Con người xa lạ với thế giới

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của franz kafka (LV00922) (Trang 53 - 100)

Triết học chỉ ra rằng, con người là sự tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội và thế giới tồn tại một cách vật chất, mối quan hệ giữa con người với thế giới là mối quan hệ theo tính chất tương tác. Trên cơ sở đó của triết học, trong văn học truyền thống, các nhà văn luôn đặt mối quan hệ giữa con người và thế giới mang tính chất gần gũi, hòa hợp, con người còn coi thế giới như một đối tượng để giãi bày, để kí thác những tâm sự buồn, vui... Vì thế mối quan hệ giữa con người và thế giới nhiều khi lại là mối quan hệ tâm giao, tri kỉ, con người cảm thấy mình không xa lạ với thế giới, mà cảm thấy chan hòa, gắn bó.

Nhưng khi bước vào tác phẩm của Franz Kafka - một nhà văn tiên phong, là người mở đường và là đại diện lớn đầu tiên của loại hình văn học phi lí phát triển ở Châu Âu thế kỉ XX thì trạng thái “xa lạ” trong mối quan hệ giữa con người và thế giới là một trong những trạng thái thường trực và rõ nét đến ám ảnh trong các tiểu thuyết, truyện ngắn của Kafka. Điều đó nó bắt nguồn từ việc Kafka thay đổi cách nhìn về mối quan hệ giữa con người và thế giới. Do thay đổi cách nhìn về thế giới nên ông thay đổi cách nhìn về con người. Ông xây dựng, miêu tả mối quan hệ giữa con người và thế giới không theo qui cách, qui ước của văn học truyền thống mà ông phi lý hóa, siêu thực hóa hiện thực về mối quan hệ giữa con người và thế giới. Đối với Kafka thế giới này là phi lý, nó vừa vô hình, vừa hữa hình, thế giới là bí ẩn, thế giới là bí hiểm, là không thể cắt nghĩa, không thể lí giải nổi. thế giới chập chờn hư ảo, khó nắm bắt. Con người sống, tồn tại trong thế giới ấy cũng là con người đầy phi lý, họ chỉ tồn tại ở một thời điểm duy nhất là hiện tại và phải gánh chịu với đầy rẫy những cái khác thường, bất thường khó hiểu, khó lí giải, khó cắt nghĩa. Và mối quan hệ giữa con người và thế giới luôn trong trạng thái thù địch, bất khả

dung hòa. Con người luôn tồn tại trong trạng thái cô đơn, xa lạ với thế giới mà mình đang tồn tại. Đó chính là nét độc đáo, đặc sắc của Kafka trong việc khái quát số phận của con người trong xã hội hiện đại.

Sau này, Allbert Camus đã lựa chọn trên đường hướng mà Kafka đã khai mở để phát triển ý tưởng này một cách triệt để qua tiểu thuyết Người xa lạ và trở thành một trong những tiểu thuyết diễn tả sâu sắc cảm thức của con người thế kỷ XX. Nhưng làm thế nào mà Kafka có thể cảm nhận được cảm thức thời đại này từ rất sớm ? Điều này phải nói đến cá tính rụt rè, ít nói thiên về những suy tưởng nội tâm và chỉ có một niềm đam mê duy nhất là viết văn của Kafka.

Trong Nhật ký Kafka tự họa về mình là một người cô độc, “ rầu rĩ”, đặt biệt là trong gia đình, khi giữa Kafka và người cha có một bức tường ngăn cách lớn không thể vượt qua. Hơn thế nữa mối quan hệ của Kafka với mọi thành viên khác trong gia đình cũng không khá hơn. Kafka viết trong một bức thư “ cháu sống trong gia đình mình mà giữa những người thân yêu và tử tế nhất mà còn xa lạ hơn người xa lạ. Trong một vài năm gần đây, cháu nói với mẹ không nổi hai mươi từ một ngày, với bố có lẽ không nói gì khác ngoài những lần chào hỏi” (Nhật ký). Kafka luôn cảm thấy rất khó khăn để khiến người khác hiểu suy nghĩ , cảm xúc của mình. Bao nhiêu ấm ức với người cha chỉ có thể viết ra thành bức thư được xem là dài nhất thế giới, một trăm trang, mà không thể nói trực tiếp với cha về những ấm ức đó. Kafka có nhiều người yêu, trong đó có những tình yêu được ông xem là tri kỉ, song ông vẫn quyết định không kết hôn với ai. Một phần ông sợ trách nhiệm của một người đàn ông với gia đình riêng của họ sẽ ảnh hưởng đến chuyện viết lách, một phần là vì những thúc đẩy từ chính nội tâm của ông. Ở phương diện này, Kafka tự nhận mình “ ở cùng một phía của thế giới” với Kierkegaard. Cảm thức “xa lạ”

