Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 31)

i

1.2.2Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải

Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật ấy dù có phong phú đa dạng thế nào vẫn có sự thống nhất. Sự thống nhất trong thế giới nghệ thuật ấy chính là cái nhìn riêng, là cách cảm thụ riêng về đời sống cùng khả năng đáp ứng những nhu cầu tư tưởng, tình cảm cũng như thẩm mĩ của con người thời đại. Sâu xa hơn nữa, đó chính là thế giới quan là tư tưởng nghệ thuật hay quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật riêng, đó là nét riêng độc đáo tạo nên diện mạo phong phú, đa dạng của văn chương Việt Nam. Nguyễn Khải là nhà văn sớm định hình cho mình một quan điểm nghệ thuật và cũng nhanh chóng ổn định về phong cách. Có thể nói ở Nguyễn Khải quan điểm nghệ thuật, quan niệm văn chương đã chi phối thực tiễn sáng tác và chi phối phong cách nghệ thuật của ông trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Nền văn học cách mạng ra đời, gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Suốt ba mươi năm chiến tranh, nền văn học cách mạng (1945 - 1975) đã thực hiện sứ mệnh lịch sử là phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Lý tưởng thiêng liêng của Đảng đòi hỏi: Nghệ thuật cũng có nhiệm vụ nhất định: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh. Đây là đường lối văn nghệ phù hợp với yêu cầu của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Giai đoạn này văn học đề cao vai trò của cuộc kháng chiến, tinh thần giác ngộ cách mạng, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới quyết xả thân vì đất nước, vì nhân dân.

Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn thuộc thế hệ người cầm bút đầu tiên được đón nhận những luồng gió mới từ lý tưởng thiêng liêng của Đảng. Hơn nữa cuộc đời riêng của Nguyễn Khải cũng gắn với những biến cố lớn của lịch sử, của cách mạng. Chính cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời ông, mang đến cho ông một cuộc sống mới, lý tưởng mới.

26

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, như một sự gắn bó tự nhiên tất yếu, Nguyễn Khải đến với cách mạng và tự nguyện đứng trong hàng ngũ với tất cả sự sôi nổi, nhiệt tình của tuổi trẻ, muốn góp sức mình cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Nguyễn Khải là một người lính trước khi trở thành một nhà văn. Ông sớm nắm bắt được đường lối văn nghệ của Đảng, bắt gặp lý tưởng cách mạng cũng phù hợp với nguyện vọng của bản thân, nên ông đã nhanh chóng nhận thấy nhiệm vụ của văn học là “vũ khí tư tưởng”, góp phần vào cuộc kháng chiến, góp phần xây dựng đất nước. Ông cho rằng văn học “là một mảng của đời sống chung, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh cho sự nghiệp chung. Nó sẽ là của mọi người, của xã hội” [14, tr.41].

Ở đây Nguyễn Khải quan niệm văn học phải phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân. Coi nội dung đó là vấn đề lớn lao của cách mạng, là sự nghiệp chung khiến nhân dân của nước quan tâm. Ông khẳng định: “Chúng ta phải vì xã hội mà viết, chứ không phải vì cá nhân mình, chớ buông thả mình, phải đấu tranh, phải nghiêm khắc với bản thân mình rất nhiều”.

Nguyễn Khải là nhà văn luôn đặt ý thức công dân lên trên ý thức người nghệ sĩ để hướng ngòi bút của mình tham gia phục vụ cách mạng. Ý thức được sâu sắc chủ trương văn nghệ là “vũ khí” trên mặt trận văn hóa tư tưởng, Nguyễn Khải cho rằng: “Nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng, một nhà hoạt động xã hội bằng phương tiện của mình, một nhà nhân đạo chủ nghĩa”. Đây chính là quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh” của Nguyễn Khải đáp ứng được nhiệm vụ của thời đại và dân tộc. Ông luôn coi nội dung tư tưởng của tác phẩm phải là những vấn đề lớn lao của xã hội, của dân tộc và thời đại. Nói tóm lại tác phẩm phải khái quát được bộ mặt tinh thần của dân tộc mình, của thời đại này.

Nguyễn Khải là nhà văn có phong cách hiện thực tỉnh táo, với ngòi bút xông xáo và đầy tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Khải đã đi thẳng vào những

27

mâu thuẫn trong xã hội và những xung đột giằng xé trong tâm lý tình cảm của mỗi con người. Ông đã phê phán không thương tiếc những mặt tiêu cực lạc hậu của xã hội và chân thành ca ngợi những biểu hiện tốt đẹp, vốn là bản chất của cuộc sống mới. Nguyễn Khải tỏ ra sắc sảo, giàu tính chiến đấu khi đánh địch, khi phơi bày những tất cả những tội ác và thủ đoạn thâm độc của Đế quốc Mĩ, của bọn địa chủ và bọn phản động đội lốt tôn giáo.

