1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết hồn bướm mơ tiên

61 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 500,61 KB

Nội dung

Những tiểu thuyết của Khái Hưng đã thể hiện và khẳng định rất rõ mục đích, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn, đồng thời cũng góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam giai

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học THS THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010

Tác giả khoá luận

Vũ Thị Thắm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khoá luận là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của ThS Thành Đức Bảo Thắng

Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2010

Tác giả khoá luận

Vũ Thị Thắm

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Chương 2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng

trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên

Trang 5

2.1.3 Không gian nghệ thuật 20 2.2 Tâm lí tình ái với cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thoát 22 2.3 Tâm lí tình ái trong sự dung hòa thỏa hiệp với tôn giáo 26

Chương 3 Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 31

3.2 Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại 34 3.3 Miêu tả tâm lí nhân vật qua độc thoại nội tâm 43 3.4 Miêu tả tâm lí nhân vật qua miêu tả thiên nhiên 47

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Khái Hưng là một nhà văn lớn, một nhà tiểu thuyết tài hoa Cùng với Nhất Linh, ông là tác giả chủ chốt của Tự lực văn đoàn Văn phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện trẻ em, kịch, thơ, khảo cứu, phê bình… Ở thể loại nào Khái Hưng cũng gặt hái được thành công Nhưng văn nghiệp chính và gặt hái được nhiều thành công của ông là tiểu thuyết Đương thời nhiều vấn đề trong tiểu thuyết của nhà văn có ý nghĩa

về mặt xã hội và văn chương Những tiểu thuyết của Khái Hưng đã thể hiện

và khẳng định rất rõ mục đích, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn, đồng thời cũng góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam giai đoạn

1932 - 1945 Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết của Khái Hưng mang lại nhiều ý nghĩa

Khái Hưng trong văn xuôi cũng như Xuân Diệu trong thơ được xem là những tác giả của cái mới, của tuổi trẻ và lòng yêu đời Tiểu thuyết Khái Hưng đã lôi cuốn và gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc một thời Tác phẩm của Khái Hưng tuy chưa gắn với những sự kiện và yêu cầu cấp thiết của đời sống xã hội lúc đó, nhưng Khái Hưng đã thể hiện được tâm lí xã hội trong xu hướng muốn giải phóng cá nhân, khát khao cuộc sống mới, lí tưởng phần nào làm dịu đi sự ngột ngạt của không khí chính trị dưới chế độ thực dân phong

kiến Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Khái Hưng là tiểu thuyết Hồn

bướm mơ tiên Đây là tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng và cũng là tiểu

thuyết đầu tiên của Tự lực văn đoàn (1933) Tiểu thuyết được độc giả hoan nghênh và có tiếng vang trên văn đàn văn học

Trang 7

Qua miêu tả tâm lý chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh của nhân vật và sức sống của nó hiện ra một cách chân thực, đem lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này

Chọn đề tài này, chúng tôi thấy nó mang nhiều ý nghĩa bởi Khái Hưng

là một nhà văn lớn, việc nghiên cứu tác phẩm của ông là công việc không hề nhỏ, nhẹ Với đề tài này, chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm, về tâm lý của thế hệ thanh niên 1932 - 1945 Đồng thời thấy được tài năng của Khái Hưng ở thể loại tiểu thuyết

Với đề tài này, chúng tôi hi vọng rằng nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích Vì Khái Hưng là một tác giả lớn nhưng chưa được giới thiệu trong trường phổ thông Và những sách, tài liệu viết về Khái Hưng không nhiều và không được phát hành phổ biến như các tác giả khác

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật miêu tả

tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên”

2 Lịch sử vấn đề

Hơn 70 năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về

tiểu thuyết của Khái Hưng Đặc biệt là tiểu thuyết đầu tay Hồn bướm mơ tiên

đã tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình văn học Các nhà nghiên cứu đã khai thác trên phương diện nội dung và hình thức của tiểu thuyết Nhưng nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái

Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên lại chưa được khai quan tâm một

cách thoả đáng Lịch sử của vấn đề này mới chỉ dừng lại ở giới hạn các bài viết hay lời nhận định của các nhà nghiên cứu liên quan đến tác giả và tác

phẩm Hồn bướm mơ tiên

Từ 1933, khi viết lời tựa Hồn bướm mơ tiên, Nhất Linh đã nhận xét:

"Ông (Khái Hưng) khéo đem một vài nhận xét tinh vi, một vài việc xảy ra thích đáng để phô diễn tâm lí những nhân vật trong truyện" [9, 1]

Trang 8

Trần Thanh Mại cũng đánh giá cao Hồn bướm mơ tiên ở một số phương diện, nhất là ở phương diện miêu tả tâm lý nhân vật: "Cách phô diễn tâm lí

Trong Dưới mắt tôi nhà nghiên cứu Trương Chính nhấn mạnh: "Ông chú

ý tới những ý nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là hình thức bề ngoài Ông phân biệt được rõ các động cơ khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau của một hành động và làm cho ta thấy rõ được sự mâu thuẫn đó Ông là nhà văn quan sát kĩ và có một hiểu biết sâu sắc về tâm lí con người"

1 Vu Gia (1993), Khái Hưng nhà tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Hà Nội

Trong công trình nghiên cứu của mình Vu Gia giới thiệu các tiểu thuyết

của Khái Hưng, trong đó có tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên Tác giả có sự

đánh giá, phân tích về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Khái Hưng

Nhưng chưa đề cập tới vấn đề "Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật"

Trang 9

2 Ngô Văn Thư (1958), Bàn về tiểu thuyết Khái Hưng, NXB Thế giới

Trong công trình nghiên cứu của mình Khái Hưng có cái nhìn toàn diện

và hệ thống về tiểu thuyết Khái Hưng, trong đó ông có nhận xét về nghệ thuật

miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong Hồn bướm mơ tiên: "Ông miêu

tả tâm lí nhân vật qua việc thấu hiểu những việc xảy ra, những suy nghĩ, cử chỉ, động tác, những đối thoại ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau" [18,

86]

Như vậy từ khi tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên ra đời cho tới nay đã có

nhiều nhà nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nhưng chưa cụ thể Từ những nhận định trên, chúng tôi xây dựng, nghiên

cứu đề tài "Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong tiểu

thuyết Hồn bướm mơ tiên"

