1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn cái vắng mặt trong sáng tác của franz kafka

117 128 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Còn trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka A.Karelski cũng có những đánh giá rất cao về cái phi lí mà Kafka thể hiện trong tác phẩm của ông “phá hủy các khải niệm và cấu trúc văn học

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Trang 2

Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGÔN NG Ữ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Đăng Dung

HÀ N ỘI, 2018

Trang 3

Xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban giám hiệu và cán bộ giáo

viên của trường THPT Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnPGS.TS Trương Đăng Dung - người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp

đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắnluận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhậnđược sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo và cácbạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Hà N ội, tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguy ễn Thị Hồng Thu

Trang 4

ỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Hồng Thu- học viên lớp cao học khóa 20, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn là do sự tìmhiểu và nghiên cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và công tác Mọikết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều đượctrích dẫn nguồn gốc cụ thể

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồngbảo vệ luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiệnthông tin nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ởtrên

Hà N ội, tháng 09 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thu

Trang 5

ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 11

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Những đóng góp của luận văn 13

8 Cấu trúc của luận văn 13

NỘI DUNG 14

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC 14

1.1 Chủ nghĩa hiện thực và hiện đại 14

1.1.1 Ch ủ nghĩa hiện thực 14

1.1.2 Ch ủ nghĩa hiện đại 26

1.2 Sự xuất hiện của Franz Kafka 38

1.2.1 Ti ểu sử cuộc đời 38

1.2.2 S ự nghiệp văn chương 40

CHƯƠNG 2 CÁI VẮNG MẶT NHƯ LÀ NỘI DUNG CỦA PHẢN ÁNH HIỆN THỰC 47

2.1 Quan niệm của F.Kafka về văn học và hiện thực 47

2.2 Sự “hiện diện” của cái vắng mặt trong sáng tác của F.Kafka 53

2.2.1 Thi ết chế quyền lực quan liêu, độc đoán 53

Trang 6

ứng như là hình thức của sự tha hóa 61

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI VẮNG MẶT TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA 75

3.1 Thủ pháp nghịch dị- phi lí 75

3.2 Thủ pháp huyền thoại hóa 90

3.2.1 Huy ền thoại hóa không gian 93

3.2.2 Huy ền thoại hóa thời gian 96

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 7

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

1.1 Thiên tài văn chương Franz Kafka (1883-1924) là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX Tên tuổi, tầm cỡ của Kafka được ví với đại vănhào Nga F.M.Dostoyevsky và được xếp ngang hàng với James Joyce và Marcel Proust- những bậc thầy cách tân, mở đường cho nền văn xuôi hiện đại

Thậm chí, Franz Kafka còn được coi là “Người viết Kinh thánh hiện đại” khi

tác phẩm của ông “vừa là chỗ dựa về tinh thần vừa là đối tượng để con người soi chiếu bản thể mình” Các sáng tác của Kafka đem đến những quan niệm

mới về con người và hiện thực, về đặc trưng của phản ánh nghệ thuật, mang đến kiểu tư duy mới cho tiểu thuyết Quan trọng hơn cả những sáng tác của Kafka còn mở ra cho người đọc những khả năng mới trong việc tiếp nhận văn

học Nói cách khác, Kafka có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bước đột phá cho lịch sử văn học nhân loại, góp phần vượt lên những giới hạn của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và đưa chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX lên ngôi Lựa

chọn đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka, người viết mong

muốn sẽ làm nổi bật những đóng góp của F.Kafka- nhà văn hiện đại xuất sắc này cho văn chương nhân loại qua cách phản ánh hiện thực độc đáo, mới mẻ

1.2 Những sáng tác của Kafka có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học nhân loại ngay trong thế kỉ ông sống và viết Không chỉ vậy, trong những năm

của thế kỉ XXI này, tác phẩm của Kafka vẫn có ảnh hưởng to lớn đến các nhà văn hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam Các nhà văn thế giới ảnh hưởng từ Kafka như Camus, Becket, Marques, Cao Hành Kiện…Các nhà văn

Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Kafka như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp…Bởi vậy, khi nghiên cứu cách phản ánh hiện thực qua những yếu tố

vắng mặt trong sáng tác của Kafka không những giúp chúng tôi hiểu rõ hơn

Trang 8

những tinh hoa văn học nước ngoài mà còn hiểu thêm diện mạo, quá trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại

1.3 Thứ nữa, xuất phát từ lòng yêu mến và ngưỡng mộ với thiên tài văn chương Kafka mà tác giả luận văn luôn trăn trở cần phải đọc, phải tìm

hiểu thêm về Kafka, về các sáng tác của ông như một động lực tự thân luôn thôi thúc không ngừng Những điều Kafka nói về quan liêu, tham nhũng, độc tài, tha hóa, phi lí luôn đúng trong mọi thời đại vì nó là phần tất yếu của xã

hội loài người Và dù Kafka đem đến cho chúng ta cái nhìn cuộc đời từ phía bóng tối, từ sự u ám, tối tăm khi con người bị lưu đày trong sự phi lí, cô đơn,

lo âu, tha hóa thì Kafka vẫn vô cùng tuyệt vời bởi ông đã chỉ ra cho chúng ta (đúng hơn là “tẩy não” chúng ta) cách hoàn thiện nhân cách để vươn tới

những điều tốt đẹp, những CHÂN- THIỆN- MĨ của cuộc đời vốn đầy rẫy

những xấu xa, tội lỗi Đọc tác phẩm của Kafka độc giả luôn sống trong tâm

thế cần phải tự vấn, cần phải nhìn nhận lại mình trong từng khoảnh khắc để

khắc phục những điều chưa tốt đẹp trong từng suy nghĩ, hành vi của chính mình Điều này khiến tác phẩm của ông có ý nghĩa hơn bao giờ hết vì suy cho cùng thì “văn học là nhân học”

1.4 Lựa chọn đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka

người viết hi vọng sẽ tích lũy được nhiều tri thức và phương pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu sau này

của ông có liên quan đến vấn đề của luận văn mà chúng tôi có dịp tham khảo

Trang 9

Trong luận văn này chúng tôi xin trình bày lịch sử nghiên cứu, phê bình về Kafka theo hướng: đầu tiên là lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka trên thế giới

và sau đó là lịch sử nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam

2.1 L ịch sử nghiên cứu về Franz Kafka trên thế giới

Sinh thời, dù có niềm đam mê văn chương cháy bỏng nhưng Kafkaluôn phải giấu kín vì những kì vọng và áp lực từ phía người cha Ông không

thể tự do thỏa sức sáng tạo giống như nhiều nhà văn khác Kafka cũng lặng lẽ bước vào văn đàn thế giới với một vài truyện ngắn được in ấn, phát hành Trước khi qua đời ông để lại di nguyện cho Max Brod (người bạn thân của Kafka) rằng hãy đốt hết tác phẩm của mình Nhưng Max Brod đã không làm

thế, bởi vậy mà toàn nhân loại may mắn có được gia tài văn chương quý báu

của F.Kafka

Khi các tác phẩm của Kafka được công bố rộng rãi thì các nhà phê bình

đã có những đánh giá rất cao với những tác phẩm của ông Milena Jesenka

trên báo Nhân dân của Tiệp Khắc viết rằng những cuốn sách của Kafka “đã

để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào” [60, tr.645] Thêm vào đó là “ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn sách cưumang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay và xuyên suốt thế

giới…Chứng thực, trần trụi, và đau thương nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi

có tính biểu tượng Chúng đầy sự khô cằn và là cảm quan của một người nhìn

thế giới một cách rõ ràng đến không thể chịu đựng được nó” [35, tr.1]

Năm 1933 tác phẩm của Kafka được giới thiệu và dịch thuật rộng rãi ở nước ngoài Còn từ năm 1939, ông có ảnh hưởng mạnh mẽ ở phương Tây vìtheo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì từ những năm ấy “thế giới bắt đầu

gi ống thế giới của Kafka” [60, tr.645] Năm 1939 cũng đánh dấu bằng một sự

kiện nổi bật gây chấn động đến toàn thế giới đó là chiến tranh thế giới thứ hai

Trang 10

bùng nổ Cả nhân loại băn khoăn “tìm đáp số cho bài toán cuộc đời trước bão

tố Đại chiến thế giới thứ hai” [60, tr.645] thì các tác phẩm của Kafka có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương Tây nói riêng và toàn thế giới nói chung Người

ta bỗng nhận ra rằng “thế giới bắt đầu gặp gỡ Franz Kafka và định ngữ K rời

bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” Kể từ đây, tên

tuổi và tác phẩm của Kafka như một thanh nam châm thu hút rất nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình trên toàn thế giới

Trong bài Phong cách và th ời đại huyền thoại thì Hecman Brotso đề

cập đến việc Kafka tiếp cận hiện thực bằng huyền thoại và với thủ pháp này Kafka đã tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ có giá trị Ông khẳng định thời văn

học hiện đại phải “quay về với huyền thoại” theo gương của Kafka [75, tr.32]

M.Melentinski trong bài Thi pháp huy ền thoại cũng khẳng định huyền

thoại là vấn đề then chốt nổi bật trong sáng tác của Kafka Với những nghiên

cứu kĩ lưỡng, sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Kafka, M.Melentinski nhận định tác phẩm của Kafka là “sự biến cải siêu tưởng thế giới đời thường” [53,tr.472]

Tiếp đó, nhà viết kịch nổi tiếng Becton Brecht trong công trình Viết về

ngh ệ thuật lại đề cao khả năng tiên tri, dự báo tiên tài của Kafka qua những

cái phi lí mà ông đề cập đến trong tác phẩm của mình “Người ta đã tìm thấy ở ông đằng sau những hóa trang rất kì cục, những linh cảm về nhiều điều mà vào thời những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người

nhận thấy được mà thôi” [60, tr.646] Và một đại biểu của trào lưu tiểu thuyết

mới cũng thừa nhận khả năng dự báo trác tuyệt của Kafka “Kafka là thiên tài

của thời đại chúng ta, Kafka là nhà tiên tri báo trước kỉ nguyên của con người phi lí, con người không có sự sống” [75, tr.32]

Năm 1963 tại Hội nghị Quốc tế về Kafka tổ chức tại Lipbice (Tiệp

Khắc trước đây) thì nhà văn Pháp đồng thời là nhà lí luận mác-xít Roger

Trang 11

Garaudy trong hai công trình V ề chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) và

