6. Những đóng góp
2.2.3. Con người ngay thẳng trung thực
Trong sáng tác của Phùng Quán, người đọc luôn bắt gặp những nhân vật chân thật, thẳng thắn và tôn trọng lẽ phải. Hành trình văn chương của ông là hành trình đi tìm cái Chân cái Thiện vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người.
Nhắc đến thơ Phùng Quán, người ta nhớ ngay đến:
Ghét ai cứ bảo là ghét. ( Lời mẹ dặn)[33.94]
Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của kẻ sĩ, của người quân tử. Nhưng sự thực ở đời không phải ai cũng làm được điều ấy, rất nhiều khi người ta phải nói dối, đổi trắng thành đen.
Mẹ ơi chân thật là gì?
Câu hỏi khi người mẹ dặn con “ Phải làm người chân thật”. Đó là một câu hỏi lớn. “ Chân thật”, bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó, biến dạng vì cuộc sống ngày càng phức tạp. Tục ngữ có câu: “ Sự thật mất lòng”, đó là thực tế trớ trêu. Người mẹ trả lời:
Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc
[33.94]
Câu giải thích của người mẹ vô cùng đễ hiểu, hãy là chính bản thân
mình, hãy tự nhiên bộc lộ cảm xúc thật.
Sau khóc cười hồn nhiên là đến chuyện yêu, ghét, một cấp độ cao hơn của thái độ, nhận thức, ứng xử của con người trong xã hội:
Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét.
Nhưng không phải bao giờ cũng yêu ghét rạch ròi được, có khi ghét nói yêu, yêu nói ghét vì con người vốn phức tạp, vấn đề là anh có dám thành thực hay không:
Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết
( Lời mẹ dặn)[31.94]
Đó là thái độ bất khuất, không chịu luồn cúi của nhân vật trữ tình
trước thế lực, cường quyền. Yêu ai cứ bảo là yêu…đã đành là một lẽ yêu
ghét rạch ròi, nhưng quan trọng hơn đó còn là lời nhắc nhở con người hãy sống thật với bản thân, với suy nghĩ của mình.
Từ chuyện chân thật, yêu ghét, nhà thơ đã đưa người đọc đến bản lĩnh của nguồi cầm bút:
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi Đứa bé mồ côi thành nhà văn Những lời mẹ dặn thủa lên năm Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ. Người làm xiếc đi trên dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật ( Lời mẹ dặn)[31.94]
Trong tiểu thuyết tình mười ba chương Trăng Hoàng Cung, Phùng Quán một lần nữa khẳng định trong bài thơ Tôi thích viết trên giấy có kẻ
dòng:
Là nhà văn Tôi yêu tha thiết
Sự ngay thẳng tột cùng Sự ngay thẳng thủy chung Của mỗi dòng chữ viết [31.124]
Đúng như những gì đã tuyên ngôn, nhân vật trữ tình dũng cảm đọc
bài thơ Tôi khóc cho “Nàng thơ” nghe để giãi bày tâm sự của mình. Dĩ
nhiên, bài thơ ấy không dễ nghe đối với Nàng, “nhà thơ” dám nêu thắc mắc “Tôi đã bị dối lừa”: “(…) Tình cờ tôi chợt hiểu/ Một tháng có nhiều đêm
trăng/ Và thời buổi này/ Vào Hoàng Cung là điều quá dễ dàng/ Cả con bò con heo cũng đi trên Trung lộ/ Những gì em nói với tôi hôm đó/ Em đã nói với nhiều người…” [31.250]. Kết cục không khó đoán, Nàng “vụt đứng dậy”: “ Mời anh ra khỏi nhà tôi!” Sự thực được nói ra, tình yêu nát vụn, địa
ngục xuất hiện, nhà thơ thành tử tù ở đó.
Chính vì tôn trong sự thật, viết thật mà Phùng Quán đã dám thẳng
thắn lên án quyết liệt thói tham ô, lãng phí. Chống tham ô lãng phí được viết
năm 1956 khi miền Bắc đang hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hóa từng bước ổn định đời sống. Khó khăn chồng chất nhưng nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất vẫn quan liêu, tham ô, lãng phí tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Phùng Quán đã không ngần ngại khi lên tiếng, ông “viết theo mệnh lệnh của trái tim” và tin như Mai-a-cop-xki “Trái tim tôi thuộc về Đảng”. Nhà thơ đã nhìn đời sống đúng như nó có và chọn những chi tiết rất đắt:
Những bà mẹ quấn rẻ rách Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai máu chảy ròng ròng Bới đồn giặc trồng ngô, trỉa lúa …
Những em thơ còm cõi Lên năm lên sáu tuổi đầu
Cơm thòm thèm độn cám và rau
Mới tháng ba đã ngóng mau đến tết! [31.89]
Ở nông thôn như vậy, còn thành phố:
Những đêm mua lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm Chị em công nhân đổ thùng
Run lẩy bẩy chui vào hầm xí tối Vác những thùng phân…
Thuê một vạn rưỡi một thùng Mấy ai dám vác? [31.90]
Nhà thơ dũng cảm, thẳng thắn lên tiếng, viết cho mồ hôi, nước mắt của người lao động, không ngần ngại vạch mặt, chỉ tên:
Bọn tham ô, lãng phí, quan liêu Đảng đã phê bình trên báo Còn bao tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gầy… Chúng nảy nòi sinh sôi như dòi bọ!
