Tính điển hình của hình tượng nhân vật

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 89)

i

3.1.3Tính điển hình của hình tượng nhân vật

Nhà phê bình văn học người Nga Bê-êlinxki viết: “Tính điển hình là một trong những dấu hiệu nổi bật của tính mới mẻ trong sáng tao (…) Tính điển

84

hình là huy chương của nhà văn. Điển hình là người lạ đã quen biết”. Tính điển hình thể hiện tài năng của nhà văn, nói lên đựơc phẩm chất và thành tựu xuất sắc của văn học, nó phản ánh cả một bức tranh xã hội. Tuy nhiên không phải nhà văn nào cũng làm được điều đó. Xây dựng hình tượng văn học thì dễ dàng, song để đưa sản phẩm tinh thần của mình lên ngang mức điển hình phải đi lên từ một hình tượng độc đáo. Rõ ràng, điển hình chính là khái quát, khái quát đến mức có thể làm ta liên tưởng đến cái tương tự ở ngoài đời. Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Thuý Kiều. Không chỉ thế, Kiều đã trở thành nhân vật điển hình trong văn học. Nhân vật này đã ăn sâu vào tiềm thức người đọc đến độ người ta có thể hình dung tên Kiều để chỉ một số người có hoàn cảnh như thế trong xã hội. Có khi người ta dùng tên Tú Bà hay Sở Khanh để chỉ bọn người sống bằng những nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau” và lũ “chải chuốt, dịu dàng” chuyên quyến rũ đàn bà, con gái nhẹ dạ.

Về bản chất, điển hình không phải là cá biệt nhưng lại là cái cá biệt, là một cá biệt độc đáo có ở nhân vật này mà không có ở nhân vật khác. Đó chính là “người lạ” theo cách nói của Bê -ê-lin-xki. Tuy nhiên, cùng đứng trước hiện thực như nhau, nhưng mỗi nhà văn lại có một điểm nhìn khác nhau, mỗi nhà văn lại có một “nhãn quan” khác nhau. Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một nhân vật điển hình của một môi truờng xã hội thực dân phong kiến, của một dân tộc “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên). Chí Phèo điển hình cho người nông dân tha hóa lưu manh hóa, Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ tiêu biểu cho tầnglớp thương lưu trong xã hội Việt Nam trước cách

mạng tháng Tám.

Trong các sáng tác của Nguyễn Khải viết về phong trào hợp tác xã nông

nghiệp và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như: Mùa lạc,

85

nữa… Nguyễn Khải đã tái hiện bức tranh sinh động về nông trường Điện

Biên với những đội sản xuất, đội máy cày, máy kéo đông đúc; với những khu nhà tập thể đầm ấm, giản dị, những cánh đồng lúa mùa bội thu. Nguyễn Khải đã cho người đọc thấy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ mang lại cho miền Bắc một bộ mặt mới, tràn đầy sức sống không chỉ trong sản xuất mà trong mỗi con người. Nhà văn không chỉ miêu tả rất sinh động không khí lao động khẩn trương trên mảnh đất đã từng là chiến trường ác liệt ngày xưa mà còn khắc họa thành công những nhân vật điển hình, tiêu biểu cho hình tượng những người lao động trong xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Hiện lên trên nền bức tranh ấy là chân dung những con người mới. Đó là những người hết mình vì tập thể, hăng hái xây dựng sản xuất xây dựng cuộc sống mới… Qua các nhân vật như Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Biền (Tầm nhìn xa), Cừ, Quang (Đứa con nuôi), Doãn (Chuyện người tổ trưởng máy kéo)…Họ là những con người bình thường, giản dị, luôn biết yêu thương và quan tâm đến người khác, cảm thấy xấu hổ vì những toan tính cá nhân, họ luôn tìm cách gạt bỏ cái riêng hòa mình vào tập thể để cống hiến, để vun đắp cho sự nghiệp chung của cộng đồng. Vì thế mà những nhân vật này thường mang tính khái quát cao, được cá thể hóa sâu sắc và có tính độc đáo.