dường như có sẵn trong tâm tư của Kafka, vừa như là dấu hiệu của một tư duy thiên tài không thể tìm được đồng cảm từ những người xung quanh; vừa

như là kết quả của một tâm hồn “ rầu rĩ” tự thân không muốn chia sẻ. Cùng với tri giác tinh nhạy của người nghệ sỹ, Kafka đã từ tâm tư, cảm nhận riêng của mình mà nắm bắt được trạng huống cô đơn, xa lạ của con người thời hiện đại.

Khi nói đến con người xa lạ với thế giới là nói đến những tình thế sống, đó có thể là những tình thế bị cái xa lạ lôi cuốn, nhưng cũng có thể là những tình thế giãy đạp để thoát chạy tha giới để cá nhân về lại chính mình. Mỗi tình thế khác nhau quy định sự phản ứng khác nhau của con người. Hay nói đúng hơn, nó dẫn đến cách ứng xử riêng biệt của mỗi con người đối với thế giới ấy.

Có lẽ vì vậy trong nhiều sáng tác của Kafka, hầu hết các nhân vật chỉ nhận ra cái xa lạ sau một sự biến hóa, một sự thay đổi khá tình cờ, nó giống như việc dội nước lạnh vào gương mặt ngái ngủ của ý thức. Có thể nói, Kafka là người mở đầu, cho khuynh hướng viết về thân phận con người trong xã hội phi lý.

Ông là người sớm có dự cảm sâu sắc và thấm thía về sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết của con người thời hiện đại, về việc thế giới ngày càng trở nên vô hình và bí ẩn, về sự thù địch của hoàn cảnh, của thế giới đối với con người. Trong sáng tác của mình, Kafka xây dựng nên những hình tượng nhân vật chứa đầy những ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đày trong không gian sống của mình. Số phận những nhân vật ấy chứa đựng những cái phi lý, cái không thể giải quyết bằng lí trí nhưng khi đi sâu vào ta vẫn thấy le lói cái hợp lí của nó.

Để khắc họa hình ảnh con người xa lạ với thế giới, Kafka bắt đầu bằng việc xây dựng nên cái nghịch dị của hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của ông. Tiểu thuyết Hóa thân, có lẽ là tác phẩm mà Kafka miêu tả một cách rõ ràng và sâu sắc nhất về hình ảnh con người xa lạ với thế giới. Nhân vật trung tâm của truyện - Gregor Samsa sống trong một thế giới riêng biệt và khép kín gần như xa lạ tuyệt đối với mọi thứ xung quanh. Là nhân viên chào hàng của

một hãng buôn lớn, Samsa là một người làm việc cần mẫn và nghiêm túc, là chỗ dựa và niềm tự hào của gia đình anh. Vì là một nhân viên chào hàng, Gregor Samsa phải chạy rong suốt ngày, luôn lo bị nhỡ tàu, bị ông chủ trách mắng. Anh chán ngấy những gương mặt xa lạ chỉ gặp một lần không bao giờ trở nên thân tình, nhưng phải cố giữ công việc vì cuộc sống của gia đình và mơ ước vào học viện của cô em gái. Sau này, Camus cũng diễn tả cảnh sống lặp đi lặp lại này trong Huyền thoại Sisyphe : “ Có lúc mội cảnh trí sẽ bị sụp đổ. Ngủ dậy , lên xe điện, bốn giờ ngồi vào bàn giấy hoặc làm việc ở công xưởng, nghỉ ăn cơm, bốn giờ lao động, nghỉ ăn cơm, đi ngủ và thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu rồi thứ bảy đều lặp lại ở cùng một nhịp độ”. Đó là tình trạng chung của con người trong thời đại hiện đại, khi mỗi người như là một bộ phận trong guồng quay hối hả mang tên sự phát triển. Gregor Samsa sống “quá đỗi nhọc nhằn” [45, tr.123] chỉ với mong muốn duy nhất là làm sao kiếm được nhiều tiền để nuôi gia đình. Do công việc bận rộn, Gregor Samsa không có thời gian để ăn sáng hay đọc sách báo như ông bố, cũng không kết bạn và đi chơi. Cũng chính sự bận rộn ấy đã khiến Gregor Samsa dần dần biến thành kẻ cô đơn, “xa lạ:” với xung quanh. Rồi một buổi sáng tỉnh dậy, Kafka miêu tả Samsa “nằm trên giường thấy mình đã biến thành một con trùng khổng lồ. Lưng anh rắn như thể bọc một lớp giáp sắt, anh nằm ngửa dợm nhấc đầu lên nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng phân chia làm nhiều đốt cong cứng đơ, tấm chăn bông đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn. Chân anh nhễu ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vùng vẫy bất lực trước mắt anh” [45, tr.123]. Sự biến dạng ấy thật phi lý, nó nằm ngoài sức tưởng tượng của người đọc. Con người không thể nào lại biến thành côn trùng sau một đêm? Cứ huyền hoặc như trong truyện cổ tích thần kì vậy. Số phận nghịch dị của của nhân vật trung tâm- Samsa bắt đầu từ đây. Trong cái hình hài của một con bọ giữa cuộc sống đời