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng đề tài nhằm

đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong

tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên” Từ đó thấy được cái hay của tác phẩm, tài

năng của tác giả và những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đề tài chủ yếu đi sâu vào khai thác “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân

vật của Khái Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên”

4.2 Phạm vi

Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới hạn phạm vi

nghiên cứu là tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng

Trong quá trình phân tích tìm hiểu để có sự đánh giá thoả đáng, chúng

tôi có sự so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách

Trang 10

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

Phương pháp tổng hợp

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận góp phần làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái

Hưng trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên Đồng thời là một tư liệu tham khảo thiết thực trong trong việc tìm hiểu tiểu thuyết Khái Hưng

7 Bố cục của khoá luận

Khoá luận gồm ba phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung: Gồm ba chương

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Khái Hưng trong

tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên

Chương 3: Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Vài nét về lịch sử và sự ra đời của Tự lực văn đoàn

Xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là một sự hội thực dân phong kiến tối tăm và đầy biến động Sau khi bình định toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành củng cố chính quyền và tiến hành chương trình khai thác thuộc địa Bọn chúng thực hiện chính sách cai trị đất nước

ta trên các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa… một cách triệt để làm cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp, dìm trong bể máu Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo đứng lên đấu tranh đòi tự do dân chủ và độc lập dân tộc

Những chính sách cai trị của thực dân Pháp đặc biệt là chính sách

về văn hóa đã tác động mạnh mẽ tới xã hội Việt Nam Nó cũng tạo ra những thay đổi về mặt văn hóa Ý thức hệ tư sản đã có mặt và ngày càng phát huy ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội, quá trình đô thị hóa đã làm xuất hiện một bộ phận văn hóa công chúng mới, công chúng thị dân với quan niệm thẩm mĩ hoàn toàn khác, đời sống tinh thần chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và văn học phương Tây

Không nằm ngoài quy luật chung, văn học trong giai đoạn này chịu

sự tác động mạnh mẽ của lịch sử Văn học Việt Nam 1930 – 1945 phát triển mau lẹ và phân chia thành nhiều bộ phận, xu hướng khác nhau Sự xuất hiện của các bộ phận văn học, trào lưu văn học làm cho nền văn học trong giai đoạn này phong phú và đa dạng

Trang 12

Tự lực văn đoàn xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1933 – 1942 là

tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại Hội đoàn ấy bắt đầu bằng một tờ báo, tờ Phong hóa bộ mới và số đầu tiên phát hành vào tháng 8/9/1932 - đã lập tức biến một tờ báo vốn đang ế ẩm thành một hiện tượng đột xuất trong làng báo Hà Nội lúc ấy

Tự lực văn đoàn do Nhất Linh sáng lập năm 1933 các cây bút chủ lực của nhóm: Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, bên cạnh đó còn có các tên tuổi quen thuộc như Xuân Diệu, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ

Tự lực văn đoàn là tổ chức có tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm, thể hiện bốn phương diện nhận thức liên quan khăng khít, tự thân chúng có ý nghĩa đối trọng ngay lập tức với hiện tình sáng tác và thực trạng xã hội đương thời; chủ trương viết một lối văn chương giản dị, tính cách An Nam; chủ trương theo học phương Tây; chỉ

ra tư tưởng khổng giáo đã lạc hậu lỗi thời, đề cao cá nhân tình yêu hôn nhân tự do, chống lễ giáo phong kiến Như vậy, từ tôn chỉ, mục đích cho thấy Tự lực văn đoàn đã chủ trương đổi mới văn chương cả nội dung lẫn hình thức

Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp không nhỏ vào việc cách tân

và xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại Nhóm đã tiếp thu ảnh hưởng của phương Tây, phương Đông và cả truyền thống văn hóa để xây dựng một diện mạo văn học mới Với những quan niệm xã hội mới về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn học, làm cho chúng trong sáng và giàu có hơn

Tự lực văn đoàn đã chấm dứt hoạt động kể từ sau năm 1940, tính đến nay đã 68 năm Một khoảng thời gian không phải là ngắn, kèm theo biết bao sóng gió của một thời không chút bình yên về mọi mặt Nhưng có

Trang 13

điều rất lạ: càng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học mà ta đang xem xét dường như lại sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nòng cốt trong nhóm Tự lực văn đoàn lại càng hằn bóng nơi tâm trí chúng ta Đó là bằng chứng chắc chắn của những giá trị đã biết cách tự khẳng định, không

để cho quy luật sinh tồn đào thải

1.2 Khái Hưng, vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

1.2.1 Khái Hưng

Vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, trên văn đàn văn học Việt Nam xuất hiện những ngôi sao sáng với tài năng văn xuôi rực rỡ: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam… và Khái Hưng - cây bút chủ lực của nhóm Tự lực

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Dư (1897 - 1947) sinh tại làng

Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thành phố Hải Dương) Cổ Am là một làng nổi tiếng hiếu học và trọng văn hóa từ ngàn xưa Làng Cổ Am từng có nhiều đỗ đạt trong thời kì còn chế độ khoa cửa Hán học ở đây người ta có hình thức tôn vinh những người học giỏi đỗ đạt Bởi vậy, trong các tác phẩm của mình, Khái Hưng luôn đề cao người

có học, luôn đề cao văn hóa, điều đó có cuội nguồn và cũng thật dễ hiểu

Thân phụ và nhạc phụ của Khái Hưng đều là đại quan, đều làm công chức cho Pháp nhưng có gốc gác văn hóa cũ, không phải là bọn tay sai bán nước cầu vinh hoặc xuất thân từ thầu khoán, bếp bồi, thông ngôn… mới phất, cho nên tuy làm việc cho Pháp mà họ không thật được tin dùng và phần nào có tư tưởng ghét Tây Khái Hưng đã sống trong môi trường trưởng giả, nhưng ông cũng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tư tưởng, ý thức nếp sống và văn hóa phương Tây Khái Hưng cũng trải nghiệm cuộc sống đại gia đình với biết bao hủ tục, luật lệ phiền toái, lạc hậu, nhưng mặt khác trong hai cái đại gia đình Trần - Lê của ông cũng

Trang 14

còn phảng phất dấu ấn đẹp của văn hóa cổ truyền khiến ông không thể dễ dàng phủ nhận sạch trơn

