Tính chất huyền thoạ i

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 43 - 46)

6. Cấu trúc của Tiểu luận

3.1. Tính chất huyền thoạ i

Ở chương 2, chúng ta đã phân tích một số tác phẩm tiêu biểu. Hầu như

tất cả các tác phẩm của Kafka đều mang đậm yếu tố hoang đường, phi lí. Phi

lí đầu tiên là các nhân vật bất thàng nhân dạng, ở sự khôn cùng của không gian, thời gian và ở diễn biến phức tạp của cốt truyện. Kafka được đánh giá

là một "thiên tài nghịch dị" và có lẽ một phần nào đó ông đã chuyển tải sự

nghịch dị của mình vào trong các nhân vật của ông. Ông thường (nói đúng hơn là luôn luôn) biến dạng các nhân vật của mình một cách kỳ quái khó có

của loài người thành những sinh vật nhỏ nhoi đến thảm hại. Điển hình của

Samsa (Biến dạng). Hay là ở các nhân vật là con người thực sự thì đâu đó

trong họ cũng tồn tại vài nét không bình thường . Không bình thường ngay

cả cái tên: Joseph K. (Vụ án), K. (Lâu đài). Ngay cả cái tên cũng không được nguyên vẹn thậm chí là bị tước đoạt hoàn toàn trở thành những con người không tên không tuổi như người miệt quê (Trước cửa pháp luật), ông tôi, chàng trai (Làng gần nhất), người cười xô, ông bán than (Người cưỡi

xô),... Ngoài sự biến dạng hình ảnh con người, Kafka còn mô tả con người dưới dạng những loài vật: Josephine (Nữ ca sĩ Josephine hay chuyện cổ về

loài chuột), con khỉ (Báo cáo gửi viện hàn lâm), con thú tuyện vời (Con thú

tuyệt vời), con kền kền (Con kền kền), Tôi (Hang ), hay thậm chí là dưới

những dạng những đồ vật vô tri vô giác: Cây cầu (Cây cầu), Odrardes (Nỗi

ưu tư của một người đàn ông có gia đình), cái vụ (Cái v), ... Dù hiện diện ở

dạng thức nào, các nhân vật của Kafka cũng luôn hàm chứa những điều phi

lí, khó tin. Một sáng nọ tỉnh giấc băn khoăn... Samsa thấy mình trở thành một con bọ khổng lồ; Joseph K. cũng đột nhiên bị hai kẻ tự xưng là người

của luật pháp tuyên bố anh phạm tội trong khi chẳng làm gì cả (Vụ án); K. nhận được thông báo đến lâu đài để làm việc nhưng không sao vào được lâu đài thậm chí anh không được cư trú tại đó (Lâu đài); lão thầy thuốc bị gọi đi

lúc nửa đêm trong gió rét, bão tuyết và phải chứng kiến những cảnh hoang

đường (Một thầy thuốc nông thôn); Tôi lo sợ và chạy trốn trong khi không có ai rượt đuổi (Hang ); một cây cầu có thể tự nhận thức về mình, có khát vọng, suy nghĩ và có cả hành động (Cây cầu); Báo cáo có trước viện Hàn lâm là một con khỉ (Báo cáo gửi viện Hàn lâm), ... Sự phi lí của các nhân vật

cùng với lối kể chuyện cũng đầy phi lí của tác giả đã khiến câu chuyện đậm

nét huyền thoại. Nhưng sự phi lí ấy lại được người đọc dễ dàng chấp nhận vì cách kể chuyện mang tính huyền thoại là nền tảng của mọi lối viết trong văn

học. Thần thoại cổ xưa là cách giải thích về các hiện tượng tự nhiên khiến con người khiếp sợ. Còn Kafka, ông đưa những yếu tố của huyền thoại vào trong tác phẩm là để giải thích về những nỗi sợ hãi của con người hiện đại.

Vậy con người hiện đại sợ cái gì trong khi khoa học đã thừa sức lí giải chính

xác và thậm chí còn có thể điều khiển một số hiện tượng trong tự nhiên? Đó

là nỗi lo sợ về chính bản thân mình, sợ cái xã hội họ đang sống, sợ bản thân mình bị biến dạng một cách vô thức. Nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là vì sự

suy thoái nhân tính, sự băng hoại đạo đức đang ngày càng lan nhanh trong cuộc sống. Tính ích kỷ, vụ lợi, háo danh khiến con người dẫm đạp lên nhau. Giành dật nhau chỉ vì những toan tính vụn vặt trong cuộc sống.

Không gian và thời gian huyền thoại

Trong lời bộc bạch viết cho cô em gái của mình, Kafka bày tỏ: "Anh viết khác với những gì anh nói, anh nói khác với những gì anh nghĩ anh nghĩ

khác với những gì anh nên nghĩ và thế là tất cả đều chìm vào cái bóng tối

sâu thẳm nhất". Cái suy nghĩ đó đã được Kafka vân dụng vào việc xây dựng

không gian và thời gian cho tác phẩm của mình. Đó là những không gian xa

vời, mênh mông, vô tận, là thời gian hư ảo, vô định, kiểu không gian làm

cho người ta tê lạnh, nhỏ bé và run sợ; kiểu thời gian làm cho người ta phải

choáng ngợp.Không gian và thời gian của ông đã được đánh giá là những mê lộ bí hiểm vô tận. Kiểu mê lộ mà sau này Bogoes đã xây dựng thành công trong Công viên của những lối rẽ hai ngã: thời gian không có điểm dừng và không gian không có lối rẽ. Đọc Kafka chúng ta luôn bị quẳng vào một

không gian mênh mông vô tận. Luôn bị chìm sâu vào một thời gian hư vô,

huyền ảo. Ta sẽ không khó khăn gì để tìm kiếm kiểu không gian, thời gian

nàổitng tác phẩm của ông chúng xuất hiện liên tục và hầu như khắp các tác phẩm đều có: Lâu đài (không gian mênh mông của tuyết trắng), Một người

thầy thuốc nông thôn (không gian bí hiểm của pháp luật), Vụ án (không gian

luẩn quẩn và thời gian bị giãn rộng hơn bình thường), Bức thông điệp của Hoàng đế (không gian mình mùng, thênh thang của hoàng cung), Hang