thường, người ta sẽ tự hỏi: Làm sao lại phi lý như thế? Nhưng có như vậy mới là nghịch dị, mới là phi lý, mới là kiểu Kafka. Hiện tượng biến dạng của Samsa là một sự biến dạng đặc biệt trong nghệ thuật huyền thoại hóa của Kafka, làm ta gợi nhớ tới sự biến dạng trong cổ tích thần kì- đó là chu kì trở về với nguồn gốc cũ : người - vật- người hoặc vật- người- vật nhưng cái làm cho tác phẩm của Kafka khác so với truyện cổ tích là ở chỗ, chu kì số phận con người là mới lạ: người -vật- chết. Dường như ở đây, yếu tố cơ bản làm nên cái nghịch dị, cái phi lý trong sáng tác của Kafka so với thần thoại, cổ tích , tôn giáo là nằm ở sự phi thần thánh hóa thế giới. Đây là một hiện tượng mang tính thời đại. Gắn với sự nhìn lại, đánh giá lại lịch sử và các huyền thoại nở rộ vào những năm đầu thế kỉ XX, đúng như lời miêu tả của Heidegger “ Và như vậy cuối cùng thượng đế đã ra đi. Khoảng trống để lại được lấp đầy bằng sự thăm dò về mặt lịch sử và các tâm lý huyền thoại”. Vì thế, cái phi lý, cái nghịch dị trong thân phận của nhân vật trong tác phẩm của Kafka được trải dài từ bản thể đến tha nhân. Gregor Samsa đã thiếu năng lực phản tư duy để tự nhận ra mình và hoàn cảnh xung quanh. Trong cái nhìn của Kafka “Tha nhân là địa ngục”. với mối quan hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong tình trạng mất liên lạc, không thấu hiểu, con người đã đánh mất sợi dây dẫn đường, khiến cái tôi không thể nào kết giao, hòa nhập cộng đồng và dần dần họ tự thu mình vào ốc đảo cô đơn. Khi biến thành con côn trùng, với hình hài khác người ấy, cứ tưởng đó sẽ là lúc Samsa cần sự an ủi nhất thì tất cả mọi người đều chĩa cái nhìn như mũi nhọn về phía anh, mọi người nhìn anh với con mắt đầy xa lạ, sợ hãi.: Viên quản lí sợ hãi bỏ chạy, người mẹ bối rối ngã qụy, người cha hung tợn giận dữ. Samsa đã bị ghẻ lạnh ngay chính tại ngôi nhà của mình, anh phải sống những tháng ngày cô đơn trong bốn bức tường và bị đối xử như một con quái vật. Điều đó thật đau đớn! Những ngày sau đó là những chuỗi ngày ê chề, đau khổ và bi đát của Samsa. Sự “biến dạng”

thành con cô trùng đã thể hiện trạng huống cô đơn mà ngay cả khi sống bên cạnh đồng loại vẫn thấy cô đơn của Samsa. Có thể nói, khi cô lập Samsa trong hình dáng một “con côn trùng”, Franz Kafka đã tạo ra một tình huống đặc sắc mà không có tình huống nào thích hợp hơn để đi sâu vào mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình anh, từ đó làm bật lên trạng thái “xa lạ”

triệt để mang tính toàn xã hội. Những người thân trong gia đình Samsa, từ bố, mẹ tới cô em gái Grete mà anh vô cùng yêu quí bỗng dưng trở thành những người xa lạ: họ khiếp sợ, khinh bỉ và căm thù anh.

