6. Những đóng góp
2.2.4. Con người gắn bó tha thiết với cuộc đời
Suốt ba mươi năm chịu thiệt thòi, cay đắng nhưng với bản năng sống mãnh liệt, Phùng Quán vẫn cho đời những vần thơ, trang văn mà ở đó con người luôn tình nghĩa, giàu sức sống, khao khát tình người.
Ngoài cuộc đời hay trong trang văn con người của Phùng Quán
luôn thấm đẫm tình nghĩa. Đọc Tuổi thơ dữ dội, độc giả không khỏi xúc
động nghẹn ngào trước tình mẫu tử của mẹ con Mừng. Cậu bé Mừng đi khắp thành phố Huế, treo lên tất cả các ngọn cây bút bút vào giữa đêm để tìm cây tầm gửi chữa bệnh hen suyễn cho mẹ. Thậm chí ngay cả trong giấc mơ em cũng mơ sắc thuốc cho mẹ uống “Mạ tui liền cầm bó lá tầm gửi, chạy long tong khắp xóm, gặp ai cũng níu lại khoe: Thằng con tui nó chưa chết. Nó đi Vệ Quốc Đoàn đánh Tây. Nó kiếm được lá tầm gửi hay hơn thuốc tiên về chữa bệnh cho tui…e chỉ nay mai là tui lành bệnh thoi bà con ạ…Bà con mừng cho tui đi…Vừa lúc tôi vô nhà tìm được cái nồi để sắc thuốc cho mạ, thì anh đánh thức tôi dậy…Tiếc quá!”[33.74] Gặp được người quen, Mừng gửi thuốc về cho mẹ không quên dặn dò kỹ lưỡng “lá tầm gửi đậu trên ngọn cây bút bút đó anh à. Em phải trèo lên ngọn cây bút bút cao hơn cả ngôi lầu ba tầng, nằm chờ trên đó cho đến nửa đêm mới hái. Cụ Ba Trà nói hái được như rứa thì chữa bệnh suyễn còn hay hơn thuốc tiên. Em chắc mạ em răng cũng lành được bệnh…Nước mắt Mừng bỗng ứa ra. Em quệt nước mắt thổn thức nói tiếp:- Làm răng anh cũng cố đưa được cho
mạ em anh hí!”[33.81]. Còn mẹ của Mừng- chị Niệm bún bò yêu con vô cùng. Không biết con mình sống hay chết, chị gánh hàng bún bò đi khắp tỉnh để tìm con. Khi được tin con ở chiến khu “Rứa là mẹ xin đi tiếp tế các chiến khu. Tỉnh thừa thiên này có bao nhiêu chiến khu mạ đều có đến hết. Mạ đang ở dưới Thệ Chí thì nghe tin chiến khu Hòa Mỹ giặc nhảy dù bao vây chiến khu, Vệ Quốc Đoàn ta cạn lương sắp chết đói . Mạ liền đôn đáo chạy tới xin các anh du kích, cho mạ đi tiếp tế gạo, muối. Bom rơi đạn nổ mạ cũng liều.”[33.732] Tình mẫu tử bao giờ cũng là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất. Phùng Quán đã miêu tả tình cảm ấy bằng những hình ảnh, chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ .
Tình cảm đồng đội được Phùng Quán nhắc tới trong nhiều tác
phẩm nhưng sâu đậm hơn cả là ở Tuổi thơ dữ dội. Mừng ra nhập Vệ Quốc
Đoàn trên người duy nhất có một bộ quần áo rách tả tơi, bù lại em nhận được sự yêu thương, đùm bọc của các bạn, mọi người mang đến nào là quần áo, thắt lưng da, túi dết, bao đạn và nhiều đồ vật linh tinh khác… Mừng và Quỳnh nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết. Những buổi nghỉ tập, hai đứa rủ nhau chơi bi, chọi dế hoặc chơi trốn tìm đuổi bắt, khoác tay nhau đi tha thẩn trong khu vườn đằng sau doanh trại. Nhiều buổi tối, hai đứa ôm nhau ngủ trên cái bàn, đắp chung nhau chiếc chăn trấn thủ. Khi Quỳnh lạc đơn vị, bị tụt xuống hố, Mừng lo lắng đi tìm bạn. Thấy Quỳnh đang ngâm mình dưới hố sâu bùn đất, hai em ôm chặt lấy nhau cùng khóc. Quỳnh bị thương nặng ở trạm quân y, dù bận việc liên lạc ở đơn vị nhưng ngày nào Vệ và Mừng cũng thay nhau vào thăm Quỳnh, quà cho bạn là mấy quả ươi bay hái được khi cậu trèo qua dốc núi. Khi Quỳnh mất, Mừng vẫn mang quả ươi bay đến mộ, gọi bạn dậy ăn. Không chỉ có Mừng, tình cảm của cả đội dành cho em đều cảm động. Quỳnh mất, trên mỗi ngực áo rách vá đều gắn một miếng băng đen. Mỗi lần đi qua chỗ Quỳnh ngã xuống, cá bạn đều vòng
tránh xa như sợ giẫm lên người bạn. Bồng ở đồng bằng không quên xin một miếng gỗ để làm bia cho bạn. Tư dát hì hục khắc lên tấm bia mấy câu thơ: “Sống viết nhạc lên lá cây/ Chết, bạn cùng quả ươi bay trên rừng/ Sống anh dũng, chết thủy chung/ Nơi đây yên nghỉ bạn Thân Trọng Quỳnh.”
Tình bạn giữa Vệ và Hiền cũng thật cảm động. Hai đứa mê nhau lạ lùng. Hiền đêm nằm ngủ khóc trong mơ, ú ớ gọi tên bạn. Khi nghe Vệ điện về báo tin phải theo chỉ huy trưởng vào mặt trận phía Nam, Hiền “tự nhiên rớm nước mắt”. Hai đứa nhận nhau là anh em kết nghĩa, hẹn nhau đánh Tây xong sẽ về ở với nhau, cùng làm cùng ăn, cùng sống cùng chết. Xa gia đình, các chiến sĩ nhỏ tuổi tự chăm sóc cho nhau. Bồng da rắn và Châu sém xúm lại chăm sóc bàn chân sưng húp của Hiền trong buổi đầu đi liên lạc chiến khu: đứa nấu nước nóng, đứa mượn chậu cho Hiền ngâm chân. Mừng được về thăm mẹ, Tư, Lượm rối rít chuẩn bị quà gửi về cho mẹ bạn: ba cái dù pháo tín hiệu, hai hộp thịt, một cái gương soi…Sau đêm ngồi lưng ngựa của vua Bảo Đại, Mừng và Nghi trở thành bạn thân. Có thức ăn ngon em lại sẻ một ít gửi ra tiền chiến khu cho Mừng. Có việc chạy liên lạc qua, Mừng lại ghé thăm Nghi. Trong bữa liên hoan chia tay đứa vào chiến khu mới, đứa ở lại chiến đấu với kẻ thù, chỉ có một chục vắt cơm nhỏ xíu với một gói muối. Gói muối chưa kịp mở đã bị đạn đại bác hất tung. Cả đội hì hục đào mãi mới lấy lại được, Tư dát chia đều phần muối cho các bạn, còn phần của mình câu nhường cho bạn cứu gói muối bị sứt tay.
Chiến tranh gian khổ, ác liệt, sự đùm bọc, cưu mang và tình nghĩa giữa con người với con người là sức mạnh để những chiến sĩ nhỏ tuổi vượt qua khó khăn, thử thách.
Trong thời gian bị “treo bút”, Phùng Quán miệt mài sáng tác để thấy mình “còn tồn tại”. Nhưng làm thế nào để tác phẩm của ông đến được
và Phùng Quán là anh em kết nghĩa khi còn ở mặt trận. Sau vụ “Nhân văn giai phẩm”, suốt mười năm họ không gặp nhau, Phùng Quán ngại và luôn lánh mặt người anh của mình. Khi bị bất ngờ giáp mặt không kịp tránh né, Phùng Quán chờ những lời thuyết giáo, khuyên răn, nhưng thật bất ngờ Thanh Tịnh chỉ nói với người em của mình bằng giọng Huế vô cùng thương mến: “Em đi ăn với anh bát phở. Anh có quen quán phở gần đây rẻ mà ngon”. Rồi kể từ đóThanh Tịnh cho Phùng Quán mượn bút danh để được in tác phẩm. Bằng một tấm lòng bao dung, thương cảm Thanh Tịnh lặng lẽ giúp Phùng Quán mà không hề sợ liên lụy.
