộc sống

Vì thế khi lý giải một hiện tượng văn học, người nghiên cứu đã đi lý giải vấn đề con người được thể hiện trong đó Song không phải là xem con người được thể hiện như thế nào mà quan trọng hơn là xem nhà văn đã quan niệm con người ra sao để qua đó cắt nghĩa, lý giải cuộc sống

Theo Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm nghệ thuật về con người là:

“Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó thể hiện đời sống với chiều sâu nào đó Là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở góc độ nào đó Để tái hiện đời sống con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời Tổng hợp tất cả điều đó tạo thành cái

mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để

Trang 17

11

khắc họa hình tượng của những con người có số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái nhìn tối đa trong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” [9, tr.273] Như vậy khái niệm này được xem như một phạm trù

lịch sử với tất cả sự phong phú và tinh tế

Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, tác giả Trần Đình Sử đề cập

đến quan niệm nghệ thuật về con người với tư cách là khái niệm trung tâm của thi pháp học Ông cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của

nó vào các miền khác nhau của đời sống” [25, tr.90]

Song có lẽ khái quát và đầy đủ nhất là ý kiến của nhà nghiên cứu Trần

Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 1981

Tác giả đã cho rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó”[24, tr.7] Nói khác đi, quan niệm nghệ thuật về con người là sự tổng hợp những phát hiện triết lý, tư tưởng riêng của nhà văn về cuộc sống và con người với khả năng và trình độ nắm bắt, sáng tạo, sử dụng các phương thức phương tiện chất liệu nghệ thuật của người nghệ sỹ, đảm bảo cho nó có khả năng hiện đời sống ở một chiều sâu nào đó

Như vậy từ những khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người trên đây vừa tìm hiểu sẽ tạo cơ sở lí luận khoa học cần thiết cho khóa luận đi sâu tìm hiểu khảo sát, nghiên cứu sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975

Trang 18

sẽ dẫn đến sự đổi mới trong văn học Và như vậy quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi, sự thay đổi đó cho thấy sự vận động, đổi mới, tiến

bộ của văn học nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật về con người cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, tạo ra hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật về con người trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, mà như

Vũ Tuấn Anh trong Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí văn học số 4

(1995) có nhận định: “Mỗi thời đại văn học, do nhiều yếu tố chính trị - xã hội

và do cả tầm vóc nhận thức của nó, cũng đưa ra một cách quan niệm, một kiểu tư duy nghệ thuật về hiện thực và con người nhằm chiếm lĩnh thực tại một cách hiệu quả” [1, tr.17]

Thời đại văn học mới bao giờ cũng ra đời cùng với những con người mới Một mặt sự vận động, chuyển biến của hiện thực đời sống làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người mới ấy làm cho văn học đổi mới Mặt khác, việc cắt nghĩa, thể hiện con người cũng tạo nên những biến đổi trong văn học “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu” Do đó sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng của sự vận động văn học Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học nhưng biểu hiện tập trung và trước hết là ở nhân vật Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một

Trang 19

13

quan điểm nhất định Tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một khái niệm Quan niệm nghệ thuật về con người bao quát rộng hơn khái niệm nhân vật Nhân vật chỉ là một trong những biểu hiện

cụ thể cá biệt của quan niệm nghệ thuật về con người Tuy vậy, muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ các biểu hiện lặp lại nhiều lần của nhân vật thông qua các yếu tố bền vững dùng để tạo nên chúng

Có thể khẳng định rằng quan niệm nghệ thuật về con người chính là chiều sâu nhân bản của một tác phẩm nghệ thuật, trong khi đó những cách tân nghệ thuật, những chất liệu nghệ thuật mới không phải là hệ quy chiếu quan trọng nhất để từ đó xác định sự vận động, đổi mới của nền văn học Bởi bên cạnh những dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ, thì quan niệm nghệ thuật về con người - xét về quy luật xã hội - là sản phẩm của lịch sử mang đặc trưng của văn hóa, tư tưởng của thời đại mà nó chịu sự quy định G.Fridlender khẳng định: Quan niệm con người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó phản ánh sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm luôn hướng con người vào mọi chiều sâu có thể, nó được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của một tác phẩm văn học Nguyễn Văn Siêu từ thế kỉ XX đã có nhận xét: Văn chương có hai loại đáng thờ và không đáng thờ Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú vào văn chương Loại đáng thờ luôn chuyên chú vào con người

Quan niệm nghệ thuật về con người là sự sáng tạo về chất trong cách cảm thụ và miêu tả đời sống của người nghệ sĩ Nếu như tư tưởng của tác phẩm chỉ tập trung thể hiện thái độ đối với cuộc sống thì quan niệm nghệ thuật cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện đời sống mang tính khuynh hướng khác nhau Quan niệm nghệ thuật về

Trang 20

14

con người không chỉ mang tính chất cung cấp điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu sự phát triển của văn học

Quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử,

xã hội, văn hóa tư tưởng mà còn mang dấu ấn sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện, độc đáo Quan niệm nghệ thuật về con người phản ánh tính chất tiến bộ, sâu sắc trong tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tạo Nghệ sĩ đích thực phải là người không ngừng tư duy một cách nghiêm túc về con người, cho con người nêu ra những tư tưởng mới để hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về con người Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn chính là quá trình thâm nhập sâu hơn vào tư duy nghệ thuật, thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ, từ đó tạo cơ sở vững chắc hơn trong việc đánh giá những đóng góp, những thành tựu nghệ thuật của họ Quan niệm nghệ thuật về con người còn đóng vai trò là yếu tố cơ bản, then chốt của chỉnh thể nghệ thuật bao gồm: Các phương thức phương tiện nghệ thuật biểu hiện tư tưởng và cảm hứng, trình độ nhận thức, chiếm lĩnh, cắt nghĩa, phản ánh thế giới và con người của tác giả Có nghĩa là quan niệm nghệ thuật về con người chi phối tính nhất quán và độc đáo của chỉnh thể đó Như vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong nghiên cứu các hiện tượng văn học không chỉ giúp ta thấy được dấu ấn độc đáo của chủ thể sáng tạo mà còn cung cấp cho chúng ta một góc nhìn để có thể lý giải một cách tương đối đúng đắn, toàn diện về các giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm Vì chỉ khi được đặt dưới ánh sáng của quan niệm nghệ thuật, các phương thức, phương tiện nghệ thuật, các dấu hiệu “bề nổi” của hình thức tác phẩm mới được bộc lộ hết ý nghĩa đích thực của chúng trong tư cách những sáng tạo độc đáo, không lặp lai ở người nghệ sĩ

