MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 38 - 57)

7. Đóng góp đề tài

3.1.MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN

Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngoại hiện là hình thức nghệ thuật thường gặp trong văn xuôi đương thời. Hình thức này thường được vận dụng trong các tiểu thuyết có tính chất luận đề của Nhất Linh hay Khái Hưng, hay nhóm Tự lực văn

đoàn và tiểu thuyết của một số nhà văn hiện thực phê phán.

Chủ đề lớn của xu hướng tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng là đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, ca ngợi tự do hôn nhân luyến ái. Các nhân vật chia làm hai tuyến tương đối rõ ràng và xung đột về tư tưởng. Và để đấu tranh cho tư tưởng của giai cấp mình họ đều phải hành động và hành động đó tỉ lệ thuận với tính chất và mức độ của xung đột trong tư tưởng. Ngay như trong Đoạn tuyệt hay Nửa chừng xuân, hành động mạnh mẽ quyết liệt của những cô gái mới, có học và ý thức sâu sắc về nhân phẩm quyền sống chính đáng của mình chống lại quan niệm tập tục lạc hậu, lỗi thời mà đại diện là các bà mẹ chồng, nham hiểm, xảo quyệt. Hành động “vờ như vô ý lấy chân hất đổ cái hỏa lò” của Loan (Đoạn tuyệt) khi về nhà chồng khiến mẹ chồng “ngơ ngác” như báo hiệu cho hành động quyết liệt để đoạn tuyệt hoàn toàn với gia đình phong kiến: ngộ sát chồng.

3.1.1. Miêu tả tâm lí qua diện mạo, hành động

Với bà Phán Lợi (Đoạn tuyệt) thì đạo đức, gia phong, phép tắc, nền nếp của gia đình đang có nguy cơ bị hạng “gái tân thời”, có học như Loan đe dọa. Tâm lý sợ hãi đó gửi gắm qua những hành động thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình. Bà giáo huấn cho con trai dạy vợ theo châm ngôn : “...dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, và cũng sẵn sàng buộcThân phải đánh vợ khi nhận thấy có sự phản kháng: “Nó hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao? Anh tát nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay không” [32,tập1;tr 151]. Bà củng cố uy quyền của mình bằng cách tự quyết định lấy lẽ cho con, bất chấp sự tồn tại của Loan.

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 33

Hằn học đố kị cũng là những biểu hiện trong tâm lý nệ cổ của bà Phán

Trinh (Thoát ly). Khi nhận thấy Hồng (con chồng) sắp thoát ly khỏi sự áp chế của mình, bà phán “càng cay nghiệt đối với Hồng” và phải “cố hành hạ” để vớt vát kéo lại. Được hành hạ con chồng là niềm sung sướng và đây là lý do khiến cho bà Phán “không giấu nổi sung sướng bồng bột” khi nghe tin người chồng đính ước của Hồng chết.

Lạnh lùng đó là sự diễn biến âm thầm trong tâm tư nhân vật, đôi lúc chỉ

thể hiên qua vài câu nói nhưng nó dai dẳng và dằn vặt và một lúc “Như trái cây gió mãi không rụng đến lúc chín tự nhiên rơi xuống đất, rơi trong lúc yên lặng nhất”. Khi Nhung lấy hết can đảm thú nhận với mẹ đẻ về mối tình của mình và ý định đi lấy chồng, bà Nghè coi đó là tội ác: “Thực là con giết mẹ”. Nhung vẫn

dám nói “con có quyền lấy chồng”. Bà Nghè tỏ thái độ cương quyết cùng với nước mắt nên đã thắng thế, Nhung đành chịu tạm nhượng bộ, nhưng đến cuối tác phẩm Nhung vẫn đi lại với Nghĩa và cảm giác của nàng ghê sợ cho tương lai lạnh lùng, như dự báo xung đột giữa con người cá nhân - và lễ giáo phong kiến, lễ giáo đại gia đình phong kiến sẽ còn tiếp tục xảy ra.

Ngược lại thói nệ cổ với các quan niệm lỗi thời, ràng buộc con người cá nhân đã ăn sâu vào tư tưởng và thể hiện qua hành động của những bà Phán, bà Án. Họ chính là những sản phẩm của chế độ phong kiến, sự cổ hủ lạc hậu đã biến họ thành những con người tàn nhẫn với quan niệm sống hoàn toàn trái ngược với quan niệm sống tự do cá nhân, tự do yêu đương làm chủ cuộc sống của lớp thanh niên có học. Chìm sâu trong khuôn mẫu đại gia đình phong kiến, họ trở thành đại diện cho cái ta chung khắc nghiệt, luôn luôn đối lập với tư tưởng mới, lối sống mới. Đặt bên cạnh những nhân vật tiến bộ như: Mai, Loan,Nhung... thì bà Án, bà Phán Lợi, bà huyện Tịch...càng bộc lộ rõ tính chất cổ hủ, sự quy phạm tới mức nghiệt ngã của mình.

