Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
742,76 KB
Nội dung
Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 1 Mục lục Trang Phần I. Mở đầu 01 1. Lý do chọn đề tài 01 2. Lịch sử vấn đề 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 05 4. Phương pháp nghiên cứu 06 5. Đóng góp mới của tiểu luận 06 6. Cấu trúc của Tiểu luận 06 Phần II. Nội dung chính 08 Chương 1. Franz Kafka - Thiên tài văn học thế kỷ XX 08 1.1. Cậu bé Franz khốn khổ 08 1.2. Franz Kafka - Thiên tài văn chương nghịch dị của nhân loại thế kỷ XX 11 Chương 2: Tính chất mở trong sáng tác Franz Kafka 17 2.1. Tiểu thuyết 18 2.1.1. Nước Mỹ (1927) 20 2.1.2. Vụ án (1925) 24 2.1.3. Lâu đài (1926) 30 2.2. Một số truyện ngắn 33 2.2.1. Tạp chủng 33 2.2.2. Cây cầu 36 2.2.3. Hang ổ 38 Chương 3. Nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của Franz Kafka 41 3.1. Tính chất huyền thoại 42 3.2. Tính đa nghĩa trong ngôn từ 45 3.3. Tư duy ngược và tư duy đa chiều 47 3.4. Kết thúc bất ngờ 52 Phần III. KẾT LUẬN 55 Tài liệu tham khảo 60 Chú thích 61 Mục lục 62 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 2 Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài rong lịch sử mĩ học và lí luận văn học, phản ánh nghệ thuật bằng phương thức miêu tả gián tiếp là vấn đề cơ bản, nổi bật. Phản ánh nghệ thuật gián tiếp là một bước đột phá lớn trong lịch sử phát triển của văn học. Thông qua đó, ngoài những đặc trưng nghệ thuật, phần nào còn tiếp cận được quan niệm thẩm mĩ cũng như đặc thù lịch sử của từng giai đoạn văn học nhất định. Đặc biệt, qua đây sẽ nhận ra những nét đặc sắc, nổi bật của phong cách chủ thể thẩm mĩ và của trào lưu nghệ thuật Franz Kafka được coi là hiện tượng đặc biệt, là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỷ XX. Ngay từ khi ông xuất hiện cả thế giới nghệ thuật vốn bình ổn, tĩnh lặng bỗng bừng tỉnh. Kafka đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của nghệ thuật. Chính nhà văn phức tạp này đã làm thay đổi tư duy trong cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết hiện đại. Các sáng tác của ông luôn là những tác phẩm mở ra nhiều hướng tiếp cận với các tầng nghĩa khác nhau, tạo ra bước đột phá mới trong lịch sử văn học nhân loại, là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực đã tạo ra những phá cách táo bạo, là người đã khai sinh ra một phương thức sáng tác mới - phương thức phản ánh hiện thực bằng nghệ thuật gián tiếp. Từ khi các tác phẩm của ông được xuất bản đến nay hàng loạt các công trình, bài viết nghiên cứu về cuộc đời cũng như các tác phẩm của ông lần lượt ra đời, tuy nhiên nghiên cứu về nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của ông thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Vì vậy, đặt sự tìm hiểu nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của Kafka qua những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là một yêu cầu cần thiết và có tính thời sự cao. Một mặt là để nhìn nhận lại phần nào diện mạo của chủ nghĩa hiện thực cũng như chủ nghĩa hiện đại trong văn học thế kỷ XX nhưng mặt khác quan trọng hơn là thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật qua đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong sáng tác của Kafka. Kafka đã trùm cái bóng rộng lớn của mình, vượt thoát khỏi cái không gian và thời gian truyền thống đã ngự trị trong nền văn học nhân loại suốt từ khi ra đời cho tới nay. Sự ảnh hưởng của ông cũng đã có sự in dấu ấn đậm nét ở Việt Nam. Cách viết của các nhà văn