Từ sau đổi mới 1986 đến nay Dưới ánh sáng của Đại Hội Đảng VI, với tư tưởng đổi mới mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nghệ thuật trong đó có văn học thì những đóng góp của Tự lực văn đoà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
"GIA ĐÌNH" CỦA KHÁI HƯNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN -
NGUYỄN THỊ THANH LOAN
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
"GIA ĐÌNH" CỦA KHÁI HƯNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học Th.S THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG
HÀ NỘI - 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận của em được hoàn thành là nhờ sự tận tình giúp đỡ của thạc
sĩ Thành Đức Bảo Thắng Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của
mình đến Thầy
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, trong khoa, trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu
Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người viết khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Loan
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với tinh thần làm việc nghiêm túc, tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả
của quá trình tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của thạc sĩ Thành Đức
Bảo Thắng
Kết quả nghiên cứu của tôi không trùng với kết qủa của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người viết khóa luận
Nguyễn Thị Thanh Loan
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1 Trước Cách mạng tháng 8/1945 3
2.2 Sau Cách mạng tháng 8/1945 4
2.2.1 Ở miền Bắc trước năm 1975 4
2.2.2 Ở miền Nam trước năm 1975 6
2.3 Từ sau đổi mới năm 1986 đến nay 7
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng nghiên cứu 9
5 Phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của khóa luận 9
8 Bố cục của khóa luận 10
NỘI DUNG 11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 11
1.1 Tác giả Khái Hưng 11
1.1.1 Cuộc đời 11
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 12
1.2 Nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả tâm lý nhân vật 15
1.2.1 Khái niệm nhân vật 15
1.2.2 Vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân vật 16
Chương 2: MÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH, HÀNH ĐỘNG VÀ THIÊN NHIÊN 20
2.1 Tạo dựng tình huống xung đột tâm lý 17
Trang 62.1.1 Tình huống xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong
kiến 22
2.2.2 Tình huống xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện và bất lương 26
2.2.3 Tình huống xung đột giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải cách 28
2.2 Miêu tả tâm lý qua ngoại hình và hành động 30
2.2.1 Miêu tả tâm lý qua ngoại hình 31
2.2.2 Miêu tả tâm lý qua hành động 32
2.2.2.1 Nhân vật có hành động nhất quán với động cơ tâm lý 33
2.2.2.2 Nhân vật có hành động không nhất quán với động cơ tâm lý 35
2.2.2.3 Nhân vật có hành động mang tính chất lặp đi lặp lại 38
2.3 Miêu tả tâm lý qua hình ảnh thiên nhiên 40
Chương 3: MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ 44
3.1 Ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa 44
3.1.1 Ngôn ngữ của nhân vật mang tâm lý hám danh 44
3.1.2 Ngôn ngữ của nhân vật mang tâm lý lưỡng phân 47
3.1.3 Ngôn ngữ của nhân vật mang tư tưởng cải cách xã hội 47
3.2 Ngôn ngữ đối thoại hướng vào nội tâm 48
3.3 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 54
3.3.1 Độc thoại nội tâm tái hiện cảm xúc, tâm tư nhân vật 55
3.3.2 Độc thoại nội tâm tái hiện những diễn biến tâm lý phức tạp 58
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 63
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước sang đầu thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam đã có sự chuyển mình bứt phá để hòa vào mạch nguồn đang cuồn cuộn chảy của dòng văn học thế giới Nó từng bước đi vào quỹ đạo hiện đại và thực hiện xứ mệnh cao cả của mình – hoàn tất quá trình hiện đại hóa Quá trình hiện đại hóa ấy có sự
đóng góp của rất nhiều trào lưu, khuynh hướng và các tổ chức văn học Trong
đó, trào lưu văn học lãng mạng bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong
trào “Thơ mới” đã góp một tiếng nói rất quan trọng vào sự cách tân nền văn
học nước nhà
Đến nay phong trào “Thơ mới” đã chiếm được vị trí khá vững vàng
trên văn đàn ngôn luận Còn “Tự lực văn đoàn là một món nợ tinh thần cần phải được thanh toán và là một vấn đề văn học sử chưa được giải quyết triệt để” [15, 520] Thời gian không chỉ phủ một lớp bụi mờ mà chắc chắn sẽ định lại giá trị của những tác phẩm đó, bởi trong khoảng trên dưới mười năm, Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc đổi mới nền văn học, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một nền văn học hiện đại Các công trình nghiên cứu
về Tự lực văn đoàn lần lượt xuất hiện:“Tự lực văn đoàn” của giáo sư Phan
Cự Đệ, các luận án tiến sĩ của Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Dục Tú…cùng nhiều công trình nghiên cứu khác có thể xem là một bước tiến mới trong cách nhìn nhận, đánh giá văn chương Tự lực văn đoàn Khi nghiên cứu về đối tượng này chúng tôi muốn tìm ra “những hạt ngọc ẩn giấu dưới lớp bụi thời gian”, tìm kiếm những mạch tinh thần mới của văn chương Tự lực văn đoàn
Tác phẩm của Tự lực văn đoàn bao gồm nhiều thể loại như: kịch, thơ, văn xuôi… nhưng tiểu thuyết là thể loại được nhiều người nhắc đến hơn cả
Trong cuốn “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, tác giả Phan Cự Đệ đã đánh giá:
“Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào loại bán chạy nhất lúc bấy giờ”, và khẳng
Trang 8định “công lao chủ yếu của Nhất Linh và Khái Hưng là đã có đóng góp trong việc xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại” [15, 51 – 82] Tự lực văn đoàn là
sự đóng góp của rất nhiều cây bút, trong đó Khái Hưng được đánh giá là ngôi sao sáng nhất, là cây bút trụ cột Với sự già dặn về nghệ thuật và dồi dào về năng lực sáng tác, Khái Hưng đã để lại một văn nghiệp vừa phong phú, vừa đa dạng Với hàng chục cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch đã tạo được sự mến
mộ của đông đảo công chúng đương thời Nhưng trước hết và trên tất cả, “Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có biệt tài”, ông đã có sự đóng góp quan trọng vào cuộc canh tân văn học đầu thế kỷ
Đọc tiểu thuyết giai đoạn đầu của Khái Hưng như: “Hồn bướm mơ tiên”,
“Nửa chừng xuân”, “Trống mái”… chúng ta nhận thấy ông là nhà tiểu thuyết
về lý tưởng Giai đoạn sau tiểu thuyết của ông ngày càng có nhiều yếu tố hiện
thực hơn, ngả dần sang tiểu thuyết phong tục với nhiều đặc sắc Trong đó “Gia đình” (1936) là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho những sáng tác giai đoạn sau
