Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN QUỐC LINH
TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN QUỐC LINH
TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG
Nghành: Văn học Việt Nam
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Linh
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học, Ban lãnh đạo khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đặc biệt Phó giáo sư - Tiến
sĩ Phan Trọng Thưởng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài này
Em xin cảm ơn quý thầy cô, các phòng ban, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường Đại học Sư phạm Thái nguyên đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành khóa học Bằng cả tấm lòng mình, em xin gửi tới Phó giáo sư -Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong, các bạn bè, đồng nghiệp, những người thân đã nhiệt tình ủng hộ, chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần trong suốt thời gian qua
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Linh
Trang 5iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Cấu trúc của luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chương 1: KHÁI HƯNG VÀ TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ 11
1.1 Khái Hưng 11
1.1.1 Cuộc đời và con người 11
1.1.2 Mối quan hệ với nhóm Tự lực văn đoàn 14
1.2 Tiểu thuyết luận đề 18
1.2.1 Khái niệm tiểu thuyết và tiểu thuyết luận đề 18
1.2.2 Tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn và Khái Hưng 20
Chương 2: CÁC LUẬN ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƯNG 25
2.1 Chống lễ giáo và đại gia đình phong kiến 25
2.2 Đề cao cái tôi cá nhân và nếp sống âu hóa 36
2.3 Thể hiện ước mơ cải cách xã hội 44
Chương 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA KHÁI HƯNG 47
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu 47
3.1.1 Cốt truyện 47
Trang 6iv
3.1.2 Kết cấu 55
3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 61
3.2.1 Các tiểu loại nhân vật 64
3.2.2 Các phương thức, biện pháp miêu tả nhân vật 72
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu 78
3.3.1 Ngôn ngữ 78
3.3.2 Giọng điệu 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tự lực văn đoàn có nhiều đóng góp cho quá trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết Trong sự tồn tại của nhóm, người ta không thể không nhắc đến Khái Hưng Với tài năng và tinh thần sáng tạo không mệt mỏi, ông đã có những ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà đầu thế kỷ XX, đồng thời góp phần làm rạng danh
tên tuổi của văn đoàn Tự lực
Khái Hưng để lại một số lượng tác phẩm tương đối lớn Những sáng tác của ông có nhiều ảnh hưởng tới tư tưởng của tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX, đồng thời tạo được sự ngưỡng mộ đối với độc giả yêu mến văn học
Khái Hưng sáng tác ở nhiều thể loại song có lẽ thành công nhất vẫn là tiểu
thuyết, mà trước hết là tiểu thuyết luận đề Những tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung, Khái Hưng nói riêng đã trở nên quen thuộc với độc giả yêu
mến văn học và giới nghiên cứu phê bình Vị trí của Khái Hưng ngày càng được khẳng định vững chắc Nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của ông là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó
Những thành công trong tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng đã góp phần
từng bước tạo ra diện mạo mới cho văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Trống mái, Gia đình, Thoát ly ,Thừa tự….là
những cuốn tiểu thuyết tố cáo, phê phán mạnh mẽ những hủ tục lạc hậu và bênh vực quyền được hưởng hạnh phúc của cá nhân con người Trong tác phẩm của mình, Khái Hưng tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thân phận đáng thương của người phụ nữ trong gia đình phong kiến Ông xây dựng khá thành công hình tượng những người con gái có cá tính mạnh mẽ, dám đấu tranh chống lại những giáo