Vì m ột chủ nghĩa hiện thực của thế kỉ XX (1968) đã khẳng định Kafka là hình

mẫu, là đại diện tiêu biểu cho phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa.Trong hai công trình này Roger Garaudy khẳng định chắc chắn cái độc đáo

của Kafka là việc ông mở ra những chiều kích mới của hiện thực thông qua

những cái phi lí, quái dị và với thủ pháp huyền thoại ông đã sáng tạo ra một

“hiện thực có tầm Prometheus” Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn mang tính chất dự báo về trạng thái tồn tại của con người hiện đại Cũng trong hội nghị này, Ernst Fischer- nhà lí luận mác- xít này cho rằng Kafka tiêu biểu cho phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa- một hiện thực độc đáo trong thời đại mới chứ không phải là hiện thực cổ điển Ông tập trung khảo sát các chi

tiết trong tác phẩm của Kafka để thấy vấn đề trung tâm trong các sáng tác của nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái này là sự tha hóa của con người hiện đại Từ

đó, Ernst Fischer cũng đặt ra thái độ ứng xử của những nhà văn mác-xít với Kafka và tác phẩm của ông

Milan Kundera- nhà văn gốc Tiệp nhưng viết văn bằng tiếng Pháp cũng

giống như nhiều nhà nghiên cứu khác khẳng định thủ pháp huyền thoại hóa và cái phi lí là đặc trưng cơ bản trong thế giới nghệ thuật của Kafka Ông chỉ ra

lối kể chuyện bằng chiêm bao của Kafka như sau “Các tiểu thuyết của Kafka

là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại Vừa là cái nhìn sáng

suốt nhất về thế giới hiện đại, vừa là sự tưởng tượng dữ dội nhất Kafka, ấy trước hết là một cuộc cách mạng mĩ học mênh mông Một kì diệu nghệ thuật”[44, tr.85] Ông cũng gọi lối kể chuyện này của Kafka bằng những khái niệm

“logic bị đảo ngược”, “trộn lẫn cái mơ và cái thật”, “tiếng gọi của giấc mơ”…Để làm được điều đó, Milan Kundera khẳng định Kafka phải có một trí tưởng tượng vô cùng phong phú “sự tưởng tượng bị ngủ quên trong thế kỉ XIX được Franz Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành công trong

Trang 12

cái việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố sức nhưng không thực sự làm được: trộn lẫn cái mơ và cái thật” [43, tr.23] Cũng trong tiểu luận này, Milan Kundera đề cao sự cách tân mạnh mẽ của Kafka trong cái nhìn và phương

thức phản ánh hiện thực so với các nhà hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX

Còn trong bài viết Về sáng tác của Franz Kafka A.Karelski cũng có

những đánh giá rất cao về cái phi lí mà Kafka thể hiện trong tác phẩm của ông

“phá hủy các khải niệm và cấu trúc văn học nghệ thuật truyền thống” để “kể nhiều điều quan trọng về thời đại ông” và với “tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lí quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung chính là cuộc cách mạng thầm

lặng của Kafka” [42, tr.178]

Có thể nhận thấy, hầu hết các công trình, các bài viết thì người sáng tác

và nhà nghiên cứu đều khẳng định Kafka có những đóng góp mới mẻ và độc đáo trong việc phản ánh hiện thực qua thủ pháp nghệ thuật đặc trưng là huyền thoại hóa và cái phi lí Đồng thời, tác phẩm của Kafka còn cho thấy trạng thái

hiện tồn của con người thời hiện đại khi bị bủa vây, bị lưu đày trong nỗi cô đơn, trong tâm trạng bất an, sự tha hóa và ám ảnh về cái chết…Quả thực, với

thế giới nghệ thuật của mình, Kafka đã mở ra những nhận thức mới mẻ, ý nghĩa về mối quan hệ giữa văn học hiện thực, thay đổi tư duy phản ánh hiện

thực

2.2 L ịch sử nghiên cứu về Franz Kafka ở Việt Nam

Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, Franz Kafka bắt đầu được chú

ý trong văn học Việt Nam qua hoạt động nghiên cứu, dịch thuật Tuy nhiên, ban đầu những đánh giá về Kafka còn mang nặng tính chất phê phán, phủ

nhận Có thể kể đến hai công trình phê bình nghiên cứu của Hoàng Trinh và

Đỗ Đức Hiểu Giáo sư, viện sĩ Hoàng Trinh trong Phương Tây, Văn học và con người đã viết rất chi tiết về thủ pháp huyền thoại, về con người tha hóa

trong sáng tác của Kafka qua việc phân tích khái quát một số tác phẩm của

Trang 13

Kafka như Lâu đài, Hóa thân, Vụ án Giáo sư Hoàng Trinh khẳng định thế

giới hiện thực của Kafka là “thế giới ảo ảnh”, “thế giới huyền thoại”…Bên

cạnh đó, tác giả Hoàng Trinh còn chỉ ra những điều mà ông cho là nhược điểm của Kafka: tác phẩm của Kafka “là nơi cư trú tối tăm của những tưtưởng tôn giáo, của các loại triết học siêu hình mà Franz Kafka đã tiếp nhận được ở các bậc thầy trong trường phái Praha ngày trước” [75, tr.26] Trong

Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa giáo sư Đỗ Đức Hiểu khẳng định vị trí

tiên phong của Kafka trong dòng văn học hiện sinh và hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái này là việc con người bị

áp bức, đọa đày do chế độ quan liêu, bất công gây ra Cũng giống như giáo sưHoàng Trinh, giáo sư Đỗ Đức Hiểu cũng đã đưa điểm hạn chế trong tác phẩm

của Kafka là “ý thức bị thủ tiêu, con người đã chết, con người vô hình chỉ còn

lại những bóng dáng trìu tượng của con người bị sơ đồ hóa, cái tôi trở thành

“cái người ta” và hòa tan trong một thế giới vô danh” [33, tr.86]

Trên văn đàn công khai miền Nam Việt Nam trước năm 1975, trongcác công trình nghiên cứu về các sáng tác của Kafka nổi bật nhất là cuốn sách

Ý th ức mới trong văn nghệ và triết học của Phạm Công Thiện Có thể nói

Phạm Công Thiện là một trong những người có đóng góp quan trọng trong

việc giới thiệu và hướng dẫn đọc Kafka ở miền Nam Ông nhận thấy những

vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Kafka như: thân phận của con người trần thế, bệnh tật, chết chóc, sự xa lạ với kẻ khác…Đặc biệt, trong công trình của mình, Phạm Công Thiện đã có những phân tích kĩ lưỡng về sự tha hóa của con người, sự cô đơn của các nhân vật trong sáng tác của Kafka,

những nỗi lo âu hiện tồn, sự lưu đày do nguồn gốc Do Thái… “Tất cả Kafka xa- lạ- bị- đày- mất- gốc- phạm- tội đều nằm trong Métamorphose” [74, tr.500]

Trang 14

Sau khi chuyên luận Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa xuất bản thì

những đánh giá về Kafka hầu như chưa có sự thay đổi trong một thời gian dài

sau đó Đến năm 1986, trong công trình nghiên cứu Về tư tưởng và văn học

hiện đại phương Tây của tác giả Phạm Văn Sĩ xuất hiện và vẫn giữ quan điểm

của hai tác giả Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu Thêm vào đó, tác giả Phạm Văn

Sĩ còn lí giải tại sao con người trong sáng tác của Kafka lại hiện lên với tất cả

sự cô đơn, tội lỗi, phi lí Theo Phạm Văn Sĩ nó xuất phát từ những ẩn ức trong

cuộc đời của Kafka khi ông mang mặc cảm về thân phận người Do Thái để từ

đó biến mặc cảm này thành những chủ đề siêu hình về thân phận con người [72, tr.315]

Từ năm 1986 đến nay, sự đổi mới tư duy và những chuẩn thẩm mĩ mới

đã đem đến cho bạn đọc Việt Nam những tâm thế tiếp nhận mới, làm cho việc đánh giá, nhìn nhận tác phẩm của Kafka công bằng, tích cực hơn Những bài nghiên cứu của các dịch giả, nhà khoa học lớn như Đặng Anh Đào, TrươngĐăng Dung, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Văn Dân, Đỗ Ngoạn, Lê Huy Bắc…đã

khẳng định chắc chắn vị trí xứng đáng của nhà văn hiện đại xuất sắc này, đồng thời mở ra cơ hội cho độc giả Việt Nam yêu văn học tiếp cận với thế

giới nghệ thuật của Franz Kafka- một trong những tượng đài, thành tựu vănchương độc đáo của nhân loại

Đầu tiên, có thể nói đến những đóng góp của giáo sư Đặng Anh Đàokhi nghiên cứu về Kafka trong cuốn giáo trình Văn học phương Tây Trong

cuốn giáo trình này bà đã cung cấp một cách khá hoàn chỉnh về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Kafka Đồng thời, giáo sư Đặng Anh Đàocòn chỉ ra thân phận con người trong sáng tác của Kafka là nỗi cô đơn, sự lưu

đày…Bằng việc khảo sát một số tác phẩm như Vụ án, Hóa thân, Nước

Mĩ…nhà nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá xác đáng về phương diện nghệ

Trang 15

thuật trong tác phẩm của Kafka như vấn đề kết cấu, điểm nhìn, tính chất đa

âm, đối thoại…

Tiếp đó, trong lời giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Lâu đài, PGS.TS Trương Đăng Dung- dịch giả, nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định đầy giá trị về thế giới nghệ thuật của Franz Kafka khi viết: Franz Kafka là nhà văn

“đã cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại của con người hiện đại, đã thể hiện

bản chất của thời đại mình một cách độc đáo, mở ra những khả năng mới cho

tiểu thuyết hiện đại Các tác phẩm của F.Kafka là sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của

những thiết chế quyền lực vô hình” [20, tr.247] PGS.TS Trương Đăng Dungcũng nói rõ rằng “đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết” [41,tr.941]

Giáo sư Nguyễn Văn Dân trong cuốn sách Văn học phi lí đã khẳng định

cái độc đáo, mới mẻ của Kafka trong bối cảnh văn học đương thời “Đó là việc Kafka đã khai phá một mảng đề tài khó xử lí: cái phi lí của cuộc đời” [15, tr.34] Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Kafka là chủ đề mê cung, nghệ thuật miêu tả cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo cái không thể thông báo, diễn đạt cái không thể diễn đạt…

Giáo sư Phùng Văn Tửu trong phần giới thiệu bản dịch tiểu thuyết Vụ

án và trong giáo trình Văn học phương Tây đã rất dụng công khi phân tích

yếu tố huyền thoại như một số thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong sáng tác của Kafka Ngoài ra Kafka còn sử dụng một số thủ pháp khác như miêu tả không gian, thời gian…

