1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng : khóa luận tốt nghiệp ngữ văn

66 823 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 19,99 MB

Nội dung

Vì vậy khi nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiêu thuyết Giz đình của Khái Hưng” sẽ thấy được tài năng tiểu thuyết và quan niệm tiến bộ của ông trong cái nhìn v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYÊN THỊ THANH LOAN

NGHE THUAT MIEU TA TAM LY

NHAN VAT TRONG TIEU THUYET

"GIA DINH" CUA KHAI HUNG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYÊN THỊ THANH LOAN

NGHE THUAT MIEU TA TAM LY

NHAN VAT TRONG TIEU THUYET

"GIA DINH" CUA KHAI HUNG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

Th.S THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI - 2011

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Khóa luận của em được hoàn thành là nhờ sự tận tình giúp đỡ của thạc

sĩ Thành Đức Bảo Thắng Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của minh dén Thay

Em xin chân thành cảm ơn các thây cô giáo trong tổ văn học Việt Nam,

trong khoa, trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học

tập, nghiên cứu

Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa

luận

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011

Người viêt khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Loan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian học tập, rèn luyện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

với tinh thần làm việc nghiêm túc, tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả

của quá trình tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của thạc sĩ Thành Đức

Bảo Thắng

Kết quả nghiên cứu của tôi không trùng với kết qủa của các tác giả khác

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011

Người viêt khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Loan

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

007000 ẺẺẺẺẺẺẺẻẺẻẺẻẺẻẺẻẺẻẺẻẺ ẺẻẺẻ ẻ Ẻẻ.ẻ .ÔÔ 1

1 Lý do chọn đề tải - se c3 HE Ty TT TH như re: 1

2 Lich str nghién ctru van 6 voce ccecesesesessesscececesesessevecsvecescsvavevscaeeneeees 3 2.1 Trudéc Cach mang thang 8/1945 00.0 3 2.2 Sau Cách mạng tháng 8/194Š Q0 0000111111111 11111111 1 xxx xà 4

2.2.1 Ở miền Bắc trước năm 1975 -+-++cc+ctsrsrerrrrrrrerrererre 4 2.2.2 Ở miền Nam trước năm 1975 ++++2++£x+r+rtzrrrrrrrerrerverres 6

2.3 Từ sau đôi mới năm 1986 đến nay . ¿te tt te cv re crerrererees 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨu -c+SSSSSs+eesreserres 8

4 Đối tượng nghiên CỨU - - s11 ST 1 TT Hy ngư 9

5 Phạm vi nghiÊn CỨU - c5 555 5112233138811 11011111 5 31 1111 vv s4 9

6 Phương pháp nghiÊn CỨU 5-55 S311 111 11515151 5115111 e 9

7 Đóng góp của khóa luận - S231 11v x35 xe 9

8 Bỗ cục của khóa luận - - ¿<< E33 EEEEEEEEEEEEEEEEE TT g1 ưu 10

1.2.2 Vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân vật . -<c<<<<<<<s 52 16

Chuong 2: MEU TA TAM LY NHAN VAT QUA NGOAI HINH, HANH

ĐỘNG VÀ THIÊN NHIÊN «5-5 < << c<e<sesesesEseeseseseseses 20

2.1 Tạo dựng tình huống xung đột tâm lý - sex cxsrzEeeeees 17

Trang 6

2.1.1 Tình huỗng xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong

2.2.2 Tình huỗng xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện

và bất lƯƠng -c- tt TT TT TT TT TH ng nàng 26 2.2.3 Tình huống xung đột giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách

Va khONg 8v 0v 0 (+ 28 2.2 Miêu tả tâm lý qua ngoại hình và hành động -« «<< <- 30 2.2.1 Miêu tả tâm lý qua ngoại hình - + sssscesssxss 31 2.2.2 Miêu tả tâm lý qua hành động -. - 55c S2 32 2.2.2.1 Nhân vật có hành động nhất quán với động cơ tâm lý 33 2.2.2.2 Nhân vật có hành động không nhất quán với động cơ tâm lý 35 2.2.2.3 Nhân vật có hành động mang tính chất lặp đi lặp lại 38 2.3 Miêu tả tâm lý qua hình ảnh thiên nhiên . - 55555: 40

Chương 3: MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ 44

3.1 Ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa . - 5-2 +s+szs+s£ssd 44 3.1.1 Ngôn ngữ của nhân vật mang tâm lý hảm danh 44 3.1.2 Ngôn ngữ của nhân vật mang tâm lý lưỡng phân 47 3.1.3 Ngôn ngữ của nhân vật mang tư tưởng cải cách xã hội 47 3.2 Ngôn ngữ đối thoại hướng vào nội tâm . ¿+ + +x+E+xcxeecererez 48

3.3.1 Độc thoại nội tâm tải hiện cảm xúc, tâm tư nhân vật 55 3.3.2 Độc thoại nội tâm tái hiện những diễn biến tâm ly phức tạp 58

4809.900777 61 TÀI LIỆU THAM KHẢÁO - -‹ s< << << =5 <<ss+ 63

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước sang đầu thế kỷ XX, nên văn học Việt Nam đã có sự chuyển

minh bứt phá để hòa vào mạch nguồn đang cuôn cuộn chảy của dòng văn học

thế giới Nó từng bước đi vào quỹ đạo hiện đại và thực hiện xứ mệnh cao cả

của mình — hoàn tất quá trình hiện đại hóa Quá trình hiện đại hóa ấy có sự

đóng góp của rất nhiều trào lưu, khuynh hướng và các tổ chức văn học Trong

đó, trào lưu văn học lãng mạng bắt đầu với nhóm Tự lực văn đoàn và phong

trào “7ơ mới” đã góp một tiếng nói rất quan trọng vào sự cách tân nền văn học nước nhà

Đến nay phong trào “7ø mới” đã chiếm được vị trí khá vững vàng

trên văn đàn ngôn luận Còn “Tự lực văn đoàn là một món nợ tính thần cần phải được thanh toán và là một vẫn đề văn học sử chưa được giải quyết triệt

để” [15, 520] Thời gian không chỉ phủ một lớp bụi mờ mà chắc chắn sẽ định

lại giá trị của những tác phẩm đó, bởi trong khoảng trên dưới mười năm, Tự lực văn đoàn đã có công lớn trong việc đổi mới nền văn học, góp phần quan

trọng vào việc xây dựng một nên văn học hiện đại Các công trình nghiên cứu

về Tự lực văn đoàn lần lượt xuất hiện: “Tự /ực văn đoàn” của giao su Phan

Cự Đệ, các luận án tiến sĩ của Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Duc Tú cùng nhiều

công trình nghiên cứu khác có thể xem là một bước tiễn mới trong cách nhìn

nhận, đánh giá văn chương Tự lực văn đoàn Khi nghiên cứu về đối tượng

này chúng tôi muốn tìm ra “những hạt ngọc ân giẫu dưới lớp bụi thời gian”,

tìm kiếm những mạch tinh thần mới của văn chương Tự lực văn đoàn

Tác phẩm của Tự lực văn đoàn bao gồm nhiều thể loại như: kịch, thơ,

văn xuôi nhưng tiểu thuyết là thể loại được nhiều người nhắc đến hơn cả

Trong cuốn “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, tác giả Phan Cự Đệ đã đánh giá:

“Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vào loại bán chạy nhất lúc bẫy giờ”, và khẳng

Trang 8

định “công lao chủ yếu của Nhất Linh và Khái Hưng là đã có đóng góp trong

việc xây đựng một nền tiểu thuyết hiện đại” [15, 51 — 82] Tự lực văn đoàn là

sự đóng góp của rất nhiều cây bút, trong đó Khái Hưng được đánh giá là ngôi

sao sang nhất, là cây bút trụ cột Với sự già dặn về nghệ thuật và đổi đào về

năng lực sáng tác, Khái Hưng đã để lại một văn nghiệp vừa phong phú, vừa đa

dạng Với hàng chục cuốn tiểu thuyết, truyện ngăn và kịch đã tạo được sự mến

mộ của đông đảo công chúng đương thời Nhưng trước hết và trên tất cả, “Khái Hưng là nhà tiểu thuyết có biệt tài”, ông đã có sự đóng góp quan trọng vào

cuộc canh tân văn học đầu thế kỷ

Đọc tiêu thuyết giai đoạn đầu của Khái Hưng như: “Hồn bướm mơ tiên ”,

“Nửa chừng xuân”, “Trồng mái” chủng ta nhận thẫy ông là nhà tiểu thuyết

về lý tưởng Giai đoạn sau tiểu thuyết của ông ngày càng có nhiều yếu tổ hiện thực hơn, ngả đần sang tiêu thuyết phong tục với nhiều đặc sắc Trong đó “Gia