Cũng sau tai nạn văn chương, Phùng Quán hầu như không còn bạn bè, không ai dám giao du với người của Nhân văn Giai phẩm chỉ duy có Tuân Nguyễn người bạn lính, bạn văn còn gắn bó và cưu mang Phùng Quán. Mặc dầu Tuân Nguyễn có một chức danh khá quan trọng và đang nổi tiếng nhưng anh vẫn âm thầm giúp người bạn tri kỷ, khi thì áo quần, khi lại phiếu thịt, kẹo, thuốc lá…Sợ bạn mếch lòng, tủi thân nên Tuân Nguyễn luôn luôn nói thác, đại thể như: “Có bộ áo quần mình thuê may hỏng, mặc rộng thùng thình cứ như áo tế. Cậu đậm người hơn mặc giúp mình cho đỡ phí”[9.140]. Cứ như thế, Phùng Quán đã vượt qua chuỗi ngày cơ cực trong tình thương mến của số ít bạn bè.
Sinh thời, Phùng Quán, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang là những người bạn thân thiết. Phùng Cung làm thơ nhưng không có tiền để in. Phùng Quán có ý định đi rong ruổi khắp Bắc, Trung, Nam đọc thơ, kiếm tiền, giúp bạn mình in thơ. Nguyễn Hữu Đang biết chuyện liền đưa ngay số tiền tiết kiệm từ lương hưu, từ lòng hảo tâm của bạn bè thương ông nghèo khó để cho bạn thực hiện tâm nguyện. Phùng Quán đã rất xúc động “Nguyễn Hữu Đang là người chi dùng cho bản thân thì một trăm đồng ba quả khế chua để
gội đầu (thay cho chanh) cũng tiếc tiền, nhưng đã làm việc nghĩa hiệp thì sẵn sàng san sẻ đến đồng tiền cuối cùng”[22.76].
Con người với tình bằng hữu đậm đà gây xúc động mạnh với độc giả. Đó là những con người khốn khó nhưng lúc nào cũng hết mình vì nhau.
Cho ta thấy Phùng Quán có niềm tin mãnh liệt ở nhân cách con người. Bên cạnh đó, người đọc còn bắt gặp một con người tình nghĩa trong
thơ. Con người yêu nồng nàn mảnh đất quê hương, ngày trở về người con ấy tạ ơn những gì đã nuôi dưỡng anh thành người:
Con tạ đất làng quê
Thấm đẫm máu bao anh hùng đã khuất
Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt Không lá cây nào không mặn chát gian lao! (…)
Con tạ
Manh chiếu rách con nằm Con tạ
Bát cơm nghèo mẹ con ăn Con tạ
Câu dân ca mẹ con hát Tất cả thành dòng sữa ngọt
(Tạ) [31.130]
Lần nào đọc bài thơ này, Phùng Quán cũng chắp hai bàn tay lên trán và quỳ xuống, cúi mặt sát xuống đất khiến công chúng phải nhổm lên nhìn, ngạc nhiên và xúc động. Dường như nhà thơ không chỉ muốn mang tới cho công chúng một trái tim thi sĩ mà còn cả những bài học về lòng biết ơn và nhân cách làm người.
Những vần thơ Viết tặng thi sĩ Hoàng Cầm trong lúc anh ngã lòng
suy sụp cho ta thấy tình cảm thắm thiết với bạn bè: Tôi tin núi tàn
Tôi tin sông lấp
Nhưng tôi không thể nào tin Một nhà thơ như anh
Lại ngã lòng suy sụp[31.141]
Bài thơ của Phùng Quán như một liều thần dược đã làm “sống lại” nhà thơ tài hoa.