lý lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân ta hàng nghìn năm qua
Đó là những cô gái tân thời có học thức, được tiếp xúc với văn minh phương Tây nên thấu hiểu sâu sắc những bất công mà họ là nạn nhân phải gánh chịu Vì thế khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu ở những người phụ nữ này mạnh
Trang 82
mẽ hơn ai hết Hành động chống đối lại xã hội ấy là điều hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển Tác phẩm của Khái Hưng là những tiếng nói đả phá hủ tục phong kiến, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, hướng tới cải
cách xã hội Đây chính là đóng góp của Tự lực văn đoàn đối với tiến trình hiện
đại hóa văn học dân tộc Đến với tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng, chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị trong sáng tác của ông trên cả hai khía cạnh nội dung và nghệ thuật
2 Lịch sử vấn đề
Như trên đã nói, Tự lực văn đoàn và nhất là Khái Hưng đã để lại cho văn
học Việt Nam những tác phẩm có giá trị Tuy nhiên đây cũng là hiện tượng tạo nên nhiều tranh luận trong lịch sử văn học nước nhà Việc nghiên cứu, đánh giá
tác phẩm của Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung khá phức tạp
Mỗi một thời người ta lại có những quan điểm khác nhau Có khi trong cùng một thời nhưng hai miền Nam-Bắc cũng không đồng nhất ý kiến
Chúng tôi tạm chia những đánh giá về Tự lực văn đoàn và Khái Hưng làm
3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (trước năm1945):
Đây là giai đoạn Tự lực văn đoàn đang hoạt động và thu hút được sự chú ý
của độc giả Khái Hưng được người đọc đón nhận nồng nhiệt, nhất là ở thể loại tiểu thuyết Ông cũng là một trong những tác giả được giới nghiên cứu phê bình quan tâm rất nhiều Người ta nhắc đến Khái Hưng qua các bài đánh giá chung về nhà văn, hoặc các bài phê bình, giới thiệu sách Đó là các ý kiến của Trương Tửu,
Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan… đăng trên các báo Loa, Sông Hương, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Nhật tân, Ích hữu… Ngoài ra còn một số công
trình nghiên cứu khác quan tâm tới tiểu thuyết của Khái Hưng
Khi nhận xét về tác phẩm của Khái Hưng Dương Quảng Hàm đã viết
trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1942): “Tuy vẫn có khuynh hướng xã hội
nhưng lại thiên về mặt lý tưởng và có thi vị riêng … Khái Hưng có một cách tả người và tả cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ nhàng, thanh tú khiến cho người đọc thấy cảm” [11, tr 455]
Trang 93
Trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan đã đánh giá tiểu
thuyết của Khái Hưng như sau: “Nhưng dù ở tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết phong tục hay tiểu thuyết tâm lí, cái đặc sắc mà người ta thấy trong các tác phẩm của Khái Hưng là sự xét nhận rất đúng về tâm hồn nam nữ thanh niên Việt Nam” [37, tr 780]
Tiểu thuyết của Khái Hưng thời kì này được đánh giá cao về mặt nội dung
tư tưởng: chống lại chế độ phong kiến, muốn giải phóng cá nhân, giải thoát cho
người phụ nữ Trên báo Loa (1935) Trương Chính cho rằng: “Nửa chừng xuân
là cuốn truyện ghi dấu sự phấn đấu giữa cá nhân và chế độ ấy Tác giả biện luận cho quan hệ nhân sinh mới và công bố sự bất hợp thời của những tập quán
do nền luân lí cổ truyền tạo ra” [9, tr 313]
Nhìn chung, giới phê bình trước năm 1945 đánh giá cao Khái Hưng và
nhóm Tự lực văn đoàn Chủ đề chống lễ giáo phong kiến và giải phóng cá nhân