đương đại như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy T Chân dung Franz Kafka Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 3 Thiệp… cũng đã phảng phất cách viết của Kafka Ở khía cạnh này việc tìm hiểu nghệ thuật gián tiếp của Kafka chính là để hiểu thêm nền văn chương nước nhà Tiếp cận những thành tựu to lớn của các giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của Kafka, đó còn là cách để nâng thêm tầng văn hoá, để tạo ra những gợi mở khi chiếm lĩnh nền văn học nước ngoài nói chung. Đó cũng chính là lí do chọn đề tài Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka để nghiên cứu trong tiểu luận này. 2. Lịch sử vấn đề Kafka là một trong những nhà văn lớn của nền văn chương nhân loại. Vì vậy, những sáng tác của ông đã được nghiên cứu rất nhiều trên mọi phương diện. Dịch giả Trịnh Y Thư trong bài Franz Kafka đã khẳng định: "Thật thừa thãi khi viết về Franz Kafka, những gì bạn định nói về nhà văn này có lẽ đâu đó đã có người nói đến". Thật vậy, suốt thời gian từ khi ông mất cho đến bây giờ, đã ngót nghét một thế kỉ, người ta vẫn không ngớt thi nhau mổ xẻ, giải mã, phân tích, đào bới ba cuốn tiểu thuyết (không quyển nào hoàn tất) và các truyện vừa, truyện ngắn, đoản văn, thư từ, nhật kí ông viết trong thời gian tại thế, và thời gian ông hiện hữu trên cuộc đời này cũng rất ngắn ngủi (ông mất năm 41 tuổi). Ở đây, tôi chỉ điểm qua một vài ý kiến liên quan đến vấn đề của tiểu luận mà tôi đã có dịp tham khảotừ các nguồn tài liệu khác nhau Là một đại biểu cho chủ nghĩa hiện đại, với cách viết riêng của mình, Kafka đã tập trung thu hút một khối lượng khổng lồ các nhà nghiên cứu. Đã có hơn năm nghìn công trình viết về Franz Kafka - đó chính là sự thống kê chỉ dựa trên các nhan đề nghiên cứa của Yvegili vào năm 1981. Chính sự quy tụ đa dạng các lối viết và nhiều hệ tư tưởng mà Franz Kafka luôn được nhiều nhà văn xem là ông tổ của trường phái mình. Năm 1939 là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Franz Kafka ở Phương Tây. Michel Remon đã viết: “Thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ Kafka rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày”. Phương thức nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh của Kafka lúc này thực sự đã rời bỏ biên giới của nó để tạo nên tính phổ biến kỳ diệu trong cuộc sống của nhân loại. Viết về nghệ thuật là công trình khoa học với đối tượng chuyên biệt là nghệ thuật, là văn học, đã có nhiều nhận định thoả đáng về Franz Kafka. Becton Brecht, tác giả của công trình ấy, đã có những nhận xét về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka và cho rằng chỉ có tầm tư duy nhất định mới thẩm thấu được ẩn ý cũng như khả năng tiên tri của Kafka: “Những cuốn Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 4 sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy mà thôi”. Cũng bàn về nghệ thuật tiểu thuyết, tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ, tác giả Nathalie Saraute cũng bày tỏ quan niệm công nhận khả năng tiên tri của Franz Kafka và khẳng định sự thất thế của phương pháp hiện thực cũ. Ông cũng tuyên truyền các nhà văn hiện đại khác cũng phải nên đi khai thác: “Những miền chưa khám phá” theo gót của Franz Kafka . Còn nghiên cứu gia Hecman Brotso, tác giả của bài Phong cách và thời đại huyền thoại trong tập tiểu luận: Sáng tạo văn học và nhận thức lại nhấn mạnh đến “vũ trụ luận”, đến triết lí huyền thoại của Franz Kafka. Ông cũng khẳng định sự quay về của đương thời đối với