1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của m mitchell

50 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 65,17 KB

Nội dung

... t m hiểu Thế giới nhân vật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió M. Mitchell Lịch sử vấn đề Đối với tác ph m mang t m vóc toàn cầu Cuốn theo chiều gió , số lượng nghiên cứu phong phú Nhất từ tiểu thuyết. .. nghĩa M. MỈtchell tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió , Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư ph m TPHCM Phương Di m Hương (2007), “Chiến tranh Nam Bắc M tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió ” M. MỈtchell, Luận. .. thống nhân vật khái ni m có nội h m rộng, thể tương đối kiểu loại nhân vật thường gặp 1.2 1.2.1 Tác giả M. Mitchell tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió Tác giả M. Mitchell Margaret Munnerlyn Mitchell

NGUYỀN THỊ DIỆU LINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUÓN THEO CHIỀU GIÓ CỦA M.MITCHELL • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ NGUYỀN THỊ DIỆU LINH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUÓN THEO CHIỀU GIÓ CỦA M.MITCHELL • KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ Ngưòi hướng dẫn khoa học: ThS. ĐỎ THỊ THẠCH Công trình nghiên cứu này đã được hoàn thành trong sự nỗ lực của bản thân và nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Xin được chân thành cảm ơn cô giáo, ThS. Đỗ Thị Thạch đã tận tình lắng nghe và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình lên ý tưởng và viết Khóa luận này. Cảm ơn thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã LỜI CẢM hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu để tôi có thể hoàn thành Khóa luận. Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn Khóa luận vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5/2015 Sinh viên Nguyễn Thị Diệu Lỉnh Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa từng được công bố ở bất một nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 5/2015 Sinh viên Nguyễn Thị Diệu Linh LỜI CẢM MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỎ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài Hiện diện khá muộn trên diễn đàn văn học, “Cuốn theo chiều gió” vẫn gây được tiếng vang lớn trong lịch sử văn chương nước Mĩ. Nó đã tạo được cơn sốt khá lâu và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc. Tác phẩm từng được coi là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người qua rất nhiều thế hệ bởi sự lôi cuốn hấp dẫn không thể chối từ. Không chỉ nổi tiếng trên nước Mĩ, “Cuốn theo chiều gió” đã tạo nên cơn sốt ở bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến. Cuốn tiểu thuyết đã được in ra rất nhiều bản với thứ tiếng khác nhau, nhưng dù là ngôn ngữ nào nó cũng lôi kéo được bạn đọc tới những trang cuối cùng. Với nội dung phong phú hấp dẫn và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cùng với cách tạo dựng nhân vật phong phú độc đáo, “Cuốn theo chiều gió” có thể làm hài lòng cả những độc giả khó tính nhất. Ở Việt Nam “Cuốn theo chiều gió” cũng là tác phẩm nổi tiếng và nhận được nhiều sự quan tâm từ phía độc giả. Tìm hiểu tác phẩm chính là tạo cơ hội để khám phá sự đặc sắc, thú vị của cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm còn có hệ thống nhân vật hết sức đa dạng với nhiều tầng lớp khác nhau như da trắng, da đen, có tên và không có tên, ôn hòa hay nổi loạn... Đi tìm tòi và khám phá thế giới nhân vật chính là cơ hội để tiếp cận với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của cuốn sách. Với những lí do nêu trên chúng tôi đi vào tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của M.Mitchell”. 2. Lịch sử vấn đề Đối với một tác phẩm mang tầm vóc toàn cầu như “Cuốn theo chiều gió”, số lượng bài nghiên cứu về nó hết sức phong phú. Nhất là từ khi tiểu thuyết được chuyển thể thành phim vào năm 1936, cùng với việc thu hút một lượng lớn độc giả, hàng loạt bài nghiên cứu, hàng loạt bài nhiên cứu đánh giả về tác phẩm cũng ra đời. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên người viết chỉ có thế tìm hiếu những bài nghiên cứu đã được dịch sang tiếng Việt hoặc của các tác giả Việt Nam. “Cuốn theo chiều gió” được in khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên những bài nghiên cứu về nó không nhiều. Trước hết cuốn tiểu thuyết này được một số tác giả luận văn Thạc sĩ quan tâm nghiên cứu. Đó là: Nguyễn Thị Tuyết Nga (2004), “Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của M.MỈtchell trong tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TPHCM. Phương Diễm Hương (2007), “Chiến tranh Nam Bắc Mĩ trong tiếu thuyết “Cuốn theo chiều gió ” của M.MỈtchell, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TPHCM ”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hiến TPHCM. Hai tác giả này đã nghiên cứu và đi chuyên sâu vào phương diện nội dung của tác phẩm. Đó là vấn đề khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa và vấn đề chiến tranh Nam Bắc Mĩ. Ngô Như Quỳnh (2009) “Nghệ thuật tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mỉtchell”, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm TPHCM. Luận văn là công trình nghiên cứu của tác giả về những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm, trong luận văn tác giả đã đề cập tới Thế giới nhân vật chủ yếu qua Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ngoài nhũng công trình nghiên cứu có tính chuyên môn trên, cũng có một số bài viết trên báo, tạp chí, từ điển nói về tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”. Trong cuốn Từ điến vẫn học của Nhà xuất bản Thế giới, mục từ về “Cuốn theo chiều gió” đã khẳng định: Là một cuốn tiếu thuyết có giá trị nối bật, vượt ra khỏi đề tài tình yêu và gia đình, tác giả đã dụng lên một bức tranh lịch sử xã hội nước Mỹ với quy mô rộng lớn, phản ảnh được một thời đại sôi động cùng những con người bị chao đảo giữa bão táp chiến tranh. Hiện thực cuộc sống gắn liền với những chuyến biến tính cách, tâm trạng của bao số phận nhân vật đỉến hình ” Ngoài ra, tác giả cũng quan tâm đến nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Scarlett và ngợi ca: “nàng sớm thừa hưởng tính khí rực lửa của cha nàng người gốc Aiỉen, còn vẻ dịu dàng đoan trang mà người mẹ dịu dàng muốn áp đặt lên nàng chỉ là một lớp sơn dê tróc. Nhưng chính tính cách ngang trải và niềm “đam mê sống ” tràn đầy đã tạo nên sức hấp dân của Scarlett Còn trên trang báo mạng điện tử Góc nhìn Alan, tác giả Alan Phan cũng đã bày tỏ sự mến mộ của mình với tác phẩm khi nói “Những khuôn mặt biểu tượng cho văn hóa Mỹ, cho đến ngày nay, đã được Margaret Mitchell tô đậm trong các nhân vật của cuốn sách. Dĩ nhiên, hai nhân vật chánh, Scarlett O’Hara và Rhett Butler, đã quay cuồng trong thời chiến và thời bình, thật “sống” thật “động” đế phần lớn dân Mỹ thời đó và một số lớn thời nay, tìm thấy bóng dáng mình qua câu chuyên cũng như nhân cách của cặp tình nhân này. ”[ http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/cuon-theochieu-gio.html] Những nghiên cứu về tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” vẫn là một vấn đề được bỏ ngỏ. Tuy nhiên những ý kiến nêu trên đều là những điều kiện hết sức hữu ích để chúng tôi tìm hiểu về tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cún “Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm được bạn đọc Việt Nam yêu thích và quan tâm. Những nghiên cứu cuả người viết nhằm mang tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc, bổ sung thêm nguồn tư liệu về cuốn sách này. Mục đích của người viết còn là tập nghiên cứu về khoa học, tạo cơ hội tập dượt đế trau dồi kỹ năng nghiên cứu, phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu sau này. 4. Nhiệm yụ nghiên cún “Cuốn theo chiều gió” là bộ tiểu thuyết dài gồm hai tập có dung lượng hàng nghìn trang. Nhiệm vụ đặt ra trong khóa luận là đi phân loại cụ thể các dạng nhân vật dưới nhiều tiêu chí khác nhau từ có tên hay không tên, da trắng hay da đen cho đến tính cách khác nhau đều được phân tích trong bài viết. Cùng vói đi phân loại, khóa luận còn hướng tới khai thác sâu vào tính cách của hai cặp nhân vật trung tâm đó là Scarlett O’Hara - Rhett Butler và Ashley Wilker Melanin Hamilton. Các cặp nhân vật này sánh đôi và làm nền cho nhau bởi tính cách hoàn toàn trái ngược đã tạo nên sự thu hút cho tác phấm. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cún Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm là “Cuốn theo chiều gió” của nhà văn M.Mitchell đã được tác giả Vũ Kim Thư dịch sang tiếng Việt.[Tài liệu 7] Phạm vi nghiên cứu là đi khám phá thế giới nhân vật xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”. 