Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán (Trang 27)

6. Những đóng góp

2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán

Phùng Quán.

2.2.1. Con người yêu nước

Con người yêu nước là hình tượng quen thuộc trong văn chương. Đó là những con người có lòng tự hào dân tộc, yêu tha thiết quê hương xứ sở, sẵn sàng hy sinh anh dũng vì đất nước. Bên cạnh cách nhìn nhận và biểu hiện quen thuộc, Phùng Quán cho thấy nhiều nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật về con người yêu nước.

Nói tới con người yêu nước trước hết là con người chiến đấu, hy sinh anh dũng cho đất nước. Trong sáng tác của Phùng Quán sự chiến đấu, hy sinh nào cũng đượm màu huyền thoại.

Xuất phát từ lòng yêu tổ quốc, đồng bào:

Yêu tổ quốc tha thiết Yêu Bác, yêu nhân dân Sáu không thể ngồi không Đợi ngày đưa đi bắn

( Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo)[31.49]

chị Sáu đã “làm cách mạng, đến chết vẫn không thôi”. Người con gái anh hùng gan dạ đến lạ lùng, ung dung trước cái chết:

Phủ trùm lên đôi mắt lóng lánh đen Sáu hất đầu tóc lõa xõa bay lên Và giận giữ quất vào mặt chúng nó: - Bắn tao đi! Tao không bao giờ sợ.

Tao mở mắt to để nhìn luồng đạn chúng mày Bắn tao đi! Mắt tao, ngực tao đây!

Bọn giặc rùng mình run tay súng

Những người tù trong Vượt Côn Đảo đan thuyền, đào hầm giấu

thuyền “ đêm nào cũng đào từ bảy giờ tối đến mười hai giờ đêm… ban ngày làm việc khổ sai quần quật, ban đêm đào hầm, ăn lưng lẽo nửa bụng nhưng tất cả đều vui vẻ phấn khởi hơn bao giờ hết…Qua gần năm tháng đã làm xong chiếc thuyền. Hai chiếc đã cạp xong nằm yên trí dưới hầm giải phóng, ba chiếc năm trên đủ khung, sạp, lạt, mây khi nào đi chỉ cần hai tiếng đồng hồ là cạp xong”. Trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, nhưng người tù đã mưu trí khắc phục khó khăn. Sức mạnh tinh thần đã cho họ quyết tâm, niềm hăng say làm việc, chiến đấu “ Chúng ta có chí căm thù như lửa cháy đã nung đốt đầu óc suốt một năm nay, các đồng chí ở lao cấm cố, tử hình, 9000 đồng chí đã bị giặc giết ở đảo, tất cả người sống, người chết đều trông cậy vào ta”.

Trong chuyến vượt ngục, nhiều chiến sĩ tự nguyện nhảy xuống biển hy sinh để nhường lại cơ hội sống cho đồng đội như anh Chức, anh

Bằng, lão Học… “ cách hai mươi thước, chiếc thuyền gủi lại bể một đồng chí, thành đội hình hàng dọc”. Những người cuối cùng trốn được lên hòn Bà cũng bị bắt. Có chiến sĩ “ lao đầu xuống vực, xác nát vụn, máu đỏ hòa vào lòng vực” để phản đối đòi giặc không được đánh đập anh em. Chuyến vượt biển không thành, nhiều chiến sĩ hy sinh anh dũng. Nhưng tất cả để lại một câu chuyện làm xúc động biết bao thế hệ về những người chiến sĩ cách mạng luôn tranh đấu không mệt mỏi với một tinh thần bất khuất và sức

mạnh phi thường.