Trang 21

15

1.2 Hành trình sáng tạo của Nguyễn Khải

1.2.1 Quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Nguyễn khải

Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 03/12/1930 tại

Hà Nội, mất ngày 15/01/2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh Cuộc đời Nguyễn Khải có nhiều thăng trầm với những éo le tủi nhục mà ông phải trải qua trong thời niên thiếu nó đã gieo mầm cho một nhà văn Nguyễn Khải - nhà văn với những nét độc đáo riêng không lẫn với bất cứ ai

Trước khi trở thành nhà văn, Nguyễn Khải đã từng cầm bút với tư cách là cán bộ tuyên huấn của tờ Dân quân Hưng Yên Cách mạng tháng Tám bùng nổ đem lại cho đất nước sự lột xác Với nhiều người, nói rằng cuộc cách mạng này

đã đem đến sự đổi đời có lẽ là hơi thái quá nhưng với Nguyễn Khải thì đó là sự thật không thể phủ nhận Tự bản thân nhà văn khi nhớ lại chặng đường đã qua, không ít lần ông tự hỏi mình - nếu không có cuộc cách mạng tháng Tám thì cuộc đời mình sẽ sao nhỉ? Với một người tự nhận mình là “kém tài” lại thêm chỗ đứng ban đầu thua kém thì khó có thể tự mình đẩy lên cao, vượt lên khỏi cái biển người thờ ơ, bất động kia Khi cậu thiếu niên Nguyễn Khải còn hoang mang chán nản đến cực độ thì cuộc cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến chống Pháp bùng nổ thì đối với Nguyễn Khải đó là một ân huệ Bởi trước

đó cậu bé Nguyễn Khải không có bất cứ quyền gì kể cả một chỗ đứng trong gia đình cũng không có, thậm chí còn là người mà ai cũng có thể làm nhục, thì cuộc kháng chiến đã mang lại cho Nguyễn Khải cái quyền - quyền tham gia kháng chiến mà không bị phân biệt bởi tuổi tác, sang hèn, học vấn hay nghề nghiệp Bản thân nhà văn cũng đã từng chiêm nghiệm - nếu không viết văn thì không biết bản thân mình có thể làm được gì Thế nên, nói văn là sự lựa chọn của Nguyễn Khải cũng đúng, mà hơn hết trên hết nó là cái “nghiệp” của một con người ấy Hầu hết những nhà văn lớn, những nhân cách lớn đều phải trải qua quãng đời tuổi trẻ đầy biến động Với Nguyễn Khải cũng vậy, một “tuổi

Trang 22

16

thơ dữ dội” ít nhiều cũng tạo nên trong Nguyễn Khải - con người nhút nhát an phận, một trái tim dễ xúc động Chính cái mềm yếu dễ xúc động ấy đã khiến Nguyễn Khải có sự cảm thông chân thành, đồng cảm với đời, với người Ngòi bút của ông dễ dàng tung hoành chỉ trên một vài chi tiết nhỏ, những câu chuyện lặt vặt xoay quanh những cảnh ngộ nào đó Mà ở đời này sự bất công, bất hạnh còn nhiều vô kể, thế nên “nguồn sống” để viết của tác giả cũng không bao giời hết Mang trong mình một trái tim bừng bừng sức sống và rực nóng tình người, Nguyễn Khải cứ thế bước trên con đường văn chương của mình

Có lẽ giống nhiều nhà văn khác đang loay hoay trên ngưỡng cửa lựa chọn lúc chập chững bước vào nghề, Nguyễn Khải đã viết để phục vụ cuộc

kháng chiến Tác phẩm Người con gái quang vinh viết về anh hùng Mạc Thị

Bưởi là tác phẩm được viết theo phong trào sáng tác tuyên dương, ngợi ca những người anh hùng dân tộc, phục vụ cho công tác tuyên huấn của Đảng

Có lẽ điều đó không phù hợp với cái tạng ưa thích khám phá những mảng hiện thực có tính vấn đề của Nguyễn Khải Chính vì thế mà ông đã thất bại ở tác phẩm đầu tiên Tác phẩm ấy như là một thanh âm mờ nhạt không được ai chú ý Với địa vị và trách nhiệm của một người đứng trong hàng ngũ của Đảng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn chiến đấu, Nguyễn Khải dần dần tìm được hướng đi cho mình Ông là một trong số những nhà văn sớm có

ý thức dùng văn chương để phục vụ cách mạng, góp phần làm cho cuộc sống,

xã hội và con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn Ông đã lựa chọn cho mình những nơi cuộc sống diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm nguồn để sáng tác văn học Và ông không chỉ tái hiện thực mà quan trọng hơn là ông phát hiện ra tính vấn đề của hiện thực, từ đó để nêu ra xem xét, đánh giá, suy ngẫm Chính Nguyễn Khải từng nói: “Tôi thích cái hôm nay, cái ngổn ngang, bộn bề” Chính điều đó đã tạo ra một khối lượng tác phẩm lần lượt nối tiếp nhau ra đời đánh dấu sự trưởng thành của một cây bút tài ba

Trang 23

17

Trong dòng chảy chung của dân tộc cùng với những biến cố của lịch sử

và văn đàn, giới cầm bút cũng có sự chuyển biến sâu sắc trong sáng tác từ những năm 70 Riêng Nguyễn Khải, khi nhìn nhận về những sáng tác của mình, trong buổi phỏng vấn trên báo Văn nghệ số ra ngày 16/02/1991 ông tự phân chia quá trình sáng tác của mình thành hai thời kì: “Từ 1955 - 1977, tôi sáng tác một cách Từ 1978 đến nay tôi sáng tác theo một cách khác”, hai thời

kì sáng tác trong suốt cả cả một đời văn, từ tiểu thuyết, kí sự, truyện ngắn đến tạp văn Giữa hai thời kì sáng tác người đọc vẫn thấy một sự thống nhất liên tục không hề bị ngắt quãng Trong Nguyễn Khải của ngày hôm nay ta vẫn bắt gặp Nguyễn Khải của ngày hôm qua với tất cả những nét duyên ngầm vốn có Mặc dù sự phân chia hành trình sáng tác của Nguyễn Khải được chính tác giả nêu lên như vậy, song khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải, người nghiên cứu vẫn lấy mốc thời gian phản ánh lớn nhất sự vận động của nền văn học dân tộc đó là mốc thời gian trước và sau 1975

