Phác họa ngoại hình

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 83)

i

3.1.1Phác họa ngoại hình

Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Khải rất ít chú ý đến miêu tả diện

mạo con người. Việc miêu tả ngoại hình của Nguyễn Khải chỉ có ý nghĩa khi nhà văn muốn thể hiện và làm nổi bật diện mạo tinh thần cũng như tính cách nhân vật. Ở giai đoạn trước năm 1975, ngoại hình nhân vật được Nguyễn Khải miêu tả và khắc họa là để phục vụ cho việc nhà văn thể hiện quan niệm

về con người tập thể, con người lý tưởng của cả cộng đồng xã hội. Trong Mùa

lạc nhân vật Đào hiện lên với những chi tiết về về ngoại hình như: “Đào thuộc

loại người bị thua thiệt. Đó là một phụ nữ ít duyên, lỡ thì, quá lứa, gò má cao đầy tàn hương, khuôn mặt thô ra và thiếu hòa hợp, đầu nhọn, cặp chân ngắn và hai bàn tay có những ngón rất to”. Nhưng cũng ở nhân vật này lại có những nét đáng mến và không dễ quên: Đôi mắt hẹp và dài, đưa đi đưa lại rất nhanh, hàm răng khểnh tựa như luôn luôn đùa cợt; và lời ăn tiếng nói biểu hiện một con người có bản lĩnh; khi nhún mình, khi quyết liệt để bảo vệ phẩm giá, khi sắc nhọn, chua ngoa “Huệ thơm bán một đồng mười - Huệ tàn nhụy rữa giá đôi lạng vàng”.Tình cảnh của Đào thật bi đát, thật đáng thương, tội nghiệp “mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông ngắn đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại một buổi nào”. Những đắng cay, tủi nhục của đời sống hằn in dấu vết trên con người chị "mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng khô lại, đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều”. Qua nhân vật Đào nhà văn Nguyễn Khải muốn thể hiện tư tưởng: Tuy cuộc sống gặp nhiều bất hạnh, đắng cay, buồn tủi, đắng

78

cay thì niềm khát khao về cuộc sống, về một gia đình hạnh phúc không lịm chết trong Đào, nó vẫn cứ âm ỉ rồi bùng lên mãnh liệt như bất cứ người phụ nữ nào. Đến với nông trường Điện Biên, niềm khát khao lại bùng cháy trở lại một cách mãnh liệt trong lòng Đào. Một cái gì chưa rõ nét lắm lúc ban đầu nhưng Đào cảm thấy đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp lóe ở phía trước. Ở một môi trường mới với những con người lao động mới, Đào cảm thấy năng động hơn. Chị thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ và vận dụng vào lời ăn tiếng nói một cách thuần thục linh hoạt. Khi mặc cảm về thân phận của mình chị nói “Trâu quá xá, mạ quá thì, hồng nhan…còn gì là xuân”; có khi chị cảm nhận một cách chua chát về bước đi của thời gian, nó mang theo tuổi xuân của cuộc đời: “Các anh đã biết đời em rồi đấy. Mỗi một tuổi, cái tuổi nó đuổi cái xuân đi”; có khi để chống lại cái mặc cảm về cuộc đời mình khi chị “nhận ra cái trò chơi độc ác của mọi người bằng cách đem ghép chị là người xấu nhất của đội sản xuất với Huân, người đẹp trai nhất, chị thấy tiếc sự thành thật của mình, viêc gì phải tủi, phải nhún mình, người nào mà chẳng có cái phần tốt đẹp”, nên chị đã chanh chua “Huệ thơm bán một đồng mười - Huệ tàn nhụy rữa giá đôi lạng vàng”. Lòng tự trọng của chị như càng được nâng cao hơn nữa “giá đôi lạng vàng chứ chưa vị tất đã bán đâu anh Huân ạ”.Trong cái không khí rộn ràng, náo nức và những sinh hoạt của nông trường Điện Biên với những “Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau và cũng làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc đời vĩ đại đã trở lại rồi” đã đem lại cho Đào một niềm vui say trong lao động, đã mang lại cho Đào niềm tin, hi vọng ở tương lai.

