Sau những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX của các tác giả như Banzắc, Leptônxtôi… với sự xuất hiện của F.Kafka là một bước ngoặt mới xảy ra trong văn học thế giới nói
Trang 1Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI 2
NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
nghÖ thuËt miªu t¶ c¸i phi lý trong
s¸ng t¸c cña FRANZ KAFKA
LUËN V¡N TH¹C SÜ ng«n ng÷ vµ v¨n hãa viÖt nam
Hµ néi, 2013
Trang 2Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI 2
nguyÔn thÞ h-¬ng giang
nghÖ thuËt miªu t¶ c¸I phi lý trong
s¸ng t¸c cña FRANZ KAFKA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUËN V¡N TH¹C SÜ ng«n ng÷ vµ v¨n hãa viÖt nam
Hµ néi, 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa học thạc sỹ cũng như đề tài luận văn này là nhờ sự giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ lý luận văn học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong viện nghiên cứu văn học Vì vậy, từ đáy lòng mình, tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy
cô
Tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đăng Dung, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn BGH, các thầy cô giáo Trường THPT Xín Mần , những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có được thành quả như ngày hôm nay
Hà Nội, tháng 7năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
2.1.Tình hình nghiên cứu Kafka trên thế giới 3
2.2.Tình hình nghiên cứu Kafka ở Việt Nam 7
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11
3.1 Mục đích nghiên cứu 11
3.2 Đối tượng nghiên cứu 12
3.3 Phạm vi nghiên cứu 12
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Cấu trúc luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ PHI LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC 14
1.Vấn đề phi lý trong triết học 15
2 Vấn đề phi lý trong văn học 23
3.Franz Kafka - người mở đường cho chủ nghĩa văn học hiện đại 37
Chương 2 CON NGƯỜI PHI LÝ QUA NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CỦA FRANZ KAFKA 46
1 Con người xa lạ với thế giới 48
2 Con người xa lạ với chính mình 76
Chương 3 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN PHI LÝ QUA NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CỦA FRANZ KAFKA 94
1.Không gian mê cung 95
2.Thời gian huyền thoại 113
PHẦN KẾT LUẬN 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sau những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX của các tác giả như Banzắc, Leptônxtôi… với sự xuất hiện của F.Kafka là một bước ngoặt mới xảy ra trong văn học thế giới nói chung và tư duy tiểu thuyết nói riêng vì những sáng tác của F.Kafka đã mang lại sự mới mẻ cho tư duy tiểu thuyết, từ đó mở ra những chiều kích mới của chủ nghĩa hiện thực hiện đại buộc người ta phải nhìn lại về vấn đề của chủ nghĩa hiện thực Có thể nói, F.Kafka là người mở đường cho chủ nghĩa hiện thực hiện đại và trong thực tế, ông là ngọn cờ tiên phong của chủ nghĩa hiện thực hiện đại, có sức lay động và ảnh hưởng mạnh suốt từ thế kỉ XX cho đến tận ngày nay Sự độc đáo trong những sáng tác của F.Kafka là ông đã phản ánh hiện thực thông qua cái phi lý Thực ra cái phi lý không phải là vấn đề mới, nó đã xuất hiện phần nào đó trong văn học thế giới, từ F.Rabelai đến các nhà văn lãng mạn như L.Caroll, J.Wift…và một số nhà văn hiện đại khác như là một thủ pháp sáng tác văn học, có thể gọi là biện pháp huyễn tưởng phi lý Ở các nhà văn này, họ phản ánh hiện thực bằng bút pháp châm biếm hài hước, bằng thủ pháp ẩn dụ và ngoa dụ.Họ đã xây dựng nên một thế giới huyễn tưởng riêng biệt với những nhân vật hài kịch làm đối tượng châm biếm và hài hước qua đó để rút ra bài học cho thế giới thực tại
Nhưng đến Kranz Kafka thì hoàn toàn khác hẳn Ở F Kafka đã xuất hiện một tư duy mới về cái phi lý Vấn đề phi lý là nhận thức,đối tượng của triết học và chuyển vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận thức, đối tượng của văn học là cả một quá trình không đơn giản một chút nào, không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng thể hiện thành công Thế nhưng, F.Kafka đã
Trang 7thật sự thành công, khi ông đưa vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận thức, đối tượng phản ánh nghệ thuật của văn học qua sáng tác của mình Trong mọi trường hợp, cái phi lý của Kafka chính là cái phi lý của bản thể tồn tại người trong một thế giới mà con người ngày càng đối diện với những thách thức mới cũng không kém phần phi lý Muốn tồn tại con người phải luôn đấu tranh để loại trừ nó
Không giống như các nhà văn khác, phản ánh hiện thực giống như những gì nó vốn có Kafka đã vượt qua qui ước của chủ nghĩa hiện thực truyền thống, ông đã mang đến cho người đọc một thứ hiện thực không chỉ như nó đang tồn tại, mà còn, như nó sẽ tồn tại thông qua việc sáng tạo những phương thức khái quát hiện thực mới mẻ: huyền thoại hóa và đổi mới những mẫu cổ, huyền thoại hóa không gian,huyền thoại hóa nhân vật, huyền thoại hóa thời gian, phi lôgíc hóa tâm lý nhân vật, phi lôgíc hóa với nnhững thao tác phi lopgíc hóa sự vật ….Qua đó hiện thực hiện lên rõ ràng,cụ thể, sắc nét hơn bao giờ hết, nó còn thực hơn cả hiện thực Đó chính là sự độc đáo không lặp lại, không trộn lẫn với ai trong phương thức phản ánh hiện thực của F.Kafka.Cũng chính điều này đã đưa Kafka lên vị trí là người mở đường cho chủ nghĩa văn học hiện đại
Có thể nói, những quan niệm về cái phi lý và cái nhìn hiện thực mang tính huyền thoại của Kafka trong những sáng tác của ông luôn luôn có sức ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn và lâu dài trên văn đàn văn học thế giới mà trong
đó có Việt Nam Do đó, việc lấy tên đề tài “Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của Franz Kafka” không phải chỉ mang ý nghĩa kiến giải một hiện tượng văn học thế giới đã qua mà còn giúp chúng ta chỉ ra được cái mới, những đóng góp của F.Kafka trong văn học thế giới và cũng hiểu hơn những ảnh hưởng của ông tới văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng
Trang 82.1 Tình hình nghiên cứu Franz Kafka trên thế giới
Trên thế giới có rất nhhiều công trình nghiên cứư về những sáng tác của FRANZ KAFKA nhưng ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những công trình cơ bản
Từ năm 1981 Yve Gilli trong “Kafka, những hướng tiếp cận mới”đã có
một tổng kết rằng, nếu chỉ tính trên nhan đề đã có hơn 5000 công trình viết về Kafka Cho đến nay, người ta thấy trong những sáng tác của Kafka vẫn mở ra rất nhiều vấn đề mới mẻ bởi trong những sáng tác của ông chứa đựng những
ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi tưởng vô cùng phong phú Những tác phẩm của ông mỗi lần đọc là một lần “biến dạng” để lột ra những tầng ý nghĩa khác nhau ẩn sâu trong các tác phẩm Kafka được xem là người mở đường cho văn học phi lý, thế nên cái phi lý luôn là đề tài trung tâm đối với các công trình nghiên cứu, khám phá tác phẩm của ông
Cái không may mắn của Kafka là sinh thời ông không tận mắt chứng kiến những thành công vang dội của mình Ngay sau khi ông mất, dù tác phẩm chưa được dịch ra rộng rãi thì ngoài một số nhà phê bình văn học Phương Tây và những nhà văn mác xít cũng đánh giá ông rất cao Năm 1924
báo “Quyền lợi đỏ” của Đảng cộng sản Tiệp Khắc đã xem Kafka như một nhà
văn có nhiều đóng góp vào cuộc đấu tranh chống lại những thế lực chống lại con người “Một trí tuệ tinh tế và trong sạch, từng ghê tởm cái thế giới này và
mổ xẻ nó bằng con dao không xót thương của lẽ phải, ông thấy nỗi đau của kẻ này, quyền lực và giàu sang của kẻ khác Trong những bài viết của mình ông
Trang 9tấn công vào những kẻ mạnh của thế giới này bằng phươnng tiện trào phúng, bằng hình thức chứa đầy hình ảnh” [20, tr.645] Cũng vào tháng 6 năm ấy Milêna Jêzenka có viết về Kafka như sau: “Những cuốn sách (của ông) đã để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào
đó một chữ nào”[20, tr.645]
Sau khi Kafka mất những tác phẩm “Vụ án”; “Lâu đài”; “Nước Mĩ” đã
được in và phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới khiến cho tên tuổi và tài năng của Kafka nở rộ hơn bao giờ hết Những tác phẩm đó có ảnh hưởng đặc biệt ở Phương Tây và đó cũng là lúc con người bừng ngộ và nhận ra rằng
“thế giới đã bắt đầu giống như thế giới của Kafka” [20, tr.645] Nói như Michel Remon: “thế giới bắt đầu gặp gỡ F Kafka và định ngữ K rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [20, tr.645]
Và sau chiến tranh thế giới thứ hai Kafka vẫn được coi như là “một phát hiện” độc đáo đặc biệt đối với thế giới Phương Tây bởi sự tiên cảm của Kafka đối với số phận bi đát của con người Người ta chua chát hiểu rằng cái phi lý