đình” (1936) là cuỗn tiểu thuyết tiêu biểu cho những sáng tác giai đoạn sau

Khái Hưng là nhà văn rất am hiểu và nhạy cảm về đời sông gia đình Ông đã tả được chân thực không khí gia đình phong kiến đang bị rạn vỡ vì những xung

đột kinh tế Đặc biệt người đọc nhận thay ở ông sự am hiểu sâu sắc tâm lý và

một khả năng biểu đạt rất tài tình thế giới nội tâm đầy phức tạp ấy trong các nhân vật của mình Vì vậy khi nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiêu thuyết Giz đình của Khái Hưng” sẽ thấy được tài năng tiểu thuyết và quan niệm tiến bộ của ông trong cái nhìn về con người và xã hội

Trong chương trình Trung học phổ thông, tiểu thuyết của Tự lực văn

đoàn chỉ được giới thiệu trong các bài văn học sử Tác phẩm của họ chưa được

đưa vào giảng dạy trong nhà trường Song tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn có ý nghĩa rất quan trọng Trước hết, cho chúng ta thấy được cụ thể và sinh động bước chuyên mình của văn học dân tộc theo tính quy luật và tử đó, có cái nhìn

so sánh, đối chiếu với các trào lưu, khuynh hướng khác giúp bài giảng thêm sâu sắc, phong phú hơn

Trang 9

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiêu thuyết Gia Đình của Khái Hưng”

2 Lich sử nghiên cứu vấn đề

Tự lực văn đoàn và phong trào “7Thơ mới” như hai đóa hoa đẹp của văn

chương khi bước vào thời hiện đại Nhìn lại di sản thơ một thời, tuy có những

hạn chế riêng về một dòng thơ lãng mạn, nhưng “7ø mới” vẫn thuộc nguồn

mạch thi ca có tỉnh thần dân tộc, tình cảm nhân đạo, giàu cảm xúc với cải đẹp

của thiên nhiên, tạo vật “7ø mới” đã góp phan quan trọng đưa thơ ca vào

quỹ đạo của thời kỳ hiện đại Từ đó nhìn lại Tự lực văn đoàn cũng cần có sự

đánh giá đúng đắn và ghi nhận những đóng góp của trào lưu văn học này Thời gian đã đủ lắng, những cơn sóng của thời cuộc chính trị đã dịu xuống, tác phẩm

của Tự lực văn đoàn được nghiên cứu theo xu hướng khách quan, dân chủ và

cởi mở hơn

Ngược dòng thời gian, lật lại những công trình nghiên cứu trước đây về

tiểu thuyết “Gia đình”, chúng ta sẽ thấy những ý kiến không đồng nhất, thậm

chí còn đối lập nhau Tống hợp lại những công trình nghiên cứu ấy, có thể thấy

việc đánh giá về tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng rất phức tạp, diễn ra

theo ba thời kỳ sau:

2.1 Trước Cách mạng thang Tam nam 1945

Tiểu thuyết “Gia đình ” được Khái Hưng viết năm 1936 và được công bố

trên báo “Ngày nay” năm 1937 Dưới đây là những ý kiến đánh giá về tác

phẩm này trước năm 1945

Trong cuốn “Khái Hưng nhà tiểu thuyết xuất sắc”, Trương Chính đã đánh giá cao tác phẩm “Gia đình” về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật “Ông Khái Hưng, tác giả Giz đình, khác hắn ông Khái Hưng, tác giả Hồn bướm mơ

tiên hoặc Trồng mái Ông đã thiết thực hơn trước; và hơn trước, ông giải phẫu

tâm lý nhân vật trong truyện một cách công phu Không còn những câu văn bóng bẩy, nhẹ nhàng vì quá trau chuốt, những cảnh tình tứ nên thơ Không còn

Trang 10

những tình tiết tốt đẹp, cao thượng Ở đây là Người với tất cả những cái nhỏ nhen, tỉnh quái của Người Tôi chưa từng thấy nhà văn nào trong văn học Việt Nam, một nhà văn, kể cả Nhất Linh, đã tả người đàn bà một cách xác đáng như Khái Hưng Sự sắp đặt và cách kết cấu trong Giz đình không để ta chê trách được ở chỗ nào cả Nghệ thuật của Khái Hưng mỗi ngày một lão luyện trông

thấy Gia đình có thể được xem như một tác phẩm không tì vết” [16, 302 — 304

]

Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nghệ thuật

miêu tả tâm lý nhân vật đã được bắt đầu sử dụng vào việc định giá tiêu thuyết

“Gia đình” nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu lại chưa xem xét kỹ về mặt thi pháp

2.2 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Do hoàn cảnh lịch sự xã hội có sự biến đôi nên việc đánh giả, nghiên cứu

tiêu thuyết “Gia đình” cũng có sự thay đổi và khác nhau ở hai mién Nam —

Bắc

2.1.1 Ở miền Bắc trước 1975

Tiếp tục các công trình nghiên cứu đã có từ trước và đi sâu tìm hiểu tiểu

thuyết của Khái Hưng, phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhẫn mạnh mặt hạn chế về tư tưởng nhiều hơn những đóng góp về nghệ thuật Nhìn chung, tiểu

thuyết “Gia đình ” ở miền Bắc trước 1975 ít được nói đến hoặc có nói đến thì

chê nhiều hơn khen

Trương Chính vẫn tiếp tục đánh giá cao về tiểu thuyết “Gia đình” Trong bài viết về Khái Hưng năm 1957, ông khẳng định: “Khái Hưng lãng mạn nhưng tiểu thuyết của ông có vẻ thực, nhân vật của ông sáng tạo đều rất sông động, chỉ có điều tình tiết hay nói cho đúng hơn nhiều tình tiết trong truyện là bịa đặt Về sau Khái Hưng già đặn hơn và khi phong trào lãng mạn đã qua thì tiêu thuyết của ông lại hay, chẳng hạn như ba cuốn 7hoát ly, Thừa tự, Đẹp và một phân cudn Gia dinh, luc bay giờ ông chỉ di sâu vào tâm lý nhân vật và

Trang 11

phán ánh lại cái phong tục của xã hội ta, là nếp sống trong gia đình phong kiến

hoặc tư sản”

Trong khi đó Phan Cự Đệ, Vũ Đức Phúc, Hoàng Dung lại đánh giá

thấp, thậm chí còn phê phán nặng nề các tác phẩm của Khái Hưng nói chung và

tiêu thuyết “Gia đình” nói riêng

Phan Cự Đệ cho rằng: “Khái Hưng không bao giờ cắt đứt được hắn liên

hệ với phong kiến bởi nhân vật Hạc và Bảo trong G¡iz đình là chủ ấp tức xuất

thân từ tầng lớp áp bức bóc lột vừa theo kiểu phong kiến vừa theo kiểu tư sản nhưng lại khoác áo nhân từ” Ông cũng nhận xét: “Khái Hưng chỉ am hiểu

chính sách lớn của thực dân phong kiến, những hoạt động xã hội của bọn tai to

mặt lớn, của giới tư sản và giới trí thức mang tính chất công khai, ngoài ra không biết gì những hoạt động cách mạng của Đảng cộng sản Đông dương, những cuộc đấu tranh bí mật của quân chúng cân lao ấy mang tính chất và tỉnh thần vô sản Ngay cả việc Khái Hưng phản ánh cuộc sống giới quan trường Phong trào cải lương xã hội, sinh hoạt và tâm lí của quan lại phong kiến tâm

trạng của trí thức, tư sản và tiểu tư sản thành thị, tính tình và phong cách của phụ nữ thuộc tầng lớp trên cũng có sự lệch lạc [4, 266 — 268]

Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn nhận định về tiểu thuyết “Gia đình”:

“Chủ nghĩa cải lương biểu hiện rõ nhất trong Gia đình, ở đây tác giả muốn địa

chủ vừa có học lại vừa rộng rãi, muốn cải thiện đời sống cho dân nghèo đồng

thời vẫn sống một cách trang trọng” [19, 87]

