6. Cấu trúc của Tiểu luận
3.3. Tư duy ngược và tư duy đa chiều
Văn chương hiện đại với nghệ thuật gián tiếp không còn chấp nhận lối đọc thụ động trước đây. Muốn cảm nhận được văn chương hiện nay, người đọc phải huy động mọi tiềm lực của trí não, vận dụng tất cả mọi lối tư duy
để nhận định, đánh giá và kết luận tác phẩm. Kết luận đó không bắt buộc
phải đúng với ý đồ tác giả. Nhiều lúc tác giả muốn hướng người đọcđến chỗ
này thì người đọc lại đến chỗ khác. Điều đó nếu trước đây được coi là hiểu
sai nhưng ngày nay cái sự hiểu sai ấy được coi là tất yếu, hiển nhiên. Thậm
chí với lối tư duy của người đọc, có khi tác phẩm sẽ được hoàn thiện hơn, hay người đọc có thể thổi vào tác phẩm một linh hồn khác mới hơn, đẹp đẽ
hơn cái linh hồn tác giả đã ban cho nó.?.?.? Trong văn học hiện đại, Kafka là tác giả đầu tiên thành công trong việc khai mở ra lối tư duy mới mẻ này: Tư
duy ngược và tư duy đa chiều.
Sỡ dĩ Kafka có được lối tư duy mạnh mẽ này và khai mở nó cho văn chương hiện đại là vì một số nguyên nhân và điều kiện cụ thể:
Đầu thế kỷ XX, thế giới nói chung và Cộng hòa Séc nói riêng đang có nhiều luồng tư tưởng đan cài vào nhau. Ở chương 1, tôi đã đề cập đến việc
Kafka ngay từ nhỏ đã hấp thu nhiều luồng tư tưởng, vừa hoài nghi giá trị, ý
nghĩa của các tư tưởng đó.
Những năm học đại học Kafka đã tiếp xúc với Kinh Thánh, Kinh Phật, tư tưởng của Lão Tử, Trang Tử, đọc sách của các triết gia nổi tiếng
như Palatơ; Neetsear. Ông cũng tiếp thu chủ nghĩa Marx, nhiên cứu chủ
nghiã Zionim (xi ôn) của người Do Thái, Ông tiếp thu tư tưởng nhệ thuật
của Goes, Flote và đặc biệt là Balzac với câu nói: "Balzac cầm gậy với khẩu
hiệu "ta sẽ đập nát mọi chướng ngại vật". Còn khẩu hiệu của tôi sẽ là "mọi chướng ngại vật sẽ nghiền nát ta ", ngoài ra Kafka còn tìm hiểu cả quan điểm nghệ thuật của Bocaxio với " Truyện mười ngày"... Là một người nhạy
cảm tinh tế lại hội tụ trong mình nhiều luồng tư tưởng: Thiên chúa giáo, Phật
giáo, phong kiến, kể cả chủ nghĩa Cộng sản... Kafka có điều kiện để học tập,
rèn luyện và có vai trò to lớn trong việc khai thác mở ra những nét văn hóa mới trong đó có quan điểm sáng tác văn học. Trong những năm tháng nhiệt
huyết, nồng say với cuộc đời, Kafka đã thấm nhuần tinh thần nhân văn của
thời kỳ Phục hưng châu Âu để lại. Bởi lẽ Kafka là sự hôi tụ, giao thoa giữa
các nền văn hóa xưa và nay , giữa Đông và Tây cho nên các tác phẩm của
ông phù hợp với mọi chủng tộc, mọi tôn giáo, chan hòa vào đời sống tinh
thần của con người khắp năm châu trên thế giới, và tỏa sáng mãi trong lòng mọi thế hệ độc giả. Sở dĩ như vậy là vì Kafka có một lối viết độc đáo, có một
lối tư duy đa chiều nên phù hợp với tất cả các tư tưởng tiến bộ, các đảng phái chính trị trừ những bọn mà ông lên án, đả kích (phát xít, độc tài). Mỗi
nền văn hóa, mỗi chủng tộc, mỗi tư tưởng chính trị luôn có một lối tư duy
đặc trưng của riêng mình mà tác phẩm của Kafka như đã nói: phù hợp với tất
cả nhân loại tiến bộ cho nên bất kỳ lối tư duy nào củng đều phù hợp với
Kafka nhờ việc ông đề xuất ra lối tư duy đa chiều trong tác phẩm. Lối tư duy
ấy cũng được Bogoes tiếp thu và vận dụng thành công vào những truyện
ngắn của mình. Ở Công viên của những lối rẽ hai ngã ngoaig việcđề xuất ra một mê lộ không gian và thời gian huyền thoại còn đề xuất ra kiểu tư duy đa chiều. "Nếu cuộc đời chỉ tồn tại một lối đi thì sẽ chẳng có gì phải bận tâm. Con người cứ điềm tĩnh, tự tin ung dung bước đi trên con đường đó. Nếu
