i
3.3.3 Nhân vật người kể chuyện là Tôi mang tính tự truyện
Người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải có thể đứng ở nhiều tư thế, nhiều góc độ khác nhau. Dù là ở tư thế nào, địa vị nào, góc độ nào, dù
là nhân vật xưng Tôi hay xưng Hắn thì Người kể chuyện của Nguyễn Khải
cũng rất chân thành với những dòng kể mang tính chất tự thuật. Lúc này Người kể chuyện chính là tôi - tác giả
Trước năm năm 1975, để phản ánh công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, những sự kiện của việc cải cách ruộng đất, với sự ra
đời của Xung đột, Nguyễn Khải đã phản ánh tính chất căng thẳng, dữ dội,
quyết liệt thậm chí có thể là một mất, một còn của cuộc đấu tranh giai cấp ở một vùng đạo gốc thuộc một huyện ven biển tỉnh Nam Định. Người kể chuyện trong tác phẩm đã phản ánh một cách đúng đắn và toàn diện cái hiện thực chằng chịt mâu thuẫn ở nông thôn miền Bắc sau những sáo trộn của công cuộc cải cách ruộng đất. Những người cán bộ nhạy bén, quyết đoán, đủ sức đương đầu với các thế lực chống phá cách mạng lúc bấy giờ là Môn (chủ tịch xã), là Nhàn, Tụy và sau đó là Tùng. Họ là những người đáp ứng rất tốt các yêu cầu của cuộc đấu tranh chính trị lúc bấy giờ. Người kể chuyện đã ghi chép hiện thực đó bằng một khao khát đi tìm hiểu sự thật về lòng người.
Người kể chuyện trong Xung đột đã hòa mình trong mớ bùng nhùng của sự
kiện đẻ lặn ra cái sợi dây bí ẩn đã cột chặt người dân xứ Hỗ với nhà thờ, kể cả các cán bộ trung kiên nhất. Trong tác phẩm này, người kể chuyện đã đã linh cảm được là tận đáy sâu tâm hồn con người vẫn luôn ngự trị một niềm tin vào tôn giáo đích thực. Vì vậy vấn đề đặt ra trong tác phẩm là phải cải cách bằng mọi cách, phải “kéo họ từ đáy vực sâu thăm thẳm của sự ngu dốt, mê muội, đưa họ lên trên mặt đất để nhìn mọi vật dưới ánh sáng thực của ban ngày”, hay nói cách khác là cần phải giải phóng họ ra khỏi những mê muội tôn giáo, phục chế tâm hồn con người. Sự phát hiện của người kể chuyện về vấn đề con
109
người và đề xuất các biện pháp hữu hiệu để phục chế tâm hồn con người không chỉ là vấn đề thời sự nhức nhối đặt ra ở một vùng nông thôn công giáo mà là vấn đề nhức nhối trong xã hội đang diễn ra lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đặt ra vấn đề phụ như vấn đề đoàn kết trong bộ máy lãnh đạo, sự suy thoái của một bộ phận đảng viên, những biểu hiện của tư tưởng công thần…. Nhân vật người kể chuyện đã giới thiệu nhân vật Môn là người “được đào tạo luyện thuần thục trong đấu tranh giai cấp, tuy nhiên không phải trong bất cứ điều kiện nào anh cũng giữ được sự sáng suốt cần có. Những mối ghi vấn ấy cho thấy sự tiên cảm của về một cuộc sống chưa hề ngưng kết, tuy nhiên người kể chuyện vẫn chưa thể đưa ra “một kết luận dứt khoát” được. Bên cạnh đó trong tác phẩm này, người kể chuyện còn hướng tới một vấn đề đó là người cán bộ luôn phải đấu tranh không mệt mỏi để vượt lên chính mình, để thích ghi với hoàn cảnh mới.
Cũng viết về đề tài người lính nhưng người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai bị thu hút bởi các chiến sĩ không quân trẻ tuổi với tâm hồn trong sáng hướng về những tình cảm cao đẹp của một thời. Còn người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu lại “say mê tìm kiếm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người” thì người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải lại say sưa với những khám phá trí tuệ, tìm và cắt nghĩa về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mỗi người chiến sĩ.
