KHOA NGỮ VĂN --- ơ ĐÀO THỊ THU THỦY NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội
Trang 1KHOA NGỮ VĂN
-
ơ
ĐÀO THỊ THU THỦY
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH
LÙNG CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội 2014
Trang 2KHOA NGỮ VĂN
-
ĐÀO THỊ THU THỦY
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH
LÙNG CỦA NHẤT LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS GVC THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
Hà Nội 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS.GVC Thành Đức Bảo
Thắng , người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, chu đáo và động viên giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã giúp đỡ
em về mọi mặt để em hoàn thành khóa luận này
Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013 Sinh viên
Đào Thị Thu Thủy
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên quan dưới
sự hướng dẫn của TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có
Kết quả khóa luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên cứu tác giả Nhất Linh
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Sinh viên Đào Thị Thu Thủy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Lịch sử vấn đề 2
6 Cấu trúc 5
7 Đóng góp đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 NHẤT LINH VÀ THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG 6
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 6
1.1.1 Cuộc đời 6
1.1.2 Sự nghiệp văn chương 7
1.1.2.1 Hoạt động văn chương 7
1.1.2.2 Tác phẩm 9
1.2 THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG 9
1.2.1 Thế giới cảm giác mới mẻ trong Lạnh lùng 10
1.2.2 Thế giới tâm lí biến động, nhiều cung bậc 13
CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỒNG 20
2.1 CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ 20
2.1.1 Kết cấu cốt truyện 20
2.1.2 Kết cấu tâm lý 25
2.2 TÌNH HUỐNG KHƠI GỢI TÂM LÝ 29
CHƯƠNG 3 : MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 32
3.1 MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN 32
Trang 63.1.1 Miêu tả tâm lí qua diện mạo, hành động 32 3.1.2 Miêu tả tâm lý qua đối thoại 39 3.2 MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc
đến nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra đời những tiểu thuyết thật sự mới về nội dung tư tưởng và phong cách Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn đưa văn
xuôi Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại với những cây bút nổi tiếng như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,… Đặc biệt là Nhất Linh, người
có công đầu trong việc sáng lập nên Tự lực văn đoàn và đã để lại nhiều những tác phẩm có giá trị như: Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió (viết chung với Khái Hưng), Gánh hàng hoa (viết chung với Khái Hưng), Lạnh lùng…
Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và các tác phẩm của
Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa Phản ánh cuộc sống của con người cá nhân với chiều sâu nội tâm là nét đổi mới tiêu biểu, thể hiện những quan niệm mới về cuộc sống và con người của nhà văn Đặc biệt, ông đã thành công trong việc thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, chú ý đi sâu vào phanh phui, mổ xẻ những khía cạnh tinh vi sâu kín trong tâm hồn con người Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh chính là tìm hiểu đóng góp tiêu biểu của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc
Là sinh viên năm cuối, thực hiện đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này
Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật trong tác phẩm Lạnh lùng”
2 Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nhất Linh qua việc phân
tích và làm rõ những yếu tố tâm lý trong tiểu thuyết Lạnh lùng
- Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh qua phương diện nghệ thuật
trong tác phẩm
Trang 83 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng – Nhất Linh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dừng lại ở cuốn tiểu thuyết tiêu biểu
của nhà văn Nhất Linh - Lạnh lùng
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống : giúp chúng tôi tìm hiểu tiếp cận yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trên từng cấp độ cụ thể Phương pháp so sánh giúp chúng tôi tiến hành so sánh tư tưởng nghệ thuật giữa các tác giả, tác phẩm Ngoài ra còn có phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích tổng hợp
5 Lịch sử vấn đề
Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học
có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn
đoàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên cứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất
Linh nói chung và tiểu thuyết Lạnh lùng nói riêng, sắp xếp chúng theo trình tự thời
gian nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình Các nhà nghiên cứu phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc, phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết.Về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu; Việt
Nam văn học sử yếu(1941) của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1942)
Trang 9của Vũ Ngọc Phan Ở tiểu thuyết Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không
thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa Người trong truyện vì thế mà linh động” [30;27]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát
về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho
phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết
của ông biến đổi rất mau Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [30, 23] Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh thời kì này chưa thật
sự phong phú Có ý kiến thì đề cao, có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn nhận, nhưng nhìn một cách bao quát, tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phương diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh
Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý
kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh
nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc.Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh
có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [29, 19], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [30, 14], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ
thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình
được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người ta thấy ảnh hưởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [30, 4] Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam
1930-1945 đã khẳng định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn
bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn”
Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới, một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh Các
Trang 10công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con
người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về Đoạn tuyệt, Đôi bạn trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm
1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông);
Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm
mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu
Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú (Quan
niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa
(Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn
toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu
thuyết Nhất Linh
Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu Chẳng hạn, Dương
Thị Hương trong công trình nghiên cứu của mình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của
Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 20, 15] Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét:
“Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh
hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục” [30, 32] Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có
tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút nhập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị ” [6, 4]
Trang 11Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu cũng nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [4,11] Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng thái tâm lý của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [20,14]
Ở trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng
đã ít nhiều chỉ ra đặc điểm về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh Tuy nhiên chúng tôi thấy mức độ đề cập đến vấn đề này vẫn chưa hệ thống Trong đề tài này, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu và đưa ra một cái nhìn hệ thống hơn Những kết quả đạt được trong đề tài này có sự kế thừa từ những công trình nghiên của những nhà nghiên cứu đi trước
6 Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu; phần Kết luận; Thư mục và Tài liệu tham khảo; luận văn gồm có ba chương :
- Chương 1 Nhất Linh và thế giới tâm lí trong Lạnh lùng
- Chương 2 Miêu tả tâm lí qua cốt truyện, kết cấu và tình huống
- Chương 3 Miêu tả tâm lí qua ngoại hiện và độc thoại nội tâm
7 Đóng góp đề tài
Luận văn làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Lạnh lùng của Nhất Linh Trên cơ sở đó luận văn đã cho thấy rõ thành tựu của
Nhất Linh trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trang 12NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHẤT LINH VÀ THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG
1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1.1.1 Cuộc đời
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm
1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Ông nội là Nguyễn Tường Tiếp, làm quan đến tri huyện Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Nhu làm thông phán nên thường gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sâm, có được 7 người con: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh, Nguyễn Tường Long, tức nhà văn Hoàng Đạo, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Tường Lân (Vinh), tức nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tường Bách
Gia đình Nhất Linh sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này
Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại
trường Bưởi ở Hà Nội Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân
Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình luận văn chương về Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp Chí
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội Ông làm quen với
Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên
Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ Cuối năm 1925, nhà nước bảo hộ mở trường cao đẳng Mỹ Thuật, Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) thi vào và đậu đầu bảng Vào trường Nhất Linh được một họa sĩ người Pháp tên Victor Taxrdieu hết sức dìu dắt Phong trào đấu
Trang 13tranh sôi nổi trong những năm 1925 -1926 cộng với hiện tình cuộc sống dân quê
mà ông nhìn thấy qua những đợt đi vẽ với họa sĩ “Tạc” đã khích lệ nhiệt tâm của ông đối với dân với nước Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu
và Vũ Đình Di định cùng làm báo Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ
và tìm đường đi du học
Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó
1.1.2 Sự nghiệp văn chương
1.1.2.1 Hoạt động văn chương
Trở về nước, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra
tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép
quá hạn, bị rút Trong hai năm 1930 đến 1932, ông dạy học tại trường Thăng Long và Gia Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng
Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của
Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá
nhân Chính vì vậy mà từ năm 1932 – 1935 tờ “Phong Hóa” trở thành nơi tập
hợp của các cây bút văn chương lãng mạn, là trung tâm của cuộc vận động văn hóa tư sản trên văn đàn công khai lúc bấy giờ Nhất Linh làm giám đốc kiêm toàn bộ công việc quản lý từ điều khiển ban biên tập đến chỉ sự và cả viết bài vở
cho tờ báo Phong Hóa
Năm 1933, Nhất Linh đứng làm chủ soái thành lập nhóm Tự Lực Văn
Đoàn gồm có các thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng
(Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long) ,Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân) ,Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) , Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu) Đây Là thời kỳ mà Nhất Linh viết được nhiều nhất, bởi ngoài việc quản lý, công việc sáng tác cho văn đoàn, để văn đoàn
Trang 14hoạt động mạnh mẽ thôi thúc ngòi bút của ông rất nhiều Lúc bấy giờ Tự lực văn
đoàn đã trở thành nhóm văn học hoạt động có hiệu quả, ngoài việc xuất bản sách
của nhóm, còn tổ chức trao giải thưởng mang tên “Giải thưởng Tự lực văn
đoàn” thúc đẩy văn học phát triển rầm rộ
Năm 1935, sau khi tờ “Phong Hóa” bị đóng cửa Nhất Linh cho ra đời tạp chí Ngày nay, rồi tham gia thành lập Hội Ánh Sáng – một tổ chức từ thiện chủ
trương “làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo”
Từ năm 1940, khi Nhật vào Đông Dương, Nhất Linh ngừng sáng tác chuyển sang hoạt động chính trị, bí mật thành lập “Đảng Hưng Việt”,sau một thời gian hoạt động, Đảng Hưng Việt sát nhập vào Việt Nam quốc dân Đảng Nhất Linh hoạt động trong tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng, làm tổng thư ký Đảng “Đại Việt dân chính” có tư tưởng chống Pháp thân Nhật rồi thân Tàu Tưởng Cuối năm 1945 Nhất Linh theo Nguyễn Hải Thần về nước tham gia chính phủ liên hiệp, giữ chức Bộ trưởng bộ ngoại giao Khi quân đội Tưởng rút
về, Nhất Linh chạy theo chúng sang Trung Quốc Năm 1951, Nhất Linh về Hà Nội Năm 1954, ông di cư vào Nam, sinh sống ở Đà Lạt chơi hoa lan và viết sách Năm 1958 Nhất Linh trở về Sài Gòn lập nhà xuất bản Phượng Giang và
nguyệt san Văn hóa ngày nay nhằm tạo dựng lại uy tín của Tự lực văn đoàn
Năm 1961, thành lập trung tâm văn bút Nhất Linh mang tư tưởng chống Cộng triệt để và cũng không đồng tình với chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm Vì nghi có liên quan đến vụ chính biến ngày 11-11-1960 do tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, Nhất Linh bị theo dõi và chuẩn bị đưa ra tòa án Đặc biệt xử.Ông hoàn toàn bế tắc cả về hoạt động chính trị lẫn sáng tác, mười hai giờ đêm ngày 7-7-1963 Nhất Linh uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng tại Sài Gòn, một ngày trước khi ra tòa
Nhất Linh là người say mê hoạt động chính trị và văn học nghệ thuật Trong phần giới thiệu này, chúng tôi chỉ điểm qua những hoạt động của ông trong lĩnh vực báo và văn học trước cách mạng tháng Tám
Trang 15gồm ba tập: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người ,Vọng quốc
Tập truyện: Nho phong (1924),Người quay tơ (1926), Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), Đi Tây (1935) , Hai buổi chiều vàng (1934- 1937), Thế rồi một buổi chiều (1934-1937), Thương chồng (1961)
Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961)
Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974)
1.2 THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật Ở đây khái niệm “nội tâm” chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật Đó là những tâm trạng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tư cách người
kể chuyện Nhưng biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện “độc thoại nội tâm” và “đối thoại nội tâm” của nhân vật Những đoạn này được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm tư của nhân vật Nhân vật tự biểu hiện phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những suy nghĩ cảm xúc cụ thể Bên cạnh đó, nhà văn còn kết hợp thêm nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo khác nữa góp phần đi sâu vào nội tâm nhân vật Có thể nói để đạt được sự thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật nhà văn phải thực sự nhập thân vào nhân vật, phải sống cùng nhân vật