Ở giai đoạn trước năm 1975, Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tạp văn, truyện vừa, … Bạn đọc biết đến ông với các

tác phẩm như Ra ngoài, Xung đột, Họ đã sống và chiến đấu, Hà Nội trong

mắt tôi … Với sự xuất hiện của Xung đột, Nguyễn Khải chính thức đánh dấu

sự có mặt của mình trong làng văn Việt Nam Lấy bối cảnh vào cuối năm

1956 tại một thôn công giáo, tác phẩm là những “ghi chép” của tác giả về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bộ đội ta và đội ngũ phản động đội lốt tôn giáo nổi lên tìm cách chống phá cách mạng ở một xóm đạo Ở đây, Nguyễn Khải

đã đi vào một mảng hiện thực rộng lớn, có sức khái quát cao - đó là nông thôn trên con đường cải tạo và xây dựng cuộc sống mới Vì thế, tác phẩm đã đặt ra một nhiệm vụ khám phá hiện thực vốn có đầy căng thẳng và mâu thuẫn và cũng có phần tương đối nhạy cảm ở một số vùng nông thôn lúc bấy giờ

Trang 24

18

Không chỉ dừng lại ở những mâu thuẫn bề nổi, tác phẩm còn phản ánh cuộc sống tinh thần ở nông thôn - nơi con người bị những kẻ lợi dụng tôn giáo làm cho mê muội, sống trong tấm màn mịt mùng, tăm tối nhẫn nhục chịu đựng Trong hoàn cảnh đó ánh sáng cách mạng đến với người dân thực sự khó khăn

Từ đó tác phẩm đặt ra vấn đề sâu xa hơn đó là giải phóng cuộc sống tinh thần cho con người, làm thế nào đưa ánh sáng của chân lí, của cách mạng đến cho

họ Chúa là người đã ngự trị hàng trăm năm nay trong cuộc sống của người dân miền biển xứ Hỗ Chúa khiến cho người dân sống trong chịu đựng, nhẫn nhục, sống theo thói quen, khép mình theo định kiến Cuộc sống của họ bị rêu lên, mốc lên, rỉn ra, như một vũng tù ngưng đọng, đóng váng Vì thế biến cố cách mạng, những cơn bão táp cách mạng, chính trị thời cuộc không hề khiến

họ quan tâm Dù rằng cách mạng thành công, quan hệ sản xuất mới cùng với một cuộc sống mới đã đến đôi lúc làm cho đức tin của họ bi lung lay nhưng rồi chính bản thân họ lại sợ sụp đổ, bởi đức tin đã đã làm chỗ dựa cho họ hơn nửa thế kỉ qua Vì thế mà mặt nước lại đóng váng, bèo lại nở và tất cả, tất cả lại như cũ Ngay cả những cán bộ Đảng và chính quyền nơi đây cũng chưa có

sự nhận thức đúng về tôn giáo Rõ ràng không thể hòa lẫn chân lý Đảng với với đạo lý của chúa, không thể tin yêu Đảng theo màu sắc tín ngưỡng của tôn giáo Cũng không thể vừa là người trung thành với cách mạng, vừa là một con chiên ngoan đạo bởi cái đức tin sẽ che lấp cả sự sáng suốt và tinh thần cảnh giác của người cán bộ cách mạng

Tiếp tục mạch tư tưởng đó Nguyễn Khải tìm đến một mảng hiện thực khác cũng mới mẻ và sôi động không kém - cuộc sống ở nông trường Điện Biên và Hợp tác xã tiên tiến ở miền Bắc Ở đó con người được sống trong môi trường hoàn toàn mới, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong một gia đình lớn, thế nhưng sẽ là chưa hoàn toàn tự do nếu vẫn còn những tư tưởng, thành kiến của đeo đẳng, ám ảnh Vì thế, vấn đề quan trọng không phải là đưa

Trang 25

của tình hình cách mạng Tập truyện ngắn Mùa lạc, các tác phẩm Tầm nhìn

xa, Người trở về, Hãy đi xa hơn nữa, Gia đình lớn, Chủ tịch huyện… đã bước

đầu xác lập cho Nguyễn Khải một chỗ đứng trên văn đàn

Bắt đầu từ sau 1965, Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vấn đề nổi bật lên trong tác phẩm của Nguyễn Khải thời

kì này là mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, là khả năng con người

có thể vượt ngoại cảnh để vươn lên theo xu hướng tiến bộ cách mạng Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt mọi giá trị được xác định ở mức độ chân thật nhất của nó Mỗi con người đều phải đấu tranh với bản thân một cách nghiêm khắc để vững lòng tin và thêm nghị lực chiến đấu

Với tư cách là một người chiến sĩ, Nguyễn Khải đã xông xáo đến những nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt nhất như ra Cồn Cỏ - nơi đầu sóng ngọn gió để

cho ra đời Họ đã sống và chiến đấu; đến với người chiến sĩ công binh trên huyết mạch Trường Sơn ông viết Đường trong mây; vào tuyến lửa Vĩnh Linh - nơi có

những con người ngày đêm xông pha vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra

Cồn Cỏ, ông có Ra đảo; tham gia chiến dịch đường 9 Nam Lào ông có Chiến Sĩ

và Tháng Ba ở Tây Nguyên được viết khi Nguyễn Khải tham gia chiến dịch giải

phóng miền Nam… Ở những tác phẩm này, Nguyễn Khải tập trung “lý giải những mâu thuẫn, từ những vấn đề tình cảm, tình yêu, tình đồng chí đến những vấn đề mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, dân chủ tập trung, bảo thủ và tiên tiến, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và hậu phương, tinh thần và

vũ khí, chống mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [20, tr.72]

Chiến sĩ lấy câu chuyện về một anh lính đi lạc đơn vị, lạc mất đồng đội

Mọi truyền thống, kỉ cương trước kia đều không còn nữa, người lính được

Trang 26

Nhìn một cách khái quát những tác phẩm viết trước năm 1975 của Nguyễn Khải đều tập trung khắc họa hình tượng người anh hùng cách mạng với tất cả sự sùng kính và lòng trìu mến Tuy nhiên, chính điều ấy đã khiến cho những sáng tác ấy vấp phải những hạn chế Đó là sự đơn giản hóa, một chiều tính cách và đôi khi hình tượng nhân vật được thể hiện thông qua lối minh họa đơn giản Sau này có dịp nhìn nhận lại những sáng tác giai đoạn này, Nguyễn Khải nhận xét rất thành thật: Tôi không thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều Tôi muốn nhân vật của mình lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhưng trong thời chiến, những lúc cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mình

không thể viết như thế được

Sau năm 1975, đất nước thống nhất kéo theo một loạt những thay đổi trong đời sống chính trị xã hội, mở ra một hướng đi mới cho đất nước cũng như trong đời sống văn học Ngay từ những năm 70 hướng đi mới, tìm tòi