Khái Hưng là nhà văn rất am hiểu và nhạy cảm về đời sống gia đình Ông đã tả được chân thực không khí gia đình phong kiến đang bị rạn vỡ vì những xung đột kinh tế Đặc biệt người đọc nhận thấy ở ông sự am hiểu sâu sắc tâm lý và một khả năng biểu đạt rất tài tình thế giới nội tâm đầy phức tạp ấy trong các nhân vật của mình Vì vậy khi nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng” sẽ thấy được tài năng tiểu
thuyết và quan niệm tiến bộ của ông trong cái nhìn về con người và xã hội
Trong chương trình Trung học phổ thông, tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn chỉ được giới thiệu trong các bài văn học sử Tác phẩm của họ chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Song tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn có ý nghĩa rất quan trọng Trước hết, cho chúng ta thấy được cụ thể và sinh động bước chuyển mình của văn học dân tộc theo tính quy luật và từ đó, có cái nhìn
so sánh, đối chiếu với các trào lưu, khuynh hướng khác giúp bài giảng thêm sâu sắc, phong phú hơn
Trang 9Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Gia Đình của Khái Hưng”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tự lực văn đoàn và phong trào “Thơ mới” như hai đóa hoa đẹp của văn
chương khi bước vào thời hiện đại Nhìn lại di sản thơ một thời, tuy có những
hạn chế riêng về một dòng thơ lãng mạn, nhưng “Thơ mới” vẫn thuộc nguồn
mạch thi ca có tinh thần dân tộc, tình cảm nhân đạo, giàu cảm xúc với cái đẹp
của thiên nhiên, tạo vật… “Thơ mới” đã góp phần quan trọng đưa thơ ca vào
quỹ đạo của thời kỳ hiện đại Từ đó nhìn lại Tự lực văn đoàn cũng cần có sự đánh giá đúng đắn và ghi nhận những đóng góp của trào lưu văn học này Thời gian đã đủ lắng, những cơn sóng của thời cuộc chính trị đã dịu xuống, tác phẩm của Tự lực văn đoàn được nghiên cứu theo xu hướng khách quan, dân chủ và
cởi mở hơn
Ngược dòng thời gian, lật lại những công trình nghiên cứu trước đây về
tiểu thuyết “Gia đình”, chúng ta sẽ thấy những ý kiến không đồng nhất, thậm
chí còn đối lập nhau Tổng hợp lại những công trình nghiên cứu ấy, có thể thấy
việc đánh giá về tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng rất phức tạp, diễn ra
theo ba thời kỳ sau:
2.1 Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tiểu thuyết “Gia đình” được Khái Hưng viết năm 1936 và được công bố trên báo “Ngày nay” năm 1937 Dưới đây là những ý kiến đánh giá về tác
phẩm này trước năm 1945
Trong cuốn “Khái Hưng nhà tiểu thuyết xuất sắc”, Trương Chính đã đánh giá cao tác phẩm “Gia đình” về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật “Ông Khái Hưng, tác giả Gia đình, khác hẳn ông Khái Hưng, tác giả Hồn bướm mơ tiên hoặc Trống mái Ông đã thiết thực hơn trước; và hơn trước, ông giải phẫu
tâm lý nhân vật trong truyện một cách công phu Không còn những câu văn bóng bẩy, nhẹ nhàng vì quá trau chuốt, những cảnh tình tứ nên thơ Không còn
Trang 10những tình tiết tốt đẹp, cao thượng Ở đây là Người với tất cả những cái nhỏ nhen, tinh quái của Người Tôi chưa từng thấy nhà văn nào trong văn học Việt Nam, một nhà văn, kể cả Nhất Linh, đã tả người đàn bà một cách xác đáng như
Khái Hưng… Sự sắp đặt và cách kết cấu trong Gia đình không để ta chê trách
được ở chỗ nào cả… Nghệ thuật của Khái Hưng mỗi ngày một lão luyện trông
thấy Gia đình có thể được xem như một tác phẩm không tì vết” [16, 302 – 304
Do hoàn cảnh lịch sự xã hội có sự biến đổi nên việc đánh giá, nghiên cứu
tiểu thuyết “Gia đình” cũng có sự thay đổi và khác nhau ở hai miền Nam –
Bắc
2.1.1 Ở miền Bắc trước 1975
Tiếp tục các công trình nghiên cứu đã có từ trước và đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết của Khái Hưng, phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh mặt hạn chế về tư tưởng nhiều hơn những đóng góp về nghệ thuật Nhìn chung, tiểu
thuyết “Gia đình” ở miền Bắc trước 1975 ít được nói đến hoặc có nói đến thì
chê nhiều hơn khen
Trương Chính vẫn tiếp tục đánh giá cao về tiểu thuyết “Gia đình”
Trong bài viết về Khái Hưng năm 1957, ông khẳng định: “Khái Hưng lãng mạn nhưng tiểu thuyết của ông có vẻ thực, nhân vật của ông sáng tạo đều rất sống động, chỉ có điều tình tiết hay nói cho đúng hơn nhiều tình tiết trong truyện là bịa đặt Về sau Khái Hưng già dặn hơn và khi phong trào lãng mạn đã qua thì
tiểu thuyết của ông lại hay, chẳng hạn như ba cuốn Thoát ly, Thừa tự, Đẹp và một phần cuốn Gia đình, lúc bấy giờ ông chỉ đi sâu vào tâm lý nhân vật và
Trang 11phản ánh lại cái phong tục của xã hội ta, là nếp sống trong gia đình phong kiến hoặc tư sản”
Trong khi đó Phan Cự Đệ, Vũ Đức Phúc, Hoàng Dung… lại đánh giá thấp, thậm chí còn phê phán nặng nề các tác phẩm của Khái Hưng nói chung và
tiểu thuyết “Gia đình” nói riêng
Phan Cự Đệ cho rằng: “Khái Hưng không bao giờ cắt đứt được hẳn liên
hệ với phong kiến bởi nhân vật Hạc và Bảo trong Gia đình là chủ ấp tức xuất
thân từ tầng lớp áp bức bóc lột vừa theo kiểu phong kiến vừa theo kiểu tư sản nhưng lại khoác áo nhân từ” Ông cũng nhận xét: “Khái Hưng chỉ am hiểu chính sách lớn của thực dân phong kiến, những hoạt động xã hội của bọn tai to mặt lớn, của giới tư sản và giới trí thức mang tính chất công khai, ngoài ra không biết gì những hoạt động cách mạng của Đảng cộng sản Đông dương, những cuộc đấu tranh bí mật của quần chúng cần lao ấy mang tính chất và tinh thần vô sản Ngay cả việc Khái Hưng phản ánh cuộc sống giới quan trường Phong trào cải lương xã hội, sinh hoạt và tâm lí của quan lại phong kiến tâm trạng của trí thức, tư sản và tiểu tư sản thành thị, tính tình và phong cách của phụ nữ thuộc tầng lớp trên cũng có sự lệch lạc [4, 266 – 268]
Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn nhận định về tiểu thuyết“Gia đình”:
“Chủ nghĩa cải lương biểu hiện rõ nhất trong Gia đình, ở đây tác giả muốn địa
chủ vừa có học lại vừa rộng rãi, muốn cải thiện đời sống cho dân nghèo đồng thời vẫn sống một cách trang trọng” [19, 87]
Khuynh hướng phủ nhận Khái Hưng nói chung và “Gia đình” nói riêng
ở miền Bắc kéo dài đến những năm sau 1975, tuy cách nói bớt gay gắt hơn trước nhưng có thể thấy những năm này được xem là thời kỳ thăng trầm nhất của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn
2.2.2 Ở miền Nam trước năm 1975
Việc tiếp cận tiểu thuyết của Khái Hưng trong đó có tiểu thuyết “Gia Đình” nói riêng có xu hướng thiên về nghệ thuật Có thể kể đến các công trình
Trang 12đề cập hoặc đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng như: “Bình giảng về Tự lực văn đoàn” (Nguyễn Văn Xung – 1958), “Khảo luận về Khái Hưng” (Lê Hữu Mục – 1960), “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập 3 của Phạm Thế Ngũ – 1960), “Phê bình văn học thế hệ” (tập 2 của Thanh Lãng – 1972)…
