Kết thúc bất ngờ

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 53 - 63)

6. Cấu trúc của Tiểu luận

3.4.Kết thúc bất ngờ

Tác phẩm của Kafka luôn hướng người đọc đến những sự mênh mông hoang vắng khiến chúng ta không khỏi kinh hoàng sau mỗi lần đọc xong tác

phẩm. Những câu kết trong tác phẩm luôn ẩn chứa trong nó nỗi kinh hoàng vô cùng tận [1; 220] . Nhiều lúc nó kết thúc một cách hụt hẫng nhưng trong sự hụt hẫng đó lại hàm chứa những chân lý được đúc kết từ những chất liệu nói lên trong truyện. Ta thử chú ý đến câu kết của Vụ án: "Như một con chó! - anh nói, như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời..". Rõ ràng đây không phải là một lời kêu than bình thường mà là một chân lý về số phận của con người. Con người dù có chết thì những tội lỗi mà chúng ta đã lỡ mang phải vào mình cũng vẫn còn mãi mà không bao giờ chết như thân xác của ta. Cách kết thúc này còn là việc chốt lại một vụ án kỳ quặc cùng với quá trình chạy tội hay hành trình truy tìm tội lỗi long đong, luẩn quẩn của Joseph K. vừa là kẻ phạm tội vừa là nạn nhân của vụ án. Trong Vô địch nhịn ăn, tác giả không kết thúc bằng hình ảnh của nghệ sĩ nhịn ăn mà bằng hình ảnh của một con báo nhốt trong cái cũi biểu diễn của chàng nghệ sĩ: "Nó làm cho người ta

cảm tưởng là nó mang trong mình cả sự tự do, sự tự do ấy có vẻ như trú ngụ ở đâu đó trong những chiếc răng khỏe mạnh…". Suốt cả chiều dài tác phẩm là hình ảnh đáng thương thảm hại của chàng nghệ sĩ nhịn ăn, anh ta hiện lên với một sự xuyên suốt liên tục, có thể nói tác giả không bao giờ rời mắt đến anh nghệ sĩ. Nhưng việc kết thúc bằng hình ảnh một con báo ở cuối tác phẩm đã khảm sâu vào tâm trí của người đọc về sự thảm hại của anh ta. Điều

đó tạo ra một sự tương phản dữ dội giữa hình ảnh thu hút sự chú ý ngưỡng mộ của công chúng trong suốt tác phẩm và sự lãng quên của họ đối với anh

khi anh đã chết đói, lúc này vị trí của anh trong mắt mọi người không bằng hình ảnh thú vị của con báo kia. Cũng tương tự như vậy cách kết thúc về

cuộc đời của cô ca sĩ Josephine là những tiếng chút chít đẫm nước mắt và

cũng có khi đó là một sự mỉa mai bi đát về thân phận của những con người

bị lãng quên… Hay trong Lời tuyên án tác giả cũng kết thúc số phận của

Georg Bendemann một cách bi đát nhưng cũng rất phi lí. Mở đầu truyện là một không khí vui tươi và thật sảng khoái: "Hôm ấy là buổi sáng đẹp trời

nhất của mùa xuân. Georg Bendemann, một thương gia trẻ tuổi, ngồi trong phòng mình tại gác hai của một trong những căn nhà thấp lùn ọp ẹp trải dài dọc theo bờ sông... ". Câu chuyện kể về việc Georg Bendemann viết thư cho bạn mình ở Nga để thông báo về đám cưới của mình chuẩn bị diễn ra. Anh

đến hỏi ý kiến của cha là có nên viết thư cho bạn anh để thông báo hay không. Bạn anh đã ba năm nay không có liên lạc gì với anh và anh biết bạn

anh đang khổ sở vì công việc làm ăn ở nơi đất khách nên có thể việc anh thông báo đám cưới sẽ làm bạn mình khó xử... Thế rồi kết cục là sao? Chỉ

giếm ông nhiều chuyện nên đã kết án anh tội chết đuối. "Anh lao ra khỏi

cửa, chạy trên hè phố mà có cảm giác như bị ma nước lôi kéo. Anh năm chặt

lấy lan can thành cầu y như một kẻ chết đói nắm chặt lấy năm cơm. Anh tung người qua lan can như một vậnđộng viên thể dục dụng cụ thành thạo... anh vẫn bám lấy lan can đọi một chiếc ô tô chạy qua để cho nó át đi tiếng

rơi của anh, rồi anh khẽ gọi: "Thưa cha mẹ thân yêu, dù sao con vẫn luôn yêu cha mẹ"... ". Rõ ràng là vẫn một giọng văn vô tư nhẹ nhàng từ đầu đến

cuối, kể cả giọng văn miêu tả cái chết của Georg cũng như vậy. Nhân vật đang tự tử nhưng ta cũng có cảm giác anh đang đùa, cái chết thất dễ dàng không chút sợ hãi, luyến tiếc. Nhưng sự thật thì đó quả là một cái chết bi thương, một con người chết chỉ vì cha mình bảo mình chết. Câu cuối cùng như tạo ra sự tương phản mạnh mẽ đối với cảnh tự tử. Chẳng có ai đoái hoài