được chú ý quan tâm Song một số nhà nghiên cứu đương thời lại cho rằng tiểu thuyết của Khái Hưng vẫn còn một số hạn chế: đôi khi tư tưởng không thiết thực, có tác phẩm kết cấu không chặt chẽ, thậm chí còn có những lỗi dùng từ đặt câu …Các đánh giá này chỉ là những bước gợi mở chứ chưa đi sâu khám phá những đóng góp trên phương diện nghệ thuật Các công trình này còn chung chung và có phần đơn giản
Giai đoạn thứ hai (từ 1946-1986):
Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cho nên suốt một thời gian dài tiểu thuyết của Khái Hưng không được quan tâm Sau năm 1954 nó mới được đề cập đến Nhưng do sự phức tạp của tình hình chính trị nên ở hai miền Nam - Bắc có cách đánh giá khác nhau
Ở miền Bắc:
Các tác phẩm của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn có thời gian dài bị cấm Năm 1957, sau khi tái bản cuốn Tiêu sơn tráng sĩ, trên các báo Văn nghệ quân đội, Độc lập, Tổ quốc, Tuần báo văn, các tác giả Trần Thanh Mại, Vĩnh Mai,
Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Phú, Trương Chính, Lê Long, Trần Tín, Trần Chân Dung đã tranh luận sôi nổi về tác phẩm này Cuối thập niên 50 và đầu thập niên
Trang 104
60 của thế kỷ XX xuất hiện một số công trình nghiên cứu, đánh giá tiểu thuyết
của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn Cụ thể là: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn; Văn học Việt Nam 1930-1945 (1961) của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ; Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam 1930-1945 (1964) của Viện Văn học…Đến những năm 70 thì những công trình như: Bàn về cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) của
Vũ Đức Phúc (1971), Tiểu thuyết Việt Nam của Phan Cự Đệ, tập 1 (1974) và các bài phê bình của Nguyễn Đức Đàn, Nam Mộc…đều nhắc đến Tự lực văn đoàn và tiểu thuyết của Khái Hưng Nhưng nhìn chung do quá chú trọng vào
chức năng giáo dục của văn học, do các nhà phê bình đã căn cứ vào những tiêu chí chính trị của văn học cách mạng và lấy đó làm thước đo các giá trị của văn chương lãng mạn nên một số người đánh giá có phần quá nghiêm khắc, với nhiều định kiến nặng nề Họ cho rằng, văn học là phải phản ánh nỗi khổ của người dân bị áp bức bóc lột mà quên đi đời sống nội tâm với bao dằn vặt, day dứt của thanh niên trí thức Bởi thế cho nên văn chương của Khái Hưng nói
riêng, văn chương Tự lực văn đoàn nói chung mới chỉ được khen ngợi môt chút
về nội dung chống phong kiến và về những cách tân trong nghệ thuật tiểu
thuyết Nhìn chung tiểu thuyết của Khái Hưng và của Tự lực văn đoàn thường
được hiểu là: xa rời thưc tiễn, tiêu cực, bạc nhược suy đồi, phản động, có
hại…Chẳng hạn như cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1939 - 1945 có ghi
nhận xét: “Trong những tác phẩm được xuất bản từ 1936 đến 1943, tuy vẫn có một số yếu tố tốt như chống quan lại phong kiến trong gia đình, phản ánh sự ty tiện của những con người đặt đồng tiền lên trên tất cả, phê phán một số địa chủ tham lam, ngu dốt, nhưng những mặt tiêu cực trong tư tưởng, tình cảm của
Khái Hưng phát triển mạnh hơn Tiêu sơn tráng sĩ (…), ca ngợi bọn phục vụ cho một chế độ suy tàn, không nghĩ tới nhân dân (…).Trống mái tô vẽ lối sống của tư sản (…).Chủ nghĩa cải lương phản động biểu hiện rõ rệt nhất trong Gia đình Ở đây tác giả muốn địa chủ là những người vừa có học, vừa rộng rãi, muốn cải thiện đời sống cho dân nghèo…” [23, tr 87]
Trang 11Ở miền Nam:
Tự lực văn đoàn lại được đề cao, chú trọng quá mức Nhiều tác phẩm của
văn đoàn này được in lại và phổ biến rộng rãi Ngoài các bài viết đăng trên các tạp chí, còn có các công trình văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường, tiêu biểu như: Bình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn Xung; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1960) của Phạm Thế Ngũ; Tự lực văn đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ; Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972)