(không gian chật hẹp của cái hang nhưng lại trở nên qua rộng trong cảm

nhận của tôi), Người cưỡi xô (không gian bị ngập chìm trong cõi mơ hồ

huyền ảo, thời gian bị phớt lờ bởi những sự kiện dồn dập), Cây cầu (không

gian và thời gian biếnđổi khôn lường, khó tả)...

Tác phẩm của Kafka chủ yếu thuộc vào hai nhóm: nhóm sử dụng yếu

tố hiện thực để xây dựng huyền thoại (Bức thông điệp của Hoàng đế, Làng gần nhất, Khởi hành). Nhóm sử dụng yếu tố hoang đường kỳ ảo, những yếu

tố phi thực tế để xây dựng huyền thoại ( Biến dạng, Hang ổ, Tạp chủng...). Nếu như nhóm một sử dung yếu tố hiện thực thì cái hiện thực đó cũng luôn

bị đẩy vào một thế giới phi thực. Chính nhóm tác phẩm phi thực mới thể

hiện rõ nét phong cách đặc trưng của Kafka. Mặc dù sử dụng những yếu tố

phi thực, hoang đường nhưng tác phẩm của Kafka luôn được chấp nhận như

là sự tất yếu mặc dù chúng luôn mang trong mình sự phi lí, hoang đường của

thần thoại. Thần thoại được xem như là nền tảng của mọi thể loại văn học và

con người đã trở nên quen thuộc với thần thoại cũng như sự hoang dã của

nó. Chúng ta ngay từ nhỏ được tiếp xúc với thần thoại qua truyền miệng, lớn

lên thì tìm hiểu qua sách vở học tập cho nên dù hoang đường dù phi lí thì chúng ta vẫn thấy ở thần thoại tự nhiên như bình thường. Như vậy người đọc

cũng có thể quen với không gian thời gian huyền thoại từ thần thoại cho đến

Kafka. Và Kafka đã có biệt tài trong xây dựng huyền thoại là ở chỗ xây dựng không gian và thời gian này. Tác phẩm của Kafka luôn phản ánh hiện

thực song ông luôn đặt chúng vào môi trường huyền ảo, xoá bỏ hết mọi đường viền xung quanh không gian và thời gian thực. Trong tác phẩm của Kafka dấu hiệu của thời gian huyền thoại luôn xuất hiện ngay từ đầu tác

phẩm: "Một buổi sáng nọ" (Vụ án), "Một sáng tỉnh giấc boăn khoăn sau giấc mơ khó chịu" (Biến dạng)... Kiểu bắt đầu như vậy không những đã gợi lên

cho người đọc một cảm giác về không khí vô định của vũ trụ thuở hỗn mang

trong thần thoại mà nó còn tạo ra điều kiện để Kafka có thể huyền thoại hoá

cuộc sống hiện thực xung quanh. Nếu như không đưa dấu hiệu thời gian

phiếm chỉ như trên thì Kafka còn có một cách xây dựng khác đó là phớt lờ

thời gian. Phớt lờ thời gian đồng nghĩa với việc lôi độc giả vào một loạt các

sự kiện dồn dập, khó xác định được thời gian cụ thể: "Tôi có mười một con trai, con cả không đẹp trai nhưng nó thông minh ..." (Mười một người con

trai); than đã hết nhẵn, cái xô trống rỗng, cái xẻng vô dụng, bếp lò buông từng hơi thở lạnh buốt, căn phòng băng giá, bên ngoài cửa sổ, lá cây đờ đẫn, phủ đầy sương muối...". Phụ hoạ theo thời gian ấy là một không gian

huyền thoại: "Bầu trời tựa cái khiên bạc cự tuyệt bất cứ ai nhìn lên tỏ ý cầu

khẩn..." (Người cưỡi xô). Không vào được lâu đài, K. đợi chờ và loay hoay mãi trên vùng tuyết trắng mênh mông (Lâu đài). Thầy thuốc không thể về đến tận nhà và mãi mãi bị chôn vùi giữa một đồng tuyết bao la bởi sự vô tận

của không gian (Thầy thuốc nông thôn). Người cưỡi xô thì phải đáp xuống

dãy núi băng và vĩnh viễn biến mất ở đó. Tôi thì miệt mài chui rúc trong một

cái hang dường như cái hang vẫn quá rộng để tôi có thể ẩn náu an toàn (Hang ). Người đưa thư là một gã khoẻ mạnh nhưng không thể thoát ra được hoàng cung mênh mông để mang thông điệp đến cho người nhận (Bức thông điệp của Hoàng đế). Chàng trai không thể đến được ngôi làng bên cạnh vì gần nhất hoá ra lại là xa nhất. Đó là lối lôgích móc xích vòng vo vô tận mà tác giả đã sử dụng trong từng trang sách của mình. Không gian bí hiểm giăng kín mọi lối đi, một bầu không khí hoang mang, gợi mở ngập

tràn. Đó là tác phẩm của Franz Kafka.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghệ thuật gián tiếp trong sáng tác của franz kafka (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)