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước 1975 có xu hướng đề cao Khái Hưng như là một nhà cách tân nghệ thuật song các ý kiến ấy vẫn chưa thực sự đầy đủ, thuyết phục
Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Trong một loại thứ hai, Khái Hưng chuyên
mô tả những khía cạnh phong tục của cái gia đình cũ Việt Nam Có ba tác
phẩm Gia đình, Thừa tự, Thoát ly Gia đình là bức tranh phong tục và tâm lý
của một gia đình quyền quí Cái gia đình Việt Nam mà trước năm 1932, phía cựu học thường ca ngợi như một nền tảng của xã hội, nơi nảy nở những đức tính tốt đẹp nước Việt Nam xưa Trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng hiện ra với tất cả những hệ đoan của khía cạnh bi hài của nó Câu chuyện của ông Án Báo ta thấy trong nhà, lòng ghen tuông biến ruột thịt thành kẻ thù Mà ghen tuông ở một cái danh hão, tức tối nhau chỉ vì một tiếng gọi “Bà huyện, cô tú”, giỗ chạp, tết nhất anh chị em họp mặt nhau chỉ là dịp người ta bì tị nhau, kích bác nhau Ở xã hội Việt Nam xưa dường như người ta chỉ sống bằng danh gia tộc ra xóm làng, và coi không gì quý hơn, vẻ vang hơn là cái danh “Quan lớn” Cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng cũng là một cáo trạng dữ dội phanh phui tất cả bề trong nhớp nhúa của cái nghề danh giá ấy dưới thời Pháp thuộc” [9,
Trang 13quan sát về tâm lý phụ nữ Việt Nam (nhất là phụ nữ trong gia đình quí phái, trưởng giả) của ông thật xác đáng Cách hành văn của ông vừa giản dị, sáng sủa, thanh thoát, hấp dẫn nên những tiểu thuyết phong tục của ông thật có giá trị xứng đáng được hoan nghênh” [5, 478]
Những ý kiến tuy có khác nhau song cũng đã nêu được những đóng góp
nhất định của Khái Hưng trong nền văn học dân tộc khi tác phẩm “Gia đình”
ra đời
2.3 Từ sau đổi mới 1986 đến nay
Dưới ánh sáng của Đại Hội Đảng VI, với tư tưởng đổi mới mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nghệ thuật trong đó có văn học thì những đóng góp của Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết đã được nhìn nhận lại một cách toàn diện
và thỏa đáng hơn Sau thời kì đổi mới, tiểu thuyết “Gia đình” đã được các nhà
nghiên cứu đánh giá như sau:
Vu Gia nhận định về tình hình cũ: “Qua tiểu thuyết Gia đình hầu hết các
cây bút ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và những cây bút ở miền Nam trước 1975 chưa thể định vị: Khái Hưng, ông là ai ?” [8, 15] Từ đó Vu Gia nhận định tình hình mới: “Đến nay hầu hết các tác phẩm, nhất là tiểu thuyết của Khái Hưng
trong đó có Gia đình của dòng văn học lãng mạn của thời kỳ này nói chung
được các nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương in lại khá đầy đủ Vì vậy theo chúng tôi việc “Đãi cát tìm vàng” trong kho tàng văn học quá khứ là một việc nên làm Bởi “Ôn cố tri tân” không những là hệ tư tưởng phương Đông mà còn là một phần bản sắc văn hóa dân tộc” [8, 15]
Trong không khí đổi mới đó, Hà Minh Đức đã đưa ra những nhận định thỏa đáng hơn về dòng văn học lãng mạn 1930 – 1945 Ông cho rằng: Ở thời
kỳ mặt trận dân chủ, văn học lãng mạn đã có xu hướng trở về với những vấn đề
của cuộc sống Đặc biệt khi bàn về tác phẩm “Gia đình”, ông đề cao khuynh
hướng xã hội và nghệ thuật của tác giả và khẳng định: Khái Hưng là cây bút
xuất sắc của Tự lực văn đoàn “Khái Hưng đã tạo cho tác phẩm Gia đình không
Trang 14khí chân thực, Gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu mà vẫn được
xem là một cuốn sách mang đậm nét phong cách” [10, 9]
Nhìn chung việc nghiên cứu tác phẩm “Gia đình” được nhìn nhận theo
những hướng khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng chưa có sự nhất quán của nhà nghiên cứu về tiểu thuyết này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình”, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Khái Hưng đối với thể
loại tiểu thuyết nói riêng và đối với nền văn học Việt Nam nói chung Hơn thế còn giúp chúng ta nhận ra những quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiếng nói riêng của nhà văn Khái Hưng trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc
Khóa luận đề ra nhiệm vụ tìm hiểu: “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng” một cách hệ thống, dưới góc độ lý
luận học và thi pháp học Nghĩa là soi sáng tư tưởng nhà văn bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thông qua việc tìm hiểu: những vấn đề chung về tác giả; nhân vật, vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân và đặc biệt đi sâu phân tích
nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái
Hưng
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ yếu mà chúng tôi tập trung tìm hiểu trong khóa luận này
là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái
Hưng
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi chính của khóa luận là tập trung vào nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng Tuy nhiên có thể so
sánh với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong các tác phẩm khác của Khái Hưng hoặc liên hệ so sánh với nghệ thuật miêu tả tâm lý của những nhà văn
Trang 15cùng trào lưu, các nhà văn hiện thực để soi sáng đối tượng mà chúng tôi muốn tìm hiểu
6 Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp thống kê
7 Đóng góp của khóa luận
Về mặt khoa học: Trên cơ sở tìm hiểu, phát hiện những giá trị đặc sắc
trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái
Hưng nhằm khẳng định tài năng, những đóng góp của Khái Hưng đối với thể loại tiểu thuyết và vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại
Về mặt thực tiễn: Những kết quả mà khóa luận thu được có thể bổ sung
cách nhìn đối với tác phẩm “Gia đình” nói riêng và với nhà văn Khái Hưng nói
chung Đồng thời, khóa luận có thể bổ sung tài liệu tham khảo, nghiên cứu về Khái Hưng và một phần nào đó cho việc nghiên cứu về dòng văn học giai đoạn
1930 – 1945
8 Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương chính:
Trang 16Khái Hưng xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến ở xã Cổ
Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng) Lớn lên ông theo học và tốt nghiệp ở trường Anbe Xarô (Hà Nội) năm 1927, sau đó ông đi dạy ở trường Thăng Long, Hà Nội Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước và cũng dạy học ở trường này Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và sau
đó họ trở thành cặp tác giả nổi tiếng
Năm 1933, Khái Hưng là một trong những thành viên đầu tiên khi Nhất Linh tuyên bố thành lập Tự lực văn đoàn Tổ chức văn học này ra đời với chủ trương cách tân nền văn học: một mặt đấu tranh cho giải phóng cá nhân, coi cá nhân là cơ sở của xã hội; mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng của ngôn ngữ và hoạt động hóa các thể loại văn học Tự lực văn đoàn không chỉ hoạt động độc lập công khai mà còn có cơ quan ngôn luận riêng, nhà xuất bản riêng