Trang 27

21

mới đã bắt đầu manh nha Nguyễn Khải tạm gác mối quan tâm đến với mảng hiện thực lao động và chiến đấu ở miền Bắc để chuyển sang khai thác một hiện thực hoàn toàn mới: cuộc sống miền Nam sau giải phóng Thực tế cho thấy, dù miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất thì chưa hẳn đã là yên bình Những tàn dư của chế độ cũ vẫn còn ẩn chứa qua những kẻ phản động giấu mình., qua lớp người từng gắn bó với chế độ Sài Gòn cũ, thậm chí qua những tập quán, những thói quen sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để cuộc sống mới đến với người dân miền Nam Nguyễn Khải phát hiện những đấu tranh gay go quyết liệt, những trăn trở, những dằn vặt của họ trước sự lựa chọn của hai chế độ cũ

và mới Đó là cuộc đấu tranh trên bình diện tư tưởng, một chiến trường không khói súng, không thương vong nhưng cũng không ít đau đớn vật vã Để rồi cuối cùng thắng lợi của cách mạng, không chỉ là chiến thắng trên mặt trận quân sự mà cả trên mặt trận tư tưởng, nhận thức của con người Với những tìm tòi trăn trở không ngừng, Nguyễn Khải đã có những sáng tác có giá trị

trong thời gian này như: Cách mạng (kịch), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của

người, Cha và con, và…, Điều tra về một cái chết

phố vừa được giải phóng, bước vào cuộc sống mới với nhiều mặc cảm, ngỡ ngàng Dù hổ thẹn về quá khứ, dù còn đang phân vân trong hoàn cảnh bắt buộc những con người ấy phải lựa chọn một con đường đi cho mình Đó là những con người như chị Hoàng, như Huy, phần nào những còn luyến tiếc với những ảo ảnh của một thời vàng son Họ sống thu mình lại trong bốn bức tường của phòng ngủ, xoa mạt chược, uống Macsten và ăn đêm Họ là những cái “tử thi thối rữa mà chưa ai chịu chôn đi cho” [18, tr.145] Chủ đề lựa chọn của những người dưới chế độ Sài Gòn cũ trong vở kịch tiếp tục được triển

khai và giải quyết thấu đáo hơn trong Gặp gỡ cuối năm

Trang 28

22

Còn Thời gian của người, một tác phẩm đầy tính chất luận, lại đi theo

một hướng khác Ở đó Nguyễn Khải có dịp phát huy thế mạnh vốn có của một cây bút giàu tính triết lý Xoay quanh suy nghĩ hồi tưởng của bốn nhân vật về những quãng đời đã qua: chị Ba Huệ - cán bộ huyện, Quân - sĩ quan quân báo, bác Hai riềng - công nhân cao su, suy ngẫm: “Chúng ta đã có những năm tháng sống rất đẹp Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và còn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau Trong chúng ta người nào tiếp thu đầy đủ tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện nay đẻ mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu

hãnh” Bên cạnh đó, cũng với Cha và con, và…, Điều tra về một cái chết, tác phẩm cũng tiếp tục một vấn đề đặt ra ở Xung đột, đó là tôn giáo trong thống

nhất đất nước và hòa hợp dân tộc Lần này những hạn chế trước đó đến đây đã được ông khắc phục Một mặt, Nguyễn Khải nhìn thấy tôn giáo không chân chính - tôn giáo của những kẻ đội lốt tôn giáo để làm chính trị, đã phá hỏng cuộc sống và tâm hồn con người một cách ghê ghớm như thế nào Mặt khác ông cũng tỉnh táo nhận thức được vai trò tích cực của tôn giáo khi nó được trở

về với đúng nghĩa của nó Điều đó có nghĩa là tôn giáo không đối lập với cách mạng mà cách mạng và tôn giáo vẫn có thể hòa hợp, người chiến sĩ cách mạng có thể là con chiên ngoan đạo, một cha xứ vẫn có thể đóng góp tích cực cho cách mạng Như thế càng về sau, ngòi bút của Nguyễn Khải càng phát huy, bộc lộ rõ sự sắc sảo trong việc tái hiện hiện thực, con mắt của ông luôn phát hiện ra chỗ có “vấn đề” khi mà người khác chưa thấy Đồng thời qua những vấn đề đưa ra đó, chất chiêm nghiệm, triết lý lại được bộ lộ ngày càng đậm nét Cách đào sâu, lật xới vấn đề không chỉ trong một tác phẩm mà trở lại trong các tác phẩm khác, chứng tỏ ông luôn biết cách làm mới tác phẩm và làm mới chính mình

Thời kì này người đọc chứng kiến sự nở rộ về truyện ngắn, với sự ra đời

của hàng loạt các tác phẩm được in trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải

Trang 29

23

(2 tập) Và đặc biệt sau năm 1986, những thay đổi của cuộc sống nhờ chính sách mở cửa đã làm cho một loạt các vấn đề khác trong xã hội thay đổi Đời sống vật chất trở lên đầy đủ hơn, con người sống thoải mái hơn, đồng thời các giá trị trong đời sống cũng được xác lập lại… Xã hội trở lên đầy biến động với những cuộc “bể dâu” khôn lường Trước một hiện thực mới mẻ, một chính sách dân chủ tương đối mới mẻ, ngòi bút Nguyễn Khải có điều kiện thỏa sức vùng vẫy Thế giới nhân vật được mở rộng, thể loại sáng tác cũng được chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới Những bạn bè đồng nghiệp,

bà con họ hàng thân thuộc, những mảnh đất một thời ông đã đi qua nay trở lại với tác phẩm của ông Mỗi người với một số phận riêng đã giúp ông suy ngẫm thêm về cuộc đời với nhiều niềm xót xa thương cảm Đó là những người như bà Bơ - người đàn bà cũng con dòng cháu giống, hóa ra cả đời người lại phục vụ các cháu, về già mới có được một chút hạnh phúc riêng Đó

là bà Hiền người cô của tác giả trong truyện Một người Hà Nội, nếu nhìn qua

thì chỉ thấy bà là một người đàn bà rất bình thường, không có kì tích, chiến công gì đăc biệt Thế nhưng điều đáng để nói ở bà là giữa thời buổi biến động này bà vẫn giữa được lối sống, được danh dự, được sự thanh thản và một cốt

cách riêng của mình Việc Nguyễn Khải đã viết Gặp gỡ cuối năm, Khoảnh

khắc đang sống… mà giờ nhìn thấy ở bà Hiền như “một hạt bụi vàng” của Hà

Nội và mong mỏi “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng [34, tr.182], đã chứng tỏ ông khác đi nhiều lắm Đồng thời người ta cũng nhận thấy một sự đối thoại chất vấn giữa Nguyễn Khải giữa của hôm nay với Nguyễn Khải của hôm qua trong việc nhìn nhận và miêu tả cán bộ, những người cùng cảnh ngộ và tuổi tác với tác giả Trước đây trong các trang văn của Nguyễn Khải, họ luôn luôn là những nhân vật bừng bừng sức sống với ý chí và cảm xúc mạnh mẽ Vậy mà nay, các nhân vật ấy đều mất đi vẻ hiếu thắng vốn có Do tuổi tác ư? Điều đó cũng có thể, nhưng cái chính là do mỗi