đến cảnh một con người đang tự tử từ trên cầu, dường như số phận con người ở đây quá nhỏ nhoi để thu hút sự chú ý của người đời: "Đúng lúc đó, trên cầu quang cảnh đi lại thật là nhộn nhịp".

Một điểm chung trong các cách kết thúc của Kafka là luôn ngập tràn sự bế tắc, cùng quẫn trong vẻ mơ hồ bất tận của trầm luân kiếp người khổ đau. Tác phẩm hoàn thành cũng như chưa hoàn thành đều tạo ra những cảm giác khác nhau cho người đọc nhưng tất cả đều phải ngỡ ngàng, sửng sốt trước cách kết thúc của tác phẩm. Ta rất dễ có cảm giác về một sự dở dang,

bỏ ngõ trong hầu hết các tác phẩm Kafka ngay cả những truyện ngắn vài dòng đã cho xuất bản trong thời gian tại thế của tác giả. Dường như tác giả

còn có điều gì chưa kịp nói ở đó? Điều này thì phải xuất phát từ cuộc đời thực của tác giả, xuất phát từ trong định mệnh nghiệt ngã của cuộc đời mà ông đã hứng chịu. Bởi như trên đã nói tác phẩm của Kafka luôn mang âm hưởng của những thiên tự truyện về chính cuộc đời của chính ông nên khi

đọc tác phẩm nào chúng ta cũng cảm thấy chúng dừng lại một cách dang dở

và mang trong nó một nỗi buồn mênh mang. Còn việc tác giả viết nên những

cảnh đời ngang trái, những số phận nghiệt ngã giống như cuộc đời mình thì

lại là chuyện khác. Cho tới nay, chưa có ai tìm được nguyên nhân để dẫn Kafka đi đến việc tiên đoán về tương lai mà chỉ kết luận: Kafka là người có tài tiên đoán về tương lai một cách chính xác. Không chỉ tiên đoán về cái chết của mình như trong nhật ký, trong nhân vật Joseph K., trong căn bệnh nan y (lao phổi và những bệnh thế kỷ ngày nay), trong căn bệnh của thời đại (nạn phát xít, độc tài, quan liêu của xã hội)… Kafka như có con mắt soi chiếu vào tận cùng của thế giới con người.

Phần III. KẾT LUẬN

"Xuyên qua thiên đường của tội lỗi, địa ngục của đức hạnh sẽ đến..."[15]. Quả thật là một sự ngược đời quái đản. Đức hạnh thì phải trú ngụ

nơi địa ngục lầm than còn chốn Thiên đường lộng lẫy kia lại là nơi ngự trị

của tội lỗi. Đó là câu nói của Kafka tự bộc bạch với chính mình trong nhật

ký năm 1920.

Tư tưởng đó theo Kafka từ trong chính cuộc đời thực của mình. Đó là cảm nhận của ông về cuộc đời khi xã hội đầy rẫy những mâu thuẫn, ngập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tràn tội lỗi, là khi công lý không còn được tôn trọng, thay vào đó là những sự

giả dối, những tội lỗi được ngụy trang bởi những bộ áo khoác của Tự do,

Bình đẳng, Bác ái và cái lốt Đạo lý được trang trí lộng lẫy, những lời nói

mang vẻ hoa mỹ... Đó còn là sự tiên đoán về một xã hội trong tương lai mà loài người phải đối mặt: xã hội hiện đại với những công nghệ tiên tiến,

những lối sống được gọi là văn minh. Sự văn minh ấy sẽ ngầm chứa vô vàn những tội lỗi, những thủ đoạn mà con người sử dụng để khống chế nhau, đàn áp nhau... Mãi mê bôn ba trên những nẻo đường của cuộc đời để mưu sinh