Báo “Phong hóa” trở thành cơ quan ngôn luận đầu tiên của văn đoàn và khi tờ báo này bị đình bản thì tờ “Ngày nay” trở thành cơ quan ngôn luận tiếp theo Với sự ra đời của tổ chức Tự lực văn đoàn thì nhà xuất bản “Đời nay” cũng
Trang 17được thành lập Lần đầu tiên ở nước ta có một nhà xuất bản theo đuổi mục đích
và làm việc dưới một tôn chỉ văn học Khái Hưng là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn bên cạnh Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
Trong những năm 1933 – 1945, Khái Hưng là nhà văn được khá nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng Họ coi ông là người hiểu biết tâm hồn họ hơn
cả Độc giả của ông không phải là những người lao động mà là thanh niên trí thức tiểu tư sản, trong đó phần đông là các cô gái Lời văn của Khái Hưng lúc đầu bay bướm, sau bình dị hơn Ông đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngôn ngữ tiếng Việt phát triển
Trong đại chiến thế giới thứ hai, Khái Hưng đi vào hoạt động chính trị
Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên ông từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945), Khái Hưng
được tự do, đã cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo “Ngày nay kỷ nguyên mới” ủng hộ chính quyền tay sai của Nhật
Sau tổng khởi nghĩa tháng Tám, Khái Hưng có một loạt bài báo, truyện ngắn, kịch ngắn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng song không có tác phẩm nào xuất sắc Từ một nhà văn có khuynh hướng tư sản cấp tiến, về sau các sáng tác của ông dần đi ngược lại với xu thế chung của lịch sử Ông mất năm 1947 tại Xuân Trường, Nam Định
Mặc dù giai đoạn cuối đời, Khái Hưng đã có sự lựa chọn sai lầm khi đi ngược lại với xu thế chung của lịch sử nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của ông vào sự đổi mới của thể loại thuyết hiện đại nói riêng và sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Đến với văn chương trong khoảng mười năm, Khái Hưng đã để lại một
số lượng tác phẩm rất lớn bao gồm nhiều thể loại Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu của bộ văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945, đã nhận định Khái Hưng
Trang 18“xứng đáng được gọi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của nhóm Tự lực văn đoàn”
Tiểu thuyết: “Hồn bướm mơ tiên”(1933), “Gánh hàng hoa” (viết chung với Nhất Linh năm1934), “Nửa chừng xuân” (1934), “Tiêu sơn tráng sĩ”(1934), “Đời mưa gió” (viết chung với Nhất Linh năm 1934), “Trống mái” (1936), “Gia đình” (1936), “Thoát ly” (1937), “Thừa tự” (1938), “Đẹp” (1939), “Thanh Đức”, “Băn khoăn” (1943)
Truyện ngắn: “Anh phải sống” (viết chung với Nhất Linh năm 1943),
“Dọc đường gió bụi” (1936), “Tiếng suối reo” (1937), “Đợi chờ” (1939),
“Cái ấm đất” (1940), “Đội mũ lệch” (1941), “Cái ve” (1944)
Kịch: “Tục lụy” (1937), “Cóc tía” (1940), “Đồng bệnh” (1942) Ngoài
ra còn những vở hài kịch ngắn đăng trên báo “Phong hóa” và “Ngày nay”
Đồng thời, Khái Hưng còn sáng tác một số truyện ngắn dành cho thiếu nhi và ông cũng là một dịch giả có tài Nhưng sự nghiệp mà ông gặt hái được chủ yếu là ở thể loại tiểu thuyết Như Trương Chính đã khẳng định: “Tự lực văn đoàn đã đẩy mạnh cho phong trào văn nghệ của nước ta tiến tới Trong bước tiến ấy, Khái Hưng – nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn – với kỹ thuật già dặn của mình, đặc biệt ở địa hạt tiểu thuyết và truyện ngắn, đã góp một phần đáng kể” [16, 71]
Nhìn vào hệ thống những sáng tác của Khái Hưng, chúng ta không chỉ thấy phong phú về khối lượng tác phẩm mà còn đa dạng về đề tài, khuynh hướng Nghĩa là ông không chỉ có bút lực dồi dào mà còn có ý thức trách nhiệm trong sáng tác văn chương Khái Hưng luôn đặt mình vào những cuộc thử nghiệm: viết truyện ngắn, truyện dài, truyện thiếu nhi, kịch, thơ… Ở mỗi thể loại ông đều có ý thức mở rộng đề tài để thích ứng với mục tiêu của văn đoàn, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Nhưng cũng như những nhà văn cùng thời, Khái Hưng cũng phải chịu tác động mạnh mẽ từ hai phía xã hội và văn học Đó là những tác động từ ảnh hưởng của phong trào cách mạng
Trang 19do Đảng lãnh đạo và những tác động từ bọn thực dân Pháp, tay sai khiến cho ông rơi vào thế chông chênh, mất phương hướng
Bên cạnh đó, chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam ra đời sau chủ nghĩa lãng mạn Pháp một thế kỷ Nó mang trong mình nhiều trường phái khác nhau: chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ XIX (Chateaubriand, Huy gô, Lamartine, Musset, Vigny,…), nhóm Thi sơn (Theophile, Grautier, Leconte de Lisle, Sully Prud hoirime…), đến trường phái tượng trưng siêu thực (Verlaine, Rimbaud, Mallerme…) không những nó tiếp thu một cách tự nhiên và khá xô bồ những ảnh hưởng của triết học Bergson, Nietzchen, Freud, Andre Gide và những trường phái hiện đại khác Chính vì vậy trong thế giới quan của những nhà văn thời bấy giờ nhất là nhóm Tự lực văn đoàn trong đó có Khái Hưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp
Nhìn về mặt tổng thể, những sáng tác của Khái Hưng về cơ bản tập trung trong một khuynh hướng, đó là khuynh hướng lãng mạn Nhưng trong những sáng tác ấy lại có sự gặp gỡ của nhiều yếu tố, khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng hiện thực (đa số ở những truyện ngắn và tiểu thuyết phong tục,
như: Gia đình, Thoát ly, Thừa tự), khuynh hướng cải lương tư sản, khuynh
hướng cách mạng, khuynh hướng suy đồi… Những khuynh hướng này có một quá trình thẩm thấu rất tự nhiên cho nên để tách bạch và lý giải một cách rạch ròi là việc làm không đơn giản Ta cũng bắt gặp tương tự ở Nguyễn Công Hoan
– nhà văn hiện thực với những tác phẩm lãng mạn (Thanh đạm, Tắt lửa lòng,
Lá ngọc cành vàng…) hay nhà văn Lan Khai lại “lấn sân” sang “địa hạt” của tiểu thuyết hiện thực phê phán bằng một tác phẩm khá thành công (Lầm than)… Nhà văn Khái Hưng không có những bước nhảy vọt đột ngột như thế
nhưng trong những sáng tác của ông nhất là trong tiểu thuyết, đã có sự vận
động rõ rệt của các khuynh hướng Ban đầu ông đi từ tiểu thuyết lý tưởng (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân…) đến tiểu thuyết phong tục (Gia đình, Thừa
tự, Thoát ly) và cuối cùng là tiểu thuyết tâm lý (Hạnh, Đẹp, Những ngày vui…)
Trang 20nhưng sự phân định như trên vẫn chưa phải là tuyệt đối Nội dung trong các tác phẩm của Khái Hưng lúc đậm, lúc nhạt thường pha trộn những khuynh hướng khác nhau Chính sự phức tạp và đa dạng này là một trong những nguyên nhân khiến người ta khó có thể định giá tác phẩm của Khái Hưng