Khái Hưng là bút danh chính, ngoài ra ông còn có các bút danh: Bán Than, Nhát dao cạo, Chàng lẩn thẩn, Tò mò và Nhị Linh thưở nhỏ Khái Hưng học chữ Nho, 12 tuổi mới theo Tây học Ông học trường Albert Sarrsaut, từng nổi tiếng là giỏi Pháp văn và tinh nghịch

Năm 1927, sau khi đậu tú tài Pháp phần một (Ban triết học) Khái Hưng không tiếp tục học lên để ra làm quan như đa số bạn học cùng thời

mà bỏ đi buôn dầu tại Ninh Giang Sau thất bại, ông bỏ Ninh Giang lên

Hà Nội dạy học tại trường tư thục Thăng Long, một trường nổi tiếng lúc bấy giờ Trong thời gian này Khái Hưng còn làm chủ bút và viết một số bài đăng trên Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh từ số 1 đến số 13 Ông cũng nhiều bài nghị luận đăng trên văn học tạp chí

Năm 1931 Khái Hưng lập gia đình và ông lên Phú Thọ buôn sơn Những cảnh và người vùng này được ông mô tả rất nhiều trong tác phẩm của nhà văn

Trong thời gian dạy học ở Thăng Long, Khái Hưng đã gặp Nhất Linh, vì cùng chung một quan niệm về văn chương, xã hội nên hai người nhanh chóng trở thành đôi bạn tâm giao Tình cảm đó càng trở nên thân thiết hơn khi Nhất Linh đã cho một người con làm con nuôi Khái Hưng Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã tham gia ban biên tập báo Phong hoá rồi ở trong Tự lực văn đoàn và trở thành nhà văn chủ chốt, có đóng góp lớn cho văn đoàn Tự lực

Năm 1931 do biến chuyển của thời thế, đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, nhóm Tự lực văn đoàn nghiêng về hoạt động chính trị, Khái Hưng đã tham gia vào phong trào này, nhưng cũng do tình bạn chứ không phải có tham vọng chính trị Con người của Khái Hưng là con người của

Trang 15

văn chương của những tư tưởng lãng mạn chứ không phải con người của hành động, của thực tiễn làm chính trị

Khái Hưng mất năm 1947 ở Nam Định

Khái Hưng có tư tưởng bài Pháp và chống quan lại từ rất sớm

Trong truyện ngắn Tây xông nhà ông đã kể lại, vào tết 1930 gia đình nhà văn đã bị bọn quan Pháp xông nhà và đe doạ “Ông nói lý với tôi, phải

không? Ông nên biết: những ý tưởng bài Pháp, chống quan lại của ông chỉ đưa tai hoạ đến cho ông Rồi ông sẽ thấy” [7,23] Chính vì thái độ bài

Pháp ấy mà trong văn chương, khi có điều kiện Khái Hưng đã châm biếm

đã kích bọn Tây một cách trực tiếp và rất mạnh mẽ Trong truyện ngắn

Quan công sứ, Khái Hưng cũng để cho các nhân vật chế giễu tên quan

công sứ là dốt nát, xấu xa

Trong những năm 1933 - 1945, Khái Hưng là nhà văn được khá nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng Họ coi ông là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả Độc giả của ông không phải là những người lao động mà

là thanh niên tri thức tiểu tư sản, trong đó phần đông là các cô gái Lời văn của Khái Hưng lúc đầu bay bướm sau bình dị hơn Nói chung Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có tài, có công trong việc thúc đẩy ngôn ngữ phát triển nói riêng và sự phát triển của văn học Việt Nam

1.2.2 Vị trí của Khái Hưng trong Tự lực văn đoàn

Tự lực văn đoàn là cái vườn ươm nuôi dưỡng mọi tài năng của văn đoàn Tự lực Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã được Nhất Linh

và những người Tự lực góp ý khuyến khích, cổ vũ, ông đã chuyển biến cùng các bạn trong văn đoàn và cũng chính nhà văn đã góp phần rất lớn làm rạng rỡ cho văn đoàn, làm cho người ta yêu mến, tin vào văn đoàn của ông Trước khi gặp Nhất Linh, Khái Hưng đã có những tư tưởng và quan niệm sống rất gần gũi với nhà sáng lập Tự lực văn đoàn Khái Hưng

Trang 16

với bằng tú tài Tây, lại sinh ra trong một gia đình quan lại cao cấp, có quyền thế, ông có điều kiện đi vào con đường làm quan, làm giàu nhưng lại theo nghề tự do: buôn bán, dạy học, viết văn

Nhất Linh gặp Khái Hưng ở trường Thăng Long và ông tìm thấy ở Khái Hưng tài năng, những tư tưởng mới mẻ nên ông cố thu nạp cho bằng được Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng đã trở thành người sáng lập, và Khái Hưng là một trong những biên tập viên đầu tiên của báo Phong hoá Tham gia biên tập báo Phong hoá rồi Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã chuyển biến rõ rệt về tư tưởng và nghệ thuật Từ một người mà quan niệm

về xã hội nhân sinh và văn chương có những điểm mới mẻ, nhưng cùng còn khuynh cổ Tham gia Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã chuyển biến cùng với Nhất Linh và các bạn trong văn đoàn Đọc những bài nghị luận của Bán Than đăng trên Văn học tạp chí và Phong hoá từ số 1 đến số 13

và những bài nghị luận của Nhị Linh đăng trên báo Phong hoá từ số 14 đến số 87, ta như thấy một Khái Hưng khác, một Khái Hưng đứng hẳn về những tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống văn hoá văn minh phương Tây, đồng thời chế giễu phê phán gay gắt mạnh mẽ những hủ tục, những tín điều những đạo lý của văn hoá cũ

Những đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của Khái Hưng còn thể hiện rõ trong sáng tác văn chương của ông Thoạt đầu, mới tham gia biện tập báo Phong hoá Khái Hưng vẫn tiếp tục viết nghị luận, vì ông nghĩ đó

là sở trường Nhưng sau đó ông chuyển sang viết truyện Chính ở địa hạt này Khái Hưng đã đóng góp lớn cho văn đoàn Tự lực Liền trong những năm 1932,1933,1934 nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch của Khái Hưng đã ra đời

Khái Hưng là nhà văn sáng tác dồi dào nhất Tự lực văn đoàn Hoạt động báo chí và sáng tạo văn chương của Khái Hưng khá phong phú