mà Kafka vừa là người tiên cảm, vừa là người hứng chịu không phải là một huyền thoại, không chỉ nằm trong tiểu thuyết nữa mà là sự thật về cuộc đời,
về chính xã hội, về thế giới mà con người đang sống và điều ấy không phải ai cũng dễ dàng nhận ra Như vậy, những trải nghiệm về thế giới phi lý chính là mối đồng cảm đầu tiên (và cũng là lớn nhất) giữa F.Kafka với người đọc, thế giới phi lý trong nghệ thuật của ông biến thành những hiện tượng quen thuộc giữa cuộc sống đời thường
Trong công trình “Viết về nghệ thuật”, Bectôn Brecht –nhà viết kịch
đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng của Đức đã sớm nhận định về F Kafka:
“Người ta tìm thấy ở ông ta, đằng sau những hóa trang rất kì cục, những linh cảm về nhiều điều mà vào thời kì những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy được mà thôi” [20, tr.645] Cái điều mà
Trang 10Bectôn Brecht cho là linh cảm ở đây thực ra là những dự báo đầy tính bi kịch
về thế giới Cũng cùng nội dung đó, trong tập tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu
thuyết: “Thời đại nghi ngờ”, Nathalie Sarraute trong cuốn “Chân dung người
lạ mặt” đã tán thành cho rằng Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, là tiên
tri báo trước kỉ nguyên của “con người phi lý”, “con người không có sự sống” Nathalie Sarraute cũng đã phê phán tiểu thuyết hiện thực đã thất bại với lối “phân tích tâm lý” và “lối chẻ sợi tóc làm tư” đồng thời kêu gọi nhà văn phải theo gót Kafka để đi tìm những miền chưa khám phá của con người
để phát hiện cho được “con người phi lý trong thời đại ngày nay” [29, tr.32] Tại Hội nghị Quốc tế vể F.Kafka được tổ chức tại Lipbice (Tiệp Khắc trước đây), trong khi có khá nhiều nhà nghiên cứu phủ nhận tính hiện thực ở các tác phẩm của Kafka thì vẫn có hai nhà lý luận mác xít là E.Fischer và R.Garaudy coi tác phẩm của ông như một thường hợp tiêu biểu nhất cho
phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa R.Garaudy trong “Chủ nghĩa hiện
thực không bờ bến” đã xem Kafka là mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực của
thế kỉ XX-thế kỉ của sự sáng tạo những huyền thoại.Theo ông cái độc đáo của Kafka là ở chỗ những thế giới quái dị mà ông sáng tạo ra đều có từ hiện thực,
có khả năng dự báo hiện thực
Đối với E.Fischer, ông nhìn thấy trong thế giới nghệ thuật của Kafka tính chất tiêu cực, sự tha hóa con người, đồng thời khẳng định khả năng tái hiện hiện thực của Kafka bằng tiếng nói nghệ thuật có một không hai “Không có nhà văn nào thể hiện cái tiêu cực này, sự tha hóa tổng thể con người bằng ngôn từ một cách sinh động tương tự Tôi cho rằng cái cảm xúc mãnh liệt này,
độ chính xác này về sự khủng khiếp liên quan chặt chẽ nhất với sự quá tải của cái tiêu cực với tính chất một chiều, với chủ nghĩa chủ quan [14, tr.184] Fischer cũng đặc biệt lưu ý đến việc khảo sát các chi tiết trong các tác phẩm của Kafka, ông cho rằng các chi tiết trong sáng tác của nhà văn này có khả
Trang 11năng thể hiện “hiện thực không thể hiểu nhầm của thời đại chúng ta, cái hiện thực đang phơi bày ra giữa những điểm cố định của các chi tiết cụ thể [14, tr.185)]
Ngoài ra trong bài viết của mình Fisccher còn trên cơ sở nghiên cứu những sáng tác của Kafka đề xuất những vấn đề quan trọng liên quan đến thái
độ ứng xử của những người mác xít với Kafka và những vấn đề của phản ánh nghệ thuật
Tiếp tục quan điểm của các nhà lí luận trên, trong “Trò chuyện về nghệ
thuật kết cấu”, tiểu thuyết gia Milan Kundera khi nói về lối kể chuyện bằng
chiêm bao chủ nghĩa hiện đại đã viết “Các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại Vừa là cái nhìn sáng suốt về thế giới hiện đại, vừa là sự tưởng tượng dữ dội nhất Kafka ấy trước hết là một cuộc cách mạng mĩ học mênh mông Một kì diệu nghệ thuật…” [46, tr.85]
Trong tập lí luận phê bình “Vì một tiểu thuyết mới” của Alain Roble
Gillet ông lại thán phục Kafka ở nghệ thuật” miêu tả hiện thực tuyệt đối các
sự việc” và theo ông “không có gì hư ảo hơn sự chính xác”[43, tr.206] Mới nghe chúng ta dễ cảm thấy điều này mẫu thuẫn với Kundera nhưng có lẽ cần phải hiểu, hiện thực ở đây theo tinh thần của chủ nghĩa hiện đại- một hiện thực đa chiều, hỗn mang, ẩn dấu phía sau nó những ý niệm về sự phi lý của tồn tại
Gần với nhận định của Alain Roble Gillet, A.Kareski trong bài viết “Về sáng tác của Franz Kafka” đã đánh giá “ Hiệu quả đặc biệt của F.Kafka là tất
cả đều rõ ràng, không có gì khó hiểu Những khi đọc suy ngẫm, khi đã cảm nhận và chấp nhấp nhận nguyên tắc chơi của ông, chúng ta có thể tin chắc rằng F.Kafka đã kể nhiều điều quan trọng về thời đại ông Bắt đầu từ việc ông gọi sự phi lý là sự phi lý và đã không sợ việc thể hiện nó” [24, tr.187]
Trang 12Sự đa nghĩa trong các sáng tác của F.Kafka khiến cho nhiều khuynh hướng khác nhau đã xem ông là “tiền bối” của mình, đặc biệt là các nhà triết học hiện sinh
A.Camus khẳng định tiểu thuyết “Vụ án” và “Lâu đài” của F.Kafka là
“dạng thuần túy của cái phi lý và tư tưởng hiện sinh”.Trong tác phẩm “Những
bài giảng về chủ nghĩa hiện sinh và những hình thái của nó” Roger Verneaux
viết “Thật là không đầy đủ nếu chúng ta không ghi F.Kafka như là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh.Tiểu thuyết của ông bao trùm trong không khí của khái niệm cái phi lý của cuộc sống” [20, tr.91]
2.2 Tình hình nghiên cứu Franz Kafka ở Việt Nam
Trong một thời gian tương đối dài ở Việt Nam F.Kafka chỉ được nhắc
đến một cách sơ lược trong các công trình lí luận văn học như: “Phương Tây
văn học” của Hoàng Trinh; “ Phê phán văn học hiện sinh” của Đỗ Đức Hiểu,
“Về văn học phương Tây hiện đại” của Phạm Văn Sĩ… Phải nói rằng đây
là những nỗ lực đầu tiên đưa Kafka đến bạn đọc Việt Nam Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng trước những phản ứng cực đoan từ một số nhà văn, nhà phê bình mácxít ở Liên Xô cũ nên ý kiến của họ đưa ra chủ yếu đều đứng trên tinh thần phê phán những mặt cực đoan, bi quan thể hiện trong tác phẩm của nhà văn Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy trong một số bài viết của mình họ vẫn thừa nhận những yếu tố hiện thực trong những sáng tác của F.Kafka
Giáo sư Hoàng Trinh trong công trình: “Phương Tây –văn học và con
người” đã nghiên cứu một số nhà văn Phương Tây trước vấn đề “thân phận
con người”, F.kafka là tác giả được nói đến đầu tiên Trong khi phân tích để chỉ ra những đặc trưng của F.Kafka với việc phản ánh hiện thực, tác giả Hoàng Trinh cho rằng những tư liệu rút ra từ hiện thực khi vào tác phẩm của F.Kafka “đã biến dạng thành một thế giới mờ ảo, quái dị, bay lơ lửng ở trên
Trang 13những cơ sở thực tế của nó.Thực đã pha trộn với mộng và nhiều lúc bị mộng lấn át” [12, tr.35]
Đỗ Đức Hiểu trong chuyên luận “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa”
một mặt thừa nhận vai trò tiên phong của F.Kafka đối với văn học hiện sinh cũng như những yếu tố hiện thực, có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu, một chế độ nhà nước nghẹt thở, đầy áp bức, ngạo nghễ trong chuyện của F.Kafka Mặt khác ông phê phán những yếu tố siêu hình về thân phận con người tràn ngập trong tác phẩm, lấn át cả một số yếu tố hiện thực vốn không nhiều nhặn
gì Tác giả đã chỉ rõ “có thể nói tính thần bí bao trùm cả tác phẩm của F.Kafka Phi lý, lo âu, cô đơn, xa lạ, tuyệt vọng, hư vô những khái niệm ấy về con người của F.Kafka tìm thấy ở huyền thoại một hình thức biểu hiện rất phù hợp F.Kafka đã huyền thoại hóa một thế giới bị tha hóa” [12, tr.90]
Trong tạp trí văn học nước ngoài số 4 măm 1996 ,tác giả Nguyễn Văn
Dân với bài viết “Kafka với cuộc chiến chống phi lý”đã tập trung vào phân
tích tính phi lý như “một đối tượng nhận thức” trong tác phẩm của F.Kafka Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Trong mọi trường hợp, cái phi lý của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn tại trong thế giới đương thời Kafka không phải đi tìm kiếm cái phi lý ở đâu xa như các nhà văn lãng mạn” và
“Kafka đã chủ trương chỉ lưu tâm đến những con người bình thưòng, đến những nỗi lo đời thường của họ” Như vậy, quan điểm của Nguyễn Văn Dân
đã thêm một lần khẳng định quan niệm nghệ thuật của F.Kafka thông qua tác phẩm là về sự bất an của con người trong một thế giới phi lý
Trong bài viết “Thế giới nghệ thuật của F.Kafka” in trong “Franz
Kafka, tuyển tập tác phẩm” NXB,Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa Đông Tây
,2003 nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung khẳng định: “đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết [42, tr.941], và Kafka “đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách
Trang 14độc đáo và mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại” Với luận