Như vậy trong khoảng mười năm sáng tác, Khái Hưng đã được ghi nhận như cây bút hàng đầu của Tự lực văn đoàn, đặc biệt với những đóng góp quan trọng trong thể loại tiểu thuyết
1.2 Nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả tâm lý nhân
1.2.1 Khái niệm nhân vật
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm của nhà văn về con người” [18, 235]
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát số phận và tính cách của con người Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người Với chức năng như vậy, để cho nhân vật hiện lên một cách chân thật, sống động, có hồn thì nhà văn phải thổi vào đó những nét tâm lý, tính cách Nhà văn Khái Hưng đã tạo dựng được một thế giới nhân vật khá phong phú và đa dạng Tất cả mọi diễn biến, xung đột của tiểu
thuyết “Gia đình” đều do chính tâm lý của các nhân vật chi phối Có thể thấy các dạng tâm lý chủ yếu trong tác phẩm “Gia đình” như sau: nhân vật mang
tâm lý hám danh, hám quyền (ông bà án Báo, Nga, Phụng, Thoa, Viết…), nhân vật mang tâm lý lưỡng phân (An), nhân vật mang tư tưởng cải cách xã hội (Hạc, Bảo)
Xoay quanh những mâu thuẫn, xung đột giữa các nét tâm lý này của các
nhân vật, tiểu thuyết “Gia đình” đã được đánh giá cao về nghệ thuật miêu tả
Trang 21tâm lý, xứng đáng khi được giới nghiên cứu văn học nhận định là “một công trình văn chương đích đáng”
1.2.2 Ý nghĩa của việc miêu tả tâm lý nhân vật
Tiểu thuyết là một thể loại văn chương, là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” [6, 184] Nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát
và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu Để có được một cuốn tiểu thuyết hay có thể nói rằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Tâm lý là: “Toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan và ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí… biểu hiện trong hành động và cử chỉ của mọi người” [18, 782] Một nhà văn có tài sẽ thổi hồn được vào nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên đầy sức sống như nó vốn có ở ngoài đời, đồng thời thể hiện được vốn sống, vốn hiểu biết của chính mình
Khái Hưng đã tạo dựng được sức sống nội tại cho chính nhân vật của mình Sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của tầng lớp trung lưu cùng khả năng quan sát tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm và một năng lực biểu hiện rất tài hoa thế giới nội tâm con người đã giúp Khái Hưng trở thành cây bút tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn
Sức sống của nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” được tạo nên bởi chính chiều sâu trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của Khái Hưng Đọc “Gia đình” chúng ta thấy nhà văn chú trọng đến những suy nghĩ và sự biến đổi bên
trong hơn là hình thức bên ngoài của nhân vật Các nhân vật của ông sống động, góc cạnh và rất hiện thực, như: Phụng, Nga… không còn lãng mạn, yêu đời mà họ đã thực sự là những con người ngoài đời Bởi họ bộc lộ những thói xấu ăn sâu trong bản năng của người đàn bà: nhỏ nhen, đố kị, giả dối, chèn ép nhau, làm cho nhau đau khổ một cách vô lý…Hay quan huyện Viết hiện lên là một kẻ mưu mô, sảo quyệt với đủ món nghề “ăn tiền” lọc lõi trên chốn quan trường mà độc giả vẫn có thể bắt gặp một con người như thế trong xã hội hôm
Trang 22nay, đủ để thấy sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt, lâu bền của những “đứa con tinh thần” dưới một ngòi bút tiểu thuyết tài hoa
Như vậy, Khái Hưng đã khiến cho người đọc say mê, yêu thích, đồng cảm, hoặc căm ghét, oán trách, hờn giận… với những nhân vật mà tác giả tạo dựng nên; thậm chí, có lúc nào đó người đọc cũng cảm thấy nhân vật tiểu thuyết có chút gì đó giống bản thân mình, giống người đã gặp, đã quen Đó chính là sức sống nội tại mà Khái Hưng đã tạo nên cho chính nhân vật của mình
Miêu tả tâm lý không chỉ bộc lộ tâm lý, tính cách, số phận, giai cấp, thời đại của nhân vật mà còn bộc lộ cả vốn sống, vốn hiểu biết của tác giả Khái Hưng – nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn – đã cung cấp cho độc
giả những tài liệu sống về con người cũ và thời đại cũ Tiểu thuyết “Gia đình”
được xem là gần với văn học hiện thực, bởi trong tác phẩm Khái Hưng đã đặt
ra hàng loạt vấn đề: sự khủng hoảng trong gia đình đại phong kiến, lên án hủ tục làng quê, tố cáo trực diện hơn vào bọn quan lại phong kiến và đặc biệt tác phẩm còn đề cập đến vấn đề cải cách xã hội
Tiểu thuyết “Gia đình” cho người đọc hiểu biết về nếp sống của gia
đình đại phong kiến với sự cổ hủ, lỗi thời của nó Nó trở thành địa ngục đối với những người ít nhiều có tư tưởng mới mẻ, muốn sống tự do Tâm lý hám danh
và đầu óc gia tộc hẹp hòi đã đầu độc tâm hồn con người, phá hoại cả mối quan
hệ cốt nhục Mấy chị em con gái ông Án Báo bị thói đố kị, ghen tị thiêu đốt, đã
từ chỗ ruột thịt mà trở thành kẻ thù của nhau Mà thói ghen tị ấy lại được chính
bà mẹ của họ khơi dậy và nuôi dưỡng
Tác phẩm còn dành nhiều trang tả thực sắc sảo về xã hội quan trường thối nát Nào là tệ ăn của đút trắng trợn từ trên xuống dưới như một thứ phong tục bền vững “Biết làm quan nghĩa là biết ăn tiền”, ăn tiền bằng mọi cách, bất chấp cả liêm sỉ Rồi kèn cựa, ton hót, luồn cúi, lo lễ lạt từ vợ bé đến thằng hầu quan trên; rồi chơi bời sa đọa, tổ tôm, bài bạc, đĩ điếm, chim chuột vợ chồng
Trang 23của nhau… Đằng sau cái danh “quan lớn” mà người đời kính trọng, thèm khát
là những cái thật bỉ ổi, nhơ nhớp
Hơn nữa tác phẩm còn là bức tranh chân thực về phong tục, tập quán của người Việt Nam Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Quan sát phong tục nước ngoài là một việc mà đến nay các nhà văn nước ta chưa gặp Nhưng quan sát những việc nước mình cho được đúng, cũng là một việc khó rồi Về phương diện đó, Khái Hưng là một nhà tiểu thuyết rất đáng khen ngợi
vì những điều quan sát của ông về những cổ tục trong gia đình Việt Nam, không một ai dám bảo là không có giá trị [16, 32 – 33] Các thủ tục rườm rà, nặng nề, cổ hủ của những đám ma chay, giỗ tết, ăn khao, ăn mừng… đi vào trong nếp sống như một điều tất yếu, thậm chí còn là dịp để người ta khoe trương cái danh giá, bề thế trong gia đình phong kiến Những mâu thuẫn, xung đột giữa quan niệm và lối sống của những kiểu người cũ và mới đang khiến cho chế độ đại gia đình âm thầm rạn nứt
Như vậy, Khái Hưng đã nhận thấy vai trò của nhân vật, nhất là hiểu rõ tầm quan trọng của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết, vì vậy tác
phẩm “Gia đình” đã tạo được một sức hút, sức sống và sức cảm mạnh mẽ tới
đông đảo bạn đọc xưa và nay Điểm đáng chú ý nhất trong cuốn tiểu thuyết này