của Nguyễn Xuân Bào…Có những công trình nghiên cứu riêng về Khái Hưng
như: Khảo luận về Khái Hưng của Lê Hữu Mục; Luận đề về Khái Hưng của Nguyễn Duy Diễn và Bằng Phong; Luận đề về Khái Hưng của Nguyễn Bá
Lương và Tạ Văn Ru… Có các bài báo, hồi ký viết về tiểu sử, về những kỷ
niệm sống và sáng tác của Khái Hưng như: Ba tôi của Trần Khánh Triệu; Tưởng nhớ Khái Hưng của Vũ Bằng…Có các bài báo đánh giá lại những tiểu thuyết của Khái Hưng theo phương pháp mới như: Hồn bướm mơ tiên của Tam Ích; Tình yêu hiến dâng trong Hồn Bướm mơ tiên của Nguyễn Văn Trung…
Đặc biệt là có một số văn bản đi sâu nghiên cứu thân thế và tác phẩm của
Khái Hưng như: Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1932-1945, của Thế Phong; Khái Hưng thân thế và tác phẩm của Thư Trung; Khái Hưng người thứ nhất muốn làm nguyên soái của văn chương sáng giá của Hồ Hữu Tương; Nhân nghĩ về Khái Hưng, Khái Hưng nhà văn và cuộc phấn đấu của Dương Nghiễm Mậu; Về tiểu thuyết của Khái Hưng của Đặng Phùng Quân; Thế giới nhân vật của Khái Hưng của Đào Trương Phúc; Người đàn bà trong tác phẩm của Khái Hưng của Vũ Hạnh…
Số ít ý kiến chưa công nhận, họ cảm thấy những tác phẩm của Khái Hưng và
Tự lực văn đoàn có “một cái gì đó nhạt nhẽo, giả tạo, hời hợt, vụng về” [34, tr 16]
Trang 126
Song phần đông đánh giá cao tiểu thuyết của Khái Hưng Chẳng hạn Phạm Thế
Ngũ cho rằng: “Văn nghệ Tự lực văn đoàn còn như trăng mới lên, hoa mới nở, người ta muốn vui, muốn nhìn đời qua cặp kính hồng” [30, tr 424] “Đến Tự lực văn đoàn đưa ra chủ trương viết giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho (…) Văn ấy
có thể thấy mẫu mực trong tác phẩm đầu tay của Khái Hưng: Hồn bướm mơ tiên” [30, tr 429] Thư Trung nhận ra rằng: “những tác phẩm của Khái Hưng
quả thật đã đặt ra những vấn đề quan trọng, đã đóng góp công lao vào sự tiến hoá của xã hội Việt Nam (….) biết Khái Hưng là nhà văn của tuổi trẻ, của gia đình,ba mươi năm trước; biết Khái Hưng là nhà văn có lòng yêu thương rộng rãi, có lòng tin vào cuộc sống, biết Khái Hưng là nhà văn phong tục, nhà văn tâm lý có biệt tài; biết học trong văn Khái Hưng những mẫu mực của một bút pháp trong sáng, mực thước” [34, tr 17] Thế Phong ca ngợi: “Khái Hưng có thiên bẩm viết tiểu thuyết ( ) về nghệ thuật tiểu thuyết, không phải mỗi lúc lại
có thể có một Khái Hưng (…) có thể gọi Khái Hưng là người đầu tiên biết viết tiểu thuyết trong lịch sử cực thịnh của văn chương Việt Nam ở giai đoạn đầu” [39, tr 46+47]
Có thể nói rằng các ý kiến đánh giá về Khái Hưng và Tự lực văn đoàn ở
giai đoạn này chưa có nhiều điểm mới so với giai đoạn trước Phần lớn các ý kiến đều đề cao, ghi nhận song còn mờ nhạt, chưa làm nổi bật được những đóng góp cũng như hạn chế
Giai đoạn thứ ba (từ sau 1986):
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, hoạt động sáng tác, xuất bản, phê bình văn học cũng từng bước có sự thay đổi Với quan điểm thông thoáng
và khách quan hơn nên việc nghiên cứu Tự lực văn đoàn nói chung và Khái
Hưng nói riêng đã thay đổi rõ rệt Cho đến thời điểm này hầu hết tiểu thuyết của ông đã được tái bản, hoạt động nghiên cứu, đánh giá, phê bình diễn ra sôi nổi
Người ta đã tổ chức các hội nghị khoa học để xem xét lại văn chương của Tự lực văn đoàn Ngày 27-5-1989 khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phối
hợp với Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức cuộc Hội thảo
văn chương Tự lực văn đoàn Tại đây các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên
Trang 13Luận văn đủ ở file: Luận văn full