huyền thoại “Theo gương của James Joyce và Franz Kafka”. Lấy hình thức huyền thoại để đả phá thế giới hiện thực là cách làm mang lại nhiều hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ và sâu sắc. Tại Lipbice, Tiệp Khắc trước đây, đã từng diễn ra hội thảo Quốc tế về Franz Kafka. Ở đây, R. Graudy đã kiên quyết bảo vệ ý kiến cho rằng Franz Kafka chính là đại diện tiêu biểu của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Trong tác phẩm Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến, Graudy khẳng định Franz Kafka đã xây dựng được một thế giới riêng, mà những chất liệu của thế giới đó được tổ chức theo một quy luật khác. Ngoài ra, Graudy còn phát hiện hình thức sáng tạo huyền ảo và chức năng dự báo ở những sáng tác của Franz Kafka. Vào năm 2001, Nhà xuất bản văn hoá thông tin xuất bản tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội của Milan Kundera. Trong tập tiểu luận dài 462 trang này, Milan Kundera đã trình bày những nhận định mới mẻ về các đặc trưng phản ánh nghệ thuật của Kafka: "Họ đã chống lại nghĩa vụ phải gây cho người đọc ảo ảnh về cái có thật: cái nghĩa vụ đã toàn quyền thống trị suốt hiệp hai của tiểu thuyết”. Cũng ở đây, Milan Kundera còn đưa ra một vài luận chứng để so sánh giữa những sáng tác của Balzac và của các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỷ XIX với Kafka. Qua đó để nhấn mạnh thêm sự cách tân mạnh mẽ của Kafka đối với nền văn học thế giới hiện đại. A.Camus - nhà văn, đại biểu của trường phái triết học hiện sinh chủ nghĩa, đã từng coi Dostoevski cùng với Kafka là những thần tượng của mình. Trong tập tiểu luận Hy vọng và phi lí trong tác phẩm Franz Kafka, ông đã thừa nhận tài năng, trực giác sắc bén của Kafka. A. Camus khẳng định “Toàn bộ nghệ thuật của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 5 lại”. Các tác gia nghiên cứu từ Fuxik, Milena Jedenka, B.Rechk đến các tờ báo hay những nhà văn hậu thế đều luôn coi những sáng tác của Kafka là cánh cửa mở ra chiều sâu vô tận của nghệ thuật phản ánh Phương Tây - văn học và con người của GS Hoàng Trinh đã chọn Franz Kafka là đối tượng quan trọng cho công trình nghiên cứu của mình. GS Hoàng Trinh đã tìm hiểu về con người tha hoá cũng như thế giới huyền thoại trong sáng tác của Franz Kafka, bằng cách phân tích một cách khái quát về các tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài, Hoá thân. Ông đã khẳng định thế giới hiện thực của Franz Kafka chính là: “thế giới huyền thoại”, “ thế giới ảo ảnh”, một “thiên nhiên thứ hai” đối lập với hiện thực và cuộc sống”. Cũng ở đây, tác giả Hoàng Trinh còn mạnh dạn chỉ ra một vài nhược điểm của nhà văn. Với cái nhìn khái quát hoá và đa diện, “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”, trong cuốn sách Từ văn bản đến tác phẩm văn học của PGS. TS Trương Đăng Dung (NXB Khoa học Xã hội, 1998), đã có những cách kiến giải sắc bén và hệ thống đối với phương diện nghệ thuật của Franz Kafka. Ở đây, Trương Đăng Dung đã trình bày một loạt các thủ pháp nghệ thuật của nhà văn: huyền thoại hoá, phi lôgic hoá một cách khéo léo trong sự đan dệt với các luận kiến, luận chứng. Theo nhà nghiên cứu này thì các tác phẩm của Kafka luôn lơ lửng, khó nắm bắt bởi hệ ẩn ý sâu của nó: “người đọc khó có thể giải mã một cách nhất quán nội dung nào đó trong một tác phẩm của Franz Kafka ”. Cũng chính ở bài viết này, tác giả đã nêu lên một vài so sánh giữa Franz Kafka với L.Tolstoi, với Balzac, để thấy rõ những khác biệt trong phản ánh hiện thực