cuộc đời xuất hiện lối rẽ thì chắc chắn phải có sự lựa chọn. Nhưng nếu cuộc đời trình xuất vô vàn lối rẽ buộc con người ta phải đứng trước sự lựa chọn
mà sự lựa chọn nào cũng mang lại nhiều cay đắng thì bất cứ sự chọn lựa nào cũng mang lại thảm họa..." [1; 99]. Cả Kafka lẫn Bogoes đều thấu hiểu về sự
vận động của cuộc đời: Nó không bao giờ vận động theo bất kỳ ý muốn chủ
quan nào. Bởi thế cho nên trong cuộc đời chúng ta luôn phải lựa chọn và luôn phải đưa ra những quyết định. Từ sự nhận thức đó, từ cảm giác luôn phải lựa chọn và cảm giác sự lựa chọn nào cũng có thể mang lại điều cay
đắng nên con người ta rất dễ rơi vào trạng thái lo âu hồi hộp như đang đợi
một kết cục thảm khốc. Trạng thái tâm lí đó đã tác động đến lối tư duy đa chiều không chỉở trong văn học mà còn trong cả cuộc sống đời thường như đã nói ở trên. Và từ khi Kafka phát hiện rồi đề xuất ra lối tư duy ngược, tư
duy đa chiều này, chúng ta thấy vai trò của nó trong cả văn học lẫn trong cuộc đời thật to lớn. Nhìn nhận lại thì con người ở bất kỳ thời đại nào cũng
luôn có sự phân vân lựa chọn giữa những lối rẽ trên đường đời, đặc biệt là trong xã hội hiện đại khi nhịp sống ngày càng tăng nhanh, cuộc sống con người phải quay cuồng với một tốc độ chóng mặt, trong những bầu không khí ngộp thở sặc mùi tiền bạc, danh vọng và giành giật nhau thì việc sa chân
lỡ bước là điều dễ hiểu.Khi phản ánh hiện thực ( Kafka là nhà văn siêu hiện
thưc), Kafka không bao giờ phản ánh như tất những gì vốn có, ông không
mô tả hiện thực lên trang giấy cuộc đời mà luôn đưa hiện thực lên thành một
tầm khái quát, một biểu tượng của nhiều biểu tượng khác. Ông đã huyền
thoại hóa hiện thực đưa những chi tiết, những sự kiện đời thường đi vào cõi huyền thoại, mơ hồ. Để rồi từ cõi mơ hồ, mờ ảo của huyền thoại, người đọc
lại đưa chúng trở về thực tại với những kết luận mới được đề xuất bởi người đọc. Có thể khái quát con đường này theo sơ đồ:
(Chất liệu) (đơn vị (Sản phẩm
trung gian) nghệ thuật)
Hiện thực Huyền thoại Hiện thực
Một chi tiết Một biểu tượng Nhiều vấn đề thực
hiện thực mang tính tượng trưng tại được đưa ra
Theo đó thì từ một chi tiết cụ thể trong đời sống, tác giả đã khái quát thành một biểu tượng trừu tượng giống như những khái niệm trong thần
thoại dĩ nhiên khái niệm đó không được người đọc tiếp nhận như tiếp nhận
một hình ảnh biểu trưng trong thần thoại thì vì Kafka không viết thần thoại
theo lối cổ xưa. Ngay ở khái niệm trừu tượng đó, người đọc sẽ liên tưởng đến những vấn đề, những hiện tượng trong đời sống xung quanh mình. Đến đây thì hiện thực đã quay về với hiện thực nhưng cái hiện thực bây giờ
không còn là cái hiện thực được phản ánh ban đầu nữa mà đã trở thành ẩn dụ cho nhiều vấn đề khác nhau.
Ta có thể dẫn ra một vài ví dụ và hình ảnh khác nhau mang tính biểu
tượng, khái niệm đã được Kafka khái quát trong tác phẩm: Hình ảnh làng gần nhất (Làng gần nhất), lâu đài (Lâu đài)... có thể hiểu là biểu tượng cao
cả, nhưng lại xa vời với con người, hình ảnh tôi (Hang ổ) có thể hiểu là số
phận bi đát của con người, hình ảnh Joseph K. (Vụ án), K. (Lâu đài) có thể
là biểu tượng của sự cô đơn, tội lỗi, lạc lõng của con người, khái niệm pháp luật đối với người miệt quê đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng cho
những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại... Tất cả những hình ảnh này
đều đã được hình tượng hóa thành những khái niệm, chúng đều đã được
huyền thoại hóa trở thành những hình ảnh dị dạng, bất thường nhưng lại
mang tính ẩn dụ khái quát cao độ.