Trang 17

Theo Tú Mỡ, tác giả đã tham gia rất nhiều mục trên báo Phong hoá và Ngày nay.Với vai trò nhà báo, Khái Hưng xuất hiện khá đều đặn trên Phong hoá và Ngày nay Viết báo tác giả xoay quanh mấy đề tài : đấu tranh cũ, phê bình các báo, thời sự, chính trị…

Đóng góp của Khái Hưng cho Tự lực văn đoàn dồi dào và thành công hơn cả là sáng tạo văn chương, với nhiều thể loại (truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, truyện trẻ em…) Tác giả vào nghề không phải là sớm, 36 tuổi

mới có tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản (Hồn bướm mơ tiên) nhưng

ông thành đạt rất nhanh, liền ngay năm sau đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết

thứ hai (Nửa Chừng Xuân) Cả hai cuốn đã gây được tiếng vang lớn trên

văn đàn lúc đó Là người có tài lại lao động nghệ thuật rất miệt mài, nên chỉ trong khoảng 10 năm, Khái Hưng đã để lại một sự nghiệp văn chương khá phong phú, đồ sộ, bao gồm 12 cuốn tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn, 4 tập kịch, 4 tác phẩm viết chung và một số tác phẩm chỉ đăng báo không xuất bản thành sách Về kịch, Khái Hưng có 4 tập: Tục Luỵ, Đồng bệnh, Nhất tiểu, Khúc nghê thường Về truyện ngắn có nhiều, vài trăm truyện Một số tập truyện ngắn tiêu biểu: Tiếng suối reo, Đội mũ lệch, Hạnh…

Đặc biệt về tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân là hai

cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã gây được tiếng vang lớn Ở hai tác phẩm này, bước đầu những quan niệm mới của nhóm Tự lực văn đoàn về xã hội và nhân sinh đã in sâu vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngoài hai tiểu thuyết trên thì Khái Hưng còn nhiều tiểu thuyết khác mà nội dung và nghệ

thuật cũng rất tiêu biểu (Gánh hàng hoa, Đời mưa gió, Tiêu sơn tráng sĩ,

Những ngày vui, Gia đình, Thoát ly, Đẹp, Băn khoăn)

Khái Hưng đã góp phần làm phong phú các tiểu loại tiểu thuyết

Theo Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: nhà văn có các loại tiểu thuyết, lãng mạn, phong tục, tâm lý Theo Thanh Lãng trong Bảng lược

Trang 18

đồ văn học, tiểu thuyết của Khái Hưng có các ý hướng, ý hướng thơ, ý

hướng đấu tranh, ý hướng lịch sử, ý hướng tâm lý Có người lại cho rằng tác giả viết các loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lí Có thể nói, với Khái Hưng tiểu thuyết đã có nhiều hình thức: tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý…

Như vậy rõ ràng từ khi tham gia Tự lực văn đoàn được cổ vũ, góp

ý, khuyến khích, Khái Hưng đã chuyển biến nhanh chóng cùng với Nhất Linh và các bạn trong văn đoàn Ông thực sự là một trong những nhà văn trụ cột, có sáng tạo dồi dào và tiêu biểu nhất Tự lực văn đoàn Ông là nhà tiểu thuyết có biệt tài, đã góp phần làm cho tiểu thuyết trở thành thể loại chủ lực của văn đoàn Tự lực và cũng góp phần không nhỏ làm cho các bạn đọc tin tưởng yêu mến văn đoàn của ông

1.3 Vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại văn chương “là hình thái chủ yếu của

nghệ thuật ngôn từ” [16, 962] Nó có một vị trí then chốt trong đời sống

văn học nhân loại Là một hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng riêng trong việc tái hiện với quy mô lớn những bức tranh hiện thực trong đời sống con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục… nghĩa là tiểu thuyết

có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu

Việc sáng tạo nhân vật thường được xem là công việc có tầm quan trọng hàng đầu đối với người viết tiểu thuyết Nói như G.N Pospelov đây

là “phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thực hiện tư tưởng (…) là

phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của tác phẩm ấy, quy định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa phương tiện ngôn ngữ

và cả tiêu chí kết cấu nữa” [14, 18].

Trang 19

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát số phận và tính

cách của con người Nhân vật văn học là khái quát số phận và tính cách

của con người Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật lý tưởng

thẩm mĩ của nhà văn về con người Với chức năng như vậy, để cho nhân

vật hiện lên chân thực sống động, có hồn, nhà văn phải thổi vào đó những

nét tâm lý, tính cách, hay nói cách khác việc đi sâu vào đời sống bên

trong của nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đã làm nên sức sống

nội tại cho nhân vật

Hà Minh Đức từng nhận xét: “Ở Hồn bướm mơ tiên đã bộc lộ khả

năng miêu tả tâm lý của Khái Hưng đặc biệt đối với nhân vật nữ (…) biểu

hiện của tính cách nhân vật Lan có những mặt phát triển chân thực và

hợp lý” [3, 87] Bằng việc sử dụng khéo léo nghệ thuật miêu tả tâm lý

nhân vật, Khái Hưng đã làm hiện lên trước mắt bạn đọc một thế giới nhân vật cụ thể và

đặc sắc

1.4 Giới thiệu tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên

Hồn bướm mơ tiên là một cuốn tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng

và cũng là tác phẩm đầu tiên của Tự lực văn đoàn, được xuất bản năm

1933 Thông qua một cốt truyện giản dị, không khai thác sâu vào những

éo le, phức tạp của đời sống xã hội, nhưng Hồn bướm mơ tiên đã chiếm

được cảm tình của người đọc Một câu chuyện tình không xảy ra ở chốn

phồn hoa đô hội mà trong cảnh chùa tĩnh lặng Ngọc một học sinh trong

dịp nghỉ hè lên thăm người bác tu hành ở chùa Long Giáng đã gặp Lan,

chú tiểu giả trai, và đem lòng yêu mến Cốt truyện có sức hấp dẫn trước

tiên ở sự truy tìm giữa cái thực và cái hư Lan là con gái hay con trai? Tại

sao người con gái xinh đẹp này lại cải trang và xin gửi mình vào nơi cửa

phật Điều bí ẩn này là cái mà Ngọc tìm kiếm và cũng là mối quan tâm ở

Trang 20

người đọc Khái Hưng đã giấu kín điều bí mật ấy cho đến gần cuối tác phẩm Lan là con nhà dòng dõi được học hành thầy học là người mộ đạo

phật nên Lan cũng đem lòng yêu mến “cái đạo rất dịu dàng êm ái kia”

