1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện kiều nguyễn du

49 3,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

Cuốn “Truyện Kiều và thể loại truyện nôm”, của Đặng Thanh Lê đã đivào nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong “Truyện Kiều”, song ở đây chủ yếu là nghiên cứu qua ngôn ngữ độc

Trang 1

trờng đại học vinh khoa ngữ văn

-hoàng cẩm nhung

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Trong truyện kiều - nguyễn du

Khoá luận tốt nghiệp

Chơng 1 Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiến

Chơng 2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều

- Nguyễn Du

11

Trang 2

Lời nói đầu

Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác nghệ thuật tiêu biểu trên nhiềumặt Do vậy mà đã có nhiều ngời đi vào nghiên cứu “Truyện Kiều” nhằm tìm

ra những giá trị đích thực của tác phẩm này Bằng việc kế thừa các mặt tíchcực của ngời đi trớc cộng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo và hiểu biết củabản thân, chúng tôi đã hoàn thành luận văn này với mong muốn góp phần bénhỏ vào việc khẳng định thêm những giá trị của tác phẩm “Truyện Kiều” Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của chúng tôi Do

đó chúng tôi không thể không có những thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo tậntình của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Luận văn hoàn thành là nhờ sự hớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầygiáo Trơng Xuân Tiếu và các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn-Trờng ĐạiHọc Vinh

Nhân dịp này, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầygiáo hớng dẫn, các thâỳ cô giáo trong khoa đã giúp tôi hoàn thành đợc luậnvăn

Vinh, ngày 28 tháng 4 năm 2002

Sinh viên: Hoàng Cẩm Nhung

Trang 3

Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài.

Điều mà chúng ta không thể phủ nhận là tác phẩm “Truyện Kiều” củaNguyễn Du bắt nguồn từ “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân -Một cuốn tiểu thuyết chơng hồi thờ Minh - Thanh Song, viết “Truyện Kiều”Nguyễn Du không phải là dịch lại và cũng không phải là phỏng tác màNguyễn Du dã sáng tạo nên một công trình nghệ thuật tuyệt vời

Một trong những thành công ở Truyện Kiều của Nguyễn Du là việcmiêu tả tâm lý nhân vật Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trongTruyện Kiều của Nguyễn Du đã đợc tìm hiểu nhiều, nhng các nhà nghiên cứutìm hiểu một cách không có hệ thống, không tập trung Nhìn chung trong cácchuyên luận, trong giáo trình vẫn còn là một khoảng trống để chúng tôi đi vàonghiên cứu tìm hiểu

Nghiên cứu tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ giúphiểu sâu tác phẩm Việc nghiên cứu không chỉ ở vấn đề thực tiễn mà còn cảvấn đề lý thuyết

2 Phạm vi giới hạn đề tài.

Đây là một vấn đề rộng, trong Truyện Kiều có nhiều nhân vật có nhânvật chính diện, có nhân vật phản diện, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vậtvô danh, nhân vật có tên tuổi cụ thể Cho nên chúng tôi tập trung vào một sốnhân vật nh Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Th, Mã Giám Sinh và HồTôn Hiến Trong số những nhân vật này thì Thuý Kiều là nhân vật tập trungnhất

Miêu tả nhân vật không chỉ miêu tả tâm lý mà còn miêu tả ngoại hình

và những yếu tố khác, song miêu tả tâm lý là quan trọng nhất Cho nên, trongquá trình tìm hiểu chủ yếu là tâm lý nhng cũng có để ý đến ngoại hình Vớicác nhân vật chính diện, trung tâm để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lýnhân vật ta cần chú ý các thao tác: Nghệ thuật miêu tả tâm trạng, mối quan

hệ giữa các nhân vật

Trang 4

định sự sáng tạo của Nguyễn Du

Mọi phơng pháp nghiên cứu đều đợc quán triệt quan điểm lịch sử vàquan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc nghiên cứu tácphẩm văn học cổ

4 Bố cục luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôigồm có 2 chơng (thuộc phần nội dung):

- Chơng 1: Vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiến trình

nghiên cứu “Truyện Kiều”

- Chơng 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong “Truyện Kiều"

của Nguyễn Du

mà ngay cả những ngòi dân lao động không đợc học hành cũng biết đến “Truyện Kiều” là một kiệt tác nghệ thuật tiêu biểu trên nhiều mặt Đã

có hàng loạt các chuyên luận, các công trình nghiên cứu lớn nhỏ lần lợt ra đời,

Trang 5

đi sâu vào khai thác cả mặt nội dung cũng nh nghệ thuật của tác phẩm Vấn đềnghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã cómột số chuyên luận đi vào nghiên cứu, song chỉ dừng lại ở miêu tả phân tích

mà cha nâng lên tầm khái quát vấn đề

Cuốn “Truyện Kiều và thể loại truyện nôm”, của Đặng Thanh Lê đã đivào nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong “Truyện Kiều”, song

ở đây chủ yếu là nghiên cứu qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của các nhânvật

Qua ngôn ngữ độc thoại Nguyễn Du đã miêu tả sinh động sâu sắc, đadạng đời sống bên trong của con ngời Chẳng hạn nh ở nhân vật Thuý Kiều tabắt gặp đó là một cô Thuý Kiều cảm xúc và trầm t, một con ngời không hành

động một cách máy móc theo những xô đẩy của tình huống bên ngoài mà trựctiếp chịu sự tác động của cảm nghĩ bên trong

Nguyễn Du chú trọng miêu tả tâm lý con ngời ở những chặng đờng có ýnghĩa bớc ngoặt đối với vận mệnh nhân vật ở những trờng hợp kịch tính caocủa tình huống, của sự bộc lộ tính cách nh sau cuộc gặp gỡ đầu tiên mối tình

đầu đột ngột xâm chiếm trái tim khao khát hạnh phúc của Thuý Kiều xuấthiện đồng thời với nỗi cảm thơng thân thế ngời thiếu nữ bất hạnh không quenbiết đó là nét biểu hiện tâm hồn phong phú, một trong những tính cách cơ bảncủa Thuý Kiều Hay đoạn ở lầu xanh lần thứ nhất đó là sự dằng xé kịch liệttrong tâm hồn một con ngời có bản ngã trong sạch, vốn sống cuộc đời “Êm

đềm trớng rũ màn che; Tờng đông ong bớm đi về mặc ai” mà nay phải dấnthân vào cuộc đời nhỏ nhơ bẩn Rồi đêm “Trao duyên”, lần Hồ Tôn Hiến dụhàng, Đều là những đoạn ngôn ngữ độc thoại biểu hiện thành công tâm hồntính cách nhân vật trung tâm Đó là nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện.Còn với Hoạn Th một trong số các nhân vật phản diện tâm lý nhân vật đợcNguyễn Du thể hiện qua việc mụ nổi cơn ghen vì đây là một tình huống tâm lýtiêu biểu, một trờng hợp tâm lý khó chế ngự nhất đối với ngời phụ nữ sống dớichế độ phong kiến Con ngời thật cuả mụ đợc bộc lộ rõ qua đoạn độc thoại của

mụ khi mụ trả thù đối với “tình địch” và ngời chồng phụ bạc Chính từ những

đoạn độc thoại mà Mã Giám Sinh bộc lộ hết bản chất xấu xa thấp kém khi hắnsuy tính “nớc trớc bẻ hoa” và “Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời” Và với mờicâu độc thoại nội tâm của Từ Hải khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng biểu hiện bản chất