Nhà thơ đã có lần thốt lên: “Trong trăm nghìn nỗi đói/ Tôi nếm trải cả rồi/Tôi chỉ kinh nhiếp nhất/ Là nỗi đói tình người”[33.139] Cho dù nhiều năm tháng bị cuộc đời “quay mặt, lãng quên” nhưng thi sĩ họ Phùng vẫn không ngừng tin vào những con người nghĩa tình trước sau như một. Đó cũng là vẻ đẹp của người Việt nam từ nghìn đời nay.
Đọc thơ Phùng Quán, người ta còn thấy một con người giàu sức sống toát lên từ cách ngắm nhìn cây trái. Cây vạn niên thanh sống toàn bằng nước lã, khí trời mà tràn nhựa sống:
Anh uống độc khí trời Anh xơi toàn nước lã
Anh vẫn tràn trề sức lực tươi xanh
Vẫn tặng được cho đời chất thơ của sắc lá (Cây vạn niên thanh)[ 31.180]
Cây xương rồng thẳng đứng trên cát lửa như hóa thân của một người hành nghĩa:
Mọc lên từ cát lửa Hồn vẫn xanh mát trong
Che chở người lương thiện Trộm cướp đều ngại ngùng (…)
Xương rồng ơi xương rồng! Anh có thật xương rồng? Hay xương người nghĩa khí Ngã xuống rồi hóa thân!
(Cây xương rồng)[31.181]
Cây cọ khiêm nhường vững chãi, sống đời đại thụ:
Dù trong một mảnh vườn con Hay trên bạt ngàn sỏi đá Cọ vẫn sống cuộc đời đại thụ
Chấp thời gian, mục nát, cuồng phong. (Cây cọ)[31.170]
Hoặc như cây cứt lợn lam lũ bên đường không chút hệ lụy với miếng đỉnh chung, chỉ biết “đẹp hết mình vì cộng đòng cây cỏ”.
Hay như cây cà “Chính cây cà quê mùa lao lực/ Đã dạy tôi dũng khí bền gan”:
Biết khổ đấy Mà không ngại khổ
Bởi đất sinh ra là để làm cà Mặc cho sâu róm đầy cành Rễ còn bám đất
Còn khôn nguôi tím nguôi xanh (Trường ca cây cà)[ 31.183]
Có lần, nhà thơ đưa ra lời yêu cầu của một kẻ tâm sư học đạo, xin cây dứa dạy cho mình cách lọc ra chất ngọt từ đất đai cằn cỗi:
Dứa ơi!
Người hãy dạy tôi
Cách chắt lọc từ khô cằn sỏi đá
Chất mật mát lành dịu nắng lửa trăm cơn Để từ cuộc sống gian lao, bất trắc khôn lường Tôi vẫn viêt được,
Dâng đời những trang văn đầy ắp mật (Cây dứa)[ 31.186]
Phùng Quán gọi cây cỏ bằng “Anh”, bằng “Người” để tụng ca sinh vật bé nhỏ vượt lên trên hoàn cảnh sống nghiệt ngã để đơm hoa kết trái. Hơn nữa “cỏ hoa trong thơ Phùng Quán không phải là thứ trang sức, mà là biểu tượng của phẩm giá mọc lên từ niềm tâm tưởng của một đời người”(Ngô Minh) [19.101]
Có lẽ Phùng Quán đã sống và chiêm nghiệm điều khủng khiếp nhất là “Nỗi đói tình người” nên trong thơ ông ta thấy một con người khao khát tình yêu với thơ với con người với cuộc đời. Điều đó thể hiện rõ nét
nhất trong tiểu thuyết tình mười ba chương Trăng Hoàng Cung. Ngay ở
chương một nhà thơ kể về hành trình trở lại quê mẹ sau ba năm lao động ở một nông trường để tìm cảm hứng thơ nhưng thất bại. Trên mảnh đất chôn rau cắt rốn thi nhân hy vọng “sẽ đào bới tìm lại mạch thơ” bởi “Thơ với tôi là nước trên sa mạc/ Đã từ nhiều năm nay/ Tôi sống mà như chết/ Cơn khát thơ thiêu đốt trái tim tôi”. Ở cái tuổi “ngoài năm mươi”, xê dịch chỗ này chỗ khác, “nếm mật nằm gai” để tìm cảm hứng thơ đã bị cạn khô nhân vật Tôi cho thấy một niềm tha thiết vô cùng với thơ.