Cha mẹ mất sớm, Lan phải ở với chú, chú gả ép Lan vào nơi giàu có mà không hợp tính tình, Lan trốn vào chùa để tu, xa lánh cõi trần Nguyên nhân đẩy Lan vào cuộc đời tu hành là một nguyên nhân xã hội có ý nghĩa thời sự Tình trạng hôn nhân gả ép theo kiểu đẳng cấp xã hội hoặc chịu áp lực của đồng tiền còn là phổ biến trong xã hội Nhưng Khái Hưng không quan tâm khai thác khía cạnh này nhiều Ông muốn tập trung miêu tả tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ thanh niên trong ngôi đền thiêng của tôn giáo

Là cuốn tiểu thuyết đầu tay nhưng Khái Hưng đã chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng, đặc biệt là tầng lớp nam thanh nữ tú đương thời Đồng thời thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Lê Hữu

Mục cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết “mở đầu kỉ nguyên văn học mới”

[11,17]

Trang 21

CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT CỦA KHÁI HƯNG

TRONG TIỂU THUYẾT HỒN BƯỚM MƠ TIÊN

Thành công nổi bật của Khái Hưng trong nghệ thuật tiểu thuyết, trong

xây dựng nhân vật là miêu tả tâm lí nhân vật Ngay từ tác phẩm đầu tay Hồn

bướm mơ tiên, chúng ta đã thấy được điều đó Độc giả, các nhà nghiên cứu

và phê bình nhiều thế hệ đã khen ngợi Khái Hưng Đương thời từ rất sớm,

Trần Thanh Mại đã đánh giá cao Hồn bướm mơ tiên ở phương diện: “cách

phô diễn tâm lý của những vai chủ động” [10, 701]

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cũng đề cao: “ Hiện nay, nhà văn mà

được nam nữ thanh niên ưa chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn

họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng Khái Hưng là người rất am hiểu tâm lý

phụ nữ” [1, 29]

Miêu tả thế giới nội tâm là thành công lớn là bước tiến vượt bậc của

Khái Hưng Tuy chưa đạt được tới tầm cao của văn học hiện đại như một số

nhà văn hiện thực tiêu biểu những năm sau đó (Nội tâm nhân vật chưa thật có

góc cạnh, có cá tính rõ nét, đôi khi theo tưởng tượng hơn là quan sát), song

đây cũng góp phần vào sự mở đường, vào một bước tiến lớn của văn học

đương thời

2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống

2.1.1 Tình huống truyện khơi gợi cảm giác

Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là khoảnh khắc chứa đựng cả

một đời người Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác,

giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống qua đó nhân vật bộc lộ rõ

Trang 22

tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác phẩm

Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện nhẹ nhàng, bay bướm Cốt truyện có thể tóm tắt trong vài câu ngắn Nhưng với cốt truyện ấy tác giả đã viết lênmột

tác phẩm dài 109 trang Đó không phải do tài "tán" của nhà văn "Tán" không

phải là đức tính trong một tác phẩm văn nghệ Đó là vì tác giả có vốn sống về tình yêu phong phú, có thể miêu tả tỉ mỉ từng cảm giác, từng băn khoăn, cái lạnh lùng bề ngoài, sự đấu tranh bên trong, cái ghen bóng ghen gió, nỗi hồi hộp, nhất là sự xung đột trong lòng giữa cái chí tu hành đã quyết từ lâu với cái tình yêu lai láng, tràn ngập, rạo rực trong tâm hồn nhân vật Tác giả luôn đi sâu vào miêu tả những trạng thái cảm xúc, cảm giác trong tâm trạng con người Có lẽ bởi vậy đọc tác phẩm của ông, người đọc không bắt gặp tình huống mang tính chất bất ngờ, éo le, hài hước, hay tình huống tạo xung đột quyết liệt Khái hưng sáng tạo ra những tình huống trữ tình và các tình huống của Khái Hưng không nhằm mở ra một cái thế thúc đẩy một thứ hành động thông thường của nhân vật mà nhằm thúc đẩy hành động tâm lí Nghĩa là làm dấy lên trong lòng các nhân vật những cảm xúc, cảm tưởng nhiều khi rất đột xuất, riêng tư, nhẹ nhàng

Tình huống trong Hồn bướm mơ tiên là cuộc gặp gỡ của Lan và Ngọc ở

nơi chùa chiền thanh tịnh Ngọc một học sinh trong dịp nghỉ hè lên thăm bác

ở chùa Long Giáng và đã gặp Lan Lan là con nhà dòng dõi được học hành

Thầy học là người mộ đạo Phật nên Lan cũng đem lòng yêu mến "cái đạo rất

dịu dàng êm ái kia" Cha mẹ mất sớm nên Lan phải ở với chú, chú gả ép vào

nơi giàu có mà không hợp tính tình Lan bỏ đi, giả trai vào chùa tu hành xa lánh cõi trần Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đã làm nảy sinh tình yêu lãng mạn, lí tưởng Nó không diễn ra ở nơi phồn hoa đô hội, ồn ào, náo nhiệt mà nó xảy ra

ở nơi chùa chiền bình yên thanh tịnh Chùa chiền là nơi thanh tịnh, là nơi ngự

Trang 23

trị của đạo Phật, là thế giới của thần linh, thế giới vô trần mà ở đó diễn ra hành động của những bậc cao nhân đắc đạo, những người xuất gia tu hành với chủ trương diệt dục, xa lánh lối sống tự nhiên, bản năng Từ cuộc gặp gỡ ấy tác giả đã tạo dựng những tình huống khác nhau tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Trước hết là ở sự truy tìm giữa cái thực và cái hư, Lan là gái hay trai?.Tại sao người con gái này phải cải trang và gửi mình vào nơi cửa phật Điều bí ẩn ấy là cái mà Ngọc tìm kiếm và cũng là mối quan tâm của người đọc Sau cuộc gặp gỡ khá bất ngờ, cả Lan và Ngọc đều có cảm giác lạ Từ lúc