Trang 6

ngang tàng khí phách phi thờng của nhân vật anh hùng, con ngời gắn bó vớicuộc sống “đội trời đạp đất”, “chọc trời khuấy nớc” và những ý nghĩ của ThuýKiều “biết thân đến bớc lạc loài” thật hết sức táo bạo mà cũng rất tự nhiên hợp

lý trong sự phát triễn tâm lý Ngôn ngữ độc thoại trong Truyện Kiều dắt dẫnchúng ta đi vào những cảm nghĩ cá biệt, cụ thể góp phần xây dựng khuynh h-ớng cá thể hoá tính cách nhân vật nhng đồng thời những tâm lý ấy lại có ýnghĩa khái quát tâm trạng của một lớp ngời, một thời đại

Còn ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều có một số lợng khá lớnkhoảng trên dới 1200; câu nó đã góp phần quan trọng vào thành tựu nghệthuật Truyện Kiều Ngôn ngữ đối thoại trong Truyện Kiều đó là sự nhất quánsâu sắc chặt chẽ giữa nội dung t duy cảm xúc với hình thức ngôn ngữ Đây làmột yếu tố quyết định tính chất, giá trị ngôn ngữ đối thoại Truyện Kiều, ngônngữ quý tộc hay ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ nhân vật chính diện, ngôn ngữnhân vật phản diện, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao KimTrọng nói năng “tao nhã” kiểu th sinh và Truyện Kiều vận dụng khá nhiều

điển cố thi liệu văn chơng Trung Quốc mà ngôn ngữ đối thoại vẫn sinh độnghấp dẫn

Một công trình nghiên cứu Truyện Kiều dới góc độ thi pháp của giáo sTrần Đình Sử trong “Những thế giới nghệ thuật thơ” đã nhìn nhận về vấn đềnghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua thời gian nghệ thuật và không giannghệ thuật ở không gian nghệ thuật, theo tác giả thì không gian giam hãm vàkhông gian lu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con ngời phải

đối phó để tồn tại Với hai không gian đó Nguyễn Du đã biểu hiện hết cáccung bậc tình cảm chân thật của con ngời đơng thời và còn có thể nói của conngời nói chung

Song khi nói đến không gian nghệ thuật trong Truyện Kiều thì ta còn cóthể nói tới không gian vũ trụ, yếu tố quy định ngôn ngữ không gian trong tácphẩm Truyện Kiều tuy sử dụng những địa danh cụ thể của nớc ngoài trong cốttruyện vay mợn nhng tác giả của nó đã sáng tạo ra một không gian nội cảm,biến không gian nghệ thuật thành một hình tợng có tầm khái quát nhân loạicòn ở thời gian nghệ thuật tác giả cho rằng Nguyễn Du đã sáng tạo trong tácphẩm một thời gian con ngời Ông không nhìn nhận cuộc sống theo con mắttiên tri dửng dng, lạnh lùng của Tam hợp đạo cô Ông nhìn nhân vật từ phía

Trang 7

nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu hớng hành động của chúng.

Và do vậy ông đi vào đợc với nhịp thời gian của cuộc sống thực tại TrongTruyện Kiều của Nguyễn Du có xuất hiện thời gian sự kiện và thời gian trầnthuật Thời gian sự kiện trong Truyện Kiều: Một hành động vừa xong, hành

động khác ập tới, một hành động cha xong, hành động khác ập tới, nhân vậtcha kịp hiểu gì, hành động khác đã ập tới Ta thấy rằng dờng nh Nguyễn Duthích bố trí sự kiện của nhân vật vào mùa xuân và mùa thu, mùa hè thì rútngắn còn mùa đông thì bỏ qua Tác giả bố trí sự kiện vào mùa xuân và mùathu bởi mùa xuân và mùa thu có những bức tranh và phong cảnh mới có ýnghĩa Còn nh xuất hiện nhiều mùa thu là vì phải chia tay đau khổ trong mùathu lá rụng, hiu hắt thì mới thật là ảm đạm

Một đặc sắc nữa của thời gian nghệ thuật của Truyện Kiều là tác giảkhông giản đơn trình bày sự kiện này nối tiếp sự kiện kia mà đã biết dừng lại ởyếu tố bây giờ, tức thời điểm hiên tại của sự biến chuyển, khám phá ý nghĩaphong phú của nó

Cái “bây giờ” của Nguyễn Du không quy gọn vào hiện tại mà mangmột chiều sâu và chiều rộng của quá khứ và tơng lai Một cái bây giờ mongmanh, mịt mờ, viển cảnh:

Bây giờ rõ mặt đôi ta,Biết đâu rồi nữa chẵng là chiêm bao

Một cái bây giờ đầy lạc quan, đầy hứa hẹn Và có cái bây giờ nh tổngkết một niềm tin rồi lại có cái bây giờ lam sáng tỏ quá khứ làm gợi ra một vựcthẳm tơng lai hãi hùng Và cuối cùng là cái bây giờ xót xa vời vợi

Khám phá cái bây giờ chính là Nguyển Du đi vào nội tâm nhân vật, đivào cái cá biệt không lặp lại của không gian và thời gian Nó cho thấy bêncạnh dòng thời gian sự kiện Truyện Kiều có thêm dòng thời gian tâm trạng.Khám phá cái bây giờ chứng tỏ đã biết nhìn nhân vật theo điểm nhìn, nhìnnhân vật từ phía bên trong

Do công trình nghiên cứu này không phải là tìm hiểu về nghệ thuậtmiêu tả tâm lý nhân vật nên nó chỉ cung cấp cho ngời đọc một cái nhìn kháiquát mà thôi

Giáo s Nguyển Lộc trong chuyên luận “Về ngôn ngữ nhân vật trongTruyện Kiều” đăng ở tạp chí Văn Học tháng 11 năm 1965 nhân dịp kỹ niệm

Trang 8

200 năm ngày sinh Nguyễn Du, chỉ đề cập đến vấn đề của nhân vật đã có phần

ít so sánh giữa “Truyện Kiều” và “Kim Vân Kiều truyện” Theo ông, TruyệnKiều có hai loại ngôn ngữ tơng ứng với hai loại ngời là loại ngôn ngữ ớc lệ(nhân vật chính diện) và ngôn ngữ mang tính hiện thực (nhân vật phản diện).Công trình này mới chỉ đề cập đến một vấn đề để góp phần thể hiện tâm lýnhân vật, do sự bó hẹp của đề tài nên cha đi vào các vấn đề khác

Giáo s Phan Ngọc trong công trình khoa học: “Tìm hiểu phong cáchNguyển Du trong Truyện Kiều”, đã khảo sát toàn bộ nghệ thuật Truyện Kiềutrên cơ sở đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Côngtrình này đã khẳng định đợc “Truyện Kiều”là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻvới những nguyên tắc sáng tạo riêng cha từng có trong nghệ thuật truyềnthông Trung Quốc cũng nh Việt Nam

