Nhân vật người kể chuyện là “Hắn” ngôi ba

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 110)

i

3.3.2Nhân vật người kể chuyện là “Hắn” ngôi ba

Đối lập với người kể chuyện “Tôi” ở ngôi thứ nhất là người kể chuyện ở ngôi thứ ba xưng “Hắn” hoặc gọi theo tên nhân vật. Khi người kể chuyện xuất hiện với một tư cách công khai, chỉ làm cái việc cho các nhân vật của mình hoạt động trên giấy với tên tuổi, tính cách, số phận của họ thì anh ta thường hiện diện ở ngôi thứ ba. Đặc điểm của người kể chuyện ở ngôi thứ ba là người kể chuyện thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ ấn tượng của nhân vật, nhìn hiện thực cuộc sống theo con mắt nhân vật và trần thuật bằng chính giọng điệu của nó, mọi ý nghĩ, quan điểm hầu như đều được phát biểu thông qua nhân vật hoặc sự kiện. Trong trường hợp đó, “khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật trên thực tế không còn nữa, điểm nhìn của cả hai nhập làm một”.

Trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải lấy mình làm nhân

vật ẩn dưới đại từ nhân xưng “Hắn” để kể lại chi tiết các sự việc với giọng tự thú toàn bộ hành trình nhà văn của mình. Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba bên ngoài nhưng lại là điểm tựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể. Đó là

105

cuốn tiểu thuyết mang đậm chất tự truyện của Nguyễn Khải. Người kể chuyện

như quá quen thuộc Hắn, quá hiểu Hắn nên nói đến đâu ông cũng thuộc làu

từng chân tơ kẽ tóc. Bằng cái nhìn chân thực và khẳ năng phân tích tâm lý sắc sảo, nhân vật hắn xuất hiện trước mắt bạn đọc một cách tự nhiên, sinh động.

Hắn đã tự kể về mình với nỗi bất hạnh, đau đớn và tủi cực từ hòa cảnh

xuất thân là đứa con thừa, con thêm, đứa con bỏ đi của một dòng họ. Ngay cả

chính người đẻ ra Hắn cũng không bao giờ coi hắn là con của mình. Để rồi

sau ba mươi năm gặp lại cha mình vẫn thái độ dửng dưng như thế, ngay cả lần chia tay cuối cùng vẫn là cảnh cha trong nhà, con ngoài sân, ở giữa là cánh cửa sắt - cái cánh cửa định mệnh mãi mãi ngăn cách, mãi mãi không cho hắn

đến với tình phụ tử đích thực… Hắn tự nhận mình là kẻ hèn kém, yếu đuối,

nhu nhược và đầy mặc cảm “Nếu không có cách mạng thì mãi mãi hắn bị ám ảnh là một đứa trẻ bị ruồng bỏ, học hành dang dở, tính cách yếu đuối, chỉ xứng đáng với một thân phận hèn mọn, sống bám vào một ông anh, bà chị giàu sang … là vì cách mạng, nói rõ hơn là Đảng Cộng Sản, vốn ơn sâu nghĩa nặng với riêng hắn. Từ một thằng bé chữ nghĩa một vốc tay, trí khôn dưới mức trung bình, lại có tính nhút nhát bẩm sinh, bị khinh rẻ, bị làm nhục ngay trong gia đình, cái ngữ ấy thì làm gì nếu như thời thế không thay đổi” [43, tr.154,155]. Nếu như tiểu thuyết này không được kể theo điểm nhìn bên trong - điểm nhìn tự ý thức của nhân vật thì có lẽ chúng ta không bao giờ biết được

câu chuyện bí mật trong cuộc đời của nhân vật Hắn.

Từ năm 1975 trở đi mà đặc biệt là từ năm 1978, người kể chuyện trong các sáng tác của Nguyễn Khải vẫn tiếp tục dõi theo tình hình chính trị - xã hội của đất nước để nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện thực. Người kể chuyện luôn tham gia thẳng vào cuộc sống, góp phần khám phá, đề xuất cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống ở mỗi thời điểm, mỗi giai đoạn cách mạng. Nhưng cần thấy rằng, người kể chuyện trong các tác phẩm