Khuynh hướng phủ nhận Khái Hưng nói chung và “G¡a đỉnh ” nói riêng

ở miền Bắc kéo dài đến những năm sau 1975, tuy cách nói bớt gay gắt hơn trước nhưng có thể thấy những năm này được xem là thời kỳ thăng trầm nhất

của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn

2.2.2 Ở miền Nam trước năm 1975

Việc tiếp cận tiểu thuyết của Khái Hưng trong đó có tiểu thuyết “Gia Đình ” nói riêng có xu hướng thiên về nghệ thuật Có thể kế đến các công trình

Trang 12

đề cập hoặc đi sâu nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng như: “Bình giảng về Tự lực văn đoàn” (Nguyễn Văn Xung -— 1958), “Khảo luận về Khái Hưng” (Lê

Hữu Mục — 1960), “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên ” (tập 3 của Phạm

Thế Ngũ - 1960), “Phê bình văn học thế hệ ” (tập 2 của Thanh Lãng — 1972)

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ở miền Nam trước 1975 có xu hướng để cao Khái Hưng như là một nhà cách tân nghệ thuật song các ý kiến ấy vẫn chưa

thực sự đầy đủ, thuyết phục

Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Trong một loại thứ hai, Khái Hưng chuyên

mô tả những khía cạnh phong tục của cái gia đình cũ Việt Nam Có ba tác phẩm Gia đình, Thừa tự, Thoát ly Gia đình là bức tranh phong tục và tâm lý của một gia đình quyên quí Cái gia đình Việt Nam mà trước năm 1932, phía

cựu học thường ca ngợi như một nên tảng của xã hội, nơi nảy nở những đức

tính tốt đẹp nước Việt Nam xưa Trong những tiểu thuyết trên của Khái Hưng

hiện ra với tất cả những hệ đoan của khía cạnh bị hài của nó Câu chuyện của

ông An Báo ta thấy trong nhà, lòng ghen tuông biến ruột thịt thành kẻ thù Mà

chen tuông ở một cái danh hão, tức tôi nhau chỉ vì một tiếng gọi “Bà huyện, cô tú”, giỗ chạp, tết nhất anh chị em họp mặt nhau chỉ là dịp người ta bi ti nhau,

kích bác nhau Ở xã hội Việt Nam xưa đường như người ta chỉ sống bằng danh gia tộc ra xóm làng, và coi không gì quý hơn, vẻ vang hơn là cái danh “Quan lớn” Cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng cũng là một cáo trạng dữ đội phanh phui tất cả bề trong nhớp nhúa của cái nghề danh giá ấy đưới thời Pháp thuộc” [9,

469 — 471]

Bàng Bá Lân nhận định: “Khái Hưng không chỉ viết tiểu thuyết luận đề như Nhất Linh mà còn chuyên về những tiểu thuyết phong tục nhằm đả phá những tập tục cô truyền của xã hội Việt Nam cũ Trong những tiểu thuyết : Gia

đình, Thừa tự, Thoát ly ông đã lột trần những cái đở, cái rởm, những cái nhỏ

nhen, ganh ti, y lai, gia dối của các nhân vật trong gia đình cô Việt Nam nhất là các gia đình trưởng giả quí phái Những nhận xét của ông rất đúng, những điều

Trang 13

quan sát về tâm lý phụ nữ Việt Nam (nhất là phụ nữ trong gia đình quí phái, trưởng giả) của ông thật xác đáng Cách hành văn của ông vừa giản dị, sắng sủa, thanh thoát, hấp đẫn nên những tiểu thuyết phong tục của ông thật có giá trị xứng đáng được hoan nghênh” [Š, 478]

Những ý kiến tuy có khác nhau song cũng đã nêu được những đóng góp nhất định của Khái Hưng trong nền văn học dân tộc khi tác phẩm “Gia đình”

ra đời

2.3 Từ sau đối mới 1986 đến nay

Dưới ánh sáng của Đại Hội Dang VI, voi tư tưởng đôi mới mọi lĩnh vực

trong cuộc sống và nghệ thuật trong đó có văn học thì những đóng góp của Tự

lực văn đoàn nói chung và tiêu thuyết đã được nhìn nhận lại một cách toàn diện

và thỏa đáng hơn Sau thời kì đổi mới, tiểu thuyết “Gia đình” đã được các nhà

nghiên cứu đánh giá như sau:

Vu Gia nhận định về tình hình cũ: “Qua tiêu thuyết Gia đình hầu hết các

cây bút ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và những cây bút ở miền Nam trước 1975

chưa thê định vị: Khái Hưng, ông là ai ?” [§, 15] Từ đó Vu Gia nhận định tình

hình mới: “Đến nay hầu hết các tác phẩm, nhất là tiểu thuyết của Khái Hưng

trong đó có GŒ¡a đình của dòng văn học lãng mạn của thời kỳ này nói chung được các nhà xuất bản từ Trung ương đến địa phương in lại khá đầy đủ Vì vậy theo chúng tôi việc “Đãi cát tìm vàng” trong kho tàng văn học quá khứ là một việc nên làm Bởi “Ôn cố tri tân” không những là hệ tư tưởng phương Đông mà

còn là một phần bản sắc văn hóa dân tộc” [8, 15]

Trong không khí đổi mới đó, Hà Minh Đức đã đưa ra những nhận định thỏa đáng hơn về dòng văn học lãng mạn 1930 — 1945 Ông cho rằng: Ở thời

kỳ mặt trận dân chủ, văn học lãng mạn đã có xu hướng trở về với những vẫn đề

Của cuộc sống Đặc biệt khi bàn về tác phẩm “Gia đình”, ông đề cao khuynh

hướng xã hội và nghệ thuật của tác giả và khăng định: Khái Hưng là cây bút

xuất sắc của Tự lực văn đoàn “Khái Hưng đã tạo cho tác phẩm Gia đỉnh không

Trang 14

khí chân thực, Giz đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu mà vẫn được xem là một cuốn sách mang đậm nét phong cách” [10, 9]

Nhìn chung việc nghiên cứu tác phẩm “Gia đình” được nhìn nhận theo những hướng khác nhau nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng chưa có sự nhất quán của nhà nghiên cứu về tiểu thuyết này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình ”, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Khái Hưng đối với thể

loại tiểu thuyết nói riêng và đối với nền văn học Việt Nam nói chung Hơn thế

còn giúp chúng ta nhận ra những quan điểm nhân sinh mới mẻ và tiếng nói

riêng của nhà văn Khái Hưng trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc

Khóa luận để ra nhiệm vụ tìm hiểu: “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

trong tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng” một cách hệ thông, dưới góc độ lý

luận học và thi pháp học Nghĩa là soi sáng tư tưởng nhà văn bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thông qua việc tìm hiểu: những vấn đề chung về tác

giả; nhân vật, vai trò của việc miêu tả tâm lý nhân và đặc biệt đi sâu phân tích

nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái Hưng

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chủ yếu mà chúng tôi tập trung tìm hiểu trong khóa luận này

là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái

Hưng

5 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi chính của khóa luận là tập trung vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Œiz đình” của Khái Hưng Tuy nhiên có thể so sánh với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong các tác phẩm khác của Khái Hưng hoặc liên hệ so sánh với nghệ thuật miêu tả tâm lý của những nhà văn

Trang 15

cùng trào lưu, các nhà văn hiện thực để soi sang, đối tượng mà chúng tôi muốn

tìm hiểu

6 Phương pháp nghiên cứu

— Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại

— Phương phắp so sánh

— Phương pháp phân tích tông hợp

— Phương pháp thống kê

7 Đóng góp của khóa luận

Về mặt khoa học: Trên cơ sở tìm hiểu, phát hiện những giá trị đặc sắc

trong nghệ thuật miêu ta tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” của Khái

Hưng nhằm khẳng định tài năng, những đóng góp của Khái Hưng đối với thể

loại tiêu thuyết va vi tri của ông trong nên văn học Việt Nam hiện đại

Về mặt thực tiễn: Những kết quả mà khóa luận thu được có thé bé sung

cách nhìn đối với tác phẩm “Gia đình” nói riêng và với nhà văn Khái Hưng nói

chung Đồng thời, khóa luận có thể bố sung tài liệu tham khảo, nghiên cứu về

Khái Hưng và một phần nào đó cho việc nghiên cứu về đòng văn học giai đoạn

1930 — 1945

8 Bồ cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận

được chia làm ba chương chính:

Trang 16

NOI DUNG CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG

1.1 Tác giá Khái Hưng

1.1.1 Cuộc đời

Khái Hưng (hay Nhị Linh) tên thật là Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 Bút danh của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Gnư Tên khai sinh vốn là Trần Giư Khi đỗ tú tài ông không muốn làm công chức nên về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa nhưng thường bị viên quan thực dân nghi ngờ và gây phiền phức Vì vậy ông đệm thêm chữ “Khánh” để giống vị tướng Trần