Trang 16của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật Có như vậy người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp Đó chính là điều mà một nhân vật cần đạt tới Tất cả
những điều đó đã được Nhất Linh thể hiện thành công trong tiểu thuyết Lạnh lùng
1.2.1 Thế giới cảm giác mới mẻ trong Lạnh lùng
Theo Thạch Lam, một tiểu thuyết gia có tài khi “diễn tả đúng và thấu đáo cái nhìn tâm lí uyển chuyển của con người”[30;72] Theo tiêu chí trên, thật sự,
Nhất Linh là một nhà văn tài năng bởi ông đã:“Đi sâu miêu tả những khía cạnh tinh vi, sâu kín trong tâm hồn nhân vật” Thành công lớn của Nhất Linh là đã
chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật khi miêu tả tâm lý Ông nhìn thế giới bên ngoài và thế giới tâm lý mình bằng cảm giác và tác phẩm của ông đầy
ắp những cảm giác mới mẻ về màu sắc, âm thanh, về thế giới xung quanh, cũng như về bản thân con người
Ngay từ đầu tác phẩm Nhất Linh đã đưa người đọc chìm ngập trong một thế giới đầy cảm giác, thế giới cảm giác đó bàng bạc khắp tác phẩm, nó lôi cuốn, cuốn hút người đọc đi theo nhân vật để chìm đắm trong thế giới đó và cho đến cuối tác phẩm thì những đoạn miêu tả thế giới cảm giác lại được thể hiện một cách rõ nét
Đối với các tiểu thuyết trước đây như của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách… nhân vật thường được tác giả miêu tả những cảm giác mạnh, những cảm giác đó được bộc lộ rõ nét ra bên ngoài nhưng ở tiểu thuyết của Nhất Linh những cảm giác trong tâm hồn con người đó là những cảm giác sâu kín, nhẹ nhàng, với những hành động hết sức kín đáo dường như chỉ có nhân vật mới tự cảm nhận được Với cách miêu tả như vậy đã làm góp phần đi sâu hơn đời sống tâm lý của nhân vật trong tác phẩm của mình
Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ, các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng Ngòi bút của Nhất Linh có tài miêu tả những mồi tình đầu trong sáng, đượm chút ngượng ngập, e thẹn, kín đáo và ý nhị Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn
Trang 17bằng cốt truyện và những tình tiết éo le mùi mẫn , ông chỉ diễn tả cảm xúc tinh
tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hẹn hò Có thể nói, những tác phẩm của ông được ví như những bản tình ca không lời đầy lãng mạn nhưng cũng lắm bi kịch mà trái ngang
Khi tình yêu giữa hai người đã nảy sinh nhưng giữa họ vẫn còn những cảm giác e thẹn, ngại ngùng, man mác, sung sướng, những cảm giác giận hờn, trách móc hay đôi khi là những cảm giác buồn nhớ khi sắp phải xa người mình yêu nhưng những cảm giác đó nhân vật chỉ thể hiện ở trong lòng chứ không bộc
lộ ra ngoài: “ Cảm động nàng nhìn bức ảnh của nàng mà Dũng có lẽ vì yêu nàng
đã lấy trộm, và lúc đi lại nhớ đem theo đi (…) nàng thấy trong lòng man mác, sung sướng” [26;17]; “Rồi hai người lặng lẽ cùng nhìn hạt mưa bay, Loan rùng mình, cởi khăn san quàng phủ lên đầu, vì gió lạnh nổi lên lọt vào phòng Loan cảm thấy sự lạnh lẽo của cuộc đời nàng khi Dũng đi xa” [26;21]
“Nhung không dám cử động chân tay sợ người ta nhận ra cái bối rối của mình” [24;22]; “ Nàng đang mê man nhìn Nghĩa, trong lòng sung sướng và mỉm cười” [24;70] v.v
Và những cảm giác của nhân vật trước những vui buồn của cuộc sống gia đình, cảm giác nhẹ nhàng, đôi khi lại mãnh liệt trước những nỗi đau và cả những hạnh phúc mà nhân vật đang trải qua thể hiện rõ trong tâm hồn
Trong Lạnh lùng Nhung cũng vậy, mặc dù nàng đã rất cương quyết với sự
lựa chọn cho tương lai và hạnh phúc của mình nhưng: “Nhung vì thấy mẹ khóc trong lòng tự nhiên thổn thức hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên má Nàng rút khăn lau thầm không muốn cho mẹ biết Nàng nhất định không để cho lòng mình cảm động” [24;150]
Nhất Linh đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật Không như những tiểu thuyết truyền thống, việc thể hiện tâm lý nhân vật là để thuyết minh lí do của hành động Ở đây Nhất Linh miêu tả thế giới cảm giác là để biểu hiện một thế giới tâm lý độc lập, chứng tỏ sự đa dạng của tâm hồn, của đời sống nội tâm Đó chính là những cảm giác của nhân vật khi tiếp
Trang 18xúc với thiên nhiên, với con người Những rung động, những rạo rực làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, có thể rung lên bất cứ lúc nào khi đối diện với thế giới xung quanh
Ta bắt gặp rất nhiều những cảm giác hết sức tinh tế này trong Lạnh lùng
của Nhất Linh Dường như tác giả cho nhân vật mình giao hoà vào với thiên nhiên, cảm nhận được tất cả những gì đang đổi thay trong thiên nhiên
Không chỉ là những cảm giác trước cảnh sắc thiên nhiên, con người trong
Lạnh lùng Nhất Linh còn có rất nhiều những cảm giác tưởng tượng, những cảm
giác mơ mộng… đưa con người về với quá khứ, đến với tương lai, tất cả đều nói
lên sự phong phú trong tâm hồn của nhân vật Như trong “Đoạn tuyệt” Nhất
Linh viết: “Rồi Loan thở dài, nghĩ đến chẳng bao lâu nữa, ngày tháng trôi mau
sẽ đem lại cho nàng cái tuổi già với tấm lòng thờ ơ, nguội lạnh để kết liễu một đời cằn cỗi, ảm đạm không ngừng có chút ánh sáng của một ngày mai vui tươi chiều rỗi” [26;45]
Loan cảm nhận về một tương lai không mấy tốt đẹp khi nàng phải sống trong một gia đình phong kiến cổ hủ, lạc hậu Rồi nàng cũng sẽ kết thúc một cuộc đời vô nghĩa ở đây Hay là những mơ mộng về một quá khứ xa xăm nào đó: “Ngồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách tách, Loan