106

của Nguyễn Khải không đi tái hiện hoặc minh họa hiện thực mà đi sâu nghiên cứu, chiêm nghiệm những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện thực vì thế nó luôn mang đậm tính thời sự. Ngô Thảo cho rằng: “Tính thời sự của những trang viết là nét nổi bật để nhận diện Nguyễn Khải” [26, tr.58]. Tuy nhiên đặc điểm nhân vật người kể chuyện có sự chuyển dịch ở giai đoạn trước và sau 1975 đó là từ chính luận chuyển sang triết luận: Ở giai đoạn đầu nó mới dừng lại ở những vấn đề cấp thiết của lợi ích cách mạng, lợi ích cách mạng, lợi ích cộng đồng mà chưa vươn tới những vấn đề có tính quy luật của cuộc sống vĩnh cửu. Đến giai đoạn sau dù vẫn gắn bó với thời sự chính trị nhưng nó còn gắn bó với cá nhân, nó hướng vào những cuộc đối thoại tư tưởng để giải

quyết những vấn đề vĩnh cửu của đời sống con người. Từ Cha và con và

đến Một cõi nhân gian bé tí và sáu cuốn tiểu thuyết ra đời trong vòng một thập kỷ đã thể hiện rõ đặc điểm về nhân vật kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn sau năm 1975.

Trong Điều tra về một cái chết ta thấy ngay từ đầu câu chuyện, người kể

chuyện đã tỏ rõ mình là người am tường về tất cả các sự việc: “Lúc chết ông ta vẫn ngồi im như thế, chết ngồi, chết lúc nào cũng chẳng ai rõ, không rên la, không giãy giụa như bỗng quên cái sống trong chốc lát mà chết. Một người đã chết rất khác với lúc còn sống. Nó nhỏ lại, nhăn nhúm lại, mất đi mọi đặc điểm, một gương mặt không ngợi nhớ cái gì cả, chỉ đáng thương thôi, hết sức

đáng thương” [40, tr.309]. Cuối cùng, người kể chuyện lại đưa ra lời bình

luận nhằm hé mở cho độc giả biết về cái chết đó của nhân vật. Nhân vật chính của chuyện đã chết lặng lẽ khi đang uống cà phê ở một tiêm tại thị trấn miền Đông Nam Bộ. Nhưng vì sao ông ta phải chết? Mà lại là một cái chết trong suy nghĩ đau đớn dữ dội đến vỡ mạch máu não mà chết? Đấy là cái chìa khóa để mở ra toàn bộ câu chuyện.

107

Trong Một cõi nhân gian bé tí, tác giả cũng sử dụng hình thức kể chuyện

theo điểm nhìn ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện ở đây lại nhìn nhận vấn đề bởi điểm nhìn của nhiều nhân vật (chứ không theo một nhân vật cụ thể). Qua mối quan hệ giữa người kể chuyện với các nhân vật như ông Chính, ông Đính, ông Vũ, người đọc thấy được những nhức nhối luôn thường trực trong tâm tư tình cảm của các nhân vật, để rồi đi đến một khái quát: hóa ra trong cõi nhân gian vừa rộng, vừa bé tí này ngổn ngang bao vấn đề mà con người hôm nay cần quan tâm: Trẻ thì ham muốn với bao hoài bão ước mơ, lý tưởng. Chỉ đến khi về già mới thấy hết các giá trị bền vững của cuộc đời. Con người chỉ là thực thể hữu hạn, chỉ là hạt cát nhỏ bé trong dòng đời vô tận. Chỉ có hạnh phúc, tình yêu mới là những thứ quan trọng có giá trị trường tồn, bền vững nhất. Nếu ở đây người kể chuyện không có con mắt nhìn sâu vào cuộc sống, nhìn sâu vào quá khứ, nhìn sâu vào chính bản thân mình thì làm sao có thể nhận ra đều đó. Bên cạnh đó tác giả đã lý giải những uẩn khúc trong lòng cũng như nỗi bất hạnh của nhân vật Định. Anh là người có học, rất khỏe lại hay làm lắm, có lúc nhà ấy đã nổi lên thành một nhà giàu trong làng. Sau khi miền Bắc được giải phóng, anh cũng được ra tù. Anh tỏ ra sống ngoan ngoãn, luôn khúm núm, nịnh bợ, tháng nào không thấy khách của chính phủ tới thăm là lại lân la đến nhà ông này, bà kia để quan sát xem có gì thay đổi trong cách cư xử của họ với mình hay không. Dần dần anh trở thành người luôn sống trong những nỗi lo sợ; “Trời ơi, đất ơi! Cái hình phạt xẻ đôi người đã kéo dài mấy chục năm mà vẫn lê lết được mới biết con người ta ham sống lắm, sống đau đớn, sống ê chề mà vẫn làm lụng, vẫn lấy vợ, vẫn đẻ con, vẫn giơ tay hứng lấy từng giọt hi vọng thì sự nhẫn nhục, sự bất chấp mới thật mới thật kinh hoàng” [43, tr.112]. Người kể chuyện đã tỏ ra cảm thông với nhân vật vì anh ta sống không phải thời, cái thời của anh ta đã chết rồi thì sống cũng như chết mà thôi.

108

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 110)