là sự am hiểu sâu sắc và miêu tả rất tinh tế, tài hoa quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 và 3 của khóa luận Quả thực Khái Hưng rất xứng đáng với biệt danh của một “nhà tiểu thuyết có biệt tài”: đồng hành với việc tạo dựng được một bức tranh phong tục, tập quán về cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam đầy giá trị là khả năng “phân tách tâm lý, mổ xẻ tinh vi hình tượng con người… vào loại bất tử”
Trang 24CHƯƠNG 2: MÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH, HÀNH ĐỘNG VÀ THIÊN NHIÊN
Mỗi một nhà văn đều mang trong mình một quan niệm văn chương và quan niệm đó sẽ chi phối rất lớn đến các sáng tác của họ Khái Hưng quan niệm
đã là nhà văn phải thành thật “Thành thật là đức tính không có không được của nhà văn” [12, 76] và nhà văn phải viết ra những cuốn sách phô diễn những cái sâu kín nhất trong lòng: “Bao giờ nhà văn cũng chỉ ích kỉ, và chính nhờ về lòng ích kỉ mà họ đã giúp cho nhân loại bằng cách đem phô diễn cái sâu kín, âm thầm, băn khoăn…” [12, 75] Vì vậy mà Khái Hưng lãng mạn nhưng tiểu thuyết của ông vẫn có vẻ thực Nhân vật ông sáng tạo đều rất sinh động, đặc sắc và gần gũi với cuộc sống đời thường
Nhà văn Khái Hưng đã rất chú ý đến những ý nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là hình thức bên ngoài Ông phân biệt rõ các động cơ khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau của một hành động, và làm cho ta thấy rõ được sự mâu thuẫn đó Ông là một nhà văn quan sát kĩ và có một hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người Tiểu thuyết của Khái Hưng đều được các nhà nghiên cứu đánh giá cao nghệ thuật miêu tả tâm lý Ông đã miêu tả, phân tích một cách tinh tế, sâu sắc những diễn biến trong đời sống tâm lý của nhân vật,
“có thể diễn đạt được mọi ngoắt ngoéo của tâm lý con người” Tiểu thuyết
“Gia đình” được đánh giá “là công trình văn chương đích đáng của ông Khái
Hưng” Có thể nói rằng công trình “văn chương đích đáng” ấy có sự góp phần rất lớn của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
2.1 Tạo dựng tình huống xung đột tâm lý
Theo tác giả Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” thì xung
đột: “là sự đối lập, sự mâu thuẫn với tư cách một nguyên tác tương tác giữa các hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật” [15, 412] Vậy các xung đột đã xuất hiện như thế nào? “Các xung đột thường xuất hiện dưới dạng những va chạm
Trang 25tức là những xung đột và chống đối trực tiếp giữa các thế lực hoạt động được miêu tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa các mặt khác nhau của một tính cách” [15, 413]
Để tạo ra được những xung đột tâm lý nhà văn phải đặt nhân vật của mình vào những tình huống để nhân vật bộc lộ toàn bộ đời sống nội tâm của mình Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đa ra quan niệm về tình huống trong truyện như sau: “Tình huống là cái tình thế xảy ra trong truyện, là khoảnh khắc
mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” Tình huống truyện còn được hiểu “là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thân phận của nó, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm” [15, 122] Khái Hưng đã đặt nhân vật của mình vào môi trường gia đình và trong quan hệ với những người thân
để miêu tả những xung đột tâm lý Chính gia đình lớn là nơi bộc lộ nhiều nhất những mâu thuẫn trong tâm lý của các nhân vật Họ thường gặp gỡ nhau trong những ngày lễ tết, người khoe của, người khoe danh, kẻ thất thế, tủi buồn; các kiểu ngôn từ răn đe, đưa đón, nịnh bợ, lấp lửng… được dịp trình bày, đặc biệt
là ở những nhân vật nữ, những bà lớn và những người mong ước thành bà lớn
Chúng tôi sẽ đi phân tích việc miêu tả những xung đột tâm lý của nhà văn Khái Hưng qua ba phương diện, đó là: Tình huống xung đột giữa hai thế hệ
cũ và mới trong gia đình phong kiến; tình huống xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện và bất lương; tình huống xung đột giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải cách
2.1.1 Tình huống xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong kiến
Mâu thuẫn mở đầu và xuyên suốt tiểu thuyết “Gia đình” được bắt đầu
từ tâm lý hám danh, hám quyền Tâm lý này ăn sâu trong suy nghĩ, thường trực
Trang 26trong tư tưởng của giai cấp phong kiến và hiện hữu rõ nét trong đời sống hằng ngày Đó có thể là sự trọng vọng, nâng nưu tôn kính kẻ làm quan, có khi là thái
độ dè bửu, miệt thị…đối với những kẻ không thành đạt, nghèo khó Đó cũng là nguyên nhân chính đẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các con của vợ chồng ông
bà án Báo Để làm nổi bật những tình huống xung đột này, Khái Hưng đã khéo léo đặt nhân vật vào những cuộc gặp gỡ, va chạm giữa những người thân trong gia đình vào các dịp lễ tết, giỗ chạp, ăn khao, ăn mừng… Như trong ngày cúng
kỵ, khi đó An mới đỗ tú tài, chưa có sự danh giá của một ông quan huyện, ông
án Báo “chỉ quay sang nói chuyện với Viết, thỉnh thoảng mới bảo An một câu không đâu” [14, 36] An cảm nhận rõ ràng sự phân biệt ấy, chàng trở thành người lạc lõng thật đáng thương, bị coi thường trong câu chuyện của ông án Báo và Viết khi chỉ toàn bàn đến việc quan Cũng vì cái tư tưởng của đạo Nho
đã lỗi thời ấy mà chị em ruột thịt trong nhà luôn kình địch, ghen ghét, đấu đá nhau Vì chồng không làm quan nên Nga cũng bị xem thường Nàng không được bố mẹ nâng niu, yêu chiều thậm chí còn bị ghẻ lạnh, kích bác bởi chính người chị ruột của mình với cái nhìn “lạnh lùng, uể oải, rời rạc nói chuyện với nhau như hai bên xưa nay chưa từng quen biết” Vì vậy, Nga đau đớn khổ sở, hậm hực, tức tối trong lòng bởi sự phân biệt ác nghiệt ấy: “cũng là con là rể,
mà một đằng thầy coi như viên ngọc quý, một đằng thầy coi như hòn gạch, hòn sỏi, chịu sao được”
Không chỉ dừng lại ở cách cư xử bên trọng bên khinh như ông án Báo, Khái Hưng còn đặt nhân vật vào những tình huống xung đột tâm lý mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn Đó là cách cư xử của bà Tuần với các con Phụ họa với chồng, Bà Tuần quả là điển hình cho người đàn bà nhỏ nhặt, hám danh ở nơi quyền quý khi hết kích bác chàng rể này lại hạ bệ chàng rể kia, hết súi dục nàng dâu cả lại lườm nguýt nàng dâu hai, luôn luôn đưa ra những lời bóng gió mát
mẻ Bên trọng, bên khinh đã đành, bà luôn là người “châm ngòi nổ” cho mọi mối xung đột, bất hòa của hai cô con gái Bởi bà nhận thấy đó là cách tốt nhất
Trang 27khiến cho những kẻ yếu thế vốn sẵn lòng ghen ghét, hay so bì tị nạnh không an phận thủ thường mà sẽ bằng mọi cách đạt được khát vọng công danh Hãy nghe câu chuyện giữa Nga và bà án Báo chúng ta sẽ thấy rõ sự coi trọng công danh, quyền lực, địa vị của bà: “Thưa mẹ, chị con cứ tưởng thế đấy thôi, chứ tri huyện của anh Viết to tát gì cho lắm mà người ta phải ghen tị với chị con” Câu nói đó của Nga khiến cho bà án Báo đáp lại bằng một giọng kéo dài: “Thì cô cứ bảo cậu ấy đi học đi rồi cũng đỗ tri huyện chứ sao! Việc gì mà phải ghen tỵ với chị con” Bà án Báo quả là người đàn bà nhỏ nhặt, nham hiểm rất tiêu biểu cho tâm lý hám danh nơi quyền quý
