Con người tích cực

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 45)

i

2.1.1 Con người tích cực

Trong sáng tác văn chương, kiểu nhân vật này vốn đã xuất hiện từ rất lâu đời. Tùy vào mỗi thời đại lịch sử, mỗi nhà văn khác nhau mà việc xây dựng nhân vật tích cực mang những khuynh hướng và sắc thái khác nhau. Riêng trong sáng tác của Nguyễn Khải loại nhân vật này xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt trong những tác phẩm sáng tác trước năm 1975.

40

Nằm trong mạch chảy chung của văn học dân tộc Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, sáng tác của Nguyễn Khải chịu sự chi phối sâu sắc của hoàn cảnh lịch sử. Nhằm đáp ứng nhu cầu của hai cuộc kháng chiến, văn học luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, Nguyễn Khải và hầu hết các nhà văn cùng thời lúc bấy giờ đều thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Vì thế mà trong các sáng tác của Nguyễn Khải trước 1975, xuất hiện phổ biến những “con người mới”, những con người luôn sống vì cộng đồng, hi sinh hết thảy cho lợi ích của cộng đồng, quên đi quyền lợi và lợi ích của cá nhân. Có thể

thấy rõ điều này qua nhân vật Biền trong Tầm nhìn xa, Nam trong Hãy đi xa

hơn nữa, Lâm trong Nguồn vui … Phần lớn các nhân vật vừa nêu đều là những chiến sĩ năm xưa, nay lại tích cực tham gia vào công việc xây dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa. Con người tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Khải thường ít hoạt động, chủ yếu là suy nghĩ và triết lí, biểu hiện qua các độc thoại nội tâm. Có thể nói Lâm, Biền, Cừ đều là những con người tiêu biểu cho xã hội mới mà nhà văn đang cố gắng khẳng định vai trò của họ trong quá trình kiến thiết, đắp xây cuộc sống mới. Những con người ấy luôn ấp ủ ý nghĩ: Phải làm sao cho cuộc sống này tốt đẹp hơn, xã hội này ngày càng nhân đạo hơn.

Trong tác phẩm Hãy đi xa hơn nữa là cảnh ấm cúng, hạnh phúc của một

mái ấm gia đình. Nhân vật Nam băn khoăn lo lắng đến sự xa rời tập thể và nhận thấy hạnh phúc gia đình lắm lúc là sợi dây ràng buộc nó trói sự vươn lên của con người: “Khi tôi chưa về sống hẳn ở đây, nhà tôi năng đi họp hơn, học văn hóa cũng đều hơn, quan tâm đến cái chung hơn (…) nhưng bây giờ chồng con ríu rít cả ngày, có đi đâu một lát cũng tiếc (…) ngày trước mỗi lần tôi về, nhà tôi thường kể lại nhiều những chuyện của đội sản xuất, những chuyện chung. Nhưng bây giờ mọi sự bàn bạc đều không vượt qua cái ngưỡng cửa, có vẻ chí thú quá, như rắp tâm làm giàu hay sao ấy (…) khi cuộc sống trong cái hạnh phúc bình thường thì càng muốn đầy đủ mãi, vun đắp mãi, không bao

41

giờ thấy vừa lòng, những tính nết xấu xa sẽ từ đó sinh sôi nảy nở, khó có thể ngăn lại được (…) sợi dây ràng buộc của gia đình là ghê gớm lắm, năm tháng qua đi, lúc đầu còn cựa quậy, nhưng lâu dần lại chính anh dần thắt lại, như con diều hâu ấy mà, không sao thoát ra được nữa” [34,tr.256]. Như vậy, chướng ngại vật ngăn cản con đường đi lên của mỗi cá nhân chính là những lợi ích riêng của gia đình nhỏ bé. Đó là ý nghĩa triết lý toát ra từ lời tự bạch của nhân vật Nam.

Đến tác phẩm Tầm nhìn xa, tư tưởng ấy của Nguyễn Khải lại được nâng

lên một bước nữa. nhân vật Biền đứng trước nong thịt trâu với ý muốn mua vài lạng cho con đã phải băn khoăn; “chỉ cần tôi nói với vào một câu: ông Lũng để cho tôi một cân nhé. Lập tức ông lão sẽ chọn một miếng ngon nhất đưa ra. Nhưng nhìn theo miếng thịt ấy sẽ có hàng trăm con mắt và sau đó là hàng trăm lời bàn tán xì xào. Miếng thịt không đáng là bao, cũng không cướp giật từ tay người nào nhưng có thể từ sau lúc tôi cầm cân thịt người ta sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác, nghe tôi nói với cái tai khác, nghĩ về tôi với những ý nghĩ khác”. Cái lợi ích cá nhân, dù là rất nhỏ bé nhưng qua sự phân tích của nhân vật Biền đã trở thành kẻ thù đáng kể đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những suy nghĩ ấy cho thấy anh là người sống vì tập thể, là mẫu người lí tưởng của thời đại mà nhà văn dành dụng công miêu tả trong tác phẩm này.