Trong công trình khoa học này với 60 trang viết đã chỉ ra những điểm

để chứng minh rằng: Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý Theotác giả, nó là tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại, cũng không phải tiểuthuyết tâm lý hay tiểu thuyết phân tích tâm lý ngày xa Điều ông tập trung tấtcả là các biện pháp phải giúp ông phân tích tâm lý nhân vật Nó là sự phântích khoa học thực sự ở phơng pháp phân tích này, những mâu thuẩn trongtâm lý, quá trình phát triển biện chứng của tâm hồn là phản ánh quá trìnhkhách quan của xã hội, của lứa tuổi, kinh nghiệm sống của nhân vật Và cũngchính từ phơng pháp phân tích hiện đại này đã làm cho bất cứ nhân vật nàocũng đều đợc thảo luận, phân tích

ở công trình này, giáo s Phan Ngọc đã bàn đến ba phạm trù mỹ học màNguyễn Du đã làm xuất hiện Đó là phạm trù ngôn ngữ tác giả, phạm trù ngônngữ nhân vật và phạm trù ngôn ngữ thiên nhiên

Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ tác giả xuất hiện khắp mọi nơi, thay đổitất cả, tổ chức lại tất cả Mọi yếu tố của tác phẩm từ cách tự sự đến cách miêutả nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao KimMọi cái đều bị nó chi phối Nguyển Du đãbiến ý nghĩ của nhân vật thành sự phân tích nội tâm, do ngôn ngữ tác giả đảmnhiệm, biến hành động của nhân vật thành ngôn ngữ của tác giả để từ đó biết

đợc tâm lý của mỗi nhân vật

Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ của nhân vật là ngôn ngữ tâm trạng chonên họ nói rất ít Trớc hết trong Truyện Kiều các nhân vật không bao giờ chào

Trang 9

hỏi nhau, hỏi thăm sức khoẻ, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao KimVà ngôn ngữ ấy cũng không dùng đợc kểchuyện, nếu có thì rất ít và thờng là ngắn Cuối cùng là nhân vật có cú phápriêng, có từ vựng riêng không lặp lại ở một ngời nào khác

Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ thiên nhiên đợc Nguyễn Du sử dụngnhằm mục đích khác Ông lo tìm tiếng nói của nội tâm cho nên bắt buộc phảichú ý đến phần bộc lộ của nội tâm ;đó là tiếng nói của thiên nhiên Khi nào

mà tâm trạng nhân vật có nhiều điều khó bộc lộ thì thiên nhiên xuất hiện màcon ngời cô độc bị tách ra khỏi xã hội để giao tiếp với nội tâm của mình, lúc

đó ngôn ngữ của con ngời bị lép vế thì thiên nhiên phải thực hiện Ngôn ngữnày có những chức năng giao tiếp riêng Thứ nhất đó là nói lên sự thay đổi củatâm trạng, tính lu chuyển của đời sống nội tâm Thứ hai dó là nói lên tiếng nói

ly biệt, nhớ mong, lo lắng, đợi chờ Thứ ba đó là lời nhắc nhở quá khứ

Nh vậy cũng đã có khá nhiều chuyên luận, công ttrình khoa học đi vàonghiên cứu nghệ thuật Truyện Kiều nhng với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhânvật thì cha có một công trình nào nghiên cứu độc lập cả

Nhìn chung thì ai cũng thừa nhận Nguyễn Du có biệt tài miêu tả tâm lýnhân vật và đã góp phần tạo thành công trong Truyện Kiều,nhng các tác giảchỉ dừng lại miêu tả phân tích mà cha nâng lên tầm khái quát vấn đề

Do không đặt mối quan hệ so sánh giữa Truyện Kiều với Kim Vân KiềuTruyện một cách cụ thể cho nên đã có nhiều tác giả giải thích còn chungchung, còn phiến diện

Nhng dù sao các nhà nghiên cứu cũng thấy đợc một số thành tựu nh vậy

đã tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu Với đề tài nà chúng tôikhông mong muốn gì hơn là góp phần tìm ra những cái hay cái đẹp trongTruyện Kiều

Trang 10

Chơng 2

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều - Nguyễn Du

Khi xây dựng nhân vật ThanhTâm Tài Nhân đã thông qua những mumô, tính toán, hành động, cử chỉ lời nói, thông qua những sự kiện mà nhân vậtphải trải qua Còn Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều là một tác phẩm truyệnthơnê khi xây dựng nhân vật lại thông qua sự miêu tả về tâm lý, tính cách Dotác phẩm là truyện thơ nên buộc Nguyễn Du phải lợc bớt các sự kiện, tìnhtiết ít có giá trị nghệ thuật không ảnh hởng đến nhân vật mà thêm vào đó lànhững đoạn độc thoại nội tâm

Một vấn đề nữa chi phối về miêu tả tâm lý nhân vật là t tởng quan niệmcủa tác giả Truyện Kiều bao trùm lên đó là cảm quan nhân đạo Nguyễn Duvới lập trờng nhân đạo cao cả đã đề cao nhân vật của mình

Nguyễn Du dựa theo những nét chính ở cốt truyện “Kim Vân Kiềutruyện” của Thanh Tâm Tài Nhân và sáng tạo ra một thi phẩm mới với một hệthống hình tợng riêng của mình với cả đời sống vật chất và đời sống nội tâmvô cùng phong phú

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du có hai hệ thống nhân vật đó là nhân vậtphản diện và nhân vật chính diện Và với mỗi nhân vật nghệ thuật miêu tả tâm

lý đều khác nhau

2.1 Miêu tả nhân vật chính diện:

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tuyến nhân vật chính diện gồm:

V-ơng Ông, Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thuý Vân, Mụ quản gia, Vải GiácDuyên, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim

Trong số những nhân vật chính diện này chúng tôi chú ý đi sâu tìm hiểu

ba nhân vật chính là: Từ Hải, Thuý Kiều, Kim Trọng

2.1.1 Thuý Kiều:

Đối với nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả tâm lý nhân vật quanhững đoạn thơ đối thoại, độc thoại (Kim – Kiều gặp gỡ ;Kiều ở lầu Ngng

Trang 11

Bích ;Thuý Kiều tiễn biệt Thúc Sinh ;… Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim) qua những đoạn thơ miêu tả thiênnhiên Và lồng vào đó Nguyễn Du còn thông qua việc miêu tả ngoại hìnhThúy Kiều và những lần đánh đàn của nàng

Miêu tả tâm lý nhân vật là biên pháp nghệ thuật chủ đạo của Nguyên

Du trong “Truyện Kiều” nhằm xây dựng nên những nhân vật sống động,

điển hình là nhân vật Thuý Kiều

Thuý Kiều có một đời sống nội tâm vô cùng phong phú là một con ngờigiàu tình cảm có cốt cách đa tình