gặp Lan, Ngọc đã có cảm tình với chú tiểu "đẹp trai có nước da trắng mát,

giọng nói dịu dàng" Và từ đó Ngọc luôn tự hỏi: "Lan là trai hay gái" Mối

nghi ngờ ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí Ngọc Để đẩy mạnh câu chuyện đến điểm nút, tạo điều kiện cho tình yêu của hai người biểu lộ, cho Ngọc khám phá được bí mật của Lan, tác giả đã khéo léo tạo dựng những tình huống Tình huống Lan gặp rắn trên gác chuông và ngã vào lòng Ngọc Trường hợp đó đã chứng minh Lan là người nhút nhát Và khi đó sự nghi ngờ của Ngọc lại tăng lên Hơn nữa sự va chạm cũng tạo nên cảm giác lạ trong Ngọc

và Lan Ngọc trằn trọc băn khoăn không ngủ được Ngọc có cảm tưởng khác

lạ, mà cảm giác ấy vẫn tồn tại ở trong lòng Lan thì nhận ra rằng mình vẫn chưa rũ sạch lòng trần tục Những suy nghĩ và hình ảnh của Ngọc vẫn tồn tại

trong tâm trí Lan Lan phải bấu víu vào đạo Phật để có "nghị lực xa chốn trầm

luân" Nhưng dù Lan có cố gắng tới đâu thì trái tim vẫn rạo rực, xốn xang

Đặc biệt là khi Ngọc nói chuyện thân mật với cô gái khác Tình huống ấy đã gợi lòng ghen của Lan Lan bực tức trách Ngọc là trai lơ Lan tức giận vì Ngọc quan tâm tới người con gái khác không để ý tới mình Lan đã có cảm tình với Ngọc vì vậy đứng trước tình huống đó Lan không thể tỏ ra bình tĩnh, thản nhiên, lạnh lùng được nữa Chính điều đó đã tố cáo Lan Khái Hưng đã khéo léo tạo dựng tình huống để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, khơi gợi cảm

Trang 24

xúc, cảm giác bên trong nhân vật Các tình huống ấy đều khá tự nhiên và đều

có hiệu lực mong đợi "Duy có trường hợp Lan gặp rắn trên gác chuông có lẽ

hơi giả tạo: tác giả muốn tỏ tình dút dát của tiểu Lan (một phụ nữ), lại muốn Lan vì hoảng sợ mà ngã vào ngực Ngọc, cho dễ thành chuyện - nên mới sáng tạo ra chi tiết ấy Sự gặp rắn, nhất là trên gác chuông, là một sự hoạ hoằn" [13, 212]

Nhưng nhìn chung ta phải thừa nhận rằng tác giả khéo léo xây dựng tình

huống xếp đặt câu chuyện để gợi trí tò mò của người đọc từ đầu chí cuối: " có

sự thống nhất và một tiến trình rõ rệt của sự việc, dẫn đến trang cuối, tức là trang kết liễu" [13, 212]

2.1.2 Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là phạm trù của nghệ thuật, là "thế giới mà ta có thể

thể nghiệm được trong tác phẩm văn học với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian là quá khứ, hiện tại hay tương lai (…) Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu" [16, 64] Vì là "sáng tạo của tác giả" nên thời gian trong tác phẩm nghệ

thuật mang tính chủ quan nghệ sĩ Nó có thể trùng hợp với thế giới vật chất, nhưng cũng có thể biến dạng để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới, về đời sống xã hội Cả chiều dài, qui mô, hướng vận động của thời gian trong tác phẩm nghệ thuật đều phụ thuộc vào nhận thức của người nghệ

sĩ Nó thoát khỏi sự vận động một chiều của thế giới tự nhiên khách quan

Thời gian trong Hồn bướm mơ tiên đó là thời gian hiện thực (tự nhiên

khách quan) Thời gian hiện thực là dòng thời gian vận động, chảy trôi theo quy luật tuần tự tuyến tính Trong một ngày, thời gian đó được đánh dấu bằng các thời điểm như sáng, trưa, chiều, tối Trong một năm là sự tiếp nối của tứ

quý bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Trong Hồn bướm mơ tiên có sự hiện diện

của các thời điểm như vậy Thời gian trong truyện kéo dài 6 tháng Trong thời

Trang 25

gian đó mọi việc xảy ra tuần tự theo trình tự thời gian tuyến tính Ngọc lên chùa trong một tháng, trong thời gian đó Ngọc quen Lan, cảm mến Lan rồi yêu Lan Mỗi ngày trôi qua tình cảm ấy càng lớn dần lên Trong tác phẩm, khi

nói tới sự thay đổi của thời gian tác giả thường sử dụng các cụm từ: "sáng

hôm sau", "sáng hôm ấy", "trưa hôm ấy", "buổi tối" Đó là các thời điểm

trong một ngày Mọi việc diễn ra tuần tự theo trình tự thời gian ấy Trong truyện, tác giả ít sử dụng thời gian trong quá khứ và điều này phù hợp với tâm

lý của nhân vật chính (Lan), một đời sống tâm lý không quá phức tạp, căng thẳng song cũng không đơn giản với những biến đổi tinh vi Và điều này đã góp phần tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn người đọc Muốn biết được những diễn tiếp theo của câu chuyện thì buộc chúng ta phải đọc và khám phá từ đầu tới cuối

Thời gian trong Hồn bướm mơ tiên là thời gian hiện thực hàng ngày,

mọi diễn biến của truyện diễn ra trong thời gian ấy Nó là yếu tố nghệ thuật cần thiết khi nhà văn đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm con người

2.1.3 Không gian nghệ thuật

Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học nhưng đều thống nhất chung không gian nghệ thuật không đồng nhất

với không gian hiện thực "Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của

hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhất định của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan" [17, 160]

Không gian nghệ thuật là phạm trù quan trọng của thi pháp học Nó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình thức nghệ thuật nào không có thời gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó

Trang 26

Bản thân người kể chuyện nhìn sự vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định Mỗi nhân vật được đặt trong những không gian phù hợp, ở đó diễn ra mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật

Không gian nghệ thuật là một mặt quan trọng để nhà văn thể hiện tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người Đây là một yếu tố thiết yếu của một nhà văn khi muốn có một tác phẩm hay Khái Hưng đã nắm bắt và thực hiện xuất sắc yêu cầu khắt khe đó của nghệ thuật khi đi vào sáng tác tiểu thuyết và tạo ra hiệu quả đặc sắc Vì lẽ đó không gian Khái Hưng lựa chọn

trong Hồn bướm mơ tiên không có sự ồn ào, xô bồ mà bình lặng nhẹ nhàng,

không chật hẹp tù túng mà thoáng đãng, trong lành Từ đó thuận tiện cho việc nhà văn đi sâu vào miêu tả vi điệu bên trong tâm hồn con người Bằng sự tinh

tế nhạy cảm của tâm hồn, Khái Hưng nhận ra vẻ đẹp lãng mạn, tinh tế của thiên nhiên vũ trụ Tác giả xây dựng cho nhân vật một không gian thích hợp

trong thế giới thiên nhiên tạo vật Không gian trong Hồn bướm mơ tiên là

một không gian đẹp, giản dị, chân thực và gần gũi ở đó ta bắt gặp không gian làng quê với ngôi chùa cổ kính nằm ẩn giữa những đồi sắn, nương chè, những cánh đồng lúa, những buổi chiều tà hay những đêm trăng Tất cả gợi lên cảm giác thi vị, lãng mạn Trong không gian ấy tình yêu của Lan và Ngọc nảy nở

và phát triển

Không gian trong Hồn bướm mơ tiên không phải là không gian nhỏ hẹp như trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách Không gian trong tiểu thuyết Tố

Tâm chủ yếu là trong ngôi nhà mà Tố Tâm ở, không gian hẹp, chật chội Mọi

diễn biến của câu chuyện hầu như diễn ra trong không gian ấy Trong Hồn

bướm mơ tiên không gian thoáng đãng, rộng lớn, trong lành Đó là không

gian của những đồi sắn, những cánh đồng lúa, của đêm trăng: "Về phía Đông

Nam mấy trái đồi phản chiếu ánh chiều tà nhuộm một màu sắc da cam Da trời xanh nhạt mấy đám mây hồng In trên cánh đồng lúa chín màu vàng

Trang 27

thẫm, con cò trắng thong thả bay về phía tây, đôi cánh lờ đờ cất lên đáp xuống loang loáng ánh ánh mặt trời" [6, 42]

Mỗi một không gian lại gợi ra cho người đọc một cảm giác mới Không gian trong chùa Long Giáng Đó là không gian chùa chiền, là không gian của cõi phật, không gian tĩnh lặng, thiêng liêng của thế giới thần linh, thế giới vô trần, mà ở đó diễn ra hành động của những bậc cao nhân đắc đạo, những người xuất gia tu hành Và chủ trương của đạo Phật là diệt dục, phản lối sống

tự nhiên bản năng Trong không gian ấy luôn gắn với hình ảnh sư cụ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng, hương khói nghi ngút lại càng gợi nên sự thiêng liêng thần thánh Đó là không gian của đạo Phật, luôn kìm nén và thôi thúc Lan rũ bỏ lòng trần Ngược lại, nó lại khơi dậy trong Ngọc tình yêu với những cảm giác mới lạ Trước khi gặp Ngọc, Lan là người mộ đạo, thông tuệ kinh kệ và đã xa lánh cõi trần Nhưng khi Ngọc xuất hiện thì tất cả đã thay đổi Lan đã xúc động trước tình yêu của Ngọc Không ít lần Lan phải bấu víu vào đạo Phật để có đủ nghị lực rũ bỏ lòng trần tục

Trái ngược với không gian ấy là không gian bên ngoài chùa Long Giáng

Đó là không gian làng quê tự nhiên, gần gũi, lãng mạn Một không gian làng quê trung du bắc bộ tươi mát và bình yên Khi đọc tác phẩm người đọc như được thả hồn mình trên những cánh đồng lúa, những đồi sắn, nương chè hay đêm trăng thu huyền ảo Không gian ấy có đủ màu sắc (màu vàng của nắng, màu xanh của lá cây); và âm thanh (tiếng chim hót và giọng nói trong trẻo của Lan, tiếng chuông ngân nga văng vẳng); hương vị (mùi hương, mùi lá cây) của cuộc sống gợi lên trong tâm hồn của Lan và Ngọc cảm xúc ái tình Trước tình yêu của Ngọc, Lan mặc dù cố gắng quên và chối bỏ nhưng nàng không thể dối chính bản thân mình Trong không gian ấy cảm xúc ái tình rạo rực xốn xang, nhiều cảnh thiên nhiên gợi tình làm tiểu Lan không thể một lòng mộ đạo

Trang 28

Như vậy không gian trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên là không

gian hiện thực, nên thơ và mang chút sắc màu cổ kính Không gian ấy gần gũi, quen thuộc, chân thực với cuộc sống con người Không gian cũng là yếu

tố cần thiết khi nhà văn đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm con người

2.2 Tâm lí tình ái với cảm xúc nhẹ nhàng, thanh thoát

Hồn bướm mơ tiên là câu chuyện nhẹ nhàng bay bướm Tình yêu trong

truyện là một tình yêu lãng mạn, lí tưởng khó có thực ở ngoài đời Tình yêu đến với Lan và Ngọc nhẹ nhàng, lãng mạn Từ những rung động ban đầu đến những cảm xúc tình ái đều nhẹ nhàng, thanh thoát Ngay từ lần đầu gặp Lan, Ngọc đã có cảm tình với chú tiểu có nước da trắng mát tiếng nói dịu dàng Những cảm xúc bẽn lẽn, ngượng ngùng của Lan cũng rất kín đáo, nhẹ nhàng

Từ đó, cảm xúc hai người lại càng có cảm tình về nhau, nhưng những dấu hiệu ấy đều nhẹ nhàng, tinh tế Lan có cảm tình với Ngọc nhưng tình cảm ấy vẫn không được Lan thừa nhận mà nó thể hiện qua những hành động cử chỉ quan tâm dè dặt, nhẹ nhàng Khi Ngọc lên thăm chùa Lan quan tâm chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ của Ngọc Và không ngần ngại giải nghĩa cho Ngọc cặn kẽ từng quy tắc, qui định của nhà chùa Trong đêm chạy đàn Lan không quản ngại giảng giải cặn kẽ, chi tiết cho Ngọc hiểu từng lần chạy đàn Đối với Ngọc cảm tình giành cho chú tiểu Lan càng lớn thì sự nghi ngờ của Ngọc cũng tăng lên Trong đầu Ngọc luôn tồn tại một mối nghi ngờ, Lan là trai hay gái? Nhưng Ngọc không suồng sã, nóng vội muốn tìm sự thật ngay

mà từ từ dò xét, thăm dò thái độ, ý tứ của Lan Khi hai người cùng ngắm cảnh chiều tà, mỗi người đều có cảm xúc rung động, đồng điệu trong tâm hồn Ngọc dùng những lời lẽ kín đáo để bày tỏ tình cảm với Lan, thăm dò ý tứ