Trang 30

24

người điều cảm thấy mình có một cuộc sống riêng Họ biết rằng việc đời đâu chỉ lúc nào cũng có công tác này, chiến dịch nọ mà họ còn có gia đình, người thân với những lo toan, tính toán riêng Đâu đó ta bắt gặp một người đàn bà hầu như cả một đời chỉ biết lo cho chồng, cho con, cúi mặt xuống để sống và

số phận không buông tha; rồi thì có người luôn sống biết điều, cả đời không

so với hôm qua, các nhân vật của Nguyễn Khải hôm nay có một sự lột xác hoàn toàn, nghĩa là định hướng về cuộc đời về từng người đã hoàn toàn thay đổi? Đúng ra cũng không hoàn toàn như vậy Những tưởng anh Dụ, chị Vách… sẽ khó lòng sống qua được những hờn tủi, thách thức mà cái thời gió bụi này ném vào mặt họ Nhưng may thay, qua ngòi bút của tác giả, ở họ vẫn tiềm tàng một một sức mạnh để rồi họ vẫn tha thiết sống với một cuộc sống dẻo dai, bền bỉ Vẫn là những con người luôn thích ứng với hoàn cảnh, chỉ có điều sự thích ứng này của họ hôm nay khác với hôm qua Cách nhìn đời, nhìn người của nhà văn, cũng thay đổi nhiều, cái sắc sảo có phần đanh đá kia dần thay bằng sự khoan hòa thắm thiết trong trang viết đầy yêu thương và cảm thông Cùng với đó tính chất hiện thực thay đổi, đời sống con người thay đổi khiến những thể loại dài hơi trở nên không còn phù hợp nữa Nguyễn Khải trở lại với thể loại truyện ngắn - một thể loại mà ở những ngày đầu cầm bút ông

đã thành công

Điều đáng chú ý ở thời kỳ này, Nguyễn Khải đã dành không ít trang viết

về Hà Nội, nơi ông đã sống và lớn lên một thời tuổi trẻ Đó có thể là nét đẹp trong con người nào đó trong gia đình Nguyễn Khải, đó có thể là nếp sống, nét ứng xử văn hóa mang giá trị nhân văn của đất kinh kì

Dù thế thì trước, sau người ta vẫn thấy ở Nguyễn Khải có sự thống nhất:

đó là một sự khao khát vô tận, muốn có mặt trong cuộc sống này Là niềm vui sướng mỗi khi được lắng nghe, được trò chuyện và được người đời khen - chê

Trang 31

25

1.2.2 Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải

Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật Thế giới nghệ thuật ấy dù có phong phú đa dạng thế nào vẫn có sự thống nhất Sự thống nhất trong thế giới nghệ thuật ấy chính là cái nhìn riêng, là cách cảm thụ riêng về đời sống cùng khả năng đáp ứng những nhu cầu tư tưởng, tình cảm cũng như thẩm mĩ của con người thời đại Sâu xa hơn nữa, đó chính là thế giới quan là tư tưởng nghệ thuật hay quan điểm nghệ thuật của nhà văn Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật riêng, đó là nét riêng độc đáo tạo nên diện mạo phong phú, đa dạng của văn chương Việt Nam Nguyễn Khải là nhà văn sớm định hình cho mình một quan điểm nghệ thuật và cũng nhanh chóng ổn định về phong cách Có thể nói ở Nguyễn Khải quan điểm nghệ thuật, quan niệm văn chương đã chi phối thực tiễn sáng tác và chi phối phong cách nghệ thuật của ông trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật

Nền văn học cách mạng ra đời, gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Suốt ba mươi năm chiến tranh, nền văn học cách mạng (1945 - 1975) đã thực hiện sứ mệnh lịch sử là phục vụ cách mạng, cổ

vũ chiến đấu Lý tưởng thiêng liêng của Đảng đòi hỏi: Nghệ thuật cũng có nhiệm vụ nhất định: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh Đây là đường lối văn nghệ phù hợp với yêu cầu của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Giai đoạn này văn học đề cao vai trò của cuộc kháng chiến, tinh thần giác ngộ cách mạng, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới quyết xả thân vì đất nước, vì nhân dân

Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn thuộc thế hệ người cầm bút đầu tiên được đón nhận những luồng gió mới từ lý tưởng thiêng liêng của Đảng Hơn nữa cuộc đời riêng của Nguyễn Khải cũng gắn với những biến cố lớn của lịch sử, của cách mạng Chính cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời ông, mang đến cho ông một cuộc sống mới, lý tưởng mới

Trang 32

26

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, như một sự gắn bó tự nhiên tất yếu, Nguyễn Khải đến với cách mạng và tự nguyện đứng trong hàng ngũ với tất cả sự sôi nổi, nhiệt tình của tuổi trẻ, muốn góp sức mình cho cuộc kháng chiến của dân tộc Nguyễn Khải là một người lính trước khi trở thành một nhà văn Ông sớm nắm bắt được đường lối văn nghệ của Đảng, bắt gặp lý tưởng cách mạng cũng phù hợp với nguyện vọng của bản thân, nên ông đã nhanh chóng nhận thấy nhiệm vụ của văn học là “vũ khí tư tưởng”, góp phần vào cuộc kháng chiến, góp phần xây dựng đất nước Ông cho rằng văn học “là một mảng của đời sống chung, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung Nó sẽ là của mọi người, của xã hội” [14, tr.41]

Ở đây Nguyễn Khải quan niệm văn học phải phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân Coi nội dung đó là vấn đề lớn lao của cách mạng, là sự nghiệp chung khiến nhân dân của nước quan tâm Ông khẳng định: “Chúng ta phải vì xã hội mà viết, chứ không phải vì cá nhân mình, chớ buông thả mình, phải đấu tranh, phải nghiêm khắc với bản thân mình rất nhiều”