Trong tác phẩm Chiến sĩ, người kể chuyện đã đi lật ngược vấn đề để xem xét
nó từ nhiều chiều, từ nhiều phía để cắt nghĩa, lý giải về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Để làm nổi bật được vấn đề ấy, Nguyễn Khải đã để người kể chuyện dựng lên hàng loạt chân dung tinh thần của các chiến sĩ trong các hoàn cảnh thử thách khác nhau để từ đó nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái chúng ta. Đồng thời qua đó người kể chuyện còn đưa ra vấn đề nữa đó là: “Khi cá nhân thuộc về tập thể không có nghĩa là cá
110
nhân bị hoà tan trong tập thể, chủ nghĩa anh hùng tập thể không thủ tiêu đi vai trò bản lĩnh của cá nhân nếu cá nhân ấy có niềm tin vào bản lĩnh của chính mình”. Đó là nhân vật Đang, là Thuỳ - Họ đã vượt lên trên những hi sinh mất mát của bản thân, không trở về hậu phương mà tiếp tục ở lại chiến trường âm thầm luyện tập để chiến đấu cùng đồng đội. Đó còn là Huy - xe trưởng xe tăng, đi trinh sát bị lạc vào một đơn vị bộ binh trở thành chiến sĩ vây ép. Trong hoàn cảnh ấy Huy có thể cứ việc đi tìm đơn vị của mình nhưng anh đã không làm việc đó. Anh đã tham gia chiến đấu như một chiến sĩ bộ binh thật sự và đến cuối tác phẩm anh lại bị lạc một lần nữa: Một mình lang thang trong rừng với vết thương khá nặng trên vai. Anh lâm vào hoàn cảnh cô độc thực sự. Đối mặt với những khó khăn vất vả anh có thể đầu hàng hoàn cảnh nhưng với tinh thần ý thức trách nhiệm của một người chiến sĩ anh đã lập lên một kì tích phi thường trong hoàn cảnh trớ trêu nhất. Rõ ràng ý thức cá nhân đã làm lên thắng lợi của tập thể - điều mà nhân vật người kể chuyện đã phát hiện và miêu tả thành công trong tác phẩm này.
Trong tác phẩm Đường trong mây, Ra đảo người kể chuyện đi tìm lời
giải đáp cho những vấn đề thuộc về đạo đức, lẽ sống, lối sống của con người trong hoàn cảnh chiến tranh. Đứng trước những thử thách gay go, quyết liệt trong đời sống hàng ngày mỗi cán bộ chiến sĩ phải xem xét một cách nghiêm khắc bản thân mình với cách mạng. Mỗi con người đều có một tiềm lực rất lớn, nó được nhân lên gấp bội khi chiến đấu cho một lý tưởng tốt đẹp. Có lẽ chính điều này đã tạo ra những hứng thú trí tuệ thẩm mỹ ở người đọc.
Có thể nói từ các nhân vật mang tính chiến đấu vì lý tưởng đến các nhân vật mang nặng ý thức hệ tôn giáo và gần đây nhất là nhân vật của cuộc sống đời thường đều thể hiện rõ con người Nguyễn Khải trong hành trình khám phá bền bỉ để thổi bùng lên ngọn gió chính trị xã hội một thời nay lại tìm về một cách trầm ngâm, sâu lắng với phương diện cá nhân, với những vấn đề thế
111
sự, nhân sinh. Sự vận động này giúp nhà văn lý giải về con người, cuộc sống một cách sâu sắc hơn. Và qua khảo sát chúng tôi thấy rằng yếu tố tự thuật trong những năm gần đây xuất hiện ở nhiều cây bút và với Nguyễn Khải nó
xuất hiện nhiều ở giai đoạn sau năm 1975. Trong cuộc hội thảo Đổi mới tư
duy tiểu thuyết (năm 2003) nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: Cùng với tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết tự thuât sẽ là thể loại được phát triển”. Phải chăng, Nguyễn Khải đã “khai hoang”, mở màn và thử nghiệm cho hướng đi ấy và ông đã thành công trong việc nhận diện chính bản thân từ đứa con tinh thần của mình.
