CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 26)

7. Đóng góp đề tài

2.1CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ

2.1.1 Kết cấu cốt truyện

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 đã định nghĩa: Cốt truyện “là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”

[13;79].

Cùng quan điểm như vậy, Lại Nguyên Ân cũng quan niệm: Cốt truyện là “sự phát triển hành động; tiến trình các sự việc, các biến cố trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”.

Cốt truyện thuộc lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó thuộc lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được mô tả trong tác phẩm.

Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quảđặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.

Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung người ta nêu ra kiểu cốt truyện “biên niên” và kiểu cốt truyện “đồng tâm” (hoặc cốt truyện “ly tâm” và cốt truyện “hướng tâm”, hoặc cốt truyện “đơn tuyến” và cốt truyện “đa tuyến”).

Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn.

Lạnh lùng kết cấu theo quy luật tâm lý, không theo trình tự thời gian. Tác

giả đi sâu vào mô tả diễn biến tâm lý nhân vật. Vì hướng tới những vấn đề xã hội nên những đối thoại, độc thoại, phản xạ hành vi...của nhân vật đều mang tính hướng ngoại, còn phiến diện, tuy không hẳn là giản đơn so với tiểu thuyết truyền

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 21

thống. Con người vẫn được nhìn ở một động cơ duy nhất khớp với những vai trò xã hội mà nó đảm nhận (mẹ chồng, gái mới, kẻ nhu nhược bất lực...). Quá trình tâm lý còn đơn giản, ít có những biến cố, ít đột biến, không sát thực, thiếu sự phát triển nội tại. Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả chủ yếu miêu tả từ ngoài

vào, sự tự biểu hiện (trong trường hợp các nhân vật lưỡng lự, nước đôi, đầu hàng) tuy đã xuất hiện, kể cả đã có những trường hợp nhân vật nổi loạn khi bị giằng xé bởi mong muốn cá nhân và những áp lực bên ngoài, nhưng trong nhân

vật chưa có sự nổi loạn của tâm lý, tính cách. Nổi bật trong tiểu thuyết Nhất Linh là xung đột giữa hai tuyến nhân vật chính : Lớp người cũ - tuyến nhân vật đại diện cho lễ giáo phong kiến bảo thủ lạc hậu và lớp người mới - tuyến nhân vật đại diện cho tư tưởng mới, dân chủ tiến bộ.

Nếu cốt truyện của Đoạn tuyệt khá chặt chẽ với những câu chuyện lồng vào nhau, câu chuyện xung đột mới cũ quyết liệt và câu chuyện tình Loan -

Dũng thì ở Lạnh lùng tác giả không gò cốt truyện dàn nhân vật minh họa cho luận đề. Toàn bộ tác phẩm gồm có ba phần: Phần 1 và phần 2 gồm 5 chương, riêng phần thứ 3 gồm 7 chương. Ở đây có rất ít sự việc: hai lần Nhung giỗ chồng, hai lần ra chùa xem đúc chuông, hái lộc năm mới, một lần đám cưới em gái. Các diễn biến sự việc được mô tả đơn giản chủ yếu là diễn biến trong thế giới nội tâm, những suy tư thầm kín, những rung động khát khao trong lòng người góa phụ trẻ. Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn bằng cốt truyện và những tình tiết éo le, mùi mẫn, ông chỉ diễn tả cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hẹn hò.

Nếu trong Đoạn tuyệt tác giả công khai bênh vực cho nhân vật, bênh vực cho cái mới, vì vậy nhân vật có lúc trở thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Tâm lý của nhân vật mà sự thể hiện ra là những tình cảm, tư duy đổi chỗ chỉ là sự áp đặt không thực tế. Còn ở Lạnh lùng, đó là sự thể hiện đặc sắc hơn, đã vượt lên nhiều so với Đoạn tuyệt. Cái lối dàn dựng sự kiện như những con cờ để bao vây và tranh thủ một đối tượng luận đề không còn nữa. Tác giả đã ngả sang tả chân tình cảm. Tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 22

diệu: những lời nói buột miệng, những cử chỉ vô ý, những ngẫu hợp giữa cảnh và tâm, những cảm giác hoàn toàn chủ quan và phát sinh dưới góc cạnh con mắt của người đang yêu.

