Con người tiêu cực

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 54)

i

2.1.2Con người tiêu cực

Trong các tác phẩm của Nguyễn Khải trước 1975, cái nhìn nghệ thuật một chiều mang tính định hướng của nhà văn đã phân thế giới nhân vật của ông thành hai loại, hai thành phần đối lập nhau trong thế xung đột: tiến bộ và lạc hậu, tốt và xấu, cũ và mới. Bên cạnh những con người tích cực - trung tâm của tác phẩm còn có những con người mang trong mình những biểu hiện tiêu cực và lạc hậu. Đó thường là những nhân vật phản diện được Nguyễn Khải xây dựng một cách đơn phiến, ít có sự thay đổi về tính cách, từ đầu đến cuối tác phẩm đều mang tính cách xấu.

Trong tác phẩm Xung đột, bên cạnh những con người có lý tưởng, có bản

lĩnh, có trình độ và đạo đức cách mạng như Môn, Thụy, Nhàn là những con người phản diện đội lốt tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng như cha Vinh, cha Thuyết, Thày Thịnh… Với con mắt nhạy bén, Nguyễn Khải đã phản ánh một cách chân thực cuộc xung đột căng thẳng, quyết liệt của hai phía: cách mạng và tôn giáo. Một mặt nhà văn tập trung khắc họa hình ảnh những người cán bộ có lý tưởng, có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, phản động. Đó là chủ tịch Môn - một đảng viên trung thành với Đảng,

49

kiên cường dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động, hết lòng vì công việc chung “Trong công tác Môn không thích làm những công việc vun vặt, tầm thường, bao giờ cũng nuốn đảm đương những công việc khó nhất, phức tạp nhất”; và bất cứ việc gì trong xã nghe qua là Môn hiểu được âm mưu gì bên trong. Hay Phó chủ tich Nhàn “làm việc có lý lẽ và sáng suốt, giàu nghị lực”; và Thụy - con người chịu thương chịu khó, trong sạch trước sau như một trong tình yêu với Đảng. Bên cạnh việc ca ngợi những con người “đẹp” ấy, Nguyễn Khải còn lên án, phê phán những nhân vật phản diện lợi dụng tôn giáo để mê hoặc những giáo dân cuồng tín, ngu muội chống phá cách mạng. Đó là cha Vinh - “tên phản động khét tiếng” đã từng đeo lon quan ba trong thời kì giặc Pháp chiếm đóng, từng dẫn quân đi càn quét, bắn giết dân làng rồi mua chuộc cán bộ cách mạng hòng chia rẽ nhân dân. Hay Cha Thuyết - một cha sứ mưu mẹo lừa dối giáo dân, lãnh đạo đám con dân cuồng tín của xứ Hỗ chống phá cách mạng. Hay tu sĩ Thịnh “lãnh đạo liên tôn diệt Cộng toàn khu” nhân danh chúa làm ngu muội giáo dân, kết bè kết đảng để chống phá cách mạng… Từ đầu đến cuối tính cách của những nhân vật phản diện này không hề thay đổi. Qua tiểu thuyết, Nguyễn Khải thể hiện cái nhìn về con người rất rõ ràng, con người trở nên đơn giản, dễ hiểu, đơn phiến; hoặc tốt hoặc xấu, hoặc tiến bộ hoặc lạc hậu, hoặc theo cách mạng hoặc phản cách mạng.

Trong tác phẩm Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải đã xây dựng nhân vật Tuy

Kiền tiêu biểu cho hình ảnh một cán bộ địa phương nhưng thực chất là một nông dân mang nặng đầu óc tư hữu, cá thể, điển hình cho những con người tiêu cực lúc bấy giờ. Bên cạnh một chủ nhiệm Biền “chí công vô tư” là một phó chủ nhiệm Tuy Kiền thông minh tháo vát nhưng cũng rất ranh ma và hám lợi. Không thể phủ nhận Tuy Kiền là một người tận tụy với công việc chung, là người “gần như không thể thiếu được trong guồng máy hoạt động của hợp tác

50

xã” nhưng cũng là kể biết lợi dụng chức vụ, công việc tập thể để tư lợi cho mình: nhân dịp mua gỗ rẻ cho hợp tác xã Tuy Kiền đã mua riêng cho mình ít nhiều, khi làm nhà thì dựng cổng trước để nghe ngóng dư luận…. Nhà văn đã vạch trần bản tính tư hữu ăn sâu vào máu người nông dân xưa trong kiểu làm ăn của Tuy Kiền có lợi cho tập thể nhưng có hại cho nhà nước, được kế hoạch riêng nhưng lại hỏng kế hoạch chung, hoặc lợi cho tập thể một ít, hoặc cho cá nhân một ít”. Tuy Kiền tự bảo chữa: “Tôi sẽ có cách xoay, gọi là ăn cắp cũng được nhưng là ăn cắp cho tập thể cũng chẳng sao”. Bằng cái nhìn hiện thực rất tỉnh táo, Nguyễn Khải đã chỉ ra được những biểu hiện rất sinh động của thứ chủ nghĩa cá nhân được che giấu dưới hình thức có vẻ tập thể và cứ như vậy, cái xấu của Tuy Kiền dần dần càng được hiện ra trước mắt bạn đọc: “tha thẩn khắp mọi xó xỉnh, giòm ngó, xem xét, xin xỏ từ đôi ủng rách mũi, vẹt gót”, ông ta bận rộn suốt ngày, tính toán suốt ngày, có mặt khắp nơi để kiếm chác làm giàu cho hợp tác xã một phần, làm giàu cho mình một phần. Dù nhiệt tình gắn bó với tập thể, với chủ nghĩa xã hội nhưng tính tư hữu cá nhân đã gây trở ngại không nhỏ tới sự nghiệp chung. Nguyễn Khải đã xây dựng con người này để cảnh báo một con bệnh, một trở ngại lớn trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu chuyện của Tuy Kiền vì thế không phải là câu chuyện làm ăn xoay quanh việc mua bán, đổi chác với công trường, chuyện cá mú, gạch ngói, làm cửa làm nhà…. Bất cứ câu chuyện nào, Nguyễn Khải cũng hướng tới đích chỉ ra bằng được thói tham lam tư hữu: “Giữa năm 1959, một công trường đến lấy một trăm sáu mươi mẫu đất thuộc xã Đồng Tiến để xây dựng nhà máy (…) khi chủ tịch xã nói lại cái tin ấy ở cuộc họp xóm Đông Chấn thì một bà bỗng lăn ra đình rũ tóc, đặt tay lên mặt gạch kêu to: “nông dân sống vì đất chứ không phải vì tiền, không có đất thì lấy gì nuôi nhau được hả trời (…). Ngày ấy, Đông Chấn chỉ có hai cái giếng. Tuy Kiều - Phó chủ nhiệm hợp tác xã xóm có lệnh cho xã viên lấy nứa rào lại, treo lên một cái biển đề: “Cấm người lạ mặt vào

51

gánh nước tắm rửa” (…). Nhưng tới nửa năm mối quan hệ đôi bên thay đổi hẳn, thắm thiết với nhau hơn ruột thịt. Là anh nông dân đã nhận ra mối lợi to lớn mà các đồng chí công dân xây dựng” hết sức rộng rãi kia đưa đến tận tay mình. Người đầu tiên biết lợi dụng triệt để tình hình thuận lợi đó chính là Biền - chủ nhiệm hợp tác xã Đông Chấn. Hàng ngày ông đưa hàng trăm xã viên làm việc cho công trường, khuân chuyển gỗ và khung sắt dựng nhà, san nền, đào móng, mỗi ngày công có thể được tới bốn năm đồng (…) Chủ nhiệm Biền bàn giao công việc đồng áng cho phó chủ nhiệm, còn mình thì biến hóa thành sợi dây bền chắc để thắt chặt tình hữu nghị nghìn năm có một giữa công trường với hợp tác xã” [34, tr.61]. Đến tận cuối tác phẩm, trong việc kiểm điểm mua dầu gian lận của công trường, với chứng cớ rành rành, có mặt bí thư huyện ủy dự họp, “trong lúc mọi người đã biết hết cả”, Tuy Kiền vẫn “nói rối lem lém” “Thực tình là cho vay, có giấy má hẳn hoi, vay hai lần. Anh tính nếu họ không cho vay thì chẳng biết đào đâu ra, dầu ma dút mà mua ngoài kế hoạch dự trù những bẩy hào tư một cân kia. Đằng này anh em với nhau cùng là chỗ quen biết” [34, tr.62] thì Tuy Kiền đã hiện rõ bản chất của loại người mang nặng đầu óc tư hữu mà mỗi tình huống trong câu chuyện là một sự khám phá thú vị của nhà văn về những con người có tính cách như thế. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Khải bằng cái nhìn tập thể, lấy cộng đồng để lý giải, đánh giá, phân tích con người, qua đó ngợi ca những con người mới tích cực và phê phán những con người cũ, tiêu cực. Cùng với đó, bằng cái nhìn tinh tế và sắc bén nhà văn đã nhìn ra quá trình hợp tác xã nông thôn vốn được ca ngợi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết tận gốc để bảo vệ thành quả mà tập thể bao người đã dày công vun đắp.