Khánh Dư thời Trần thất thế phải bán than, còn ông thất thế phải đi bán dầu

hỏa

Khái Hưng xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến ở xã Cổ

Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng) Lớn lên ông theo học và tốt nghiệp ở trường Anbe Xarô (Hà Nội) năm 1927, sau đó ông đi dạy ở trường Thăng Long, Hà Nội Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước và cũng dạy học ở trường này Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và sau

đó họ trở thành cặp tác giả nổi tiếng

Năm 1933, Khái Hưng là một trong những thành viên đầu tiên khi

Nhất Linh tuyên bỗ thành lập Tự lực văn đoàn Tổ chức văn học này ra đời với

chủ trương cách tân nền văn học: một mặt đấu tranh cho giải phóng cá nhân,

coi cá nhân là cơ sở của xã hội; mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng của ngôn ngữ và hoạt động hóa các thể loại văn học Tự lực văn đoàn không chỉ hoạt

động độc lập công khai mà còn có cơ quan ngôn luận riêng, nhà xuất bản riêng Báo “Phong hóa” trở thành cơ quan ngôn luận đầu tiên của văn đoàn và khi tờ báo này bị đình bản thì tờ “Ngày nay” trở thành cơ quan ngôn luận tiếp theo

Với sự ra đời của tô chức Tự lực văn đoàn thi nhà xuât bản “Đởi nay” cũng

Trang 17

được thành lập Lần đầu tiên ở nước ta có một nhà xuất bản theo đuôi mục đích

và làm việc dưới một tôn chỉ văn học Khải Hưng là cây bút trụ cột của Tự lực

văn đoàn bên cạnh Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)

Trong những năm 1933 — 1945, Khái Hưng là nhà văn được khá nhiều thanh niên thành thị ưa chuộng Họ coi ông là người hiểu biết tâm hồn họ hơn

cả Độc giả của ông không phải là những người lao động mà là thanh niên trí thức tiểu tư sản, trong đó phần đông là các cô gái Lời văn của Khái Hưng lúc đầu bay bướm, sau bình dị hơn Ông đã góp phần quan trọng vào việc thúc đây ngôn ngữ tiếng Việt phát triển

Trong đại chiến thế giới thứ hai, Khái Hưng đi vào hoạt động chính trị

Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên ông từng bị chính quyền thực đân Pháp bắt giam Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3/1945), Khái Hưng được tự do, đã cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo “Ngày nay kỷ nguyên mới ” ủng hộ chính quyền tay sai của Nhật

Sau tổng khởi nghĩa tháng Tám, Khái Hưng có một loạt bài báo, truyện ngăn, kịch ngăn trên các báo của Việt Nam Quốc dân Đảng song không có tác phẩm nào xuất sắc Từ một nhà văn có khuynh hướng tư sản cấp tiễn, về sau các sáng tác của ông dan đi ngược lại với xu thế chung của lịch sử Ông mất

năm 1947 tại Xuân Trường, Nam Định

Mặc dù giai đoạn cuỗi đời, Khái Hưng đã có sự lựa chọn sai lầm khi đi

ngược lại với xu thế chung của lịch sử nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của ông vào sự đối mới của thể loại thuyết hiện đại

nói riêng và sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Đến với văn chương trong khoảng mười năm, Khái Hưng đã để lại một

số lượng tác phẩm rất lớn bao gồm nhiều thê loại Nguyễn Hoành Khung trong lời giới thiệu của bộ văn xuôi Việt Nam 1930 — 1945, đã nhận định Khái Hưng

Trang 18

“xứng đáng được gọi là cây bút đổi đảo, tài hoa hơn cả của nhóm Tự lực văn

đoàn”

Tiểu thuyết: “Hồn bướm mơ tiên ”(1933), “Gánh hàng hoa” (viết chung với Nhất Linh năm1934), “Nứa chừng xuân” (1934), “Tiêu sơn tráng s7”(1934), “Đời mưa gió ” (viết chung với Nhất Linh năm 1934), “Trồng mái” (1936), “Gia dinh” (1936), “Thoát ly” (1937), “Thừa tự” (1938), “Đẹp” (1939), “Thanh Đức”, “Băn khoán ” (1943)

Truyện ngắn: “4n phải sống” (viết chung với Nhất Linh năm 1943),

“Dọc đường gió bụi” (1936), “Tiếng suối reo” (1937), “Đợi chờ” (1939),

“Cái ấm đất” (1940), “Đội mũ lệch” (1941), “Cái ve” (1944)

Kich: “Tuc luy” (1937), “Coc tia” (1940), “Dong bệnh ” (1942) Ngoài

ra còn những vở hài kịch ngăn đăng trên báo “Phong hóa” và “Ngày nay”

Đồng thời, Khái Hưng còn sáng tác một số truyện ngăn dành cho thiếu nhi và ông cũng là một dịch giả có tài Nhưng sự nghiệp mà ông gặt hải được

chủ yếu là ở thể loại tiểu thuyết Như Trương Chính đã khẳng định: “Tự lực

văn đoàn đã đây mạnh cho phong trào văn nghệ của nước ta tiến tới Trong

bước tiễn ay, Khai Hung — nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn — với kỹ thuật già dặn của mình, đặc biệt ở địa hạt tiểu thuyết và truyện ngăn, đã góp một

phân đáng kể” [16, 71]

Nhìn vào hệ thống những sáng tác của Khái Hưng, chúng ta không chỉ thay phong phú về khối lượng tác phẩm mà còn đa dạng về đề tài, khuynh hướng Nghĩa là ông không chỉ có bút lực dồi đào mà còn có ý thức trách nhiệm trong sáng tác văn chương Khái Hưng luôn đặt mình vào những cuộc

thử nghiệm: viết truyện ngăn, truyện đài, truyện thiếu nhi, kịch, thơ Ở mỗi

thể loại ông đều có ý thức mở rộng đề tài để thích ứng với mục tiêu của văn

đoàn, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngăn Nhưng cũng như những

nhà văn cùng thời, Khái Hưng cũng phải chịu tác động mạnh mẽ từ hai phía xã hội và văn học Đó là những tác động từ ảnh hưởng của phong trào cách mạng

Trang 19

do Đảng lãnh đạo và những tác động từ bọn thực dân Pháp, tay sai khiến cho

ông rơi vào thế chông chênh, mất phương hướng

Bên cạnh đó, chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam ra đời sau chủ nghĩa lãng

mạn Pháp một thế kỷ Nó mang trong mình nhiều trường phái khác nhau: chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ XIX (Chateaubriand, Huy gô, Lamartine, Musset, Vigny, ), nhom Thi son (Theophile, Grautier, Leconte de Lisle, Sully Prud hoirime ), đến trường phái tượng trưng siêu thuc (Verlaine, Rimbaud, Mallerme ) không những nó tiếp thu một cách tự nhiên và khá xô bồ những

ảnh hưởng của triết học Bergson, Nietzchen, Freud, Andre Gide va nhitng

trường phái hiện đại khác Chính vì vậy trong thế giới quan của những nhà văn thời bẫy giờ nhất là nhóm Tự lực văn đoàn trong đó có Khái Hưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp

Nhìn về mặt tổng thể, những sáng tác của Khái Hưng về cơ bản tập trung trong một khuynh hướng, đó là khuynh hướng lãng mạn Nhưng trong những sáng tác ấy lại có sự gặp gỡ của nhiều yếu tố, khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng hiện thực (đa số ở những truyện ngắn và tiểu thuyết phong tục, như: Gia đình, Thoát ly, Thừa fự), khuynh hướng cải lương tư sản, khuynh hướng cách mạng, khuynh hướng suy đồi Những khuynh hướng này có một quá trình thâm thấu rất tự nhiên cho nên để tách bạch và lý giải một cách rạch ròi là việc làm không đơn giản Ta cũng bắt gặp tương tự ở Nguyễn Công Hoan