Lan: "Thiếu ái tình vì cảnh im lặng, diễm lệ này, tạo hóa chỉ để riêng cho

những người biết yêu thưởng thức" [6, 42] Khi Lan ngã vào lòng Ngọc trên

gác chuông đã tạo ra trong lòng mỗi người một cảm giác xao xuyến, mới lạ:

Trang 29

"Trong lòng Ngọc nghĩ vẩn nghĩ vơ vì lúc chú tiểu sợ hãi ôm chầm lấy Ngọc,

Ngọc thấy có cảm tưởng khác thường, cảm giác ấy vẫn còn man mác ở trong lòng” [6, 44] Lan thì ngượng ngùng, bẽn lẽn và nhận ra mình lòng trần tục

vẫn chưa rũ sạch Những cảm xúc ấy không mạnh mẽ, ồ ạt mà nó tựa như những con sóng nhấp nhô rồi lại dạt xuống nhẹ nhàng, mới lạ nhưng không vượt qua giới hạn của tôn giáo Khi Ngọc nói chuyện thân mật với cô gái khác trong lễ chạy đàn đã khơi gợi lòng ghen của Lan Cái ghen ấy cũng đặc biệt Lan ghen, giận Ngọc nói chuyện thân mật với cô gái khác, không quan tâm tới mình Nhưng nàng không để cảm xúc ấy lấn át và nổi lên dữ dội Lan

đang tức giận và đang ghen nhưng vẫn khuyên cô gái một điều có lí: "Này cô

kia, khuya rồi đi về đi chứ, chẳng mai bà cô lại chửi chết'' [6, 59] Lan tức

giận muốn cô gái ra về để Ngọc không thể nói chuyện cùng nữa Lan đã rất

khéo léo chọn lí do phù hợp để "đuổi khéo" cô gái về Lan cũng không quên trách Ngọc là "trai lơ" Lúc này dường như cả hai người đã hiểu thấu tâm

trạng của nhau Ngọc biết Lan đang ghen lại càng khơi gợi lòng ghen của Lan Lan giận Ngọc, trách Ngọc nhưng đã khéo léo thể hiện qua lời khuyên

và trách Ngọc không nên có tính "trai lơ"

Cảm xúc cảm giác trong tâm hồn Lan và Ngọc là những cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng nó lại có sức mạnh xuyên thấm vào bề mặt băng giá của trái tim Lan có cảm tình với Ngọc, rung động, xao xuyến trước tình cảm của Ngọc nhưng vẫn lẩn trốn, trốn tránh không thừa nhận tình cảm ấy Sau những lần lẩn tránh, từ chối Lan thú nhận mình là gái và chấp nhận tình yêu của Ngọc Lan thừa nhận mình là gái, Ngọc vui mừng xúc động nhưng không

ồ ạt, vồ vập mà tự nhiên, nhẹ nhàng bày tỏ tình cảm của mình: "Tôi xin thú

thực với ni cô, rằng tôi yêu ni cô, tôi yêu ngay từ lúc còn tưởng ni cô là trai

Ni cô là mọt người thông minh đĩnh ngộ, xinh đẹp như thế thì ai lại không yêu được " [6, 86] "Hạnh phúc của tôi nếu mục đích đời người là tìm hạnh

Trang 30

phúc thì tôi đã tới mục đích rồi" [6, 87] Nhưng dù tình cảm của Ngọc có lớn

lao, chân thành tới đâu cũng không thể lay chuyển được Lan từ bỏ tôn giáo Trong Lan vẫn tồn tại những mâu thuẫn lớn Nàng không thể không yêu Ngọc nhưng cũng không thể từ bỏ tôn giáo Lan muốn Ngọc về Hà Nội Ngọc đã làm theo, nhưng khi Ngọc đi thì Lan lại bần thần hụt hẫng Tình yêu giờ đây lại trỗi dậy với những cảm xúc nhớ nhung Nàng tự bảo mình phải quên nhưng càng quên lại càng nhớ Ái tình chan chứa khắp linh hồn Lan Ngọc ra

về mang theo cả tâm hồn của chú tiểu Lan Khi Ngọc rời chùa Long Giáng, Lan chẳng thiết làm gì, ăn uống gì, không vui vẻ hoạt bát như trước mà ủ rũ, u sầu Trong thời gian đó Lan lấy đạo Phật để quên đi ái tình Nhưng thực tế cảm xúc ấy nó chỉ ẩn sâu trong trái tim, bị che khuất bởi lớp sương mù của tôn giáo mà không ít lần đã trỗi dậy Khi ngắm cảnh thấy thiên nhiên vạn vật

gần gũi Lan không khỏi giật mình sợ hãi: "Lan giật mình ngước mắt ngơ ngác

nhìn Trên cành cây trẩu, con chim gáy đang gật đầu xù lông cổ, gù ở bên con chim mái Lan nhắm mắt rồi quay đi nơi khác, thì kia trên cành cây khô khan hai con quạ khoang đang rỉa lông cho nhau Lan lại nhắm mắt thở dài, cuống quýt như bị vây vào cảnh chết mà khó tìm được lối ra "ước gì ông ấy đi " [6,

93] Lòng trần tục của Lan vẫn chưa rũ sạch, cảm xúc ái tình vẫn tồn tại trong Lan và đôi lúc nó lại trỗi dậy Lan sau những lần từ chối, lẩn tránh tình yêu của Ngọc thì đã nhận lời yêu Ngọc Nhận lời yêu nhưng cả Lan và Ngọc đều dừng lại ở giới hạn của tôn giáo Yêu nhau trong linh hồn, trong lí tưởng

Ngọc tự nguyện yêu linh hồn của Lan: "Suốt trong đời tôi, tôi sẽ chân thành

thờ ở trong tâm trí, cái linh hồn dịu dàng của Lan" [6, 108] Tình yêu lãng

mạn, lí tưởng vượt lên trên cái dục vọng tầm thường

Câu chuyện tình yêu của Ngọc và Lan là câu chuyện tình lãng mạn, lí tưởng, mọi cảm xúc, cảm giác ái tình biến đổi tinh vi, tinh tế mang lại cho người đọc những cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát Tình yêu ấy đã chiếm

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w