để làm giàu (theo qui luật phát triển vươn lên của loài người) họ sẽ vô tình

đánh mất đi những gì vốn tốt đẹp trong mình và thay vào đó người ta sẽ dễ

dàng ban tặng cho nhau những tội ác. Bằng chứng là vào cuối những năm 30, bọn đế quốc tư bản và đế quốc phát xít đã gây nên cuộc Chiến tranh thế

giới thứ hai- cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử loài người. Ngưyên nhân của cuộc chiến là do những tham vọng vật chất, tham vọng về quyền lực đã

khiến cho một số tổ chức, một số chính phủ trên thế giới phát động chiến

tranh để giành lấy những thứ vốn không thuộc về mình. Hậu quả là những

con người ngoài cuộc, những con người vô tội phải đứng trước thảm họa diệt

chủng của chủ nghĩa phát xít, của súng đạn, gươm giáo chiến tranh... Tư

tưởng về vị trí của tội lỗi và đức hạnh còn theo cả vào trong tác phẩm của

Kafka. Những số phận đau khổ, bơ vơ, nhỏ nhoi và luôn tìm kiếm công lí thì hiện hình ở những hình dạng thảm hại và luôn phải đối diện với cái chết:

Joseph K. trong Vụ án, Tôi trong Hang ổ, K. trong Lâu đài, Karl Roxman

trong Nước Mỹ, Georg Bendemann trong Lời tuyên án... . Họ phải chết vì họ

không chấp nhận một cuộc sống phi lí, tội lỗi, vì họ ôm trong mình khát vọng tạo lập nên một cuộc sống bình yên, tốt đẹp và hạnh phúc. Chính vì họ

có khát vọng nên họ phải chết. Còn đại diện cho những thế lực cầm quyền

trong xã hội là những kẻ có sức mạnh vô biên, là những thế lực siêu hình đã luôn tạo ra những bất công, những sự phi lí kỳ quặc trong cuộc sống con

người...

Franz Kafka là bậc thầy xuất sắc trong việc khai mở ra nhiều trường

phái, nhiều khuynh hướng trong nền văn học thế giới hiện đại. Không phải

ngẫu nhiên mà ngày nay cùng lúc có rất nhiều trường phái văn học tôn vinh

Kafka là thủy tổ của mình. Đó là do ảnh hưởng của Kafka có mặt trong mọi

kiểu tiếp cận, mọi kiểu phản ánh nghệ thuật hiện đại và đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chưa thống nhất trong việc xếp Kafka vào trường phái nào. Có lẽ việc gán cho nhà văn kỳ lạ này một trường phái sẽ

không bao giờ được thống nhất, người ta chỉ có thể xếp ông vào trường phái

của riêng ông: Trường phái kiểu Kafka. Trong bài viết Hiện tượng văn học

một trào lưu văn học nào cả, văn phong của ông gần với chủ nghĩa biểu

hiện, nhưng theo quan điểm tư tưởng thì lại có người xếp vào trường phái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện sinh chủ nghĩa. Cuộc sống nội tâm và những sáng tác của ông mang dấu ấn của ba di sản văn hóa: văn hóa Do Thái trong gia đình, văn hóa Đức trong nhà trường, văn hóa Séc trong cuộc sống với cộng đồng người Séc dưới ách thống trị Áo-Hung."

Bằng tài năng văn chương và khả năng dự cảm thiên tài, Kafka đã trở

thành người đầu tiên đưa phương thức phản ánh hiện thực bằng nghệ thuật

gián tiếp lên ngôi trong vương quốc văn học nghệ thuật của nhân loại. Kể từ

khi những tác phẩm của Kafka ra đời mà đặc biệt là từ khi người ta phát hiện

ra tài năng của ông qua những tác phẩm đó (sau khi ông mất) cho đến nay

thì đã có rất nhiều những nhà văn trên thế giới vận dụng, phát triển nghệ

thuật gián tiếp lên đến địa vị chủ yếu trong văn học. Rất nhiều nhà văn trên thế giới đã giành được vinh quang nhờ tiếp thu nghệ thuật sáng tác của Franz Kafka: Lui Bogoes, J.M. Cootze,...

Ngày nay, vai trò của Kafka chiếm một vị trí lớn ở hầu khắp năm châu, trong mọi phong cách văn học, trong đời sống tinh thần của nhân loại.