Nh ta đã nói ở trên “Truyện Kiều” là một tác phẩm viết bằng thơ, t duycủa nó là t duy thơ Nó là một kiểu thuyết minh nhng mà là “Tiểu thuyết phântích tâm lý” [1] Điều sáng tạo của Nguyễn Du là biến nhân vật chính từ conngời đạo lý thành con ngời tâm lý, là đã để một số lợng câu thơ lớn cho nhânvật của mình độc thoại nội tâm để trực tiếp biểu hiện nội tâm nhân vật Và để

sự phân tích tâm lý đợc rõ ràng, để chng tỏ sự ảnh hởng của thi pháp tiểuthuyết chơng hồi, Nguyễn Du đã thêm vào tác phẩm một nhân vật đó là ngời

kể chuyện mà Phan Ngọc gọi là “ngôn ngữ tác giả”[2] “Ngời kể chuyện” đãgóp phần lớn lao trong việc biểu hiện nội tâm nhân vật Ngôn ngữ ngời kểchuyện (Ngôn ngữ tác giả) là một sáng tạo của Nguyển Du, nó đã gạt bỏ mọithi pháp chơng hồi Muốn hiểu đợc tâm lý nhân vật chúng ta đi vào tìm hiểungôn ngữ của tác giả và vai trò của nó trong việc thể hiện tâm lý nhân vật

Khi viết Truyện Kiều Nguyễn Du vừa là ngời kể chuyện vừa là một nhàthơ trữ tình ;do vậy mà trọng tâm của trần thuật là “Thế giới tấm lòng củanhân vật, chứ không phải là sự kiện bên ngoài” [3] Điều này khác hẳn với ph-

ơng pháp tự sự của tác phẩm tiểu thuyết chơng hồi “Kim Vân Kiều truyện”

Điều này dẫn đến một hệ quả là thế giới nội tâm, thế giới tinh thần hay nóicách khác nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật mà cụ thể ở đây là nàng Kiềucủa Nguyễn Du phong phú đa dạng hơn nhiều so với nàng Kiều của ThanhTâm Tài Nhân

Mọi ý nghĩ, mọi hành động của nhân vật nếu để y nguyên nh trong KimVân Kiều truyện thì sẽ sống sợng đã đợc Nguyễn Du biến thành những lờinhận xét của tác giả Nhờ đó mà đi vào thế giới nội tâm của Thuý Kiều mộtcách dễ dàng, hợp lí Trong Kim Vân Kiều truyện, sau khi ăn nằm với Mã

[3] Trần Đình Sử – Những thế giới nghệ thuật thơ

Trang 12

Giám Sinh, Thuý Kiều đã nói “Nếu biết sớm ngày nay nh thế này thì lúc ấygiữ làm chi ?” Thậm chí Thuý Kiều còn viết th cho Kim Trọng không úp mở:

“Cái đêm dới đèn cự tuyệt, thiếp cam chịu tội cùng chàng, chàng mà nhớ lạisao khỏi oán hận thiếp đây” (Hồi IV) Những lời nói, những việc làm này xuấtphát từ một cô gái khuê các, rõ ràng là sống sợng Nguyễn Du làm khác.Trong cảnh cực nhục của thân phận, khi ngời con gái phải từ bỏ mối tình trongtrắng thiêng liêng của mình rơi vào tay một đứa vô loài đã vang lên hai câuthơ quyết liệt, bộc lộ cả niềm căm phẩn và sự tiếc nuối:

Biết thân đến bớc lạc loài,Nhị đào thà bẻ cho ngời tình chung ! (791-792)

Ai nói ở đây ? Tác giả hay Thuý Kiều đã nói Có thể nói rằng tâm trạngnỗi niềm của Thuý Kiều đã đợc bộc lộ, mà lại bằng chính ngôn ngữ tác giả.Cuộc đời đã tan vỡ kêu gọi những ý nghĩ phản kháng quyết liệt Chuyển ngônngữ nhân vật thành ngôn ngữ tác giả tức là đã đẩy mạnh quá trình phát triểntính cách Con ngời e dè, rụt rè “sợng sùng, giữ ý, rụt rè” từ nay đã hành độngliều lĩnh: Thuý Kiều cất dao vào ngời và tự sát Sự phân tích nội tâm này bằngngôn ngữ tác giả chuẩn bị cho quá trình diễn biến chủ quan của tâm lý nhânvật

Không chỉ vay mợn sự kiện hành động trong Kim Vân Kiều truyện ôngcòn tự tiến hành phân tích độc lập với Kim Vân Kiều truyện và thể hiện quátrình diễn biến tâm lý một cách tài tình và hiện đại Thể hiện rõ ở đoạn ThúcSinh trở về nhà Hoạn Th, Hoạn Th đón tiếp chàng một cách thân mật rồi gọiThuý Kiều ra lạy mừng Đoạn này dài 80 câu Trong suốt 24 câu đầu cả ThuýKiều lẫn Thúc Sinh, Hoạn Th không ai nói câu nào nhng tâm trạng mỗi ngời

đợc bộc lộ rất rõ Thuý Kiều bớc ra lúng túng, ngần ngại “Bớc ra một bớc, mộtdừng” Từ xa nàng đã thấy Thúc Sinh và hoảng hốt không tin vào đôi mắt củamình:

Phải rằng nắng quáng đèn loà,

Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh ?Nhng sự thực là sự thực Nàng nhận thức ngay tình trạng nguy hiểm củamình và mu mô của Hoạn Th:

Bây giờ tình mới tỏ tình, Thôi thôi đã mắc vào vành chẵng sai

Trang 13

Tuy bên ngoài Thuý Kiều vẫn im lặng nhng trong lòng nàng nỗi cămgiận bốc lên:

Chớc đâu có chớc lạ đời, Ngời đâu mà lại có ngời tinh ma

Và nàng cũng thấy rõ bụng dạ Hoạn Th:

Bề ngoài thơn thớt nói cời,

Mà trong nham hiểm giết ngời không dao

Đặc biệt nàng còn nhận ra, thấy rõ tình huống khách quan lép vế của mình:

Bây giờ đất thấp trời cao,

Ăn làm sao nói làm sao bây giờ

Nh vậy ta thấy bên trong con ngời Thuý Kiều đã rất tức giận, cái tứcgiận đã thấu hiểu tâm địa, bung dạ, mu đồ của kẻ thù Thế nhng bên ngoàiThuý Kiều lại càng tỏ ra nhún nhờng, khuất phục sợ hãi trớc Hoạn Th:

Sợ uy dám chẳng vâng lời Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều

Từ đoạn phân tích trên ta thấy quy luât diễn biến nội tâm Thuý Kiềunhìn bề ngoài trái ngợc với diễn biến hành động Nhng đây là sự thống nhấttrong tâm lý nhân vật

Trên đây là đoạn Nguyễn Du miêu tả tâm lý của nàng Thuý Kiều Nhng trongKim Vân Kiều truyện đó là phần cuối của hồi XV song Thanh Tâm Tài Nhânchỉ trần thuật sự việc đó một cách sơ qua, ngời đọc không thể biết đợc tâmtrạng hay diễn biến tâm lý của nàng Thuý Kiều lúc đó nh thế nào

Chúng ta còn thấy rõ cái mới mà Nguyễn Du dựa vào là “sử dụng ngônngữ của tác giả để phân tích, lý giải sự kiện về mặt tâm lý, nhằm nêu lênnhững tâm lý khác nhau trong cùng một hoàn cảnh” [4]

Qua việc phân tích ơ trên chúng ta thấy vai trò của ngời kể chuyện rấtquan trọng trong việc miêu tả và tái hiện nội tâm nhân vật làm cho quá trìnhtâm lý của nhân vật đợc phơi bày

