i
2.2.1 Tiếp tục ca ngợi những con người lý tưởng
Tiếp nối quan niệm sáng tác và nhìn nhận về con người của giai đoạn trước năm 1975 thì đến giai đoạn sau năm 1975, Nguyễn Khải vẫn nhìn nhận về con người trong mối quan hệ với xã hội. Nếu ở giai đoạn trước năm 1975 con người hiện lên còn phiến diện, đơn giản thì ở giai đoạn này Nguyễn Khải đã có sự nhìn nhận, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về những con người này trong trang văn của mình.
Do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử nên ở giai đoạn sau năm 1975, những con người cộng đồng, con người vì tập thể, con người yêu nước vẫn được Nguyễn Khải tập trung khắc hoạ và nhà văn đã có một độ lùi nhất định để nhìn nhận sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta cũng như về con người. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giúp nhà văn cắt nghĩa, lý giải thuyết phục hơn, chân thực hơn về đội ngũ những người chiến sĩ cách mạng. Họ không chỉ còn xuất hiện trong những trận đánh ác liệt nữa mà ngày hôm nay khi chiến tranh kết thúc họ xuất hiện ở giữa cuộc sống đời thường, nhưng nhà văn vẫn dành thái độ đề cao ca ngợi họ. Nhà văn không chỉ xây dựng họ như những người anh hùng mang vẻ đẹp của lý tưởng xã hội, của cộng đồng xã hội nữa mà còn xây dựng họ ở chiều sâu lý tưởng, chiều sâu tính cách. Ta
có thể bắt gặp những con người lý tưởng này trong các tác phẩm như Gặp gỡ
cuối năm, Thời gian của người,
Trong tác phẩm Thời gian của người, Nguyễn Khải đã xây dựng Quân -
một chiến sĩ tình báo kiên cường, dũng cảm, suốt ba mươi năm sống và chiến đấu trên một chiến trường đặc biệt “đồng đội thì ở rất xa, kẻ địch thì ở cùng phòng cùng nhà”. Suốt thời gian sống trong lòng địch, anh phải sống cuộc sống không còn được là chính mình mà phải “sống giả”, thậm chí anh phải chối bỏ những người thân yêu của mình ngoại trừ lòng yêu nước và lý tưởng mà anh đã lựa chọn. Anh nguyện hi sinh cả đời mình vì lý tưởng của dân tộc
57
góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước. Đặc biệt trong một lần khi người lãnh đạo cách mạng duy nhất trao nhiệm vụ cho anh bị bắt, anh mất liên lạc với đồng đội. Lúc đó anh sống trong vỏ bọc an toàn ở Mỹ, anh hoàn toàn có thể rời khỏi cuộc chiến tranh ác liệt bằng cách cứ sống ở Mỹ - sống cuộc đời còn lại cho riêng mình. Nhưng với ý thức sâu sắc về lý tưởng, về ý thức trách nhiệm của mình đối với dân tộc anh ngay lập tức đã về nước, nối liên lạc với cách mạng và tiếp tục cuộc chiến đấu âm thầm của mình. Khi chiến tranh kết thúc, với những chiến công hiển hách cho cách mạng anh được nghỉ ngơi, thụ hưởng cuộc sống nhưng anh vẫn tiếp tục hoạt động cùng các đồng đội của mình vì sự nghiệp của dân tộc. Không chỉ có Quân mà còn chị Ba Huệ - một chiến sĩ biệt động đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh nhưng cũng không ngại khó khăn, thử thách để tiếp tục cống hiến cho của dân tộc. Chị thà hi sinh tính mạng của mình chứ không chịu để mất niềm tin của quần chúng vào cách mạng. Khi chiến tranh kết thúc cũng như Quân, Ba Huệ cũng không nghỉ ngơi mà tiếp tục nhận nhiệm vụ lãnh đạo một huyện công giáo, để lo nỗi lo của nhân dân đó là lo cái buồn, cái no, cái đói, cái sống chết của những người dân. Đó còn là ông Hai Riềng - một người đã từng làm liên lạc trong kháng chiến, khi đã trên sáu chục tuổi vẫn từ bỏ vợ con ở thành phố để trở về đất cũ tiếp tục gắn bó với cây cao su vì trách nhiệm với ngày mai: “chết mà mang đi bí mật một đời khám phá là có tội với dân cao su lắm”. Cái “tội” mà ông nói đến ở đây là trách nhiệm với đời, với người, với sự phát triển của đất nước. Khi bị buộc chấm dứt mọi hoạt động ủng hộ mật trận giải phóng ông tự nguyện viết đơn xin thôi việc lên Sài Gòn bán sữa đậu lành và bán bánh bông lan. Đối với những con người suốt đời sống cho lý tưởng như chị Ba Huệ, Quân và ông Hai Riềng thì không có khó khăn nào khiến họ lùi bước.