Nhiều người cho rằng Nguyễn Khải là cây bút hiện thực tỉnh táo nghiêng về mặt trí tuệ vì ông đã vạch trần những mâu thuẫn còn rơi rớt lại trong một bộ phận nhân dân và đã vạch trần những mâu thuẫn đó ra trước mắt bạn đọc, ông không tô hồng hiện thực lên mà ông để hiện thực khách quan hiện ra phức tạp, đa dạng như nó vốn có. Dưới ngòi bút của Nguyễn Khải hiện thực hiện ra không đơn giản, phẳng lặng mà bề bộn, phức tạp.

Qua Xung đột Tầm nhìn xa ta thấy Nguyễn Khải là cây bút sắc sảo,

tỉnh táo khi đánh địch (bọn phản động đội lốt tôn giáo), sắc sảo trong việc mổ xẻ mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân. Ông đã nhận ra kiểu bóc lột tinh vi trở thành kĩ xảo của một số cán bộ lợi dụng chức quyền của mình. Ngòi bút đầy tính chiến đấu của Nguyễn Khải không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, phê phán tư tưởng tham ô trong một số cán bộ lãnh đạo hợp tác xã mà

còn đề cao vai trò gương mẫu, vị trí chiến đấu của Đảng viên cộng sản. Tầm

nhìn xa còn nêu lên vấn đề cần giải quyết đó là mối quan hệ giữa quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của tập thể hợp tác xã.

Nhưng đến giai đoạn sau 1975 ngòi bút của Nguyễn Khải bỗng chốc trở nên xúc động và đằm thắm hơn khi nói đến đạo đức nhân nghĩa, nói đến giá trị truyền thống của dân tộc, của gia đình. Trong cái nhìn đạo đức ấy, Nguyễn Khải lại đặc biệt đề cao gia phong, xem nó như một thứ tài sản quý giá, níu giữ con người trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. “Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp có phần truyền thống và danh dự

28

của dòng họ, có đạo đức của kẻ trên và nghĩa vụ của người dưới”. Như vậy là, trong những năm gần đây “Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của Nguyễn Khải càng xúc động hơn, tình cảm hơn, giàu chất trữ tình cách mạng hơn và nói chung là nhân hậu và tin yêu con người hơn…” [7, tr.135]. Từ cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt ông đã chuyển sang một cái nhìn đạo đức, một cái nhìn có chiều sâu lịch sử văn hóa.

Sự chuyển biến về nghệ thuật theo hướng đi gần, đi sâu, đi sát với hiện thực đời sống là một đặc điểm của nền văn học cách mạng của chúng ta, là một xu thế chung đối với thế hệ nhà văn trưởng thành và bước ra từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, nếu như ở ngòi bút của các nhà văn khác, sự chuyển biến đó mang tính chất đột xuất, đứt đoạn thì ở Nguyễn Khải trước sau vẫn có tính liên tục, vẫn có nét riêng biệt. Bởi lẽ, Nguyễn Khải có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt, một đôi mắt nhìn đời, nhìn người sắc sảo, nghiêm ngặt và đặc biệt là có một trái tim không bao giờ nguội lạnh trước cuộc đời, hay nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh là do ông đã “khoán chui tư tưởng” trước khi khoán tự do, khoán cả làng.

áng tác của Nguyễn Khải

1.2.3.1 Sự biến đổi của xã hội và lịch sử

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng đất nước và tiếp tục công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để phát triển một nền văn học tiên tiến, cách mạng và nhân dân, Đảng ta chủ trương đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế ở các vùng nông thôn để gần gũi với nhân dân và cuộc sống của họ hơn. Nguyễn Khải là một trong số nhà văn bị cuốn hút mạnh mẽ vào phong trào xã hội để phản ánh những vấn đề thời sự

29

bức thiết lúc bấy giờ, những vấn đề lịch sử rất căng thẳng ở những nơi “mũi nhọn” của đất nước.

Khi đế quốc Mỹ leo thang và bắn phá miền Bắc, Nguyễn Khải có mặt ở những nơi nóng bỏng của đất nước, đến những nơi đầu sóng ngọn gió canh giữ biển trời của Tổ quốc. Trong thời gian đó ông cho ra đời cuốn sách tràn đầy

chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta Họ đã sống và chiến đấu để đi

sâu khám phá cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng nổi bật lên là những tâm hồn đẹp của đội ngũ đông đảo những con người đẹp, những người anh hùng. Rồi Đường trên mây, tác phẩm đi sâu phản ánh những chiến sỹ công binh đang

trấn giữ một địa điểm cực kỳ ác liệt ở Trường Sơn. Hay với Chiến sỹ, Nguyễn

Khải đã ghi lại một cách chân thực hình ảnh những người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngòi bút ông thông minh sắc sảo, ấm cúng, đôn hậu, yêu thương. Sau năm 1954, nhân dân miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Khải lại hăm hở hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước, ông có mặt trên những chuyến đi về với Điện Biên - nơi một thời oanh liệt ngày xưa để phản ánh hiện thực cuộc sống con người nơi đây.