Do thay đổi trọng tâm trần thuật sang thế giới tấm lòng, thế giới bêntrong của nhân vật nên Nguyễn Du đã huy động tối đa các thủ pháp trữ tình đểmiêu tả tình cảm, nội tâm nhân vật Nguyễn Du đã vận dụng triệt để các mặt

Trang 14

nh nhân tả ngời mà trữ tình, nhân tả vật mà trữ tình, nhân tả cảnh mà trữ tình,

để cực tả tấm lòng, tâm lý, ý nghĩ của nhân vật Đó cũng là điểm mà Truyện

… Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim

Kiều của Nguyễn Du không chỉ vợt qua Kim Vân Kiều truyện của Thanh TâmTài Nhân mà còn vợt qua cả những truyện Nôm bình thờng Những truyệnNôm đó chỉ nặng về kể lể dài dòng, nhiều sự kiện mà ít trữ tình

Trong Truyện Kiều nhân vật Thuý Kiều đợc giải bày nội tâm nhấtkhông phải chỉ vì nàng là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm mànàng là một ngời đa tình, đa cảm, thông minh, có ý thức về mình nhng cuộc

đời lại gặp lắm trái ngang, có nhiều bớc ngoặt quan trọng một con ngời nhvậy dù chỉ một chút biến đổi một bớc ngoặt cũng đủ làm cho Thuý Kiều daydứt nội tâm, biến đổi tâm lý Nguyễn Du đã để cho nhân vật ngồi một mình

đối diện với hiện tại, quá khứ, tơng lai mặc sức thả mình theo những biến ảovô thờng, những giằng xé tâm trạng Trong Kim Vân Kiều truyện của ThanhTâm Tài Nhân không hề có điểm này Nếu không hành động, không nói năngthì tác giả để cho Thuý Kiều làm thơ, có đến rất nhiều bài thơ Thuý Kiều sángtác mà nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thì đó lại là những đoạn miêutả sự độc thoại nội tâm rất tài tình Mọi sự kiện, hành động của Thuý Kiềutrong Kim Vân Kiều truyện đã đợc Nguyễn Du kể lại một cách sơ lợc, vắn tắttrong tác phẩm của mình Ông dành thời gian và câu chữ để thể hiện thế giớinội tâm của nhân vật

Chúng ta có thể nói rằng, nàng Thuý Kiều trong Truyện Kiều đã đợcNguyễn Du để cho mặc sức đối diện với chính mình, mặc sức đuổi theo sựphát triển tâm lý nội tại của bản thân Hình ảnh của nàng trớc hết là hình ảnhcủa một con ngời cô độc ở nhà Tú Bà, cô độc ở nhà Hoạn Th, cô độc trong đợichờ trong nhớ mong, cô độc một mình nơi dòng sông Tiền Đờng và ThuýKiều còn cô độc ngay cả khi đối diện với những ngời khác, vì nàng luôn sốngvới nội tâm của mình nên khi giao tiếp với mọi ngời vẫn tự tách mình ra, theo

đuổi những ý nghĩ theo quy luật tâm lý của riêng mình Còn ở Kim Vân Kiềutruyện, Thanh Tâm Tài Nhân không để cho nhân vật có cơ hội làm nh vậy, đãkhông cho nhân vật có thời gian độc thoại nội tâm Mặt khác, Nguyễn Du xemcon ngời nh là một hiện tợng tâm lý nh một cốt truyện tâm lý còn Thanh TâmTài Nhân cha xem con ngời là một hiện tợng tâm lý thực sự vì thế đã không

Trang 15

miêu tả đời sống nội tâm

Có một nhà nghiên cứu ngời Nga đã nói rằng phân tích tâm lý nhân vật

là “nghệ thuật phát hiện sự phong phú phức tạp, vận động của các mối liên hệcủa cá nhân con ngời với thế giới xung quanh”[5] Nếu vậy chứng tỏ TruyệnKiều đã đạt đến trình độ phân tích tâm lý cao Thuý Kiều hầu nh bao giờcũng xuất hiện trong một phức hợp tâm lý mà chỉ có quá trình độc thoại nộitâm mới có thể diễn tả đợc sự phức tạp và chồng chéo đó

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, mối tình đầu đột ngột xâm chiếm trái timkhao khát cuộc sống của Thuý Kiều xuất hiện đồng thời với nỗi cảm thơngthân thế của ngời thiếu nữ bất hạnh không quen biết:

Một mình lặng ngắm bóng nga, Rộn đờng gần với nỗi xa, bời bời

Ngời mà đến thế thì thôi,

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi

Ngời đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không

Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình

Nh vậy, khi Thuý Kiều một mình ngồi “lặng ngắm bóng nga” Nguyễn

Du để cho Thuý Kiều phải đối diện một lúc cả Đạm Tiên lẫn Kim Trọng.Nguyễn Du để cho Kiều ngồi một mình để tự đối thoại với lòng mình, nói lênnhững tiếng nói tâm trạng Thuý Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân lại không cónhững điều này, những lúc nh vậy thì Thanh Tâm Tài Nhân lại để cho ThuýKiều làm thơ

Tâm lý nhân vật Thuý Kiều đợc thể hiện rõ ở mỗi lần Thuý Kiều suynghĩ về số phận của mình, về tình yêu của mình Đoạn Thuý Kiều ở lầu xanhlần thứ nhất là sự cảm thụ thấm thía giữa các yếu tố đối lập: Quá khứ – hiệntại, truy hoan – chán chờng, ồn ào, tấp nập – cô đơn… Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao KimBiểu hiện sự giằng

xé kịch liệt trong tâm hồn một con ngời có bản ngã trong sạch vốn sống mộtcuộc đời:

Êm đềm trớng rủ màn che, Tờng đông ong bớm đi về mặc ai

mà nay phải dấn thân vào chốn tận cùng nhơ bẩn Nguyễn Du đã tạo cho Thuý

Trang 16

Kiều có thời gian ngồi suy ngẫm đối diện với chính mình để suy nghĩ vềnhững việc mình đã làm, nghĩ về thân phận của mình về cuộc sóng gió trong

sổ đoạn trờng mà mình đã một phần trải qua Song đoạn này nó lại không cótrong Kim Vân Kiều truyện

Nàng tự xót mình, cảm thơng cho số phận nghiệt ngã của mình để rồi ýthức đợc sự nhục nhã ê chề:

Xót mình cửa các buồng khuê,

Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay

Khéo là mặt dạn mày dày, Kiếp ngời đã đến thế này thì thôi

Thơng thay thân phận lạc loài, Dẫu sao cũng ở tay ngời biết sao

Nàng sống một cuộc sống ồn ào, vui vẻ nhng lại là vui gợng, lại là cời ra nớcmắt để rồi nàng nhận lấy cái gì - nhận lấy một nỗi cô đơn:

Biết bao bớm lả ong lơi,Cuộc say đầy tháng trận cời suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim,Sớm đa Tống Ngọc, tối tìm Trờng Khanh