mơ màng nhớ lại quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi về một ngã, nay nàng lại trở về đời cũ, nhưng trở về có một mình” [26;55]
Trong Lạnh lùng ta cũng bắt gặp những cảm giác của Nhung khi sắp rời
xa thầy giáo Nghĩa: “Không biết tại sao nàng có cảm tưởng rằng Nghĩa sắp rời
bỏ nhà này, và đã thấy trước những mùa xuân khác trong đời này lạnh lẽo nối tiếp nhau mà đến”
Cảm giác của nhân vật cứ tiếp diễn, hết cảm giác này đến cảm giác khác
Nó cho ta thấy sự phong phú và đa dạng trong tâm hồn của con người, nó độc lập với hoạt động của con người chứ không phải để đi giải thích lý do của hành động Đây chính là cái mới, cái tinh tế của Nhất Linh khi miêu tả tâm lý nhân vật
Trang 19Những đặc điểm trên trong thế giới cảm giác của Nhất Linh đã cho chúng
ta thấy rõ tâm hồn con người ở đây đầy ắp những cảm giác tinh tế về bản thân: Những trạng thái cảm xúc mạnh mẽ xen lẫn những cảm giác thoảng qua, những ham muốn nhục dục mãnh liệt nhưng kín đáo đồng thời cũng đầy ắp những cảm giác hổ thẹn của lương tâm; Sự ghê tởm chính mình muốn nâng đỡ con người
lên, vượt khỏi cái tầm thường Đó là chất nhân văn sâu đậm mà Lạnh lùng Nhất
Linh mang lại
Nhất Linh đã đưa chúng ta đến với một thế giới cảm giác mới mẻ và đầy
lạ lẫm Không chỉ cảm nhận được thế giới trong tâm hồn mình, con người trong tác phẩm Nhất Linh cảm nhận được thế giới xung quanh mình như cảm giác về người khác, cảm giác về thiên nhiên Đây cũng là mặt rất nổi bật trong thế giới cảm giác của Nhất Linh
Nếu thiên nhiên trong văn học cổ được miêu tả là để thể hiện tâm trạng con người thì thiên nhiên ở tiểu thuyết Nhất Linh còn là thiên nhiên hưởng thụ Con người Nhất Linh dường như luôn mở rộng các giác quan để hưởng thụ thiên nhiên như một nguồn lạc thú
Vẻ êm mát của ngọn gió, hương thơm của một cánh hoa, cái yên tĩnh của bầu trời, cái bao la của sông nước…tất cả đều đọng lại trong thế giới cảm giác của con người trong tiểu thuyết Nhất Linh Thiên nhiên không chỉ là cái “bè” để chở cảm giác mà còn là không gian lý tưởng để các vùng cảm giác tiềm ẩn đâu
đó có dịp giãi bày, phơi trải, nơi con người khám phá ra thế giới tâm hồn mình
Hình ảnh thiên nhiên luôn tương ứng với trạng thái tâm hồn Trong Lạnh lùng
Nhung nhìn ngững đám mây nguyên ở góc trời cũ mà tưởng như đó là “cuộc đời bằng phẳng của nàng”
Qua những điều nói ở trên, ta có thấy rằng Lạnh lùng Nhất Linh đã thể hiện
một thế giới cảm giác trong nội tâm của nhân vật hết sức phong phú và đa dạng
1.2.2 Thế giới tâm lí biến động, nhiều cung bậc
Ở tiểu thuyết của Nhất Linh, ông đã đi sâu vào thể hiện tâm lí nhân vật một cách thành công từ những chi tiết nhỏ nhặt và các khía cạnh đơn giản nhất
Trang 20đó là những rung động sung sướng, những lo âu thấp thỏm, những ước mơ của nhân vật Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh không còn là những suy nghĩ đơn giản nữa mà luôn luôn có những trạng thái tâm lí đầy phong phú, biến động, và thể hiện ở nhiều mặt, nhiều cung bậc
Trong Đoạn tuyệt Nhất Linh đã đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật Loan,
một cô gái mạnh mẽ, luôn sống trong những tình cảm hỗn độn với những lo âu, sung sướng, hồi hộp, chán nản, muộn phiền, những tình cảm đó lấp đầy tâm hồn nàng Song đó vẫn là tâm lí một chiều để phục vụ, minh họa cho quan điểm xã hội
của Nhất Linh mà thôi Chính vì vậy, từ đầu đến cuối Đoạn tuyệt, luôn là cô Loan
mạnh mẽ, quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ Tính chất luận đề lấn át và chi phối mạnh tới nghệ thuật xây dựng nhân vật khiến cho nhân vật thiếu đi
sự sinh động, phong phú và đôi lúc người đọc có cảm giác khiên cưỡng
Ở Lạnh lùng, vẫn tiếp tục màu sắc luận đề, song thế giới tâm lí nhân vật phức
tạp, phong phú và đầy biến động Nhung là cô gái trẻ rơi vào hoàn cảnh góa bụa song luôn khao khát tình yêu Cùng một lúc nàng sống trong bao nhiêu trạng thái trái ngược nhau khi dành trọn tình yêu cho Nghĩa, một ông giáo nghèo Nàng khao khát được gặp Nghĩa, được nhìn thấy Nghĩa, lắng tai nghe ngóng mỗi lần người khác nhắc đến Nghĩa, nhưng khi nghe mẹ chồng kể tốt về Nghĩa trước mặt mình thì Nhung lại có cảm giác khó chịu: “Nhung vui thích ngồi nghe bà án khen ông giáo nhưng nàng vẫn lấy làm lạ rằng bà mẹ chồng trước mặt nàng lại kể lể tính nết tốt ông giáo một cách rất tự nhiên như vậy.Nàng khó chịu vì bà Án quá tin nàng đến nỗi mời ông giáo về nhà dạy trẻ coi như một sự bình thường, không kể đến rằng trong nhà có một nàng dâu góa trẻ” [24;5]
Ở trong Nhung, luôn là sự mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng yêu, khát vọng sống chính đáng với một bên là sự thỏa mãn, lòng tự cao về phẩm hạnh được quy định, đề cao của đạo đức phong kiến Nhiều lần nàng khó chịu và còn cảm thấy ngột ngạt vì mẹ chồng nàng luôn đem nàng ra khoe với mọi người về phẩm hạnh của nàng nhưng cũng nhiều lúc Nhung lại cảm thấy: “Dễ chịu mỗi
Trang 21lần được người ta tỏ ý kính phục; những lời khen tuy đã nhàm nhưng vẫn thỏa được lòng tự cao của nhung về nhân phẩm mình” [24;23]
Đôi lúc Nhung muốn liều cùng đi với Nghĩa sống cuộc đời vợ chồng