Như vậy, dù người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Khải xuất hiện với tư cách nào đi chăng nữa thì nó cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các sự kiện, chi tiết, nhân vật, biến cố rời rạc, xâu chuỗi chúng thành một câu chuyện. Và người kể chuyện chính là người hàn gắn cho mạch truyện giúp người đọc hiểu hõ hơn, đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm nhân vật dễ dàng hơn giúp nhà văn Nguyễn Khải rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm của mình với bạn đọc. Đồng thời có thể khẳng định rằng nhân vật kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau năm 1975 có sự thay đổi. Sự thay đổi ấy bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đối với hiện thực và đối với con người mà sâu sa hơn nó chứng tỏ tài năng sáng tác của một cây bút tài hoa Nguyễn Khải.
112
1. Nguyễn Khải là nhà văn không ngừng tìm tòi khám phá cái mới, cái bí ẩn của đời sống con người, để văn học thực sự là “khoa học của lòng người”. Ông vẫn khiêm tốn tự cho cuộc đời mình chỉ là “một giọt nắng nhạt”, chỉ là cuộc đời viết văn của một công chức nhưng thực tế lại chứng minh Nguyễn Khải là một trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy không vào vị trí “người mở đường tinh anh” như Nguyễn Minh Châu nhưng với những đóng góp to lớn của mình, Nguyễn Khải xứng đáng là một trong những nhà văn tiên phong cho sự nghiệp đổi mới của nền văn học Việt Nam. Ở bất cứ giai đoạn sáng tác nào, Nguyễn Khải cũng luôn bám sát dòng chảy của cuộc sống, ngòi bút của ông luôn xuất hiện ở những nơi cuộc sống của con người có bước chuyển quan trọng, khi mảnh đất hiện thực còn ngổn ngang bộn bề để sáng tạo ra những tác phẩm vừa phản ánh kịp thời hiện thực lịch sử, vừa vươn tới những giá trị nghệ thuật lâu dài.
2. Trong phạm vi khóa luận chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975. Qua khảo sát hai chặng đường sáng tác trước và sau 1975 của nhà văn chúng ta thấy càng về sau quan niệm của ông về con người càng sâu, rộng và toàn diện hơn. Nhà văn không chỉ “nhìn thấy cái nửa mà ai cũng thấy” mà còn khám phá, lý giải được cái phần phức tạp, khó thấy bên trong con người. Cái nhìn về con người không còn đơn giản, một chiều mà là cái nhìn đa chiều đầy trăn trở, suy nghiệm, vận động theo hướng đi sát với cuộc đời, nhìn con người trong những vấn đề mang đậm tính triết lý nhân sinh và giàu giá trị nhân văn. Trước 1975, quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải có sự hòa hợp với văn chương thời đại khi ca ngợi những “con người mới”, những tập thể anh hùng, những con người tích cực, những con
113
người mang lý tưởng của cộng đồng. Nhà văn đã ca ngợi những con người mới, những con người tích cực và lên án phê phán những con người tiêu cực còn rơi rớt lại trong một bộ phận quần chúng lúc bấy giờ. Chúng ta tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong ngòi bút của ông với nhiều nhà văn cùng thời như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… Tuy nhiên, càng về sau quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải càng trở nên phong phú, góc cạnh, đa chiều với nhiều thay đổi, biến hóa. Con người trong sáng tác của ông ngoài những chiến sĩ cách mạng với những chiến công hiển hách oanh liệt, những con người lao động mới với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội còn có thêm những người già cô đơn lạc lõng, những con người bình thường nhưng giàu bản lĩnh, cốt cách…
Nếu như trước 1975 Nguyễn Khải đi khai thác con người tập thể, con
người cộng đồng, con người tích cực và con người tiêu cực thì sau 1975 nhà văn đã chuyển sang khai thác con người cá nhân, con người đời tư. Như vậy, Nguyễn Khải từ phương diện xã hội tìm về với phương diện cá nhân của đời tư con người. Sự vận động của cảm hướng sáng tạo từ sử thi sang đời tư thế sự đã giúp ngòi bút của nhà văn lý giải, phân tích con người một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Đặc biệt ý thức lý giải, phân tích con người về mặt tư tưởng, tinh thần đã giúp nhà văn đi sâu vào thế giới tinh thần của con người. Con người hiện lên là chủ thể của ý thức với những quan điểm, cách nhìn thế giới khác nhau. Nó không chỉ là con người của những sự kiện đang tồn tại bên ngoài mà còn là con người của tư duy, trong chiều sâu nhận thức. Nhà văn hướng ngòi bút đi sâu vào phân tích, mổ xẻ thế giới tinh thần của con người để làm rõ những chuyển biến và quá trình vận động phong phú, phức tạp của nó. Diễn biến đời sống tinh thần, tư tưởng thời đại, diện mạo bên trong của những lớp người trong xã hội đã được nhà văn khắc họa một cách sinh động
114
và hấp dẫn. Trong bức tranh hiện thực của nhà văn, chân dung con người ngày một đầy đặn, chân thực và sống động hơn.
