Tương ứng với các khả năng của thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật cũng là nơi đảm bảo cho sự tồn tại của một hiện thực và trường nhìn về hiện thực đó. Không gian, thời gian cũng là nơi chế định sự tồn tại của con người. Mỗi con người chỉ có thể tồn tại trong một khoảng không gian, thời gian nhất định và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường, từ cuộc sinh tồn ấy.Có thể nói, không gian mê cung trong sáng tác của Kafk là một hình tượng
không gian hoàn toàn mới mẻ, hiếm thấy trong lịch sử văn học trước đó. Đặc điểm chung của loại không gian này trong sáng tác của Kafka là sự xuất hiện các yếu tố ngẫu nhiên, biến hóa dị thường, gây tâm lý bất an và làm mất phương hướng của nhân vật chính, đẩy nhân vật chính vào kết thúc bi kịch và cái chết như là định mệnh đã an bài. Bởi, thời đại mà Kafka sống là thời đại “ mất Chúa”. Đế chế Áo – Hung tan rã, hiểm họa phát xít đang rình rập, nền kỹ thuật trị tha hóa nhân phẩm và xóa dấu lương tri. Con người sống trong thời đại ấy, cảm thấy mình đã đánh mất chiếc chìa khóa để mở cánh cổng cuộc đời. Họ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, không phương hướng, không nơi bấu víu, họ lạc vào một mê cung của nỗi lo âu và sự tha hóa của trạng thái phi lý toát lên từ lời kêu cứu của con người và sự im lặng của đời sống. Kafka đã dự cảm những điều ấy ngay trên quê hương ông- thành phố Prague,từ rất sớm.
Sự nhạy cảm tâm hồn, cái nhìn thấu thị biến ông trở thành nhà “địa trấn kí”, “ có thể ghi lại những động thái sâu thẳm khó có thể nhận biết được ở nơi khác”
[45, tr.902]. Vì thế, cả thế giới trong tâm tưởng của Kafka là một mê cung.
Nó mong manh, chằng chịt và bấp bênh, vô định. Những câu hỏi và nỗi băn khoăn có từ tiền kiếp, trở thành nghiệp dĩ mà loài người phải mang theo suốt cả một đời. Triết lý của Keikegaard- nhà triết học người Đan Mạch mà Kafka gọi là “bạn” về nỗi lo âu nhuốm màu hiện sinh đã ngập tràn trong những dự cảm nghệ thuật của Kafka. Đến lượt mình, ông đã chuyển hóa chúng thành những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Những mê lộ, mê cung từ thời vua Minos sống dậy, nhưng đã được Kafka đem lại những lớp nghĩa mới. Ông khoác cho chúng tấm áo choàng tư tưởng lấp lánh bao sắc màu riêng
Trong các tác phẩm của Kafka, biểu hiện đầu tiên của không gian mê cung mà mỗi độc giả cảm nhận được, là sự rối tung, ngoắt ngoéo đến khó hiểu của các sự kiện ,hiện tượng. Sẽ là khó khăn nếu người đọc muốn tóm tắt cốt truyện tác phẩm. Từ các truyện ngắn như: Hang ổ; Trước cửa pháp luật;
Làng gần nhất đến các tiểu thuyết như: Vụ án; Lâu đài…đều bị bao trùm, bao phủ bởi không gian mê cung mông lung và đầy ảo ảnh. Các nhân vật như bị sa lầy bởi sự lạc lối trong cuộc hành trình vô tận của mình, các sự vật cũng bị phá vỡ lôgic tồn tại thường hiện. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân thì
“chủ đề mê cung thật sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka trong việc diễn đạt cái phi lý” [2, tr.90]. Chủ đề - thủ pháp mê cung đã trở thành nguyên tắc kết cấu tác phẩm, chi phối tới cả văn phong, lối viết của Kafka. Nó góp phần tạo nên sự cách tân nghệ thuật, tạo nhiều lớp nghĩa và những hiệu ứng thẩm mỹ cao. Điều đáng nói là trong sáng tác Kafka, các nhân vật, các sự việc, hiện tượng trong thế giới nghệ thuật của ông luôn bị động khi cứ tự nhiên bị rơi vào chập chùng các mê cung, mê thất, các không gian vô định, đầy tăm tối, bức bối và ngạt thở. Điều này tương phản hoàn toàn với không gian tinh tế, trong lành và đầy chất thơ, để cho nhân vật mặc sức thả mình đắm say cùng thiên nhiên trong Xứ tuyết của Y.kawabata, nhưng lại có vài nét tạo điểm gần gũi với không gian ma quái, bí ẩn, thê lương trong Linh sơn của Cao Hành Kiện. Càng đối diện với tác phẩm của Kafka, với những mê cung hun hút thì hiện thực luẩn quẩn, không có lối thoát của kiếp người càng hiện hữu. Theo Từ điển tiếng Việt thì mê cung là “công trình kiến trúc , thường là tưởng tượng, có nhiều cửa, nhiều lối đi phức tạp, khó phân biệt, người đã đi vào trong thì khó tìm được lối ra” [35, tr.628]. Việc Kafka đã đẩy các sự vật, hiện tượng, hành trình của nhân vật vào mê lộ, mê cung quẩn quanh, phức tạp không lối thoát ấy là để ông khái quát hiện trạng xã hội Phương Tây lúc bấy giờ và tình cảnh của con người tồn tại trọng xã hội ấy.