của các nhà văn tiêu biểu này. Đặng Anh Đào dành hẳn một phần để nghiên cứu về Franz Kafka trong giáo trình Văn học Phương Tây. Trong phạm vi bài viết của mình, ngoài những hệ thống về tiểu sử và sự nghiệp văn chương, bà đã nghiên cứu cụ thể ở các tác phẩm Biến dạng, Nước Mỹ, Vụ án gắn liền với các phương thức phản ánh nghệ thuật: “Một thày thuốc nông thôn và vấn đề huyền thoại”, “Nước Mĩ: Tính chất để ngỏ trong sáng tác Kafka”, “Vụ án: Kết cấu, điểm nhìn của nhân vật; mối liên hệ với các tác phẩm khác”…. Năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục đã ấn hành tập chuyên luận Nghệ thuật Phran-đơ Káp-ka của tiến sĩ Lê Huy Bắc. Cuốn sách cũng tái hiện được toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và những đề tài phản ánh của Kafka. Các vấn đề như: huyền thoại hoá, nghệ thuật xây dựng nhân vật, hay các chi tiết ở mức độ so sánh ngầm Nhìn chung là đã có nhiều quan điểm gặp gỡ với Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 6 quan điểm của các nhà nghiên cứu trước. Lê Huy Bắc cũng chú ý tới ngôn từ nghệ thuật của Franz Kafka : “Kafka còn đề xuất một lối viết chứa đựng trong nó sự bí hiểm khó có thể cắt nghĩa và hầu như không thể bắt chước”. Cũng trong tiểu luận Trên hành trình chân lí Kafka trước đó, tác giả Lê Huy Bắc cũng đã biện giải những đặc điểm nghệ thuật của Kafka Ngoài các tác giả trên, còn rất nhiều các nhà nghiên cứu, các bài báo khác cũng tập trung khai thác về Kafka, về thế giới nghệ thuật của nhà văn tài năng kỳ diệu này. Qua sự tổng hợp các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu sáng tác của Franz Kafka trong phạm vi có thể tìm hiểu được, tôi nhận thấy: Đa số các tác giả đều hướng sự nghiên cứu vào khía cạnh cách tân nghệ thuật của Kafka. Tuy nhiên, vấn đề đó mới dừng lại ở sự liệt kê hay chỉ được nhắc tới của công trình nghiên cứu hoặc nếu có đi sâu thì lại chỉ xoáy vào một đặc điểm nào đó như đã nói ở trên. Về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu chưa có công trình nào xâu chuỗi và hệ thống hoá một cách chuyên biệt về phương thức phản ánh hiện thực bằng nghệ thuật gián tiếp của Kafka nên chưa thể nói lên sự vận động kỳ diệu trong văn học nghệ thuật. Ngay cả trong Nghệ thuật Phran - đơ Káp- ka của Lê Huy Bắc cũng đã có nói về vấn đề này. Bản thân nhận thấy chưa đủ khả năng để phê bình công trình nghiên cứu của một tiến sĩ nhưng cũng thấy là chưa đủ để nói hết về Nghệ thuật gián tiếp này. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng không dám mạnh dạn tự khẳng định rằng bản thân mình có thể làm tốt hơn Lê Huy Bắc. Tiểu luận này với trình độ của một sinh viên đang chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường đến với nghiên cứu văn học sẽ cố gắng đi sâu hơn về những biểu hiện cũng như giá trị của vấn đề. Mục đích chính của tiểu luận là để tiếp cận các tác phẩm giá trị của Kafka cũng như giá trị kỳ diệu của Nghệ thuật gián tiếp mà nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã có những phát hiện thú vị trong đó, quan trọng hơn là học được cách tiếp cận văn học cũng như cách nghiên cứu, bình giá các tác phẩm văn học thế giới nói chung và văn học phương Tây nói riêng. Đó chính là sự gợi mở lớn nhất cho hướng tiếp cận của tiểu luận này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để có cái nhìn hệ thống và cơ sở đánh giá đúng mực về đóng góp trong những sáng tác của Kafka, trước hết tôi sẽ tìm hiểu một cách khái lược nhất về cuộc đời khốn khổ nhưng kì diệu của tác giả cũng như vấn đề phản ánh hiện thực trong lịch sử văn học thế giới cùng đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn học thế thế kỷ XX. Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 7 Đi cụ thể tìm hiểu Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Kafka qua các sáng tác tiêu biểu của ông để thấy rõ vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của một hiện tượng đặc biêt trong văn học này. Mỗi kết luận từ các nội dung trên là dữ liệu để thừa nhận những thành tựu nghệ thuật đồ sộ cùng những cách tân, sáng tạo mới mẻ và sâu sắc của văn tài Franz Kafka. Khi đặt vấn đề nghiên cứu về Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của nhà văn này, tôi chỉ muốn tìm hiểu về cách mà tác giả đưa hiện thực vào văn học qua những phương thức đặc trưng (huyền thoại hóa, tư duy đa chiều…) để qua đó chỉ ra sự vận động của văn học nghệ thuật trong thời hiện đại Do những khó khăn chủ quan và khách quan về tài liệu văn học nước ngoài đặc biệt là việc dịch, in tác phẩm của Kafka ở nước ta chưa được phổ biến rộng rãi như các tác giả khác mà phạm vi khảo sát, nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn trong các tác phẩm tiêu biểu lấy từ Franz Kafka- tuyển tập, NXB Hội Nhà văn – Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2003 cùng với nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác: - Tiểu thuyết: 1. Nước Mỹ 2. Vụ án 3. Lâu đài - Tryện ngắn: 1. Tạp chủng 2. Cây cầu 3. Hang ổ 4. Phương pháp nghiên cứu Với ý nghĩa mang tính đường lối, phương hướng và tính thực thi cụ thể, các phương pháp của tiểu luận vận dụng đó là: phương pháp hình thức (phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của chúng), phương pháp so sánh (nhằm hiểu rõ bản chất và vị trí của một vấn đề trong các mối tương quan đa chiều của nó); phương pháp loại hình (để phân loại các luận cứ, luận điểm trong tiểu luận trên cơ sở chứng minh các hiện tượng theo những tiêu chuẩn nhất định để nắm bắt được các đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác), phương pháp hệ thống 5. Đóng góp mới của tiểu luận Dựa trên sự tham khảo các công trình liên quan, tiểu luận sẽ cố gắng đưa ra những đặc trưng tiêu biểu trong sáng tác của Franz Kafka. Từ đó có cái nhìn tổng quát về sự ra đời và phát triển của Nghệ thuật gián tiếp cũng như ý nghĩa của nó trong sự phát triển của văn học. Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 8 Cũng qua đây, tiểu luận cũng muốn cung cấp thêm những hiểu biết về cuộc đời, tác phẩm của nhà văn được xem là nghịch dị này. Giúp cho chúng ta có sự tiếp xúc ngày càng rộng rãi và sâu sắc về tác phẩm của Kafka khi những nét độc đáo trong sáng tác của ông đã thâm nhập vào nền văn học nước nhà (tiêu biểu là các tác giả Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp ) trong khi đó vấn đề tác phẩm Kafka trong các nhà trường kể cả giảng đường Đại học vẫn chưa được quan tâm đúng mực để đi đến tìm hiểu về những giá trị to lớn, những ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm của ông. 6. Cấu trúc của Tiểu luận Ngoài phần “MỞ ĐẦU” và “KẾT LUẬN”, nội dung của tiểu luận được triển khai trong ba chương: Chương 1. Franz Kafka - Thiên tài văn học thế kỷ XX Chương 2. Biên độ mở qua một vài tác phẩm tiêu biểu Chương 3. Nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của Franz Kafka Ở các chương có thể sẽ có những vấn đề được kiến giải theo nhiều góc độ, có thể coi đó như là những mặt cắt khác nhau để đạt đến cái nhìn toàn diện về đối tượng. Sau cùng là mục