6. Phương pháp nghiên cún Khóa luận có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó phải kể đến như : phương pháp khảo sát văn bản, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích tống hợp. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Phân loại hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”. Chương 3: Những cặp nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết “Cuốn theo chiều giổ. NỘIDUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHƯNG 1.1. 1.1.1. Nhân yật văn học Khái niệm về nhân vật * về phương diện thuật ngữ Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng với tần suất nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật”. Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ tính cách lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt những nhân vật thiên về “suy tư”, và không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. “Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ. Như vậy thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất. * Một số quan niệm trong nghiên cứu, phê bình về nhân vật văn học. Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình. Dưới đây là khảo sát một số quan niệm về nhân vật có trong từ điển và giáo trình lí luận văn học. Trong Từ đỉến vãn học : “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm vẫn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu to có tính chất hình thức của tác phấm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phấm vẫn học ” [tr.86] Với định nghĩa này các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “Nhân vật văn học là một trong nhũng khái niệm trung tâm đê xem xét sáng tác của một nhà vãn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật vẫn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người có khi các nhân vật văn học còn là một con vật, các ỉoài cây, các sinh thế hoang đường được gán những đặc điếm giong con người” [tr.241]. Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Nhà nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở thành nhân vật văn học. Các tác giả trong cuốn Từ đỉến thuật ngữ vãn học quan niệm về nhân vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật. vẫn học là. con người cụ thế được miêu tả trong tác phẩm vần học... chỉ một hiện tượng nào đó trong tácphấm [tr.235] Ngoài ra, dựa trên tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học, nhân vật còn được coi là phương tiện để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật cho tác phẩm: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thế hiện trong tác phấm văn chương bằng phương tiện văn học ” [tr.277] Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối ổn định trong nghiên cứu phê bình văn học. Từ trước tới nay dù đã có khá nhiều cách định nghĩa về nhân vật, song tập trung lại các ý kiến đều gặp nhau trong sự khắng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phấm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó. 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật “Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, theo Từ điển Triết học, “Thếgiới” có thể hiểu: Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại ở bên ngoài độc lập với ý thức con người). “Thế giới” là nguồn gốc của nhận thức [tr. 1083]. Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng đế chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận thế giới đó thành hai lĩnh vực nhưng không cỏ ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mỏ và thế giới vi mô [tr.l 803]. Như vậy có thể thấy thế giới là một phạm vi rất rộng , một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người. Đối với khái niệm “thế giới nhân vật” ta có thế hiếu đó là một tống thế những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, “Thế giới nhân vật” cũng là sản phẩm trong tác phấm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, thời gian, không gian, xã hội...gắn liền với một quan niệm của chúng về tác giả. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phấm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình... “Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chang những không giống con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người tiếp cận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa bước vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu “Thế giới nhân vật” cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có “Thế giới nhân vật” với những quy luật riêng của nó. 1.1.3. Khái niệm hệ thống nhân vật Cùng nằm trong hệ thống chuỗi nghệ thuật, “Hệ thống nhân vật” cũng được biết đến là một khái niệm quan trọng của tác phẩm. Đó là khái niệm để chỉ một chuỗi các nhân vật khác nhau cùng xuất hiện trong một tác phẩm, nhân vật này gắn bó và bổ sung tính cách cho nhân vật kia tạo nên một chỉnh thế không thế tách rời. Hệ thống nhân vật là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng, nhân vật càng độc đáo thì thường không có sự lặp lại, song nhìn tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu đã chia hệ thống nhân vật thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận, phân tích, đánh giá. Thứ nhất, dựa vào vai trò của nhân vật với nội dung và hình thức của tác phấm có thế phân chia ra nhân vật chính, nhân vậy trung tâm và nhân vật phụ. Trong đó nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt ý nghĩa đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm. Còn lại các nhân vật phụ mang tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bố sung. Thứ hai căn cứ vào đặc điểm tính cách nhân vật và lí tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn lại có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử, trong đó nhân vật chính diện mang lí tưởng quan điểm đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn khẳng định đề cao, còn nhân vật phản diện thì ngược lại, mang phẩm chất xấu trái với lí tưởng đạo đức, đáng bị lên án và phủ định. Thứ ba dựa vào sự phân chia thể loại truyền thống của Aristôt thì gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ tình được thế hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong phú. Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong tác phẩm tự sự, thường được hiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến nội dung bên trong. Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống đế tạo thành chuỗi tình tiết xung đột trong tác phấm. Bên cạnh đó nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình. Thứ tư, dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong đó: Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định trong một thời. Đó là nhân vật khái quát chung về loại của tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình. Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác. Tất nhiên nhân vật loại hình đều có đặc điểm như mọi nhân vật khác cũng có một cá tính nhất định được thể hiện sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động và chân thực. Nhân vật tính cách là kiểu nhân vật có tính cách nổi bật, được xây dựng chi tiết như con người thực ngoài đời. Nhân vật tư tưởng là kiểu loại nhân vật có tư tưởng, nhân cách đặc trưng nhưng chủ yếu là tập trung thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Với các loại nhân vật phong phú và đa dạng như trên cho thấy khái niệm “Hệ thống nhân vật” là khái niệm có nội hàm rộng, thể hiện được tương đối các kiểu loại nhân vật thường gặp. 1.2. 1.2.1. Tác giả M.Mitchell và tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” Tác giả M.Mitchell. Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949) là một tiểu thuyết gia người Mĩ, bà ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ và từ nhũng người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với cái tên Peggy. Sau khi tốt nghiệp trường Whasington Seminary (hiện nay là Westminster Schools), bà đã học tại trường đại học Smith nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì bệnh thương hàn trong truyện cũng bắt nguồn từ việc này). Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau đó bà kết hôn với một người bạn của Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925. Marsh chính là người phù rể cho đám cưới của bà với Upshaw và một số người còn nói rằng cả hai người này đã theo đuổi bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước. Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất nhiều bài báo, một số bài bình luận và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn về một người tù Georgia làm những bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của mình để chu cấp cho gia đình. Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng quan trọng của Georgia trong cuộc Nội chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu tiểu sử về những người này đã thúc đẩy bà viết nên quyển “Cuốn theo thiều gió”. Tính cách của bà cộng thêm khả năng khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã làm cho quyến “Cuốn theo chiều gió” trở thành một trong những quyến tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ trong truyện. 1.2.2. Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” Nhiều người nói rang Mitchell đã bắt đầu viết “Cuốn theo chiều gió” khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để bà giải khuây khi đang hồi phục. Sail khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch sử của thư viện, chồng bà nói : "Peggy, neu em muon một cuốn sách khác, tại sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?”. Bà đã sử dụng kiến thức về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là "Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day. Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ, che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương của mình. Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo bình thường ở Atlanta cho đến khi một người của nhà xuất bản Macmillan là Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935. Latham đang đi tìm một cây bút triến vọng ở Miền Nam, và một người bạn của Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta. Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu có từng viết một cuốn sách nào không. Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin bà: "Neu bà đã từng viết một cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người bạn của Mitchell khi nghe được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởỉĩg tượng xem, một người ngờ nghệch như Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê bình này và đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của bà. Sau đó bà đi tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị rời khỏi Atlanta. "Đây", bà nói, "giữ nó trước khỉ tôi đổi ý". Latham đã phải mua thêm một chiếc vali mới để chứa tập bản thảo khống lồ này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình và gởi một bức điện tín cho Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản thảo". Nhưng Latham đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn. Ông ta đã viết một bức thư cho bà và nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết này - bà vẫn chưa viết xong chương đầu tiên. Bà đã hoàn thành tác phẩm của mình vào tháng 3.1936. “Cuốn theo chiều gió” được xuất bản vào ngày 30.6.1936. Khi ra đời năm 1936 tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” của nhà văn M.Mitchell đã gây được một tiếng vang lớn đối với độc giả thế giới nói chung và độc giả Mĩ nói riêng. Từ một nhà văn vô danh “Cuốn theo chiều gió” đã đưa M.Mitchell lên đến đỉnh cao của sự nghiệp và trở thành tác phẩm đế đời của bà. Khi cuốn tiểu thuyết ra đời có rất nhiều ý kiến trái chiều thậm chỉ nảy ra những tranh luận nảy lửa xung quanh nó, có những lời khen ngợi về câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng đầy trắc trở của Scarlett O’Hara và Rhett Butler, có những người lại cảm mến tính cách thấu đáo và chỉnh chu của Melanin Hamilton nhưng cũng có phía độc giả chê bai dè bỉu tác phẩm và cho rằng nó thật sự lãng mạn thái quá trong cuộc chiến tranh. Nhưng cho dù đứng ở phía nào thì các độc giả sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng chỉ để đi đến cuối câu chuyện và biết được kết cục của nó như thế nào. Rõ ràng không thể phủ nhận được sự thu hút của cuốn tiểu thuyết này. Chỉ một năm sau khi ra đời “Cuốn theo chiều gió” đã đạt được giải thưởng Pulitzer, giải tiểu thuyết xuất sắc của hiệp hội phát hành sách Hoa Kỳ năm 1937 rồi còn huy chương kỷ niệm Carl Bohnengerger của hiệp hội thư viện Florida và huy chương vàng cộng đồng Nam New York. Không chỉ dừng lại là những dòng chữ ở trên trang giấy, cho đến khi cuốn tiếu thuyết được chuyến thế thành bộ phim cùng tên nó cũng chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Được chuyển thể năm 1939 “Cuốn theo chiều gió” đã gây nên kỳ tích thắng lớn tám giải Acedemy Awards, tạo nên tên tuối lớn cho các diễn viên tham gia bộ phim. Những con số đi kèm với cuốn tiểu thuyết cũng vô cùng đáng nể, cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang này đã tạo nên một cơn sốt khi nó vừa ra đời. Doanh số của nó phá vỡ mọi kỷ lục của nhà xuất bản lừng danh Macmillan, trong vòng một tháng họ đã in 200 ngàn cuốn, trong 2 tháng bán được 6000 ngàn cuốn một ngày, trong 6 tháng 1 triệu cuốn đã bị cuốn phăng theo chiều gió. Tháng 8 năm 1936 hai nhà in và xưởng đóng sách phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Người ta làm một phép tính nhỏ và kết luận: “Cuốn theo chiều gió” sẽ vưọt cao hơn cả Manhattan, và cao gấp 50 lần tòa Empire State nếu xếp tất cả các cuốn sách bán được chồng lên nhau, và nếu được xếp nối đuôi nhau nó sẽ vòng quanh xích đạo 3 lần, điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng của “Cuốn theo chiều gió” mạnh mẽ đến thế nào. “Cuốn theo chiều gió” có tầm ảnh hưởng khá lớn vì sự cuốn hút của nó, như chưa thỏa mãn với kết thúc của tác giả M.Mitchell, nhiều phần tiếp theo của câu chuyện nối tiếp nhau ra đời. Nối tiếng nhất có thế kế đến là phần hậu “Scarlett” của Alexsandra Ripley và “Rhett Butler’ People” (tạm dịch là Người của Rhett Butler) của Donald MeCaig, đây là hai thác tẩm được viết dưới sự ủy thác của chính tác giả M.Mitchell. Tuy thành công nhất định về mặt doanh thu nhưng đáng tiếc cả hai tác phẩm đều đi ngược lại sự mong đợi của Mitchell. Cả hai tiểu thuyết gia nổi tiếng này đều cố gắng làm mờ đi tính cách của các nhân vật, một phần để tránh đi vấn đề chính trị còn nhiều bàn cãi ở tác phẩm gốc. Trong tác phẩm “Scarlett” câu chuyện được tách xa khỏi những năm tái thiết của bạo động miền Nam, còn “Người của Rhett Butler” thì nhân vật Butler lại trở thành người đấu tranh về sự phân biệt chủng tộc không chê vào đâu được. Hai câu chuyện dường như có một khoảng cách nhất định và không ăn nhập về nội dung. Bên cạnh hai tác phẩm trên còn có tác phẩm “Ngọn gió đã đi” của nhà văn Phi Alice Randall, nó bị kết tội là đạo văn trắng trợn về chủ đề và nhân vật của Mitchell, tuy nhiên nó được chấp thuận. Trong cuốn “Ngọn gió đã đi” cũng xuất hiện các nhân vật giống như trong tác phấm gốc chỉ khác là những nhân vật đó đều được thay bằng một cái tên mới. Các chi tiết trong tác phẩm cũng được “xào nấu” lại và cho ra một món ăn không khác gì món ăn cũ, chỉ là có thêm chút gia vị mới. Đó là cái kết có hậu, khu đồn điền đã được trao lại cho một tên nô lệ da đen, và tất cả mọi người trong gia đình đều được chôn chung một chỗ không phân biệt chủng tộc. Ớ tác phẩm mới này đã có sự tiến bộ về nạn phân biệt chủng tộc, nó không còn sâu sắc như tác phẩm gốc. Chương 2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIÉU THUYẾT “CUỐN THEO CHIÈU GIÓ” 2.1. Hệ thống nhân vật da trắng nắm quyền cai trị “Cuốn theo chiều gió” là một bộ tiểu thuyết dài với số lượng nhân vật lớn chia thành nhiều loại khác nhau. Trong hệ thống đó có rất nhiều cách phân chia tuyến nhân vật bao gồm hệ thống da trắng, da đen nhân vật có tên, không tên.... Phần lớn những người nắm quyền cai trị trong tác phấm lại là những người da trắng, trong tác phẩm đề cập đến nhiều là những ông chủ sống ở hạt Georia với những đồn điền lớn. Tiêu biếu cho lớp nhân vật này là một số gia đình sống trên hạt có nhiều đất đai, nhiều nô lệ và rất giàu có. 2.1.1. Gia đình O’Hara Trong đó có gia đình O’Hara thuộc nhóm những dòng họ có thế lực cai trị lớn, có nhiều thành viên và đất đai trên địa hạt Geogria. Mang trong mình dòng máu Ái Nhĩ Lan khỏe mạnh và kiêu hùng Gerald O’Hara phiêu bạt đến miền Nam nước Mĩ và xây dựng đồn điền Tara với hai bàn tay trắng. Ông có phẩm chất của một người anh hùng không sợ khó khăn gian khổ ra đi khi thân mình đang mang tội. “Từ Ải Nhĩ Lan, Gerald bước chân ỉên đất Mĩ từ năm hai mươi mốt tuoỉ. Cũng như nhiều người Ải Nhĩ Lan trước đó, hơn hoặc kém ông, Gerald phải ra đi hấp tấp với một ít quần ảo trên lưng với hai đồng sỉ lỉnh và với cải đẩu được treo giả một khoản tiền khả lớn, lớn hơn tội của ông nhiều. Ớ xứ ông, không có một tên Orange nào đảng giá tới một trăm đồng bảng Anh đối với chính phủ Anh quốc, nhưng người Anh xúc đông vì một viên quản lỉ của một điền chủ Anh đã bị ông đánh chết thì ông chỉ có việc bỏ trốn và trốn ngay. Quả tình ông có gọi tên quản lí đó là tạp chủng Orange nhưng theo thiến ý của ông thì tại sao mới bị mắng có thế mà hẳn lại dám chửi vào mặt ông bằng cách huýt sảo điệu nhạc “The Boyne Water””, [tr.68,69 tập 1] Tạo hóa không cho Gerald thân hình đẹp đẽ cao ráo như phần lớn những người con khác của Ireland nhưng Chúa đã để lại trong ông lòng dũng cảm quật cường cùng với lòng nhân hậu vô bờ bến. Cha ông không