Trong bài viết Franz Kafka và thân phận cô đơn của con người nhà

nghiên cứu Đỗ Ngoạn khẳng định vấn đề trung tâm mà Kafka quan tâm đó là

vấn đề thân phận con người Theo Đỗ Ngoạn, có hai kiểu nhân vật phổ biến trong sáng tác của Kafka là nhân vật tha hóa và nhân vật cô đơn (ông nhấn

Trang 16

mạnh nhiều đến nhân vật cô đơn) “Đó là những con người nhỏ bé, bị tha hóa, không có một chút quan hệ nào với xã hội”, “con người bị tha hóa, vô danh hóa, bị lu mờ trước sự phát triển ồ ạt của khoa học kĩ thuật”

Giáo sư Lê Huy Bắc trong cuốn sách Nghệ thuật Phran-do Kafka đã rất

công phu khi nghiên cứu kĩ lưỡng, sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

của Franz Kafka Trong chuyên luận này, nhà nghiên cứu đã đưa ra những

nhận định sắc sảo về thế giới nghệ thuật của Kafka “Người tẩy não nhân loại”[7, tr.77], “người khai sinh hiện thực” [7, tr.111] Cái độc đáo trong nghệ thuật của Franz Kafka mà giáo sư Lê Huy Bắc chỉ rõ là nghệ thuật sử dụng cái hoang đường, nghệ thuật miêu tả hiện thực gián tiếp, nghệ thuật xây dựng nhân vật…

Tháng 7 năm 2018 giáo sư Lê Huy Bắc cho ra mắt cuốn sách “Franz

Kafka Người tẩy não nhân loại”- cuốn sách tái bản cuốn Nghệ thuật Phran-do

Kafka nhưng có bổ sung, sửa chữa Ở chương 9 của cuốn “Franz Kafka Người

tẩy não nhân loại” giáo sư Lê Huy Bắc bổ sung thêm một nội dung “Conngười của thời gian” để tiếp tục so sánh những điểm tương đồng và khác biệt

giữa Kafka và Coetzee- nhà văn gốc Đức (hoặc Hà Lan), sinh trưởng ở Nam Phi và viết văn bằng tiếng Anh Còn lại các nội dung khác ở các chương, mục không có nhiều thay đổi so với cuốn Nghệ thuật Phran-do Kafka

Từ việc tổng hợp, tìm hiểu các ý kiến, nhận định, đánh giá xung quanhsáng tác của Kafka chúng ta có thể nhận thấy: Sáng tác của Kafka luôn là sức hút đối với người sáng tác và nhà nghiên cứu ở mọi thời đại, mọi quốc gia dân

tộc Và tất cả đều thừa nhận một điều rằng, Kafka là đại diện tiêu biểu của

chủ nghĩa hiện đại trong văn học Vấn đề nổi bật trong sáng tác của Kafka là thân phận, là trạng thái tồn tại của con người hiện đại, đó là “sự tha hóa, nỗi

lo âu, sự lưu đày và cái chết” trong xã hội đầy rẫy sự phi lí Về phương diện nghệ thuật, Kafka thường sử dụng yếu tố huyền thoại qua những cái hoang

Trang 17

đường để phản ánh hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật khác với kiểu nhân vật truyền thống trong chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, nghệ thuật xây

dựng không gian, thời gian…Cách phản ánh hiện thực độc đáo của Kafka cũng đã được đề cập tới ở những công trình chung mang tính tổng quát, các nhà nghiên cứu gọi kiểu phản ánh hiện thực của Kafka là “hiện thực gián

tiếp”…Tuy nhiên, cái độc đáo, mới mẻ của Kafka trong việc phản ánh hiện

thực vắng mặt là thiết chế quyền lực quan liêu độc đoán và thích ứng như là hình thức của sự tha hóa lại chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, toàn

diện để thấy được vai trò của Kafka- người mở đường cho chủ nghĩa hiện

thực- hiện đại trong văn học Với chúng tôi, vấn đề còn bị để ngỏ này là hướng tiếp cận cho luận văn để người viết có cơ hội đi sâu tìm hiểu tài năng

của Kafka trong việc phản ánh hiện thực, góp phần thay đổi tư duy tiểu thuyết

và mối quan hệ giữa văn học- hiện thực

3 M ục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka người

viết muốn làm rõ nét độc đáo, đặc sắc của Kafka trong việc phản ánh hiện

thực, từ đó khẳng định vai trò to lớn của nhà văn này trong việc mở đường cho chủ nghĩa hiện đại Đồng thời thấy được sự vận động, phát triển của tưduy nghệ thuật qua các thời kì văn học

4 Nhi ệm vụ nghiên cứu

Trước khi tìm hiểu cái vắng mặt trong sáng tác của Kafka, người viết sẽ tìm hiểu khái quát những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX và chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX trong văn học Bên cạnh đó, luận văn sẽ giới thiệu khái quát về Kafka trên các phương diện: tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp văn

học

Tiếp đó, luận văn sẽ nghiên cứu cái vắng mặt trong sáng tác của Kafka như là nội dung của phản ánh hiện thực Đó là thiết chế quyền lực quan liêu,

Trang 18

độc đoán và sự tha hóa của con người trong sự bủa vây của những thiết chế quyền lực vô hình

Ngoài ra, người viết còn đi sâu vào những sáng tác của Kafka để thấy nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của nhà văn này thông qua thủ pháp nghịch dị- phi lí và thủ pháp huyền thoại hóa

Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu đề tài Cái vắng mặt trong sáng tác

c ủa Kafka, người viết muốn làm rõ và khẳng định vai trò tiên phong, mở

đường của Kafka đối với sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn học

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cái vắng mặt như một nội dung của phản ánh

hiện thực và nghệ thuật mô tả cái vắng mặt qua thủ pháp nghịch dị- phi lí và

thủ pháp huyền thoại hóa không gian- thời gian

Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, người viết luận văn khảo sát, phân tích các tác phẩm trong “Franz Kafka- tuyển tập tác phẩm”, nhà

xuất bản Hội Nhà văn, 2003, bao gồm:

Hóa thân ( Đức Tài dịch)

V ụ án ( Phùng Văn Tửu dịch)

Lâu đài (Trương Đăng Dung dịch)

Các truyện ngắn (13 truyện ngắn), nhật kí, thư từ ( nhiều người dịch)

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện đề tài, người viết vận dụng kết hợp một số phương phápnghiên cứu sau để đi đến những kết luận có tính khoa học:

Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên nhằm cung cấp những chi tiết, dữ kiện, số liệu chính xác tạo cơ sở tin

cậy để triển khai các luận điểm trong luận văn

Trang 19

Phương pháp loại hình: Dựa vào đặc trưng thể loại để định hướng tìm

hiểu nhằm làm nổi bật những nét đặc trưng cũng như khác biệt của đối tượng

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh là một thao tác quan trọng của

tư duy, một phương pháp hữu hiệu của nghiên cứu khoa học Chúng tôi sẽ sử

dụng thao tác này để rút ra những điểm chung cũng như những đặc sắc riêng

của từng tác phẩm trên cơ sở đối chiếu với lí thuyết chung

7 Nh ững đóng góp của luận văn

Thông qua việc nghiên cứu cách phản ánh hiện thực độc đáo- phản ánh

hiện thực vắng mặt, luận văn khẳng định vai trò tiên phong của Kafka với sự

ra đời của chủ nghĩa hiện đại Và từ những sáng tác của Kafka còn thấy được

những dấu hiệu nhận biết quan trọng của chủ nghĩa hiện đại và sự vận động,

biến đổi tư duy tiểu thuyết qua mỗi giai đoạn, thời kì văn học

8 C ấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn người viết sẽ triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Khái lược về chủ nghĩa hiện thực và hiện đại trong văn học

Chương 2: Cái vắng mặt như là nội dung của phản ánh hiện thực

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái vắng mặt trong sáng tác của Franz Kafka

Trang 20

N ỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC 1.1 Ch ủ nghĩa hiện thực- hiện đại

1.1.1 Ch ủ nghĩa hiện thực

Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” là một khái niệm cơ bản của bộ môn lí

luận văn học, được dùng với nghĩa như một phương pháp sáng tác, tức là

những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng nghệ thuật của chính trào lưu văn học ấy Trong giới hạn của luận văn, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu

những đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX- thế kỉ mà chủ nghĩa hiện

thực ở thời kì rực rỡ nhất Bên cạnh đó, khi chỉ ra những đặc điểm và phương

thức phản ánh của chủ nghĩa hiện thực, người viết không nhằm tôn vinh hay

hạ thấp những giá trị của nó mà chỉ lấy đó làm nền tảng và tiền đề để soi sáng

những đặc trưng của chủ nghĩa hiện đại- một phương pháp sáng tác ra đời sau

nó và đánh giá vai trò của Franz Kafka- một tác gia lớn của chủ nghĩa hiện đại

Vấn đề đầu tiên khi nói tới chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX là cơ sở xã

hội và ý thức Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển trong điều kiện chế

độ tự bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lớn mạnh Quan hệ xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên sâu sắc, gay gắt chưa từng thấy Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu, nổi lên hàng đầu là mâu thuẫn giữa giai cấp vô

sản và giai cấp tư sản Đặc điểm của tình hình xã hội Châu Âu thời kì này được Karl Marx và Friedrich Engels xác đinh rõ “Từ khi có công nghiệp lớn,

ít nhất là từ hòa ước châu Âu năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống

trị giữa hai giai cấp – giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản

đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nước này…Ở

Trang 21

Pháp khi dòng vua Bourbon trở về nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người…Và từ năm 1830 trở đi, ở hai nước ấy, giai cấp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị” [31,tr.173]

Cụ thể, ở Pháp sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830,

lật đổ vương triều Bourbon, một nền quân chủ tư sản đã được thành lập Lúc này, thực chất chính quyền đã nằm trong tay giai cấp tư sản mà trước hết là

bọn tư bản tài chính Trong khi đó, với sự phát triển của hầm mỏ, đường sắt, máy móc thì giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh Từ năm 1831 đến năm

