Tính đa nghĩa trong ngôn từ

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 46 - 48)

6. Cấu trúc của Tiểu luận

3.2. Tính đa nghĩa trong ngôn từ

Anh-xtanh - nhà bác học lừng danh thế giới khi đọc một tác phẩm của

Kafka cũng phải thốt lên rằng:"Chẳng thể đọc nổi vì sự phi lí của nó" [1;77].

Đúng vậy, để hiểu được tác phẩm của Kafka là một điều không hề dễ dàng chút nào. Không dễ tức là khó, nhưng khó tức là vẫn có thể làm được. Tác

phẩm của Kafka khó hiểu nhưng không thể nói là không thể hiểu, nhưng

hiểu như thế nào thì lại là chuyện khác. Nguyên nhân là do ngôn từ trong tác

phẩm, chúng luôn mang tính đa chiều và đa nghĩa.

Trong một trang nhật ký năm 1910, Kafka cảm nhận:"hầu như không

có một từ nào tôi viết ra được kết hợp với các từ khác, tôi nghe các phụ âm

cọ vào nhau loảng xoảng... những hoài nghi vây chặt lấy từng từ...". Còn với văn, ông cảm nhận: "Những câu văn lủng củng với nhiều chỗ trống... một

câu cao, một câu thấp, tuỳ tiện, các câu văn dẫm chân tại chỗ một cách rời

rạc, không có sự giao tiếp với người nghe..."14. Đó là cách cảm nhận của

Kafka, là tính cách của một con người tự ti, mặc cảm và luôn nhún nhường trước mọi người. Còn với người đọc, với nhân loại thì khác. Từ những năm

30 của thế kỷ XX, nhân loại đã phát hiện ra thiên tài ở Kafka khi ông đã qua

đời. Người ta bắt đầu tôn vinh Kafka là một thiên tài trong sự lủng củng của

ngôn từ, trong sự rời rạc, dẫm chân tại chỗ như ông đã nhận xét. Lối viết câu

dài câu, câu ngắn ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân loại thế kỷ XX và cả sau này. Bởi chính lối viết ấy đã đề xuất, khai mở ra nhiều tư tưởng, nhiều suy nghĩ khiến chúng ta phải

sửng sốt, bất ngờ.

Khi đọc tác phẩm của Kafka, chúng ta sẽ khó có thể hiểu được điều gì ngay từ lần đọc đầu tiên. Vì vậy mà phảiđọc đi đọc lại nhiều lần. Người đọc không nhất thiết phải thống nhất suy nghĩ, không nhất thiết phải đưa ra cùng

một kết luận với mọi người mà cũng không nhất thiết phải khư khư giữ lấy

một ý nghĩa của tác phẩm cho nhiều lần đọc. Ta có thể kết luận khác với mọi người và mỗi lần đọc là một cách hiểu đều được cả. Miễn là chúng ta có cách suy luận riêng, có cách thuyết phục riêng của mình. Rõ ràng Kafka thừa

sức có thể ấn định cho các nhân vật của mình một cái tên hoàn chỉnh, có thể

gọi là một ông nông dân, một lão đánh cá thay vì "người miệt quê...". Nhưng

không, nó phải là K. (Lâu đài) hay Joseph K. (Vụ án), người miệt quê

(Trước cửa Pháp luật)… có thế độc giả mới có thể chu du trong những

luồng suy nghĩ khác nhau, mới cảm thấy tác phẩm của ông luôn luôn mới

mẻ dù là ở thời đại nào, dù là lần đọc thứ mấy. Khi miêu tả nhân vật Tôi

trong Hang , Kafka không hề cho biết tôi là ai?. Tôi là người hay vật. Và Kafka cũng không cho thấy sự xuất hiện của sức mạnh đang rượt đuổi tôi.

Nhưng thông qua ngôn từ kể chuyện Kafka đã truyền nỗi sợ hãi, phấp phỏm

từ tôi sang người đọc, khiến có lúc chúng ta như nhập vai vào tôi để đào

hang, để sợ hãi và để chạy trốn cùng nhân vật của ông, như thể cả người đọc lẫn nhân vật đều đang cùng nhau chạy trốn và ẩn náu với một tâm trang lo sợ

khủng khiếp, với cảm giác cùng quẫn như cái chết đang cận kề ngay bên

cạnh vậy...

J. M. Coetzee (nhà văn Nam Phi đoạt giải Nolbel Văn học 2003) đã trở thành hậu duệ xuất sắc nhất của Franz Kafka trong việc sử dụng ngôn từ

nghệ thuật độc đáo chưa từng thấy. Đó là nghệ thuật bóc trần ngôn từ. Cả

Kafka lẫn Coetzee đều căm ghét sự giả dối ngay cả trong ngôn từ. Họ rất giận dữ khi nghe một kẻ nào đó lợi dụng vẻ hoa mĩ của ngôn từ, nhân danh

đạo đức để dẫm đạp lên đạo đức [1; 244]. Kafka là người đầu tiên trong lịch sử văn học loài người đã tiên phong trong việc tước bỏ hoàn toàn những vẻ

hoa mĩ trong ngôn từ của mình, ông đưa ngôn ngữ về đúng nghĩa với bản chất của nó khi chưa có bàn tay con người chạm vào. Việc làm đó đã khiến cho Kafka trở thành một người "tẩy trắng" giọng văn - theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Thái độ đối xử với ngôn từ theo kiểu đó có

lẽ cũng phát xuất từ cái nhìn luôn hoài nghi về các giá trị của con người trong mắt Kafka. Tận sâu thẳm trong đáy sâu tâm hồn mình, Kafka luôn ý thức rằng: Số phận của ngôn ngữ cũng có thể mang những bi kịch giống như

bi kịch trong số phận của sinh vật khai sinh ra nó: con người. Từ đó cũng có thể thấy, Kafka sử dụng mọi chất liệu bi đát nhất kể cả ngôn từ để sáng tác

văn chương. Sử dụng cái bi đát để tìm đến những mảnh đất bi đát nhất trên cõi trần ai lắm tội lỗi này…

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)