Như vậy, Nguyễn Khải sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước cảnh xã hội trong thời kỳ vàng son mà oanh liệt. Với tư cách là một nhà văn, một chiến sỹ cách mạng, trong thời gian này, Nguyễn Khải đã cho ra đời những “thiên anh hùng ca” ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân và của dân tộc ta. Mà chỉ miêu tả cái hiện thực đấu tranh thôi, “tự nó đã làm một thiên anh hùng ca cảm động nhất, giàu màu sắc lãng mạn nhất”. Và chính cái lãng mạn ấy là khía cạnh tích cực của bản thân hiện thực, là đôi cánh của đất nước những năm 1945 - 1975.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa đến một chặng đường mới cho nền văn học Việt Nam. Đã hơn 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

năm từ thời điểm lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân tộc, đi qua những bước thăng trầm của lịch sử và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện làm nên diện mạo của một nền văn học mới. Đây là chặng đường chuyển biến từ nền văn học thời chiến, văn học thời chiến sang nền văn học thời bình, văn học thời hậu chiến. Tính chất chuyển biến này được thể hiện rõ rệt ở đầu thập niên những năm 80, khi tình hình kinh tế xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Nền văn học giai đoạn này bị chững lại và không ít nhà văn rơi vào tình trạng bối rối, không có phương hướng sáng tác. Ý thức nghệ thuật của một số đông nghệ sĩ và công chúng chưa chuyển biến kịp thời với hiện thực cuộc sống xã hội. Đây là khoảng thời gian mà Nguyên Ngọc gọi là “khoảng chân không trong văn học”. Nhưng cũng chính trong những năm này đã diễn ra sự vận động ở chiều sâu đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, những tìm tòi quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm với đời, những người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Và Nguyễn Minh Châu là người “mở đường tinh anh và tài năng” đã đi được xa nhất ở thời kì này, với việc hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề thế sự - đạo đức trong đời sống hằng ngày của con người. Góp phần tạo chuyển biến theo hướng mới cuả văn học trong những năm này còn phải kể đến các sáng tác của Nguyễn Khải và nhiều cây bút khác như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Dương Thu Hương, Nguyễn Duy, Ý Nhi, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ... Các tác giả của nền văn học hậu chiến này đã rút ngắn lại khoảng cách giữa văn học với đời sống, kéo văn học về gần với đời sống hơn.

Đặc biệt, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kì mới cho đất nước vượt qua khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Đường lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp tục theo đó là nghi quyết 05 của Bộ Chính

31

trị, cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện của giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đều thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học dân tộc, tạo ra thời kì đổi mới cho văn học dân tộc Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Vào nửa cuối những năm 80 và đầu những năm 90 đã phát triển mạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản.

Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho

khuynh hướng này và trở thành sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 - 1987. Chiến tranh cũng đã được Nguyễn Minh Châu nhìn nhận từ góc độ tác

động của nó đến đời sống, số phận và tính cách con người trong Cỏ lauMùa

trái cóc ở miền Nam, còn với Bảo Ninh thì Nỗi buồn chiến tranh đeo đẳng và ám ảnh những thế hệ đã đi qua cuộc chiến đến hết cuộc đời. Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày khủng hoảng xã hội qua việc thay đổi giá trị của lối sống

trong Tướng về hưu, Không có vua. Còn Bến không chồng của Dương Hướng,

Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng lại là những bức tranh hiện thực nhiều mảng tối về con người. Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi sâu vào mọi khía cạnh trong đời sống, đi vào những góc khuất trong tư tưởng tình cảm của con người để làm nên một gian đoạn văn học gần gũi với cuộc sống mà Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn đó.

Như vậy, qua việc khảo sát trên có thể nói lịch sử xã hội trước và sau năm 1975 là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi sâu sắc của văn học. Là điều kiện đầu tiên giúp các nhà văn có cái nhìn riêng về cuộc sống và con người, về sự nhìn nhận, đánh giá về con người. Và Nguyễn Khải một nhà văn tài năng của văn học dân tộc cũng là một trong số đó. Ở mỗi một giai đoạn văn học khác nhau, mỗi điều kiện lịch sử xã hội khác nhau Nguyễn Khải đều

32

có những cảm quan và nhận thức khác nhau về con người. Nếu như con người trước năm 1975 được Nguyễn Khải nhìn nhận ở tính giai cấp, cộng đồng thì sau năm 1975 Nguyễn Khải lại xem xét con người ở mặt đời tư thế sự. Do đó, có thể khẳng định rằng chính lịch sử xã hội cũng là một trong những nhân tố

Một phần của tài liệu Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nguyễn khải trước và sau 1945 (Trang 31)