Nhưng vì sao Kafka lại phải làm như vậy? Tại sao Kafka lại muốn thể
hiện sự biến dạng, tha hóa của con người bằng cách huyền thoại hóa các
hình ảnh đó. Điều này cũng có căn nguyên từ sự phát triển, thay đổi của xã hội đương thời. Người ta thường kêu gào về sự băng hoại đạo đức trong xã hội là vì người ta đã quen sống dựa vào nền đạo đức hiện tại [14]. Nền đạo đức hiện tại đã ăn sâu vào tâm hồn con người, trở thành chỗ dựa vững chắc
của họ và khi nó mất đi thì con người không còn cái gì để đảm bảo cho sự
tồn tại của họ như xưa nay. Trong cuộc đời truân chuyên có lúc đứng trước
những ngã rẽ chúng ta rất dễ bị mất phương hướng; khi lòng tin vào các
đấng tối cao trong tâm linh (mà đặc biệt là sự nghi ngờ về vai trò của Chúa)
đã bị đánh mất, khi các chuẩn mực đạo đức và các lối hành xử lâu đời đã bị
thay đổi hay bị hủy diệt thì con người phải đối diện với sự mênh mông của
bao ngã đường mà không biết mình nên đi con đường nào? Đâu là hạnh
phúc và đâu là khổ đau? Kafka đã thành công trong lối tư duy hiện đại này trong văn học nhờ vào việc sử dụng ngôn từ đa nghĩa và huyền thoại hóa hiện thực như đã nói trên đây.[1; 190]
Tuy nhiên hiểu theo lối bảo vệ đạo đức thì sự băng hoại đạo đức luôn
có hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Ví dụ như đạo đức dân chủ tư sản ra đời thay thế cho đạo đức phong kiến gò bó, lạc hậu thì đó là một sự "băng hoại" một sự "tha hóa' tiến bộ tích cực. Còn sự phá hoại nền đạo đức xã hội để chạy theo chủ nghĩa cá nhân thì lại là sự suy thoái phi nhân văn và phản
tiến bộ. Đó là sự lên ngôi của đồng tiền, sự hoành hành của phát xít chủ
nhân mà quên đi đạo đức xã hội, chà đạp lên quyền lợi của người khác thì đó
là sự suy thoái tiêu cực, sự băng hoại phản động. Bằng chứng cho sự tha hóa
này là các thế lực thù địch của loài người đã vì lợi ích giai cấp, thỏa mản
thói kiêu ngạo của cá nhân, đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược tàn sát hàng triệu con người vô tội. Đấy là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất do
bọn tư sản phát động, bọn đế quốc, phát xít gây nên. Thậm chí trong những
tác phẩm viết về bạo lực, nạn độc tài như Vụ án, Lâu đài, Lời tuyên án...
Kafka còn tiên đoán về số phận của nhân loại phải hứng chịu trong cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra gần hai mươi năm sau khi ông mất. Trong bối cảnh đó thước đo đạo đức thông thường cũng không còn thích hợp nữa
thì thế giới con người cũng bỗng chốc trở thành tang thương, thảm họa và mọi mục tiêu cao cả của họ cũng đều trở nên mờ ảo dần. Cảm thức hoài cổ
về thuở hỗn mang của loài người khi mọi thứ trong đất trời đều là của chung,
khi con người không biết gì đến của cải chiếm đoạt và giành giật nhau... đã
ẩn náu từ trong sâu thẳm của vô thức nay chợt thức dậy cùng nỗi lo âu trước
bao nẻo cuộc đời. Lo âu, sợ hãi, hoang mang, phập phồng ngay trong cuộc
sống khiến con người phải tìm về với cuộc sống bình yên trước đó. Trái với
mọi ước mơ thông thường là hướng đến tương lai thì Kafka lại hướng con
ngưòi thêu dệt nên những ước mơ trở về quá khứ, bởi theo ông ở đâu tốt đẹp
thì tìm đến mà không cần điều tốt đẹp ấy đến từ đâu. Dụng ý của Kafka không phải là vô lí mà đúng với loài người hiện đại: càng phát triển thì con người càng ý thức được tầm quan trọng của vật chất và càng dùng hết mọi
âm mưu để giành giật nhau. Cứ như vậy con người càng lấn sâu vào bể máu, đâm chém nhau vì vụ lợi cá nhân.