1834, ở Pari hay Lyon, công nhân và nhân dân lao động nhiều lần nổi dậy đòităng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống Những cuộc đấu tranh này cũng

là nguyên nhân dẫn tới cuộc cách mạng năm 1848 “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” [31, tr.174] Ở Anh, phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm ba mươi, đạt tới cao trào vào

những năm bốn mươi, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội Còn ở Đức, sang những năm bốn mươicông nhân bị bóc lột một cách tàn bạo bởi một giai cấp tư sản sinh sau đẻ

muộn đã đứng lên đấu tranh, đặc biệt là cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiledi năm 1844 Tóm lại, chính thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp như đã trình bày ở trên là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời và nảy nở của

chủ nghĩa hiện thực

Ngoài ra, các phong trào xã hội mãnh liệt cũng tạo cơ sở cho bước phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ Đó là

tiền đề để các nhà văn hiện thực thế kỉ XIX trang bị “một trình độ tri thức

nhất định về thế giới” để có thể luôn nhìn thẳng vào sự thật, tránh bệnh ảo tưởng hoặc phiến diện Trước hết về mặt sử học, các tác phẩm của Ghido, Minnhe, Chieri đã phê phán các sử gia phong kiến quan niệm rằng chế độ

Trang 22

phong kiến là vĩnh hằng bất biến, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1789 chỉ

là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược Họ đã chứng minh rõ ràng sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc là một tất yếu lịch sử Về

mặt xã hội học, các nhà xã hội không tưởng như Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen phân tích khá sâu sắc những mâu thuẫn của xã hội tư

bản Về triết học, phép biện chứng của Hegel, chủ nghĩa duy vật của Feuerbach, chủ nghĩa xã hội khoa học của Karl Marx và Engels là một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đã đưa chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao chưa từng có trước chủ nghĩa Marx Còn về khoa học tự nhiên, không thể không nhắc tới thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa luận của Charles Darwin- một thuyết hoàn chỉnh về sự tiến hóa của các loài trong giới động

vật, gây nên một bước ngoặt lớn trong khoa học, phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến của các hình thái trong tự nhiên đã ngự trị hàng bao thế kỉ Tất

cả những đặc điểm về tình hình xã hội và những thành tựu của các ngành khoa học nói trên tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện

thực thế kỉ XIX, là tiền đề để các nhà văn nhận thức về bản chất của hiện thực

tư tưởng như các trào lưu khác Thực tiễn cuộc sống đóng vai trò to lớn trong sáng tác của các nhà văn hiện thực Văn học phản ánh hiện thực theo hình

thức trọn vẹn và trực tiếp của cuộc sống, là sự mô phỏng thực tại khách quan được coi là quy luật nghệ thuật có từ thời Aristote Thời cổ đại, trong tác

phẩm Nghệ thuật thi ca, Aristote đã khẳng đinh nghệ thuật là sự mô phỏng

Trang 23

Sự mô phỏng không chỉ diễn ra trong thi ca mà còn thể hiện trong nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa, kiến trúc, âm nhạc…Và cũng

cần hiểu đúng về quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng của Aristote Theo Aristote mô phỏng ở đây không phải là sự bắt chước một cách máy móc một cách khiên cưỡng, sao chép y nguyên hiện tượng, sự vật trong đời sống vào tác phẩm theo cảm quan của người nghệ sĩ Ông cho rằng cần phải biết phân

biệt cách thức và đối tượng mô phỏng và kết quả của sự mô phỏng phải đem

lại sự thích thú cho con người “Vật được miêu tả làm cho thích thú không

phải là bản thân sự mô phỏng mà là ở chỗ kĩ xảo hoặc do màu sắc, hoặc do nguyên nhân nào đó cùng loại” Aristote cũng khẳng định thêm thế giới này là

có thực và văn nghệ mô phỏng thế giới ấy, nghệ thuật trong khi bắt chước

hiện thực và giúp vào việc nhận thức hiện thực Nghệ thuật phản ánh hiện

thực theo hình thức trọn vẹn, trực tiếp cuộc sống, là sự mô phỏng thực tại khách quan Có lẽ, những sáng tác của các nhà hiện thực chủ nghĩa Châu Âu

nửa sau thế kỉ XIX là sự phát triển đỉnh cao quan niệm nghệ thuật trên của Aristote

Các nhà văn hiện thực đã coi việc tái hiện cuộc sống trong những hìnhthức của nó như một trong những nguyên tắc mĩ học quan trọng nhất và như

sứ mệnh của người cầm bút Về mặt tư duy, cái đẹp được gắn với cái thật, sựchân thật, sự thật như một phạm trù thẩm mĩ đã thể hiện một bước rất dàitrong tư duy nghệ thuật nhân loại Nhiều nhà nghiên cứu hay trích dẫn câu nóicủa E.Kant “vẻ đẹp không phải ở trên đôi má của người thiếu nữ mà ở trongcặp mắt của gã si tình” để nói về tư duy chủ quan của người đánh giá cái đẹp.Điều này hoàn toàn khác so với quan niệm về cái đẹp của văn học hiện thực.Nói như L.Tolstoi thì nhân vật của ông “đã, đang và sẽ mãi mãi là đẹp Đó là

sự thật”, câu nói ấy là quan điểm mĩ học của L.Tolstoi cũng là tuyên ngôn mĩhọc của chủ nghĩa hiện thực V.Belinsky cho rằng nghệ sĩ không cần lí tưởng

Trang 24

hóa thực tại, có thể trong tác phẩm của nghệ sĩ chỉ có cái xấu nhưng một khitất cả những điều đó đều là sự thật thì bản thân nó cái đẹp vì “ở đâu có sựthật, ở đó có thi ca” Ông còn khẳng định chưa bao giờ khoa học lịch sử lạiquan trọng như ở thời đại ông sống vì chỉ có bằng nhãn quan lịch sử, thấmnhuần quan điểm lịch sử thì nghệ sĩ mới có thể nhìn nhận và đánh giá cuộcsống, con người một cách chân thật: không sáng tác gì thêm, không nhìn hiệnthực theo những thiên kiến chủ quan mà “họa lại” đời sống như nó đã diễn ra.Quan điểm này sẽ chi phối nguyên tắc phản ánh hiện thực Điều này khác vớicái đẹp của văn học lãng mạn, nó mang dấu ấn chủ quan, phụ thuộc vào tâm trạng của người viết Cái đẹp của văn học lãng mạn, dù là vẻ đẹp của conngười hay tự nhiên, là vẻ đẹp của những sự việc, con người, cảnh sắc màngười nghệ sĩ cho nó là đẹp trong quan hệ với người nghệ sĩ chứ không phải

nó đẹp trong các quan hệ với thế giới theo đúng logic của sự vật

Để có thể viết về hiện thực “một cách chính xác và mạnh mẽ” đòi hỏi người nghệ sĩ trước hết phải có một nhãn quan về đời sống mang đậm tinh

thần hiện thực, mang cảm quan lịch sử, thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo Nghĩa là anh phải nhìn cuộc sống không phải từ góc nhìn cá nhân, từ quan

niệm đạo đức, không từ những thiện cảm và ác cảm cá nhân mà làm mất đitính khách quan của sự vật, không đem “tâm, chí, đạo” mà nhìn hiện thực theo cách nói của giáo sư Trần Đình Hượu mà phải “đối mặt với nó, phân tích

và nghiên cứu nó” với đầu óc của một nhà duy vật, xem xét cuộc sống của con người không từ góc nhìn nào khác ngoài góc nhìn về hiện thực theo

những mối quan hệ có thực, đang chi phối đời sống của nó, theo quan điểm

lịch sử, nghĩa là khảo sát con người và số phận của nó như một hiện tượng

lịch sử và lí giải số phận của nó theo tinh thần này Trong ý kiến của Turgenev có hai điều cần chú ý đó là sự tái hiện “chính xác” và “mạnh mẽ”đời sống hiện thực Đó là điểm khác biệt quan trong của những nhà hiện thực

Trang 25

và những người không phải là hiện thực Yêu cầu chính xác khi tái hiện hiện

thực là phải đảm bào phần hiện thực được tái hiện tạo nên ở người đọc một

lí tưởng, đề cao tính lí tưởng, hướng tới những cái cao thượng, cao cả, anhhùng Văn học lãng mạn cũng muốn hướng tới những cái kì vĩ, siêu việtnhưng đậm dấu ấn chủ quan của người viết thì văn học hiện thực, cố gắng tạo

ra sự hài hòa, phù hợp giữa yếu tố nội dung và các phương thức biểu đạt nộidung ấy ở chiều sâu nhất, đầy đủ và độc đáo nhất, tạo ra sự cảm nhận về cuộcsống như nó đang diễn ra nhưng không dàn trải, ngẫu nhiên mà nó ở dạngđiển hình nhất, mang tính quy luật nhất Nhà nghiên cứu người PhápZ.Todorop đã khái quát nguyên tắc mĩ học mĩ học chủ yếu của văn học hiệnthực trong đó quy tắc về tính giống như thật được đưa lên hàng đầu, trước cácquy tắc về sự thống nhất của bút pháp hoặc tính không mâu thuẫn trong cáchthể hiện Mỹ học của văn học hiện thực cũng là mĩ học về cái đẹp nhưng cáiđẹp ở đây lại được tôn sùng ở cái thật và tất cả những yếu tố làm cho sự táihiện cuộc sống trở nên như thật đều được coi là những nguyên tắc vàng Sựthành công hay thất bại của một tác phẩm, một nhà văn nào đó đều được bắtđầu từ đây

Tuân thủ nguyên tắc mĩ học trên, mỗi tác phẩm văn học trong giai đoạn này đều thực hiện chung một nhiệm vụ “tái hiện sự thật, thực tại cuộc sống

một cách chân thực và mạnh mẽ…ngay cả khi sự thật ấy không phù hợp với

Trang 26

những thiện cảm của nhà văn” (Turgenev) Balzac- bậc thầy của chủ nghĩa

hiện thực đã từng khẳng định “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” Ông cũng nói thêm “Chính bản thân xã hội Pháp mới là sử gia, mà tôi

chỉ là thư kí” Còn L.Tolstoi cho rằng “người nghệ sĩ là nghệ sĩ vì đối tượng như thế nào thì anh ta thấy như vậy, chứ không phải anh ta muốn thế nào thì anh ta thấy như vậy” Cả quan niệm của Balzac và phát biểu của L.Tolstoi đều cho thấy một điều rằng những nhà văn hiện thực đều chú trọng đến sự khách quan hóa trong thể hiện nghệ thuật Ngoài ra, sự sáng tạo nghệ thuật

xuất phát từ hiện thực còn thể hiện ngay ở các lời tựa, những câu đề từ ở từng tác phẩm cụ thể “Sự thật, sự thật chua chát” là đề từ cuốn Đỏ và đen của Stendhal Hơn nửa thế kỉ sau Một cuộc đời của Guy de Maupassant lấy đề từ