Ngay cả trong văn học Việt Nam cũng đã có sự ảnh hưởng cách viết Kafka

như kiểu xây dựng mê lộ và nhân vật của Phạm Thị Hoài [17], không gian và thời gian trong Nguyễn Huy Thiệp... Ở Phạm Thị Hoài, ta thấy sự xuất hiện

tương đối nhiều kiểu nhân vật bị coi là kẻ xa lạ. Các nhân vật của Phạm Thị

Hoài cũng khước từ một “lối sống bầy đàn” theo kiểu Kafka: Hai mẹ con cô

Liễu “sống kín đáo, ngầm kiêu hãnh vì khác biệt cư dân trong xóm: chủ yếu

là công chức, giống nhau từ cách ngậm cái tăm, xỏ đôi dép, đến những ước mơ quẩn quanh tội nghiệp và căn bệnh dễ chịu: mất khả năng ý thức về tất

cả mọi sự, trước hết là về mình” (Tổ khúc bốn mùa); hay: “Tôi từ chối không đứng vào bất kì thế hệ nào. Tôi từ chối bất kì bộ đồng phục quá chật hoặc

quá rộng nào” (Thiên s); “Người ta kháo nhau, ở đám tang hôm ấy có một đứa trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi, không khóc, không cười, không

hoa, không chứng chỉ, một mình đến viếng, rồi lặng lẽ bỏ đi” (Thiên sứ).

Người không chứng chỉ có nghĩa không phải là thành viên của cộng đồng, là

đứng ngoài cộng đồng, theo một nghĩa nào đó chính là kẻ xa lạ trong xã hội. Nó giống loại nhân vật không có tung tích, nhân vật vô danh trong các tác

phẩm mang tính phi lí của Kafka...

Nhờ việc xây dựng thành công nghệ thuật gián tiếp trong phản ánh

hiện thực, nhờ vào những phương thức huyền thoại hóa, lối tư duy đa chiều... mà Kafka đã tạo nên những ảnh hưởng sâu đậm trong lòng người đọc khắp bốn phương. Tác phẩm của ông có một sức tái sinh mạnh mẽ trong

nền văn hóa đại chúng nhờ vào sự gợi mở mênh mông của mỗi tác phẩm... Ritchie Robertson đã nói : Tác phẩm của Kafka tuân theo lôgich của trí tưởng tượng, gắn kết cả tư duy lẫn xúc cảm nơi người đọc. Có lẽ đây là nguồn gốc của sự hấp dẫn, là lý do khiến cho những tác phẩm hư cấu của

Kafka luôn khó hiểu, trí tuệ mà không khô khan, hãy còn nói mãi với nhiều

thế hệ người đọc qua bao thập niên... Tác phẩm của Kafka mãi mãi tái sinh trong lòng những thế hệ độc giả ngày nay và mãi đến mai sau... Nghệ thuật

gián tiếp mà ông đã đề xuất ấy sẽ tiếp tục được các hậu duệ của ông khắp

nơi trên thế giới sử dụng, phát triển và sáng tạo nên những áng văn bất hũ

Trên đây là Tiểu luận của tôi viết về Nghệ thuật Gián tiếp trong phản ánh hiện thực của Franz Kafka thuộc học phần Văn học Âu - Mỹ. Mục đích chính của tôi là học tập cách tiếp cận tác phẩm văn học

và cách nghiên cứu văn học. Việc làm tiểu luận đã đem lại cho bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thân tôi nhiều điều bổ ích: thu thập được những thông tin thú vị trong văn học, những cách viết độc đáo trong các tác phẩm văn học nói chung và tac phẩm Kafka nói riêng; đặc biệt, bản thân tôi đã học tập được phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học nghệ thuật của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và của Lê Huy Bắc nói riêng... Những điều đó sẽ rấ có vai trò rất lớn cho bản thân tôi trong học tập

và trong những tiểu luận sau này.Với khả năng có hạn của một sinh viên, tôi tự thấy không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong bài viết, rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các thầy, cô và các bạnđể những tiểu luận sau được thành công hơn!

Xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Thị Ánh Tuyết - người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn bản thân tôi trong suốt quá trình học tập

cũng như quá trình làm tiểu luận này!

Xin chân thành cảm ơn các cô giáo trong Thư viện trường cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ bản thân tôi trong việc tìm kiếm tài liệu để

viết bài!

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá và phê bình của các thầy giáo, cô giáo và tất cả các bạn !!!

Tài liệu tham khảo.

1. Lê Huy Bắc - Nghệ thuật Phran-đơ Káp-ka _ NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.

2. Nhật ký Franz Kafka - Ðoàn Tử Huyến, Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Kiều Diệp dịch từ bản tiếng Nga của E. Caxeva in trong tạp chí

Những vấn đề văn học số 3 năm 1968

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 53 - 63)