điểm trên, Trương Đăng Dung đã nhấn mạnh quan niệm nghệ thuật của Kafka
về con người và thế giới thể hiện qua các tác phẩm, đã đóng vai trò mở đường
khai lối cho cho văn học hiện đại
Trong bài giới thiệu về tác giả Franz Kafka in trong giáo trình “Văn học
Phương Tây” NXB Giáo dục năm 2006, nhà nghiên cứu Đặng Đào Anh cũng
phân tích những vấn đề của con người hiện đại và chất “hài hước đen” đặc
trưng trong tác phẩm của F.Kafka Đặng Anh Đào khẳng định, “thế giới của Kafka là nơi cái phi lý đã trở thành cái bình thường hàng ngày” [20, tr.914] là
thế giới huyền thoại mang “tiếng nói đa âm về thân phận con người” [20, tr.933] Như vậy Đặng Anh Đào đã khẳng định tính chất phi lý cao độ
trong quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của Kafka
Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đặc biệt đánh giá cao nhà văn Kafka ở chỗ
“ Kafka luôn có cái nhìn hài hước, mỉa mai về các quan hệ cuộc đời, xã hội
Ông đề xuất cái phi lí, cái bi đát, sự tha hóa, nỗi cô đơn, sự nhỏ bé, sự bất lực,
xa lạ… của con người Nhưng ông không hề cổ xúy cho những phạm trù triết
học đó” [45, tr.972] Đồng thời nhà nghiên cứu cũng khẳng định, Kafka là
người khai sinh ra huyền thoại hiện đại, là người “ khai sinh ra thi pháp mới
cho kỉ nguyên hiện đại” [45, tr 978]
Lại Nguyên Ân đánh giá Kafka là một gương mặt tiêu biểu của văn học
thế giới trong nghệ thuật huyền thoại hóa Ông cho rằng qua lăng kính huyền
thoại, nhân vật của Kafka có ý nghĩa đại diện cho nhân loại: “ cốt truyện và
nhân vật ở ông mang ý nghĩa nhân loại phổ quát; nhân vật là sự mô hình hóa
nhân loại nói chung” [1, tr.162]
Phùng Văn Tửu trong phần giới thiệu cho bản dịch Vụ án sang tiếng Việt
của mình và trong giáo trình Văn học phương Tây, mô tả một cách tương đối
khái quát vè thế giới nghệ thuật của Kafka, phân tích một số thủ pháp nghệ
Trang 15thuật của nhà văn trong miêu tả thời gian, không gian, con người, tình huống Dịch giả cũng đặc biệt chú ý đến huyền thoại và đặc điểm của huyền thoại trong sáng tác của Kafka
Ngoài ra, Kafka còn được nhắc tới trong một số công trình khác như một đối tượng( hay vấn đề) so sánh, đối chiếu Hầu hết các công trình này đều thống nhất khẳng định vai trò tiên phong của Kafka trong việc đổi mới nghệ
thuật tiểu thuyết trên một số phương diện Đó là chuyên luận Tiểu thuyết
Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới của Phùng Văn Tửu, công trình Ernest Hemingway núi băng và hiệp sĩ của Lê Huy Bắc, Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac của Lê Nguyên Cẩn…
Trong bài viết Từ hiện đại đến hậu hiện đại, Hoàng Ngọc Tuấn đã đặt
tác phẩm của Kafka vào dòng chảy của văn học thế giới, để từ đó thấy được vai trò viên gạch nối giữa hai thời kì Hiện đại và Hậu hiện đại của Kafka Hoàng Ngọc Tuấn viết: “Franz Kafka cũng đã tạo ra những kĩ thuật viết, khiến một số tác phẩm của ông mang tính cách đa tầng và đa phương về ý nghĩa, và hầu như bất khả giản lược: một bản tóm tắt đại ý sẽ là một hành động bất công đối với tác giả Cuốn Das Schloss ( Lâu đài, 1926) là một ví dụ thú vị Nó là một tác phẩm chứa dựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả năng gợi tưởng cực kì phong phú Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một kí hiệu biểu ý đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhìn thấy một ý nghĩa khác, như thể nhìn vào một ống kính vạn hoa Mỗi lần đọc, chúng ta có thể nhìn thấy nó biến dạng: nó có thể như một ẩn ý triết lý, hay như một ẩn ý chính trị, hay như một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ phân tâm học kiểu Freud Nó như một bài thơ kì lạ, từ chối mọi công thức diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chính kinh nghiệm đọc trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động”
Trang 16[55, tr.99] Quan điểm trên củng cố thêm luận điểm về tính chất đa nghĩa trong thế giới hình tượng của Kafka
Qua sự tổng hợp các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu những sáng tác của F.Kafka trong phạm vi có thể tìm hiểu được, phải thừa nhận rằng Hầu hết các tác giả đều quan tâm tới vấn đề phi lý trong sáng tác của F.Kafka, họ thừa nhận cái phi lý là đối tượng miêu tả trung tâm trong sáng tác của ông Tuy nhiên, vấn đề đó mới chỉ dừng ở một phương diện, một phần của công trình nghiên cứu, thậm trí nó chỉ là một vài ý kiến, nhận định có tính chất đan xen, có chỗ cái phi lý được tìm hiểu như là để kiến giải cho những luận đề triết học
Về cơ bản hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ giới hạn tìm hiểu cái phi lý trong sáng tác của Kafka trên những biểu hiện nội dung trái ngược với lý tưởng nhân văn chứ chưa xem cái phi lý là bản chất đời sống, là bản chất sâu
xa của hiện thực.Vì vậy họ đã bỏ qua những đóng góp rất lớn của Kafka nói riêng cũng như dòng văn học phi lý nói chung trong việc thay đổi quan niệm phản ánh hiện thực từng ngự trị nền nghệ thuật thế giới trong một thời gian khá dài
Vậy nên, những khoảng còn bị để ngỏ trên lại là sự gợi mở hướng tiếp cận cho luận văn, để luận văn tiếp tục khám phá nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong những sáng tác của Franz Kafka từ nhiều bình diện mới
3.Mục đích,đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Với luận văn “ Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của Franz Kafka” người viết mong muốn chỉ ra được tài năng miêu tả cái phi lý, cái độc đáo của F.Kafka trong việc khái quát những vấn đề lớn lao của thân phận con người và hiện thực xã hội đương thời Đồng thời muốn nhấn mạnh sự ảnh
Trang 17hưởng của F.Kafka đối với dòng văn học phi lý nói chung và chủ nghĩa văn học hiện đại nói riêng của nhân loại
3.2 Đối tưọng nghiên cứu
Đi sâu vào những sáng tác của F.kafka để tiếp cận, phân tích, khái quát
từ đó, khẳng định nghệ thuật miêu tả cái phi lý của Franz Kafka được thể hiện qua con người phi lý, không gian phi lý, thời gian phi lý trong những sáng tác của ông
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Mặc dù F.Kafka để lại một di sản nghệ thuật khá phong phú nhưng không phải vốn văn nghiệp đó đều được dịch ra tiếng Việt Bên cạnh đó do điều kiện chủ quan và khách quan chưa cho phép nên chúng tôi chỉ có thể khảo sát và nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm sau đây:
“Franz Kafka -tuyển tập tác phẩm”, NXB Hội nhà văn năm 2003 bao gồm các phẩm:
- Tiểu thuyết “Hóa thân” (Đức Tài dịch)
- Tiểu thuyết “Vụ án” (Phùng Văn Tửu dịch)
- Tiểu thuyết “Lâu đài” (Trương Đăng Dung dịch)
-13 ttruyện ngắn khác cùng nhật kí, thư từ
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương I: Vấn đề phi lý trong triết học và văn học
Chương II: Con nngười phi lý trong sáng tác của Franz Kafka
Trang 18Chương III: Không gian và thời gian phi lý trong sáng tác của Franz Kafka
Cuối cùng là thư mục tài liệu ham khảo
Trang 19
Chương 1
VẤN ĐỀ PHI LÝ TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC
Triết học là sự khám phá về thế giới và bản thân con người, vì thế mà vấn đề phi lý là vấn đề của triết học Và “ cái phi lý” trong triết học không phải là con đẻ của thế kỉ XX mà ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học Hi Lạp
đã đưa ra những khái niệm về “cái phi lý” và cái phi lý được thừa nhận tồn tại song song với cái hữu lí Triết học cho rằng, cái phi lý là sự bất khả tri của lí tính, là vật qui chiếu để tham chiếu, khẳng định cái thuận lí Đây chính là cơ
sở cho cho nền triết học Phương Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi
lý tính từ cuối thể kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX Đến chủ nghĩa hiện sinh thì lý thuyết về cái phi lý đạt đến đỉnh điểm Những đại diện của chủ nghĩa hiện sinh như M Heidegger, Kierkegaard, F Nietzsche…đã phát triển tư tưởng về cái phi lý hoàn chỉnh dến mức, sau đó, các nhà văn muốn khai thác đề tài này không phải bổ sung về nội dung nữa mà dành hết tâm lực vào sự cách tân hình thức biểu hiện mới mẻ Như vậy, trước Kafka, cái phi lý đã có một lịch
sử trong triết học và văn học Phương Tây và đến thế kỉ XX cái phi lý vẫn là vấn đề được quan tâm, trở thành hiện tượng độc đáo trong văn học Franz Kafka được coi là người tiếp bước hành tình của Dostoevsky khi ông đi vào khám phá mảng đề tài phi lý của cuộc đời Ở Kafka, cái phi lý đã trở thành đối tượng nhận thức của văn học, đồng thời ông đã sáng tạo nên nhiều biểu tượng để biểu hiện sự phi lý mà ông cảm nhận thấy trong cuộc đời Thế nên, Franz Kafka được coi là người mở đường cho chủ nghĩa văn học hiện đại, là người tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh, là người mở đường và là đại diện lớn đầu tiên của loại hình văn học phi lý Trong văn chương Kafka, cái phi lý nảy sinh ngay trong cuộc sống bình thường, cảm giác phi lý đến với bất kỳ ai nên thế giới trong sáng tác của Kafka là thế giới hiện thực rất bình thường nhưng