- nhà văn hiện thực với những tác phẩm lãng mạn (Thanh đạm, Tắt lửa lòng,

Lá ngọc cành vàng ) hay nhà văn Lan Khai lai “lan sin” sang “địa hạt” của tiêu thuyết hiện thực phê phán băng một tác phẩm khá thành công (Lẩm than) Nha văn Khái Hưng không có những bước nhảy vọt đột ngột như thế nhưng trong những sáng tác của ông nhất là trong tiểu thuyết, đã có sự vận động rõ rệt của các khuynh hướng Ban đầu ông đi từ tiểu thuyết lý tưởng (Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân ) đến tiêu thuyết phong tục (Gia đình, Thừa

tự, Thoát iy) và cuỗi cùng là tiêu thuyết tâm lý (Hạnh, Đẹp, Những ngày vui )

Trang 20

nhưng sự phân định như trên vẫn chưa phải là tuyệt đối Nội dung trong các tác phẩm của Khái Hưng lúc đậm, lúc nhạt thường pha trộn những khuynh hướng khác nhau Chính sự phức tạp và đa dạng này là một trong những nguyên nhân khiến người ta khó có thể định giá tác phẩm của Khái Hưng

Như vậy trong khoảng mười năm sáng tác, Khái Hưng đã được ghi nhận như cây bút hàng đầu của Tự lực văn đoàn, đặc biệt với những đóng góp quan trọng trong thẻ loại tiểu thuyết

1.2 Nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả tâm lý nhân

1.2.1 Khái niệm nhân vật

Theo “Ti điển thuật ngữ văn học ” thì “Nhân vật văn học là một đơn vị

nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thê đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với

nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí

tưởng thâm của nhà văn về con người” [18, 235]

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát số phận và tính

cách của con người Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật, lý tưởng

thâm mỹ của nhà văn về con người Với chức năng như vậy, để cho nhân vật

hiện lên một cách chân thật, sống động, có hồn thì nhà văn phải thôi vào đó

những nét tâm lý, tính cách Nhà văn Khái Hưng đã tạo dựng được một thế giới

nhân vật khả phong phú và đa dạng Tất cả mọi diễn biến, xung đột của tiểu

thuyết “Gia đình” đều do chính tâm lý của các nhân vật chi phối Có thé thay

các dạng tâm lý chủ yếu trong tác phẩm “Gia đình” như sau: nhân vật mang tâm lý hám danh, hám quyền (ông bà án Báo, Nga, Phụng, Thoa, Viết ), nhân vật mang tâm lý lưỡng phân (An), nhân vật mang tư tưởng cải cách xã hội (Hạc, Bảo)

Xoay quanh những mâu thuẫn, xung đột giữa các nét tâm lý này của các

nhân vật, tiểu thuyết “Gia đình” đã được đánh giá cao về nghệ thuật miêu tả

Trang 21

tâm lý, xứng đáng khi được giới nghiên cứu văn học nhận định là “một công trình văn chương đích đảng”

1.2.2 Ý nghĩa của việc miêu tả tâm lý nhân vật

Tiểu thuyết là một thể loại văn chương, là “hình thái chủ yếu của nghệ

thuật ngôn từ” [ó6, 184] Nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát

và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn bề sâu Để có được một

cuốn tiểu thuyết hay có thể nói răng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Tâm lý là: “Toàn bộ nói chung sự phản

ánh của hiện thực khách quan và ý thức con người, bao gồm nhận thức, tỉnh cảm, ý chí biểu hiện trong hành động và cử chỉ của mọi người” [18§, 782] Một nhà văn có tài sẽ thôi hồn được vào nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên

đầy sức sống như nó vốn có ở ngoài đời, đồng thời thể hiện được vốn sống, vốn

hiểu biết của chính mình

Khái Hưng đã tạo dựng được sức sống nội tại cho chính nhân vật của

mình Sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của tầng lớp trung lưu cùng khả năng

quan sát tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm và một năng lực biểu hiện rất tài hoa

thế giới nội tâm con người đã giúp Khái Hưng trở thành cây bút tiểu thuyết

xuất sắc của Tự lực văn đoàn

Sức sống của nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình” được tạo nên bởi chính chiều sâu trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của Khái Hưng Đọc “Gia đình ” chúng ta thẫy nhà văn chú trọng đến những suy nghĩ và sự biến đổi bên trong hơn là hình thức bên ngoài của nhân vật Các nhân vật của ông sống

động, góc cạnh và rất hiện thực, như: Phụng, Nga không còn lãng mạn, yêu

đời mà họ đã thực sự là những con người ngoài đời Bởi họ bộc lộ những thói xấu ăn sâu trong bản năng của người đàn bà: nhỏ nhen, đồ kị, giả đối, chèn ép nhau, làm cho nhau đau khổ một cách vô lý Hay quan huyện Viết hiện lên là một kẻ mưu mô, sảo quyệt với đủ món nghề “ăn tiền” lọc lõi trên chốn quan trường mà độc giả vân có thê bất gặp một con người như thê trong xã hội hôm

Trang 22

nay, đủ dé thay suc sống mạnh mẽ, mãnh liệt, lâu bền của những “đứa con tinh

thần” dưới một ngòi bút tiểu thuyết tài hoa

Như vậy, Khái Hưng đã khiến cho người đọc say mê, yêu thích, đồng

cảm, hoặc căm ghét, oán trách, hờn giận với những nhân vật mà tắc giả tạo dựng nên; thậm chí, có lúc nào đó người đọc cũng cảm thay nhan vat tiéu

thuyết có chút gì đó giống bản thân mình, giống người đã gặp, đã quen Đó chính là sức sống nội tại mà Khái Hưng đã tạo nên cho chính nhân vật của minh

Miêu tả tâm lý không chỉ bộc lộ tâm lý, tính cách, số phận, giai cấp,

thời đại của nhân vật mà còn bộc lộ cả vốn sống, vốn hiểu biết của tác giả Khái

Hung — nhà tiểu thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn — đã cung cấp cho độc giả những tài liệu sống về con người cũ và thời đại cũ Tiểu thuyết “Gia đình”

được xem là gần với văn học hiện thực, bởi trong tác phẩm Khái Hưng đã đặt

ra hàng loạt vấn đề: sự khủng hoảng trong gia đình đại phong kiến, lên án hủ

tục làng quê, tố cáo trực diện hơn vào bọn quan lại phong kiến và đặc biệt tác

phẩm còn đề cập đến vẫn đề cải cách xã hội

Tiểu thuyết “Gia đình” cho người đọc hiểu biết về nếp sống của gia

đình đại phong kiến với sự cô hủ, lỗi thời của nó Nó trở thành địa ngục đối với

những người ít nhiều có tư tưởng mới mẻ, muốn sống tự do Tâm lý hám danh

và đầu óc gia tộc hẹp hòi đã đầu độc tâm hồn con người, phá hoại cả mỗi quan

hệ cốt nhục Mẫy chị em con gái ông Án Báo bị thói đỗ kị, ghen tị thiêu đốt, đã

từ chỗ ruột thịt mà trở thành kẻ thù của nhau Mà thói ghen tị ay lại được chính

bà mẹ của họ khơi dậy và nuôi dưỡng

Tác phẩm còn dành nhiều trang tả thực sắc sảo về xã hội quan trường thối nát Nào là tệ ăn của đút trắng trợn từ trên xuống dưới như một thứ phong tục bền vững “Biết làm quan nghĩa là biết ăn tiền”, ăn tiền bằng mọi cách, bất

chấp cả liêm sỉ Rồi kèn cựa, ton hót, luồn cúi, lo lễ lạt từ vợ bé đến thang hau quan trên; rôi chơi bời sa đọa, tô tôm, bài bạc, đi điêm, chim chuột vợ chông

Trang 23

của nhau Đằng sau cái danh “quan lớn” mà người đời kính trọng, thèm khát

là những cái thật bi ỗi, nhơ nhớp

Hơn nữa tác phẩm còn là bức tranh chân thực về phong tục, tập quán của người Việt Nam Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Quan sát phong tục nước ngoài là một việc mà đến nay các nhà văn nước ta chưa gặp

