i
3.1.2 Phân tích tâm lý và xây dựng tính cách
Phân tích tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật là phương thức quan
trọng để nhà văn tái hiện tư tưởng con người bằng nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói rằng, ngòi bút của Nguyễn Khải tỏ ra tinh tường trong việc nắm bắt mổ xẻ, phân tích những hiện tượng tâm lý phức tạp, đa dạng, những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn con người chứ không hài lòng với việc miêu tả, khắc họa dáng vẻ bề ngoài. Chân dung của một con người đầy đủ không phải là chỉ là
81
đôi mắt, khuôn mặt, một cái nhìn, một cử chỉ, hành động mà đằng sau cái hình thức ấy là cả một thế giới, một đời sống nội tâm phức tạp với những suy tư thầm kín, những khát khao cháy bỏng về cuộc sống. Do đó, tâm lý và tính tính cách nhân vật luôn luôn được Nguyễn Khải chú ý khai thác và thể hiện nhưng Nguyễn Khải không chú ý miêu tả chân dung nhân vật mà để nó tự hiện lên qua một số chi tiết, có khi chỉ qua vài chi tiết quan sát được nhà văn đã làm bật lên cái “cốt lõi” của nhân vật.
Nguyễn Khải là người có kiến thức uyên thâm, có khả năng phân tích tâm lý nhân vật một cách sâu sắc và nhạy bén. Đi sâu vào mọi ngõ ngách
trong tâm hồn nhân vật là một thế mạnh của Nguyễn Khải. Trong Xung đột,
Nguyễn Khải đã khắc họa những biến đổi tinh vi trong tâm hồn nhân vật Tam trước khi ăn miếng thịt trâu. Vốn là người phụ trách công an xóm Thắng Lợi, rồi làm chủ nhiệm hợp tác xã, là cộng sự và là người bạn thân thiết của Môn sau khi Nhàn lên công tác huyện, còn Thụy đã coi Môn như kẻ thù. Tam giống Môn ở tính ngay thẳng, trung thực khao khát được đóng góp sức mình cho phong trào, nhưng trong lĩnh vực tình cảm Tam tỏ ra yếu đuối. Nghe Minh Gộc rủ đi đụng thịt trâu, anh vui vẻ nhận lời vì nhà anh lâu rồi không biết đến miếng thịt “đụng vài cân cho trẻ nó xởi lởi” nhưng sau đó cái nghi ngại vì ý nghĩ: “hay là trâu trốn thuế sát sinh hở ông tướng… sao họ mang ra rìa để thịt mổ nhỉ? Tớ nghi lắm”. Rồi lại tặc lưỡi: “trâu xã khác chứ có phải trâu xã mình đâu có phải trâu xã mình đâu mà lo”. Tuy vậy, cầm ba cân thịt trâu trở về mà Tam vẫn có tâm trạng như một kẻ trốn chạy. Khi biết rõ là đã mắc mưu của Minh Gộc “ngực Tam nặng trĩu như bị nghẹt thở… cảm như có nhiều mũi dao đâm sau gáy và toàn thân anh tê dại đi”. Tam bị sự hối hận, hổ thẹn cắn rứt, dày vò vì không thể thanh minh được chuyện ông phó chủ nhiệm đi đụng trâu giết bất hợp pháp. Anh tưởng tượng ra hàng trăm cặp mắt đang nhìn anh.
82
Như vậy, Nguyễn Khải đã xây dựng nhân vật Tam bằng cách mổ xẻ tâm lý dằn vặt của nhân vật, sự ngượng ngùng với bản thân mình và với mọi người. Qua đó tác giả muốn nêu ra một bài học: người cán bộ cần phải có bản lĩnh để vượt lên mọi thử thách. Không chỉ ở nhân vật Tam mà còn ở rất nhiều các nhân vật khác, Nguyễn Khải chỉ đặt ra các tình huống cho các nhân vật mà không có quá trình phân tích tâm lý một cách trọn vẹn. Có lẽ chính điểm này đã tạo nên một đặc điểm riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải. Ông phân tích tâm lý cốt để tìm hiểu tư tưởng, khám phá mọi diễn biến tâm lý đặc biệt là những khúc rẽ của tư tưởng.
