TÌNH HUỐNG KHƠI GỢI TÂM LÝ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 35 - 38)

7. Đóng góp đề tài

2.2TÌNH HUỐNG KHƠI GỢI TÂM LÝ

Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản khoa học xã hội) định nghĩa về tình huống:“ Toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng...” (TĐTV(1977)tr.774). Định nghĩa tình huống cũng xuất hiện trong một số từ điển khác như Từ điển

tiếng việt thông dụng : “Hoàn cảnh diễn biến thường bất lợi, cần đối phó” Dựa

vào định nghĩa về tình huống ta quan niệm về tình huống nghệ thuật là sự sáng tạo của chủ thể sáng tác có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn và tiểu thuyết bởi nó là phương tiện để khám phá thể hiện nhân vật và qua đó thấy được tài năng và sở trường của tác giả.

Nếu trong cốt truyện hành động, tình huống bất ngờ với những mâu thuẫn giàu kịch tính sẽ tạo điều kiện để nhân vật tự bộc lộ bản chất tính cách hoặc một vài nét tâm lý đặc trưng thì ở cốt truyện tâm lý các nhà văn thường tạo ra các tình huống khơi gợi tâm lý - những tình huống trữ tình nhẹ nhàng hoặc những tình huống tâm lý chứa những xung đột nội tâm, xung đột trong tính cách. Hướng tới khám phá con người bên trong với đời sống tâm lý khó nắm bắt, các nhà văn phải chọn cho nhân vật của mình những tình huống thích hợp để từ đó khơi gợi cảm giác, cảm xúc.

Nhung (Lạnh lùng) tưởng rằng mình sẽ sống một cách yên ổn ở nhà chồng sau khi chồng chết, nhưng nàng đã nhầm, dù cho nàng “vẫn ao ước được sống yên ổn mãi ở nhà chồng, được luôn gần gũi với bố me đẻ và nuôi con cho

thành người. Sự mong mỏi sống như vậy trước kia nàng tưởng dễ dàng lắm”. Nhung không gặp phải sự ích kỷ tàn ác như Loan (Đoạn tuyệt) nhưng sự ngăn

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 30

cản của Nhung có hạnh phúc cũng không kém gì Loan. Nhung bị ràng buộc bởi mẹ đẻ, mẹ chồng; ràng buộc vì tiếng thơm vì phẩm hạnh của mình, vì ý thức đạo đức trong con người mình. Cho dù không đủ can đảm để bước tới cuộc sống hoàn toàn tự do nhưng Nhung vẫn sung sướng mỗi khi được hít thở bầu không khí tự do “đi một mình với những người qua lại nhộn nhịp, không ai quen biết, Nhung thấy mình như thoát ở nhà tù ra, ngây ngất sống cái đời tự do không bó buộc”. Nhung tìm cách để vừa giữ được tiếng thơm , vừa có được những giây phút hạnh phúc bên Nghĩa. Ở đây tác giả đã đặt Nhung vào một tình huống lớn, bắt buộc nàng phải lựa chọn giữa tình yêu hạnh phúc cá nhân với những đạo đức luân lý cũ, chấp nhận số phận an bài hay đứng lên đấu tranh chống lại số phận cổ hủ ấy. Trong tình huống lớn của toàn bộ câu chuyện lại nảy sinh những tình huống nhỏ hơn.

Tình huống đầu tiên diễn ra chính ngày giỗ chồng Nhung, là sự giả tạo của những giọt nước mắt : “Nàng rút khăn lau vội nước mắt, và cố ý lau qua loa để cho mọi người nhìn nàng còn biết nàng vừa mới khóc” [24;5], bởi vì trong tâm trạng đầu tiên sau ba năm nàng mong đợi ngày giỗ chồng chỉ để gặp mặt

tình nhân, thì lấy đâu ra những giọt nước mắt tiếc nhớ, có chăng chỉ là sự tủi thân “thấy mình lẻ loi” [24;7]. Sau đó là những hẹn hò vụng trộm ngoài vườn, ngày Tết, ngày lễ chùa, trên tỉnh (khi Nghĩa bỏ đi) với những trò ngụy trang

khéo léo : giả ngủ mơ dậy lễ tạ khi mẹ chồng thức giấc, hái vội cành ổi để gọi là hái lộc khi mẹ chồng nghi ngờ, gọi thằng ở, mặc dù nó vắng nhà để cho hàng xóm không nghĩ rằng nàng ở một mình cùng Nghĩa, viện cớ đi thăm bạn bè hoặc mua một thứ đồ gì đó cho con ... Nhưng rồi Nhung lại ý thức được rõ rệt rằng chẳng có gì là ổn thỏa cả, càng giả dối nàng càng cảm thấy mình thật đáng khinh, khốn nạn, xảo quyệt. Bao giờ cũng vậy, vừa buông một lời nói dối xong là Nhung lập tức tự thấy khinh bỉ mình. Bên tai nàng luôn văng vẳng có tiếng mắng: “Con đàn bà khốn nạn”.

Ở mỗi tình huống Nhung đều thể hiện sự mâu thuẫn trái chiều trong tâm

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 31

tình, mặt khác nàng càng lún sâu vào chuyện tình vụng trộm kia thì thâm tâm nàng không lúc nào thấy thoải mái và dễ chịu. Chính những tình huống mà Nhất Linh đặt Nhung vào trong tiểu thuyết Lạnh lùng đã thể hiện rõ được tâm lý nhân vật cũng như tinh thần mà tác giả muốn gửi gắm.

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 32

CHƯƠNG 3 : MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 35 - 38)