58
Những con người lý tưởng của Nguyễn Khải giai đoạn này không chỉ là những người lính từng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc mà họ còn là những người trẻ tuổi, những thế hệ tương lai của đất nước mang trong mình truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước. Họ tự tin và chủ động tiếp nối
những truyền thống đó ở ngày hôm nay. Đó là Nghị trong Thời gian của
người, là Bình trong Gặp gỡ cuối năm. Họ là gương mặt điển hình của những con người mới, là thế hệ đủ mọi điều kiện để xây dựng Tổ quốc. Không thể không tin tưởng vào thế hệ mới, ngày hôm nay họ có thể chưa làm được nhiều điều như bậc cha chú họ muốn nhưng rồi họ sẽ làm được. Nói như nhân vật Bình là cứ để họ làm đi, họ sẽ làm được. Và ưu ái những người trẻ, Nguyễn Khải không quên thông cảm với những người già. Họ đã làm tốt nhiệm vụ mà thời đại giao cho và vẫn còn rất nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục cống hiến. Như ông Hai chẳng hạn, không làm việc có nghĩa là ông sẽ chết, không gần gũi với cây cao su khác nào ông sống mà như đã chết. Có thực sự đồng hành với cùng với những con người ấy mới có thể hiểu hết suy tư và tâm trạng của họ. Và trong một số tác phẩm Nguyễn Khải đã xây dựng được cặp đôi nhân vật già - trẻ là những con người mang lý tưởng cao đẹp của thời đại, tuy là hai thế hệ khác nhau nhưng giữa họ lại có điểm giống nhau hết lòng vì lý tưởng, vì đất nước vì nhân dân.
Có thể nói rằng sau năm 1975, Nguyễn Khải tiếp tục khám phá, thể hiện những con người mang lý tưởng cộng đồng bằng cái nhìn chân thực hơn, một lần nữa Nguyễn Khải đã cho ta thấy chân dung những con người có khát vọng sống đẹp, sống có ích cho cộng đồng và vị trí vai trò của họ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời cũng cho thấy ý thức của nhà văn về vai trò của cá nhân con người đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Qua việc khắc hoạ chân dung những con người lý tưởng của nhà văn đã cho ta thấy sự tiếp nối liền mạch trong các sáng tác
59
trước và sau 1975 và sùng bái những con người lớn lao, mạnh mẽ, khác thường. Tuy nhiên, càng về sau sáng tác của Nguyễn Khải càng cho thấy sự đổi mới của ông khi chuyển hướng quan sát, khám phá đến những con người bé nhỏ, bình dị, “tầm thường” trong cuộc sống.
Cùng viết về người con người mang lý tưởng cao đẹp nhưng ở mỗi giai đoạn trước và sau 1975 do tính chất thời đại khác nhau nên những con người mang lý tưởng cao đẹp cũng được Nguyễn Khải khai thác và thể hiện khác nhau. Điều đó cho thấy sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải trước và sau 1975 vừa có sự vận động vừa có tính liên tục theo chiều hướng tích cực. Nó chứng tỏ độ trưởng thành của một cây bút tài ba, độ chín chắn trong quan niệm về con người của một nhà văn từng trải với đời, với người. Từ những con người mang lý tưởng cao đẹp còn nặng về ý thức hệ trước năm 1975 đến những con người lý tưởng gắn với đời thường trong sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Khải đã cho ta thấy sự vận động từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư của nhà văn này. Điều này đã giúp nhà văn có những lý giải, cắt nghĩa hiện thực cuộc sống một cách đầy đủ hơn toàn diện hơn, đồng thời cũng đi sâu khai thác đời sống tâm hồn con người một cách tinh tế hơn. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “muốn hiểu con người thời đại với tất cả cái hay cái dở của họ, nhất là muốn tìm hiểu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Như vậy, tiếp nối quan niệm truyền thống trước 1975, trong các sáng tác sau 1975 Nguyễn Khải vẫn tiếp tục khám phá con người trên bình diện xã hội. Tuy nhiên, nếu ở các sáng tác trước, cái nhìn của nhà văn về con người và mối quan hệ của nó với xã hội còn phiến diện, đơn giản thì đến giai đoạn sau nhà văn đã có cái nhìn sâu sắc hơn toàn diện hơn. Con người xã hội lúc này không còn quá nặng nề yếu tố giai cấp, đấu tranh giai cấp, hay trách nhiệm với tập thể, con người hiện lên với tư cách cá nhân được xây dựng trong nhiều
60
mối quan hệ xã hội khác nữa. Nhà văn ngày càng đi sâu vào bình diện đạo đức thế sự cho thấy chiều sâu mới về con người. Viết về những con người của “ngày hôm nay”, Nguyễn Khải không chỉ nhấn mạnh vào những quan hệ bề ngoài mà đi sâu khám phá, lý giải phần chìm khuất trong nó nhằm mang đến cho độc giả nhân thức mới mẻ, đa chiều hơn về con người.