Nhưng quan sát những việc nước mình cho được đúng, cũng là một việc khó

rồi Về phương diện đó, Khái Hưng là một nhà tiểu thuyết rất đáng khen ngợi

vì những điều quan sát của ông về những cổ tục trong gia đình Việt Nam,

không một ai dám bảo là không có giá trị [16, 32 — 33] Các thủ tục rườm tà,

nặng nè, cô hủ của những đám ma chay, giỗ tết, ăn khao, ăn mừng đi vào

trong nếp sống như một điều tất yếu, thậm chí còn là dịp dé người ta khoe

trương cái danh giá, bề thế trong gia đình phong kiến Những mâu thuẫn, xung đột giữa quan niệm và lỗi sống của những kiểu người cũ và mới đang khiến cho

chế độ đại gia đình âm thầm rạn nứt

Như vậy, Khái Hưng đã nhận thấy vai trò của nhân vật, nhất là hiểu rõ

tam quan trọng của việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết, vì vậy tác

phẩm “Gia đỉnh `” đã tạo được một sức hút, sức sống và sức cảm mạnh mẽ tới

đông đảo bạn đọc xưa và nay Điểm đáng chú ý nhất trong cuốn tiểu thuyết này

là sự am hiểu sâu sắc và miêu tả rất tinh tế, tai hoa quá trình diễn biến tâm lý

của nhân vật Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 và 3 của khóa luận Quả thực Khái Hưng rất xứng đáng với biệt danh của một “nhà tiểu

thuyết có biệt tài”: đồng hành với việc tạo dựng được một bức tranh phong tục,

tập quán về cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam đây giá trị là khả năng “phân tách tâm lý, mồ xẻ tỉnh vi hình tượng con người vào loại bất tử”

Trang 24

CHƯƠNG 2: MẾU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT QUA NGOẠI

thuyết của ông vẫn có vẻ thực Nhân vật ông sáng tạo đều rất sinh động, đặc

sắc và gần gũi với cuộc sống đời thường

Nhà văn Khái Hưng đã rất chú ý đến những ý nghĩ, cử chỉ và sự biến

đổi bên trong của nhân vật hơn là hình thức bên ngoài Ông phân biệt rõ các

động cơ khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau của một hành động, và làm cho ta thay rõ được sự mâu thuẫn đó Ông là một nhà văn quan sát kĩ và có một hiểu

biết sâu sắc về tâm lý con người Tiểu thuyết của Khái Hưng đều được các nhà nghiên cứu đánh giá cao nghệ thuật miêu tả tâm lý Ông đã miêu tả, phân tích một cách tinh tế, sâu sắc những diễn biến trong đời sống tâm lý của nhân vật,

“có thể điển đạt được mọi ngoắt ngoéo của tâm lý con người” Tiểu thuyết

“Gia đình” được đánh giá “là công trình văn chương đích đáng của ông Khái Hưng” Có thể nói rằng công trình “văn chương đích đáng” ấy có sự góp phần

rất lớn của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

2.1 Tạo dựng tình huống xung đột tâm lý

Theo tác giả Lại Nguyên An trong “150 thudt ngữ văn học” thì xung

đột: “là sự đỗi lập, sự mâu thuẫn với tư cách một nguyên tác tương tác giữa các

hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật” [15, 412] Vậy các xung đột đã xuất hiện như thế nào? “Các xung đột thường xuất hiện đưới dạng những va chạm

Trang 25

tức là những xung đột và chỗng đối trực tiếp giữa các thế lực hoạt động được miêu tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với

nhau, giữa các mặt khác nhau của một tính cách” [15, 413]

Đề tạo ra được những xung đột tâm lý nhà văn phải đặt nhân vật của

mình vào những tình huống để nhân vật bộc lộ toàn bộ đời sống nội tâm của

minh Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đa ra quan niệm vé tinh huống trong truyện như sau: “Tình huống là cái tình thế xảy ra trong truyện, là khoảnh khắc

mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một

đời người” Tình huống truyện còn được hiểu “là mỗi quan hệ đặc biệt giữa

nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách hay thần phận của nó, góp

phần thẻ hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm” [15, 122] Khái Hưng đã đặt nhân vật của mình vào môi trường gia đình và trong quan hệ với những người thân

để miêu tả những xung đột tâm lý Chính gia đình lớn là nơi bộc lộ nhiều nhất

những mâu thuẫn trong tâm lý của các nhân vật Họ thường gặp gỡ nhau trong những ngày lễ tết, người khoe của, người khoe danh, kẻ thất thế, tủi buồn; các

kiểu ngôn từ răn đe, đưa đón, nịnh bợ, lap lửng được dịp trình bày, đặc biệt

là ở những nhân vật nữ, những bà lớn và những người mong ước thành bà lớn

Chúng tôi sẽ đi phân tích việc miêu tả những xung đột tâm lý của nhà văn Khái Hưng qua ba phương diện, đó là: Tình huống xung đột giữa hai thế hệ

cũ và mới trong gia đình phong kiến; tình huống xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện và bất lương; tình huống xung đột giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải cách

2.1.1 Tình huống xung đột giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong kiến

Mâu thuẫn mở đầu và xuyên suốt tiểu thuyết “Gia đình” được bắt đầu

từ tâm lý hám danh, hám quyên Tâm lý này ăn sâu trong suy nghĩ, thường trực

Trang 26

trong tư tưởng của giai cấp phong kiến và hiện hữu rõ nét trong đời sống hằng ngày Đó có thê là sự trọng vọng, nâng nưu tôn kính kẻ làm quan, có khi là thái

độ dè bửu, miệt thị .đỗi với những kẻ không thành đạt, nghèo khó Đó cũng là

nguyên nhân chính đẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các con của vợ chồng ông

bà án Báo Để làm nỗi bật những tình huống xung đột này, Khái Hưng đã khéo

léo đặt nhân vật vào những cuộc gặp gỡ, va chạm giữa những người thân trong

gia đình vào các dịp lễ tết, giỗ chạp, ăn khao, ăn mừng Như trong ngày cúng

ky, khi đó An mới đỗ tú tài, chưa có sự danh giá của một ông quan huyện, ông

án Báo “chỉ quay sang nói chuyện với Viết, thỉnh thoảng mới bảo An một câu

32

không đâu” [14, 36] An cảm nhận rõ ràng sự phân biệt ấy, chàng trở thành người lạc lõng thật đáng thương, bị coi thường trong câu chuyện của ông án Báo và Viết khi chỉ toàn bàn đến việc quan Cũng vì cái tư tưởng của đạo Nho

đã lỗi thời ay mà chị em ruột thit trong nha luén kinh dich, ghen ghet, dau da

nhau Vì chồng không làm quan nên Nga cũng bị xem thường Nàng không

được bố me nâng nu, yêu chiều thậm chí còn bị ghẻ lạnh, kích bác bởi chính

người chị ruột của mình với cái nhìn “lạnh lùng, uÊ oải, rời rạc nói chuyện với

nhau như hai bên xưa nay chưa từng quen biết” Vì vậy, Nga đau đớn khô sở, ham hực, tức tối trong lòng bởi sự phân biệt ác nghiệt ấy: “cũng là con là rẻ,

mà một đằng thầy coi như viên ngọc quý, một đằng thầy coi như hòn gạch, hòn

sỏi, chịu sao được”

Không chỉ dừng lại ở cách cư xử bên trọng bên khinh như ông án Báo, Khái Hưng còn đặt nhân vật vào những tình huống xung đột tâm lý mạnh mẽ hơn, gay gắt hơn Đó là cách cư xử của bà Tuần với các con Phụ họa với

chồng, Bà Tuần quả là điển hình cho người đàn bà nhỏ nhặt, ham danh ở nơi

quyền quý khi hết kích bác chàng rễ này lại hạ bệ chàng rẻ kia, hết súi dục nàng dâu cả lại lườm nguyt nàng dâu hai, luôn luôn đưa ra những lời bóng gió mát

mẻ Bên trọng, bên khinh đã đành, bà luôn là người “châm ngòi no” cho mọi

mỗi xung đột, bất hòa của hai cô con gái Bởi bà nhận thấy đó là cách tốt nhất

Trang 27

khiến cho những kẻ yếu thế vốn sẵn lòng ghen ghét, hay so bì tị nạnh không an

phận thủ thường mà sẽ bằng mọi cách đạt được khát vọng công danh Hãy nghe

câu chuyện giữa Nga và bà án Báo chúng ta sẽ thẫy rõ sự coi trọng công danh,

quyền lực, địa vị của bà: “Thưa mẹ, chị con cứ tưởng thế day thôi, chứ tri

huyện của anh Viết to tát gì cho lắm mà người ta phải ghen tị với chị con” Câu nói đó của Nga khiến cho bà án Báo đáp lại bằng một giọng kéo dài: “Thì cô cứ bảo cậu ấy đi học đi rồi cũng đỗ tri huyện chứ sao! Việc gì mà phải ghen ty với chị con” Bà án Báo quả là người đàn bà nhỏ nhặt, nham hiểm rất tiêu biểu cho tâm lý hám danh nơi quyền quý