Nam trong tác phẩm Hãy đi xa hơn nữa là một anh bộ đội phục viên giản

dị, khiêm tốn và rất chan hòa với cuộc sống tập thể xung quanh. Anh là mẫu người bình thường có lý tưởng cách mạng, luôn khao khát được sống một cuộc đời có ý nghĩa, đã có lúc anh bị cuốn vào hạnh phúc gia đình yên ấm, thỏa mãn trong hạnh phúc cá nhân “anh bớt đi chơi hơn sau hai buổi làm việc anh ở hẳn nhà và bắt đầu tìm thấy cảm giác êm ái, ngọt ngào trong những buổi tối đoàn tụ”. Nhưng chính lúc đó anh sự tỉnh, anh tự đấu tranh với chính mình, xem xét lại lối sống cá nhân của mình, để rồi anh tìm cách hòa mình với tập thể. Nam ý thức rõ về sự ràng buộc dần dần của gia đình đối với cuộc

86

đời anh, anh tự thấy xấu hổ và có cảm giác mình là chú diều hâu bị mắc bẫy. Cuối cùng anh cũng đã tìm được lối thoát: anh xin vào nhóm thợ mộc được cử đi làm xa. Còn vợ ở nhà từ ngày vắng chồng ở nhà cũng như giật mình chợt tỉnh, chị trở về với những sinh hoạt vui tươi, lành mạnh của tập thể nông trường mà ít lâu nay vì sống yên vui trong cái gia đình nhỏ bé và đầy đủ mà chị cứ tưởng không con cần tới nữa. “Thì ra người ta vui không cứ phải được sống nhàn nhã đầy đủ” mà vui khi được đi, được cống hiến, được hòa mình trong tập thể, đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của cộng đồng.

Trong Tầm nhìn xa, nhân vật Biền điển hình cho mẫu người đảng viên

có trách nhiệm với tập thể, luôn nhìn ra sự thống nhất giữa quyền lợi nhà nước và tập thể trong lãnh đạo xây dựng hợp tác xã. Biền luôn theo sát những công việc của bà con xã viên, “mờ sáng Biền ra đi, nửa đêm mới về đến nhà, có khi họp xong anh ngủ luôn tai chỗ vì mệt quá”. Hợp tác xã mà Biền làm lãnh đạo là hợp tác xã tiên tiến đứng đầu toàn tỉnh, nhưng bên trong vẫn có những thành phần tiêu cực, cần phải đấu tranh loại bỏ. Biền đã dũng cảm đấu tranh với những sai lầm đó, anh chủ trương “nói rõ sự thật, công nhận sai lầm”, làm những việc mờ ám phải ra ánh sáng, những cá nhân tư hữu ích kỉ phải loại bỏ ra khỏi tập thể. Với cách làm đó Biền đã tạo nên một tập thể trong sạch, vững mạnh, làm cho công cuộc xây dựng hợp tác xã ngày càng vững mạnh hơn.

Nhân vật Cừ trong Đứa con nuôi được Nguyễn Khải xây dựng bằng

cách khác. Là chủ nhiệm nông trường, giàu lòng yêu thương con người anh đã nhận nuôi Tấm - một đứa trẻ có số phận bất hạnh vì bị ảnh hưởng của chế độ cũ. Dù không phải là con đẻ nhưng anh thấy mình cần có trách nhiệm với đứa trẻ này “phải cho chúng nó được sống trong không khí hoàn toàn mới mẻ của thời đại xã hội chủ nghĩa. Đấy là phương pháp tích cực nhất có thể ngăn ngừa tội lỗi sau này.” [32 ,tr.312].

87

Như vậy, Nam, Cừ, Biền… là những nhân vật điển hình cho những con người mới trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, họ mang trong mình vẻ đẹp lý tưởng: quên mình vì sự nghiệp chung, nhân ái vị tha và đầy trách nhiệm. Xây dựng những nhân vật mang tính điển hình này đã góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải: ca ngợi những con người mang lý tưởng của thời đại, của dân tộc”.