“Sự thật hèn mọn” Còn trong lời tựa Tấn trò đời, Balzac đã viết “nhà văn

khi sao chép cả xã hội, thấu hiểu nó trong vô vàn những náo động, có khi và

tất nhiên phải như vậy” Những lời đề từ, những lời tựa trên chính là sự nung

nấu, đúc kết và cũng là cương lĩnh định hướng của các nhà văn trên hành trìnhsáng tạo của bản thân

Minh chứng cho quy luật phản ánh hiện thực đời sống theo quy luật khách quan có thể dẫn ra những tác phẩm kinh điển như: Tấn trò đời của

Balzac, Đỏ và đen của Stendhal, Chiến tranh và hòa bình của L Tolstoi

…Trong tác phẩm Tấn trò đời, Balzac không chỉ bằng lòng “quan sát bộ mặt

thời đại” mà ông còn “bắt mạch thời đại, cảm thấy căn bệnh của nó” Bằng tài năng quan sát tỉ mỉ, bằng óc phán đoán nhạy bén ông bao quát bức tranh đồ sộ

của xã hội Pháp thời kì 1789- 1850 đồng thời ông đã vẽ ra trước mắt người đọc một xã hội tư bản ồn ào, hỗn loạn với những nhốn nháo, bon chen, giành

giật với mùi vị hôi tanh của đồng tiền, với sự băng hoại của đạo đức vì danh

vọng, địa vị “Chính là nhờ tính chân thực cao, tính hiện thực sâu sắc mà tác

phẩm của Balzac đã đạt tới trình độ phê phán ác liệt, tố cáo kinh hồn cái xã

Trang 27

hội tư sản tôn thờ “con bê vàng”, lấy đồng tiền làm lý tưởng tuyệt đích”[16,tr.95] Với Stendhal trong Đỏ và đen, Tu viện thành Pacmơ, ông đã phản

ánh chân thực đời sống xã hội, phơi bày những thói hư tật xấu của con người đặc biệt là mục đích sống vì tiền, vì danh vọng Tác phẩm của ông như một

bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội tư sản, quý tộc đương thời Còn trong

Chi ến tranh và hòa bình của đại văn hào L Tolstoi, phạm vi hiện thực cuộc

sống lại được mở rộng biên độ một cách tối đa Cuốn tiểu thuyết không chỉ

phản ánh hiện thực trong cuộc chiến tranh Pháp- Nga từ 1805-1812 mà nó còn phản ánh chân thực và sâu sắc bi kịch con người trong chiến tranh Nghĩa

là với Chiến tranh và hòa bình, L Tolstoi đã phản ánh một hiện thực đặc biệt-

hiện thực tâm hồn con người

Chủ nghĩa hiện thực đặc biệt thành công ở thể loại tiểu thuyết- thể loại

mà theo Bakhtin thì mãi tồn tại ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” Khác với

thể loại truyện ngắn (thể loại cũng thuộc loại hình tự sự) thì tiểu thuyết là thể

loại có lợi thế co giãn về dung lượng, có khả năng phản ánh, thể hiện mọi thứ

bộn bề, ngổn ngang của cuộc sống Tấn trò đời của Balzac đã phản ánh được

bức tranh đồ sộ của xã hội Pháp thời kì 1789-1850, bởi thế tác phẩm này của Balzac được ví như “một bộ bách khoa toàn thư của thời đại trong đó người ta

có thể tìm thấy đủ mọi việc, mọi quan hệ xã hội, mọi kiến thức khoa học kĩthuật, nghề nghiệp…từ nhỏ đến to, từ chuyện nấu ăn, may mặc, mua bán, học nghề, vay nợ, lừa đảo, đầu cơ…cho đến chuyện yêu đương, làm báo, viết văn,làm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, sáng chế, phát minh, bầu cử, xử án, cai

trị, thuyết giáo…” [16, tr.92] Cũng như vậy, người ta không khỏi kinh ngạc

về mức độ hoành tráng trong quy mô phản ánh hiện thực ở tiểu thuyết Chiến

tranh và hòa bình của L.Tolstoi Xtrakhov nhận xét “Vĩ đại và đẹp đẽ xiết bao Chưa một nền văn học nào của thế giới đem lại cho chúng ta một cái gì tương tự như thế Hàng nghìn nhân vật, hàng nghìn cảnh đời, đủ mọi địa bàn

Trang 28

quốc gia và đời sống cá nhân lịch sử, chiến tranh, với mọi thảm cảnh có trên trái đất, với mọi dục vọng, mọi yếu tố trong cuộc sống con người, từ tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh đến cơn dông cuối cùng của người già lúc từ giã cõi đời, mọi nỗi đau và mọi điều hạnh phúc, thật gần gũi với con người, đủ mọi

trạng thái tâm hồn, từ tâm trạng của một tên ăn cắp tiền của bạn đến cao trào

của chủ nghĩa anh hùng và sự bừng sáng bên trong của một tư tưởng- tất cả đều hiện diện trong bức tranh này Nhưng trong đó không một nhân vật nào che khuất nhân vật khác, không một ấn tượng nào, không một cảnh nào bị

nhầm lẫn với cảnh khác, ấn tượng khác, tất cả đều đúng chỗ, tất cả đều rõ ràng, mạch lạc và tất cả đều khớp nhau và hoàn chỉnh Giống như một kì quan trong nghệ thuật, hơn nữa là một kì quan được tạo ra bằng những phương tiện

giản dị nhất, chưa từng có trên đời” [74, tr.543]

Nói đến chủ nghĩa hiện thực không thể không nhắc tới một vấn đề có tính chất then chốt đó là các nhà văn hiện thực luôn đặt con người trong mối quan hệ khăng khít với hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách của nó theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó Nói cách khác, “điển hình”được coi là phạm trù quan trọng nhất của mĩ học hiện thực “Điểm quan trọng

bậc nhất về mặt kĩ thuật mà tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây thế kỉ XIX đạt tới mức độ cao, đáng cho chúng ta học tập, đó là kĩ thuật xây dựng nhân vật điển hình” [16, tr 83] Theo Từ điển thuật ngữ văn học [59, tr.116]

thì “điển hình hóa là hình thức khái quát hóa đặc trưng của phương pháp sángtác hiện thực chủ nghĩa, hình thành trên cơ sở quan sát tính lặp đi lặp lại tương đối ổn định của các hiện tượng, tính cách và quá trình cuộc sống cùng

loại trong thực tế…Ở đây điển hình hóa phải gắn với cá thể hóa nhằm tạo ra

những hình tượng có khả năng thể hiện sinh động và nổi bật những nét quan

trọng và bản chất của đời sống” Các nhà văn lớn trong dòng văn học hiện

thực hiện thực thế kỉ XIX cũng rất đề cao và tuân thủ nghiêm ngặt tính điển

Trang 29

hình Bílinxki quan niệm điển hình chính lă “người lạ quen biết”, nghĩa lẵng muốn thừa nhận sự thống nhất cao độ giữa tính riíng sắc nĩt vă tính chung có ý nghĩa khâi quât cao của tính câch điển hình Còn Balzac lại cho

rằng việc sâng tạo câc điển hình của miíu tả có ý nghĩa quyết định Trong tiểu thuyết Tấn trò đời, Balzac đê xđy dựng hăng loạt câc nhđn vật điển hình Đó

lă lêo Grandet- điển hình cho thói ham mí cờ bạc vă tận cùng keo bẩn nơi conngười; lêo Goriot- điển hình cho tình phụ tử đến mức kì quâi; tín ma cô Vautrin bịp bợm, lừa đảo; Ratinhac- điển hình cho những con người ham mí danh vọng, sẵn săng đem cả thể xâc lẫn linh hồn ra đânh cược…Mỗi nhđn vật

một mău sắc, dâng vẻ nhưng đều hiện lín sống động, chđn thực, tươi mới trong lòng độc giả

Bín cạnh tính điển hình thì “tính chính xâc của câc chi tiết” cũng lă

một nguyín tắc căn bản trong phương phâp sâng tâc của chủ nghĩa hiện thực

“Chi tiết nghệ thuật lă câc tiểu tiết của tâc phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc vă tư tưởng Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm vă sống động lă nhơcâc chi tiết về phong cảnh, môi trường, chđn dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tđm, hănh vi, lời nói” [59, tr.59] Trong chủ nghĩa hiện thực câc chi

tiết chđn thực có vai trò hết sức to lớn trong việc mô tả đời sống Đđy lăphương tiện để câc nhă văn xđy dựng những tính câch điển hình trong hoăn

cảnh điển hình Ý nghĩa của câc chi tiết trong việc tâi hiện cuộc sống một câch khâch quan đê được nhiều nhă văn lớn ở thế kỉ XIX thừa nhận Balzac

từng phât biểu “Nếu nhđn vật được tưởng tượng ra thì nghệ thuật của nhă tiểu thuyết lă ở tính chđn thực của mọi chi tiết” [74, tr.340] Trong lời tựa tiểu thuyết Tấn trò đời ông cũng viết “tiểu thuyết sẽ không lă gì cả…nếu nó không

chđn thật trong chi tiết” Để thể hiện quan niệm đó, trong Tấn trò đời ông đê

dụng công xđy dựng câc chi tiết vô cùng phong phú vă đa dạng Chắc hẳn khi đọc Đâm tang lêo Goriot độc giả sẽ không thể quín những chi tiết chđn thực

Trang 30

về không gian và thời gian trong đám tang lão Goriot được nhà văn sử dụng

để khắc họa số phận bi đát của lão Goriot đồng thời đem lại cho người đọc ấn tượng như thật Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút Ba

lần yếu tố giờ giấc được nhắc đến: nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết “hai mươiphút” theo lời người kể chuyện; ngay sau đó vị linh mục nói là đã “năm giờ rưỡi”; rồi người kể chuyện lại cho biết đến “sáu giờ” xác ông cụ Goriot được

hạ huyệt Những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn trích càng tô đậm thêm ấn tượng như thật: nhà thờ Thánh Ê-chiên-đuy- Mông; nghĩa trangCha Lachaise Cách chọn không gian và thời gian này rõ ràng làm tăng thêmtính chất bi đát trong đám tang lão Goriot Ánh sáng lờ mờ của giáo đường đã