Đâu chi riêng với hai cô con gái vỗn đã mang sẵn trong mình tâm lý ham danh hay so bì hơn thiệt, ông bà án Báo cũng có cách cư xử như vậy với những người con khác của mình vốn có tư tưởng mới, không có khát vọng đến cái danh quan huyện Đó là gia đình của Phương và Vân Bà án vốn đã không ủng hộ cuộc hôn nhân của Phương nên khi Phương cũng không chịu ra làm

quan thì mọi tội lỗi lại đỗ lên đầu cô con dâu: “Vân bị một trận chửi mắng tàn

nhẫn của mẹ chồng” Chỉ vì Phương đã có một quan niệm rất mới mẻ không

theo đạo Nho xưa, chàng muốn pha bo cai nép cũ đã lỗi thời, lạc hậu: “Oai

quyền của cha mẹ cũng phải có giới hạn mới được” Nhưng đến khi chàng bị

ép ra làm quan thì Phương đã kiên quyết chọn cho mình một con đường đi riêng, không thể vì chữ hiếu mà mang khổ suốt một đời bởi chàng nhận thấy:

“Cái tri huyện ngày nay rẻ lắm rồi, bị tai tiếng nhiều lắm rồi” [14, 45]

Đúng vậy, “giờ đây đưới sự phát triển mạnh mẽ của cá nhân, chế độ đại gia đình đã thu hẹp oai quyên, và để gây lại thế lực sắp tàn, chỉ còn phương pháp cuỗi cùng là khôn khéo lợi dụng những nhược điểm của cá nhân Ảnh hưởng ác hại của chế độ ấy chỉ còn gây hại ở những tâm hồn yếu đuối nhu nhược” Cho đù bề ngoài Phương phải cô ép “chiều lòng thầy mẹ” — “cố làm ra

vẻ mặt ghẻ lạnh với Vân cốt để làm mẹ vui lòng Bà án Báo tưởng rằng Vân

không được chồng yêu quý nên đem lòng thương hại, bênh vực Vân Nhìn vẻ

Trang 28

bề ngoài thiết tưởng Phương — Vân không hạnh phúc nhưng hoàn toàn ngược

lại, họ đã dăm đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền tự do cá nhân và tự tạo dựng

vọng, tôn kính với cái danh “bà huyện”

Khái Hưng không đơn giản chỉ biểu hiện sự xung đột qua tâm lý hám danh — một xung đột xuyên suốt, chủ yếu trong tiêu thuyết “Gia đình”— mà ông còn khéo léo đưa vào những xung đột trong quan niệm, lỗi sống cũ và mới

để khai thác toàn diện tâm lý, tính cách trong nhân vật của minh

Tiêu biểu nhất cho những mâu thuẫn, xung đột này là sự đối chọi giữa

An và những người mang tư tưởng cũ (chú vạn Điều, gia đình nhà vợ ) An không hám danh, lại yêu chuộng nếp sống tự do, phóng khoáng, muỗn hoát

khỏi những ràng buộc của định kiến, tập tục nặng nỀ của cuộc sống gia đình

Chang đã đấu tranh để bảo vệ cái mới “Chú viện hết các lẽ phải trong các trường hợp ra giảng cho cháu nghe Cháu cũng lôi hết các điều táp nham về linh hồn học, về các khoa thuần chính, nguyên lý học ra giảng cho chú nghe” Giữa An và chú tồn tại những mâu thuẫn không thể dung hòa Nhưng tiếc rằng

An lại là một người rất nhu nhược, không quả quyết đến cùng nên lại nhún nhường trước chú

Hay trong lần về cúng kị nhà vợ, An đã mặc những lời day dứt của vợ, mặc tính nghiêm khắc của ông nhạc, chàng bỏ di nằm một chỗ, chàng nhất định

không chịu đáp lễ ai hết Nhưng khi sự chống đối ấy nhen lên thì “những lời

Trang 29

van lơn của vợ, và trông vợ có ngan lệ”, lại khiến chàng thương hại làm theo

những nghi lễ của phong tục trong ngày giỗ

Như vậy, Khái Hưng đã đặt nhân vật vào những xung đột tâm lý khác

nhau để có thể biểu lộ đầy đủ nhất đời sống tâm lý, tính cách của nhân vật Ông

đã tỏ thái độ dứt khoát theo mới, Âu hóa, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi

người thấy đạo Nho không còn hợp thời nữa Trong tư tưởng của nhà văn, thế

giới cũ hiện lên là thế giới hủ lậu, là những thói xấu: tham lam, hám tiền tài, háo danh vọng, keo kiệt, giả dối, ghen ghét, đồ kị Trái lại với những con người ấy là phái mới: trẻ trung, vui tươi, nhân hậu, tế nhị, đáng yêu Miêu tả

những xung đột tâm lý của những người mang tư tưởng cũ và mới, Khái Hưng còn cho người đọc thấy chế độ đại gia đình đang đứng trên đà tuột dốc, suy vong Các nhân vật sống trong một gia đình luôn luôn bất an mà “cha mẹ vẫn

bình tĩnh, hồn nhiên với sự chia rẽ, hiềm khích của các con” Như vậy sự mâu

thuẫn, đối lập trong tâm lý hám danh và không hám danh đã trở thành một phương thức quan trọng đề nhà văn thể hiện tâm lý nhân vật của mình một cách

tự nhiên, sâu sắc lại mang đậm hơi thở của cuộc sông thường ngày

2.2.2 Tình huống xung đột giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu,

lương thiện và bất lương

Khi thể hiện những xung đột tâm lý giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu,

lương thiện và bất lương, Khái Hưng đặt nhân vật của mình chủ yếu trong môi

trường quan lại Tất cả bộ mặt của giới quan trường đã được nhà văn phanh phưi khi đi vào miêu tả những xung đột tâm lý giữa hai tuyến nhân vật này

Trong tiểu thuyết “Gia đình”, bọn quan lại bất lương, xâu xa, tàn nhẫn

đã được tác giả miêu tả với ngòi bút phê phán sắc sảo Viết — một ông quan huyện tiêu biểu cho những ông quan biết rõ nghề làm quan với đủ những mánh khóe ăn tiền điêu luyện Sự phất lên nhanh chóng của Viết là kết quả cho cái

Trang 30

chân lý hiển nhiên “ biết làm quan” là “biết ăn tiền” Vì vậy sau ba năm dẫn

thân vào chỗn quan trường, Viết đã có thể làm cửa làm nhà, tậu vườn, tậu

ruộng bỏ tiền ra mua chuộc bọn đàn anh trong làng Viết vốn không phải người tốt lại sống trong môi trường xấu nên ngày càng lún sâu vào tội lỗi: “tàn

ác lâu ngày đã thành thói quen” chàng can đảm, trơ như đá vững như đồng khi

có những hành vi dã man, tàn ngược

Bên cạnh số đông những ông quan huyện bất nhân, tàn ác vẫn còn — đủ rất hiếm hoi — những ông quan luôn bênh vực, che chở, soi sét nỗi oan cho dân Quan huyện Canh là một ví dụ điển hình Nhưng trong môi trường quan lại thời

đó không có chỗ cho những ông quan thật thà, liêm khiết Muốn làm một ông

quan tốt chỉ có một cách chịu khổ, chịu sở, chịu thiếu thốn Và để không bị mê hoặc trước sự cám dỗ của bạc tiền, tránh khỏi những thói bỉ ôi, đê tiện, nhem

nhuốc trong môi trường quan lại, quan huyện Canh đã phải sống trong sự túng

bắn, nghèo nàn: “trong phòng khách một cái bàn gỗ khập khiếng, sáu cái ghế

mây cũ nát thì một cái ba chân với một đoạn tre buộc lạt” khiến Nga “ngồi phải

cái ghế ấy suýt ngã bố chỗng”; rồi nước chè thiết khách thật thảm: “mùi mốc hôi hăng lên mũi” Đó chính là kết cục của một ông quan tốt Nhưng sự lương thiện, tốt đẹp ấy nếu không thoái hóa biến chất sẽ trở nên lạc lõng, không thể tồn tại trong giới quan trường: “như bác Canh có ai thương đâu, quan trên thì ghét, mà dân thì nó khinh” Hay quan huyện Trọng cũng là một ông quan mẫu mực, một người “không biết làm việc quan” nghĩa là “không biết làm tiền”