Tính điển hình của nhân vật còn được thể hiện ở tính độc đáo của hình tượng trong tác phẩm. Nguyễn Khải dùng những hướng khai thác, tái hiện khác nhau với những nhân vật khác nhau. Mỗi nhân vật hiện lên mang một

đặc điểm riêng về con đường đời và số phận. Đào trong Mùa lạc là một phụ

nữ nghèo, bất hạnh. Đào đã có một đời chồng nhưng chồng cờ bạc rượu chè và đã chết, đứa con nhỏ lên hai tuổi cũng chết. Với Đào cuộc sống lúc đó chỉ còn là “đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” và chị lên Điện Biên với suy nghĩ:”con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh để quên đi cuộc sống đã qua, còn những ngày sắp tới chị ra sao cũng không cần rõ”. Hay đó là con đường đời

gặp nhiều bất hạnh của Tấm trong Đứa con nuôi trước khi đến ở với gia đình

Cừ đã trải qua biết bao tủi nhục. Tấm là đứa trẻ mồ côi, từ nhỏ đã phải đi hầu hạ người khác để kiếm miếng con manh áo, rồi bị bóc lột thậm tệ suy nghĩ lại có phần ích kỉ thì giờ đây Tấm đã được vợ chồng Cừ nhận làm con nuôi, cho đi học và trở thành một con người mới.

Như vậy, nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khải không chỉ mang tính khái quát cao và được cá thể hóa sâu sắc mà còn có tính độc đáo. Nó bắt nguồn từ quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Khải. Từ những mảnh đời, những số phận trong đời sống nhà văn đã xây dựng lên những hình tượng con người mang tính khái quát để thể hiện một tư tưởng, một quan điểm nào đó về cuộc sống. Nhưng không vì thế mà những nhân vật

88

ấy lại mất đi những đặc điểm riêng của mình mà vẫn mang đầy đủ những nét độc đáo riêng biệt, làm cho nhân vật này không giống với nhân vật khác. Chính điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Khải, đồng thời nó cũng thể hiện phong cách của nhà văn Nguyễn Khải.

, chia

Giọng điệu xót xa, cảm thông, chia sẻ là đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Khải trước và sau năm 1975. Với cái nhìn từng trải, đầy chiêm nghiệm, nhà văn xót thương cho những con người có số phận bất hạnh, những con người lương thiện nhưng chịu nhiều thiệt thòi, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh riêng, một số phận riêng. Có thể họ là những con người một thời đã cống hiến cho cách mạng nay đã về hưu, không còn là nhân vật trung tâm của cuộc sống nữa…. Và khi viết về họ, nhà văn đã dùng “nhịp trái tim” của riêng mình để chia sẻ, cảm thông, thương xót với những số phận, những cuộc đời nhân vật.

Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Giọng điệu còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm hồn nhà văn. Mỗi nhà văn có một “nhịp sinh học” riêng, có cá tính, sở thích riêng. Bởi thế, họ có những khoảng trời riêng, ưu thế riêng” [32, tr.55]. Giọng điệu xót xa, cảm thông, chia sẻ cũng là một trong những “nhịp sinh học” riêng, một giọng điệu riêng trong tác phẩm trong sáng tác của Nguyễn Khải. Có thể cảm nhận rõ nhất giọng điệu này trong các tác phẩm viết về những con người lương thiện, những con người gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Cái thiệt thòi ấy nhiều khi là do sự hi sinh cho một lý tưởng của một lớp người. Nhưng nay trở lại thời bình, họ đã phải đối mặt với những đau khổ, với những bi kịch riêng của mình. Giọng điệu này được thể hiện trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

chân động Từ Thức. Anh Toàn bị mù, những lo toan và những khó khăn vất vả trong cuộc sống dồn hết trên đôi vai của người vợ: “Đẻ ba bận, rồi con ốm chồng đau, việc ngoài đồng, việc trong nhà, việc họ, việc làng, tính toán công nợ, tính toán no đói, một mình chị cắn răng đảm đương bằng hết”. Nhà văn xót xa thương cảm khi nói tới nỗi vất vả của người vợ: “Mười năm năm làm vợ, làm mẹ, đã phải nuốt đi bao nhiêu buồn tủi, cay đắng” [32, tr.243]. Nhưng bù lại chị lại có một gia đình hạnh phúc. Nhà văn đã dành tình cảm yêu thương, sự cảm thông chia sẻ của mình cho hai vợ chồng anh Toàn: “Tôi bưng bát cơm gạo xấu lên mà lòng cứ ngậm ngùi. Những người quá giàu lòng tự trọng, lại có tính hay xấu hổ là sống gian truân lắm. nhưng không có những con người gàn dở ấy, những số phận ít gặp may mắn ấy thì cuộc đời nhạt nhẽo biết chừng nào”.

