Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán

98 1.1K 7
Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp 5 NỘI DUNG Chương1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phùng Quán 6 1.1Phùng Quán “Một đời cay cực, một đời lao lực, một đời thơ” 6 1.2.Quá trình sáng tác của Phùng Quán 15 Chương 2. Quan niệm nghệ thuật về con người 23 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 23 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán . 26 2.2.1. Con người yêu nước 26 2.2.2. Con người với lý tưởng sống cao đẹp 39 2.2.3. Con người ngay thẳng trung thực 42 2.2.4. Con người gắn bó tha thiết với cuộc đời 50 Chương 3: Nghệ thuật thể hiện con người trong sáng tác của Phùng Quán 62 3.1. Giọng điệu 62 3.2. Ngôn ngữ 75 KẾT LUẬN 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Sự phát triển của văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự phát triển của khả năng tự nhận thức, đánh giá, khám phá và biểu hiện mình của con người. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác phẩm văn học hướng vào chiều sâu trong mỗi cá nhân, là tiêu chuẩn đánh giá giá trị nhân văn của một hiện tượng văn học. Người nghệ sĩ luôn trăn trở suy nghĩ vì con người, khám phá những điều mới mẻ vì con người đó là người nghệ sĩ chân chính. Bên cạnh đó quan niệm nghệ thuật về con người cho thấy sự lý giải, cắt nghĩa con người có tính phổ quát, trong giới hạn mang tính phổ quát ấy, nhà văn nào thể hiện được sự khác biệt chứng tỏ nhà văn đó có tính sáng tạo. Vì thế , tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm cho thấy tài năng và sự sáng tạo của nhà văn. 1.2. Phùng Quán là một nhà văn tài năng. Ông để lại trong kho tàng văn học dân tộc những tác phẩm ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông tái bản bốn lần liên tiếp, được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955, nhà xuất bản văn học thiếu nhi Liên Xô dịch năm 1956, là tác phẩm quen thuộc của cả một thế hệ thanh niên yêu nước. Trường ca Võ Thị Sáu năm 1955, tái bản ba lần, giải nhất cuộc thi sáng tác hưởng ứng Đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới Vacsava (Ba Lan). Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được tái bản tới năm lần, lần gần đây nhất là năm 2009 với số lượng hàng nghìn bản. Bên cạnh đó, Phùng Quán tỏ ra rất có duyên với thể ký, tập ký Ba phút sự thật được đón chào nhiệt liệt, tái bản năm 2010. Điều đó cho thấy các sáng tác của Phùng Quán có sức sống lâu bền và sức hấp dẫn mãnh liệt. 2 1.3. Khoảng năm 1956-1958, Phùng Quán tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm rồi bị “treo bút”. Tên tuổi Phùng Quán dần bị lãng quên trên thi đàn. Năm 1988, ông được phục hồi hội tịch Hội nhà văn Việt Nam. Từ đó tới nay, tác phẩm của ông có một đới sống mới. Đã có nhiều bài báo, bài phê bình văn học về sáng tác của Phùng Quán, nhưng nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu toàn vẹn và có hệ thống.Chúng tôi muốn đóng góp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống về sáng tác của Phùng Quán góp phần đánh giá thỏa đáng hơn về hiện tượng văn học này. Đặc biệt vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán là đề tài còn bỏ ngỏ. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1954, Vượt Côn Đảo được xuất bản đã gây tiếng vang lớn, làm náo nức cả văn đàn, một năm được tái bản tới bốn lần. Tác phẩm làm dấy lên nhiều khát vọng ở những nhà văn trẻ tuổi, Nguyễn Khải viết: “Đọc rồi cứ bàng hoàng vì chưa thể tin văn chương Việt Nam có thể hay đến thế…Không là người trong cuộc làm sao viết được những trang văn rạo rực hơi thở của một thời…Với những cái gì đang có làm sao viết nổi một trang sách như Vượt Côn Đảo”.[22.272] Văn Tâm nhận xét: “Xuyên suốt tập truyện là cảm hứng tôn vinh cái cao cả và lòng yêu quê hương đất nước, lòng vị tha, xả thân vì đại nghĩa của những chiến sĩ cộng sản bình dị”[22.8]. Năm 1988, Phùng Quán được phục hồi hội tịch, Tuổi thơ dữ dội được xuất bản gây xúc động mạnh mẽ với độc giả. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện nhận xét: “…Với một Gavroche, Victo Huygo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh gian khổ, trường kỳ với cha anh không kém gì nhưng Gavroche trên chiến lũy Pháp. Thế mà sách vở viết về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều. Với quyển Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán 3 đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng…Tôi chỉ mong làm sao tất cả các thiếu nhi Việt Nam đều được đọc sách này”. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng ban tặng cho con người là Tuổi Thơ.Viên ngọc màu nhiệm trong sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ người Việt Nam chưa cầm viên ngọc trên tay Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó”. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ: “Tôi đã khóc, đã kiêu hãnh, tự hào, đau đớn trước Tuổi thơ dữ dội. Tuổi thơ với những khuôn mặt tràn trề sức sống, đáng yêu, bất khuất, quyết liệt”. Các bút ký của Phùng Quán gây chú ý đặc biệt: “Với Phùng Quán- Ba phút sự thật…chúng ta lại được gặp những trang văn thấm đẫm nước mắt và nụ cười của ông, những trang viết khiến ta xúc động và day dứt khôn nguôi”( Nguyễn Khắc Phê)[32] Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Giá trị của tập sách này trước hết là những sự thật được trả lại, được biết đến, được coi trọng dưới ngòi bút văn của Phùng Quán”[32]. Số bài thơ của Phùng Quán để lại không phải là quá đồ sộ nhưng cũng cho thấy một gương mặt riêng không thể lẫn trong nền văn học nước nhà. Hoàng Phủ Ngọc Tường khái quát chính xác: “Tình ca của Phùng Quán bao giờ cũng là tiếng kêu đoạn trường của con người tự cảm thấy mình bị xúc phạm và kêu đòi quyền được sống có nhân phẩm của nó(…) Thơ Phùng Quán là bài ca về rượu và những cơn say, về tình bạn và sự thủy chung, về thú rong chơi và cuộc sống phóng khoáng, hoặc trăm thứ khác của nhân tình thế thái”[19.61]. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: “Thơ Phùng Quán là thơ yêu làng, yêu nước, yêu đồng đội, yêu Nhân dân của mình. Giọng điệu hào sảng, đầy lửa, đầy tính chiến đấu, niêm tự hào và lòng biết ơn Nhân dân. Điều ấy đúng với con người đầy nhiệt tình cách mạng của Phùng Quán.[19.167] Nhà nghiên cứu Văn Tâm đúc kết: “Cốt cách của một kẻ sĩ 4 “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cốt cách ấy, phẩm giá ấy là một bài thơ, bài thơ lớn, thành công lớn, kiệt tác suốt một đời gắn bó với thơ của Phùng Quán”.[19.257] Những ý kiến quan điểm trên đây được đăng trên các báo, tạp chí chủ yếu để bày tỏ tình cảm với tác giả, tác phẩm mà người viết yêu thích. Chưa có đề tài nào nói tới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán. Trên cơ sở đó chúng tôi đi tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán vận dụng lý thuyết thi pháp học. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán. Giúp người đọc hiểu đúng về con người, sự nghiệp văn học, giá trị văn chương trong sáng tác của Phùng Quán. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 1. Thơ Phùng Quán (NXB Văn Học 2003) 2. Tuổi thơ dữ dội ( Tiểu thuyết- NXB Văn Học 2006) 3. Vượt Côn Đảo (NXB Lao Động 2007) 4. Ba phút sự thật (NXB Văn Nghệ 2010) 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi sáng tác của Phùng Quán và những nghiên cứu xung quanh các tác phẩm của ông. 5. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Phương pháp hệ thống Phương pháp đồng đại, lịch đại 5 6. Những đóng góp của đề tài Với đề tài “ Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán” luận văn khẳng định giá trị tư tưởng, nhận thức của nhà văn về con người, cho thấy giá trị văn chương trong các sáng tác của Phùng Quán. 6 NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PHÙNG QUÁN 1.1.Phùng Quán “một đời cay cực, một đời lao lực, một đời thơ” Đương thời, Phùng Quán thường tâm sự với bạn bè: “Tôi tưởng như mình không có tuổi thơ và không có tuổi thanh niên. Tôi đã già từ khi mới sinh. Tuổi thơ tôi là một tuổi thơ nghiệt ngã và tuổi thanh niên càng nghiệt ngã hơn. Bảy, tám tuổi đã phải chăn trâu cắt cỏ kiếm cơm, 13 tuổi đã cầm súng ra trận. Ở cái tuổi ngây ngô hồn nhiên nhất, đáng lẽ chỉ biết chơi bi, đánh đáo, hái trộm quả nhà chùa…thì tôi đã phải chứng kiến cảnh đầu rơi máu chảy, phải cướp súng giặc, vượt ngục…” Phùng Quán sinh tháng 1 năm 1932, tại làng Thanh Thủy Thượng, Tổng Dạ Lê, nay là xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Nhà nghèo, cha lại mất sớm khi ông mới biết bò.Là con một - “hũ mắm treo đầu giàn” - nhưng từ khi rất nhỏ, ông đã phải lang thang ở với hết chủ này đến chủ khác trong làng để kiếm miếng cơm manh áo. Suốt ngày quần quật với việc nấu cơm, giữ em, chăn trâu cắt cỏ nên lúc nào người cũng đen nhẻm, nồng mùi bùn đất.Và cũng chính vì quá nghèo nên Phùng Quán phải bỏ học từ rất sớm. Sinh thời, Phùng Quán là một cậu bé thông minh nhưng nghịch ngợm nên thường xuyên bị đòn quắn đít. Mọi người trong làng gọi cậu là thằng Bê. Có lần Bê nhảy vào vườn nhà ông thầy bói trong làng định ăn trộm ổi tàu nhưng bị tóm. “ Ông thầy bói không đánh Bê, nhưng lại gieo một quẻ bói…tiên tri: Khi lớn lên, thằng này không ăn mày cũng ăn cướp. Đêm đó, nằm nghĩ đến việc ăn cướp thì bị bỏ tù, ăn mày thì bị chó đuổi, Bê bật khóc và quyết tâm phải học lấy một nghề để vượt qua lời nguyền số phận. Bê tìm gặp chú Coong, một người đàn ông lòng khòng, chuyên rao mõ 7 trong làng để xin học nghề. Bê tỏ ra là một học trò có năng khiếu bẩm sinh, chỉ học vài buổi là hôm nào chú Coong mệt, cậu đã có thể đi rao mõ thay. Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ, rồi cuộc kháng chiến trường kỳ lại tiếp tục khi Bê mới được mười ba tuổi. Hàng ngày theo các bạn ra bãi cỏ ven làng chăn trâu, cậu hăm hở nhìn theo những đoàn tàu chở bộ đội lao về phương Nam. Từ trong các cửa sổ toa tàu vọng ra tiếng hát hùng tráng: “Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi…” làm Bê như bị thôi miên. Cách mạng đối với một chú bé nghèo khổ như Bê lúc đó thật sự là một ngày hội và là niềm mơ ước. Đó là những gương mặt sáng ngời, là cơm no, áo mặc, là tiếng hát và tiếng cười… Cậu muốn bỏ làng để đi theo những tiếng hát kia. Thế là một buổi chiều, Bê nhảy lên tàu, không cho gia đình biết. Đến Lăn Cô các chú vệ quốc đoàn phát hiện. Họ định đuổi xuống nhưng cậu bé năn nỉ: “Cháu đi thế này, trâu chạy mất rồi, đằng nào cháu cũng không thể về nhà được nữa”. Cậu còn nói dối là không còn ruột thịt thân thích gì. Các chú thấy thế, thương tình nên đã cho Bê ở lại làm liên lạc. Kể từ buổi chiều hôm đó, cậu bé Phùng Quán đi theo cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cùng với các cô, các bác, cậu cũng lăn lộn ở chiến trường Thừa Thiên-Huế, làm một chiến sỹ nhỏ của trung đoàn Trần Cao Vân. Những ngày tháng anh hùng đó với bao nhiêu chuyện buồn vui, bi tráng về thời kỳ sôi nổi ấy sau này được Phùng Quán kể lại trong bộ tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội Nếu như chuyện Phùng Quán trở thành chiến sĩ tự nhiên, thì chuyện ông trở thành nhà văn thật ly kỳ. Ông đến với nghề cầm bút không phải từ lý luận, sách vở, từ vốn kiến thức thu nhận qua trường lớp mà từ thực tế cuộc sống của nhân dân lao động và chính bản thân mình, bằng con đường tự học. Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết, quân độ ta gấp rút cần một tổ phóng viên vào Sầm Sơn-Thanh Hóa để đưa tin trao đổi tù binh. Nhà văn Thanh Tịnh đã tiến cử Phùng Quán (lúc này đi học ở trường Quân chính 8 về) với công việc khá đặc biệt : “ Người ta phát cho ông một cái máy to đùng như tráp thợ cạo, bằng đồng, có cái ống dài như khẩu súng (nhưng là máy… dỏm) với nhiệm vụ: khi phóng viên nước ngoài đến, chúng cứ định chụp ảnh là ông cũng giơ máy, nhảy lên chắn trước mặt không cho chúng chụp”. Trong những ngày ở Sầm Sơn, được đón hàng ngàn tù binh từ các trại giam của định trở về (phần lớn là tù Côn Đảo), được nghe họ kể về những ngày tháng sống khổ cực trong tù, bị địch tra tấn, rồi chuyện vượt ngục, chuyện về Võ Thị Sáu lúc