3. Song hành với sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 là những tìm tòi, biến đổi trong nghệ thuật biểu hiện. Người đọc vẫn có thể tìm thấy những nét ổn định trong nghệ thuật trước và sau 1975 nhưng cũng dễ dàng nhận ra sự chuyển biến ngày càng hoàn thiện trong ngòi bút không ngừng tìm tòi, đổi mới của Nguyễn Khải. Trên cơ sở quan niệm nghệ thuật về con người ngày càng đi vào chiều sâu, nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn ngày càng đặc sắc, hướng vào khám phá “con người bên trong con người”. Nhà văn không chú trọng miêu tả hình dáng, cử chỉ bên ngoài mà đi sâu phân tích tâm lý nhân vật để làm rõ thế giới tinh thần đầy phức tạp của đời sống bên trong con người. Con người nội tâm với những giằng xé, bi kịch hoặc hài kịch được khắc họa đậm nét. Vì thế con người trong sáng tác của Nguyễn Khải hiện lên ngày càng chân thực, phong phú, đa dạng hơn. Và thực tế sáng tác cho thấy có những sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong nhân vật kể chuyện và việc sử dụng giọng điệu… đã giúp Nguyễn Khải thể hiện một cách sâu sắc quan niệm nghệ thuật của mình về con người.
4. Quá trình sáng tác của Nguyễn Khải khá dài, trải qua nhiều thời kì và quan niệm nghệ thuật về con người của ông cũng có nhiều thay đổi ngày càng trở nên sâu sắc và tòa diện hơn. Nhưng về cơ bản vẫn có nét nhất quán trong tư tưởng của mình. Ông thường xuyên bám sát vào dòng chảy của thời cuộc, đi vào chiều sâu của hiện thực và khám phá thế giới tinh thần, nội tâm phong phú, phức tạp của con người trong xã hội. Ngòi bút của Nguyễn Khải dù viết về đối tượng nào đi chăng nữa ông cũng đều cố gắng “gạn đục khơi trong” phát hiện và chắt chiu cái đẹp, cái đẹp có thể ở một trí tuệ, một bản lĩnh, một cốt cách, hoặc ở một lối sống, một hành động… Tất cả nhằm mang đến cho
115
người đọc những hiểu biết sâu sắc về con người và hướng con người vươn tới cái đẹp, cái trường tồn. Có thể nói gần hết cuộc đời Nguyễn Khải đã miệt mài trên con đường nghệ thuật để sáng tạo những giá trị văn học đích thực phục vụ đời sống, hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trong phạm vi của một khóa luận thật khó có thể nói cụ thể, toàn diện và sâu sắc sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau 1975 trong sự nghiệp sáng tác tương đối đồ sộ của một nhà văn lớn như Nguyễn Khải. Với khả năng hạn chế và còn nhiều khiếm khuyết trong luận văn này người viết mới chỉ dừng lại ở một số tác phẩm tiêu biểu ở cả hai thời kì sáng tác trước và sau 1975 để thấy r
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Nghiên cứu - lý luận - phê bình
1. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, tạp chí văn