Trong Đời khổ, ta thấy thật xót xa khi nghe chị Vách kể về cuộc đời

mình, rồi tác giả ngạc nhiên và khâm phục sức chịu đựng, hi sinh vì người khác của chị: “Chị không có ý thức về sự tồn tại của chính mình… chỉ làm thôi, làm không biết mệt nhọc, đến ốm đau, đến nguy hiểm [32, tr.208]. Kể về cuộc đời chị Vách, Nguyễn Khải đã thể hiện tình cảm cảm thông, chia sẻ, xót xa với chị: “Chỉ tội nghiệp chị Vách, chiến tranh hay hòa bình chẳng liên can đến số phận riêng của chị”. Có khi Nguyễn Khải còn nhận ra rằng: “Tôi cũng phải phì cười, thì ra lấy con ông địa chủ để được hầu vẫn vinh hạnh hơn lấy con ông nông dân để được bình đẳng”. Ẩn sau những lời văn ấy là sự chua xót thương cảm của nhà văn về nỗi khổ đeo đẳng suốt cuộc đời của chị. Đặc biệt, giọng điệu xót xa, cảm thông thể hiện rõ nhất trong tiếng khóc ai oán của chị ở cuối truyện: “Vâng, tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi…. Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẹn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc”.

90

Trong truyện Hai ông cháu, người đọc cũng dễ nhận ra giọng xót xa,

thương cảm của nhà văn khi miêu tả hai ông cháu đi xin ăn nghèo khổ. Giọng xót xa được thể hiện trong dòng đọc thoại nội tâm của nhân vật người ông khi con trai chết: “Tại sao ông thì khỏe thế, con trai ông thì bệnh tật thế? Tại sao ông không chết mà con trai ông lại chết để vợ nó chịu cảnh góa bụa sớm? Tại sao ông nghèo thế” [32, tr.369]. Dòng tâm sự của tác giả còn được thể hiện ở trong từng câu văn: “Bữa nào ông nó nuốt cũng nghẹn, hết nghẹn đến nấc, mặt tím bầm, nước mắt ứa ra giàn giụa. Mẹ nó lườm bố chồng rồi lại cắm cúi ăn. Còn nó vừa ăn vừa nhìn trộm ông nó, chỉ muốn ào khóc vì thương ông nó quá” [32, tr.266]. Và cậu bé, lẽ ra ở tuổi mười ba em vẫn được đi học nhưng do tác động của cuộc đời làm em vụt lớn, chín chắn hơn từ hành động đến suy nghĩ, em sung sướng vì đã có công việc để “nuôi ông nó chứ không để ông nó đi ăn xin”. Nhà văn đã đưa đến một cái nhìn nhân bản về cách lựa chọn của người ông ở cuối truyện, một sự lựa chon đau đớn nhức nhối nhưng bên cạnh đó là “niềm vui của sự cho, của hi sinh”. Người trần thuật ở đây đã nhìn thấy, đã cảm thông cho sự lựa chọn của người ông. Vì vậy giọng điệu của câu chuyện này mang đậm chất tâm tình, chia sẻ, cùng với nó là giọng đồng cảm, xót xa.

Trong cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn

Đăng Mạnh từng nhận xét: “Mỗi nhà văn có một cái tạng riêng, có một tâm hồn riêng, nó tạo nên một thứ văn chương riêng để bắt lấy những gì thích hợp với nó” [19, tr.225]. Nguyễn Khải vốn là nhà văn đôn hậu, nhà văn của tình đời và tình người tha thiết vì thế những trang văn của Nguyễn Khải thấm đượm tư tưởng tình cảm là tất yếu. Và tình cảm của nhà văn được ẩn chứa trong vai của người trần thuật trong tác phẩm. Vì thế nhân vật trần thuật trong tác phẩm của ông luôn luôn là người biết lắng nghe chia sẻ những tình cảm

91

ở Đồng Tháp Mười, nhà văn đã sử dụng giọng tâm tình, chia sẻ của nhân vật kể chuyện để thể hiện cái hạnh phúc giản đơn - tiềm lực tinh thần của hai vợ chồng ông Ba: “một cặp vợ chồng thật hạnh phúc, tôi thầm nghĩ thế, là người của thời nay, một thời sóng to gió lớn mà vẫn toàn vẹn mọi bề cũng là hiếm

hoi may mắn lắm”. Nhưng gặp ông Hai trong Hai ông già ở Đồng Tháp Mười

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 89)