Chú thích và Tài liệu tham khảo. Kafka lúc 14 tuổi "Cuộc đời tôi là cả một sự miễn cưỡng trước khi sinh" Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 9 Phần II. NỘI DUNG CHÍNH Chương 1. FRANZ KAFKA -THIÊN TÀI VĂN HỌC THẾ KỶ XX 1.1. Cậu bé Franz khốn khổ Dưới ánh sáng chói lọi của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, để ngợi ca giá trị của con người, hoàng tử Hamlet đã tự hào thốt lên rằng: "Kỳ diệu thay, con người !" Câu nói đó có lẽ sẽ càng đúng đắn và giàu ý nghĩa hơn nếu chúng ta dùng nó để đánh giá về Franz Kafka - Một con người kì diệu của thế kỷ XX. Franz Kafka (Phran-đơ Káp-ka) sinh ngày 3/7/1883. Ông sinh ra tại Praha, một thành phố lớn của Tiệp Khắc mà về sau trở thành thủ đô của cộng hòa Séc ngày nay. Vậy ông là nhà văn Tiệp Khắc, gốc Do Thái nhưng lại viết bằng tiếng Đức, nguồn gốc xuất xứ của nhà văn đã mang trong mình một sự tạp chủng mà sau này sự tạp chủng đó đã xuất hiện trong hầu hết các sáng tác của ông. Praha - một thành phố nhiều biến cố lớn của một đất nước không thể gọi là bình yên này cũng tựa hồ cuộc đời Kafka vậy. Một cuộc đời truân chuyên, đầy sóng gió trong xung đột nội tâm luôn cuộn trào dữ dội, luôn giằng xé trong lòng để rồi cuối cùng phải kết thúc một cách dở dang bỏ lại trên đời bao nhiêu tâm sự ẩn ức. Sinh trưởng trong một gia đình sùng đạo Do Thái nhưng được giáo dục và lớn lên trong môi trường Thiên Chúa giáo, được sống trong bầu không khí phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, Kafka hấp thu trong mình nhiều luồng tư tưởng vừa hoài nghi giá trị của các tư tưởng đó. Kafka sống cùng cha mẹ và ba em gái. Cha mẹ luôn phải vùi đầu vào công việc kinh doanh nên Kafka phải lớn lên trong sự nuôi dưỡng chủ yếu của những người vú nuôi. Vốn là một người có thể trạng yếu ớt, suốt cuộc đời Kafka luôn bị ám ảnh và thậm chí là sợ hãi bởi thân hình mạnh mẽ, lực lưỡng của cha mình - ông Hecman. Kí ức vế người cha trong Kafka là người "không bao giờ đọc sách cho con cái nghe, nhưng lại dạy con cách diễu binh cách chào và hát những khúc quân hành; cho phép con uống bia, động viên lòng dũng cảm của con bằng các tiếng thét, tiếng vỗ tay, tán thưởng bằng những tràng cười ha hả " [1] . Kafka luôn bị ức chế bởi cả quyền lực tinh Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 10 thần lẫn vóc dáng đồ sộ của cha mình. Tâm trí của cậu bé Franz không lúc nào thoát khỏi sự giằng xé giữa khát vọng nhận được niềm cảm thông, tôn trọng từ cha và khát vọng thoát khỏi sự coi thường người khác cũng như ách áp bức từ ông ấy. Tình trạng ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến tính tình (nhút nhát, tự ti, mặc cảm và luôn có cái nhìn bi quan), cuộc đời (luôn dằn vặt với những tội lỗi trong tim) và cả trong sáng tác của Kafka (mối quan hệ cha - con, kẻ độc quyền thống trị…). Và đây là những ám ảnh về người cha được Kafka thể hiện: "Về những năm tháng đầu tiên của cuộc đời con, con chỉ nhớ có một chuyện xảy ra. Có lẽ cha cũng còn nhớ. Một đêm con khóc nhè suốt đêm đòi uống nước, không phải vì khát, mà một phần là để trêu tức cha và một phần là cũng để cho đỡ buồn. Đe dọa kịch liệt chẳng ăn thua gì, cha bèn nhấc bỗng con ra khỏi giường, đem con ra ban công phía sau nhà và để con ở đó một mình, chỉ mặc một chiếc áo lót, đứng trước hai cánh cửa khóa chặt. Con không nghĩ rằng đó là một điều sai lầm của cha. Có lẽ lúc bấy giờ cha không nghĩ ra được cách gì khác để có thể yên nghĩ ban đêm. Nhắc lại chuyện này đơn giản là con muốn nói rõ cách