Lạnh lùng trình độ tiểu thuyết của Nhất Linh là “già dặn thành thục” (Nguyễn Hoàng Khung) luận đề hòa nhập với tiểu thuyết trong dòng tâm lý của nhân vật. Mạch luận đề không lộ liễu, nó như chìm trong diễn biến cốt truyện, toát lên trong hành động suy nghĩ, lời nói của nhân vật một cách tự nhiên. Ngay trong từng chương, từng đoạn, kết cấu đan xen giữa tiểu thuyết và luận đề cũng được thực hiện uyển chuyển, linh hoạt. Đọc xong tác phẩm người ta thấy rõ ràng đạo Khổng không hợp thời nữa, và luân lý đạo đức phong kiến không còn chỗ đứng trong tư tưởng thế hệ mới. Quyền đòi hỏi được sống hạnh phúc của người

góa phụ là chính đáng, “danh thơm”, “tiết hạnh” dành cho họ lắm khi hết sức giả dối, mỉa mai.

Tiến trình cốt truyện trong tiểu thuyết luận đề đặc biệt như Đoạn tuyệt,

Lạnh lùng là hành trình số phận cuộc đấu tranh xã hội của các nhân vật, đi sâu

khai thác sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa những nhân vật mang tính lý tưởng với xã hội phong kiến, giữa mới và cũ. Ở Lạnh lùng đó là sự đấu tranh cho một cuộc sống mới, phê phán lễ giáo phong kiến kìm kẹp con người, khiến cho họ không thể nào mà thoát ra khỏi sự kiểm tỏa gắt gao ấy.

Cốt truyện của Nhất Linh có nhiều chất lý trí, nhưng không khô khan. Vì ngay những đoạn chỉ diễn tả ý nghĩa thôi cũng không phải là những đoạn lý luận trìu tượng. Chặt và mạnh, những đoạn ấy vận chuyển cái tư tưởng của tác giả. Xét đoán của trí tuệ gắn liền với xúc cảm của tâm hồn. Xúc cảm kín đáo mà mãnh liệt. Những lúc dào dạt nhất tác giả cũng không mất thăng bằng. Ngọn bút vẫn điều khiển chắc tay; mỗi lời viết ra đều qua sự kiểm tra thận trọng. Trên trang giấy, dòng tư tưởng chảy từ từ dưới một hình thức bình dị mà điêu luyện. Không rườm rà chi tiết, không ôm đồm tham lam. Bao giờ cũng hợp lý, sáng sủa. Là vì một mặt, Nhất Linh đi vào bề sâu cố gắng viết cho giản dị chính xác,

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 23

nhiều ý mà ít lời; mặt khác, tác giả có một tâm hồn lãng mạn và không quên mình là họa sĩ; tình cảm lại kín đáo và tế nhị.

Từ Đoạn tuyệt đến Lạnh lùng Nhất Linh lại tiến thêm một bước đổi mới

trong cách miêu tả hành động phân tích tâm lý nhân vật và ngày càng sâu sắc hơn. Từ kết cấu đan xen, tương ứng ( Đoạn tuyệt) rất phương Đông, đến kết cấu hòa nhập (Lạnh lùng) đi sâu vào tâm lý ái tình rất phương Tây. Một điều nữa khá đặc biệt trong kết cấu cốt truyện mà không dễ gì những tiểu thuyết cùng thời đạt tới đó là sự sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc tác phẩm rất hiện đại.

Nếu Đoạn tuyệt mở đầu: “ Một buổi trưa chủ nhật về mùa đông, trong gian phòng ấm áp, bốn người quây quần nói chuyện trước lò sưởi đỏ rực” [26;12]. Thảo, Lâm, Loan, Dũng xôn xao bàn tán về tin trên báo “cô Minh Nguyệt tự tử”. Mỗi người bày tỏ quan niệm của mình, Dũng bình luận:“ Chuyện gia đình bao giờ cũng rắc rối, nào tự do kết hôn, nam nữ bình quyền, mẹ chồng nàng dâu, bao nhiêu thứ lôi thôi...”, Thảo nói về sự trói buộc người phụ nữ trong xã hội, Loan bất bình vì nếp sống cũ, bày tỏ tư tưởng tự do. Tác giả không rào đón, đưa ngay người đọc vào luận đề xung đột cũ - mới diễn ra gay gắt rõ ràng thì ở Lạnh lùng Nhất linh lại tìm thấy một ý tưởng khác “ Nhung áp gối bông vào mặt để cho làn vải êm mát làm dịu đôi má nóng bừng...” [24;3]. Tác giả mô tả những thức giậy trong tâm hồn nhân vật chính, nỗi xúc động rạo rực của tình yêu. Cách mở đầu của hai tác phẩm như nối tiếp quãng đời nhân vật đang sống, cuộc sống trong tiếp diễn.