“nhỏ” lại “thấp và tối”, rồi đến quang cảnh “ngày tàn” với một “buổi hoàng hôn ẩm ướt” là thứ ánh sáng và màu sắc được lựa chọn để miêu tả đám tang.Trong tiểu thuyết Đỏ và đen, Stendhal cũng đã sử dụng những chi tiết chân

thực, đắt giá để miêu tả quá trình leo lên từng bước thang danh vọng của Juylieng Xoren từ khi rời khỏi làng quê đặt chân vào lâu đài và sự trả giá cho

những tham vọng này Còn trong Chiến tranh và hòa bình, L.Tolstoi cũng

phát huy tối đa hiệu quả của các chi tiết trong việc miêu tả lịch sử nước Nga trong cuộc chiến tranh Pháp- Nga từ năm 1805-1812 Ngay trong bốn chươngđầu của tác phẩm, người đọc cũng nhận thấy những chi tiết nhỏ tự nó cũngphát huy vai trò to lớn trong việc xác định không gian và thời gian Petecbua hay những địa danh khác mà không cần tác giả thuyết minh nhiều

Chốt lại, có thể nhận thấy chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX với những tên

tuổi bậc thầy như Balzac, L.Tolstoi, Stendhal đã hoàn thành sứ mệnh của một trào lưu văn học, một hiện tượng lịch sử với những yêu cầu cụ thể về nguyên

tắc sáng tác: phản ánh hiện thực trực tiếp theo đúng quy luật tự nhiên với sự tôn trọng tính chân thực của cuộc sống, tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc

lịch sử- cụ thể; xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình; đề

Trang 31

cao sự chân thực trong từng chi tiết…Với những thành tựu đạt được, chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX xứng đáng có một vị trí vẻ vang trong tiến trình văn học nhân loại

Nhưng khi xã hội bước sang một giai đoạn phát triển mới thì chủ nghĩa

hiện thực thể kỉ XIX lại bộc lộ những hạn chế của nó Việc phản ánh hiện

thực bằng chính hình thức của bản thân đời sống làm nảy sinh tâm lí của người tiếp nhận là soi chiếu những điểm tương ứng giữa những điều tác giả

viết trong tác phẩm với hiện thực ngoài đời sống và đánh giá tác phẩm vào sự tương ứng, trùng khít đó Chính đặc trưng phản ánh nghệ thuật này của chủ nghĩa hiện thực đã “đánh cắp” tư duy tưởng tượng, sáng tạo của độc giả- người tiếp nhận Nói cách khác độc giả bị tước đoạt khả năng “đồng sáng tạo”

với tác giả trong tác phẩm Hơn nữa, khi bước vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn hiện thực độc giả hoàn toàn có thể đoán định được kết thúc của câu chuyện vì các nhà văn hiện thực luôn nhìn nhận, phản ánh hiện thực đời sống trong mối liên hệ có tính chất nhân quả, vận hành theo một trật tự logic chặt

chẽ, tuyến tính “Sai lầm của chủ nghĩa hiện thực là đã tưởng rằng sự chiêm ngưỡng làm phát lộ thực tại và do đó có thể vẽ ra một bức tranh vô tư về thực

tại đó Làm sao có thể như vậy được, bởi vì ngay cảm nhận đã là thiên vị rồi,

bởi vì chỉ việc gọi tên ra thôi cũng đã làm biến đổi đối tượng rồi” [71, tr.82]

Trước một hiện thực đã hoàn toàn đổi khác thì nhu cầu tìm kiếm một hình thức phản ánh hiện thực mới là một điều đương nhiên trong tiến trình

vận động của lịch sử văn học Chủ nghĩa hiện đại ra đời như một điều tất yếu khi chủ nghĩa hiện thực đã bộc lộ những giới hạn trong việc phản ánh hiện

thực Lúc này, Franz Kafka xuất hiện như một ngọn cờ tiên phong, và cùng

với các tác giả khác của chủ nghĩa hiện đại, Franz Kafka với những sáng tạo

của mình đã bổ sung thêm một cách kiến tạo hiện thực mới trong dòng chảy văn học nhân loại

Trang 32

1.1.2 Ch ủ nghĩa hiện đại

Theo T ừ điển văn học, khái niệm chủ nghĩa hiện đại được dùng để “bao

quát toàn bộ những khuynh hướng, trào lưu, trường phái văn học, nghệ thuật không tiếp tục truyền thống chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX”, “nảy sinh ở châu Âu và các nước phương Tây suốt thế kỉ XX” [59, tr.276]

Cũng giống như bất cứ một trào lưu văn học nào khác, chủ nghĩa hiện đại cũng nảy sinh và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử- xã hội nhất định

Một loạt những biến cố thời đại xuất hiện ngay ở nửa đầu thế kỉ XX: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra xuất phát từ những mâu thuẫn không thể giải quyết của chủ nghĩa tư bản gây ra những hậu quả khủng khiếp

cả về vật chất lẫn tinh thần; cách mạng tháng Mười Nga thành công lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Từ đây, thế giới hình thành hai cực đối lập: phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa Cuộc đối đầu

giữa hai thế lực này đã tạo ra mâu thuẫn mới trong nền chính trị của thế giới, làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của con người Mặt khác, chủ nghĩa phát xít ra đời ở các nước Đức, Ý, Nhật đã đe dọa đến số phận của từng

cá nhân Và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa được

khắc phục thì đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) lại bùng nổ Có thể nói, chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại) Những thảm họa mà cuộc chiến tranh thế

giới lần thứ hai để lại có thể hiện rõ qua các con số: 60 triệu người chết; 90 triệu người bị thương và tàn tật; thiệt hại về vật chất là 4000 tỉ đô la… Bên

cạnh đó, những giá trị thiêng liêng về nhân quyền, nhân đạo của con người bị triệt tiêu vì những tội ác của Đức Quốc xã (hàng triệu người bị giết ở trại tập trung của phát xít Đức) Tất cả những điều đó tạo nên một chấn thương nặng

nề trong tâm lí con người, họ hoài nghi về những điều tốt đẹp có thể tìm thấy

Trang 33

trong thế giới này Những đau khổ mà con người ta phải chịu đựng sau các

cuộc đại chiến khiến họ nhận ra rằng cuộc sống xung quanh mình đầy những

ngổn ngang, hỗn loạn Họ sống trong nỗi lo sợ, hoang mang, trong nỗi ám ảnh

về cái chết, sự cô đơn, về những cuộc lưu đày

Bên cạnh những biến cố lớn lao của thời đại thì sự phát triển như vũbão của khoa học kĩ thuật cũng tác động lớn tới sự hình thành và phát triển

của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Trong lĩnh vực vật lí thì Thuyết tương đối của Einstein (1905) và Thuyết lượng tử của M.Planck (1900) đã cho nhân

loại thấy rằng: không thể tồn tại một chân lí tuyệt đối, mọi chân lí chỉ là tương

đối Ngoài ra, Định lí bất toàn của nhà toán học Godel và Nguyên lí bất định

của Werner Heisenberg đã cho thấy “bất luận các lí thuyết của chúng ta khôn ngoan như thế nào, các đo dạc cẩn thận ra sao và bất luận máy tính của chúng

ta mạnh mẽ đến mức nào, tương lai luôn không thể dự đoán được” (R

March)

Tiếp đó, những thành tựu triết học cũng có ảnh hưởng quan trọng tới sự

ra đời của chủ nghĩa hiện đại Nietzsche- nhà triết học người Đức tuyên bố

“Biến cố mới nhất của hiện nay là Thượng đế đã chết” Câu nói của Nietzsche mang cho thấy sự khủng hoảng của đức tin, làm lung lay một trật tự tinh thần

đã tồn tại suốt nhiều thế kỉ Con người vừa hoan lạc trong thời đại mất Chúa

lại vừa bị đẩy vào tâm trạng bi đát Thượng đế chết nên vui hay mừng? Câu nói của Nietzsche cho ta thấy rằng, không có một chân lí vĩnh viễn, thế giới

vỡ ra thành những chân lí tương đối và con người là trung tâm của bi kịch Sinh ra trong một thế giới vắng chúa thì vẫn còn chúng ta Không có bản chất nào có sẵn, chúng ta tự hành động để tạo nên số mệnh của chúng ta Trước đó,

trật tự mà chúa tạo ra đầy tính ước lệ, Chúa lựa chọn cho chúng ta, hệ giá trị

do Chúa sắp đặt Tuyên bố của Nietzsche cho thấy cảm nhận hết sức bi đát

của nền tảng siêu hình đã tồn tại ở phương Tây trong thời gian rất dài Đã đến

Trang 34

lúc con người ta phải từ bỏ kinh nghiệm của lí trí mà hãy đến với kinh nghiệm

của những giấc mơ, tiềm thức, trực giác

Ngoài ra, triết học Hiện tượng học của Edmund Husserl, sau đó là

M.Heidegger đã đưa ra những quan niệm mới mẻ về tồn tại, về quan hệ giữa khách thể và chủ thể Edmund Husserl là nhà triết học người Đức, người sáng

lập ra trường phái triết học là “hiện tượng học”- trường phái triết học nhân

sinh đầu tiên Hiện tượng học bắt đầu bằng bản thể học, nó loại trừ thế giới

như là khách thể tự thân để nhấn mạnh sự sinh thành của thế giới có giá trị siêu nghiệm thông qua hoạt động của ý thức chủ quan Theo Husserl chúng ta không thể tin vào sự tồn tại độc lập của các sự vật, khách thể của nhận thức không tồn tại ngoài ý thức của chủ thể hướng vào nó Tiêu chuẩn của chân lí

là những cảm thụ mang tính chất cá nhân của chủ thể Khái niệm trung tâm

của Hiện tượng học là tính chủ ý của ý thức hướng tới khách thể, không có

khách thể nếu không có chủ thể Thế giới chỉ tồn tại thông qua tôi mà tôi tồn

tại trong đó Mặt khác, thế giới không phải là sự tồn tại của những hiện tượng

vật chất tự thân mà là những đối tượng có chủ định của ý thức con người

Giữa con người và thế giới tự nhiên không được kết nối bằng mối quan hệ nhân quả mà bằng quan hệ hiện tượng Chốt lại, Husserl không phủ nhận tính khách quan của thế giới nhưng ông quan niệm thế giới này được tập hợp bởi

những sự vật, sự việc rơi vãi, hỗn loạn mà ý nghĩa của chúng chỉ có được thông qua hoạt động ý thức của con người Hiện tượng học của Husserl muốn

vượt lên chủ nghĩa hoài nghi nhưng vừa muốn chứng tỏ khả năng nhận thức

thế giới và tạo lập vị thế trung tâm của chủ thể con người

Cùng thời gian này có những vấn đề của đời sống tâm linh, tâm hồn, đời sống riêng tư hay những vấn đề liên quan đến tồn tại mà con người không tìm được lời đáp từ triết học tự nhiên tồn tại suốt từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XIX (triết học tự nhiên chỉ quan tâm đến khách thể bên ngoài) Thế kỉ XX là