Trang 20khước từ mọi sự cắt nghĩa, giải thích, điều đó tạo nên tính hấp dẫn trong văn học phi lý của Kafka Ở đây, với điều kiện của luận văn, đề tài chúng tôi lựa chọn là “ Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của Franz Kafka” thì việc làm rõ khái niệm “ cái phi lý” là nút nhấn đầu tiên để chúng tôi tiến hành những khám phá tiếp theo Khái niệm này sẽ được chúng tôi làm rõ ở hai phạm trù: vấn đề phi lý trong triết học và vấn đề phi lý trong văn học
1.1.Vấn đề phi lý trong triết học
Trước khi trở thành một khái niệm triết học thì cái phi lý đã tồn tại từ rất lâu trong cảm giác của con người Vì một lẽ con người chỉ cảm thấy không phi lý khi đã thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình về bản thân và về thế giới xung quanh.Thế nhưng trong thực tế cuộc sống thì điều này dưòng như lại khó có thể xảy ra bởi cuộc sống xưa nay luôn nảy sinh những điều bất ngờ, đầy hoài nghi và khó hiểu, khiến cho con người nhiều lúc cảm thấy bất lực Hay nói cách khác, khi chúng ta đang sống nghĩa là chúng ta đang tạo cơ hội cho những câu hỏi liên tục, không ngừng Đối với mỗi con người tự hỏi hay là hỏi người khác vừa là niềm khao khát của trí tuệ, vừa là tham vọng nhằm tìm hiểu và chiếm lĩnh thế giới xung quanh, vừa là nỗi lo lắng, toan tính cho xử thế Có một số câu hỏi đã được kiến giải kịp thời, nhưng cũng còn rất nhiều câu trong số đó có những câu hỏi mãi mãi là những khoảng trống, không có lời giải đáp, khiến cho lòng người trống rỗng bởi nó không được lấp đầy.Và chính tại nơi đây, điều phi lí đã xảy ra
Cảm thức phi lí đã tuột khỏi sự thâu tóm, sắp đặt của lý trí Như vậy, cái phi lí cũng là điều có thật trong đời Từ chỗ tồn tại trong ảo giác, cái phi lí dẫn bước vào phương pháp tư duy và đóng vai trò ngụy biện, suy luận giả thiết để chứng minh cho chân lý điều ngược lại Đây là vấn đề sử dụng trong hình học một cách thường xuyên Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Zenon và Aristote đã áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lí logic( tức là phương
Trang 21pháp lập luận dựa váo giả thiết phi lí) Hình học Euclide( Thế kỉ III trước Công Nguyên) cũng thường xuyên sử dụng phương pháp ngụy biện để chứng minh các định luật hình học Đến Thế kỉ XVI nhà triết học người Anh Fr Bacon (1561-1626) đã dùng phương pháp suy luận phi lý để chứng minh cho chân lí của một sự đánh giá, bằng cách chỉ ra tính chất sai lầm của mặt trái sự đánh giá đó Nhìn chung trên phương diện logic học thì người ta quan niệm rằng “những gì tồn tại trái ngược với quy tắc logic đều bị coi là phi lí” [42, tr.15] Nhưng thực ra trong thực tế cuộc sống, cái logic chỉ là cái hữu hạn, cái phi logic, cái ngoài qui luật, cái chưa hiểu hết mới là cái vô cùng Vì thế mà nhà bác học người La Mã Tertullianus (155-220) đã nói một câu nổi tiếng “Tôi tin vì nó phi lí” [42, tr.14] có nghĩa là ông đã đưa ra một lời thật hợp lý và thật đúng với thực tế cuộc sống
Từ điển triết học đã định nghĩa về “cái phi lí” là “ không thể hiểu biết được đối với lí tính và tư duy, không thể diễn đạt bằng những khái niệm logic” [8, tr.722] Như vậy khái niệm về “cái phi lí” trong triết học là một sự khái quát lại những điều chúng ta cảm nhận qua trực giác, đó là việc thừa nhận sự đầu hàng của trí tuệ, sự bất lực của nhận thức đối với những gì chưa biết nhưng lại hiện hữu hàng ngày trước mắt con người chúng ta Nguyễn Văn Dân trong cuốn “ Văn học phi lí” thì cho rằng “ tất cả những gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lí giải bằng tư duy thì đều được coi là phi lý Như vậy cái phi lí được coi là cái phản lí tính”
Với hàm nghĩa này, khái niệm phi lí mang tính khái quát hơn, vượt ra khỏi địa hạt của logic học, là định nghĩa của nền triết học Phương Tây hiện đại, phát triển thành chủ nghĩa phi lí tính từ cuối thế kỉ XVIII và kéo dài suốt hơn một thế kỉ Đặc điểm của chủ nghĩa phi lí tính là đi đến chỗ dùng ý trí thay cho lí trí, dùng trực giác thay cho tư duy, là sự mất lòng tin vào khả năng
tư duy, phủ nhận tư duy khoa học không đủ khả năng để nhận thức chân lý và
Trang 22hiện thực khách quan.Thay vào đó một số còn cho rằng, thế giới chỉ có thể nhận thức được bằng bản năng, bằng ý trí, bằng kinh nghiệm, bằng linh cảm, bằng vô thức và trực giác
Thật ra con người đã ý thức về những phương pháp nhận thức này từ rất
xa xưa, khi nhà triết học cổ đại Hi Lạp Socrate (479-399 TCN) đưa ra lời kêu gọi: “con người hãy tự biết mình”, bởi ông đã sớm nhận ra sự phiến diện, sự lệch pha trong cách tư duy của triết học hướng ngoại Đối với tự nhiên, Socrate tự nhận là mình không biết gì và cũng không muốn can thiệp Hơn nữa , trước mỗi vấn đề ông chỉ đưa ra nghi vấn và nghi vấn để mỗi người đối thoại tự tìm đến chân lý cho mình Phép ứng xử của Socrate khiến ngay cả người thời nay cũng phải kinh ngạc, rất có thể từ lúc đó ông đã tiên cảm được cái mênh mông, sâu thẳm của “hiện thực vô bờ”
Nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà tiểu luận văn học, nhà thơ ở thế kỉ XX cũng đã tuyên bố sự phá sản của lí trí Các tác phẩm văn học của chủ nghĩa biểu hiện và chủ nghĩa siêu thực đã mô tả cái thế giới bí hiểm phi lí tính để chống lại sự thống trị của lí trí máy móc Nhà triết học kiêm nhà văn người Tây Ba Nha Miguel de Unamuno tuyên bố: “Tôi không chấp nhận lí trí, tôi chống lại nó” …
Một bước phát triển đặc biệt của khái niệm triết học về cái phi lí là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh Những người đại diện cho chủ nghĩa hiện sinh là nhà triết học thần học người Đan Mạch Soren Aabye Kierkegaard (1813-1855) với thần cảm cơ đốc giáo của mình ông đã làm thay đổi phương hướng phát triển của triết học Châu Âu cũng như thế giới Nội dung triết học của Kierkegaard đối lập hoàn toàn với nội dung triết học truyền thống Đặc biệt, ông cố tình lấy việc phê phán chủ nghĩa lý tính của Hegel làm phương diện quan trọng trong triết học của mình Nếu như trước đây, các nhà kinh điển của chủ nghĩa duy lí từng cho rằng đối tượng của triết học là những gì có lý tính
Trang 23thì giờ đây theo Kierkegaard triết học lại không thể lí giải thế giới mà chỉ có thể mô tả đời sống sinh động của cá nhân Có điều, cá nhân mà triết gia này muốn nói tới chính là loại người phi lý tính, cá nhân với sự thể nghiệm sâu kín trong cõi lòng, một cá nhân cô độc có vô vàn trạng thái tình cảm riêng biệt, một cá nhân luôn luôn đối mặt với sự hiện sinh ccủa chính bản thân mình Cá nhân trong quan niệm của Kierkegaard có tinh thần khác hẳn cái cá nhân ccủa Hegel Nếu như Hegel đã từng cho rằng mọi biểu hiện của cuộc sống đều quy về cái chung( như trật tự hay luân lý xã hội) và sự tồn tại của con ngưòi không nên tách khỏi cái chung đó thì ngược lại, Kierkegaard xem mọi sự tồn tại bên ngoài cá nhân đều là sự tồn tại phi cá tính, nó làm mơ hồ mối quan hệ giữa con người và thế giới Ông nói “Mỗi người có thể nói là một khoảnh khắc của cá thể nhưng ta không muốn là một chương hay một tiết trong một hệ thống” [13, tr.224] Và để hiểu được những dấu ấn cá thể ấy, triết học cần phải quan tâm đến phương diện tình cảm, ý trí của con người bởi chính điều đó quy định cho con người sở hữu một cá tính, một cách tồn tại riêng biệt Đây là vấn đề xuất phát của toàn bộ tư tưởng triết học Keirkegaard,
nó đã bật mở những kìm tỏa lâu nay của lý trí để nhường địa hạt cho hoạt động phi lý tính tung hoành Đó là con đường duy nhất có thể đạt đến chân lý cho dẫu chỉ là thứ chân lý chủ quan, chân lý qua cái nhìn cá thể, “ chân lý ngang tầm với cá nhân”[13, tr.223] Mặc dù vậy, Kierkegaard vẫn chưa gọi rõ khái niệm phi lý, nói đúng hơn, ông chỉ mới gọi ra bản chất của nó thông qua
“ cái nghịch lý” của nhận thức và của tồn tại Khi ông xem “ nghịch lý là nỗi đam mê của tư duy và một nhà tư tưởng không có lối tư duy nghịch lý thì sẽ giống như một kẻ tình nhân không có nỗi đam mê” [42, tr.18] Cũng có nghĩa
là ông hoàn toàn phủ định tính chất lý tính trong triết học truyền thống Sự khước từ rứt khoát đó, đồng thời là sự bảo đảm tuyệt đối của Kierkegaard trong việc khẳng định con đường triết học mà ông đã lựa chọn cho mình
Trang 24Về sau, trong quan niệm của hai nhà đại diện chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh Pháp thế kỉ XX là J.-P.Sartre và A Camus thì cái phi lý trở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh Ngoài ra chúng ta còn phải kể tới tên tuổi của một nhà triết học hiện sinh chủ nghĩa lớn nữa là Léon Chestov(1866-1938), nhà triết học Pháp gốc Ukraina, người cũng đã bàn đến cái phi lý và rất có ảnh hưởng đến Camus Có thể nói lời tuyên bố sau đây của Chestov đã làm thành một trong những ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng về cái phi lý của Camus: “ thật sai lầm nếu tin rằng cái phi lí có nghĩa