để lại cho ông bất cứ thứ gì chỉ để lại cho ông một lòng kiêu hãnh về con người “Ông rời nhà với chiếc hôn vội vàng của mẹ, với những lời bà cầu nguyện văng vắng bên tai và lời khuyên của người cha: “Mày phải nhớ là không bao giờ được lấy cắp một món gì của ai ”. Năm người anh cao lớn tiên biệt ông với nụ cười thán phục pha lân chút ỷ nghĩa khích lệ, bởi vì Gerald hãy còn nhỏ và là kẻ thấp bé trong một gia đình cao lớn khỏe mạnh ” [tr.70 tập 1] Là con út trong gia đình và có chiều cao khiêm tốn nhất, Gerald thân hình béo lùn nhưng thân hình đó không làm ảnh hưởng đến lòng trắc ẩn vốn có trong ông, Gerald chang bao giờ tự ti về thân hình nhỏ bé. “Năm người anh cũng như cha ông đều cao từ một thước tám trở lên, nhưng về phần Gerald năm hai mươi mốt tuối, ông tự hiếu chiều cao là một thước sáu mấy phân là tất cả những gì mà thượng đế đã ban cho. Chỉ có hạng người như Gerald mới không phí thì giờ tiếc rẻ cái tẩm vóc thấp bé của mình và không bao giờ coi nó là một chướng ngại trên đường tiến thủ. Trái lại chính cải thân hình thu gọn đó đã tạo cho ông thành hình người như ngày nay, bởi vì ông đã sớm hiếu rằng những người thân hình nhỏ bé cần phải đầy đủ quả cảm mới sống còn được giữa những người to lỏm. Và Gerald là người dũng cảm ” [tr.70 tập 1] Và Gerald còn là cha của ba cô con gái, là chồng của một người phụ nữ quý tộc và là ông chủ của đồn điền Tara to lớn. Ông là người nóng tính tuy nhiên ông không để một tên nô lệ da đen nào phải đói một bữa hay đề những ông chủ trong hạt phải than vãn về tính keo kiệt bủn xỉn. Một con người tốt Gerald sẵn sàng giúp đỡ những người mà mình không quen biết khi họ gặp khó khăn hoạn nạn dù chỉ là một mẩu bánh mì hay thậm chí là mấy đô. Ông là một người cha tuyệt vời, ông luôn nghiêm khắc với những cô con gái tuy nhiên chưa hề động tay đánh họ, Gerald thương con và thương yêu người vợ bé bỏng của mình, người vợ từ bỏ mối tình đầu để đến và sinh cho ông sáu người con. Gerald - một người đàn ông tuyệt vời, có cá tính, có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và hơn cả ông có một tấm lòng thương yêu con người. Trong gia đình O’Hara ngoài Gerald là ông chủ của gia đình còn có một người phụ nữ vô cùng quan trọng, Ellen O’Hara vợ của Gerald, mẹ của Scarlett và là bà chủ của đồn điền Tara. Bà được miêu tả là một người phụ nữ có nhan sắc và có những đặc điểm cơ thể nổi bật với dáng đi uyển chuyển. “Ellen o ’Hara đã ba mươi hai tuối. Ớ vào thời đó bà được coi như một thiếu phụ trung niên, đã từng sinh sáu đứa con và chôn mất ba. Bà cao hơn chồng một cải đầu nhung với dáng đi mềm mại làm nhún nhảy nhịp nhàng tà áo phồng to, bà đã làm cho mọi người quên đế ỷ tới chiều cao đó. Chiếc ảo chẽn lụa đen làm nối bật cải cố tròn trịa, thon thon và trắng ngần như sữa. Cải cố đó dường như ỉủc nào cũng ngửa ra sau bởi sức nặng của mải tóc sum sê lúc nào cũng bọc trong bao lưới. Mẹ bà là người Pháp mà cuộc cách mạng 1791 đã khiến cha mẹ bà phải trốn chạy khỏi đảo Haiti. Ớ mẹ, bà thừa hưởng đôi mắt huyền hơi xếch, những hàng mi dài rậm và mái tóc đen nhảnh. Với cha, từng là một chiến sĩ của Nã Phá Luân, bà giống ở sống mũi dài và thắng, ở quai hàm vuông nhờ đôi má bầu bĩnh làm dịu nét. Nhung chính nhờ cuộc sống mà Ellen có được cải sắc thải kiêu hãnh nhưng không khinh mạn, sảng vẻ yêu kiều và nét sầu mơ làm mất hắn sự tươi vui. ”[tr.64,65 t l ] Ellen lấy Gerald khi còn rất sớm chỉ với mười lăm tuổi. Sau cú sốc từ mối tình đầu tiên, bà cần một người đàn ông để dựa dẫm, đó là lí do bà chấp nhận lấy người chồng hơn mình hai mươi lăm tuổi. Những tưởng bà vồ vập một hạnh phúc thay thế trong vội vàng chỉ để quên đi nỗi đau, nhưng Gerald đã làm bà hạnh phúc, hạnh phúc hơn bất cứ người nào hết. Họ đã có với nhau rất nhiều con và cùng nuôi dạy chúng thành những tiếu thư xinh đẹp. Mười lăm tuối khi còn chưa đủ tuối lớn Elen đã là bà chủ của một đồn điền và có khả năng lo hết mọi công việc của một người vợ và một bà chủ phải làm. Bà là người phụ nữ mẫu mực rất coi trọng lễ nghi và ứng xử của các cô con gái, việc quan trọng của bà là giáo dục ba cô con gái thành những tiểu thư nết na và có học vấn. Cuộc đời bà gắn liền với Tara và cũng chết trên mảnh đất này. Tiếp theo đó là Scarlett O’Hara đây là nhân vật có nhiều nội tâm và cá tính, khác hẳn với cô chị, Susan Eleanor O’Hara lại là một cô gái lười biếng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chưng