Trong Lạnh lùng, bà Án mẹ chồng Nhung tỏ ra là một “ hiền mẫu”. Bà cư xử ngọt ngào âu yếm với người con dâu trẻ góa chồng để buộc con dâu phải thủ tiết. Hễ ai đến nhà là bà khoe đức hạnh của con dâu. Bà khôn ngoan sâu sắc,

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 34

kèm cặp con dâu khéo léo, từng ly từng tý, thấy Nhung mặc áo hồng bà khen nhưng lại dặn: “ Màu áo đẹp nhưng phải cái rợ quá, ngày thường không mặc được”. Khi biết Nhung có tư tình, bà có ngay mưu lược: “ Phải làm thế nào cho nó không biết rằng mình đã rõ chuyện, nếu nó biết nó đâm ra liều thì nguy lắm”. Ngẫm thân mình bà cũng có đôi chút thông cảm với con dâu “nó còn trẻ mà đã quá bụa mấy năm rồi’. Nhưng ý thức về gia phong vẫn mạnh khiến bà tìm mọi cách ngăn cản con dâu, trước tiên là bà cảnh tỉnh , bằng lối mắng chửi đầy tớ để bóng gió: “ Thôi biết điều thì về với chồng cho phải đạo vợ chồng. Đừng học cái thói lăng loàn nữa làng nước người ta cười cho...”, “Nó đánh cho là phải lắm còn kêu ca gì nữa. Mày thì còn chết nếu không chừa cái tính đĩ thõa của mày đi. Tao còn lạ gì mày...Rõ thật, bao nhiêu năm ở với chủ mà không học được mảy may tính nết của chủ...”[24;35].

Trương Chính khen ngợi Nhất Linh: “Đây là một thiên phóng hài tuyệt bút”. Nhất Linh đã làm nổi rõ chân dung một bà mẹ chồng quý phái, biết chiều chuộng con dâu khi cần chiều chuộng, biết gìn giữ khi cần gìn giữ, mục đích để giữ danh giá nhà mình theo quan niệm lễ giáo phong kiến, bất chấp tương lai hạnh phúc của người góa phụ trẻ tuổi” [30;90].

Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hiện là biện pháp được nhà văn Nhất Linh sử dụng nhiều trong tiểu thuyết của mình. Một trong số đó chính là miêu tả tâm lý thông qua diện mạo hay nói cách khác là sắc đẹp.

Sắc đẹp không chỉ là yếu tố quan trọng không thể thiếu được của lớp người trẻ tuổi mà còn là điểm đáng tự hào của họ.Trong Lạnh lùng Nhung thì

“vừa có cái khó chịu vừa có cái vui nhận thấy trong vẻ mặt các chị em nhìn nàng có ý khâm phục và thèm muốn nhan sắc của mình”. Nghĩ đến người bạn tình của mình “Nhung có cái sung sướng ngây thơ nghĩ rằng Nghĩa đã nhìn nàng trong một lúc nàng có nét mặt xinh khác thường”.

Với con người Nhất Linh, sắc đẹp là yếu tố đầu tiên gây thiện cảm. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết của ông đều được miêu tả để mang đến ấn tượng đầu tiên cho người đọc là họ rất

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 35

xinh đẹp dù cho sắc đẹp đó không được miêu tả trực tiếp. Nếu con người trong văn học cổ yêu nhau vì nghĩa, trọng nhau vì tài thì con người dưới ngòi bút Nhất Linh sắp đẹp là ấn tượng đầu tiên mang đến cảm giác tình yêu.

Ở tiểu thuyết của Nhất Linh, các nhân vật hiện ra dần dần mang đến cho người đọc một sự thưởng thức từ từ, ở những đường nét ấn tượng và gợi cảm giác, từ đó thấy được tâm lý sâu sắc của nhân vật. Có thể nói đây là một sự tiến bộ về bút pháp, nghệ thuật miêu tả. Vẻ đẹp của Tuyết trong Đời mưa gió không

hiện ra ngay một lúc mà chỉ hiện ra qua sự cảm nhận bất chợi của Chương ở những thời điểm khác nhau. Có khi, giữa những lời đối thoại Chương bỗng nhận ra vẻ đẹp quyến rũ trên khuôn mặt Tuyết: “Tuyết vừa nói, vừa liếc mắt long lanh