Nguyễn Khải là nhà văn luôn đặt ý thức công dân lên trên ý thức người nghệ sĩ để hướng ngòi bút của mình tham gia phục vụ cách mạng Ý thức được sâu sắc chủ trương văn nghệ là “vũ khí” trên mặt trận văn hóa tư tưởng, Nguyễn Khải cho rằng: “Nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng, một nhà hoạt động

xã hội bằng phương tiện của mình, một nhà nhân đạo chủ nghĩa” Đây chính là quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” của Nguyễn Khải đáp ứng được nhiệm vụ của thời đại và dân tộc Ông luôn coi nội dung tư tưởng của tác phẩm phải là những vấn đề lớn lao của xã hội, của dân tộc và thời đại Nói tóm lại tác phẩm phải khái quát được bộ mặt tinh thần của dân tộc mình, của thời đại này

Nguyễn Khải là nhà văn có phong cách hiện thực tỉnh táo, với ngòi bút xông xáo và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Khải đã đi thẳng vào những

Trang 33

27

mâu thuẫn trong xã hội và những xung đột giằng xé trong tâm lý tình cảm của mỗi con người Ông đã phê phán không thương tiếc những mặt tiêu cực lạc hậu của xã hội và chân thành ca ngợi những biểu hiện tốt đẹp, vốn là bản chất của cuộc sống mới Nguyễn Khải tỏ ra sắc sảo, giàu tính chiến đấu khi đánh địch, khi phơi bày những tất cả những tội ác và thủ đoạn thâm độc của Đế quốc Mĩ, của bọn địa chủ và bọn phản động đội lốt tôn giáo

Nhiều người cho rằng Nguyễn Khải là cây bút hiện thực tỉnh táo nghiêng

về mặt trí tuệ vì ông đã vạch trần những mâu thuẫn còn rơi rớt lại trong một

bộ phận nhân dân và đã vạch trần những mâu thuẫn đó ra trước mắt bạn đọc, ông không tô hồng hiện thực lên mà ông để hiện thực khách quan hiện ra phức tạp, đa dạng như nó vốn có Dưới ngòi bút của Nguyễn Khải hiện thực hiện ra không đơn giản, phẳng lặng mà bề bộn, phức tạp

Qua Xung đột và Tầm nhìn xa ta thấy Nguyễn Khải là cây bút sắc sảo,

tỉnh táo khi đánh địch (bọn phản động đội lốt tôn giáo), sắc sảo trong việc mổ

xẻ mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân Ông đã nhận ra kiểu bóc lột tinh vi trở thành kĩ xảo của một số cán bộ lợi dụng chức quyền của mình Ngòi bút đầy tính chiến đấu của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, phê phán tư tưởng tham ô trong một số cán bộ lãnh đạo hợp tác xã mà

còn đề cao vai trò gương mẫu, vị trí chiến đấu của Đảng viên cộng sản Tầm

nhìn xa còn nêu lên vấn đề cần giải quyết đó là mối quan hệ giữa quyền lợi

của nhà nước và quyền lợi của tập thể hợp tác xã

Nhưng đến giai đoạn sau 1975 ngòi bút của Nguyễn Khải bỗng chốc trở nên xúc động và đằm thắm hơn khi nói đến đạo đức nhân nghĩa, nói đến giá trị truyền thống của dân tộc, của gia đình Trong cái nhìn đạo đức ấy, Nguyễn Khải lại đặc biệt đề cao gia phong, xem nó như một thứ tài sản quý giá, níu giữ con người trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống “Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp có phần truyền thống và danh dự

Trang 34

28

của dòng họ, có đạo đức của kẻ trên và nghĩa vụ của người dưới” Như vậy là, trong những năm gần đây “Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ tình cách mạng hơn và nói chung là nhân hậu và tin yêu con người hơn…” [7, tr.135] Từ cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt ông đã chuyển sang một cái nhìn đạo đức, một cái nhìn có chiều sâu lịch sử văn hóa

Sự chuyển biến về nghệ thuật theo hướng đi gần, đi sâu, đi sát với hiện thực đời sống là một đặc điểm của nền văn học cách mạng của chúng ta, là một xu thế chung đối với thế hệ nhà văn trưởng thành và bước ra từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Tuy nhiên, nếu như ở ngòi bút của các nhà văn khác, sự chuyển biến đó mang tính chất đột xuất, đứt đoạn thì ở Nguyễn Khải trước sau vẫn có tính liên tục, vẫn có nét riêng biệt Bởi lẽ, Nguyễn Khải

có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt, một đôi mắt nhìn đời, nhìn người sắc sảo, nghiêm ngặt và đặc biệt là có một trái tim không bao giờ nguội lạnh trước cuộc đời, hay nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh là do ông đã

“khoán chui tư tưởng” trước khi khoán tự do, khoán cả làng

áng tác của Nguyễn Khải

1.2.3.1 Sự biến đổi của xã hội và lịch sử

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng đất nước và tiếp tục công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Đến năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội Để phát triển một nền văn học tiên tiến, cách mạng và nhân dân, Đảng ta chủ trương đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế ở các vùng nông thôn để gần gũi với nhân dân và cuộc sống của họ hơn Nguyễn Khải là một trong số nhà văn

bị cuốn hút mạnh mẽ vào phong trào xã hội để phản ánh những vấn đề thời sự

Trang 35

chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta Họ đã sống và chiến đấu để đi

sâu khám phá cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng nổi bật lên là những tâm hồn đẹp của đội ngũ đông đảo những con người đẹp, những người anh hùng

Rồi Đường trên mây, tác phẩm đi sâu phản ánh những chiến sỹ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kỳ ác liệt ở Trường Sơn Hay với Chiến sỹ, Nguyễn

Khải đã ghi lại một cách chân thực hình ảnh những người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Ngòi bút ông thông minh sắc sảo, ấm cúng, đôn hậu, yêu thương Sau năm 1954, nhân dân miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Khải lại hăm hở hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước, ông có mặt trên những chuyến đi về với Điện Biên - nơi một thời oanh liệt ngày xưa để phản ánh hiện thực cuộc sống con người nơi đây

Như vậy, Nguyễn Khải sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước cảnh

xã hội trong thời kỳ vàng son mà oanh liệt Với tư cách là một nhà văn, một chiến sỹ cách mạng, trong thời gian này, Nguyễn Khải đã cho ra đời những

“thiên anh hùng ca” ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân và của dân tộc ta Mà chỉ miêu tả cái hiện thực đấu tranh thôi, “tự nó đã làm một thiên anh hùng ca cảm động nhất, giàu màu sắc lãng mạn nhất” Và chính cái lãng mạn ấy là khía cạnh tích cực của bản thân hiện thực, là đôi cánh của đất nước những năm 1945 - 1975