Trong các tác phẩm của Kafka, người đọc có thể thấy sự kết hợp một cách hài hòa của ông cái thực và cái ảo, tạo nên một không gian bàng bạc, mơ hồ, mang đến những nhận thức chính xác và thỏa đáng về một hiện thực đang diễn tiến như nó đang là. Điểm mới mẻ trong việc xây dựng không gian nghệ
thuật của Kafka là trước hết ông tạo nên một không gian nghệ thuật mang màu sắc huyền thoại với sự chối bỏ những qui ước thẩm mĩ cũ, để mang đến cho không gian nghệ thuật màu sắc phi lịch sử, cụ thể. Trong hầu hết các câu truyện Kafka kể, người đọc khó tìm thấy một không gian xác định về mặt địa lý, được định danh một cách rõ ràng theo kiểu các nghệ sĩ hiện tthực đã làm trước đó. Không gian trong sáng tác của Kafka chỉ là một lâu đài, một ngôi làng người ta chẳng biết ở đâu, chỉ biết rằng nó đang tồn tại (Lâu đài). Một thành phố với hun hút các tầng mái của cơ quan tư pháp, ở đâu, của nước nào, không ai biết (Vụ án). Một nhà thờ, một ngân hàng, một khu phố, một ngôi nhà, một quán trọ, không ai biết ở đâu, tất cả địa điểm chỉ được khu biệt bằng những danh từ chỉ chức danh, nhiệm vụ như thế, hoàn toàn không có tên riêng. Cách phác họa không gian này khiến ta nghĩ đến những câu truyện cổ được mở đầu bằng “ngày xửa, ngày xưa, ở một ngôi làng nọ…”. Nó làm cho không gian câu truyện trở nên huyền hoặc, xa xăm đồng thời lại mang tính khái quát cao. Khi nó chẳng là một cái gì cụ thể thì nó có thể là cả thế giới này.
Tính chất ước lệ, không xác định của không gian thần thoại và cổ tích trong những truyện cổ, khi đi vào những truyện kể của Kafka, đã được Kafka biểu hiện ra trong những hình ảnh cụ thể và gắn với tình trạng của xã hội hiện đại như : ngân hàng, tòa án, văn phòng đại diện, phòng vẽ tranh…, đó là nơi nhân vật vẫn đi lại, ăn ở, chờ đợi , uống bia, làm tình… và những nơi ấy nó là những mê cung bí hiểm, là vực thẳm chỉ nhằm nuốt chửng con người, rồi đầy đọa con người cho đến chết. Qua đó, sự bí hiểm, khó cắt nghĩa, khó lí giải của thế giới hiện đại được Kafka khắc họa một cách đậm nét hơn bao giờ hết. Vậy thì Kafka miêu tả không gian không nhằm tạo môi trường sống cho con người, mà là tạo môi trường chết cho nó. Không gian lúc này chỉ có tính chất đại diện cho tình trạng phổ quát của thế giới hiện đại.
Mô tả không gian mê cung là một tìm tòi nghệ thuật độc đáo của Kafka.
Nó chính “là một chủ đề then chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc của cái không thể diễn đạt” [45, tr.9]. Mê cung trong tác phẩm Kafka đã không còn là hình tượng đơn thuần về một công trình kiến trúc, là “ dạng bố trí các lối đi giao nhau, nhiều ngả, nhiều đoạn rẽ, có những đoạn không đi tiếp được nữa và do đó, thành ra những lối cụt không lối thoát…cả một mạng chằng chịt những lối đi quanh co rắc rối, như vậy nhằm làm cho người nào muốn đi vào trung tâm cũng không tài nào đi nhanh được” [4, tr.591]. Ở thời cổ đại, người ta tạo ra những công trình kiến trúc mê cung để người ta muốn thử thách trí tuệ, khả năng phán đoán của con người. Với các giáo đồ của các giáo phái thì việc đến được các trung tâm mê cung là biểu tượng cho “cuộc hành hương đến Đất Thánh”. Tín đồ nào không thể thực hiện cuộc hành hương thực sự, thì có thể tưởng tưởng đi trong mê lộ cho tới khi tới được tâm điểm, nghĩa là tới Thánh địa. Như vậy, ta có thể hiểu rằng, ở thời cổ đại đi vào mê cung, đến được trung tâm của mê lộ còn là khát vọng của con người hướng tới sự che chở của thánh thần khiến cho họ an bài.
Ở Kafka thì hoàn toàn ngược lại, con người bị động phải lưu đày trong mê cung, đó là biểu tượng của sự lạc lối. Cái mê cung dày đặc, không lối thoát, những buồng ngủ, những cái sân nhỏ, những cung điện khác thường, chôn chân người sứ giả mang “ Bức thông điệp của Hoàng đế”, và “cứ thế cho đến hàng ngàn năm để cuối cùng gã xông ra cái cổng xa nhất- nhưng không bao giờ, không bao giờ có thể xảy ra chuyện đó - gã sẽ vẫn phải đứng trước thủ đô của gã, trung tâm của thế giới, ngập ngụa những cặn bã của loài người” [45, tr.798].
Với sự miêu tả sắc bén, mê cung được Kafka tái hiện sinh động như một lực lượng vô hình xâm hại đời sống của của nhân vật khác, là nỗi ám ảnh đối với người đọc. Thủ pháp xây dựng không gian mê cung hóa của Kafka đắc
địa ở chỗ nó diễn ra phi lôgíc nhưng lại rất tự nhiên và ngẫu nhiên. Đó là không gian đặc biệt vô định, nó vừa quen, vừa lạ, rõ ràng là tồn tại mà lại hết sức siêu tưởng. Đây chính là cái tài của Kafka và đây cũng là yếu tố giúp người đọc cảm nhận rõ ràng sự phi lý, sự nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí và khoa học của thế giới. Các nhân vật tha hồ vẫy vùng,sa lầy ở trong đó nhưng vẫn ở trạng thái cố vượt thoát một cách vô thức. Jozep. K trong “ Vụ án” vốn là nhân viên có địa vị ở ngân hàng, một hôm khi vừa tỉnh giấc bỗng có hai người lạ mặt đến áp tải anh vào tòa án với một lý do cực kỳ phi lý và đầy chất bi hài…Không có lí do gì cả. Đó là một cuộc bắt bớ không rõ nguyên nhân
Từ đấy , người ta chỉ thấy Jozep. K mòn mỏi trên hành trình đi tìm tội lỗi, tìm người kết tội mình. Anh cứ bị hút xoáy vào cuộc hành trình phải gặp mặt tòa án, hay những cuộc chạy chọt cho cái tội lỗi vô căn nguyên của mình.
Anh bị sa vào những tình tiết giống như mê cung, mê thất mà ở đó những sự kiện tựa như những ám ảnh hơn là hành động. Cũng là tòa án, nhưng tòa án trong ‘Vụ án” lại nằm trên gác xép của những căn nhà tồi tàn, thậm chí ngay cả căn phòng áp mái chật chội của một họa sĩ cũng có thể biến thành tòa án.
Không khí trong những căn phòng tòa án thì bức bối đến nỗi Jozep.K bị ngạt thở, trái lại, những nhân viên tư pháp thì lại suýt ngất xỉu khi hít thở không khí trong lành tù bên ngoài vì họ đã quen không khí ngột ngạt, tù túng bị đóng kìn ở trong phòng. Khi đến tìm luật sư Huld, cảnh tượng đầu tiên mà Jozep .K chạm phải là “đôi mắt to đen lay ló ra phía sau ô cửa nhỏ, nhìn khách một lúc rồi lại biến mất; nhưng của không mở” [45, tr.170], sau đó anh được tiếp đón theo cách “ở một góc phòng nơi ánh nến chưa rọi vào, một bộ mặt có râu dài nhổm lên trên giường” [45, tr.171]; để tìm đến được tòa án theo triệu tập, anh phải đi qua những con đường hun hút nằm giữa “ những dãy nhà cao xam xám một kiểu giống nhau” [45, tr.108], phải đi qua mấy lần cầu thang và
những lối đi hẹp đầy “ những căn phòng nhỏ, có một cửa sổ, dùng làm nhà bếp và phòng ngủ” [45, tr.110]; phòng xử án là nơi “ Đám đông đủ các hạng người ngồi chật ních căn phòng có hai cửa sổ, quanh phòng là một ban công gần sát trần, người đứng chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà” [45, tr.111]. Khủng khiếp hơn nữa là không gian các phòng pháp lý: nó nằm trên tầng áp mái của khu trung cư, nơi suốt ngày chịu ánh nắng thiêu đốt, và là nơi để người ta phơi quần áo. Nhìn chung, trong tác phẩm không gian này choáng ngợp khắp mọi nơi, đẩy nhân vật vào tình trạng quẩn quanh, cứ thoát khỏi nơi rối rắm, luẩn quẩn, khó hiểu này lại đến nơi rối rắm, luẩn quẩn,khó hiểu khác, khiến bao nhiêu sinh lực của con người đều bị gặm mòn, bước đi vô phương lạc hướng và tha hóa trong mê cung lạc lõng ấy.Vì thế, người ta vẫn gọi không gian trong vụ “Vụ án” dường như để nhuốm màu sắc “ hộp đen”.Từ căn phòng trọ của Jozép. K, qua những đường phố tối tăm, mọi không gian mà chàng có thể đến đều mang không khí u ám, thảm hại, bụi bặm, tối tăm, những khu ngoại ô bẩn thỉu đề như khủng bố, khiến con người cảm thấy tòa án như ở khắp mọi nơi và khiến cho Jozep. K như lạc vào mê cung không lối thoát, dù đi theo cách nào thì kết cục vẫn là cái chết thảm thương, âm thầm. Chu trình vận hành hăm hở nhưng vô định của Jozep. K bị khép lại trong vòng đúng một năm, khi đúng sinh nhật làn thứ 31 của anh, có hai tên áp giải lại xuất hiện , chúng suồng sã cắp nách anh rồi đọc lời kết thúc cho cuộc hành trình của Jozep.K bằng nhát dao đâm vào ngập quả tim bất khả kháng của Jozep. K. Điều ám ảnh người đọc là, đến tận cuối đời, Jozep.K vẫn bị dằn vặt câu hỏi vô vọng về pháp luật: “Viên quan tòa anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa bao giờ đến ở đâu?”
Chưa bao giờ anh tiếp cận được, nhưng kỳ lạ thay đi đâu, đến đâu anh cũng thấy hình bóng của quan tòa, thấy những con mắt dõi theo anh, khiến cho cuộc sống của anh ngày càng trở nên ngột ngạt, bất ổn. Từ buổi sáng đầu tiên
hôm bị bắt, rồi đến ngày chủ nhật đầu tiên đến dự phiên tòa, anh đã bị theo dõi. Chẳng biết phòng xử án ở đâu, vô cớ gõ cửa một phòng thì hóa ra người ta đã chờ săn anh rồi: “Anh vào trong là em đóng cửa, không ai có quyền được vào nữa” [45, tr.111]. Lũ trẻ ranh mãnh bẩn thỉu cũng là người của tòa, họa sỹ cũng làm việc cho tòa, linh mục cũng đồng thời là cha tuyên úy của tòa. Từ kỹ nghệ gia, đến thương gia và các luật sư đều biết Jozep. K bị kết án.
Cái tài của Kafka là biến những nhân vật này thành “ những ngả rẽ” không đầu không cuối đầy bí hiểm của hệ thống mê cung tòa án. Chỉ riêng Jozep.K chảng hiểu gì về thế giới tòa án bao quanh mình, chỉ biết rằng đó là thứ quyền năng vô hình mà chưa bao giờ và không bao giờ anh chạm được đến nó.
Nhưng anh hoàn toàn bị nó thống trị cho đến khi kết thúc như: “Một con chó”- “ gửi lại nỗi nhục cho đời”. Đó là một điều thật phi lý, nó nằm ngoài sức tưởng tượng của con người.. Người đọc có lẽ chỉ bắt gặp hệ thống mê cung của tòa án ấy có trong tác phẩm của Kafka, chỉ có trong tác phẩm của Kafka mà thôi. Tạo nên chốn không gian tòa án mê cung thần bí, bí hiểm Kafka đã đẩy nhân vật chính của mình vào một chốn lưu đày không lối thoát, triệt tiêu luôn cả năng lực nhận biết xung quanh của nhân vật, khiến nhân vật tự nhiên chấp nhận là mình có tội. Qua nhân vật Jozep K. người đọc sẽ đặt ra hàng loạt câu hỏi. Vậy đâu là tòa án có thật? Nó nằm ở đâu ? Cán cân công bằng của công lý là ở đâu? Lực lượng nào, thế lực nào trong xã hội đứng ra để bảo vệ đời sống con người? Không gian để con người tồn tại sự sống trên cõi đời này là ở đâu cho phù hợp? Làm thế nào bây giờ?... Đó là những câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời Tòa án nó tồn tại trong cụ thể, khắp mọi nơi đều có nó mà vẫn như không có nó. Nó cứ như thực lại như mơ, vô hình mà hữu hình. Không thể lí giải mà người đọc chỉ thấy đầy phi lý và phẫn nộ. Thông qua bi kịch phi lý của của Jozep K., thông qua hành trình lạc vào mê cung đi tìm tòa án của anh, thông qua việc miêu tả thế giới mê cung tòa án, Kafka đã