hoạt động nhìn Chương một cách tình tứ. Cặp môi bôi sáp hình trái tim nhách một nụ cười làm hai núm ông tiền ở hai bên má mơn mởn như tuyết trái đào Lạng Sơn mới hái”. Với Nhung – Lạnh lùng, cũng không được tác giả tả kỹ một lần, nó chỉ thấp thoáng hiện ra ở từng đoạn điểm xuyết. Lần thứ nhất khi tác giả tả nàng tắm ở đầu tác phẩm: “Nàng cởi áo cánh rồi vội vàng lấy gáo múc đầy thau nước, giội mạnh từ cổ xuống chân...Dưới bóng trăng, hai bàn tay tròn trĩnh của nàng đã trắng , lại còn trắng hơn”. Lần thứ hai, ở đoạn kết thúc tác phẩm: “Mặc dầu trời rét, Nhung cởi cả áo trong để lộ hai cánh tay trắng tròn trĩnh” [24;4].

Trong văn chương Nhất Linh, tất cả các nhân vật nữ đều được miêu tả là rất đẹp những sắc đẹp đó không được miêu tả trực tiếp bằng ngôn ngữ của người kể chuyện mà chỉ được miêu tả một cách gián tiếp thông qua sự cảm nhận của nhân vật hoặc thông qua cái nhìn của những nhân vật khác. Song dù được miêu tả qua con mắt của nhân vật nào thì điều đầu tiên mà ông luôn chú ý là sự miêu tả những đường nét gây ấn tượng ở vẻ đẹp cơ thể. Nếu như vẻ đẹp của Lan (Hồn

bướm mơ tiên) gây sự chú ý cho Ngọc là vẻ đẹp của “nước da trắng mát, tiếng

nói dịu dàng trong trẻo như tiếng con gái” [32;78] thì Nhung lại gây ấn tượng với Nghĩa, qua sự hấp dẫn của khuôn mặt “diễm lệ, tươi sáng và hai con mắt

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 36

Trong văn chương của Nhất Linh, vẻ đẹp thể chất, diện mạo hay cái đẹp đều được thể hiện kết hợp với những diễn biến tâm lý, chính vì thế nó là vẻ đẹp động chứ không phải vẻ đẹp tĩnh. Tương ứng với sự vận động của tâm lý là sự thay đổi về ngoại hình. Ví dụ, hình ảnh Loan trong Đôi bạn “Loan táy máy trước những lá già ở bó rau dền. Nét mặt nghiêm trang và hai con mắt hơi buồn làm cho nàng có một vẻ đẹp khác hẳn mọi ngày”. Trong Lạnh Lùng, Nhung “tuy ở góa đã lâu, chung quanh lúc nào cũng có người săn đón mà không lần nào thấy mình cảm động một cách mãnh liệt như thế” [24;17].

Đề tài nổi bật trong các tiểu thuyết của xu hướng Tự lực văn đoàn là đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài tình yêu, và Nhất Linh cũng không phải là ngoại lệ. Đó là tình yêu của tầng lớp thanh niên thị thành với những quan niệm mới, in đậm dấu ấn cá nhân. Tình yêu đó được thể hiện mạnh mẽ bằng hành động và qua cả các biểu hiện bên ngoài khác. Chính vì vậy khi miêu tả các cảm giác, cảm xúc trong tình yêu, các cây bút của xu hướng này hay sử dụng biện pháp ngoại hiện. Bên cạnh việc miêu tả những hành động quyết liệt chống lại những quan niệm cổ hủ, lạc hậu để bảo vệ tình yêu, bảo vệ nhân phẩm, Nhất Linh rất chú ý tới miêu tả đôi mắt, ánh mắt thể hiện nội dung cảm xúc của nhân vật. Khi miêu tả diện mạo nhân vật “Nhất Linh hay tả con mắt nhất” [34; tr 122]. Trong tiểu thuyết của ông, các nhân vật chính diện thường được nhà văn chú ý tới miêu tả đôi mắt. Đôi mắt vừa tô điểm cho vẻ đẹp thể chất, vừa là nơi ký thác của các trạng thái cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Với Nhất Linh, tình yêu và các trạng thái tâm lý, cảm xúc trong tình yêu đều được diễn tả qua các biểu hiện của đôi mắt.