Trong Mùa lạc, đoạn văn diễn tả phản ứng của Đào trước lá thư tỏ tình
của trung úy Dịu là những dòng phân tích tâm lý xuất sắc của Nguyễn Khải. Ở đó tâm trạng của Đào bị chẻ đôi, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất trên nền tảng nỗi đau bất hạnh và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. Ở người phụ nữ đầy mặc cảm này, lá thư kia ban đầu chỉ được coi là sự giễu cợt: “người ta coi thường chị đến thế ư?”. Nhà văn càng đúng khi để Đào sau đó gấp lá thư lại và “một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất cằn khô vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kì lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại mộng đầy nước chỉ định trào ra”. Đúng là những chấn động kì diệu của tâm hồn được nhà văn khai thác thể hiện một cách tinh tế. Lá thư của ông Dịu là một chi tiết nghệ thuật quan trọng để khơi gợi quá trình phát triển tâm lý ở Đào. Một mặt nó đánh thức vùng khát vọng ẩn kín trong tâm linh người phụ nữ, nỗi niềm yêu đau đáu đã giúp Đào vượt qua mạc cảm tủi hờn để mở lòng về phía hạnh phúc. Mặt khác, lá thư còn là phương tiện “cải tâm, cải mệnh”, đưa Đào đến những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Cô trở nên rụt rè, đằm thắm với những tiếng nói “dịu đi như hơi thở”, bao dung chan hòa với mọi người. Cuộc hành trình của Đào là cuộc hành trình từ tuyệt
83
vọng sang khát vọng, từ bất hạnh sang hạnh phúc, từ mặc cảm tủi hờn sang niềm vui, mà hành trình phát triển của tâm lý của Đào là hành trình phát triển logic, không miễn cưỡng.
Càng về giai đoạn sáng tác sau này, ngòi bút của Nguyễn Khải càng trở
nên hướng nội hơn. Trong cuốn tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, không chỉ có
anh Chương mà cả chị Hoàng, cả anh Quý họ đều là những trí thức không gặp thời, nói đúng hơn là sự lựa chọn của họ đã không đúng. Một phần cái không đúng đó vì họ ảo tưởng quá về mình. Và khi không được như ý muốn họ lại thường nổi khùng lên. Một người như bà Hoàng luôn nói nhiều, luôn có những chán chường vì vậy chị hay nổi khùng lên: “Nếu không cho giải trí bằng đánh bạc thì tôi biết làm gì cho qua ngày? Hay là đi biểu tình chống chính phủ? Bọn này mà ngồi không thì chỉ có cách là nghĩ cách chống lại các chị thôi. Cho chúng tôi đánh bạc còn tốt hơn để chúng tôi làm chính trị”. Rõ ràng những con người này có cái bất đắc chí nhưng không quá đau buồn. Họ vẫn tự mỉa mai mình để tìm đến những niềm vui trong cuộc đời. Đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Khải là ông để cho nhân vật của mình tự phân thân. Điều này giải thích vì sao nhân vật của Nguyễn Khải là những con người hay suy nghĩ và thường mổ xẻ mình. Ngay từ nhân vật Tuy Kiền trong
Tầm nhìn xa chúng ta đã thấy Tuy Kiền không phải hoàn toàn là một người nông dân. Người đọc còn thấy ở Tuy Kiền hình ảnh của một người trí thức biết suy nghĩ vẫn hay dằn vặt về những việc mình đang làm nhưng lại rất quyết đoán với công việc mình đã chọn. Hay nhân vật Quý vừa có đặc điểm của con người trí thức vừa có đặc điểm của con người viên chức. Sự lựa chọn của anh khi thì do dự con người này quyết định khi thì ngược lại.