bị dẫn ra pháp trường còn hát vang bài ca cách mạng…, Phùng Quán rất xúc động. Ông viết trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo gửi về Cục Tuyên huấn. Những chuyện khác, ông đem kể lại cho bộ đội và dân trong vùng đóng quân nghe. Mỗi lần lại thêm thắt chút ít. Nghe hấp dẫn, một người bạn đã động viên Phùng Quán nên viết ra. Được bạn động viên nhiệt tình, ông tìm một tập giấy để lúc nào rảnh thì ngồi cắm cúi ghi chép. Nhiều người thấy thế, hỏi Phùng Quán, ông trả lời: “Em viết quyển tiểu thuyết về những người chiến sỹ cách mạng bị địch cầm tù” trong khi Phùng Quán hầu như chưa hiểu biết gì về lí luận tiểu thuyết. Có người bảo rằng Phùng Quán liều, ông cười: “Em là lính, thích thì cứ viết đại, có mất gì đâu mà sợ”. Sách viết xong đưa cho nhà văn Vũ Tú Nam sửa, ông kêu lên: “Thằng này viết hay lắm, nhưng nhiều lỗi chính tả quá”. Phùng Quán lại cười: “Thì em nhảy thẳng từ trên lưng trâu về trung đoàn mà”. Tác phẩm đầu tay có nhan đề Vượt Côn Đảo, ngay trong năm đầu xuất bản đã được tái bản tới 4 lần, được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước say mê. Vượt Côn Đảo đã cùng với những chuyến tàu bí mật chở vũ khí vượt biển vào chiến trường trong những năm cách mạng miền Nam đen tối nhất. Với bầu nhiệt huyết và với cả cái liều của một chú bé liên lạc không đắn đo lao vào lửa đạn, Phùng Quán cầm súng chiến đấu và cầm bút viết văn như thế. 9 Nhưng rồi, cuộc đời không suôn sẻ. Tuổi thơ dữ dội qua đi, Phùng Quán lại bước vào một tuổi trưởng thành đầy gian nan, cực nhọc và đắng cay mà ông tự trào là 30 năm “cá trộm, rượu chịu, văn chui” với một loạt những tác phẩm ký bằng nhiều bút danh khác nhau nhưng tất cả đều xứng đáng với tư cách nhà văn. Quãng đời lận đận sóng gió mấy mươi năm của ông không chỉ luôn túng bấn mà dường như bị gạt ra ngoài lề xã hội, luôn phải “đi bên cạnh cuộc đời”, nhưng ngay cả trong hoàn cảnh như thế, Phùng Quán vẫn không ngừng sáng tác. Bị tước quyền tác giả thì ông in chui. Mượn tên bạn bè thân hữu, ông in khoảng 60 truyện tranh, 10 tác phẩm văn xuôi và cũng bị mất khoảng 10 tác phẩm khi các nhà xuất bản phát hiện ra đó là sáng tác của ông. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lênin, ông viết truyện ngắn Như con cò vàng cổ tích để dự thi. Tác phẩm ký bút danh Vũ Quang Khải – em vợ Phùng Quán ,đã đạt giải Nhất, Liên Xô gửi tặng một chiếc xe đạp – chiếc xe đã theo Phùng Quán suốt cuộc đời. Đặc biệt, Tuổi thơ dữ dội (Tập 1) cũng được viết trong thời gian này, in lần đầu năm 1983 với tiêu đề Buổi đầu thử thách, ký tên Đào Phương. Suốt 30 năm bị “treo bút” từ sau vụ Nhân văn – Giai phẩm, sống trong khốn khó cả vật chất lẫn tinh thần, những đồng tiền nhuận bút ít ỏi từ những tác phẩm “viết chui” ấy đã đỡ đần ít nhiều cho vợ con ông sống qua ngày. Cuộc sống cứ trầm uất, nặng nhọc như thế, mãi tới thời kỳ đổi mới, Phùng Quán mới được viết văn, làm thơ dưới cái tên đích thực của mình. Cuốn sách đầu tiên mà ông được trả lại tên là Tuổi thơ dữ dội. Đó là một phần đời ông, là “bản di chúc chiến sĩ” của người cộng sản. Cũng trong thời gian này, ông được Nhà xuất bản Trẻ in cuốn truyện thiếu nhi dày 200 trang, nhan đề Dũng sĩ Chép Còm. Sách in 40 ngàn bản. Tên tuổi ông trở lại văn [...]... Từ những sáng tác văn xuôi đến những sáng tác thơ, Phùng Quán đều nhất quán trong quan điểm: viết một cách trung thực, thành thật với cuộc đời và với chính bản thân mình 22 Chương 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 2.