là sự kết thúc của tư duy Không chỉ có điều là tư duy được duy trì trong cái phi lí, mà nó còn có được một thế năng mà trước đó người ta không ngờ tới” [23, tr.139]
Trong học thuyết của Sartre, cái phi lý trở thành một phạm trù nòng cốt, phổ biến tinh thần lên toàn bộ các khái niệm khác xoay quanh nó như “ buồn nôn”, “ tự do”, “ cá nhân và tha nhân”, “ hư vô và hữu thể” …Tiếp nối tư tưởng của các bậc tiền bối, Sartre cũng quan niệm cái phi lý chỉ nảy sinh trên
sự bất đồng giữa tồn tại và lý tính Nhưng nếu như các nhà phi lý tính trước
đó hoặc chỉ mới thừa nhận sự khốn cùng của trí tuệ , hoặc chỉ làm phát lộ một mặt nào đó của thực tại phi lý quanh ta, còn Sartre thì lại tuyên bố rằng “ toàn bộ cái thực tại nhân bản là một thực tại phi lý” Từ cái phi lý đó, con người sinh ra trạng thái “ buồn nôn” “ Buồn nôn” ở đây không chỉ đơn thuần
là cảm giác nữa, nó là khái niệm triết học để trừu tượng hóa những mối quan
hệ của con người và thế giới “ Buồn nôn cho ta cái nhìn mới về sự vật và con ngưòi Cái hiện tượng bừng bừng nổi dậy như sóng cồn, và người ta bực bội, tức giận trước cái tầm thường, cái trừu tượng trước cái có sẵn đúc thành khuôn khổ và tất cả những gì công thức nằm im- dấu hiệu của cái chết” [20, tr.61] Đó chính là phản ứng trước thực tại bị tha nhân hóa, phản ứng của con người đòi lại tự do và kiếm tìm lại tự do, kiếm tìm lại cái độc đáo của
Trang 25nhân vị Với quan niệm tồn tại con người có trước bản chất của con người, Sartre đặt con người lên đỉnh điểm của tự do Bởi lẽ, bản chất của con người chỉ có được khi bằng sự tự do của mình, con người dấn thân hoạt động vào những hoàn cảnh của cuộc sống để tạo ra mình, nó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra bản chất Có thể nói, tự do ở đây có ý nghĩa khác hẳn với khái niệm tự
do trong triết học truyền thống Sartre coi tự do ngang với tồn tại ý thức của
con người, là bản thân tồn tại của con người chứ không phải là một tính chất
nào trong tồn tại đó Tự do là thứ con người không thể thoát khỏi, nó là cái
được phán quyết cho con người Thế nên, Sartre mới nói con người “ bị tự do” chứ không phải “ được tự do” như các nhà triết học Maxit vẫn hiểu Tự
do của Sartre vừa siêu việt vừa phi lý tính hoàn toàn, một thứ tự do bên trong
và không thể nhận thức bằng quy luật Sự tự do lựa chọn tồn tại đó khêu gợi một chân trời như vô tận , nó lựa chọn bất kể bản chất gì mà hiện hữu của nó dẫn tới, kể cả việc tự do không lựa chọn, bởi vì sự phủ định cũng chính là sự khẳng định, là sự tự phát minh để tránh đi theo một mẫu, một quy phạm, một con đường sắp sẵn, một mụch đích kiên nhẫn đứng chờ Tự do đối với Sartre, tất cả đều là dự phóng mà đã là dự phóng thì không có cái nào hơn cái nào
Có thể nói, ở luận thuyết của Sartre thì cái phi lý là vấn đề bao trùm và thấm nhuần trong mọi khái niệm khác mà ông đề cập đến Có lẽ vì thế nên nó không được ông thể hiện thành một luận đề Khoảng trống đó chỉ đến Albert Camus mới được lấp đầy, cho dù người ta vẫn thường xem ông là một nhà văn biết tạo nên âm vang triết học sâu xa bằng con đường của một nghệ sĩ Đến Camus thì tư tưởng vè cái phi lý đã trở thành nối ám ảnh trong suốt cuộc đời của ông, nó làm thành đề tài trọng tâm của các tiểu luận triết học và thấm đậm trong các tác phẩm văn học của ông Khác với Sartre, Camus không bắt đầu cái phi lý từ thế giới thực tại cũng như từ ý thức của con người Ông tuyên bố rằng cả thế giới thực tại lẫn lí tính của con người đều không phải là
Trang 26phi lý, mà phi lý chỉ nảy sinh từ sự bất hòa hợp giữa khát vọng của lí tính
muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại u tối khó hiểu của thế giới đó, tức là sự
tuyệt giao giữa khát vọng lí tính với thực tại u tối Từ sự bất hòa hợp giữa hai
phạm trù nảy sinh và cái cảm giác về sự phi lý Nghĩa là nó có mặt ở bất cứ khúc ngoặt con đường nào và cũng có thể xảy đến với bất cứ một người nào,
nó vượt qua khỏi mọi định nghĩa khuôn cứng để liên tiếp xuất hiện thành một bản liệt kê không thể đến được điểm kết bao giờ Tuy nhiên, từ đây nó sẽ dẫn
ta đi tới chỗ phải thừa nhận thế giới này và cuộc sống này luôn ở trong tình trạng cái phi lí vây bủa Đây là một nhận thức về cái phi lí hoàn toàn mang tính chất hậu nghiệm, chủ quan nhưng chính vì thế nó vô cùng ám ảnh và day dứt Cái phi lý như những biến cố lặp lại sự đời đời, nó buộc con người phải chấp nhận bằng việc lấy đó làm niềm vui và làm nỗi đam mê, theo Camus thì
đó là nỗi đam mê đau khổ nhất Nếu không, lựa chọn tử tử sẽ là giải pháp sau cùng, thế nhưng điều này lại chứng tỏ rằng anh không đủ khả năng để kiểm soát cuộc sống Vì thế, nổi loạn có thể xem là cách ứng xử sáng xuốt cho một cuộc đời, nó đồng nghĩa với việc con người đặt cả niềm tin vào sự phi lí của tồn tai để thản nhiên phó mặc cho số phận mình trong hành động Trên thực tế cũng như qua triết luận, Camus đã thẳng thắn bộc lộ: “Chính ở trong thế giới này mà tôi đáp trả lại cái phi lí bằng sự nổi loạn của tôi, tự do của tôi và đam
mê của tôi Chỉ bằng hoạt động của lương tâm, mà tôi biến đổi cái gì đó mời mọc đến cái chết thành quy tắc sống, và tôi khước từ sự tự vẫn” [20, tr.738] Đây có thể xem là một lối thoát, một sự cứu rỗi nằm ngay trong cái phi lí Từ chối tự tử chính là chấp nhận cái chết theo một quyền hạn huyền nhiệm của định mệnh, một khả hữu đời người Do đó, không còn cách nào khác là ở lại với sự sống và chấp nhận cái phi lí như là một tất yếu ngàn đời của thực tại Con người muốn chống lại cái phi lí, muốn chiến thắng nó thì phải hóa giải nó
Trang 27bằng việc biến cái phi lí thành niềm vui, thành nỗi đam mê, thành cơ hội của chính mình
Đến Camus có thể thấy cái phi lí chính là được nảy sinh từ sự giao tiếp (chứ không phải là sự tuyệt giao) giữa lí tính với thực tại phi lí, nhưng đây là
sự giao tiếp bất hòa hợp Chính vì vậy cái phi lí của Camus là cái phi lí âm thầm day dứt trong nội tâm con người
Đến Camus thì cái phi lí đã đạt tới điểm đỉnh của mình, có thể thấy cái phi lí đã được nhìn thấy tận mặt và được lột tả như một chân dung trần trụi, cho nên sau Camus hầu như không còn nhà triết học nào bàn luận hay bổ sung
về nó nữa mà nó chỉ còn được thể hiện trong sáng tác của các nhà văn Nói như thế không có nghĩa là khái niệm phi lí trong văn học chỉ đơn thuần là sự thể hiện một chiều của khái niệm phi lí trong triết học, mà ở đây có một quan
hệ tương tác hai chiều
Như vậy, trong triết học, vấn đề phi lí không chỉ dừng ở tinh thần đơn lẻ chống lại tư duy duy lý mà trở thành một chủ nghĩa, một trào lưu, tồn tại và phát triển trong sự đối lập với chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng Triết học phi lí muốn tiếp cận đối tượng không phải bằng sự mổ xẻ, phân tích
mà bằng sự toàn vẹn sinh động của nó
Triết học phi lí nẩy sinh từ khát vọng tìm ra một cái lẽ, cái lí tồn tại của mội thực thể trên đời, các nhà phi lí hy vọng trọng sự toàn vẹn, sinh động của thực thể, người ta cho mới có khả năng tìm được ý nghĩa này, Trong khi đó, nếu thực thể bị đặt trước lý trí và khoa học thực chứng, nó sẽ chỉ còn là một cái xác xơ cứng và kết quả thu được từ nó cùng lắm cũng chỉ là một sự mô tả lại sự vật trong trạng thái sự vật đó đã mất hết ý nghĩa tồn tại của nó
Triết học phi lí đòi hỏi chính những vấn đề tối thượng mà siêu hình học đặt ra Đó là những vấn đề về tự do và chân lí, về ý nghĩa cuộc đời, ý nghĩa của thế giới, về số phận, về những nền tảng của giá trị, lẽ sống của tất cả mọi
Trang 28cái, thậm chí cả về sự hiện hữu của Chúa Trời Nhưng triết học phi lí cũng tự thừa nhận về sự bất lực khi nó cho rằng sự hiện hữu của con người đã bị biến dạng về mặt ý nghĩa, rằng thế giới cũng chỉ tồn tại như một cái gì phi lí và bất khả tri, chân lý của thực tại chỉ là chân lý trong mỗi chủ thể, chân lý theo
ý hướng cá nhân, con người sẽ không thể nào nhận biết được thế giới bằng một chân lý chung cho mọi người duy nhất và tuyệt đối
Khước từ cách tiếp cận đối tượng bằng việc phân tích chứng minh theo kiểu của trường phái thực chứng, nhiều nhà triết học phi lý tìm đến nghệ thuật như một phương pháp tiếp cận đối tượng trong sự toàn vẹn sinh động của thế giới này Vì thế không ít trường hợp những triết gia phi lý đã trở thành những tiểu thuyết gia bậc thầy và không ít những tiểu thuyết gia bậc thầy lại là những triết gia phi lý thực sự Chúng ta hãy xem các nhà văn thể hiện cái phi
lý như thế nào?