Đứa con nuôi là tác phẩm mà trong đó Nguyễn Khải đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về đời sống thông qua nhân vật Cừ. Ở truyện ngắn này, Cừ hiện lên với tư cách một chính trị viên nông trường giàu lí tưởng, phẩm chất hi sinh và lòng nhân ái. Vợ chồng anh đã giang tay cứu vớt cuộc đời bé Tấm. Anh cho rằng: “Ngoài tình bố con mà anh ấp ủ, anh còn thấy mình có trách nhiệm với một thế hệ đang lớn lên. Phải gây cho nó lòng tin yêu, có cách sống thẳng thắn, cở mở thì sau này nó mới trở thành một công dân tốt của một xã

42

hội hết sức mới mẻ (…) Phải chú ý đến trẻ con, phải giáo dục, cải tạo chúng phải làm cho chúng nó được sống trong bầu không khí trong trẻo của của chế độ xã hội mới. Như vậy, tư tưởng đề cao và ca ngợi con người sống có trách nhiệm, tình thương yêu đối với cộng đồng thêm một lần nữa được khẳng định. Sự quan tâm, trăn trở về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ của nhà văn (gửi gắm qua lời nhân vật Cừ) khiến ta vô cùng cảm động. Đó có lẽ không phải là vấn đề của một thời mà là vấn đề của mọi thời.

Bên cạnh cảm hứng miêu tả “con người mới” hy sinh mọi quyền lợi cá nhân vì cộng đồng như đã trình bày ở trên, đọc truyện Nguyễn Khải chúng tôi còn bắt gặp một mạch nguồn tư tưởng khác được nhà văn chú ý bộ lộ ở khá nhiều tác phẩm đó là: cuộc sống con người có thể được hồi sinh trong môi trường sống mới - môi trường xã hội chủ nghĩa. Trong những tác phẩm này, nhà văn đã chăm chú theo dõi quá trình đổi thay số phận của các nhân vật ở những vùng đất mới. Tiêu biểu trong số đó là Đào (Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi), Thoa (Chuyện người tổ trưởng máy kéo)…

Trong Mùa lạc, Đào là người phụ nữ từng nếm trải bao nỗi vất hạnh. Chị

đến Điện Biên mong tìm chỗ dừng chân sau bao tháng ngày bươn chải vất vả. Do mặc cảm về thân phận, chị sống tách mình, lúc nào cũng sẵn sàng tự vệ như một con nhím xù bộ lông đầy gai nhọn khi gặp nguy hiểm. Chị tỏ ra đáo để, chanh chua và tưởng như trong tâm hồn người đàn bà ấy không còn chỗ nào cho những khát vọng, những ấp ủ về hạnh phúc. Nhưng quá trình sống và làm việc giữa những người lao động, đặc biệt là sống giữa những người trẻ tuổi, tràn trề sức sống, sự tin yêu, chị lại “Bừng bừng thèm muốn có một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình chưa phải đã tắt hẳn, một cái gì

chưa rõ nét lắm. Nhưng nó đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua đã

qua cứ lấp lóe ở phía trước” và rồi ao ước thầm kín của chị đã thành hiện thực. Hạnh phúc giản dị của chị với anh Dịu như một dòng suối ngọt ngào

43

tắm mát tâm hồn chị khiến chị trở thành một người khác hẳn, một chi Đào vị tha và dịu dàng.