Trang 35

một bước ngoặt lớn trong tư tưởng của nhân loại khi Simund Freud với thuyết

Phân tâm h ọc đã phát hiện ra rằng bên cạnh ý thức con người còn bị điều

khiển bởi thế giới vô thức Trước đó, hiện thực chỉ là cái nhìn thấy, cái đã

xong xuôi Nhưng với Phân tâm học của Freud người ta nhận ra rằng đời

sống không còn là cái tôi nhìn thấy, vô hình thậm chí là giấc mơ, ác mộng

Hiện thực là cái tôi cảm thấy

Chính những thành tựu trên lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở thế kỉ XX đã đưa nhân loại trải qua một bước ngoặt về tư duy từ truyền thống sang hiện đại Con người không còn nhìn thế giới bằng con mắt tĩnh tại khi con người là chân lí bất biến nữa Con người bắt đầu hoài nghi về

giới hạn của nhận thức, về những chân lí đã được tôn thờ từ những thế kỉ trước đó Thái độ “bất tín nhận thức” không chỉ bao trùm lên toàn bộ đời sống

xã hội mà còn lan tỏa vào văn học nghệ thuật Đó là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển chủ nghĩa hiện đại trong văn học

Có lẽ, vấn đề đầu tiên cần đề cập đến khi nói tới chủ nghĩa hiện đại trong văn học là quan niệm của các nhà văn hiện đại về hiện thực Hiện thực ở

thế kỉ XX hoàn toàn khác so với hiện thực ở thế kỉ XIX nên các nhà văn hiện đại có những cảm quan mới về hiện thực “Chủ nghĩa hiện đại đã phủ nhận

những nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật

Nó cho rằng chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã bị vượt qua và không còn phù hợp với cái nhìn hiện đại về thế giới Nó gạt bỏ việc tìm hiểu thế giới,

nhận thức cuộc sống qua sự nghiên cứu các quan hệ biện chứng giữa con

người và xã hội và giữa con người với nhau” [59, tr.63] Sự thay đổi này là

quy luật tất yếu của nghệ thuật bởi hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, đổi mới là lí

do để nghệ thuật tồn tại, là cái nhất thiết phải có Chính vì thế, các nhà văn

hiện đại tâm niệm rằng những quan niệm, kĩ xảo, hình thức của văn học

Trang 36

truyền thống đã thuộc về thì quá khứ, trở thành sợi dây trói buộc nhà văn và

chỉ có phá bỏ nó mới có thể xúc tiến sự phát triển của văn học nghệ thuật

Trong cảm quan của các nhà văn hiện đại cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật con người dần mất đi niềm tin vào hiện thực Hiện thực là

một cấu trúc đa tầng mà kinh nghiệm duy lí chỉ chạm đến bề mặt của hiện

thực Sự phát triển tư duy của con người trong nhận thức trìu tượng của con người Trong khi đó, trong cảm quan của các nhà văn hiện thực thế kỉ XIX,

hiện thực là một thực tại khách quan, tồn tại độc lập với con người Chủ nghĩa

hiện đại với những tên tuổi của Kafka, Joyce, Proust, Eliot…đã phá vỡ mọi quy tắc, lối khám phá hiện thực cũ mòn của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX

Mỗi nhà văn được tự do trong việc thể hiện thế giới nghệ thuật như những gì

mà họ cảm thấy chứ không cần phản ánh một cách trung thành, chân thực

hiện thực như những gì họ quan sát thấy trong đời sống khách quan Hiện

thực với những logic của trật tự khách quan không chỉ cần các nhà văn mô tả

mà còn khiến nhà văn hoài nghi, tra vấn về nó Hiện thực trong cảm quan của các nhà văn hiện đại với tất cả sự hỗn độn và phi lí và đó vừa là hiện thực đời

sống vừa là hiện thực huyền thoại Nghĩa là hiện thực với những chi tiết đời thường chỉ là nền tảng, phông màn để nhà văn nói tới một hiện thực khác-

một hiện thực siêu hình có khi chỉ tồn tại trong cảm giác, trong giấc mơ, hiện

thực có thể nhìn thấy và cũng có thể là hiện thực vắng mặt Hiện thực trong văn học hiện đại mở đa chiều khiến người đọc không thể giải mã nhất quán và người đọc cũng cần phải tin tưởng tuyệt đối vào hiện thực mà nhà văn gửi

gắm trong tác phẩm Ví dụ, với Lâu đài của Kafka người đọc có thể thấy “lâuđài” là một không gian có thực mà người ta thường thấy trong các câu chuyện

cổ tích mà lâu đài còn như “là hình ảnh huyền thoại về một tổ chức quyền lực quan liêu với những sợi dây vô hình đã trói buộc cuộc đời của từng con

Trang 37

người” và cũng có thể xem “tòa lâu đài đó là Chân lí, là Đức tin, là Thượng

đế mà con người muốn vươn tới trong cô đơn và bất lực” [41, tr.942]

Riêng trong thể loại tiểu thuyết, nghệ thuật tự sự hiện đại chủ nghĩa đã

tạo ra một hệ thống nguyên tắc đặc biệt ở các phương diện: xây dựng cấu trúc, nhân vật trung tâm…Về nhân vật, thay vì tạo ra những nhân vật giống như

thật (như kiểu nhân vật của Balzac), nhân vật mang tính điển hình thì trong

chủ nghĩa hiện đại, nhân vật bị xóa đi những đường viền cụ thể có giá trị phổ quát Bi kịch của con người hiện đại là bị xóa mờ nhân dạng, là những con

người yếu đuối, cô độc Ví dụ, nhân vật Samsa trong tác phẩm Hóa thân của

Kafka, một buổi sáng tỉnh dậy thấy mình biến thành một con bọ, sau đó nhân

vật này chấp nhận sự phi lí đến với mình trong sự cô độc vô phương cứu

chữa Nhân vật bị xóa mờ, tẩy trắng đến mức cái tên của nhân vật cũng chỉ

là một kí tự mơ hồ: Jozep K trong Vụ án, anh chàng đạc điền K trong Lâu đài

Cũng vì thế mà trong tiểu thuyết hiện đại không có khái niệm nhân vật trung tâm, chủ nghĩa hiện đại đều thống nhất phi trung tâm hóa nhân vật trong tiểu thuyết “Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết hiện đại nếu có thường bắt đầu

với câu hỏi tôi có thể thay đổi thế giới nhưng sau đó lại đặt ra câu hỏi tôi có

thể thay đổi được tôi không?” Về cấu trúc, trong nghệ thuật tự sự hiện đại

vấn đề quan trọng không phải là kể gì mà kể như thế nào? Các nhà văn hiện đại từ bỏ cách kể chuyện tuyến tính mà tạo ra cách kể phi tuyến tính Thời gian và không gian có sự đan xen, nhảy cóc giữa thực tại với quá khứ và tương lai, thời gian và không gian tự do xoay chiều Nghĩa là, không gian và

thời gian trong trong tiểu thuyết hiện đại không còn là không gian, thời gian

vật lí nữa mà là kết quả của sự liên tưởng tự do, ngẫu hứng của nhà văn Bên

cạnh đó, chủ nghĩa hiện đại có xu hướng phủ định triệt để tính logic nhân quả

của câu chuyện (khác với văn học hiện thực thế kỉ XIX, cốt truyện luôn được

cố định trong một mô hình, một cấu trúc ổn định với mở đầu, thắt nút, phát

Trang 38

triển, cao trảo, mở nút) để tạo ra cho tác phẩm lối kết cấu mở Kết thúc các tác

phẩm trong chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX khiến tác phẩm như là “cấu trúc ngôn từ động, luôn luôn ẩn chứa nhiều thông điệp khác nhau, luôn luôn biến động và không thể khoanh vùng” [22, tr.62] Chính bởi cách kết thúc này mà người tiếp nhận có khả năng đồng sáng tạo với tác giả Về ngôn ngữ, lúc này ngôn ngữ văn chương phải mang tính đa nghĩa thông qua những biểu tượng

và ẩn dụ Những thủ pháp hiện đại mới mẻ như lồng ghép, cắt dán, đồng hiện,

liên văn bản…đã làm phong phú thêm các phương tiện tạo hình

Tiểu thuyết dòng ý thức là một khuynh hướng sáng tác chính của chủ nghĩa hiện đại, nó chứng tỏ sự chuyển hướng tự sự từ việc tập trung cái nhìn bên ngoài hướng vào bên trong Trong tiểu thuyết dòng ý thức, các nhà vănthường kể chuyện theo diễn biến tâm lí và sự chuyển động của dòng ý thức nhân vật, có sự xen kẽ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai Và thay vì bị đẩy vào

cuộc phiêu lưu bên ngoài thì con người bị đẩy vào cuộc phiêu lưu trong tâm

tưởng Ví dụ Bà Brolary hay trong sáng tác của Kafka các nhân vật thường bị

đẩy vào các mê cung không lối thoát

Chủ nghĩa hiện đại thế kỉ XX trải qua nhiều xu hướng và sắc thái khác nhau, từ chủ nghĩa tượng trưng cuối thế kỉ XIX đến chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tượng trưng và

cuối cùng là chủ nghĩa hiện sinh

Thứ nhất là chủ nghĩa tượng trưng (Symbolison) Chủ nghĩa tượng

trưng ra đời như một sự phản ứng với chủ nghĩa truyền thống lãng mạn, với

chủ nghĩa tự nhiên Nó xuất phát từ cảm thức nên văn minh bị trị, duy lí đangtước mất dần chiều kích của sự sống Chủ nghĩa tượng trưng thực chất được hình thành với những sáng tác của Baudelaire,Veclen,Mallarmé…Đến năm

1886 nhà thơ Jean More’as viết bài Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng thì

thuật ngữ chủ nghĩa tượng trưng mới chính thức xuất hiện Và cũng cần hiểu

Trang 39

đúng bản chất của vấn đề là Jean More’as không phải là người đề xướng mà

chỉ là người mệnh danh cho chủ nghĩa tượng trưng, còn thực chất chủ nghĩatượng trưng đã ra đời từ khi có sáng tác của Baudelaire, Veclen, Mallarmé