giáo dục của cha và ảnh hưởng của nó đối với con. Có thể chỉ một việc nói trên cũng đủ cho con về sau phải nghe cha, nhưng trong thâm tâm, nó đã làm hại con. Với cái tạng và cái chất cảu con, con không bao giờ hiểu nổi mối quan hệ chính xác giữa việc rất tự nhiên đối với con là đòi uống nước một cách vô cớ với một việc đặc biệt đáng sợ là phải đày ra ngoài ban công. Nhiều năm sau đó, con vẫn còn buồn khi đau đớn nghĩ rằng người đan ông to đùng là cha mình kia, người bề trên cao nhất của mình, lại có thể vô cớ ban đem bỏ mình ra ngoài ban công để chứng tỏ rằng, dưới mắt người kia, đứa trẻ ấy chẳng đáng giá một xu! Ngày trước trong mọi trường hợp con đều cần đến sự khuyến khích. Bởi vì đơn giản là, chỉ với sự tồn tại thân hình cha, con đã cảm thấy bị đè bẹp rồi. Thí dụ như con nhớ đến những lúc con và cha cùng cởi quần áo trong căn phòng chật hẹp của bể bơi. Con thì gầy yếu, khẳng khiu, cha thì cao to, khỏe mạnh. Ngay chỉ ở trong phòng con đã thấy thảm hại rồi, và không chỉ ở trước mặt cha mà còn trước mặt mọi người nữa, bởi vì với con, cha là thước đo cho tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng đến khi chúng ta ra khỏi phòng và đứng trước mọi người, con nắm lấy tay cha, con thì như cái bộ xương khô đi chân trần lảo đảo trên sàn ván, sợ nước, không sao lặp lại được các động tác tập bơi mà cha, với ý định tốt nhưng làm cho con hết sức xấu hổ, đã không ngừng hướng dẫn cho con. Con thấy dễ chịu nhất là khi cha cởi quần áo trước và con được ở lại trong phòng một mình để làm chậm lại giây phút xấu hổ trước mặt mọi người cho đến lúc cha quay lại và đẩy con ra… Còn nhỏ, thường thường con chỉ thấy cha vào những bữa ăn và phần lớn sự giáo dục của cha dồn vào việc dạy con cách ứng xử trong bữa ăn. Phải ăn bất cứ thức gì được dọn ra, không được nói thức ăn ngon hay không ngon - nhưng cha thì thường thường bữa nào cũng kêu thức ăn không thể nào nuốt được, cha thường gọi các món ăn là "đồ hốc", và kêu thức ăn hỏng hết vì cái con mụ "ma bùn" (bà làm bếp). Cha vốn háu ăn và có tài ăn thức ăn nóng, ăn rất nhanh và từng miếng to, cho nên trẻ con buộc phải ăn vội. Bữa ăn lặng lẽ một cách buồn bã, thỉnh thoảng bị ngắt quãng vì những lời mắng mỏ: "Ăn đã rồi hẵng nói!", hoặc 'Nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên", hoặc "Mày xem, tao ăn xong từ bao giờ rồi!"… Con không có quyền được gặm xương, còn cha thì được. Con [...]... Sinh viên: Hoàng Công Hậu 19 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka văn học nghệ thuật giá trị nhất của thế kỷ XX Đó là ba tiểu thuyết viết dở của Kafka: Nước Mỹ, Vụ án và Lâu đài Chính sự dang dở đó đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đa nghĩa và mở rộng trong ba cuốn tiểu thuyết này Vấn đề hoàn tất tác phẩm của mình Kafka dành lại cho độc giả và... ra Kafka là một người phản nhân văn, đi ngược lại tinh thần Phục hưng và tác phẩm của ông là hướng Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 24 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka con người đến sự bi quan? Không! Phải nói rằng tác phẩm của Kafka là nơi cứu rỗi linh hồn của con người và Kafka thực hiện vai trò của Chúa thì đúng hơn Tác phẩm của Kafka. .. Hậu 17 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Chương 2: TÍNH CHẤT MỞ TRONG SÁNG TÁC CỦA KAFKA Các nhà lí luận văn học hiện đại đã chỉ ra rằng: tính chất mở là điều kiện đầu tiên của mọi hình thức thưởng thức thẩm mỹ và tất cả mọi thưởng thức, mọi hình tượng trong văn học nếu mang tính