“Sống một cảnh đời giản dị, bên cạnh người yêu, ở một chốn xa xôi không còn liên lạc gì với cái xã hội nặng nề cũ” [24;129] Nhưng với cuộc sống hiện tại Nhung lại vẫn muốn giữ được tiếng thơm, vẫn muốn mọi người kính trọng mình “ Nàng nghĩ đến tiếng thơm của mình, của nhà, để khỏi bị cám dỗ; nhưng tiếng gọi của sự ân ái vẫn có sức mạnh hơn, lúc nào cũng tha thiết vẳng bên tai Mỗi lần nghĩ đến cái thú lén lút tới nhà Nghĩa, được gặp Nghĩa, nàng thấy hoa
cả mắt và trong lòng rung động một cách êm ái” [24;115] Nhung luôn sống trong cảm giác trái ngược nhau trước sự lựa chọn hiện tại và tương lai: “Ngồi trong xe nhìn ra cảnh hàng phố và những người qua lại dưới trời mưa Nhung rạo rực hối hận, nàng thấy nàng là một người hư hỏng và đời nàng là một đời bỏ
đi, tan tác, rã rời như những cây ướt bị mưa gió bên đường Nàng có ngờ đâu có ngày lại sa xuống thấp như thế này được, nàng rưng rưng muốn khóc Nhưng cùng với giọt lệ ứa ra ở khóe mắt Nhung thấy một nỗi sung sướng man mác nảy
ra trong lòng với những điều ước vọng mơ màng về cuộc đời mới mẻ, đáng sống
và tốt hơn cá đời nhơ nhuốc của nàng hiện giờ”[24;125] Đó chính là sự mâu thuẫn giữa hạnh phúc thật trong tương lai với cái sung sướng hão huyền của thực tại, hai bên không ngừng đấu tranh quyết liệt trong tâm tưởng Nhung
Tâm trạng của Nhung bị giằng xé, thấp thỏm và trái ngược Nàng luôn nghĩ nếu bà Án đã biết hết cả chuyện thì thật là một cách rất hay giúp nàng liều được Thầm mong có chửa, thầm mong bà Án biết chuyện biết chuyện để có thể quyết định việc trốn đi mà lại mong bà Án chưa nghi ngờ, lại mong bà Án ngăn cản để mình khỏi sa mãi vào vòng tội lỗi, có thể lại quay về với đời đức hạnh; bao nhiêu ý trái ngược nhau loạn xạ trong óc Nhung thấy mình lúc đó như cái chong chóng quay đủ chiều, không nhất định chiều nào
Các nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh hầu hết đều được đặt trong thế chủ động thể hiện qua những hành động rất nhất quán Xâu chuỗi lại
Trang 22những biểu hiện, hành động của nhân vật, người đọc có cảm giác hình như nhân vật chịu sự tác động của một động cơ, ý đồ đã được vạch sẵn Mỗi một chuỗi hành động đều bộc lộ một nét tâm lý, một nét tính cách nào đó của nhân vật, hoặc quyết liệt đấu tranh chống trả lại cái cũ, hoặc lưỡng lự phân vân khi đến với cái mới, nó thể hiện một trạng thái tâm lý trong thế chủ động nhưng ẩn chứa đầy những mâu thuẫn trái chiều
Nếu như Loan trong Đoạn tuyệt phải đơn phương độc mã tranh đấu với cả
gia đình nhà chồng, thậm chí cả bố mẹ đẻ của mình thì Nhung chủ yếu chỉ đấu tranh với cái danh hão “tiết hạnh”, “tiếng thơm” ngự trị ngay chính trong tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống của mình Loan phải chống lại người ngoài, Nhung phải chống lại chính bản thân, mà chống lại bản thân mình bao giờ cũng khó Cho nên hành động nhất quán của Loan là sự chống đối quyết liệt, còn ở Nhung thì
“bước đi một bước, giây giây lại dừng” Tác giả đã miêu tả những biểu hiện do
dự trong tâm lý của Nhung qua quá trình lựa chọn hành động cho bản thân Nhung luôn nghĩ và hướng tới một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, nhưng luôn bị tác động bởi những kiểm tỏa, níu kéo của môi trường, hoàn cảnh lễ giáo Vì vậy
cô trở thành một kẻ do dự lúng túng không biết tìm một giải pháp phù hợp với mong muốn của mình: ở vậy thờ chồng nuôi con giữ trọn tiếng thơm của gia đình và bản thân mà mình đã dày công vun đắp hay đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc lứa đôi? Nói thật tất cả tình cảm và dự định của mình ra cho tất
cả mọi người hiểu hay cứ âm thầm lặng lẽ sống trong những dằn vặt của sự giả dối? Tác giả đã tạo nên những giằng xé, xung đột giữa đạo đức truyền thống và tính nhân đạo, đòi hỏi người trong cuộc phải quyết định ngay bởi càng do dự chừng nào thì càng gánh lấy đau khổ chừng đó Qua quá trình đấu tranh gay gắt trong tâm lý nhân vật Nhung người ta thấy nàng càng ngày càng lùi về điểm xuất phát Nếu so với Loan, có thể nói Nhung đã tự biến những ý nghĩ tích cực đấu tranh vì cái mới của mình thành tư tưởng đầu hàng Tuy nhiên, dù có lùi bước, nhưng Nhung luôn luôn có thái độ tự đánh giá, nói chính xác hơn Nhung
là người tỉnh táo trong thất bại, biết lấy việc tự khinh bỉ, tự lên án làm một thứ
Trang 23vũ khí chống lại sự giả dối đến phi lý, phi nhân đạo của lễ giáo để cảnh tỉnh các chị em cùng cảnh ngộ Vì vậy tuy đầy mâu thuẫn giằng xé nhưng tâm lý nhân vật vẫn phát triển theo mạch thống nhất, chủ động, không có những ngã rẽ bất ngờ, có thể hình dung như một kế hoạch đã vạch ra sẵn sàng chỉ đợi thực hiện
Không dẫm lên vết xe đổ của Phương - em gái ruột của mình, người đã đấu tranh quyết liệt với gia đình để được về làm vợ Lũy, con nuôi một gia đình nghèo mà nàng yêu, chứ không chịu làm vợ con trai cụ Trần mà gia đình muốn
gả, Nhung cho rằng “cứ bạo là được”, “mà như thế đâu có hại đến thanh danh cửa nhà”, “liều, mình cũng phải liều mới được” Và Nhung đã mạnh dạn bước qua những quy định ngặt ngèo của luật tam tòng , mạnh dạn yêu Nghĩa - anh giáo nghèo được em chồng mời về làm gia sư Nhưng càng lúc, Nhung càng cảm thấy sự đè nén khốc liệt của cái xã hội nhỏ quanh mình nào cha mẹ đẻ, nào
mẹ chồng, nào họ hàng làng nước, bao nhiêu thứ bắt nàng phải ở vậy thờ chồng Khi nghe bà Án dạy dỗ người ở Nhung bắt đầu phân vân cân nhắc hai cảnh mà