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa đến một chặng đường mới cho nền văn học Việt Nam Đã hơn 30

Trang 36

và không ít nhà văn rơi vào tình trạng bối rối, không có phương hướng sáng tác Ý thức nghệ thuật của một số đông nghệ sĩ và công chúng chưa chuyển biến kịp thời với hiện thực cuộc sống xã hội Đây là khoảng thời gian mà Nguyên Ngọc gọi là “khoảng chân không trong văn học” Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, những tìm tòi quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm với đời, những người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình Và Nguyễn Minh Châu là người “mở đường tinh anh và tài năng” đã đi được xa nhất ở thời kì này, với việc hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề thế sự

- đạo đức trong đời sống hằng ngày của con người Góp phần tạo chuyển biến theo hướng mới cuả văn học trong những năm này còn phải kể đến các sáng tác của Nguyễn Khải và nhiều cây bút khác như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Nguyễn Duy, Ý Nhi, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ Các tác giả của nền văn học hậu chiến này đã rút ngắn lại khoảng cách giữa văn học với đời sống, kéo văn học về gần với đời sống hơn

Đặc biệt, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kì mới cho đất nước vượt qua khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc Đường lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp tục theo đó là nghi quyết 05 của Bộ Chính

Trang 37

31

trị, cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện của giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đều thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học dân tộc, tạo ra thời kì đổi mới cho văn học dân tộc Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật Vào nửa cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đã phát triển mạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản

Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho

khuynh hướng này và trở thành sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 -

1987 Chiến tranh cũng đã được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ góc độ tác

động của nó đến đời sống, số phận và tính cách con người trong Cỏ lau và Mùa

trái cóc ở miền Nam, còn với Bảo Ninh thì Nỗi buồn chiến tranh đeo đẳng và

ám ảnh những thế hệ đã đi qua cuộc chiến đến hết cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày khủng hoảng xã hội qua việc thay đổi giá trị của lối sống

trong Tướng về hưu, Không có vua Còn Bến không chồng của Dương Hướng,

Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng lại là những bức tranh hiện thực nhiều mảng

tối về con người Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư

đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi sâu vào mọi khía cạnh trong đời sống, đi vào những góc khuất trong tư tưởng tình cảm của con người để làm nên một gian đoạn văn học gần gũi với cuộc sống mà Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn đó

Như vậy, qua việc khảo sát trên có thể nói lịch sử xã hội trước và sau năm 1975 là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi sâu sắc của văn học Là điều kiện đầu tiên giúp các nhà văn có cái nhìn riêng về cuộc sống và con người, về sự nhìn nhận, đánh giá về con người Và Nguyễn Khải một nhà văn tài năng của văn học dân tộc cũng là một trong số đó Ở mỗi một giai đoạn văn học khác nhau, mỗi điều kiện lịch sử xã hội khác nhau Nguyễn Khải đều

Trang 38

32

có những cảm quan và nhận thức khác nhau về con người Nếu như con người trước năm 1975 được Nguyễn Khải nhìn nhận ở tính giai cấp, cộng đồng thì sau năm 1975 Nguyễn Khải lại xem xét con người ở mặt đời tư thế sự Do đó,

có thể khẳng định rằng chính lịch sử xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải

1.2.3.2

Nguyễn Khải sinh ra trong một gia đình quan lại nghèo, đã sa sút ở Hà Nội, với thân phận là con của vợ lẽ - con thêm Tuổi thơ Nguyễn Khải trải qua nhiều phen khốn khổ, nhục nhã, sự ghẻ lạnh của gia đình, họ hàng thậm chí là

cả từ người cha ruột của mình Từ bé đến lúc 15 tuổi Nguyễn Khải không một lần dám nhìn thẳng vào mặt cha ngược lại lúc nào cũng sợ hãi như một kẻ có tội Nguồn gốc quan lại nhưng chỉ là quan tri huyện đã hết thời nên chẳng thể giúp gì cho cuộc sống túng quẫn của ba mẹ con ông thoát khỏi cảnh đói nghèo Ông đã phải sớm lăn lộn với đời để kiếm tiền nuôi mẹ và em Đến năm 17 tuổi, Nguyễn Khải cùng mẹ và em về thị xã Hưng Yên sống với gia đình và họ hàng bên ngoại Ở đây ông đã tham gia đội dân quân Hưng Yên Năm 1949, nhờ có bài viết cho tờ báo này nên ông đã chuyển lên làm phóng viên Đến năm 1956, ông chuyển hẳn về công tác tại sinh hoạt văn nghệ của Tổng cục chính trị (đến năm 1957 là Tạp chí Văn nghệ quân đội) Cuộc đời làm báo viết văn của Nguyễn Khải bắt đầu từ đó Nguyễn Khải bắt đầu con đường nghệ thuật của mình tương đối lặng lẽ và hình như không có gì đặc sắc Tuy nhiên ngòi bút Nguyễn Khải càng viết càng tỏ ra sắc sảo và say mê

Bắt đầu từ Xung đột ( 1957), tác phẩm gây được sự chú ý đầu tiên, rồi từ

đó ông tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm để khẳng định tên tuổi của mình

như: Mùa lạc (1960), Xung đột phần II (1962), Một chặng đường (1962), Hãy

đi xa hơn nữa (1963), Người trở về (1964), Họ sống và chiến đấu (1966), Hòa

Trang 39

33

vang (1967), Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970), Chủ tịch huyện

(1972), Chiến sĩ ( 1973), Tháng ba ở Tây Nguyên (1976), Cách mạng (1978),

Cha và con và…(1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người

(1985), Điều tra về một cái chết (1986), Vòng sóng đến vô cùng (1987), Một

cõi nhân gian bé tý (1989), Một người Hà Nội (1990), Sư chùa Thắm và ông đại tá về hưu (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995-2001), Truyện nghề (1999), Sống ở đời (2002), Thượng đế thì cười (2003)…

Trưởng thành và lớn lên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gắn bó mật thiết với những thăng trầm của lịch sử nên những gì bộn bề trong cuộc sống đều là chất liệu kiến tạo nên các tác phẩm của Nguyễn Khải, nó giúp Nguyễn Khải có cái nhìn riêng về thế giới cũng như về con người Với Nguyễn Khải, “hiện thực của ngày hôm nay” luôn là mối quan tâm trăn trở của ông: Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bộn bề bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ Bởi vì “ngày hôm nay” bao giờ cũng chứa đựng những điều mới mẻ và cùng những câu hỏi lớn

gây nhức nhối tâm can bạn đọc, là sự thách đố với các nhà văn Bởi vì

“Chuyện hôm nay, dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu cũng vẫn vui vì nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, đỏ hồng, chuyện đời mà, có thế này mà cũng có thế kia, đâu chỉ có một ngày duy nhất” [42, tr.198]