thẩm mỹ thì đều mở Kafka đã thành công trong việc này trước khi tư duy lí luận đó... Hoàng Công Hậu 20 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Cũng giống như Trẻ con và thành phố, tiểu thuyết Chuẩn bị cho một đám cưới ở miền quê cũng bị thất lạc không rõ nguyên nhân Năm 1911, nhằm khuyến khích sức sáng tác của bạn, Max Brod đã thuyết phục Kafka cùng viết tiểu thuyết tự trào có tên là Risos và Samuen trong đó Risos mang những đặc điểm của Kafka còn Samuen... phận con người vào tiểu thuyết Vụ án - cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông còn lại cho đến ngày nay Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 25 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Vụ án được viết từ năm 1914 và dây dưa mãi đến hết cuộc đời của tác giả nhưng vẫn không thể hoàn thành được trong suốt mười năm cuối đời, mười năm sáng tác, Kafka mới chỉ hoàn... Hoàng Công Hậu 22 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka nét đặc trưng trong sáng tác của Kafka: Mặc dù được xem là sáng rõ như vậy nhưng nó cũng được đọc dưới những tầng ý nghĩa khác nhau Năm 1981, người ta đã thống kê được ít nhất năm cách hiểu khác nhau về cuốn tiểu thuyết này Có nhiều người đọc theo triết lí siêu hình và nhận xét Nước Mỹ là hiện thân của một Tân thế... Có tác phẩm phải Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 18 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka kéo dài hằng năm trời và thậm chí là cho đến hết cuộc đời mà vẫn chưa hoàn thành Thế rồi cuộc đời dang dở của Kafka đã kéo theo sự dở dang luôn ở các tác phẩm của ông, dở giang luôn cả vô vàn ý nghĩ muốn được tỏ lòng trong đó Điều này lại làm cho tác. .. độc tài của cha Cha mẹ luôn vùi đầu vào công việc làm giàu nên Kafka càng thiếu vắng sự săn sóc của gia đình Rất nhiều lần trong nhật kí của mình , Kafka đã đặt câu hỏi: "Tôi là ai?" và ông luôn tìm câu trả lời từ Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 13 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka những góc độ khác nhau Dù trả lời ở góc độ nào, Kafka cũng... Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 28 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Nãy giờ chúng ta nói về vụ án của K Vậy thực ra tội của K là gì? Anh vô tội hay có tội nhưng không biết? Max Brod, chúng ta đã biết đây là một người bạn thân nhất của Kafka và cũng là người đầu tiên có sự thấu hiểu sâu sắc nhất đối với những tác phẩm của Kafka Phần trình bày trên đây, tôi đã... sức trong cảnh lo âu chờ đợi K sống trong một thế giới có thực mà chẳng khác gì là hư ảo, anh nhìn thấy lâu đài, nhưng không sao trực tiếp gặp được Klamm cũng như chức sắc cao nhất trong vùng – bá tước West West Giảng viên: Dương Thị Ánh Tuyết Sinh viên: Hoàng Công Hậu 31 Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Kafka dự định viết Lâu đài dưới dạng một tiểu thuyết tự thuật, . sáng tác của Franz Kafka. Từ đó có cái nhìn tổng quát về sự ra đời và phát triển của Nghệ thuật gián tiếp cũng như ý nghĩa của nó trong sự phát triển của văn học. Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp. giác sắc bén của Kafka. A. Camus khẳng định “Toàn bộ nghệ thuật của Kafka tập trung ở chỗ buộc độc giả phải đọc Tiểu luận: Nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka Giảng. những sáng tác của Franz Kafka. Vào năm 2001, Nhà xuất bản văn hoá thông tin xuất bản tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, những di chúc bị phản bội của Milan Kundera. Trong tập tiểu luận