Đọc truyện ngắn Đứa con nuôi, nhân vật Tấm cũng thể hiện quá trình

thay đổi tính cách và số phận theo chiều hướng tích cực. Lúc đầu, Tấm lúc nào cũng sống trong trạng thái ngờ vực, mất niềm tin vào con người. Khi được vợ chồng anh Cừ cùng các cô chú trong nông trường cưu mang, em đã dần dần thay đổi. Như một cây non oằn oại, héo cằn nay nhận được sự chăm sóc, nâng niu bởi những bàn tay, tấm lòng nhân hậu, cô bé Tấm được hồi sinh như mầm cây đã xanh tươi trở lại, vui vẻ đón những tia nắng ấm của cuộc đời. Như vậy, trong tác phẩm của Nguyễn Khải, con người được chú ý khai thác ở phương diện đổi thay số phận, tìm thấy ý nghĩa đời sống và tìm thấy niềm vui, hạnh phúc khi gắn với môi trường, hoàn cảnh mới (môi trường tập thể) tích cực. Mục đích của Nguyễn Khải khi nói về những con người này là nhằm khẳng định cuộc sống mới, ca ngợi sự hòa hợp riêng chung. Và chính cái nhìn và sự lí giải về số phận nhân vật của nhà văn đã thể hiện giá trị nhân

đạo sâu sắc và nhiều ý nghĩa. Từ Mùa lạc đến Đứa con nuôi, Chuyện người tổ

trưởng tổ máy kéo, thế giới nhân vật đều được viết từ cảm hứng chung là lãng mạn phơi phới tin yêu. Những nhân vật như Chị Đào, chị Thoa, như Thi, bé Tấm là những con người xưa nay vẫn được văn học miêu tả khá sinh động. Họ đại diện cho một đại chúng thông minh nhanh nhẹn làm gì cũng được, khổ đến mấy cũng tìm ra niềm vui, vừa trải qua cái khổ đã thấy ngay niềm vui, trước hạnh phúc đơn sơ lại dễ tìm thấy niềm vui thực sự. Nếu như trong các tác phẩm của các nhà văn như Nguyên Hồng, Thạch Lam, nhân vật được

miêu tả như những bất công và tai họa thì trong văn học sau 1945 nhân vậtlại

được miêu tả trong vai trò của những chủ nhân chân chính của chế độ mới. Ở Nguyễn Khải cũng vậy, cái tài của nhà văn trong những truyện này là đã miêu tả những nét hồn nhiên trong sinh hoạt của con người với tất cả niềm say mê

44

có thể. Kể từ năm 1945, đây là lần đầu tiên quần chúng lao động được hưởng thành quả của chế độ mới, con người được bình yên ăn bát cơm trắng, mặc tấm áo lành, không còn chia ly xa cách, vì thế mà họ sung sướng và mãn nguyện. Dưới mắt họ, thực tế xung quanh như đang hồi sinh, ngay cả thiên nhiên cũng hiện lên đẹp, đầy sức sống. Với cái hăm hở của tuổi trẻ, ông sẵn sàng đẩy mọi thứ lên tới sự cực đoan mà cũng là những tổng kết có tính chất lý thuyết. Chẳng hạn, chỉ qua chút may mắn bước đầu mà Đào tìm thấy ở cuộc sống mới, người đọc đã bắt gặp những khái quát lớn lao: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có đường ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” [34, tr.36].

Chỉ cần so sánh một chút những cảm hứng chính về cuộc sống chi phối

ngòi bút Nguyễn Khải khi viết tập Mùa lạc (1950 - 1960) với những khái quát

đời sống toát ra qua nhiều thiên truyện ông viết, những năm cuối 1980, đầu 1990, sẽ thấy rất nhiều đặc biệt: một bên là tình yêu ban đầu, mạnh mẽ đầy nhiệt huyết và ồn ào của tuổi trẻ; một bên là những chiêm nghiệm thâm trầm sâu sắc của tuổi già. Một bên nói ào ào trong sự đam mê không tỉnh táo; một bên vừa nói vừa ngập ngừng chậm rãi, chỉ sợ mình sẽ khái quát sai một lần nữa. Tuy nhiên, phải thừa nhận những ý nghĩ về cuộc sống trong giai đoạn

Mùa lạc là thành thực, cái cảm hứng chủ đạo chi phối ngòi bút Nguyễn Khải lúc bấy giờ khiến ông viết ra như thế, không một chút giả tạo, không nói theo hay vay mượn của ai. Trong sự hồn nhiên của nó, khái quát kia xác nhận một tâm lý thịnh hành đương thời là người dân cảm thấy cuộc đời này khác hẳn ngày xưa, lịch sử như vừa được bắt đầu. Có điều nhà văn muốn tôn thờ cuộc sống, ông đặt niềm tin vào cuộc sống với tất cả những gì tự nhiên của nó.