Xây dựng hình ảnh những ông quan đại diện cho nhân vật chính diện chỉ đóng vai trò như những nhân vật phụ, được nhắc tới rất ít (chủ yếu qua suy ngẫm của các nhân vật khác), Khái Hưng nhằm nhẫn mạnh và phê phán một cách gay gắt, quyết liệt bản chất bất lương, xấu xa, tàn nhẫn, vô đạo đức của bọn quan lại đương thời Ông đã để cho nhân vật phát triển đúng với chiều hướng chung của xã hội cũng như môi trường sông của nhân vật

Trang 31

Không chỉ xây dựng được những xung đột tâm lý trong mỗi quan hệ giữa

cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình mà nhà văn còn tạo nên những mâu

thuẫn, đối lập trong chính bản thân các nhân vật: Sự tốt — xấu, lương thiện — bất

lương song hành cùng tôn tại Nhân vật tiêu biểu nhất phải kể đến An

Có thể thấy An là hạng lừng khừng, tuy có óc phản kháng nhưng nhu nhược để mặc hoàn cảnh lôi kéo, nghĩa là đi đến đầu hàng phong tục, đầu hàng gia đình Bản chất An là người tốt, có học, phóng khoáng nhưng do tâm lý nhu nhược yếu hèn mà dần dần những thói hư tật xấu cứ đan xen trong suy nghĩ và hành động Trên con đường làm quan, An đã có sự đấu tranh giữa cái tốt — xấu, lương thiện — bất lương Ngày mới bước vào hoạn giới chàng đã “mang sự cứng cỏi của mình ra” nhưng rồi khi được bô đi nhận một huyện nhỏ thì “chàng

đã bớt ngớ ngân, bớt thực thà, nhất là hiểu thế nào là làm quan” Từ một người

đã “thề nhất định không ăn tiền” nhưng rồi nhiều phen “lời thề đó đã bị lạm tới

hay cố ý bị quên nhãng” Nhưng cái làm cho An khác Viết là ở chỗ An nhận tiền nhưng chỉ nhận những thứ người ta lễ chứ không “bóp cỗ” để cho người ta

phải “há họng” An tự thấy ghê tởm khi nhận những đồng tiền bất chính, vì vậy

mỗi khi nhận tiền chàng lại “cầm cái thước kẻ gạt mạnh vào ngăn kéo, rôi vội

vàng đóng sập lại” Miêu tả những mâu thuẫn, xung đột giữa hai tư tưởng trong một cùng một con người đã giúp Khái Hưng thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật

Một người nhu nhược, không kiên quyết lựa chọn cho mình một con đường

theo ý nguyện sẽ luôn bị rằng xé trong nội tâm Nhưng tất cả đã muộn, đó là bài học đắt giá cho những kẻ nhu nhược giống An “cũng đáng kiếp cho mình lắm! Ai bảo cứ nghe theo đàn bà Trước kia mình cho thế là chiều nhưng nay

nghĩ lại thì đó chỉ là sự nhút nhát, sự nhu nhược đó chỉ là sự khốn nạn của

một tâm hồn yếu đuối” [14, 226]

Hay nhân vật Nga cũng vậy Mặc dù sự xung đột tâm lý giữa cái tốt và xấu, cao cả và thấp hèẻn không diễn ra thường trực như An mà chỉ là sự biến đôi, biên đôi chứ không răng xé Nga từ chô là một cô gái hiên lành, dịu dàng,

Trang 32

nền nếp của con nhà gia giáo nhưng chỉ vì tâm lý hám danh đã khiến cô trở nên lăng loạn đến quá đáng khiến An đau khổ đến mức muốn tự tử để thoát khỏi ngục thất gia đình Nga đã tự mình bước sang ranh giới của sự bất lương, nhỏ

nhen, tội lỗi Nàng tìm mọi cách đạt được tham vọng làm bà lớn của mình bởi

nàng tin tài sắc của mình có đủ mãnh lực cảm hóa được An và ép An làm theo

ý muốn của mình

2.2.3 Tình huống đột giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải cách

Khái Hưng đã miêu tả những xung đột tâm lý của những người mang

trong mình sự nhỏ nhen, kình địch về địa vị xã hội của hai chị em Nga, Phụng

trong đại gia đình phong kiến với vợ chồng Hạc, Bảo sống thanh thản, tràn đầy hạnh phúc

Hạc đang học đốc tờ, bỏ về lập đồn điền củng với Bảo thực hiện chương

trình cải cách Họ cũng thu tô nhưng sau khi nộp đủ thuế còn lại bao nhiêu dốc

cả vào công việc cải thiện đời sống tá điền: phát thuốc, mở chợ, dap muong,

xây trường học Hai người thành công một cách dé dang Ho sống vui vẻ, thỏa mãn trong lao động và công việc từ thiện Bảo suy nghĩ: “chỉ sự làm việc mới có thể đem đến cho con người một tâm hồn khoáng đạt” Bởi vậy trước kia Bảo chỉ đọc sách và cùng chồng bàn về cải cách và cùng chồng bàn bạc về cách

mở mang trong đồn điền Nay nghe lời Hạc, nàng chia hắn thời giờ của nàng ra

theo một bản chương trình vạch sẵn: lúc nào đọc sách, lúc nào đệt vải, canh

suốt, lúc nào theo chồng đi thăm các nương chủ vườn cam Mùa nào việc nấy, quanh năm không bao giờ nàng buồn phiền vì ngôi rỗi Nàng sung sướng, thỏa mãn khi: “trông thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ,

quần áo sạch sẽ, nô đùa trò chuyện thánh thơi” Bảo và Hạc đều thích làm việc

và giúp ích cho đời Họ cảm thấy sung sướng, thỏa mãn và tin vào cuộc sống Khái Hưng đã khám phá, miêu tả, quảng bá cho một mẫu hình của những con người mang tư tưởng cải cách xã hội

Trang 33

Những nhân vật trên đáng quý, đáng trọng bao nhiêu thì những con

người đối lập với họ lại trở nên nhỏ nhen, kém cỏi, ích kỷ, hẹp hòi bẫy nhiêu

Nga và Phụng chỉ hẳn học, phanh đua, xúc xiém, gay hiém khich lam cho nhau

khốn khổ Thậm chí Nga biết rõ gia cảnh nhà Hạc, lại ủng hộ cuộc hôn nhân

của em gái không phải mong cho em có được hạnh phúc mà chỉ vì một mục đích vô cùng ti tiện, nhỏ nhen: “Bây giờ chị em tử tế với nhau yêu nhau như chân tay thực Nhưng mai kia nếu nhà chồng nó thần thế, hách dịch hơn nhà

chồng mình, biết đâu nó lại không coi mình như rơm như rác” [14, 91] Sự toan

tính của Nga khiến cho An kinh ngạc “An nghe lạnh cả người” Những nhân vật nữ trong tác phẩm của Khái Hưng nếu không đại diện cho mẫu người mới thì đều sống theo “quan niệm của người đàn bà sống trong một xã hội trưởng giả muốn chồng làm nên danh giá — bổn phận của mình là bắt chồng đi tới

mục đích đó bằng được” Vì vậy Nga tìm mọi cách để bắt chồng đi học, chạy trọt, luồn lách cho chồng ra làm quan dé chi Phung hết lên mặt, thay me sé né

trọng, người trong họ, ngoài làng kính trọng Phụng cũng luôn theo dõi từng chặng đường, bước đi của em gái, lúc nào cũng thù hẳn ghen ghét: “nghe tin

An xin thi trường đại học như tiếng sét ngang tai” Bởi vậy với Nga và Phụng, hạnh phúc là một thứ quá xa vời, giỗng như Nga nhận thấy “hạnh phúc của

người đàn bà là một điều rất phiền phức, khó hiểu”

Như vậy với việc tạo nên những xung đột tâm lý giữa hai thế hệ cũ và mới trong gia đình phong kiến; giữa hai tuyến nhân vật tốt và xấu, lương thiện

và bất lương; giữa hai lớp thanh niên mang tư tưởng cải cách và không cải

cách, Khái Hưng đã đem đến cho bạn đọc được trải nghiệm và đồng cảm cùng

thế giới tâm lý phong phú, sinh động của từng nhân vật Tuy không giống như

các nhà văn hiện thực, miêu tả nhân vật trong những quan hệ với các xung đột rộng lớn của hiện thực xã hội, Khái Hưng chỉ miêu tả những mâu thuẫn trong

phạm vi, bối cảnh gia đình nhưng do khéo khai thác những xung đột mang ý nghĩa xã hội của hiện trạng đương thời, nên tiêu thuyêt của ông có giá trị hiện

Ngày đăng: 03/11/2014, 13:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w