Trong Tuổi thơ dữ dội, những thiếu niên vô cùng quả cảm và anh

dũng, hy sinh cả tuổi thơ hồn nhiên, vô tư cho đất nước. Con đường đến với cách mạng mỗi nhân vật là một câu chuyện khác nhau. Trước khi vào Vệ Quốc Đoàn, Hòa đen làm nghề đậu phụ nóng rang ròn. Bồng ban bánh mì từ năm mười tuổi. Một hôm, thừa lúc tên lính Tàu say rượu, Bồng nẫng luôn

khẩu “tôm-sơn” tuồn vào bị bánh mì rồi đi thẳng đến đơn vị Vệ Quốc Đoàn đóng ở cung An Định nộp súng và xin tham gia cách mạng vì “em chán cái kiếp đi ở cho người ta lắm rồi”[33.60]. Tư dát, cái miệng liến láu suốt ngày, hay làm trò hề chọc vui cả đội đã làm một việc liều lĩnh nhất đời. Trên đường đi học về, cậu ghé vào Ga Lớn xem tàu, vào đúng hôm đoàn tàu chở Vệ Quốc Quân Nam tiến. Trên các toa tàu căng đầy khẩu hiệu, biểu ngữ “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, “ thà chết không quay lại đời nô lệ”. từ các toa tàu vang lên tiếng hát “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu…Xếp bút nghiên coi thường công danh…” Cậu liền ném cặp sách xuống sông nhảy theo tàu. Vệ đi diễn trong một gánh xiếc rong, nhà trọ của chủ em bị trúng đạn giặc, em được Vệ Quốc quân cứu. Chỉ huy đơn vị nhận Vệ làm liên lạc. Kể từ đó, em tham gia kháng chiến, sau được chuyển về đội thiếu niên trinh sát.

Vịnh sưa mồ côi cha từ nhỏ, mẹ đi lấy chồng, cậu ở với bác ruột, nhưng thường xuyên bị đánh đập như người ở. Mới lên chín, lên mười mà cậu phải làm việc quần quật từ sáng đến tối. Bác trai cậu xin cho làm ở nhà máy điện Huế. Một đơn vị vệ quốc đoàn đóng quân ở khu vực nhà máy, lúc rảnh Vịnh thường giúp các anh việc vặt, đúng lúc đơn vị đang thiếu một chân chạy giấy tờ, chính trị viên ngỏ ý muốn tuyển cậu. Vịnh không ngờ hạnh phúc ấy lại đến với mình.

Hoàn cảnh gia nhập Vệ Quốc Đoàn của Mừng lại rất trẻ con. Muốn tham gia kháng chiến, nhân lúc các đội viên mải chơi đùa không để ý, Mừng chui bừa vào đứng giữa hàng. Khi bị phát hiện, cậu xin nhảy cầu với một điều kiện “ Em mà nhảy được, anh cho em vào đội với anh hỉ”[33.17]. Mừng nhảy cầu giỏi lại nói rằng mình không còn ai thân thích. Thương cảm trước hoàn cảnh của em các chỉ huy cho mình ở lại đội.

Quỳnh tham gia Vệ Quốc đoàn vì những bài hát cách mạng. Nghe âm thanh vang rộn của những bài hát, em muốn đi theo cách mạng. Thế là em trốn nhà, đi thẳng đến đơn vị Vệ Quốc đoàn, gặp chỉ huy, xin gia nhập đội. Quỳnh được nhân vào đội làm liên lạc và dạy hát cho các anh.

Hoàn cảnh ra nhập Vệ Quốc đoàn mỗi em mỗi khác nhưng đều cùng mục đích là làm cách mạng, cùng chiến đấu và lí tưởng sống, hòa mình vào không khí chung của dân tộc. Song mỗi em đều có những tâm sự riêng về gia cảnh, về người thân. Mừng yêu mẹ vô cùng, hàng ngày cậu vẫn đi tìm lá cây thuốc trên những ngọn cây bút bút cao nhất thành phố, hy vọng sẽ chữa khỏi bệnh hen cho mẹ. Vì nhỏ quá mà Vệ không nhớ được quê quán của mình ở đâu và không nhớ cả mặt cha nhưng “cái mùi vôi nồng nặc trên quần áo cha sau mỗi chiều đi làm về thì cho tới bây giờ nó vẫn còn ngửi thấy”[33.46] Lượm luôn tự hào về người cha thân yêu đã bỏ nghề dạy học để hoạt động chính trị cộng sản. Bị bắt, tra tấn dã man nhưng ông không xưng khai, rồi bị bắn chết ở Côn Lôn, khi đó cậu mới hai tuổi.