Với việc Samsa biến thành con côn trùng cho ta thấy, cái phi lý, yếu tố nghịch dị, khác thường của Kafka, dường như được sinh ra trong đời sống thường ngày, gắn liền với những điều bình thường, với cuộc sống con người.

Đó không còn là chiều kích nghịch dị mang tầm vóc thiên nhiên như trong thần thoại hay vươn đến những kích cỡ dị thường của vũ trụ như những đứa con tinh thần khổng lồ trong Garagantua và Pantagruel sinh ra từ ngòi bút Rabelais mà là những nghịch dị có vóc dáng ngày thường, yếu tố nghịch dị bước ra từ thế giới Kafka nhẹ nhàng trầm tĩnh như chứa đựng trong nó cả sự kì dị, lạ lùng, méo mó so với cái thông thường, cái vốn có, cái hằng ngày.

Nghịch dị nằm ngay trong ý hướng tính sống của con người, trong tâm hồn con người, và nó chiếm hữu một cách choáng ngợp toàn bộ đời sống nhân vật.

Cái hiện thực được Kafka tổ chức, làm biến dạng đi trở thành cái huyền ảo nhưng câu chuyện lại kể hết sức mạch lạc, Kafka miêu tả chính xác đến từng chi tiết khiến không khí huyền ảo, huyễn hoặc trở nên thật hơn cả hiện thực.

Người ta gọi bút pháp đó của Kafka là bút pháp “tượng trưng hiện thực”. Vấn đề biến dạng đầy phi lý của Samsa, thực chất là Kafka đã đem cái nghịch dị, cái bất bình thường đặt vào giữa cái đời thường.Việc người biến thành côn trùng khổng lồ cho thấy, sự việc đã vượt ra ngoài qui luật của không gian

thực, trở thành điều nghịch dị, kỳ quái đầy phi lý nó xa lạ với đời sống hàng ngày của con người.

Bằng tài năng của mình, Kafka đã kéo cái nghịch dị trở về với đời thường, về với những lo âu thường nhật, về sự phi lý trong thế giới của con người, trong quan hệ giữa người với người. Khi bị biến dạng, cái con côn trùng-người Samsa ấy cảm thấy và ý thức rất rõ từng thay đổi sinh lý, sinh học trong bản thân mình, cũng như thái độ của những người xung quanh đối với mình, mới thấy những người thân của mình lại là những kẻ độc ác và tàn nhẫn nhất, bản thân mỗi người đó là một thế giới xa lạ và khó hiểu đối với Samsa và ngay bây giờ anh mới có thời gian để ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc đời mình- cuộc đời mà trước đây, mải miết chạy theo guồng quay của cuộc sống dường như chưa bao giờ anh kịp suy nghĩ. Từ đôi mắt họ, anh mới choàng tỉnh ra bao nhiêu điều: anh nghĩ đến những người bạn đồng nghiệp “ sống như cung tần mĩ nữ…mình chạy suốt sáng quay lại khách sạn để ghi số các đơn hàng, thấy chúng mới ngồi vào bàn điểm tâm”. Anh nghĩ tới lão chủ dị bợm và tự dưng chán ghét cái nghề của mình, anh nghĩ tới mẹ, em gái và bố, đặc biệt là bố… Tất cả mọi người đều có thái độ xa lạ với anh, lạnh lùng với anh. Sao lại có sự thay đổi nhanh đến như vậy? Có lẽ tại anh biến đổi mang hình hài một con bọ. Giờ đây đứng trước mặt anh, người cha là một người đàn ông đường bệ và đầy uy quyền, tin rằng “ để đối xử với anh thì chỉ có những biện pháp hà khắc nhất mới thích hợp”. Điều gì đã khiến người cha của Samsa thay đổi? Phải chăng là gánh nặng cơm áo gạo tiền sao? Khi mà người duy nhất trong nhà lo việc mưu sinh cho hết mọi người nay đã trở thành vô dụng? Rồi chi tiết còi tàu cứ 30 phút lại réo lên inh ỏi kéo theo những nỗi bất an dồn dập trong tâm thể của con bọ- Samsa cũng là một chi tiết cho thấy “cuống rốn” hiện thực đeo bám lấy cái ngịch dị trong tác phẩm của Kafka. Nếu ví tiếng còi tàu ấy là nhịp đập của cuộc sống thường nhật thì

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của franz kafka (LV00922) (Trang 53 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)