Khi tỉnh rợu,lúc tàn canh,Giật mình mình lại thơng mình xót xa

Trong lúc đang nghĩ về số phận của mình thì Thuý Kiều của Nguyễn

Du cũng nghĩ đến cha mẹ nghĩ đến ngời yêu,nghĩ xem cái duyên đứt đoạn củamình đã đợc nối cha và cả nghĩ đến Đạm Tiên và hội đoạn trờng Khi để chonhân vật độc thọai thì đã thể hiện đợc những tâm lý phức hợp, những ý nghĩchồng chéo, chứng tỏ sự phong phú trong tâm hồn Thuý Kiều Đây là một sựsáng tạo của Nguyễn Du Nguyễn Du đã sáng tạo ra một bức tranh nhớ nhung

để nói lên cuộc sống của nhân vật Qua những lời độc thoại nội tâm ThuýKiều đã có những lúc thể hiện đợc nỗi nhớ cha mẹ, nhớ ngời yêu.Và tất cả có

đến bảy lần và là bảy lần diễn tả tâm trạng cũng là biểu hiện nội tâm củaThuý Kiều.Trong bảy lần đó có năm lần nhớ Kim Trọng, hai lần nhớ ThúcSinh, lần cuối cùng Thuý Kiều nhớ cả Kim Trọng lẫn Từ Hải Trong Kim VânKiều truyện chỉ có bốn lần Nguyễn Du thêm vào nhằm thể hiện thật rõ nộitâm nhân vật, diễn biến tâm lý của nhân vật

Trang 17

Chẳng hạn nh lần nhớ đầu tiên mà Nguyễn Du muốn nói là cả một tâmtrạng cô đơn, buồn da diết, canh cánh bên lòng lời thề thốt cũ,nặng trĩu trênvai bổn phận của kẻ làm con:

Vi lô san sát hơi may,Một trời thu để riêng ai một ngời

Dặm khuya ngắt tạnh mù khơi,Thấy trăng mà thẹn những lời non sông

Rừng thu từng chiếc chăn hồng,Nghe chim nh nhắc tấm lòng thần hôn

Lần nhớ đầu tiên này của nàng Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyệnchỉ là một cái nhớ chung vì “chút tình hôn si rủ sạch” vì “thấy cảnh thơng tình

“.(Hồi VIII)

Có thể nói rằng Nguyễn Du đã vơn lên đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả tâm lýnhân vật bằng độc thoại nội tâm qua đoạn Thuý Kiều ở lầu Ngng Bích ở KimVân Kiều truyện khi buồn nhân vật chỉ biết khóc than và làm thơ mà không đểcho nhân vật tự đối thoại với chính mình để có đợc những đấu tranh giằng xénội tâm Thuý Kiều chỉ nhớ đến KimTrọng và nỗi nhớ ấy chỉ diễn ra trongchốc lát để nhờng chỗ cho “Mời vận bất giai”, Thuý Kiều không hề nhớ đếncha mẹ Còn ở Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để cho nàng nhớ đến Kim Trọng

đầu tiên nhng cũng không quên “xót ngời tựa cửa hôm mai”

Tởng ngời dới nguyệt chén đồng, Tin sơng luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ?Xót ngời tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?Sâu lại cách mấy nắng ma,

Có khi gốc tử đã vừa ngời ôm

Qua lời độc thoại nội tâm này Nguyễn Du đã để cho tâm lý của ThuýKiều diễn ra theo đúng quy luật của nó Tâm lý của Thuý Kiều lúc này đó làtình yêu của nàng giành cho Kim Trọng vẫn đang còn – ngọn lửa tình yêuvẫn đang còn âm ỉ cháy trong lòng Thuý Kiều đã nhớ về quá khứ đó là những

kỷ niệm tình yêu êm đẹp, nhớ lại những lời thề gắn bó sắt son giữa nàng với

Trang 18

Thuý Kiều là nhân vật đợc Nguyển Du chú ý nhất khi sử dụng thiênnhiên để bộc lộ tâm trạng Nguyển Du là ngời ý thức đợc rằng thiên nhiên làmột dạng tồn tại của con ngời, gắn bó với con ngời, bởi:

Cảnh nào cảnh chẵng đeo sầu, Ngòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Cảnh vật thiên nhiên đã trở thành một thứ thớc đo cuộc sống của ThuýKiều là sự tổng hợp hài hoà và kín đáo tâm lý Thuý Kiều Trong Truyện Kiều,Thuý Kiều cũng là nhân vật đối diện với thiên nhiên nhiều nhất, thiên nhiêndồn tất cả cho Thuý Kiều Ngay cả những lúc Thuý Kiều không đứng mộtmình nhng thiên nhiên vẫn dành cho Thuý Kiều Điều này trong Kim VânKiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lại hoàn toàn khác Trong suốt cuốntiểu thuyết không hề có một câu tả thiên nhiên

Thiên nhiên trong Truyện Kiều đợc mở đầu bằng một buổi sáng mùaxuân tơi vui Trong cảnh đó Kim Trọng gặp Thuý Kiều và là một khung cảnhgần nh thần tiên và giã từ nhau trong một buổi chiều bất tử

Cỏ non xanh rợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Trang 19

Tiếng nói của thiên nhiên là tiếng nói góp phần đắc lực vào việc bộc lộnội tâm Đây là mục đích mà Nguyễn Du đang hớng tới

Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” là một phơng tiện để miêu tả nội tâm, phản

ánh tâm trạng Thuý Kiều đã cần thiên nhiên trợ giúp để miêu tả nội tâm Đó

là khi Thuý Kiều có nhiều khó nói, khó bộc lộ, đây là lúc thiên nhiên xuấthiện Bởi vì tâm hồn con ngời muốn tràn ra khỏi mình, hoà lẫn vào một cáikhác, ngôn ngữ con ngời bất lực và thiên nhiên bổ sung cho nó

Trong Truyện Kiều đoạn Thuý Kiều và các em đi chơi tiết Thanh Minhgặp Kim Trọng cho đến khi Kim Trọng dọn sang nhà trọ có 241 câu mà đã có

60 câu tả cảnh thiên nhiên để nói hộ tâm trạng của Thuý Kiều, một cách đầy

đủ, thiên nhiên đã nói hộ lòng ngời - một tâm trạng vui vẻ, nuối tiếc của ThuýKiều khi phải xa Kim Trọng:

Đủ điều trung khúc ân cần, Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng

Ngày vui ngắn chẳng tày gang, Trông ra ác đã ngậm gơng non đoài

hay tâm trạng rạo rực khi đến với tình yêu:

Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình

Nhặt tha gơng rọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt, trớng huỳnh hắt hiu

Đoạn Kiều ở lầu Ngng Bích có 22 câu tả cảnh thiên nhiên thì cũng là 22câu thể hiện nội tâm của Thuý Kiều Khi đối diện với cảnh vật Thuý Kiềusống sâu sắc với tâm trạng cá nhân và khi đó Thuý Kiều mới thể hiện mộtcách đầy đủ và chính xác tâm sự của mình

Tâm trạng Thuý Kiều thay đổi, lúc Kim Trọng hiện ra rực rỡ nên đã biến hẳncảnh vật Thiên nhiên đã phản ánh rất sát sự thay đổi tâm trạng của ThuýKiều, “Một vùng nh thể cây quỳnh cành giao” Rồi sau đó là một buổi chiềumong nhớ “Gió chiều nh giục cơn buồn”

Nguyễn Du còn nhờ thiên nhiên để nói lên tâm lý, tâm trạng Thuý Kiềutiếng nói biệt ly, nhớ mong, lo lắng đợi chờ Mỗi lần ly biệt hai ngời sẽ đốidiện với tình huống mới và lúc này thiên nhiên xuất hiện Trong cảnh chia ly

đó có những hình ảnh thiên nhiên nổi bật để nói tới cảnh này đó là: Đờng

Trang 20

ngựa, rừng thu, liễu, trời, trăng, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kim và những hình ảnh này đả tả cảnh ngụ tình.

