Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải sau

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 80)

i

2.2.6Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải sau

chuyển biến rõ rệt. Nguyễn Khải không chỉ nhìn nhận con người như một thực thể của xã hội với những biểu hiện của tính điển hình, những cá nhân có vai trò xã hội mà còn nhìn nó như một thực thể của ý thức. Nhà văn dường như đã bỏ đi khía cạnh bản năng của con người, thay vào đó nhà văn quan tâm đến những suy nghĩ của con người. Ngòi bút của nhà văn không chỉ khám phá con người trong mối quan hệ với xã hội, với tự nhiên mà còn hướng vào đời sống tinh thần, tư tưởng bên trong con người để khám phá hiện thực về lòng người. Ông đi phân tích mổ xẻ mọi ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm tư tình cảm của con người. Có thể nói hiện thực cuộc sống mới sau năm 1975 ngổn ngang bộ bề khiến con người không thể không suy tư, chiêm nghiệm. Và việc xây dựng những con người mang nặng suy tư này của Nguyễn Khải đã cho người đọc thấy được cái nhìn cảm thông của nhà văn đối với con người thời kì sau năm 1975. Từ đó cho thấy quan niệm về con người của Nguyễn Khải ở giai đoạn này đã có sự chuyển biến sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Đồng thời nó cũng là thước đo của sự tiến bộ trong văn học.

2.2.6 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1975 sau năm 1975

Sự chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật sau năm 1975 là hiện tượng phổ biến của mọi cây bút chứ không riêng gì ở Nguyễn Khải, tuy nhiên mức độ chuyển biến ở mỗi nhà văn là khác nhau. Sau 1975, Nguyễn Khải vẫn tìm thấy một khuyng hướng vốn có của mình: thích quan sát, nghiên cứu, khám

75

phá sự đời, nhà văn luôn xông thẳng vào hiện thực với khát khao tìm kiếm và khám phá mạnh mẽ. Cùng với đó quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn có sự vận động biến đổi rõ rệt. Nó vừa có sự kế thừa, tiếp tục quan niệm của thời kì trước vừa thể hiện những khám phá mới, cho thấy sự vận động và phát triển ngày càng toàn diện hơn. Những vấn đề, những con người mà Nguyễn Khải hằng quan tâm và thể hiện ở trong văn học thời kì trước được khám phá và soi rọi tiếp với cái nhìn sâu sắc, thấu đáo hơn trong văn học giai đoạn này.

Sau 1975 Nguyễn Khải đã có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống đặc biệt con người. Lúc này nhà văn đi sâu vào con người cá nhân với tư cách là những thực thể riêng, phong phú và phức tạp chứ không phải là con người tập thể, những con người tích cực, tiêu cực như trước nữa. Soi chiếu con người từ phương diện đời tư thế sự nhà văn đã cho ta thấy con người có những số phận riêng, tình cảm riêng. Đằng sau số phận con người là ý nghĩa nhân sinh của thời đại. Với cái nhìn mở rộng như vậy, con người hiện lên “đời” hơn, thật hơn. Nhà văn không còn lý tưởng hóa, lãng mạn hóa con người mà nhìn nhận nó như vốn có và trong tác động đa chiều của cuộc sống hôm nay. Những tác phẩm sau 1975 của Nguyễn Khải thể hiện những suy tư của nhà văn về số phận con người trong sự va đập với các biến cố trong đời sống và các sự kiện lịch sử. Nếu trước 1975 Nguyễn Khải quan tâm đến vấn đề chính trị - xã hội lớn lao thì nay ông chú ý nhiều đến vấn đề có ý nghĩa triết học, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định văn xuôi Nguyễn Khải có sự chuyển biến từ phong cách chính luận sang triết luận và triết luận trở thành một đặc trưng nổi bật làm nên tên tuổi của Nguyễn Khải trên văn đàn.

Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải đã giúp ông không ngừng mở rộng đối tượng thẩm mỹ cho các sáng tác của

76

mình. Không chỉ có hình tượng con người tập thể, con người cộng đồng, Nguyễn Khải còn quan tâm đến hình tượng con người cá nhân. Từ những nhân vật chủ yếu thể hiện các phẩm chất, ý chí cách mạng, từ những con người thuộc về giai cấp, cộng đồng nhà văn quan tâm đến những con người cá nhân trong đời sống hằng ngày với những bình diện có ý nghĩa triết học sâu xa của chúng. Con người vừa là một thành viên của giai cấp, của xã hội, của cộng đồng dân tộc vừa là một cá nhân được khám phá trong mọi khả năng phát triển và chiều sâu của nó.

Trước năm 1975, con người trong sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng trong văn học Việt Nam nói chung là đối tượng để ngợi ca hay phê phán, nhưng giờ đây con người còn là đối tượng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong sự phát triển nội tại. Những sáng tác của Nguyễn Khải thời kì này thể hiện sự chuyển biến của ngòi bút từ hướng ngoại sang hướng nội và đào sâu vào thế giới tinh thần, tư tưởng của con người. Vì thế thế giới con người trong sáng tác của Nguyễn Khải cũng được mở rộng với nhiều kiểu con người xuất hiện. Nếu con người trong sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn trước 1975 thường được nhấn mạnh ở góc độ xã hội thì ở thời kì sau 1975 con người xuất hiện với tư cách cá nhân, với thế giới tinh thần đầy phức tạp, với những trăn trở suy tư dằn vặt,…

Trong các sáng tác trước năm 1975, Nguyễn Khải mới chỉ dừng lại ở những vấn đề cấp thiết của lợi ích cách mạng, lợi ích cộng đồng, mà chưa vươn tới những vấn đề có tính quy luật của cuộc sống. Đến giai đoạn sau, những tác phẩm của ông tuy vẫn gắn bó với những vấn đề thời sự chính trị, thời sự nhưng nó còn thể hiện những vấn đề của thế thái nhân tình, nó hướng vào những cuộc đối thoại tư tưởng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh như: niềm tin, lẽ sống, nhân cách cá nhân… Nhà văn khám phá, lý giải con người trong tổng hòa các mối quan hệ của nó với cái nhìn đa chiều trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống.

77

1975

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 80)