Đâu chi riêng với hai cô con gái vốn đã mang sẵn trong mình tâm lý hám danh hay so bì hơn thiệt, ông bà án Báo cũng có cách cư xử như vậy với những người con khác của mình vốn có tư tưởng mới, không có khát vọng đến cái danh quan huyện Đó là gia đình của Phương và Vân Bà án vốn đã không ủng hộ cuộc hôn nhân của Phương nên khi Phương cũng không chịu ra làm quan thì mọi tội lỗi lại đổ lên đầu cô con dâu: “Vân bị một trận chửi mắng tàn nhẫn của mẹ chồng” Chỉ vì Phương đã có một quan niệm rất mới mẻ không theo đạo Nho xưa, chàng muốn phá bỏ cái nếp cũ đã lỗi thời, lạc hậu: “Oai quyền của cha mẹ cũng phải có giới hạn mới được” Nhưng đến khi chàng bị
ép ra làm quan thì Phương đã kiên quyết chọn cho mình một con đường đi riêng, không thể vì chữ hiếu mà mang khổ suốt một đời bởi chàng nhận thấy:
“Cái tri huyện ngày nay rẻ lắm rồi, bị tai tiếng nhiều lắm rồi” [14, 45]
Đúng vậy, “giờ đây dưới sự phát triển mạnh mẽ của cá nhân, chế độ đại gia đình đã thu hẹp oai quyền, và để gây lại thế lực sắp tàn, chỉ còn phương pháp cuối cùng là khôn khéo lợi dụng những nhược điểm của cá nhân Ảnh hưởng ác hại của chế độ ấy chỉ còn gây hại ở những tâm hồn yếu đuối nhu nhược” Cho dù bề ngoài Phương phải cố ép “chiều lòng thầy mẹ” – “cố làm ra
vẻ mặt ghẻ lạnh với Vân cốt để làm mẹ vui lòng Bà án Báo tưởng rằng Vân không được chồng yêu quý nên đem lòng thương hại, bênh vực Vân Nhìn vẻ
Trang 28bề ngoài thiết tưởng Phương – Vân không hạnh phúc nhưng hoàn toàn ngược lại, họ đã dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền tự do cá nhân và tự tạo dựng hạnh phúc cho chính mình
Chỉ những kẻ hám danh, coi trọng quyền lực, địa vị mới phải ghánh chịu những hệ quả tất yếu của những khát vọng công danh, những quyết định
và lựa chọn sai lầm Tiêu biểu cho những sai lầm ấy là Nga Nàng đã có được cái danh của một bà huyện bằng mọi giá nhưng rồi cũng không hạnh phúc, không thanh thản với vinh hoa, phú quý, bổng lộc, tiền tài Tâm trạng chán nản, buồn bực, u uất luôn thường trực trong lòng ngay khi Nga được người ta trọng vọng, tôn kính với cái danh “bà huyện”
Khái Hưng không đơn giản chỉ biểu hiện sự xung đột qua tâm lý hám
danh – một xung đột xuyên suốt, chủ yếu trong tiểu thuyết “Gia đình” – mà
ông còn khéo léo đưa vào những xung đột trong quan niệm, lối sống cũ và mới
để khai thác toàn diện tâm lý, tính cách trong nhân vật của mình
Tiêu biểu nhất cho những mâu thuẫn, xung đột này là sự đối chọi giữa
An và những người mang tư tưởng cũ (chú vạn Điều, gia đình nhà vợ…) An không hám danh, lại yêu chuộng nếp sống tự do, phóng khoáng, muốn hoát khỏi những ràng buộc của định kiến, tập tục nặng nề của cuộc sống gia đình Chàng đã đấu tranh để bảo vệ cái mới “Chú viện hết các lẽ phải trong các trường hợp ra giảng cho cháu nghe Cháu cũng lôi hết các điều táp nham về linh hồn học, về các khoa thuần chính, nguyên lý học ra giảng cho chú nghe” Giữa An và chú tồn tại những mâu thuẫn không thể dung hòa Nhưng tiếc rằng
An lại là một người rất nhu nhược, không quả quyết đến cùng nên lại nhún nhường trước chú
Hay trong lần về cúng kị nhà vợ, An đã mặc những lời day dứt của vợ, mặc tính nghiêm khắc của ông nhạc, chàng bỏ đi nằm một chỗ, chàng nhất định không chịu đáp lễ ai hết Nhưng khi sự chống đối ấy nhen lên thì “những lời
Trang 29van lơn của vợ, và trông vợ có ngấn lệ”, lại khiến chàng thương hại làm theo những nghi lễ của phong tục trong ngày giỗ
Như vậy, Khái Hưng đã đặt nhân vật vào những xung đột tâm lý khác nhau để có thể biểu lộ đầy đủ nhất đời sống tâm lý, tính cách của nhân vật Ông
đã tỏ thái độ dứt khoát theo mới, Âu hóa, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi người thấy đạo Nho không còn hợp thời nữa Trong tư tưởng của nhà văn, thế giới cũ hiện lên là thế giới hủ lậu, là những thói xấu: tham lam, hám tiền tài, háo danh vọng, keo kiệt, giả dối, ghen ghét, đố kị… Trái lại với những con người ấy là phái mới: trẻ trung, vui tươi, nhân hậu, tế nhị, đáng yêu…Miêu tả những xung đột tâm lý của những người mang tư tưởng cũ và mới, Khái Hưng còn cho người đọc thấy chế độ đại gia đình đang đứng trên đà tuột dốc, suy vong Các nhân vật sống trong một gia đình luôn luôn bất an mà “cha mẹ vẫn bình tĩnh, hồn nhiên với sự chia rẽ, hiềm khích của các con” Như vậy sự mâu thuẫn, đối lập trong tâm lý hám danh và không hám danh đã trở thành một phương thức quan trọng để nhà văn thể hiện tâm lý nhân vật của mình một cách
tự nhiên, sâu sắc lại mang đậm hơi thở của cuộc sống thường ngày
2.2.2 Tình huống xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện và bất lương
Khi thể hiện những xung đột tâm lý giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện và bất lương, Khái Hưng đặt nhân vật của mình chủ yếu trong môi trường quan lại Tất cả bộ mặt của giới quan trường đã được nhà văn phanh phui khi đi vào miêu tả những xung đột tâm lý giữa hai tuyến nhân vật này
Trong tiểu thuyết “Gia đình”, bọn quan lại bất lương, xấu xa, tàn nhẫn
đã được tác giả miêu tả với ngòi bút phê phán sắc sảo Viết – một ông quan huyện tiêu biểu cho những ông quan biết rõ nghề làm quan với đủ những mánh khóe ăn tiền điêu luyện Sự phất lên nhanh chóng của Viết là kết quả cho cái
Trang 30chân lý hiển nhiên “ biết làm quan” là “biết ăn tiền” Vì vậy sau ba năm dấn thân vào chốn quan trường, Viết đã có thể làm cửa làm nhà, tậu vườn, tậu ruộng… bỏ tiền ra mua chuộc bọn đàn anh trong làng Viết vốn không phải người tốt lại sống trong môi trường xấu nên ngày càng lún sâu vào tội lỗi: “tàn
ác lâu ngày đã thành thói quen” chàng can đảm, trơ như đá vững như đồng khi
có những hành vi dã man, tàn ngược
Bên cạnh số đông những ông quan huyện bất nhân, tàn ác vẫn còn – dù rất hiếm hoi – những ông quan luôn bênh vực, che chở, soi sét nỗi oan cho dân Quan huyện Canh là một ví dụ điển hình Nhưng trong môi trường quan lại thời
đó không có chỗ cho những ông quan thật thà, liêm khiết Muốn làm một ông quan tốt chỉ có một cách chịu khổ, chịu sở, chịu thiếu thốn Và để không bị mê hoặc trước sự cám dỗ của bạc tiền, tránh khỏi những thói bỉ ổi, đê tiện, nhem nhuốc trong môi trường quan lại, quan huyện Canh đã phải sống trong sự túng bấn, nghèo nàn: “trong phòng khách một cái bàn gỗ khập khiễng, sáu cái ghế mây cũ nát thì một cái ba chân với một đoạn tre buộc lạt” khiến Nga “ngồi phải cái ghế ấy suýt ngã bổ chổng”; rồi nước chè thiết khách thật thảm: “mùi mốc hôi hăng lên mũi” Đó chính là kết cục của một ông quan tốt Nhưng sự lương thiện, tốt đẹp ấy nếu không thoái hóa biến chất sẽ trở nên lạc lõng, không thể tồn tại trong giới quan trường: “như bác Canh có ai thương đâu, quan trên thì ghét, mà dân thì nó khinh” Hay quan huyện Trọng cũng là một ông quan mẫu mực, một người “không biết làm việc quan” nghĩa là “không biết làm tiền”