Như vậy, từ con đường đến với cách mạng của các nhân vật cho thấy, ở thời điểm lịch sử này, ngay cả trẻ nhỏ cũng mang sứ mệnh cao cả cùng người lớn chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Một thế hệ đã hy sinh tuổi thơ để đất nước đứng lên. Cậu bé Vịnh bị lạc, rơi vào sào huyệt của địch, cậu ra một quyết định táo bạo “trèo lên nóc lầu, dùng cờ tín hiệu báo cho đài quan sát bí mật của cậu Hiền biết về kho xăng đạn núp kín dưới chân ngôi lầu này…Nếu đài quan sát nhận được tin mình đánh về, chắc chắn ban chỉ huy mặt trận phải cho ca nông mooc- chê rót vô đây, hoặc cho Quyết tử quân mang bom vô đánh. Một cái kho xăng dạn to ra ri, đánh trúng thì tha hồ mà cháy, mà nổ! Cả ba đời dòng họ tụi Tây kéo đến đây dập cũng đừng hòng mà tắt”[33.117] Vịnh trèo lên nóc ngôi lầu, buộc chặt mình vào cột thu lôi, rút hai cờ tín hiệu cầm tay. Cậu đưa

hai lá cờ lên, hướng về đài quan sát bí mật, đánh bức điện mà mình đã tính toán sao cho rõ, ngắn và thật chính xác: “Một kho xăng, đạn lớn ngay phía sau ngôi lầu tôi đứng. Yêu cầu bắn”[33.120]. Vịnh đang đưa cao hai lá cờ bắt chéo trước ngực ra hiệu dứt câu, bỗng đột ngột buông thõng hai tay xuống như bị chém xả hai vai. Từ phía quan địch tiếng súng rộ lên từng tràng kéo dài tưởng chừng không bao giờ dứt. Người chiến sĩ thiếu niên hy sinh, đứng cao lồng lộng giữa bầu trời Huế. Bức điện đánh đổi cả cuộc đời của người thiếu niên anh dũng. Tối hôm đó, cả mặt trận thành Huế rung lên trong tiếng gầm nổ dữ dội của súng đạn cầu vồng, kho xăng, vũ khí của địch bị phá “một cột lửa đỏ khé vụt dựng lên chính giữa trung tâm khu vực Pháp đóng” [33.129].

Sự hy sinh của Vịnh làm ta khâm phục, còn với Mừng cậu ngã xuống làm người đọc nghẹn ngào. Kháng chiến đang đến hồi ác liệt, tin của các chiến sĩ trinh sát từ tiền chiến khu đưa về cho biết bọn giặc đang sửa soạn một trận tấn công quyết định vào các Xê ca. Ban chỉ huy trung đoàn quyết định tổ chức một trận phục kích bằng địa lôi lớn nhất và dữ dội nhất từ trước tới nay vào bãi trống trên đường vào Xê ca Bảy, ở đó có đài quan sát cây Quao. Trong lúc nước sôi lửa bỏng này, Mừng đang bị mọi người hiểu nhầm là Việt gian. Cậu vô cùng đau khổ. Sau cái chết của mẹ, Mừng như mất hồn, chạy lại chỗ chôn cất người mẹ tội nghiệp và qua đài quan sát. Cậu chứng kiến cái chết đau đớn của những người bạn bị đạn pháo của giặc bắn, hất tung từ đài quan sát xuống. Lúc này chỉ có người đội trưởng còn sống, đang bị thương nặng, anh giao nhiệm vụ cho cậu trèo lên đài quan sát tiếp tục báo tình hình địch. Tiếng máy bay, tiếng đại bác, tiếng đạn gầm rú, xác đồng đội nằm ngổn ngang, tiếng chuông điện thoại dồn dập “đã làm cho khí phách chiến sĩ lúc xung trận của em sống dậy”. Mừng thoăn thoắt trèo lên điểm cao. Dù bị thương ở hông, ở chân nhưng cậu vẫn cố hết sức quan