Trong sáng tác của mình có một kiểu nhân vật nữa cũng được Nguyễn Khải tập trung khai thác ngay từ những chặng đường đầu sáng tác. Đó là kiểu người ăn vạ, chuyên thực hiện một số hành động “hành xác”, tranh thủ sự hậu

52

thuẫn của đám đông để gây áp lực cho người khác, đòi quyền lợi cho mình. Nhưng Nguyễn Khải không xây dựng một điển hình như Chí Phèo của Nam Cao thuở trước, mà để nhân vật phát lộ tính cách tham lam, trơ lì, liều thân,

không tự trọng. Mụ Bột trong Nằm vạ của Nguyễn Khải là một kiểu phụ nữ

nông dân rất biết lợi dụng những sơ hở của đồng loại để vơ lấy cho mình, rồi mặc nhiên hoặc làm thinh tai điếc, hoặc ăn vạ nếu bị phát hiện để đổ lỗi cho đối thủ. Rõ ràng mụ Bột dẫn đầu một đoàn bảy, tám cô cầm hái gặt lúa của nhà anh Khái - “một người cùng giai cấp bần cố cả” nhưng lại với danh nghĩa “trả … tiền đèn nến”. Khi gặp sự phản đối, chính mụ là người hò hét to nhất, mụ chỉ khiêu khích và chờ tới lúc đối thủ tiến lại gần, có va chạm là lăn ra ăn vạ. Lần này nạn nhân của chị là anh “tiểu đội trưởng bộ đội”, chỉ cần anh “cầm tay mụ giữ lại”là “mụ lập tức vứt bó lúa ra đường rồi từ từ khụy xuống, lăn ngay xuống mé ruộng nằm cứng đờ”. Nguyễn Khải muốn chỉ ra rằng, kiểu con người này sẽ trở nên lạc lõng trong thời đại mới vì sự ích kỉ và thói xấu ấy của mình. Nhưng ông để nhân vật tự nghiệm ra điều ấy bằng cách tạo ra những tình huống khôi hài, những trò hề do chính mình tạo ra. Chi tiết khép lại tác phẩm, “mụ quay lại rít lên: chúng mày muốn bà chết nhưng bà còn sống để hưởng phúc chúa, bà chẳng dại. Rồi mụ cầm đèn vào buồng xúc gạo đi nấu cơm” vừa thú vị bởi tính hài hước, vừa thấm ý vị triết lý về sự tỉnh ngộ của nhân vật.

Như vậy, cũng giống như nhiều nhà văn cùng thời khác, quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải trước 1975 có phần đơn giản, phiến diện khi chỉ nhìn con người trong vai trò xã hội, bản chất giai cấp. Nhà văn chỉ quan tâm đến việc con người có đóng góp gì cho tập thể, cho xã hội, theo cách mạng hay phản cách mạng và cách mạng có tác động gì đến họ… Con người hiện lên dễ hiểu, rõ ràng: là người xấu hoặc tốt, là người tiến bộ hoặc lạc hậu, là địch hoặc ta. Vương Trí Nhàn đã từng nhận xét về con người trong

53

sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn này: “Con người bình thường chỉ mải mê theo đuổi mục đích sẵn có, ở họ không có những gì bâng quơ, không đâu vào đâu, không những phút dư thừa, những chuyện khó giải thích (thậm chí không giải thích nổi) lại càng không thể có những nỗi buồn vô lý (…) kể ra cũng là quá giản dị, cũng là rút gọn con người đi chút ít” [18, tr.108]. Quả thực, quan niệm nghệ thuật về con người như vậy khiến cho các hình tượng có thể làm ta suy nghĩ, kính phục nhưng vẫn còn phần nào trừu tượng, thiếu chiều sâu. Những con người nhất nhất vì tập thể đề cao cái chung của tập thể mà quên đi cái riêng của bản thân mình. Đó phải chăng là sự nhào lặn, sắp xếp của nhà văn để thể hiện những vấn đề mà nhà văn đặt ra. Do đó hình tượng con người đôi khi hiện lên còn gò bó, lý tưởng quá, đẹp đẽ quá nên thiếu đi chiều sâu và sự thuyết phục. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những tác phẩm trước năm 1975 của Nguyễn Khải được xây dựng trên những vấn đề, sau đó ông tìm kiếm, sắp xếp nhân vật, chi tiết, tình huống để tạo nên tác phẩm. Nhà văn xây dựng nhân vật để làm rõ vấn đề cần nói hơn là để cho nó tự vận động như vốn có. Cái nhìn đơn giản, phiến diện ấy sau này được Nguyễn Khải tự nhìn nhận: “Vậy thì mấy chục năm qua tôi viết về ai nhỉ? Thì vẫn là viết về đồng đội, bạn bè, về người thân kẻ thuộc, là những người cùng thời với mình (…). Hình như họ sạch sẽ quá, thơm tho quá, như từ khoảng không bước ra chứ không từ bùn đất Việt Nam sinh ra” [26, tr.108]. Những hạn chế trong quan niệm về con người một thời đã được Nguyễn Khải nhìn nhận và có sự thay đổi trong sáng tác sau 1975.

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 54)