Tất nhiên trong các thiên truyện viết về hợp tác, Nguyễn Khải không rơi vào việc miêu tả minh họa cho những bước đi của phong trào, mà ông đưa ra

45

bức tranh toàn cảnh nông thôn và dừng lại khá kĩ ở những rắc rối vừa hồn nhiên vừa buồn cười trong cuộc sống tập thể. Ông khéo léo vạch ra những nhố nhăng đáng cười và những cái xót xa thương cảm trong việc tính toán mang tính cách vụ lợi vốn có ở người nông dân. Tác giả không quên đặt vấn đề về nhân cách, về tầm nhìn, tầm suy nghĩ của con người. Đó là cách làm có sức thuyết phục của Nguyễn Khải giai đoạn ấy.

Đối với cuộc chiến đấu mà bao người đã đổ bao xương máu hi sinh, ngòi bút của Nguyễn Khải lại động viên theo sát kịp thời, chia sẻ và đọc ra từ đó những ý nghĩa lớn lao. Theo cách miêu tả của tác giả, cuộc kháng chiến chống Mỹ thường hiện ra với hai khuôn mặt: Nhìn đại thể, đó là guồng máy tổ chức hết sức chu đáo, cả những diễn biến phức tạp nhất của cuộc chiến dường như cũng được lường tính trước. Mặt khác, với tư cách của một nhà văn, ngòi bút Nguyễn Khải luôn luôn đặt ra những tình huống bất ngờ, và ngầm mách bảo chúng ta rằng đến với chiến tranh là cả một quá trình phát hiện đầy thú vị. Tuy nhiên, các nhân vật thời này, ngay cả những chiến sĩ, có phần được nhà văn thần thánh hóa. Thực ra thần thánh hóa nhân vật là một đặc điểm của văn chương Nguyễn Khải, nếu tiếp tục theo dõi ngòi bút của ông hẳn mọi người đều thấy ngòi bút của Nguyễn Khải tỏ ra hưng phấn cao độ khi miêu tả những đam mê vượt thoát của con người, để rồi mang lại cho hành động của những lời nói của họ một lớp sương khói siêu nhiên đầy quyến rũ.

Trong những sáng tác viết về đề tài người lính, Nguyễn Khải còn thể hiện quan niệm con người bất khả xâm phạm, luôn lạc quan yêu đời, luôn chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp mà quên đi những khó khăn thử thách, những lợi ích cá nhân của mình để hướng về Tổ quốc. Viết về những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, nhà văn ca ngợi những con người mang trong mình phẩm chất cao quý, biết vượt lên hoàn cảnh, vì lợi ích chung

46

trong mây đã quên đi nỗi đau mất người thân để tiếp tục chiến đấu. Nguyễn

Khải đã tái hiện hình ảnh những người chiến sĩ trong Đường trong mây ngày

đêm vật lội với những con đường ác liệt, hi sinh âm thầm để bảo vệ con đường huyết mạch nối liền tiền tuyến với địa phương. Những người chiến sĩ ấy có mặt trước khi trận đánh bắt đầu để mở đường, bắc cầu, xây dựng công sự, hầm pháo…; có mặt khi trận đánh diễn ra ác liệt nhất để đếm bom rơi, nghe bom nổ, xác định vị trí của những trái bom chưa nổ. Khi trận đánh kết thúc họ lại có mặt ở vị trí chiến đấu của mình là dò phá bom nổ chậm, sửa đường, chuẩn bị cho các đơn vị bước vào trận đánh mới. Cuộc sống của những người lính có hàng trăm nghìn những khó khăn vất vả “cả đời đi giày ướt, cả đời mặc quần áo ẩm” nhưng người chiến sĩ công binh vẫn luôn luôn lạc quan, yêu thương đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn vất vả để hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện khó khăn vất vả nhất. Những người chiến sĩ ấy luôn coi mình là một bộ phận không thể tách rời của tập thể, của cộng đồng. Vì thế mà nhân vật Thụ luôn cố gắng nhập cuộc với “ý thức phụ trách của một đảng viên cộng sản trước giai đoạn then chốt của lịch sử” và trở thành “một cán bộ bình thường nhưng anh đã thích ghi được với hoàn cảnh, đã sống và chiến đấu một cách xứng đáng, không có gì phải hổ thẹn với lương tâm, không có gì phải che mặt khi nghĩ tới những người đã khuất”.

Đó còn là hình ảnh những người lính quân đội nhân dân Việt Nam trong

tiểu thuyết Chiến sĩ. Dù mỗi người một số phận, một tính cách, một nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)