Kết thúc Đoạn tuyệt là câu nói của Thảo : “Hiện giờ có một người sung sướng, người đó đương đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt gió lạnh” [26;77]. Kết thúc có hậu và hé mở chặng đường đi tới của cuộc đời nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lạnh lùng kết thúc bằng sựliên tưởng : “Nhung thấy hiện ra rõ ràng trước

mắt bốn chữ vàng: TIẾT HẠNH KHẢ PHONG. Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ kết liễu đời nàng ...”[24;78]. Một hình ảnh ghê rợn của tương lai, sự tàn phá hủy hoại của hủ tục tam tòng của lễ

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 24

giáo phong kiến với cuộc đời người phụ nữ. Kết thúc hé mở rộng hơn, nhân vật tiếp tục suy nghĩ đắn đo, chưa dứt khoát.

Về thi pháp tiểu thuyết Lạnh lùng, những đoạn miêu tả có chức năng ngưng nghỉ. Kết cấu những đoạn ngưng nghỉ đưa người đọc, người viết vào một không gian khác, môi trường khác, thư giãn rồi sẽ tiếp tục mạch đó, hoặc chuyển sang kể chuyện. Nếu Đoạn tuyệt chỉ có 21 đoạn ngưng nghỉ thì ở Lạnh lùng số đoạn ngưng nghỉ nhiều hơn tạo cho người đọc sống trong dòng chảy miên man của nội tâm nhân vật với 26 đoạn mô tả diễn biến nội tâm, 23 đoạn miêu tả cảnh

thiên nhiên. Trong khi Nho phong chỉ có 2 đoạn ngưng nghỉ, Tố tâm có 5 đoạn. Kết cấu những đoạn ngưng nghỉ, nhấn mạnh không gian trong thời gian, làm tăng tính hiện đại của tiểu thuyết.

Bàn về vai trò của yếu tố trữ tình ngoại đề trong tác phẩm tự sự, các nhà

lý luận khẳng định : “ Lấy hệ thống sự kiện, biến cố làm nền tảng, cốt truyện của tác phẩm tự sự còn bao gồm cả phần chân dung tính cách các nhân vật. Các thành phần ngoài cốt truyện như những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn miêu tả thiên nhiên, hoàn cảnh hay miêu tả đồ vật nội thất cũng có một vị trí vô cùng quan trọng trong kết cấu của một tác phẩm tự sự” [25;30].

Trong tiểu thuyết của Nhất Linh xuất hiện không ít những đoạn trữ tình

ngoại đề thể hiện tư tưởng của nhà văn. Trong Lạnh lùng, quan tâm đến khát vọng của người phụ nữ góa chồng, Nhất Linh đã có lúc bày tỏ thái độ đồng thuận đối với việc Nhung đi lấy chồng “nếu nàng lấy chồng thì bao nhiêu những tội lỗi của nàng từ trước đến nay đều không còn là tội lỗi nữa. Nàng sẽ thoát được hẳn cái đời tốt đẹp giả dối để được sống một đời bình thường, nhưng ngay thẳng” [24;53]. Và lời trữ tình ngoại đề ghê gớm nhất đối với Nhung xuất hiện cuối tác phẩm, nó cảnh báo bi kịch sẽ đến với một người phụ nữ không dám sống mạnh mẽ cho mình “Cùng với hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng cao quý ấy sẽ đến kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được toàn vẹn tiếng thơm” [24;77]. Có thể nhận thấy đặc điểm của lời trữ tình ngoại đề là tính chất giãi bày, chia sẻ dưới giọng điệu tâm tình, gần

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 25

gũi của tác giả với người đọc người nghe qua đó giúp cho người đọc người nghe nhận biết một cách trực tiếp tư tưởng, lí tưởng của tác giả.