1.2.Vấn đề phi lí trong văn học
Cái phi lý trong văn học không phải là một sự sao chép máy móc cái phi
lý trong triết học Trong khi trong triết học có một quan niệm cho rằng cái phi
lý là con đẻ của tính bất khả tri của lý tính thì qua thực tiễn sáng tác của
mình , các nhà văn vẫn cố gắng nhận thức cái phi lý qua thế giới nghệ thuật
của mình Chính vì vậy họ sôi sục kiếm tìm, bằng mọi nẻo và bằng mọi cách
Họ lục tung huyền thoại, đảo trái hiện thực, lột trần giác mơ, nhập thân vào ảo giác Dường như họ muốn trải nghiệm hết thảy cho dù nhiều lúc nó đưa đến những cảm nhận kì lạ và khôi hài Thế nhưng rốt cuộc họ vẫn chỉ nhận được một vấn đề hoàn toàn phản lí tính Cái phi lý của văn học chính là cái lộ dần trong quá trình tìm kiếm đó Nó hiện lên để thay thế cho cái phi lý triết luận đang lẩn khuất, đang hòa tan hay nói theo kiểu Camus là đang khéo léo “ phủ nhận mình” Cái phi lý văn học bởi thế nó vô cùng sinh động và phong phú,
nó không chịu cô đặc trong những mệnh đề, nó phát triển theo một quá trình
Trang 29nhà văn cố gắng hóa giải tìm tòi Tóm lại, nó là một sinh thể giàu cảm tính, ngỡ huyễn tưởng nhưng lại rất xác thực
Trong cuốn “ Văn học phi lí”, Nguyễn Văn Dân đã khẳng định: “khái
niệm văn học phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lý
có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa , phi lôgic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người” [2, tr.23] Như vậy, cái phi lí
trong văn học trước hết là cái phi lý thể hiện bằng hình tượng cụ thể, là cái
được rút ra từ những nỗ lực lí giải cái hiện thực vô nghĩa, phi lý tính, phi logic, trái ngược với nhận thức của con người So với khái niệm phi lý trong triết học thì khái niệm phi lý ở đây có hai điều cần lưu tâm: Thứ nhất là tính hình tượng, kéo theo nó là những thủ pháp biểu hiện đặc thù mà nhiều khi không đơn giản chỉ là vấn đề trò chơi hình thức Thứ hai là sự nỗ lực lí giải, kiếm tìm của con người trước hiện thực cuộc sống Chính cái nỗ lực đó làm cho cái phi lý trong văn học được nói đến như một hiện thực mở, hiện thực mời gọi sự khám phá của chúng ta Nghĩa là nó không nhất nhất là một hiện thực được cố định trong tiêu chí của các định nghĩa hay khái niệm mà biến thái uyển chuyển linh hoạt và đa dạng hơn Sự kết hợp giữa đặc tính hình tượng của nghệ thuật và đặc tính khám phá lý giải cuộc sống của triết học, đã làm cho thế giới phi lý trong văn học không thể xem như là sự trùng khít với thế giới phi lý trong thực tại Thế giới phi lý trong văn học là thế giới của mỗi chủ thể sáng tạo Có bao nhiêu chủ thể sáng tạo, khám phá cái phi lý thì có bấy nhiêu thế giới phi lý trong văn học hình thành Có khi là sự phi lý của nhận thức, có khi là sự phi lý của bản thể, có khi là sự phi lý từ nội cảm, có khi là sự phi lý của thực tại bên ngoài, có khi là trạng thái sống của con người nhưng có khi là sự kiện phi lý thường nhật
Nếu cái phi lý trong triết học là cái đã được các triết gia khẳng định thông qua vô số khái niệm và phạm trù trừu tượng thì cái phi lý trong văn học
Trang 30lại được các nhà văn cảm nhận sau những hành trình vô vọng của mỗi thân phận , mỗi hoàn cảnh giữa cuộc đời Đó là cái phi lý qua sự trải nghiệm trực
tiếp của hình tượng Vì thế, nếu như các nhà triết học tỏ ra yên phận trọng sự
bất khả tri về thế giới thì các nhà văn với các nhân của mình, vẫn cố gắng để hóa giải và đối đầu với sự bất khả tri của thế giới Tuy nhiên, nói theo tinh
thần nhà lý luận Maxxit R Garaudy, trong vấn đề này, nhiệm vụ đặt ra cho nghệ sỹ không phải bắt buộc phản ánh toàn bộ hiện thực, không phải khắc họa những đường đi của lịch sử hay sự vận động cơ bản và những triển vọng của tương lai Đó là yêu cầu đối với triết gia và sử gia chứ không phải đối với nghệ sỹ Ở đây, nhà văn có thể cảm thấy và diễn tả rất mãnh liệt chỉ một mặt , một biểu hiện nào đó của phi lý từ thực tại và có thể bị giam hãm trong nó mà không vạch ra nguyên nhân và triển vọng vượt qua Thế nhưng, họ vẫn thể hiện được vai trò của một nhà văn, thậm trí rất có thể là một nhà văn lớn Thực ra trước khi triết học đặt vấn đề nhận thức cái phi lý thì cảm thức phi lý đã đi vào văn học từ rất sớm, khi mà người cổ xưa đã kể cho nhau nghe
về bao số phận đau thương vô căn nguyên trong những pho thần thoại của họ Như chúng ta đã biết, tư duy thần thoại là kiểu tư duy rất bản năng và hồn hậu của người cổ xưa, là một trong những hình thức nguyên sơ của việc tái hiện đời sống của thế gới thực tại Tư duy thần thoại cùng với sản phẩm của nó- thần thoại-phản ánh quyền lực cũng như cả sự bất lực của người nguyên thủy, các lực lượng tự nhiên, siêu nhiên vừa là thử thách, vừa là hình mẫu, vừa là phẩm chất mà con ngưới tối cổ muốn vươn tới Lúc này, hầu như họ chỉ biết dựa vào trực giác để tư duy Trực giác đã đột nhập vào bản chất sự vật bằng hình tượng trực tiếp, không chia cắt và phân tích vốn như một sự vật không thể chia cắt và phân tích Cũng chính vì thế, vô tình nó đã mang đến cho nghệ thuật những vẻ đẹp độc đáo, lung linh đến không ngờ Đó là vẻ đẹp của những hình tượng được thể hiện bằng niềm tin vào cảm giác, những hình tượng
Trang 31không thể đạt tới bằng lí trí khoa học, những hình tượng văn học khởi thủy nhưng là kiểu mẫu khó lòng bắt chước nổi Cũng vì thế mà trong nghệ thuật chủ nghĩa hiện đại, người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề thần thoại nhiều hơn, bởi có lẽ trước hết nó là loại văn học sớm nhất tự thú nhận rằng mình chưa đủ khả năng để bắt chước y nguyên hiện thực Về cả mặt hình tượng lẫn kết cấu, nó có vẻ như là những giấc mơ.Nói tóm lại, tính chất phi lí của thần thoại xưa có nhiều điểm tựa như tính chất phi lí của giấc mơ vậy Riêng với thần thoại Hi Lạp, cảm nhận phi lí không chỉ dừng lại ở bộ mặt rộng lớn của thế giới mà đã đi vào từng thân phận bé nhỏ của con người Trong những pho thần thoại cổ của người Hi Lạp, người ta bắt gặp những nỗi đau từ vô số những cuộc đời bé nhỏ, những nỗi đau khổ phi lí mà người xưa không thể nào giải thích nổi Cũng không thể nói rằng, đây là nỗi bất lực của lối tư duy ngây thơ mà đúng hơn là nỗi bất lực của một thái độ phó thác cho thứ lí lẽ tối tăm của định mệnh Những Promethee, những Oedipe, những Oorphe, sự phi lí và lưu đày trong số phận của họ mãi mãi là những dấu hỏi bỏ ngỏ, làm nhức nhối không ít bao trái tim nghệ sỹ sau này Trong cái kịch của Oedipe cũng như của Sisyphe, người ta tìm thấy cái “ công thức về sự thắng lợi mang tính phi
lí Tư tưởng thông thái thời thượng cổ đã theo kịp chủ nghĩa anh hùng thời hiện đại” [2, tr.219]
Bi kịch về thân phận con người cũng đã từng khắc khoải trong tác phẩm của Shakespeare Nhà tù, chốn lưu đày, sự phi lí là nhưng sự thật tàn nhẫn làm cho hoàng tử Hamlet phải dấy loạn lên vì cay đắng và phẫn nộ Đây là lần đầu tiên trong văn học thế giới xuất hiện kiểu con ngưòi tự mổ xẻ với mong muốn đưa những hiểu biết về chính nó “ Sống hay không sống, đó là vấn đề” Câu nói đó của Hamlet đồng thời cũng là câu hỏi truyền khiếp của nhân loại Bởi lẽ bất cứ thứ nhân sinh quan nào cũng phải giải quyết vấn đề bức xúc ấy, mặc đù có thể nó chưa trở thành một thứ cao vọng để tôn thờ như chủ nghĩa
Trang 32nhân vị hay chủ nghĩa hiện sinh Khó có nhà hiện sinh bậc thầy nào lại không biết đến câu này của Hamlet: “ Con ngưòi còn có ra gì nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn , việc ngủ? Chỉ là một con vật không hơn” [20, tr.222] Nhưng thiết lập ý nghĩa cho đời là một việc rất khó khăn, cho nên hoài nghi, bi quan,do dự là những nét đậm trong tính cách của Hamlet Mặc dù vậy, bi kịch của Shakespeare vẫn tin tưởng vào lí trí là sức mạnh để truy nguyên mọi vấn đề Do vậy, Hamlet không bao giờ nghĩ rằng cái sự thật xung quanh chàng rất có thể là một chiến thắng ngàn đời của cái phi lý
Trong văn học, vết nứt của lâu đài lí trí có lẽ chỉ thực sự bị phát giác trước cái nhìn của một văn hào Nga thế kỉ XIX, đấy là Fedor Dostoievski (1821-1881) Đọc tác phẩm của nhà văn này, ta bắt gặp nhiều nhân vật luôn muốn vạch ra những điều nghịch lý, luôn muốn đi sâu vào chốn những khúc
khuỷu của đời sống cá nhân Trong cuốn “Bút kí viết dưới hầm” , một nhân
vật đã nói: “ Lý trí là một cái rất hay, không ai phủ nhận hết, nhưng lý trí là