sát và báo cáo chính xác tình hình cho chỉ huy. Khi địch đã tới điểm phục kích, trung đoàn trưởng ra lệnh nổ mìn, tiếng nổ rung chuyển trời đất, trận địa mìn đã làm tanh bành hơn hai đại đội của giặc. Đó cũng là lúc tiếng người chiến sĩ trinh sát thiếu niên vang lên trong ống nghe yếu ớt nhưng rành rọt: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Đến phút cuối Mừng muốn được minh oan mình trung thành không phản lại cách mạng.

Cái chết của cậu bé Quỳnh gây chấn động sâu sắc, dữ dội trong lòng các đội viên thiếu niên trinh sát. Quỳnh từ chối tiếp tế và lời thuyết phục trở về cuộc sống sung túc của gia đình. Những giây phút cuối đời em là một bài ca bất tử. Trong lúc cúi gập người để chống chọi với cơn sốt rét đang tràn ngập cơ thể, như có một sức mạnh ghê gớm từ bên trong thúc đẩy, Quỳnh vụt ngồi thẳng dậy, rướn người lên hết sức như sợi dây đàn. Hết sức bất ngờ em cất cao tiếng hát, chính bài hát của em “ Sông Ô Lâu kháng chiến”. “Cặp mắt em mở to, sáng long lanh như có lửa cháy bên trong…khi hát đến câu cuối cùng…toàn thân em run bắn, cặp măt em mở to bỗng dại đi. Ánh lửa cảm hứng trong đáy mắt em vụt tắt ngấm như một ánh chớp. Và em ngã nhào từ trên sạp nằm xuống đất…Một dòng máu đỏ ngắt từ trong miệng trào ra, giàn giụa trên vành môi mở he hé của em”. Một cơn xốc tình cảm quá căng thẳng, quá mãnh liệt làm vỡ tim em.

Con người yêu nước trong sáng tác của Phùng Quán là những con người bình thường nhưng hành động dũng cảm lạ thường bởi trong mỗi con người ấy có lòng yêu nước mãnh liệt, trong sáng. Con người yêu nước có mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt hơn cả là những chiến sĩ nhỏ tuổi như những

chiến sĩ trinh sát trong Tuổi thơ dữ dội. Phùng Quán không chỉ ngợi ca

ác của những kẻ xâm lược khiến trẻ thơ “buộc trở thành người lớn” trong suy nghĩ, hành động.

Tuy nhiên không phải sự hy sinh, cống hiến nào cũng được ghi

nhận, có khi bị hoài nghi và lãng quên. Trong bút ký Bản anh hùng ca bị

mối xông và mười bảy bộ hài cốt, nhân vật Tôi- một chiến sĩ trinh sát nhỏ

tuổi, sau ba mươi năm kể về trung đội cảm tử của trung đoàn Trần Cao Vân. Năm đó trung đội “siêu cảm tử” của trung đoàn được giao nhiệm vụ đánh chiếm nhà hàng Sáp-phăng-giông vào ban đêm. Địch quá mạnh, toàn mặt trận phải rút ra ngoài. Trên đường rút lui trung đội của anh Ngọc bị địch bao vây. Cả mặt trận hy vọng các anh có thể cầm cự đến tối để các đơn vị cứu viện. Nhưng bọn giặc dã man đã tưới xăng ướt sũng ngôi nhà và kêu gọi các anh đâu hàng, nếu không hàng sẽ bị thiêu ra tro. “Chịu chết hay ném súng ra hàng ?” cả mặt trận đang chờ câu trả lời của các anh. Đúng lúc ngọn lửa vụt lên từ trong lầu tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ vang, ngôi lầu bỗng nhiên đổ sụp xuống trong tiếng nổ rung chuyển. Mọi người lúc đó đều phỏng đoán trung đội cảm tử đã hy sinh anh dũng.