Người đọc bắt gặp Đoạn tuyệt đầy đủ các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của Loan dành cho Dũng qua hình ảnh đôi mắt. Từ thái độ cảm thông, chia sẻ qua ánh mắt “dịu dàng”, đến cảm giác nuối tiếc qua hình ảnh “mắt mơ mộng nhìn lửa cháy” của Loan [30; tập 1;tr 23]. Từ ánh mắt “dò xét” tình cảm đến ánh mắt có vẻ “căm hờn” khi nghĩ về “hoàn cảnh bức bối của mình” [30;tập 1;tr 27,29]. Từ sự ngạc nhiên qua “mở to hai con mắt” đến những giây phút sung sướng thăng hoa của tình yêu trong Loan khi gặp Dũng qua “hai con mắt sáng

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 37

lên khác thường” với “mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảy” [30,tập1,tr43,44]... Và khi Loan cảm thấy rõ hết cả cái đời mãnh liệt của đời Dũng, “ một cuộc đời đắm đuối trong sự hành động mê man” là ánh mắt thán phục “mở to và sáng lên khác thường”, ánh mắt hiện khát vọng mãnh liệt bung thoát khỏi cuộc sống hiện tại với “cảnh đời khốn nạn”, “nhỏ nhen” đang “giày vò nàng bấy lâu” [30, tập1, tr 79]. Dường như với Nhất Linh giây phút thăng hoa của tình yêu chỉ có thể diễn tả một cách đầy đủ được bằng hình ảnh đôi mắt. Điều đó thể hiện càng rõ nét hơn trong Lạnh lùng.

Cùng một thời điểm vào ngày lễ hội, niềm vui của Nhung nhân lên gấp bội khi nhận được thư tỏ tình từ Nghĩa, nàng mỉm cười sung sướng và ngắm mình trong gương mà tưởng đang ngắm một người đàn bà khác bởi “hai con mắt long lanh ướt lệ của nàng trong gương”. Ngay cả khi Nhung “nhắm mắt lại” thì “hai cánh tay nàng mê man, ôm ghì lấy cái gối bông mềm vào ngực” [30, tập 1, tr 215]. Nghĩa luôn “đọc” được trong đôi mắt Nhung “hai con mắt đen lóng lánh nhìn chàng như trao hết linh hồn cho người mình yêu” và cũng chính ánh mắt “đăm đăm nhìn” của Nghĩa dành cho Nhung khiến nàng “cảm động một cách mãnh liệt như thế”.

Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tình yêu của hai người bạn phần lớn được diễn tả bằng đôi mắt. Khi miêu tả đôi mắt của nhân vật, cùng một lúc, tác giả vừa miêu tả được vẻ đẹp thể chất đầy quyến rũ của con người vừa khám phá được thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đôi mắt như sự phản chiếu của tâm hồn con người qua cách khai thác của Nhất Linh, đây mới là điều cốt lõi.

Một trong những đặc điểm của việc thể hiện ngoại hiện hay vẻ đẹp thể chất trong tiểu thuyết Lạnh lùng Nhất Linh là quan tâm đến việc miêu tả trang phục, trang điểm. Ở Lạnh lùng, ta thấy có nhiều đoạn tác giả tả rất kỹ về các nhân vật làm đẹp cho mình bằng cách trang điểm: “Rời chỗ bóng tối giá lạnh, Nhung cầm gương ra ngồi ở bàn về phía có ánh nắng lọt vào. Nàng thong thả chải tóc rồi thong thả mở hộp phấn mà đã lâu lắm nàng chưa dùng đến. Nàng cầm quả bông chấm nhẹ lên hai gò má rồi cởi cúc áo cánh chấm dần xuống cổ,

Đào Thị Thu Thy - K36B Ngvăn 38

xuống vai. Trên da lạnh nàng khoan khoái đưa đi đưa lại cái quả bông êm ấm, trước mắt nàng bụi phấn thơm bay tỏa ra trong nắng và làm mờ bóng nàng trong gương” [24;41]. Ý thức được sắc đẹp là yếu tố cần thiết của con người trong xã hội hiện đại, Nhung luôn chú ý việc làm đẹp cho mình khi có cơ hội, không chỉ ở việc giữ gìn thân thể mà còn ở cách trang phục, trang điểm. Nhung rất khéo léo lựa chọn đúng thời khắc, nắm bắt lấy cơ hội để khoe được cái nét đẹp thầm kín còn khối người gen tị của nàng trong dịp đám cưới Phương - em gái mình.

Có lẽ chính nàng và Nghĩa đã “coi đám cưới của Phương như đám cưới tưởng tượng của riêng hai người” nên Nhung đã có một sự chuẩn bị khá tươm tất về trang phục của nàng. Nhung may một chiếc áo mới để đi đưa dâu và cố ý “chọn một thứ lụa màu phớt hồng tương tự như màu áo của Phương định mặc hôm về nhà chồng” và những điều nàng chuẩn bị khiến mình như một cô dâu thực sự khiến mẹ chồng “thành thực cảm động”, đi dọc đường Nhung thấy “người làng, người nào cũng đứng lại nhìn nàng ngạc nhiên”. Độc giả dễ dàng nhận thấy

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh (Trang 38 - 57)