từ trước đến nay chưa bao giờ nàng để ý tới : một đằng thả lỏng, tai hại đến luân thường, một đằng giữ gìn đè nén bằng một cách vô nhân đạo Từ đó trong lòng Nhung đã nảy ra một quan niệm mới đặt nhân đạo lên trên luân thường Do vậy việc Nhung yêu Nghĩa là một việc làm đầy ý thức về quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, cho dù là quả phụ Khi hẹn hò cùng Nghĩa Nhung không thấy rằng mình đã làm những điều tội lỗi “không hổ thẹn trong lương tâm”,
“không cảm thấy nhân phẩm của mình bị sút kém chút nào” Họ đã đến với nhau như vợ chồng , tính chuyện cùng nhau trốn đi xây dựng hạnh phúc với quyết tâm
“uống nước lã cùng được miễn có anh bên cạnh” Nhưng rồi dưới tác động của người thân, môi trường, hoàn cảnh Nhung lại thấy việc khai đi bước nữa của mình sẽ tổn hại rất nhiều đến tiếng thơm mình đã vụ đắp ba năm nay sẽ phá vỡ cái niềm vui tuổi già của cha mẹ Cho nên Nhung đã chọn một giải pháp nước đôi “muốn có tiếng tốt, không có cách gì tốt hơn là giả dối Chỉ có giả dối mới
ổn thỏa được mọi đường”
Trang 24Tác giả đã chỉ ra hàng loạt chi tiết thể hiện sự giả dối có ý thức ấy trong tâm lý của Nhung Đầu tiên là sự giả tạo của những giọt nước mắt ngày giỗ chồng: “ nàng rút khăn lau vội nước mắt, và cố ý lau qua loa để cho mọi người nhìn nàng còn biết là nàng vừa mới khóc”, bởi vì trong tâm trạng lần đầu tiên trong ba năm , “nàng mong đợi ngày giỗ chồng” để được gặp mặt tình nhân , thì lấy đâu ra những giọt nước mắt tiếc nhớ , có chăng chỉ là sự tủi thân “thấy mình
lẻ loi”[24;7] Sau đó là những hẹn hò vụng trộm ngoài vườn, ngày Tết, ngày lễ chùa, trên tỉnh (khi Nghĩa bỏ đi) với những trò ngụy trang khéo léo: giả ngủ mơ dậy lễ tạ khi mẹ chồng thức giấc, hái vội cành ổi để gọi là hái lộc khi mẹ chồng nghi ngờ, gọi thằng ở mặc dù nó vắng nhà để cho hàng xóm không nghĩ rằng nàng ở nhà một mình cùng Nghĩa, viện cớ đi thăm bạn bè hoặc mua một thứ đồ
gì đó cho con Nhưng rồi Nhung lại ý thức được rõ rệt rằng chẳng có gì là ổn thỏa cả, càng giả dối, nàng cảm thấy mình đáng khinh, khốn nạn, xảo quyệt Bao giờ cũng vậy vừa buông một lời nói dối xong là Nhung lập tức tự thấy khinh bỉ mình :“ Nàng muốn kêu to lên một tiếng nàng muốn ngay lúc ấy nói rõ sự thực, tất cả sự thực, giá nàng có đủ can đảm nói hết được: Tôi thế đấy, can gì phải dấu diếm ai nữa! Nàng tưởng giá nói được câu ấy thì nàng sẽ sung sướng, nhẹ nhàng biết bao”, “Thấy con sung sướng được mặc chiếc áo đẹp, chiếc áo mà nàng đã mua để mọi người khỏi nghi ngờ mình đi với tình nhân, Nhung mỉm cười chua chát bế con lên” [24;85]
Có một điều dễ nhân thấy là đi kèm với những lời nói dối đầy chủ động cũng là những nhận xét chua chát của chính nhân vật hoặc người tưởng thuật thể hiện rõ nét sự mâu thuẫn trong tâm lý nhân vật Đối với Nhung ở đây là sự phân tích tâm lý đầu hàng, thỏa hiệp với một thái độ tự phê phán Qua đó độc giả thấm thía dần tất cả gánh nặng tự nhiên, vô hình mà ám ảnh, của những thế lực gia đình, tập quán đang ngự trị giữa đời sống, nằm ngay trong mỗi người, đè trĩu
nên mối tình của người trong cuộc Lạnh lùng trở thành lời cảnh tỉnh cho phái
mới với một dụng ý nghệ thuật rất rõ ràng
Trang 25Khi quyết định mặc một chiếc áo mới nhân ngày cưới cô em gái, với dụng
ý ngầm coi đám cưới của Phương như đám cưới tưởng tượng của riêng Nhung
và Nghĩa, đụng phải phán ứng của bà mẹ chồng, của hàng xóm, nàng cảm thấy rất khó chịu, cuối cùng quyết định từ mai sẽ không mặc nó nữa, lập tức cảm thấy yên tâm Người kể chuyện liền bình phẩm: “ Thế là ngay từ lúc ban đầu , bước lên một bước nhỏ Nhung lại nhút nhát muốn lùi ngay xuống chỗ cũ” Ở chỗ khác “Nhung nhận ra rằng cái sợ của nàng khi lầm lỗi không thấm đâu với cái sợ thấy lỗi của mình có người biết”, Nhung thấy mình “sống chỉ cốt để nêu lên một cái đức tính mập mờ, dối trá” Nhung thường lên án mình là đạo đức giả: “ Mình muốn tốt thành ra xấu! Chỉ muốn giữ cái tiếng tốt hão ấy mà mình bắt buộc thành ra khốn nạn, đâm ra xảo quyệt gian trá” [24;40] Có lẽ tự lên án nhiều như vậy là do Nhung nhận thấy càng ngày mình càng giả dối, dần dần trở thành đồng lõa với cả mẹ chồng và mẹ đẻ, bởi họ chỉ cần duy nhất một điều là Nhung không công khai đi bước nữa
Cách miêu tả tâm lý của Nhất Linh thật tinh tế và mở ra những chiều hướng mới lạ phong phú trong cách nhìn nhận từ phía độc giả Dù cho cuộc cách mạng cho cái mới (dù chỉ là dấu diếm) trong Nhung thất bại nhưng lại mang lại một giá trị tích cực trở thành một bài học thực tiễn cho nhiều chị em phụ nữ trên con đường đi tìm hạnh phúc cá nhân cho bản thân mình Những mâu thuẫn trong tâm lý các nhân vật, đặc biệt là Nhung càng chỉ rõ cho ta thấy sức nặng của lễ giáo phong kiến còn tồn tại ở mức độ căng thẳng như thế nào, những trạng thái
tâm lý trái ngược nhau trong Lạnh lùng của các nhân vật càng ám ảnh độc giả,
khiến cho họ không thể nhìn Nhung như một người phụ nữ “giả dối, khốn nạn”
mà nhìn nhận Nhung ở sự đấu tranh thoát khỏi mớ bòng bong của một xã hội hỗn tạp, không biết làm thể nào để có được hạnh phúc
Trang 26CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ
TÌNH HUỒNG 2.1 CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ
2.1.1 Kết cấu cốt truyện
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999
đã định nghĩa: Cốt truyện “là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [13;79]