Khắp đất nước đâu đâu chẳng có! [15.92]
Tất cả chứng tỏ một triết lý “Sống thật, yêu thật, nói thật, viết thật” đến tận cùng của nhà văn. Đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, lên án những kẻ tham ô, lãng phí, quan liêu mà Đảng đã phê phán. Phùng Quán có sức mạnh như Hec-quyn được thần đất mẹ tiếp sức. Gần nửa thế kỷ qua, bài thơ vẫn con nguyên tính thời sự. Nhưng “sự thực mất lòng” để có được bài thơ ấy nhà thơ đã phải đánh đổi ba mươi năm sống “cơ cực, lao lực”, để thấy rằng sự trung thực, thẳng thắn không phải lúc nào cũng được tôn trọng.
Người đọc còn bắt gặp những con người chân thật trong những
dòng ký của Phùng Quán. Người học trò của E-dop[22.124] là câu chuyện
thú vị về người bảo vệ của một cơ quan cấp bộ. Cơ quan này có một cái sân gạch lối đi vào nhà vệ sinh, lâu ngày không được cọ rửa trơn kinh khủng. Từ vụ trưởng tới vụ phó, thư ký công đoàn, cán bộ công chức đều đã bị “đo gạch”. Tất cả họ đều bực dọc, càu nhàu, xoa nắn chỗ đau và gột rửa quần áo
sạch sẽ, còn cái sân trơn thì mặc kệ vì nó là của chung. Anh thương binh với thân hình xấu xí được nhận vào cơ quan làm việc hợp đồng, ngày đầu tiên anh cũng bị “vồ ếch”. Nhưng khác tất cả những người còn lại anh dùng bàn chải, chổi cùn, vôi làm sạch cái sân gạch trơn khủng khiếp ấy, mỗi tháng một lần. Cuối năm, anh được thủ trưởng biểu dương vì có tinh thần làm chủ tập thể. Anh khiêm tốn không dám nhận và cho biết về chuyện cái sân sau là anh học theo E-dop. Sau đó, anh kể câu chuyện ngụ ngôn về việc đếm người của E-Dop trong tiệc cưới theo lệnh của ông chủ, có chi tiết E-dop nói với chủ mình chỉ đếm được một người khách, ông chủ lấy làm tức giận không tin, E-dop trả lời: “ Cách đếm của tôi rất đơn giản. Khi tôi đến thì tất cả các khách khứa đã vào trong đại sảnh dự tiệc. Tôi bê một khúc cây đặt ngang lối ra vào rồi ngồi chờ. Tan tiệc, khách khứa ra về. Họ đều ngã phải gốc cây của tôi và đều ngã dúi dụi. Họ đứng lên xoa bóp chỗ bị đau, làu bàu chửi rủa rồi bỏ đi. Duy có bà già bị ngã khá đau. Bà lặng lẽ đứng lên dùng hết gân sức già nua của mình mà vần khúc cây ra khỏi lối đi. Thưa ông chủ, một đàn cừu đi ra bãi chăn thả, nếu vấp phải một vật cản, con nào cũng kêu be be be, chỉ có con người khi bị vấp ngã mới biết tìm cách cho đồng loại khỏi vấp ngã theo”.[22.127] Kết quả là anh bị cắt hợp đồng làm việc. Câu chuyện có thể chỉ là ẩn dụ nhưng vô cùng thấm thía về ý thức của con người trước công việc chung. Một lần nữa người đọc lại thấy ở đời con người trung thực, thẳng thắn không phải lúc nào cũng được hoan nghênh.
Mặc dù vậy Phùng Quán vẫn tin vào sự thật ở đời. Trần Dụ Châu, đại tá, cục trưởng cục quân nhu những năm đầu kháng chiến chống Pháp lĩnh án tử hình vì tội tham nhũng. Người vạch trần bộ mặt thật của hắn là nhà thơ Đoàn Phú Tứ. Trong một lần dự tiệc cưới của cấp dưới Trần Dụ Châu, kẻ được hắn đỡ đầu, chứng kiến đám cưới vô cùng xa hoa, trước mặt vô số quan khách, Đoàn Phú Tứ đã thẳng thắn đọc thơ: “Bữa tiệc chúng ta
sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ” [22.54]. Ngay đêm đó, nhà thơ viết một bức thư dài gửi Hồ Chủ Tịch. Một tuần sau, tòa án quân sự được thiết lập, Trần Dụ Châu lĩnh án tử hình. Chính Phùng Quán đã phải thốt lên đầy khâm phục: “Vô cùng cảm ơn anh. Anh đã làm vinh quang cho thi sĩ của đất nước. Người đầu tiên đứng lên chống hiểm họa tham nhũng tàn hại của đất nước không phải là ai khác, mà chính là thi sĩ, mà đã chống một cách can đảm, dữ dội, quyết liệt biết chừng nào!” [22.55].