Như vậy việc phác họa ngoai hình nhân vật đã giúp Nguyễn Khải góp phần thể hiện số phận đầy bất hạnh và sự vươn lên để vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc của nhân vật Đào. Đồng thời qua nhân vật này Nguyễn Khải

79

đã nêu lên một quan điểm thật tích cực về cuộc sống mang đầy chất triết lý: “sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Đó là triết lý lạc quan của tác phẩm.

Còn nhân vật Huân hiện lên với những chi tiết: “Đôi cánh tay cuồn cuộn những thớ thịt cháy nắng đỏ rực, bộ ngực dô cao những thớ thịt tròn trĩnh, nhẵn nhụi đỏ rực đầy tia máu… vẫn mái tóc dài mượt ấy, đôi mắt hơi nâu ấy và hàm răng đều trắng” ấy đã góp phần giúp Nguyễn Khải khắc họa hình ảnh của ngững con người mới trong những môi trường mới - môi trường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Sau năm 1975, việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật vẫn được coi là phương tiện để phục vụ cho mục đích xa hơn của nhà văn. Tuy nhiên đây không phải là một phương tiện được nhà văn đặc biệt chú ý. Việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật vẫn không phải là mối quan tâm chính của Nguyễn Khải mà thông qua ngoại hình nhân vật Nguyễn Khải muốn phần nào làm toát lên

bản chất bên trong của con người. Trong tác phẩm Hai ông già ở Đồng Tháp

Mười, Nguyễn Khải đã miêu tả ngoại hình của nhân vật - một ông già Nam

Bộ với dáng đi “nhon nhón…mặc quần lửng, cởi trần, tóc chưa bạc hết, các bắp thịt vẫn rất săn, một vóc người trời cho để sống trăm tuổi”. Một chân dung ông Ba hiện lên như biểu tượng chung cho những người đứng trước cái thời gió bụi, ông là người luôn thích ứng với mỗi cuộc đổi thay của xã hội. Một con người có trong mình sức mạnh không chỉ ở bề ngoài mà còn ở cả trong chiều sâu tư tưởng. Hay chân dung của ông Hai thư ký đã đươc Nguyễn Khải phác họa bằng vài nét về ngoại hình như: người gầy nhỏ, lưng hơi cong, mặc áo thun nâu rất chặt, một cái quần nâu màu xám lại quá rộng như quần áo đi mượn. Lại đi lom khom rồi trở về ngồi nép sau bàn giấy”. Như vậy, việc

80

Nguyễn Khải miêu tả ngoại hình của một ông già nhỏ bé với dáng vẻ dị thường, giúp người đọc hiểu được cảnh ngộ dễ thương của ông. Dáng vẻ dị thường ấy như ẩn chứa những cảnh ngộ đáng thương, gặp nhiều bất hạnh và những sóng gió của cuộc sống đời thường.

Như vậy, dù trước hay sau năm 1975 thì việc phác họa ngoại hình của nhân vật vẫn được Nguyễn Khải chú ý đến. Nhưng do sự thay đổi trong tư tưởng và trong cách nghĩ khiến việc miêu tả ngoại hình của nhân vật cũng có sự thay đổi. Nguyễn Khải đã phác họa ngoại hình của các nhân vật bằng những lời miêu tả mang đậm chất hiện thực. Miêu tả ngoại hình nhân vật, người kể làm toát lên tính cách của họ. Họ hiện lên là những con người tự tin, năng động, sống bằng thực tế, bằng những tính toán cụ thể về cái được và cái

mất chứ không mộng mơ xa vời như thế hệ cha anh. Trong Gặp gỡ cuối năm,

anh Bình là người rất đẹp trong cái đống xương thịt hư mục đổ nát và anh là người luôn tự khẳng định mình, ăn nói tự tin, hành động theo mục đích. Chị Hoàng không phải là người cẩu thả trong cách ăn mặc, Nhưng hôm nay chị có tâm trạng, không có nhu cầu ăn mặc quần áo sang trọng. Vào những giây phút ấy thì việc mặc bộ quần áo gì mọi người đâu có để ý và hôm nay chị lại ăn mặc khác thường như thế. Rõ rằng qua việc phác họa ngoại hình nhân vật ta đã thấy rõ sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thụât về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau năm 1975.

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 83)