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người “Văn học là nhân học” ( M.Gorki) Quan niệm nghệ thuật về con người được định nghĩa: “Là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được... tới sau 1980 Vì thế mà quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện rất phong phú và đa dạng, từ con người của cái ta chung ,con người anh hùng cách mạng cho tới con người cá nhân trong thời bình 25 2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán 2.2.1 Con người yêu nước Con người yêu nước là hình tượng quen thuộc trong văn chương Đó là những con người có lòng tự hào dân tộc, yêu tha... nhận thức của chính nó cũng đưa ra một quan niệm, một kiểu tư duy nghệ thuật về hiện thực và con người nhằm chiếm lĩnh thực tại một cách hiệu quả”[1.17] Thời đại văn học mới bao giờ cũng ra đời những con người mới và miêu tả những con người ấy làm văn học đổi mới Do đó, sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng của sự vận động văn học Quan niệm nghệ thuật về con người không... hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nghệ thuật trong đó”[28.43] Quan niệm con người cung cấp mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, tạo ra hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật về con người trong tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, gắn với quan niệm phong cách nghệ thuật nhưng cũng là con đẻ của thời đại “ Mỗi... Con người yêu nước trong sáng tác của Phùng Quán là những con người bình thường nhưng hành động dũng cảm lạ thường bởi trong mỗi con người ấy có lòng yêu nước mãnh liệt, trong sáng Con người yêu nước có mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt hơn cả là những chiến sĩ nhỏ tuổi như những chiến sĩ trinh sát trong Tuổi thơ dữ dội Phùng Quán không chỉ ngợi ca những thiếu niên anh dũng mà còn cho thấy bộ mặt thật của. .. hương xứ sở, sẵn sàng hy sinh anh dũng vì đất nước Bên cạnh cách nhìn nhận và biểu hiện quen thuộc, Phùng Quán cho thấy nhiều nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con người yêu nước Nói tới con người yêu nước trước hết là con người chiến đấu, hy sinh anh dũng cho đất nước Trong sáng tác của Phùng Quán sự chiến đấu, hy sinh nào cũng đượm màu huyền thoại Xuất phát từ lòng yêu tổ quốc, đồng bào: Yêu... luôn tác động đến cuộc sống, số phận của con người đổi thay, những vấn đề thế sự nhân sinh luôn đặt ra những câu hỏi và dày vò lương tâm mỗi con người thì người viết cũng phải có thái độ và suy nghĩ thích hợp”[12.43] Con người được khám phá về mọi mặt số phận, nhân cách, khát vọng, cả hạnh phúc và bi kịch Những sáng tác của Phùng Quán nằm trong giai đoạn từ 1954 cho tới sau 1980 Vì thế mà quan niệm nghệ. .. huyết của nhà văn Chính trong tác phẩm này, Phùng Quán 20 đã nói được điều mà suốt đời ông tâm niệm: “Tôi là Vệ quốc đoàn, tôi chưa bao giờ là tên phản động” Tác phẩm được viết bằng toàn bộ ký ức tuổi thơ dữ dội của nhà văn với một văn phong độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng cho tác giả Đây cũng là tác phẩm văn xuôi thành công nhất của Phùng Quán, thể hiện rõ nhất con người và năng lực văn chương của ông Tác. .. câu: Con không phải là Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn!” Như vậy, Tuổi thơ dữ dội ra đời là một trong ba dự định lớn nhất trong suốt cuộc đời vất vả, khó nhọc của Phùng Quán Tác phẩm ra đờii là một trong những thành công lớn nhất của ông và cũng là một trong những tác phẩm văn học tiểu biểu viết cho thiếu nhi về đề tài kháng chiến trong thời kỳ đổi mới Tuổi thơ dữ dội là cuốn sách đầu tiên Phùng Quán. .. trình sáng tác của Phùng Quán Phùng Quán là nhà văn đã để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ, ông vẫn viết, vẫn sống Ông đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một nhân cách cao cả, một tấm lòng tin yêu đồng đội sâu sắc, một tấm gương lao động sáng tạo nghệ thuật hết mình Ở thời kỳ đầu, các sáng tác của Phùng . thuật về con người 23 2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người 23 2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán . 26 2.2.1. Con người yêu nước 26 2.2.2. Con người. tài nào nói tới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán. Trên cơ sở đó chúng tôi đi tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán vận dụng lý. Cho thấy quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán. Giúp người đọc hiểu đúng về con người, sự nghiệp văn học, giá trị văn chương trong sáng tác của Phùng Quán. 4.

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan