Franz Kafka - người mở đường cho văn học hiện đại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của franz kafka (LV00922) (Trang 42 - 53)

Franz Kafka là nhà văn Tiệp Khắc gốc Do Thái, ông viết văn bằng tiếng Đức. Ông đã dành chọn cuộc đời ngắn ngủi của mình để hun đúc nên những tác phẩm văn học với những đóng góp lớn cho nền văn học hiện đại.

Không giống như nhiều nhà văn khác, vinh quang sự nghiệp đến ngay từ tác phẩm đầu tay hay khi nhà văn còn đang dồi dào sinh lực, còn Franz Kafka bước vào văn đàn thế giới một cách âm thầm lặng lẽ cho đến lúc ra đi.

Cuộc đời của Kafka là cuộc đời đầy nhhững trắc trở và cay đắng. Điểm tựa hạnh phúc của gia đình ở Kafka là sự ức chế, căng thẳng và run rẩy của cậu bé ngây thơ với sự khắc nghiệt, độc đoán và đầy quyền uy của người cha đẻ. Trong hạnh phúc riêng tư, nếu như Balzac sau những trắc trở vẫn cập

được con thuyền tình ái của mình với người trong mộng, tuy chỉ có thời gian ngắn ngủi muộn màng tuổi xế chiều thì ở Kafka là những bi kịch xót xa, cay đắng, cô đơn đến tận cuối đời. Nếu như Balzac còn may mắn chứng kiến những đứa con tinh thần của mình được khởi sắc thì Kafka cay nghiệt và chua xót hơn lại yêu cầu bóp chết những hun đúc tinh thần mà ông vắt kiệt sức để hoài thai bằng cách yêu cầu người bạn thân, Max Brot đốt sạch những tác phẩm của mình sau khi ông chết. Nếu như Balzac được chứng kiến những thay đổi của xã hội trong lòng chế độ tư bản thì Kafka lại là chứng nhân trong dự cảm trước những biến động dữ dội của nhân loại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Sau khi qua đời Kafka để lại cho di sản văn học thế giới một khối lượng sáng tác khiêm tốn chỉ 4 tiểu thuyết: Lâu đài; Hóa thân; Vụ án; Nước Mĩ và một số truyện ngắn cùng thư từ, nhật kí. Thế nhưng ở đây, người ta không tìm thấy phép tỉ lệ thuận nào giữa số lượng sáng tác với chất lượng giá trị nghệ thuật thẩm mĩ. Người ta tìm thấy thế giới nghệ thuật trong những sáng tác của Franz Kafka như mỗi ngày lại hóa thân lại thành hiện thực một cách đáng kinh ngạc. Chính điều ấy, khiến cho tên tuổi và tài năng của Kafka nở rộ hơn bao giờ hết.

Sau khi F. Kafka mất, những tác phẩm của ông luôn có ảnh hưởng đặc biệt ở Phương Tây và đó cũng là lúc con người bừng ngộ và nhận ra rằng “ thế giới bắt đầu giống như thế giới của Kafka” [20, tr.645]. Nói như Michel Remon “ thế giới bắt đầu gặp gỡ F.Kafka và định ngữ K, rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày” [21, tr.645] và câu cửa miệng của người dân Praha thời đó là “ Thật theo đúng kiểu Kafka”, cũng từ đó F.Kafka được xem là nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX với “ bóng dáng bao trùm xuống thế giới hiện đại” [6, tr.643]. Và sau chiến tranh thế giới thứ hai, những tác phẩm của F.Kafka vẫn có những ảnh hưởng đặc biệt đối với thế

giới Phương Tây bởi qua sự tiên cảm của Kafka đối với số phận bi đát của con người, người ta chua chát hiểu rằng “ cái phi lý” mà F.Kafka vừa là người tiên cảm, vừa là người hứng chịu không phải là một huyền thoại, không chỉ nằm trong tiểu thuyết nữa mà là sự thật về cuộc đời, về chính xã hội, về thế giới mà con người đang sống và điều ấy không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.

Vì vậy những trải nghiệm về thế giới phi lý chính là mối đồng cảm đầu tiên (và cũng là lớn nhất) giữa Kafka với người đọc, thế giới phi lý trong nghệ thuật của Kafka biến thành những hiện tượng quen thuộc giữa cuộc sống đời thường.

Qua những tác phẩm của mình Kafka đã để lại những dấu ấn sâu đậm về tư tưởng lẫn bút pháp nghệ thuật độc đáo cho thế hệ sau, đồng thời cũng là người khởi đường mở lối cho những rào lưu văn học sau này.

Nếu như đối tượng sáng tác (con người) của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX luôn hiện hữu tường minh và có thể khám phá được thì con người trong thế giới nghệ thuật của Kafka luôn tồn tại trong tình huống mờ ảo khó nắm bắt, lơ lửng giữa mộng và thực. Bao nhiêu suy nghĩ, dự cảm Kafka chuyển tải vào tác phẩm văn học với những hình tượng nhân vật độc đáo. Nhân vật của Kafka phản chiếu con ngưòi hiện đại, “tỉnh, mộng” không còn niềm tin tuyệt đối vào bảng giá trị cũ, thiện và ác, hư và thực, bị xóa nhòa danh giới. Xã hội trở nên phi lý và không thể hiểu nổi với những mặt nổi chìm bất định, những xung đột tiềm ẩn mà ghê gớm. Những sáng tác của F.Kaffka đã phản ánh sâu sắc sự đổi thay và những vết thương của thời đại, không còn những cột giá trị trung tâm, những điểm tựa vững chãi như thế kỉ trước- thời đại “chúa đã chết”.

Tính chất đa nghĩa và những phóng dụ đặc biệt trong tác phẩm của F.Kafka đã phản ánh những đặc trưng riêng của thế kỉ XX- thế kỉ của những khủng hoảng sâu sắc. Sự độc đáo, cách tân trong khám phá nghệ thuật của

Kafka là ông luôn đề cao sự săn tìm những phương thức mới trong nghệ thuật biểu hiện. Với nhãn quan nghệ thuật nhạy bén, sâu sắc, “hiện tượng không thể lặp lại” ở Kafka trước hết thể hiện ở cái nhìn, ở cách biểu hiện không giống ai trong nghệ thuật viết văn, đặc biệt là nghệ thuật biểu hiện “ cái phi lý”. Không phải là người đầu tiên nói về “cái phi lý” trong văn học nhưng Kafka được coi là người mở đường cho dòng văn học phi lý phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu thế kỷ XX.

Vấn đề phi lý là nhận thức, là đối tượng của triết học và chuyển vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận thức, đối tượng của văn học là cả một quá trình không đơn giản chút nào, không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng thể hiện thành công. Thế nhưng, F.Kafka đã thật sự thành công khi ông đưa vấn đề phi lý của triết học trở thành nhận thức , đối tượng phản ánh nghệ thuật của văn học qua các sáng tác của mình. Trước hết đó là sự chối từ hệ hằng số thẩm mĩ của nghệ thuật truyền thống “ sự tưởng tượng bị ngủ quên trong thế kỉ XIX được Kafka thình lình đánh thhức dậy và ông đã thành công trong cái việc mà các nhà văn siêu thực đã cố nhưng không thật sự làm được:

trộn lẫn cái mơ và cái thật [46, tr.23]. Với thấu cảm tinh nhạy khác thường người nghệ sỹ Kafka đã cảm nhận được sự khác biệt giữa hai thế kỉ XIX và thế kỉ XX cùng với những mâu thuẫn tiềm ẩn trong xã hội.

Kafka đã thực sự làm ngỡ ngàng tiền nhân và vượt qua cả hậu thế khi ông dùng đôi tay kỳ diệu trộn lẫn nguyên liệu thực tại với những huyền bí, siêu nhiên của hoang đường để tạo nét đặc trưng huyền thoại hóa lung linh, ảo mờ nhưng lại rất thật trong thế giới nghệ thuật của mình. Sự đánh tráo bất ngờ giữa thực tại và giác mơ khiến cho tác phẩm tưởng như mất phương hướng. Sự chính xác của các chi tiết trong quan niệm của văn học cũ, được Kafka làm rối tung lên, ảo mờ và mông lung qua thủ pháp mê cung hóa.

Không những thế Kafka còn đề xuất một lối viết còn chứa đựng trong đó sự bí

hiểm khó thể cắt nghĩa và không thể bắt trước được. Người ta tìm thấy trong tác phẩm của Kafka một thế giới đậm màu hiện thực, nơi con người ngày càng trở nên nhỏ bé, vô danh trong một xã hội đầy rẫy sự phi lý và phi nhân.

Kafka không gọi tên những góc khuất hiện thực bằng những tình huống cụ thể mà chỉ vẽ nên một thế giới với những con người tha hóa đến tận cùng. Trong khi Balzac và các nhà văn hiện thực tin vào khả năng kỹ sư tâm hồn của người cầm bút thì Kafka hoàn toàn không còn chút mộng tưởng nào tương tự.

Tác phẩm của Kafka vẽ ra thế gới như nó vốn có, đang có, trong đó ranh giới giữa hư và thực, giữa tốt và xấu hoàn toàn bị xóa nhòa. Đồng thời ông diễn tả đầy chua chát về thân phận cô đơn của con người hiện đại và để lại những dấu ấn sâu sắc trong địa hạt văn học lẫn đời sống Châu Âu.

Thế kỉ XX đen tối, người ta tìm thấy thế giới hiện thực và cái phi lý của chính mình trong các tác phẩm của Kafka.Vấn đề về thân phận của con người

“trong một xã hội cứ trôi tuột, điếc đặc và thản nhiên trước thảm họa, được Kafka nhìn thấy, cảm thấy từ những luồng chuyển động sâu thẳm và vốn dĩ còn rất mơ hồ” [31, tr.65] của mâu thuẫn xã hội. Những vấn đề về thế giới phi lý, về thân phận con người, về sự tha hóa của “nhân vị” được Kafka miêu tả và đặt ra trước khi những vấn đề đó thật sự xảy ra trong hiện thực. Trong mỗi tác phẩm của mình, F.Kafka khiến cho người đọc không tìm thấy một kim chỉ nam nào mà tác giả bày sẵn trong tác phẩm như trong văn học hiện thực, văn học lãng mạn. Chỉ còn lại duy nhất cái nhìn u tối mênh mông chưa đầy hoang mang và phi lý. Vì vậy Kafka được coi là “ông thầy Nostradamus của thế kỉ XX” cũng không có gì là cường điệu.

“Các tác phẩm của Kafka là sự lý giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lý, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình [45, tr.938]. Bề ngoài tác phẩm của Kafka có vẻ chỉ là sự diễn tả, miêu tả hiện thực một cách khách quan không cảm xúc nhưng kì thực,

ông đang cố gắng phản tỉnh xã hội và nhằm đem lại cho thế giới một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về xã hội, về thân phận con người. Đặc biệt, tác phẩm của Kafka đầy rẫy những yếu tố kỳ ảo, thậm trí quái dị nhưng vẫn thuyết phục được người đọc.Và những biểu hiện phi lý trong những sáng tác của Kafka không chỉ tập trung ở tình huống chính của truyện (hay cốt truyện), mà còn phổ biến hầu khắp mọi chi tiết, hình ảnh…tất cả đều bất định, ngẫu hứng, tùy tiện, không tuân theo một thứ luật lệ nào.Trong thế giới nghệ thuật của Kafka, sự phi lý như mọc ra từng ngõ nghách của đời sống và điều lạ lùng là các nhân vật thường chấp nhận những hiện tượng đó một cách bình thường, nghĩa là người ta mặc nhiên thừa nhận cái phi lý như một hiện tượng phổ biến tất yếu của đời sống, tồn tại bình đẳng với những hiện tượng bình thường.

Đây chính là một nét đặc biệt trong cảm quan của Kafka về đời sống, cũng là một trong những điểm quan trọng cho sự lựa chọn phương thức khái quát hiện thực của ông.

Thế giới mà Kafka xây nên trong tác phẩm của mình là một thế giới siêu nghiệm, là tưởng tượng thuần túy đấy nhưng cũng hiện thực đến từng chi tiết.

“ Đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết” [42, tr.194] và Kafka “ đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo và mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại” [42, tr.194]. Nhận định trên đã nhấn mạnh quan niệm nghệ thuật của F.Kafka về con người và về thế giới thể hiện qua các tác phẩm, đã đóng vai trò mở đường khai lối cho văn học hiện đại và ông cũng được coi là người mở đầu trong việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại và là người “ mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại” [42, tr.192] bởi những cách biểu hiện mới mẻ trong việc xây dựng hệ thống nhân vật, cốt truyện, cách tổ chức không gian, thời gian, ngôn từ… Nếu như chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX đã có những khám phá sâu sắc về con người bằng việc chỉ ra trong đó

nỗi thống khổ bị áp bức, sự tha hóa trước những cám dỗ vật chất…trong mối tương quan với bức tranh rộng lớn của lịch sử- xã hội với tư cách là một thành tố của lịch sử. Với F.Kafka, con người trong sáng tác của ông đã trở thành đối tượng trung tâm trực tiếp của sự khám phá để qua đó có thể thấy được bộ mặt thời đại - nó được nhìn nhận trong ý nghĩa tồn tại đích thực, nhiều khi là hiện sinh bởi thế kỉ XX đã bỏ rơi niềm xác tín đối với chủ nghĩa lịch sử. Vì thế trong sáng tác của Kafka, thân phận con người trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Con người trong tiểu thuyết hiện thực thế kỷ XIX, dù bị chà đạp, dù tha hóa thì vẫn còn có thể ở một góc độ nào đó, yên ổn trong trật tự của các mối quan hệ mà sự tương tác qua lại vẫn đảm bảo cho nó trạng thái bình ổn, nó không bị gạt ra khỏi cuộc sống cộng đồng, văn học thế kỉ XIX chưa đủ điều kiện để cảm nhận một cách sâu sắc nỗi cô đơn của nó. Nhưng đến Kafka, văn học đã thực sự cảm nhận được điều này.Con ngưòi trong sáng tác của ông luôn luôn phải sống trong sự hững hờ của đồng loại, “lúc nào cũng phải làm quen với những kẻ tình cờ gặp để rồi không bao giời lặp lại lần thứ hai, không bao giờ thành bạn hữu thân tình.” (Hóa thân), trong kiếp sống nhàm chán và chật chội của công việc chuyên môn và lo âu bổn phận, của nỗi cô đơn hiện sinh, nỗi cơ đơn bản thể, sự lưu đày và cái chết. Cũng như con côn trùng phải mang cả tấm thân nặng nề trên những cẳng chân yếu ớt, con người trong sáng tác của F.Kafka luôn phải cõng theo cuộc sống, của số phận và sự nghiệt ngã của thiết chế và nỗi áp lực trách nhiệm…Con người trong sáng tác của F.Kafka đã trở thành những cỗ máy trong xã hội toàn trị mà mọi hoạt động đều đã được lập trình, họ chỉ việc tuân thủ một cách thụ động và lố bịch. Đây là những cảm nhận mang ý vị triết học đời sống mà đương thời Kafka không mấy ai hiểu được. Người ta chỉ hiểu được thế giới ấy sau khi ông đã qua đời,

vì thế nhiều người hay nói đến khả năng tiên tri trong thế giới nghệ thuật của nhà văn Kafka.

Những đóng góp của Kafka cho văn học, nhất là tiểu thuyết, không chỉ là những phát hiện mang tính triết học về thân phận con người và tình trạng thế giới mà có lẽ quan trọng hơn là những đề xuất mang tầm triết học của ông về phương thức biểu hiện những vấn đề ấy. Kafka đã phá vỡ những qui ước truyền thống của tiểu thuyết kết tinh ở chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX, góp phần lớn trong việc giải quyết những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực giai đoạn này, cũng là chủ nghĩa hiện thực nói chung. Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình, Kafka đã nỗ lực mang đến những hình thức phản ánh mới, như việc sử dụng huyền thoại, sử dụng các yếu tố phi lý, miêu tả cái vắng mặt…với một hiệu quả thẩm mĩ tuyệt vời. Bước vào thế giới nghệ thuật của Kafka là bước vào một thế giới trộn lẫn những yếu tố hiện thực và huyền thoại, trong đó có cả không khí dữ dội của các giấc mơ, của cõi mộng. Không cần đến các hình thức tương ứng hiện thực, nhưng hiện thực được nhà văn phản ánh vẫn hiện lên một cách rõ ràng, trung thực và luôn tạo những cảm xúc thẩm mĩ mới mẻ, bất ngờ sau từng lần đọc. Hay nói khái quát hơn, Kafka đã tìm ra phương thức khái quát hiện thực mới mẻ, tạo những đặc trưng khó lặp lại trong hệ thống những sáng tác của mình, tìm ra sức sống mới cho nghệ thuật tiểu thuyết. Điều quan trọng hơn nữa là Kafka thông qua những sáng tác của mình, Kafka đã “thể hiện sâu sắc về trạng thái tồn tại của con người hiện đại, và đã thể hiện bản chất thời đại mình một cách độc đáo, mở ra những khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại”. Các tác phẩm của Kafka là sự lý giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lý, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình, đồng thời, ông đã tạo ra một bước ngoặt trong ý thức thẩm mĩ của loài người.Cũng chính

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả cái phi lý trong sáng tác của franz kafka (LV00922) (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)