Và ở đó nhân vật Tôi đã gặp được “nàng Thơ” của mình:
Giữa thành phố quê hương Bất ngờ tôi gặp em(…)
Một ốc đảo bống chà là xanh mát Giếng sa mạc đầy tràn…
Tôi uống thơ từ đôi mắt em nhìn Tôi vục môi uống không kịp thở Cảm tạ em tôi đã hồi sinh! [31.217]
Tôi yêu Nàng say đắm, yêu tới mức mê mẩn “Nỗi khao khát được ngắm nhìn khuôn mặt nàng làm tôi bứt rứt cồn cào như khát rượu. Vừa thoát khỏi khuôn mặt nàng chừng hút tàn điếu thuốc, tôi đã tìm cớ quay lại”. Tôi yêu tới mức ghen cả với những nơi Nàng từng đến, những thứ nàng từng chạm vào “Tôi ghen với tất cả! Bê tông Hồng Trường, đá lát đền Ăng-ko, những bông tuyết đầu mùa, đêm trăng Pe-tec-bua, Putskin, Mai-a, nàng Áp- xa-ra xiêm y lụa đá…”[31.219]
Như một đôi tình nhân Tôi và Nàng đã có một đêm Trăng Hoàng
Cung đẹp như mơ “Ôi có lẽ nào/ Tất cả những gì đêm nay là có thật?/ Em
với mái tóc đen dày che nửa mặt/ Nồ sen như gấm trải quanh hoàng cung/ Điện Thái Hòa/ Cung Trường Sanh/ Thái Bình Lâu…Hiển Lâm Các/ Sân Đại Triều mênh mông trăng”.
Tất cả cho thấy “nhà thơ”-Tôi là một con người khao khát tình yêu và yêu hết mình.
Nhưng hiện thực lại không như mộng tưởng. Nhân vật Tôi bàng hoàng khi phát hiện ra một phần khác trong người phụ nữ lâu nay mình vẫn hằng tôn thờ : “Tôi gần như nín thở vì hoảng sợ và đau đớn. Tôi không bao giờ tưởng tượng nổi cái miệng duyên dáng, tươi cười đẹp mê hồn ấy… lại có thể tuôn ra những lời nanh nọc, thô lỗ cay nghiệt đến thế”. “Nhà thơ” chợt hiểu “Những điều em nói với tôi hôm đó/ Em đã nói với nhiều người”
và bày tỏ nhưng thắc mắc của mình trong bài thơ Tôi khóc:
Tôi khóc ngai vàng mộng tưởng
Tôi khóc Trăng Hoàng Cung bị lấm bẩn Tôi khóc không biết lấy gì để lột sạch Trăng.
Nhân vật tôi rơi vào bi kịch vỡ mộng, tất cả đều đổ vỡ, không phải tất cả những gì thuộc về nàng đều đẹp, đều hoàn hảo. Nhưng Tôi có dám nêu thác mắc với Nàng? Có dám công bố bài thơ này?
Cuối cùng nhân vật Tôi- “Nhà thơ” vẫn đọc bài thơ trước Nàng và đông đảo các bạn của Nàng vì: “Sự thật còn lớn hơn cả tình yêu, lớn hơn cả trái tim. Chối bỏ sự thật ôi nó quá sức tôi”. Kết cục “nhà thơ” đã đoán biết trước:
“ Giờ bất hạnh của tôi đã điểm!...Nghe xong bài thơ nàng vụt đứng dậy trút bỏ vẻ dịu dàng kiều diễm, nói với tất cả vẻ giận dữ bằng cái giọng nanh nọc, cay nghiệt mà có lần tôi đã được nghe: “Mời anh ra ngay khỏi nhà tôi! Anh đã coi tôi như một con điếm!...”; Nàng bĩu môi chuyển