Xây dựng hình ảnh những ông quan đại diện cho nhân vật chính diện chỉ đóng vai trò như những nhân vật phụ, được nhắc tới rất ít (chủ yếu qua suy ngẫm của các nhân vật khác), Khái Hưng nhằm nhấn mạnh và phê phán một cách gay gắt, quyết liệt bản chất bất lương, xấu xa, tàn nhẫn, vô đạo đức của bọn quan lại đương thời Ông đã để cho nhân vật phát triển đúng với chiều hướng chung của xã hội cũng như môi trường sống của nhân vật
Trang 31Không chỉ xây dựng được những xung đột tâm lý trong mối quan hệ giữa
cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình mà nhà văn còn tạo nên những mâu thuẫn, đối lập trong chính bản thân các nhân vật: Sự tốt – xấu, lương thiện – bất lương song hành cùng tồn tại Nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến An
Có thể thấy An là hạng lừng khừng, tuy có óc phản kháng nhưng nhu nhược để mặc hoàn cảnh lôi kéo, nghĩa là đi đến đầu hàng phong tục, đầu hàng gia đình Bản chất An là người tốt, có học, phóng khoáng nhưng do tâm lý nhu nhược yếu hèn mà dần dần những thói hư tật xấu cứ đan xen trong suy nghĩ và hành động Trên con dường làm quan, An đã có sự đấu tranh giữa cái tốt – xấu, lương thiện – bất lương Ngày mới bước vào hoạn giới chàng đã “mang sự cứng cỏi của mình ra” nhưng rồi khi được bổ đi nhận một huyện nhỏ thì “chàng
đã bớt ngớ ngẩn, bớt thực thà, nhất là hiểu thế nào là làm quan” Từ một người
đã “thề nhất định không ăn tiền” nhưng rồi nhiều phen “lời thề đó đã bị lạm tới hay cố ý bị quên nhãng” Nhưng cái làm cho An khác Viết là ở chỗ An nhận tiền nhưng chỉ nhận những thứ người ta lễ chứ không “bóp cổ” để cho người ta phải “há họng” An tự thấy ghê tởm khi nhận những đồng tiền bất chính, vì vậy mỗi khi nhận tiền chàng lại “cầm cái thước kẻ gạt mạnh vào ngăn kéo, rồi vội vàng đóng sập lại” Miêu tả những mâu thuẫn, xung đột giữa hai tư tưởng trong một cùng một con người đã giúp Khái Hưng thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật Một người nhu nhược, không kiên quyết lựa chọn cho mình một con đường theo ý nguyện sẽ luôn bị rằng xé trong nội tâm Nhưng tất cả đã muộn, đó là bài học đắt giá cho những kẻ nhu nhược giống An “cũng đáng kiếp cho mình lắm! Ai bảo cứ nghe theo đàn bà Trước kia mình cho thế là chiều nhưng nay nghĩ lại thì đó chỉ là sự nhút nhát, sự nhu nhược… đó chỉ là sự khốn nạn của một tâm hồn yếu đuối” [14, 226]
Hay nhân vật Nga cũng vậy Mặc dù sự xung đột tâm lý giữa cái tốt và xấu, cao cả và thấp hèn không diễn ra thường trực như An mà chỉ là sự biến đổi, biến đổi chứ không rằng xé Nga từ chỗ là một cô gái hiền lành, dịu dàng,
Trang 32nền nếp của con nhà gia giáo nhưng chỉ vì tâm lý hám danh đã khiến cô trở nên lăng loạn đến quá đáng khiến An đau khổ đến mức muốn tự tử để thoát khỏi ngục thất gia đình Nga đã tự mình bước sang ranh giới của sự bất lương, nhỏ nhen, tội lỗi Nàng tìm mọi cách đạt được tham vọng làm bà lớn của mình bởi nàng tin tài sắc của mình có đủ mãnh lực cảm hóa được An và ép An làm theo
Hạc đang học đốc tờ, bỏ về lập đồn điền cùng với Bảo thực hiện chương trình cải cách Họ cũng thu tô nhưng sau khi nộp đủ thuế còn lại bao nhiêu dốc
cả vào công việc cải thiện đời sống tá điền: phát thuốc, mở chợ, đắp mương, xây trường học… Hai người thành công một cách dễ dàng Họ sống vui vẻ, thỏa mãn trong lao động và công việc từ thiện Bảo suy nghĩ: “chỉ sự làm việc mới có thể đem đến cho con người một tâm hồn khoáng đạt” Bởi vậy trước kia Bảo chỉ đọc sách và cùng chồng bàn về cải cách và cùng chồng bàn bạc về cách
mở mang trong đồn điền Nay nghe lời Hạc, nàng chia hẳn thời giờ của nàng ra theo một bản chương trình vạch sẵn: lúc nào đọc sách, lúc nào dệt vải, canh suốt, lúc nào theo chồng đi thăm các nương chủ vườn cam Mùa nào việc nấy, quanh năm không bao giờ nàng buồn phiền vì ngồi rỗi Nàng sung sướng, thỏa mãn khi: “trông thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, nô đùa trò chuyện thảnh thơi” Bảo và Hạc đều thích làm việc
và giúp ích cho đời Họ cảm thấy sung sướng, thỏa mãn và tin vào cuộc sống Khái Hưng đã khám phá, miêu tả, quảng bá cho một mẫu hình của những con người mang tư tưởng cải cách xã hội
Trang 33Những nhân vật trên đáng quý, đáng trọng bao nhiêu thì những con người đối lập với họ lại trở nên nhỏ nhen, kém cỏi, ích kỷ, hẹp hòi bấy nhiêu Nga và Phụng chỉ hằn học, ghanh đua, xúc xiểm, gây hiềm khích làm cho nhau khốn khổ Thậm chí Nga biết rõ gia cảnh nhà Hạc, lại ủng hộ cuộc hôn nhân của em gái không phải mong cho em có được hạnh phúc mà chỉ vì một mục đích vô cùng ti tiện, nhỏ nhen: “Bây giờ chị em tử tế với nhau yêu nhau như chân tay thực Nhưng mai kia nếu nhà chồng nó thần thế, hách dịch hơn nhà chồng mình, biết đâu nó lại không coi mình như rơm như rác” [14, 91] Sự toan tính của Nga khiến cho An kinh ngạc “An nghe lạnh cả người” Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Khái Hưng nếu không đại diện cho mẫu người mới thì đều sống theo “quan niệm của người đàn bà sống trong một xã hội trưởng giả … muốn chồng làm nên danh giá – bổn phận của mình là bắt chồng đi tới mục đích đó bằng được” Vì vậy Nga tìm mọi cách để bắt chồng đi học, chạy trọt, luồn lách cho chồng ra làm quan để chị Phụng hết lên mặt, thầy mẹ sẽ nể trọng, người trong họ, ngoài làng kính trọng Phụng cũng luôn theo dõi từng chặng đường, bước đi của em gái, lúc nào cũng thù hằn ghen ghét: “nghe tin
An xin thi trường đại học như tiếng sét ngang tai” Bởi vậy với Nga và Phụng, hạnh phúc là một thứ quá xa vời, giống như Nga nhận thấy “hạnh phúc của người đàn bà là một điều rất phiền phức, khó hiểu”
Như vậy với việc tạo nên những xung đột tâm lý giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong kiến; giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện
và bất lương; giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải cách, Khái Hưng đã đem đến cho bạn đọc được trải nghiệm và đồng cảm cùng thế giới tâm lý phong phú, sinh động của từng nhân vật Tuy không giống như các nhà văn hiện thực, miêu tả nhân vật trong những quan hệ với các xung đột rộng lớn của hiện thực xã hội, Khái Hưng chỉ miêu tả những mâu thuẫn trong phạm vi, bối cảnh gia đình nhưng do khéo khai thác những xung đột mang ý nghĩa xã hội của hiện trạng đương thời, nên tiểu thuyết của ông có giá trị hiện