Tóm lại tiểu thuyết Lạnh lùng có kết cấu cốt truyện đan xen nhiều yếu tố là lối kết cấu mới hiện đại, được vận dụng nhiều ở thể loại tiểu thuyết. Lối kết cấu này mở ra nhiều hướng tiếp cận và khai thác hiện thực cuộc sống, nội dung phản ánh hiện thực phong phú đa dạng hơn và thể hiện được cùng một lúc nhiều quan điểm, triết lý sống khác nhau của tác giả.

2.1.2 Kết cấu tâm lý

Kết cấu tâm lý là thuật ngữ xuất hiện trong quá trình tìm hiểu các tiểu thuyết tâm lý và ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống nghiên cứu văn học. Song hiện tại ở ta vẫn chưa có một khái niệm về tiểu thuyết tâm lý cũng như kết cấu tâm lý trong các từ điển khoa học ( Từ điển văn học và từ điển thuật

ngữ văn học). Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, đã xuất hiện một số

quan niệm về kết cấu tâm lý. Nhà nghiên cứu Trịnh Hồ Khoa gián tiếp đề cập đến kết cấu tâm lý của tiểu thuyết Bướm trắng: “ Kết cấu tâm lý đã phá vỡ hình thức kết cấu truyền thống trong các truyện cổ, câu chuyện không cần phải kết thúc có hậu” và “do kết cấu theo quy luật tâm lý, mạch truyện phát triển không theo quy luật thời gian tự nhiên mà theo sự diễn biến của tâm lý” (Trịnh Hồ

Khoa (1997) Những đóng góp của tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt

Nam, nxb văn học Hà Nội 162-163).

Trên tinh thần kế thừa những người đi trước, TS. Thành Đức Bảo Thắng cũng trình bày cách hiểu về khái niệm kết cấu tâm lí trong công trình của mình:

“ - Kết cấu, cốt truyện chú trọng tới khám phá và thể hiện đời sống nội tâm với các trạng thái đời sống tâm lí của con người

-Cốt truyện được nới lỏng, các sự kiện không giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển tính cách mà thay vào đó là sự vận động của các trạng thái cảm xúc, dòng tâm tư, ký ức, liên tưởng của nhân vật.

-Mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm lý của nhân vật không theo trình tự thời gian tự nhiên” [31;92].

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 26

Kết cấu tâm lý được vận dụng hầu hết trong tiểu thuyết xu hướng lãng mạn, xuất hiện trong sáng tác của các nhà văn có quan niệm sâu sắc về con người, lấy tâm lý con người làm đối tượng khám phá và miêu tả, cốt truyện nới lỏng, ít sự kiện, nhiều cảm xúc liên tưởng. Các diễn biến của cảm xúc cũng không tuân theo một trật tự mà luôn có sự xáo trộn.

Lạnh lùng là câu chuyện đầy ám ảnh về nhân vật người phụ nữ - Nhung ,

phải sống trong sự kìm kẹp của những nề phép dưới xã hội cũ. Nhung một người đàn bà trẻ tuổi góa bụa, nhưng không đi lấy chồng, hay không thể, không dám đi lấy chồng vì luân lý vì đạo đức, vì danh dự. Câu chuyện ấy để lại nhiều ám ảnh với độc giả không phải vì cốt truyện li kỳ, với những tình huống bất ngờ mà sức hấp dẫn của nó thể hiện qua những trang miêu tả tâm lý, miêu tả các trạng thái cảm xúc của nhân vật. Một câu chuyện tình yêu không quá nhiều biến cố, thử

thách hay sóng gió như các tiểu thuyết lãng mạn cùng thời có thể tóm lược bằng vài câu ngắn gọn: “Nhung - người phụ nữ góa chồng trẻ tuổi sau 2 năm ở vậy thờ chồng với những tiếng thơm đồn xa đã phải lòng Nghĩa - anh thầy giáo trẻ được thuê về nhà dạy học. Cuộc tình vụng trộm của họ diễn ra với những giằng xé trong tư tưởng giữa hạnh phúc cá nhân và lễ giáo phong kiến trong Nhung. Để rồi những giằng xé ấy tạo ra những mâu thuẫn tâm lý trái ngược nhau trong chính tâm tư người phụ nữ ấy. Kết cục với một tương lai phía trước đầy tăm tối với bốn chữ tiết hạnh khả phong ...”.Mạch truyện được dẫn dắt bởi các trạng thái

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 26)