…như đã nói ở trên Đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa tượng trưng nóichung và thơ ca tượng trưng nói riêng là hướng tới cái bề sâu của tâm linh con người Vì vậy, có thể nói chủ nghĩa tượng trưng đã mở đầu cho khuynh hướng chuyên chú vào nội tâm của chủ nghĩa hiện đại, một điều mà chủ nghĩa lãng

mạn, kể cả chủ nghĩa hiện thực không phải không chú ý nhưng nội tâm luôn được triển khai trong sự gắn bó với xã hội, lịch sử chứ không biến thành một

thực thể độc lập Về mặt thi pháp thì ám thị là nguyên tắc số một của thơtượng trưng Ám thị để người đọc thấy từng từ trong thơ tượng trưng có sự

gợi cảm (thơ lãng mạn đề cao sự truyền cảm còn thơ tượng trưng đề cao sự

gợi cảm) Phương thức đẻ tăng hiệu quả của ám thị là thơ ca phải trở về với

âm nhạc Nghe nhạc đôi khi người ta không hiểu hết nhưng vẫn cảm nhận được khoái cảm của âm thanh Cũng như vậy, thơ ca cần khôi phục vẻ đẹp

của ngôn từ nên đề cao nhạc tính và đó cũng là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa tượng trưng

Thứ hai là chủ nghĩa biểu hiện (Expressionisme) Chủ nghĩa biểu hiện

tồn tại từ đầu thế kỉ XX đến những năm 30 ở một số nước Âu Mĩ nhất là ở Đức và Áo sau thế chiến thế giới thứ nhất Ban đầu nó xuất hiện trong hội họa sau lan sang âm nhạc, văn học, sân khấu và điện ảnh Thuật ngữ chủ nghĩa

biểu hiện xuất hiện lần đầu trong cuộc triển lãm hội họa của Matisse năm

1901 Từ năm 1914, khái niệm này khá thông dụng ở Châu Âu Trong hội họa

và âm nhạc, năm 1905 ở Dresđen thành lập nhóm Cầu cống gồm những họa

sĩ trẻ Tuy đều ở tầng lớp trung lưu nhưng họ lại căm ghét văn minh đô thị tư

bản, đòi hỏi tự do tư tưởng, giải thoát về mặt tinh thần Trong tác phẩm của

họ thường biểu hiện sự phẫn nộ và phản kháng của giai cấp công nhân với xã

Trang 40

hội tư bản, vạch trần ách nô dịch của vật chất và tiền tài với con người…Năm

1911, ở Muenchen lại xuất hiện nhóm Kị sĩ xanh, cũng bộc lộ xu hướng bất

mãn với xã hội đương thời nhưng thiên về màu sắc thần bí và tiêu cực Đặc điểm chung của chủ nghĩa biểu hiện là trong sáng tác nghệ thuật họ không

thỏa mãn với việc mô tả sự vật khách quan, đòi hỏi phải biểu hiện thực chất bên trong, phải vượt qua việc miêu tả hành vi và hoàn cảnh mà đi sâu vào hồn người Chịu ảnh hưởng của Immanuel Kant, Freud họ nhấn mạnh cái “hiện

thực chủ quan”, tức tự biểu hiện của chính bản thân nghệ sĩ Thuật ngữ chủ nghĩa biểu hiện cũng xuất hiện trong giới âm nhạc Đức, Áo từ năm 1910 để

hình dung những loại nhạc phẩm không coi trọng hòa âm và giai điệu, nhằm

gợi lên những cảm xúc chối bỏ thực tế, nhấn mạnh những xúc động tự thân Còn trong lĩnh vực văn học, chủ nghĩa biểu hiện xuất hiện trong văn học Đức

và đến những năm 20 nó đã phát triển mạnh mẽ trong thơ ca, tiểu thuyết lẫn

kịch bản văn học Bỏ qua những hình ảnh thực tế, thơ ca bộc lộ những mãnh

liệt nội tâm với những tình cảm kích động Hình thức tự do, câu thơ ngắn gọn,

tiết tấu rõ ràng…Chủ nghĩa biểu hiện trong tiểu thuyết gắn liền với tên tuổi

của Kafka ở Áo và Jame Joyce ở Irơland Nhân vật và cốt truyện dưới ngòi bút của họ thường là những biến hình dị dạng trái khoáy với hiện thực Thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Kafka là sự kết hợp chặt chẽ giữa những tình tiết hoang đường quái dị với những tình tiết rất mực chân thực nhằm biểu hiện

“khốn cảnh của người hiện đại”, phản ánh những nguy cơ của thời đại

Thứ ba là chủ nghĩa vị lai (Futurisme) Đây cũng là một khuynh hướng

hiện đại chủ nghĩa trong văn học và cả trong hội họa xuất hiện đầu tiên ở Italia vào trước Đại chiến thế giới thứ nhất Trào lưu văn học này gắn với tên

tuổi của Marineti, một nhà văn về sau đi theo hẳn chủ nghĩa phát xít, đã đề xướng một phương pháp sáng tác hoàn toàn chống đối lại chủ nghĩa hiện

thực Chủ nghĩa vị lai ra sức công kích mọi di sản văn hóa tốt đẹp trong quá

Ngày đăng: 13/06/2019, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Aristote (1999), Ngh ệ thu ật thơ ca, (Lê Đăng Bả ng, Thành Th ế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà d ịch), Nxb Văn họ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ệ" thu
Tác giả: Aristote
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
[2]. L ạ i Nguyên Ân (1999), 150 thu ậ t ng ữ văn họ c , Nxb Đạ i h ọ c Qu ố c gia Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thu"ậ"t ng"ữvăn họ"c
Tác giả: L ạ i Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
[3]. M. Bakhtin (1992), Lý lu ậ n và thi pháp ti ể u thuy ế t (Ph ạm Vĩnh Cƣ dị ch và gi ớ i thi ệu), Trườ ng vi ết văn Nguyễ n Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lu"ậ"n và thi pháp ti"ể"u thuy"ế"t
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
[4]. Lê Huy B ắ c (2009), Ch ủ nghĩa hiệ n th ự c huy ề n ả o & G.G. Marquez, Nxb Giáo d ụ c Vi ệ t Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ch"ủnghĩa hiệ"n th"ự"c huy"ề"n "ả"o & G.G. Marquez
Tác giả: Lê Huy B ắ c
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
[5]. Lê Huy B ắ c (2018), Franz Kafka- Ngườ i t ẩ y não nhân lo ạ i, Nxb T ổ ng h ợ p Thành ph ố H ồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Franz Kafka- "Ngườ"i t"ẩ"y não nhân lo"ạ"i
Tác giả: Lê Huy B ắ c
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2018
[6]. Lê Huy B ắ c (1998), “Lâu đài và tiềm năng nghệ thu ậ t c ủa F. Kafka”, Báo Văn nghệ Tr ẻ , (39) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâu đài và tiềm năng nghệ thuật của F. Kafka”, BáoVăn nghệ" Tr
Tác giả: Lê Huy B ắ c
Năm: 1998
[7]. Lê Huy B ắ c (2006), Ngh ệ thu ậ t Phran- dơ Káp -ka, Nxb Giáo d ụ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh"ệ" thu"ậ"t Phran- "dơ Káp"-ka
Tác giả: Lê Huy B ắ c
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[8]. Lê Huy B ắc (2003), “Trên hành trình chân lý Kafka”, Tạ p chí Văn họ c, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình chân lý Kafka”, Tạp chí Văn họ"c
Tác giả: Lê Huy B ắc
Năm: 2003
[9]. Lê Nguyên C ẩ n (1999), Cái k ỳ ả o trong tác ph ẩ m Balzac , Nxb Đạ i h ọ c Sƣ phạ m Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái k"ỳ ả"o trong tác ph"ẩ"m Balzac
Tác giả: Lê Nguyên C ẩ n
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 1999
[10]. Dorothy Brewster và John A. Burell (1971), Ti ể u thuy ế t hi ện đạ i (Dương Thanh Bình dị ch), T ủ sách Kim Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ể"u thuy"ế"t hi"ện đạ"i
Tác giả: Dorothy Brewster và John A. Burell
Năm: 1971
[11]. Nguy ễn Văn Dân (1999), Nghiên c ứu văn họ c lí lu ậ n và ứ ng d ụ ng, Nxb Giáo d ụ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên c"ứu văn họ"c lí lu"ậ"n và "ứ"ng d"ụ"ng
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
[12]. Nguy ễn Văn Dân (2000), “Văn họ c phi lý, m ột đóng góp mới đáng ghi nh ậ n cho l ị ch s ử nh ắ n lo ại”, Tạ p chí Văn học nướ c ngoài, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phi lý, một đóng góp mới đáng ghinhận cho lịch sử nhắn loại”, Tạp chí Văn học nướ"c ngoài
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Năm: 2000
[13]. Nguy ễn Văn Dân (1996), “Franz Kafka vớ i cu ộ c chi ế n ch ống phi lý”, T ạ p chí Văn học nướ c ngoài, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Franz Kafka với cuộc chiến chống phi lý”,Tạp chí Văn học nướ"c ngoài
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Năm: 1996
[14]. Nguy ễn Văn Dân (2000), “Những bướ c ti ế n hoá c ủa văn học phi lý”, T ạ p chí Văn học nướ c ngoài, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước tiến hoá của văn học phi lý”,Tạp chí Văn học nướ"c ngoài
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Năm: 2000
[15]. Nguy ễn Văn Dân (2002), Văn họ c phi lý , NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: c phi lý
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2002
[16]. Đỗ Đứ c D ụ c (1981), Ch ủ nghĩa hiệ n th ực phê phán trong văn họ c phương Tây , Nxb Khoa h ọ c xã h ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ch"ủ nghĩa hiệ"n th"ực phê phán trong văn họ"c
Tác giả: Đỗ Đứ c D ụ c
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1981
[17]. Đỗ Đứ c D ụ c (1966), Honoré de Balzac, m ộ t b ậ c th ầ y c ủ a ch ủ nghĩa hi ệ n th ự c, Nxb Khoa h ọ c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Honoré de Balzac, m"ộ"t b"ậ"c th"ầ"y c"ủ"a ch"ủ nghĩa"hi"ệ"n th"ự"c
Tác giả: Đỗ Đứ c D ụ c
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1966
[18]. Trương Đăng Dung (1998), “Thế gi ớ i ngh ệ thu ậ t c ủ a Fran z Kafka”, Tạ p chí Văn họ c, (l) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”, Tạp chí Văn họ"c
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1998
[19]. Trương Đăng Dung (2017), “Thế gi ớ i b ấ p bênh nh ững ý nghĩa thỏ a thu ận”, Tạ p chí Văn nghệ quân độ i, (879) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới bấp bênh những ý nghĩa thỏa thuận”, Tạp chí Văn nghệquân độ"i
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2017
[20]. Trương Đăng Dung (2003), T ừ văn bản đế n tác ph ẩm văn họ c, Nxb Khoa h ọ c xã h ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ văn bản đế"n tác ph"ẩm văn họ"c
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w