lý trí và nó chỉ thỏa mãn cái quan năng lí luận của con người mà thôi, trong khi cái dục vọng mới là cái bộc lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả lý trí lẫn những thúc dục của bản năng Lý trí biết những gì, lý trí chỉ biết những gì nó đã học, trong khi con người hành động với tất cả sức nặng của nó, vô tình hay cố ý, đôi khi nó làm bậy nhưng nó sống” [29, tr.239] Từ sự nghi ngờ và phản ứng lý trí, Dostoievski lại nghiêng hẳn về phía tinh thần phi lý và không dấu một thái độ đề cao tinh thần này: “ Thế giới được dựa trên những điều phi lý và không thể biết chuyện gì sẽ xảy
ra nếu không có những điều phi lý đó” [2, tr.27] Tuy thế, người ta vẫn chưa coi sáng tác của tiểu thuyết gia vĩ đại này là những tác phẩm văn học phi lý vì
lẽ, một tác phẩm có đề tài phi lý là trong nó phải phản ánh được những hiện tượng và sự việc trái với sự phát triển của logic thông thường Logic thông
Trang 33thường có thể là những mẫu mực nhân văn tiến bộ của loài người nhưng cũng
có thể là những nguyên tắc, quy phạm đã trở nên cứng nhắc, lỗi thời, kìm hãm sự sáng tạo của con người trước cuộc sống Theo tiêu chí này thì vấn đề phi lý trong văn học cũng thể hiện trên hai phương diện đối lập của nó Một mặt nó biểu hiện bằng những hình tượng phi lý trái với lôgic nhân văn, đó là cái phi lý của quyền lực áp đặt, của chủ nghĩa quan liêu, của chiến tranh ,chết chóc, cô đơn ,tha hóa Mặt khác, nó cũng cho thấy cả những hình tượng phi lý dám thách thức các quy tắc quy phạm, các quy tắc xã hôi kìm hãm sự phát triển của tự do cá nhân,đó là hình tượng của những người phi lý vừa khát vọng được hòa nhập, vừa đòi hỏi được tự do, vừa muốn được cộng đồng cảm thông, chia sẻ, vừa không muốn bị tha hóa, đó còn là những hiện thực phi lý được quan niệm như là hiện thực không bờ bến, như là hiẹn thực dang dở, vận động theo quá trình Tuy nhiên, có lẽ chỉ ở mặt thứ hai, các tác phẩm văn học phi lý mới bộc lộ hết sự độc đáo mới mẻ của mình, bởi chính ở phương diện này, nó sẽ làm toát lên toàn bộ tinh thần và hơi thở của tư duy hiện đại
Chúng ta biết rằng, văn chương của chủ nghĩa hiện đại thường không được hiểu đơn giản như một phân kỳ trong lịch sử văn học mà là một khuynh hướng chung của các trường phái đã tạo nên những bước đột phá về mặt tư duy Không dừng lại trên những mối liên hệ bề mặt trước đây, tư duy hiện đại
có tham vọng nhìn thấy cả chiều sâu và phía sau sự vật Qua những phát hiện trong vật lý học, phân tâm học, tư duy hiện đại vận dụng cho mình những cặp mẫu thuẫn rất đặc trưng, chẳng hạn: “ Cái có thể và cái không thể nói ra, bí mật và công khai, bản chất và hiện tượng, chính thức và không chính thức, cái ngẫu nhiên giây lát và sự tất yếu vĩnh hằng ” [7, tr.20]
Đối với cuộc sống, đổi mới là yêu cầu, là cái nên có nhưng đối với nghệ thuật, đổi mới là lý do để tồn tại, là cái cần phải có, nhất thiết phải có Nghệ thuật khao khát được đổi mới Tôi không thể đi lại con đường mà anh đã đi
Trang 34cho dẫu đó là con đường lý tưởng Mỗi trào lưu có một hướng đi, mỗi nghệ sỹ lại có cách đi riêng của họ Không chỉ hướng đi mà cả cách đi là những điều làm nên sức hấp dẫn và sự đa dạng của tác phẩm nghệ thuật Chính vì vậy, sự tiến hóa của nghệ thuật không phải là vấn đề tiếp bước trên một con đường
mà nó là vẻ đẹp phong phú của những con đường khác chiều cùng được mở
ra Mỗi nhà văn khi viết tác phẩm của mình, họ không chỉ đơn thuần là việc giãi bày sự tái hiện hiện thực mà còn là niềm hứng khởi từ một trò chơi đối với hiện thực Đúng ra, nó thể hiện quá trình chơi của các nhà văn trong việc diễn lại hiện thực Một trong những biểu hiện của trò chơi là sự luôn luôn thay đổi, sự phong phú mới lạ của cách chơi, cách chơi ở đây có thể hiểu là những hình thức chơi Và điều làm nên tính hấp dẫn của nghệ thuật nói chung chính là hình thức chơi của nó
Trong rất nhiều trường phái văn chương theo tinh thần chủ nghĩa hiện đại, văn học phi lý không hẳn là một dòng văn học chiếm số lượng lớn về tác phẩm nhưng những sáng ác của nó lại hết sức tiêu biểu cho đặc điểm của nền nghệ thuật tiên phong này Nếu trước đây, chúng ta từng nói, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị tư tưởng dã thúc đẩy sự xuất hiện của chủ nghĩa phi lý tính trong triết học thì nguyên nhân cơ bản để thúc đẩy sự ra đời của dòng văn học phi lý lại từ ba cuộc khủng hoảng lớn: khủng hoảng về tính hợp pháp, khủng hoảng về tính hợp lý, khủng hoảng về động cơ Từ các cuộc khủng hoảng này con người ngộ ra một cách sâu sắc về thân phận của mình trong thế giới ngày nay Đây chính là bi kịch của thế giới hiện đại, bi kịch của một sự đứt đoạn Chiến tranh và các cuộc cách mạng là nhân chứng của sự đứt đoạn ấy, chúng làm phá vỡ và rung chuyển một nền văn minh không thể vượt lên trên bản thân nó Con người giãy giụa trong thế giới choáng ngợp của vật chất, ngỡ như sắp bị đè nát do những tiến bộ mà nó mang lại Nghịch
lý và xung đột xảy ra như một tình huống bi hài Tha hóa và vật thể hóa được
Trang 35xem như là hiện tượng con người cá nhân bị cưỡng đoạt bởi cái hỗn loạn của
xã hội phi nhân hóa đương thời Sự phản ứng tất yếu đã xảy ra, nó dấy lên thành các phong trào phủ định rộng lớn trong khắp các lĩnh vực của đời sống
Và, văn học phi lý cũng là một trong những phản ứng phủ định mang tính thời đại đó
Để phủ định cái cũ, văn học phi lý phải đưa ra được cái mới, cái mới này không chỉ toát lên từ nội dung mà ngay cả hình thức của nó cũng cần “gây sốc” cho ngưòi thưởng thức Cảm giác gây “sốc” từ hình thức nghệ thuật đó
có thể xem là một đặc điểm thẩm mĩ mới lạ và hấp dẫn nhất của dòng văn học phi lý Tuy thế, sự mới lạ đó diễn ra ở mỗi tác giả khác nhau, mỗi tác phẩm một khác nhau và mỗi một thể loại cũng khác nhau Khi nói đến dòng văn học này, người ta thường chỉ giới hạn trong hai thể loại : văn xuôi và kịch phi lý Đối với địa hạt văn xuôi, Franz Kafka được xem là người mở đầu
và Albetr Camus là một sự tiếp nối lý tưởng
Nhìn chung, đối với các tác giả văn học phi phi lý, nỗi ám ảnh về sự vô nghĩa của cuộc sống được xem là một nét bao trùm và nổi bật cảm xúc đương thời, đặc biệt từ sau Thế chiến I, nó phản ánh tầm rộng lớn của những rối loạn tâm hồn sau các cuộc biến động lịch sử đầu thế kỷ, vào thời điểm mà con người muốn rời khỏi tôn giáo nhưng tinh thần lại thảng thốt trước “cái chết của Chúa trời” Cái phi lí trong văn học phi lý, cho dù là của bậc tiền bối như Kafka, của các nhà hiện sinh chủ nghĩa nhhư Sartre, Camus hay của các tác giả phản kịch đều xoay quanh vấn đề trung tâm này
Chúng ta vẫn nói rằng, văn học phi lý là một trong những hiện tượng văn
học độc đáo nhất Sự độc đáo đó chủ yếu thể hiện ở việc nó biến cái phi lý trở
thành một đối tượng để cố gắng nhận thức chứ không phải là những thủ pháp nghệ thuật đơn thuần Khi đặt các thủ pháp của văn học phi lý bên cạnh
những điều phi lý trong các hiện tượng văn học phiêu lưu hoang tưởng, truyền
Trang 36kỳ, chí quái và một số nghệ thuật nói ngược trong thơ ca dân gian ta sẽ thấy
nó không hẳn giống với những hiện tượng này bởi nó không xem nhũng yếu
tố hoang tưởng, nghịch dị, thần kỳ là những điều bất khả tín Văn học phi lý xem các yếu tố đó như những tồn tại xác tín, kích thước hiện thực trong văn học phi lý nới rộng ra theo kích thước của huyền thoại thần kỳ Điều đó có ý nghĩa đối với các nhà văn phi lý, hiện thực là vô bờ, hiện thực chứa đựng tất
cả những điều mà con người không thể tưởng tượng nổi Độc giả lý tưởng của văn học phi lý đều hiểu rằng, thế giới hiện thực mà nhà văn muốn nói, chính
là những điều họ đang nói chỉ được xem là phi lý khi nó đối diện với lý lẽ thông thường, còn khi xét trong những hệ lôgic khác như lôgic huyễn tưởng, lôgic nói ngược hay logic biếm họa ngôn từ thì nó sẽ không phải là những điều phi lý nữa Đối với những sáng tác huyễn tưởng, truyền kỳ, chí quái, những yếu tố thần kỳ được biết đến như một thế giới giả định phi thực, trong khi đó, cũng bằng yếu tố kỳ ảo, tác phẩm văn học phi lý lại có kỳ vọng mang đến cho người đọc một thế giới chân thực và ý nghĩa chân thực, không hẳn là
nó không tồn tại mà có khi nó là những gì con người chưa biết mà thôi Về mặt này có những nhà văn phi lý đã vượt lên sự mô phỏng thực tại để đến với
sự tiên tri, họ cảm nhận được cả những điều mà vào thời điểm đó, phần lớn nhân loại còn chưa kịp ý thức
Thế giới phi lý trong văn học phi lý, không phải là thế giới phi thực mà
là thế giới chối từ mọi cách giải thích nhưng sự tồn tại ,sự hiện hữu của nó là dựa trên ý thức chủ quan Đứng trước thế giới đó, nhà văn phi lý sẽ thấy mình gần gũi với tâm cảm người cổ xưa, tâm cảm của nhhững người bất lực, bất khả tri về thực tại Và từ tâm cảm này, nếu như người xưa biến lực lượng tự nhiên thành sức mạnh siêu nhiên, thành thần thoại thì các nhà văn hiện đại, đặc biệt các nhà văn phi lý thể hiện trong huyền thoại cái bản chất mơ hồ của hiện thực; nếu như người cổ xưa không bao giờ ý thức thần thoại là một loại