Ta thấy rõ ở đoạn Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều nhờ thiên nhiên cảnh vật mà đãbộc lộ đợc diễn biến tâm lý của Thuý Kiều đó là tâm lý của ngời vợ tiễn biệtchồng đi xa Cuộc chia ly này đã đợc Vũ Trinh đánh giá là một “thiên phú biệtly”:

Ngời lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông ngời đã khuất mấy ngàn dâu xanh

Ngời về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi ?Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trờng ! … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao KimNhờ những hình ảnh thiên nhiên mà đã nói hộ Thuý Kiều về tâm trạng,tình cảm của mình đối với chàng Thúc Đó là sự quyến luyến, hụt hẫng, cô

đơn, những dự cảm về cuộc chia ly không biết ngày gặp lại

Và cuối cùng thiên nhiên mà Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều còn gợinhớ về quá khứ Khi Thuý Kiều đứng trớc sự thay đổi thì hiện tại thờng gợinhắc quá khứ, so sánh hiện tại với quá khứ để nghĩ đến cảnh ngộ hiện tại củamình Và thiên nhiên đã xuất hiện nh một điểm để đánh dấu một sự kiện

Và việc miêu tả những hành động của Thuý Kiều cũng đợc Nguyễn Dulựa chọn Rồi để chứng tỏ hành động đó là hợp lý ông thêm vào những đoạnphân tích tâm lý nhân vật để làm rỏ tâm hồn tình cảm của nhân vật để chứngminh hành động bán mình là hợp lý Thuý Kiều của Nguyễn Du trớc khiquyết định bán mình chuộc cha có những giằng xé cân nhắc, đấu tranh daydứt

Diễn biến tâm lý nhân vật Thuý Kiều còn đợc Nguyễn Du miêu tả quangoại hình của nàng mà cụ thể hơn đó là qua đôi mắt Với Thuý Vân Nguyễn

Du miêu tả rất đầy đủ từ khuôn mặt đến mau da, mái tóc và không đợc miêu tả

đôi mắt Khác với Thuý Vân, Thuý Kiều đợc Nguyễn Du miêu tả kỹ đôi mắt.Chỉ cần đôi mắt đã dự báo cho ngời đọc cuộc đời của nàng, một cuộc đời đầynớc mắt Vì có đôi mắt sắc sảo nh vậy nên Thuý Kiều mới có thể nhìn đợcchiều sâu thăm thẳm tận đáy mồ hoang để thấy nỗi niềm cô độc, xót xa của

Trang 21

một kiếp ngời:

Thấy ngời nằm đó, biết sau thế nào

Đôi mắt đã phát hiện ra nỗi bất hạnh của Đạm Tiên

Và cặp mắt sáng đẹp lạ lùng ấy lại là cặp mắt phát hiện ra tình yêu vàkhám phá ra vẻ đẹp của Kim Trọng Và đôi mắt ấy đã khiến Thuý Kiều đisớm về khuya, bắt vầng trăng chứng giám lời thề Cặp mắt ấy biết “khóc”, biết

“còi”, biết “nhìn”, biết “cảm”, … Đặc điểm này nó đã chi phối và cắt nghĩa vì sao Kimcặp mắt ân tình ấy sau này sẻ không quênnhững kẻ giúp mình, không muốn chung chăn gối với ngời mà mình kính yêukhi hoa đã tàn, nhị đã nát Rõ ràng đôi mắt ấy không chỉ biết nhìn mà còn biếtkhám phá tiếp thu phản ứng

Cuối cùng diễn biến tâm lý của Thuý Kiều còn đợc Nguyễn Du miêu tảthông qua những lần Thuý Kiều đánh đàn, mỗi lần là một diễn biến tâm lýkhác nhau

Lần đánh đàn thứ nhất đó là Thuý Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghetrong đêm đính ớc Đây là tiếng đàn hạnh phúc nhng nó vẫn pha chút buồnkhó hiểu Đó là cái buồn của kẻ đang yêu, đợc yêu cái buồn của ngời đang h-ởng hạnh phúc nhng lại sợ hạnh phúc nửa vời tan vỡ Lần Thuý Kiều đánh đànhầu rợu Hoạn Th và Thúc Sinh Chỉ có 6 câu mà đã nói lên rằng, đây là tiếng

đàn đau khổ tiếng đàn bạc mệnh mà Nguyễn Du đã báo trớc từ đầu:

Bốn dây nh khóc nh than, Khiến ngời trên tiệc cũng tan nát lòng

Cùng trong một tiếng tơ đồng, Ngời ngoài cời nụ ngời trong khóc thầm

Thật không có gì đau khổ bằng việc mình phải đánh đàn hầu rợu đẻchồng mình mua vui với ngời đàn bà khác, khi mình lại thành ngời đầy tớ củangời yêu mình

Lần Thuý Kiều đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe thì cái đau khổ nàycòn ghê hơn một bậc Đánh đàn cho kẻ giết chồng mình ! Đánh đàn bên cạnhcái chết của chồng mình mới xãy ra Cái khổ đau ở đây gần nh là cái chết rồi.Chỉ có bốn câu mà Nguyễn Du đã cho ta thấy đây là tiếng đàn bi kịch, tiếng

đàn tuyệt vọng của con ngời:

Một cung gió thảm ma sầu, Bốn giây rỏ máu năm đầu ngón tay

Trang 22

Ve ngân vợn hót nào tày, Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu

Lần Thuý Kiều đánh đàn cuối cùng là để cho Kim Trọng nghe trong

đêm đoàn viên Tiếng đàn ở đây buồn vui lẫn lộn Tiếng đàn thể hiên sự giằng

xé trong tâm hồn nàng Trong mời câu thơ tả tiếng đàn đã khẳng định sự thuỷchung vẹn tròn của tình yêu đôi lứa và khẳng định một lý tởng cao đẹp củatình yêu

Qua những lời phân tích trên ta thấy rõ rằng Thuý Kiều của Thanh TâmTài Nhân với Thuý Kiều của Nguyễn Du khác hẳn nhau Thuý Kiều củaThanh Tâm Tài Nhân lúc nào cũng mặc sức làm thơ, làm thơ cả khi buồn, cảkhi vui Còn Thuý Kiều của Nguyễn Du, với tài năng xuất chúng Nguyễn Du

đã cho chúng ta thấy rõ diễn biến tâm lý của Thuý Kiều qua mỗi chặng đời

2.1.2 Nhân vật Từ Hải:

Nếu nh ở nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du miêu tả tâm lý nhân vật quanhững lời đối thoại, độc thoại và tác giả để cho nhân vật đối diện với thiênnhiên và thông qua thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, thì với nhân vật Từ Hải,Nguyễn Du miêu tả tâm lý qua lời nói và đã đợc gọi là ngôn ngữ nhân vật.[6]

Ngôn ngữ nhân vật là một trong những thành công của Nguyễn Du khimiêu tả tâm lý nhân vật Việc cá thể hoá cao độ ngôn ngữ của nhân vật là mộtbiện pháp để tạo ra nét riêng, độc đáo không thể lẫn giữa nhân vật này vớinhân vật khác Sáng tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng đã cố gắng cá thểhoá ngôn ngữ nhân vật của mình

Nhìn chung về ngôn ngữ nhân vật trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du lànói rất ít Ngợc với Nguyễn Du trong Thanh Tâm Tài Nhân thì nhân vật lại nóinhiều chẳng hạn nh trong đoạn Thuý Kiều và Kim Trọng trao vành đổi quạtThuý Kiều của Nguyễn Du nói ba lần còn Thuý Kiều của Thanh Tâm TàiNhân nói mời lần, Kim Trọng của Nguyễn Du nói hai lần còn Kim Trọng củaThanh Tâm Tài Nhân nói tới mời ba lần Mặc dù họ nói ít nhng vẫn hiểu đợcbởi ngôn ngữ trong Truyện Kiều là ngôn ngữ tâm trạng và trừ khi tình thế bắtbuộc không thể làm khác đợc

Lời nói nhân vật trong Truyện Kiều không dùng lời nói làm mọi công

Trang 23

viêc giao tiếp hàng ngày Ngôn ngữ ở đây chỉ là “ngôn ngữ đục mờ” vì đằngsau sự giao tiếp thực tiễn, có một thông báo riêng nhằm mục đích nêu bật tínhcách của nhân vật

Ngoài ra ngôn ngữ của nhân vật trong Truyện Kiều không dùng để kểchuyện, việc kể chuyên do chính tác giả làm, nhân vật chỉ đợc phép kể lại rấtngắn và cũng phải xác định đợc thái độ của mình Ngôn ngữ nhân vật củaTruyện Kiều cũng có cú pháp riêng, ngôn ngữ của nhân vật không hề lặp lạingôn ngữ của nhân vật khác

Ta có thể tổng quát ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều là, nó phân rahai loại rõ rệt Đó là ngôn ngữ mang tính chất ớc lệ cho các nhân vật chínhdiện, lý tởng hoá và ngôn ngữ mang tính hiện thực lại thuộc về những nhân vậtphản diện

Từ Hải là một nhân vật chính diện Nguyễn Du muốn xây dựng nhânvật của mình - Từ Hải - thành một con ngời mà hành động suy nghĩ, nói năng

đêu khác hết cả mọi ngời Trong Truyện Kiều, Từ Hải chỉ nói có 52 câu nhngcả 52 câu là 52 câu tâm trạng

Với cái biệt tài của mình, Nguyễn Du đã tạo dựng đợc ngôn ngữ TừHải Qua ngôn ngữ Từ Hải đã tự khẳng định mình là một ngời vợt ra ngoàimọi thứ khuôn sáo của xã hội, lời nói khẳng định mình, lời nói của Từ Hải rất

đàng hoàng:

Từ rằng: Tâm phúc tơng cờ, Phải tuồng trăng gió vật vờ hay sao

Trong mắt Từ, bọn khách làng chơi lầu xanh đều là bọn “trăng gió vậtvờ”; bọn họ là những con ngời lăng nhăng, không nhất quyết một điều gì cả.Cho dù Từ Hải gặp Thuý Kiều trong hoàn cảnh là ở chốn lầu xanh nhng Từ đãkhông hề coi khinh thơng hại Thuý Kiều mà trái lạiTừ Hải rất trân trọng, cảmphục Thuý Kiều Từ tìm đến Thuý Kiều không phải để nhìn Thuý Kiều mà ng-

ợc lại để Thuý Kiều nhìn mình:

Lại đây xem lại cho gần, Phỏng tin đợc một vài phần hay không ?Con ngời thờng đau xót, thơng cảm khi ngời đẹp ký thác thân phận, thì

Từ lại cời, “Cời rằng:Tri kỷ trớc sau mấy ngời” Từ thấy chuyện này không cógì phải lo lắng và Từ đã nhìn ra ở ngời con gái giang hồ một ngời tri kỷ nếu

Trang 24

Từ không phải là ngời phi thờng thì Từ còn là con ngời có cái nhìn đối lập đạo

đức phong kến, là con ngời vợt ra ngoài khuôn sáo xã hội Sau khi Từ đã hỏiThuý Kiều về làm vợ đúng lẽ là khi hỏi ngời đẹp về thì lo quấn quýt bên cạnhngời đẹp nhng Từ Hải nửa năm hơng lửa đơng nồng, đã động lòng bốn phơng,thanh gơm yên ngựa lên đờng, con ngời phi thờng đã giúp Từ “Quyết lời dứt

áo ra đi” Còn khi ngời ta cảm ơn mình Từ gạt ngay:

Huống chi việc cũng việc nhà,

Lọ là thân tạ mới là tri ân

Với ngôn ngữ của mình, Từ đã hiện rõ ba nét tiêu biểu đó là sự nhậnthức đợc tính chất anh hùng của mình, sẵn sàng giúp ngời và khao khát tìmngời tri kỷ Cả ba nét này cũng phi thờng nh Từ và tất nhiên là nó biểu hiệntâm lý, tính cách riêng của nhân vật

Trong lời nói của mình Từ đã dùng chữ anh hùng 4 lần, chẳng hạn:

- Anh hùng đoán giữa trần ai mới già

- Anh hùng mới biết anh hùng

Dùng chữ quốc sĩ để khẳng định mình là kẻ sĩ tài đức nức tiếng “Từ rằng: Quốc sĩ xa nay”, chữ phi thờng “Làm cho rõ mặt phi thờng”, ta 2 lần:

“Một lời đã biết đến ta ;Cho ngời thấy mặt là ta cam lòng” Trong lời nói của mình, Từ đã cời ba lần, chẳng hạn:

- Cời rằng: Tri kỷ trớc sau mấy ngời

- Cời rằng:Cá nớc duyên a

Việc cứu ngời, giúp ngời thì Từ coi đó là bổn phận của mình, nhất làngời đó là ngời tri kỷ Từ khao khát tìm một ngời tri kỷ Từ muốn có một ngờihiểu giá trị của mình, thấy giá trị của mình trong lúc mình đang ở cảnh trần ai.Ngoài ra Từ còn muốn giúp Thuý Kiều gặp lại gia đình thì mới cam lòng

Nguyễn Du là nhà phân tích tâm lý hiện đại ở chỗ ngôn ngữ nhân vậtlàm thành cấu trúc chặt chẽ có sự diễn biến nội tại rất logíc, lại đợc giải thíchbằng ngôn ngữ của tác giả cũng hết sức khớp với các logíc ấy.[7]

Ngay từ việc chuẩn bị cho sự đầu hàng của Từ Hải, Nguyễn Du giớithiệu Từ là một ngời “giang hồ quen thói vẫy vùng” , chàng là ngời anh hùnghơn ngời nhng cái chí của chàng rất hẹp, chỉ quen thú vẩy vùng chỉ mơ ớc làmmột Hoàng Sào, Từ chỉ muốn chọc trời khuấy nớc chứ không có cái chí dựng

Ngày đăng: 15/12/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w