Với Nguyễn Khải, cuộc sống được nhìn từ cái “ngày hôm nay” nhưng không phải là ở trạng thái tĩnh tại mà luôn vận động, biến đổi Ở đó con người được đặt trong mối quan hệ quá khứ - hiện tại - tương lai; “miêu tả quá khứ để

có cách đánh giá thoả đáng với những vấn đề đã qua và góp phần với hiện tại” [42, tr.207] Xuất phát từ quan niệm đó, Nguyễn Khải đưa vào tác phẩm của mình hàng loạt các các sự kiện; cách nhìn về hôm qua, hôm nay, ngày mai

Đặc biệt trong những cuốn tiểu thuyết thời kì đổi mới như Gặp gỡ cuối năm,

Trang 40

34

Một cõi nhân gian bé tí thì quá khứ không chỉ giúp nhà văn hiểu rõ cuộc sống,

hiểu rõ bản chất con người mình mà còn biết chấp nhận thực tại, đón nhận tương lai còn mênh mông xa vời

Nguyễn Khải là nhà văn sớm có ý thức mạnh mẽ trong quan niệm nghệ thuật

về con người Ông không ngừng trăn trở, tìm tòi, khám phá thể hiện con người dưới nhiều góc độ khác nhau, bởi theo ông: “Con người không chỉ giới hạn trong

cơ cấu sinh lí, mà phải biết vươn lên cái tuyệt đối, cái vô biên, tức là con người ấy

niềm tin, lý trí và hi vọng để hành động và dám dũng cảm hành động”

Nếu như ở giai đoạn đầu - giai đoạn đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh, con người sống chết vì cái chung, những gì riêng tư đều bị bỏ quên, những mất mát ít được nhắc đến Văn học cũng nằm trong hoàn cảnh ấy Bức tranh giai đoạn này chủ yếu được phác họa với những mầu sáng Vì thế con người cũng được nhìn nhận theo hai tuyến rõ ràng: trắng - đen, tốt - xấu, và cảm hứng ngợi ca là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt giai đoạn văn học này Trong xu hướng đó thì các sáng tác của Nguyễn Khải cũng bám sát vào đời sống chính trị xã hội của đất nước, ông chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào khai thác những con người mới, những cuộc sống đang diễn ra, đang thay đổi từng ngày, từng giờ Những nhân vật như Huân, Đào (Mùa lạc), Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Biền (Tầm nhìn xa) là hiện thân cho lẽ sống cao đẹp Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp lý tưởng từ ngoại hình đến phẩm chất tính cách, hay những nhân vật như Huy, Vịnh, Thụ (Đường trong mây), Biền, Hòa (Ra đảo) được coi là đại diện của những thế hệ mới tham gia vào những biến cố vĩ đại của lịch sử, những mơ ước và hành động của những con người này được xem như những chuẩn mực đạo đức của thời cách mạng

Khi phản ánh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm

1954, ông miêu tả những số phận con người bất hạnh, nhỏ bé, những con người từng sống trong chế độ xã hội cũ, khẳng định khả năng vươn lên để ra

Ngày đăng: 04/09/2015, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, tạp chí văn học số 4.2. ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
10. Phạm Thị Hoà (2011), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nôi 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
Tác giả: Phạm Thị Hoà
Năm: 2011
11. Kiều Thu Huyền (2006), Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải
Tác giả: Kiều Thu Huyền
Năm: 2006
13. Nguyễn Khải (1999), Truyện nghề, NXB Hội Nhà văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện nghề
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: NXB Hội Nhà văn Hà Nội
Năm: 1999
17. Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu tuyển tập nguyễn Khải”, Nxb Văn học, Hà Nội.18 , (2002), i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời giới thiệu tuyển tập nguyễn Khải"”, Nxb Văn học, Hà Nội. 18 , (2002)
Tác giả: Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu tuyển tập nguyễn Khải”, Nxb Văn học, Hà Nội.18
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
21. Chu Nga (1997), Đặc điểm sáng tác Nguyễn Khải, cuốn Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (sau 1945), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đặc điểm sáng tác Nguyễn Khải", cuốn "Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (sau 1945)
Tác giả: Chu Nga
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1997
22. Trần Văn Phương (2001), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận án tiến sĩ ngữ văn, đại học sư phạm Hà Nội23 (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải
Tác giả: Trần Văn Phương
Năm: 2001
27. Bích Thu (1997), Nguyễn Khải: Một đời gắn bó với thời đại và dân tộc, Tạp chí Văn nghệ quân đội số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Khải: Một đời gắn bó với thời đại và dân tộc
Tác giả: Bích Thu
Năm: 1997
28. Ngô Thảo (1984), Viết cho hôm nay, Tạp chí Văn học quân đội số 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết cho hôm nay
Tác giả: Ngô Thảo
Năm: 1984
29. Ngô Thảo (1974), Người chiến sĩ trong Chiến sĩ, Tạp chí Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người chiến sĩ trong Chiến sĩ
Tác giả: Ngô Thảo
Năm: 1974
30. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tạp chí văn học số 6II. Tác phẩm chọn lọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện
Năm: 1990
35. Nguyễn Khải (1959), Xung đột, tập 1, Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột", tập "1
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1959
36. Nguyễn Khải (1961), Xung đột, tập 2, Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột, tập 2
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1961
37. Nguyễn Khải (1970), Đường trong mây, Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường trong mây
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1970
38. Nguyễn Khải (1970), Chủ tịch huyện, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch huyện
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
39. Nguyễn Khải (1986), Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết), Nxb. Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra về một cái chết
Tác giả: Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb. Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam
Năm: 1986
40. Tuyển tập Nguyễn Khải (1996), tâp II, Thời gian của người, Nxb. Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời gian của người
Tác giả: Tuyển tập Nguyễn Khải
Nhà XB: Nxb. Văn học Hà Nội
Năm: 1996
41. Nguyễn Khải - tiểu thuyết 2 (2004), Gặp gỡ cuối năm, Nxb. Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gặp gỡ cuối năm
Tác giả: Nguyễn Khải - tiểu thuyết 2
Nhà XB: Nxb. Văn học Hà Nội
Năm: 2004
42. Nguyễn Khải - tiểu thuyết 3, một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
12. Khrapchenkô.M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w