Trang 37hình nghệ thuật thì các nhà văn phi lý không bao giờ xem huyền thoại là thủ pháp nghệ thuật đơn thuần Đối với các nhà văn phi lý, sáng tác các huyền thoại là thể hiện những trải nghiệm về cuộc đời, “ huyền thoại là tự do, là bước nhảy siêu nghiệm từ cái hữu hạn đến cái vô hạn” [30, tr.227] Dưới hình thức huyền thoại, các nhà văn không còn bị ràng buộc bởi nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan mà họ được tự do bày tỏ những cảm nhận chủ quan về hiện thực Song quan trọng hơn quyền tự do này các nhà văn phi lý đều hiểu rõ rằng, chỉ huyền thoại là hình thức duy nhất đủ sức chứa mọi biểu hiện phi lý quá quắt của thực tại, những mức độ phi lý mà chủ nghĩa hiện thực kinh điển ít khi chấp nhận trong nền nghệ thuật của mình
Với các nhà văn phi lý, huyền thoại là cả thế giới nghệ thuật đặc trưng, là hầu hết những điều họ khám phá trong hiện thực Hiện thực mang bản sắc huyền thoại và huyền thoại là một hiện thực phi lý tính đã, đang và sẽ mãi còn ngự tri lên cuộc sinh tồn Vì thế, khi nghiên cứu tác phẩm văn học phi lý , nhiều người thường xác lập một cách hiểu rất rộng về thuật ngữ này Đó là khái niệm huyền thoại mà Garaudy đòi hỏi nền nghệ thuật hiện đại cần phải xây dựng là “ một hình thức kiểu mẫu của động tác sáng tạo của con người, xây đắp tương lai của con người” [30, tr.228] Huyền thoại “ thể hiện một hình thức quan hệ của con người với tự nhiên Nó bao hàm một sự phong phú các quan niệm về cái thực: thực tại không chỉ là cái tự nhiên sẵn có với các đặc trưng của nó, mà đó cũng là tự nhiên thứ hai được tạo nên bởi con người, bởi kỹ thuật và nghệ thuật và đó cũng là những gì hiện tại chưa xuất hiện” [3, tr.171] Cũng trên tinh thần Garaudy, ở huyền thoại sẽ rất khó tìm ra ý nghĩa nào đó nhất định, nếu chỉ nghĩ rằng có thể tìm ra ẩn ý thực sự chứa trong nó, lúc ấy nó sẽ thu về kích thước của ẩn dụ hay tượng trưng Xét theo nghĩa đen của chủ thuật ngữ “mythe”, huyền thoại phải mang tính đa nghĩa và mông lung Do đó, với tất cả những ý nghĩa đã từng được cảm thụ từ các
Trang 38huyền thoại của Kafksa, Sartre, Camus, Beckett, Ionesco, chúng tôi chỉ cho rằng chúng vẫn là những ý nghĩa mang tính tương đối và khả biến
Có thể nói ở lĩnh vực văn học, thì khái niệm phi lý đã được mở rộng để
chỉ một loại hình văn học mô tả về “cái phi lý” “Cái phi lý” trong văn học
cũng không đơn thuần là “cái phi lý” phản lý tính trong quá trình nhận thức,
tư duy E.Ionesco, một đại diện của văn học phi lý nêu rõ “ cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con nggười, là sự suy giảm giá trị của mọi lý tưởng của con người, thường nhận thấy trong thế giới hiện đại Điều này có nghĩa văn học đã nhìn thấy cả tính lịch sử của khái niệm “cái phi lý”, thấy cả mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa văn học với con người, với xã hội và thời đại của nó
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn đã cố gắng nhận thức để phản ánh,
mô tả “ cái phi lý” như vừa nói trên, mà nói gọn lại là: cái phi lý của cuộc đời
Có thể thấy trong văn học thế giới một lịch sử thể hiện, khám phá cái phi lý,
từ thần thoại đến những bi kịch về thân phận con người trong tác phẩm của
W Shakespeare, đến sự đề cao tinh thần phi lý của F Dostoevsky, đặc biệt những tác phẩm của Franz Kafka , không phải là người đầu tiên nói về “cái phi lý” trong văn học, nhưng Kafka được coi là người mở đường cho dòng văn học phi lý phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XX Kafka, Camus, Beckett…đều coi Dostoevsky là bậc thầy của mình Những tiểu thuyết của Dostoevsky là cả một biên niên sử của thé kỉ XX, thông qua những tác phẩm của ông, người ta học tập ở đó những tri thức về triết học, tư tưởng, tâm lí học…nhiều hơn bất
cứ một nhà bác học lỗi lạc ở riêng từng lĩnh vực nào Với đề tài cái phi lý, mặc dù không đi vào khai thác nhưng Dostoevsky đã khơi lên vấn đề, gợi cho chúng ta thấy hoàn cảnh nảy sinh cái phi lý, đó là một mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, lòng nhân từ và thói xấu xa, thiện và cá, lương tâm và vô lương tâm…Kafka được coi là người tiếp nối lý tưởng của Dostoevsky trong
Trang 39việc phản ánh cái phi lý, còn Camus lại được xem là người tiếp nối lý tưởng của Kafka trong việc khám phá,phản ánh cái phi lý Tuy nhiên, càng đi sâu vào cái phi lý, Camus càng khác Kafka Kafka đại diện cho nhà văn thế hệ
1900 nhận thấy cuộc sống là phi lý,cố gắng khám phá và chứng minh: đời sống là bí mật, lí trí con người không thể hiểu được Camus đại diện cho nhà văn thế hệ 1940 thừa nhận cuộc sống là phi lý, họ tin vào những điều phi lý ấy
và lấy làm đau khổ Camus quan niệm cuộc đời đã phi lý nên con người phải tìm cách chiến thắng nó Ông không đi vào tìm hiểu khám phá như Kafka mà quay lưng với cái phi lý bằng cách sống hết mình trong sự cảm nhân phi lý
ấy Cũng trong quan niệm về cái phi lý,Camus về cơ bản đã khác Sartre Sartre cho rằng tính chất cuộc đời, sự tồn tại của con người, thế giới là phi lý
Con người gia nhập vào cõi nhân gian tức là đóng góp thêm cho gia tài phi lý của thế giới một thứ tài sản phi lý Camus khác hơn, ông quan niệm cái phi lý
phụ thuộc vào cả con người với thế giới thực tại Thế nên, trong tác phẩm của Camus, trong nhiều trường hợp, cái phi lý là mối liên hệ duy nhất giữa con người với thế giới, gắn bó con người với con người, qui định các mối quan hệ của con người với cuộc sống… Kafka thường được coi là nhà văn tiền bối tặc tiếp của Camus Cặp bài trùng của dòng văn học phi lý này có những điểm giống nhau về quan niệm phi lý, nhưng họ cũng có điểm khác nhau cơ bản, đó là: Kafka đại diện cho cái phi lý khách quan, còn Camus đại diện cho cái phi
lý chủ quan Sau Camus, các nhà văn không còn có thể bổ sung thêm được gì cho văn xuôi phi lý nữa, cho nên họ chuyển sang một địa hạt khác: địa hạt kịch nói Đây là giai đoạn của kịch phi lý và có thể coi là giai đoạn kịch phát của văn học phi lý
Năm 1950, khán giả sân khấu Pari, thủ đô nước Pháp, xôn xao dư luận vì
sự xuất hiện của vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của Ionesco do đạo diễn N Bataille
dàn dựng Nó mở đầu cho một loạt vở kịch sau đó đựoc các nhà phê bình cđặt
Trang 40tên cho là “ kịch phản kháng”, “ kịch hề hiện đại”, “ phản kịch”… Chính
Ionesco đã gọi vở Nữ ca sĩ hói đầu của mình là “ vở phản kịch” Nhưng sau
đó thì thuật ngữ “ san khấu phi lý” hay “ kịch phi lý” của nhà phê bình người Anh Martin Esslin nhanh chóng được nhiều người chấp nhận, trở thành thuật ngữ chính thức Thế nhưng kịch phi lý chỉ tồn tại trong khoảng hơn mười năm, nhưng nó tác động mạnh mẽ và sâu rộng và dư âm của nó kéo dài mãi
về sau này Ngoài cái gốc tư tưởg triết học về sự phi lý và nguồn gốc văn xuôi phi lý đầu thế kỉ XX, còn có một nguồn gốc cơ bản khác đống góp cho sự xuất hiện của dòng kịch phi lý là hài kịch biếm họa của Alfred Jarry Nhiều người đã xếp Jarry vào hàng ngũ những nhà văn tiền bối của kịch phi lý Đại diện cho kịch phi lý là Eugene Ionesco (1909 - 1994) nhà văn Pháp gốc Rumani, là Samuel Beckett (1906 - 1989) , nhà văn người Ailen, sáng tác bằng Tiếng Anh, sau đó sống ở Pháp và viết văn bằng tiếng Pháp, là Arthur Adamov (1908 - 1970), nhà văn Pháp gốc Armenia, cùng một số nhà văn khác nữa như J.Genet, E.Albee, H.Pinter,…Trong số này tiêu biểu nhất là Ionesco (viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp năm 1970), Beckett (giải Nobel văn học năm 1969) và Adamov Trung tâm của kịch phi lý là ở Pari, ba đại diện chủ chốt của kịch phi lý cũng đều là người Pháp gốc nước ngoài Đặc điểm của kịch phi lý là tính chất bi và hài Nhìn chung, các nhà văn phi lý đều cho rằng bản chất của xã hội đương thời là bi kịch Nhưng họ lại cho rằng, không thể dùng bi kịch truyền thống để loại bỏ được bi kịch xã hội, mà muốn trừ bỏ nó thì phải dùng hài kịch Song, vì phải lấy cái thực tế bi kịch của xã hội làm chất liệu sáng tác, cho nên cái hài kịch của họ lại không thể không dính đến cái bi kịch Chính vì vậy mà hài kịch của họ tất yếu phải mang tính chất bi kịch, vì thế sáng tác kịch của họ mang tính chất bi hài
Nhìn chung, chủ đề của kịch phi lý là mô tả sự tha hóa của con người trong cái thế giới phi lý đã bị vật thể hóa Bằng cách tiếp thu di sản văn học