Nhân vật người kể chuyện là “Tôi” ngôi một

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 107)

i

3.3.1Nhân vật người kể chuyện là “Tôi” ngôi một

Khảo sát các sáng tác của Nguyễn Khải chúng tôi thấy rằng có hơn 80% tác phẩm của ông được viết dưới hình thức là một câu chuyện kể. Trong đó có 6 cuốn tiểu thuyết viết sau viết sau năm 1975 thì 4 cuốn nhân vật kể chuyện là “Tôi” - ngôi một. Điều đó chứng tỏ trong tác phẩm của mình Nguyễn Khải thường sử dụng ngôi thứ nhất với tần số cao. Và trong chặng đường sáng tác của Nguyễn Khải có sự vận động của nhân vật người kể chuyện. Ở mỗi thời kỳ, nhân vật người kể chuyện phải tập trung vào những vấn đề phù hợp với những yêu cầu và đòi hỏi của cuộc sống trong thời kỳ đó.

Trong tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, người kể chuyện là nhân vật “Tôi”

102

người kể chuyện khách quan, đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, kể lại câu

chuyện Gặp gỡ cuối năm giữa cuối năm giữa những người thân trong gia

đình. Bối cảnh của câu chuyện diễn ra ở miền Nam vào thời điểm cuối năm 1975. Cách mạng như một tất yếu lịch sử diễn ra không gì thay thế được. Sự thay đổi ấy đã quy định số phận của mỗi con người. Trong tác phẩm nhân vật “Tôi” có tên Việt đã giới thiệu về cái không gian chật hẹp, cái khoảng thời gian ngắn ngủi để nói về cuộc gặp gỡ tưởng như chỉ là trò bông đùa, vui vẻ trước thềm năm mới nhưng thực tế là cuộc đối đáp tự do về mọi đề tài chính trị - xã hội. Trước tiên người kể chuyện giới thiệu mình qua thông báo: “Tôi là người đầu tiên trong đám khách được bà chủ mời tới ăn bữa cơm cuối năm”. Lời giới thiệu có tính chất tạo tính chân thật cho câu chuyện, để người kể chuyện giữa vai trò vị trí khách quan để miêu tả, để kể cho chúng ta về diễn biến của câu chuyện, về những người có mặt trong buổi gặp gỡ cuối năm tại nhà chị Hoàng. Họ đa số là những trí thức, lại có đủ cả ngững người chiến thắng và chiến bại. Đó là một luật sư, một chiến sĩ cách mạng hoạt động tình báo trong đội ngũ của địch, một nhà văn cách mạng, một nhà báo trẻ,... mỗi người có mặt tại đây mang theo một tâm trạng khác nhau. Người kể chuyện không đi tìm hiểu tâm trạng ấy của họ mà nhìn thấy nó qua những trao đổi của họ với nhau. Nhưng có lẽ rõ nét nhất là những chi tiết người kể chuyện kể về nhân vật bà Hoàng - bà chủ của bữa tiệc đêm tất niên - một người phụ nữ có bản lĩnh nhưng cũng có phần cố chấp. Điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện lúc này không còn đứng ngoài khách quan miêu tả về những cái cổ hủ, lạc hậu của bà nữa mà chuyển sang nhân vật, nhập vào nhân vật để nhìn nhận chính mình, về cuộc đời. Bà đã tuyên bố một điều hệ trọng đã được nung nấu trong tâm can: “Chị sẽ tuyên bố một điều quan trọng, là thái độ dứt khoát của chị với tình hình thực tại” [42, tr.138]. Và đúng lúc tiếng pháo giao thừa vang lên, mọi người nâng ly chúc mừng năm mới thì bà Hoàng “từ

103

phòng ngủ bước ra, mặc áo gấm màu xanh thẫm quần Cẩm Châu đen, lại đi cả hài cườm như người đầu thế kỷ bước ra, một cái hòm gỗ tốt, có sơn thiếp, có trạm trổ, theo thời giá khoảng ba ngàn đồng” [42, tr.156]. Người kể chuyện tỏ ra khá bất ngờ nhưng là bất ngờ trong sự tán thành trước sự thay đổi của nhân vật Hoàng. Người kể chuyện phải là người chứng kiến mọi sự việc, mọi hành động của nhân vật và diễn biến của câu chuyện. Anh ta miêu ta khách quan nhưng cũng không quên thể hiện sự đánh giá chủ quan của mình. Đặc biệt là sự đồng tình, niềm vui mừng trước cái thiện cái mới và lên án phê phán sự cám dỗ của đồng tiền. Như vậy trong tác phẩm này, điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện xưng “Tôi” khi kể lại câu chuyện là điểm nhìn trực tiếp của người tham gia câu chuyện nhằm mang lại tính khách quan, chân thật cho tác phẩm.

Trong Thời gian của người, nhân vật xưng “Tôi” kể về cuộc đời, cách

ứng xử, cách nhập thế của ba nhân vật mà ông quen biết. Họ có mục tiêu sống và hành động khác nhau nhưng cung chung một chí hướng. Ba Huệ, Quân và cha Vĩnh họ đều là những người gắn bó cả đời mình với quê hương, với dân tộc. Hàng năm ba người họ gặp nhau tại nông trường cao su Dầu Tiếng. Ở đây, người kể chuyện là người quan sát quá trình vận động của câu chuyện, với cái nhìn về quá khứ đã tái hiện sâu sắc hiện thực hôm nay mà trăn trở bao chuyện nghề, chuyện đời, bao vấn đề đặt ra vì “Mỗi đời người đều có một khoảng thời gian đứng nguyên đó, không trôi đi, không biến mất, chốc chốc lại chớp lên chiếu sáng tất cả”. Người kể chuyện ở đây không phóng tầm nhìn ra thế giới xung quanh để miêu tả cái ồn ào, cái náo nhiệt, những cuộc trò chuyện tay đôi, tay ba mà nhìn vào chiều sâu của tâm hồn của con người, “đào bới” vào nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn con người. Với điểm nhìn sâu sắc như thế, Nguyễn Khải đã tiếp cận hiện thực bằng sự từng trải của mình. Do điểm nhìn của Nguyễn Khải gắn chặt, bám sát vào đời sống, gắn chặt cái

104

hôm qua để nhìn cái hôm nay đang sống sao cho có ý nghĩa đã tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Cũng do điểm nhìn của nhân vật “Tôi” gần với quan điểm của tác giả nên qua điểm nhìn của kể chuyện ta phần nào thấy được tư tưởng mà Nguyễn Khải gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình.

Như vậy, khi nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất thì người kể chuyện không chỉ nhìn nhận nhân vật, sự việc, diễn biến nội dung cốt truyện với một con mắt khách quan. Qua đó nhân vật phần nào được cá thể hóa tính cách, tư tưởng, chủ đề của truyện phần nào được soi sáng, và tình cảm, thái độ chủ quan của nhà văn cũng phần nào được bộc bạch. Từ đó giúp ta hiểu rõ hơn con người trong tác phẩm của Nguyễn Khải nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người trong quá trình vận động của Nguyễn Khải trước và sau 1975 nói riêng.

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 107)