Nhưng sự thật cụ thể ra sao thì không ai biết “nó đã cùng thân xác các anh cháy thành tro bụi”. Ba mươi năm sau, nhân vật tôi trở thành nhà văn viết lại những sự thật anh được chứng kiến về trung đội cảm tử. Anh mời bạn bè tới để góp ý thẳng thắn, “không nể nang” cho tác phẩm mà anh đã “vật lộn với nó đến gần kiệt sức” và anh được góp ý thành thật như mong muốn, nói đúng hơn là anh đã bị họ “phang” tới nơi tới chốn rằng:

- “Anh khẳng định câu chuyện anh kể là người thật việc thật thì tôi không tin. Một cá nhân anh hùng, không hạ vũ khí hàng giặc, điều đó có thể xảy ra. Nhưng cả mấy chục con người cũng quyết định như vậy, là bịa đặt!”

- “Các anh hư cấu các nhân vật tích cực, chính diện, tô vẽ nhằm mục đích nêu gương.”

- “Nhưng bọn giặc chỉ đốt ngôi lầu khi cả trung đội đã ra hàng. Chúng đốt để bịt mắt các anh, bảo vệ những người ra hàng chúng… tưởng lầm rằng đồng đội của mình đã chết bất khuất, anh hùng… Trong khi đó, chúng bí mật đưa họ vào vị trí, cho ăn uống, băng bó các vết thương, khai thác tài liệu(…), cho ăn chơi xả láng”.

Nhân vật Tôi khao khát chứng minh đội “siêu cảm tử” các anh đã “sống hào kiệt và chết anh hùng”. Nhưng đâu đó có tiếng vọng gay gắt “Chứng minh để làm gì? Và tại sao cần phải chứng minh? Khi chúng tôi quyết định thà bị cháy trong lửa xăng nhưng quyết không hạ vũ khí… Chúng tôi đâu có ý định làm anh hùng lưu danh muôn thủa! Chúng tôi quyết định như vậy vì Tổ Quốc kêu gọi, vì chúng tôi muốn con, cháu, chút, chít chúng tôi được sống trong danh dự!”.Câu chuyện sau ba mươi năm, không ai tin đó là sự thật, thậm chí có người còn nghĩ xấu, nghi ngờ vễ những cái chết quả cảm. Nhưng rồi mười bảy bộ hài cốt được tìm thấy, gửi lại hậu thế bức thông điệp: “Những chiến sĩ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chúng tôi khi cần phải chết, chúng tôi đã chết đĩnh đạc, đàng hoàng, chết trong danh dự, với đội hình chiến đấu” [32.233]. Những con người hy sinh anh dũng không phải để lưu danh thật đáng khâm phục biết bao!

Các nhân vật thường được đặt trong những hoàn cảnh, thử thách cam go, những tình huống căng thẳng nghiệt ngã trong chiến tranh để bộc lộ

vẻ đẹp và phẩm chất cao cả của họ. Vịnh sưa (Tuổi thơ dữ dội) vô tình lọt

vào căn cứ của địch, phát hiện ở đó là kho xăng, kho vũ khí. Làm cách nào để báo cho ban chỉ huy mặt trận biết? Cậu đã không đắn đo dũng cảm trèo lên điểm cao làm tín hiệu mặc dù biết chắc mình sẽ hy sinh. Trường hợp

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Phùng Quán (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)