Trong Chút nghĩa cũ càng, ta lại bắt gặp một lời tự thú của người
đã từng nói dối. Nhân vật tôi trong câu chuyện này chính là Phùng Quán. Phùng Quán và nhà thơ Đoàn Phú Tứ là những người bạn thân thiết. Khi Đoàn Phú Tứ qua đời, gia cảnh đang lúc cùng quẫn, hầu như không có gì để lo hậu sự. Nhà Phùng Quán không còn gì có giá trị bán để giúp bạn. Sau nhiều đắn đo suy nghĩ, ông viết một bức thư gửi chủ tịch Quốc hội xin tiên trợ cấp mai táng cho người bạn khốn khó với lí do trình bày trong thư là Đoàn Phú Tứ nhờ ông làm như thế khi còn sống. Hết lòng chạy đôn chạy đáo lo cho bạn, cuối cùng tấm lòng nhiệt thành của cũng được đền đáp. Nhưng về sau này, Phùng Quán đã day dứt khôn nguôi vì sự việc này. Nếu như ở chiến trường văn nghệ sĩ sẽ được bảo vệ “Nếu các anh bị bốn bề vây súng giặc- Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn cho các anh”…Khốn nỗi bây giờ muốn che chở, bảo vệ nhân tài không còn can đến ngực, đến máu. Mà cần tiền- thứ chúng tôi không có. Bởi vậy, tôi phải sử dụng đòn liều mạng, mà trong thâm tâm tôi biết đó là một biện pháp rất tồi tệ, không thể nào tha thứ được…Tôi coi thiên hồi ức này là sự tạ tội trước hương hồn nhà thơ Đoàn Phú Tứ vì nội dung điều nói dối của tôi hoàn toàn không phù hợp với tính cách con người ông; đồng thời đây cũng là lời tự thú với đồng chí Lê Quang Đạo mà tôi hết lòng kính trọng, với các anh ở cơ quan văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước và với độc giả! Tôi trông chờ vào sự phán
xét dù nghiêm khắc đến đâu. Tôi hy vọng có như vậy tôi mới được cứu rỗi.” Như vậy không kể mục đích của hành động là gì, đối với Phùng Quán nói dối là tội lỗi không thể tha thứ.
Con người ngay thẳng, trung thực trong sáng tác của Phùng Quán luôn có thái độ và hành động rõ ràng, dứt khoát, không khoan nhượng với
cái xấu và cái ác. Trong bài thơ Chống tham ô lãng phí nhân vật trữ tình
thẳng thắn lên tiếng, xung phong sẽ là người đi đầu chống tệ tham nhũng, quan liêu:
Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết.
Đảng phải lập những đội quân từ diệt Có tôi!
Đi trong hàng ngũ tiên phong.[31.92]
Người bảo vệ cơ quan (Người học trò của E-dop)biết chắc mình
sẽ mất việc khi kể ra câu chuyện ngụ ngôn nhưng anh không lấy đó làm quan trọng, anh vẫn đường hoàng kể cho cả cơ quan nghe trong buổi đại hội công nhân viên chức. Cuối cùng anh bị đuổi việc thật nhưng anh không hề có phản ứng gì. Đó cũng là cốt cách, phong thái của những con người ngay thẳng.
Nhà thơ Đoàn Phú Tứ (Nhà thơ với tệ tham nhũng) trong bữa tiệc
đầy sơn hào hải vị do đại tá Cục trưởng quân nhu chủ hôn, thay vì đọc thơ chúc mừng theo lời giói thiệu, nhà thơ lên tiếng: “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ”. Không hề sợ hãi khi bị tên vệ sĩ tát bốp vào mặt, nhà thơ “nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt”. Ngay đêm đó ông viết thư lên Hồ Chủ Tịch và Trần Dụ Châu đã bị tử hình.
Dù biết chắc nói ra sự thật sẽ gặp phiền hà, thậm chí phải trả giá, nhưng nhân vật của Phùng Quán vẫn thẳng thắn lên tiếng bởi một lý do: “Sự thật có hình khối, con người sẽ đủ sức chấp nhận nó dù có cay đắng đến đâu”.Có lẽ trong sáng tác của Phùng Quán, ngay thẳng, trung thực là nét tính cách nổi bật, gây ấn tượng nhất trong mỗi nhân vật mà ông khác họa. Có nó nhân vật trong sáng tác của ông mới là con người chân chính.