Cùng quan điểm như vậy, Lại Nguyên Ân cũng quan niệm: Cốt truyện là
“sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”
Cốt truyện thuộc lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó thuộc lớp biến cố của hình thức tác phẩm Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được mô tả trong tác phẩm
Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc
Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung người ta nêu ra kiểu cốt truyện “biên niên” và kiểu cốt truyện “đồng tâm” (hoặc cốt truyện “ly tâm” và cốt truyện “hướng tâm”, hoặc cốt truyện “đơn tuyến” và cốt truyện “đa tuyến”)
Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn
Lạnh lùng kết cấu theo quy luật tâm lý, không theo trình tự thời gian Tác
giả đi sâu vào mô tả diễn biến tâm lý nhân vật Vì hướng tới những vấn đề xã hội nên những đối thoại, độc thoại, phản xạ hành vi của nhân vật đều mang tính hướng ngoại, còn phiến diện, tuy không hẳn là giản đơn so với tiểu thuyết truyền
Trang 27thống Con người vẫn được nhìn ở một động cơ duy nhất khớp với những vai trò
xã hội mà nó đảm nhận (mẹ chồng, gái mới, kẻ nhu nhược bất lực ) Quá trình tâm lý còn đơn giản, ít có những biến cố, ít đột biến, không sát thực, thiếu sự phát triển nội tại Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả chủ yếu miêu tả từ ngoài vào, sự tự biểu hiện (trong trường hợp các nhân vật lưỡng lự, nước đôi, đầu hàng) tuy đã xuất hiện, kể cả đã có những trường hợp nhân vật nổi loạn khi bị giằng xé bởi mong muốn cá nhân và những áp lực bên ngoài, nhưng trong nhân vật chưa có sự nổi loạn của tâm lý, tính cách Nổi bật trong tiểu thuyết Nhất Linh là xung đột giữa hai tuyến nhân vật chính : Lớp người cũ - tuyến nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bảo thủ lạc hậu và lớp người mới - tuyến nhân vật đại diện cho tư tưởng mới, dân chủ tiến bộ
Nếu cốt truyện của Đoạn tuyệt khá chặt chẽ với những câu chuyện lồng
vào nhau, câu chuyện xung đột mới cũ quyết liệt và câu chuyện tình Loan -
Dũng thì ở Lạnh lùng tác giả không gò cốt truyện dàn nhân vật minh họa cho
luận đề Toàn bộ tác phẩm gồm có ba phần: Phần 1 và phần 2 gồm 5 chương, riêng phần thứ 3 gồm 7 chương Ở đây có rất ít sự việc: hai lần Nhung giỗ chồng, hai lần ra chùa xem đúc chuông, hái lộc năm mới, một lần đám cưới em gái Các diễn biến sự việc được mô tả đơn giản chủ yếu là diễn biến trong thế giới nội tâm, những suy tư thầm kín, những rung động khát khao trong lòng người góa phụ trẻ Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn bằng cốt truyện và những tình tiết éo le, mùi mẫn, ông chỉ diễn tả cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hẹn hò
Nếu trong Đoạn tuyệt tác giả công khai bênh vực cho nhân vật, bênh vực
cho cái mới, vì vậy nhân vật có lúc trở thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả Tâm lý của nhân vật mà sự thể hiện ra là những tình cảm, tư duy đổi chỗ
chỉ là sự áp đặt không thực tế Còn ở Lạnh lùng, đó là sự thể hiện đặc sắc hơn,
đã vượt lên nhiều so với Đoạn tuyệt Cái lối dàn dựng sự kiện như những con cờ
để bao vây và tranh thủ một đối tượng luận đề không còn nữa Tác giả đã ngả sang tả chân tình cảm Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi
Trang 28diệu: những lời nói buột miệng, những cử chỉ vô ý, những ngẫu hợp giữa cảnh
và tâm, những cảm giác hoàn toàn chủ quan và phát sinh dưới góc cạnh con mắt của người đang yêu
Ở Lạnh lùng trình độ tiểu thuyết của Nhất Linh là “già dặn thành thục”
(Nguyễn Hoàng Khung) luận đề hòa nhập với tiểu thuyết trong dòng tâm lý của nhân vật Mạch luận đề không lộ liễu, nó như chìm trong diễn biến cốt truyện, toát lên trong hành động suy nghĩ, lời nói của nhân vật một cách tự nhiên Ngay trong từng chương, từng đoạn, kết cấu đan xen giữa tiểu thuyết và luận đề cũng được thực hiện uyển chuyển, linh hoạt Đọc xong tác phẩm người ta thấy rõ ràng đạo Khổng không hợp thời nữa, và luân lý đạo đức phong kiến không còn chỗ đứng trong tư tưởng thế hệ mới Quyền đòi hỏi được sống hạnh phúc của người góa phụ là chính đáng, “danh thơm”, “tiết hạnh” dành cho họ lắm khi hết sức giả dối, mỉa mai
Tiến trình cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề đặc biệt như Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng là hành trình số phận cuộc đấu tranh xã hội của các nhân vật, đi sâu
khai thác sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa những nhân vật mang tính
lý tưởng với xã hội phong kiến, giữa mới và cũ Ở Lạnh lùng đó là sự đấu tranh
cho một cuộc sống mới, phê phán lễ giáo phong kiến kìm kẹp con người, khiến cho họ không thể nào mà thoát ra khỏi sự kiểm tỏa gắt gao ấy
Cốt truyện của Nhất Linh có nhiều chất lý trí, nhưng không khô khan Vì ngay những đoạn chỉ diễn tả ý nghĩa thôi cũng không phải là những đoạn lý luận trìu tượng Chặt và mạnh, những đoạn ấy vận chuyển cái tư tưởng của tác giả Xét đoán của trí tuệ gắn liền với xúc cảm của tâm hồn Xúc cảm kín đáo mà mãnh liệt Những lúc dào dạt nhất tác giả cũng không mất thăng bằng Ngọn bút vẫn điều khiển chắc tay; mỗi lời viết ra đều qua sự kiểm tra thận trọng Trên trang giấy, dòng tư tưởng chảy từ từ dưới một hình thức bình dị mà điêu luyện Không rườm rà chi tiết, không ôm đồm tham lam Bao giờ cũng hợp lý, sáng sủa Là vì một mặt, Nhất Linh đi vào bề sâu cố gắng viết cho giản dị chính xác,