Thế nên trong văn học, Kafka lại dùng ngay sự bất tin, sự sợ hãi, sự lo
âu ấy để chế ngự cho những hoài nghi của con người trong cuộc sống. Vì những lẽ trên cho nên Kafka "dùng ngay chính sự đánh mất niềm tinđể xây dựng lại niềm tin đã bị đánh mất" [1; 102] cũng giống như việc ông dìm con người xuống những vực sâu của bể khổ, quẳng số phận con người vào những
nơi tăm tối của tội ác để phát hiện ra hạnh phúc ở đó. Bằng cách này cho nên ngày nay Kafka được mọi người đánh giá là người viết kinh thánh hiện đại, người viết thần thoại hiện đại. Mà đã thần thoại thì nó sẽ được chấp
nhận ngay cả những diều phi lí nhất vì sự phi lí trong thần thoại đã khắc sâu
vào tâm thức con người và nó vô tình đaytf chỗ phi lí trở nên có lí trong lòng người đọc... Cứ thể Kafka đã mở ra vô vàn cách tiếp nhận khác nhau trong tác phẩm của mình. Và bởi vì ông tiếp thu nhiều luồng tư tưởng nhưng không hoàn toàn tin vào tư tưởng nào nên ông cũng không nhân danh bất kỳ
ai, không đứng trên lập trường tư tưởng nào để hướng độc giả đi đến một kết
luận nào duy nhất sẵn có. Tùy. Kafka để cho độc giả tư duy theo lối tư duy của họ. Nghi vấn. Vấn đề là Kafka luôn đưa ra những nghi vấn, những câu
hỏi cho người đọc về những bí ẩn của cuộc sống luôn hiện hữu trước mắt và một sự thật là từ đó đến giờ chưa có câu trả lời nào thỏa đáng. Với tác phẩm
của mình, Kafka đã chiếu ra những tư tưởng đa chiều trong cái cuộc đời đã quen với việc ăn theo nói leo một cách xuẩn ngốc của một bộ phận người đời.
Lối tư duy thuận chiều xưa nay vốn rất thịnh hành ấy nhiều lúc đã vô tình bị những kẻ "ăn theo nói leo" làm cho "nhem nhuốc", sáo rỗng đi. Kafka đã phá tan lối tư duy đó.Viện hàn lâm là một biểu hiện cho sự văn minh loài người, nhưng Kafka đã thả vào đó một con khỉ. Tuyệt nhiên con khỉ trở thành báo cáo viên và các đại biểu của viện Hàn lâm phải vểnh tai
nghe khỉ diễn thuyết. Trong mắt khỉ viện Hàn lâm (biểu hiện cao của văn minh nhân loại) trở thành một thảm hoạ, cuộc sống bon chen, vụ lợi, háo
danh của con người cũng chỉ là "trò khỉ trong mắt khỉ mà thôi" [1; 105]. Lối
giễu nhại đó không được Kafka trực tiếp thể hiện ra trong tác phẩm mà bằng
cách xây dựng hình tượng cùng lối kể chuyện luôn để ngỏ, Kafka đã dẫn
người đọc đi đến những điều khác lạ vốn được xem là rất đỗi bình thường
xưa nay...
Đọc tác phẩm của Kafka, ta thấy ông viện dẫn đủ các nhân vật để đưa vào thế giới nghệ thuật. Từ thần linh trong kinh thánh (Thiên thần), nhân vật
trong thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn đến những nhân vật chưa từng xuất hiện
trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân loại... Tất cả đều hiện diện với
những chức năng khác nhau. Sự tập trung các nhân vật theo các cung cách
khác nhau ấy đã tạo nên ở Kafka một thế giới hỗn độn, pha tạp làm cho người đọc khó có thể nắm bắt nỗi. Kafka có một lối viết kỳ quặc đó là viết
về những chuyện hoang đường, phi lí với một văn phong điềm tĩnh như nói chuyện đời thường. Thế nhưng người đọc lại luôn tin tưởng ở ông. Ngôn từ
trong tác phẩm của Kafka lại luôn được sử dụng hết công hiệu của chúng.
Người đọc vặn vẹo, bắt bẻ thế nào cũng tìm ra một ý nghĩa riêng... Lối viết
với câu dài, câu ngắn, kết hợp với nhiều mệnh đề đã mang lại một tư duy mới mẽ như đã nói ở trên.