diện những bộ quần áo hay dành cả ngày để tán ngẫu với những cô gái khác về chiếc khăn nhung lụa, những chàng trai trong những buổi tiệc. Susan không có nhiều mối bận tâm trong cuộc sống. Cô em gái út Caroline Irene "Carreen" O’Hara cô gái hiền lành tốt bụng, ở cô có thêm nhiều hơn những tính cách yêu kiều của một thục nữ, cô không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện cô luôn tạo được những ấn tượng đẹp trong mắt bạn đọc. Sau này vì không quên được cái chết của Brent - vị hôn phu mà cô dành trọn cả tói tim nên Caronile tìm sự thanh thản trong tu viện và không yêu thêm một ai. Cô giữ trọn trái tim và tình yêu cho người chồng đã chết. Ngoài ba cô con gái gia đình O’Hara còn có thêm ba cậu con trai nhưng họ đã chết từ khi chỉ còn là những đứa trẻ, tạo hóa không cho họ được khỏe mạnh và sống trọn kiếp người. Người cuối cùng được nhắc tói trong gia đình này đó là Will Benteen: Một người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó đế giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng kết hôn với Suellen để làm dịu đi mối quan hệ gia đình căng thẳng. 2.1.2. Gia đình Wilker Cùng tồn tại với gia đình O’Hara trên hạt Georia có rất nhiều gia đình quý tộc trong đó có gia đình Wilker - một gia đình tử tế và có nhiều điều tốt đẹp cai trị đồn điền Twelve Oaks. Làm chủ gia đình là John Wilkes - chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của Ashley, Honey và India Ashley Wilker là nhân vật được chú ý nhiều nhất trong gia đình, chàng là người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và tổ quốc India Wilker em gái của Ashley một cô gái tính tình ngang bướng, cô cũng có môt người chồng đính hôn đó là Stuart Tarleton, nhưng anh đã tử trận trong thời gian anh tham gia chiến tranh, India quyết định ở vậy và không yêu thêm một ai nữa để giữ trọn tình yêu cho chồng. Cô chuyển về ở với bà Pitty là người cô của mình sau khi Scarlett lấy Rhett. Dưới Ashley còn có một người em gái nữa đó là Honey Wilker, đó là cô gái tính tình cũng ngang bướng như cô chị. Chỉ vì nói xấu Scarlett mà Honey mất đi vị hôn phu Charles Hamiton, Honey làm Scarlett nổi giận và quyết định lấy hôn phu của cô làm chồng trong một sự vội vàng và bất ngờ. Gia đình Wilker là đồn điền láng giềng với gia đình O’Hara, họ có mối quan hệ thân thiết và thường xuyên cho những đứa con của mình được phép chơi với nhau từ khi chúng là những đứa trẻ, vì vậy nên Scarlett mới có cơ hội biết Ashley và yêu chàng với một trái tim mãnh liệt nhất. Gia đình Wilker có truyền thống yêu sự lãng mạn và nghệ thuật, điển hình là cậu con trai cả, anh rất có thẩm mĩ trong việc đánh giá một tác phẩm văn học và cả người cha cũng vậy. Là một gia đình hiếu khách họ luôn chuẩn bị những bàn tiệc khang trang, những món ăn ngon và những gì lịch sự nhất cho mọi người trong buối dã yến ngoài trời trước khi chiến tranh ập tới, ông chủ John là người chu đáo và tôn trọng những vị khách đến với gia đình bằng những niềm hân hoan. “Những dãy bàn kê dài, phủ bằng loại vải đẹp nhất của gia đình Wilker, được đặt vào những nơi có bỏng mát rậm nhất, hai bên là những bãng dài không lung dựa. Nhữỉĩg chỉêc ghế nệm gòn và những gối lót được đặt rải rác ở những chỏ trống, dành cho những người không thích ngồi băng. Được đặt ở một khoảng cách vừa đủ cho thực khách khỏi bị khói, là những hố dài đang nướng thịt và một cải nồi sắt to nghi ngủt mùi xốt thịt nướng và mùi xốt Brunxwick. Ong Wilker luôn có mười tên da đen bận rộn bưng mâm chạy tới chạy lui đế phục vụ thực khách. Ớ sân sau cùng còn có một bếp lò khác dành cho gia nhân, xà ích và các cô hầu gái của thực khách mở tiệc riêng. Thực phấm của chủng gồm cỏ bảnh bột bắp nướng, khoai mỡ và dồi heo, món lòng thủ mà bọn da đen thích nhất, và nếu đang mùa dưa hấu, bọn chủng sẽ được một bữa thỏa thích. ” [tr.149 tập 1] Chỉ với những chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể thấy gia đình Wilker là một nơi gia giáo và cẩn thận. 2.1.3. Gia đình Hamiton Có mối liên quan mật thiết với hai gia đình Wilker và O’Hara, Hamiton cũng nằm trong hạt này, đó là một gia đình có rất ít người nhưng những người đó cũng đủ đế làm lên phấm hạnh của gia đình. Không có nhiều đất đai như hai nhà kia nhưng Hamiton cũng có những mảnh đất ở Atlata - một thành phố lớn và nhộn nhịp, đó cũng là ngôi nhà mà Scarlett ở sau khi chồng thứ nhất của cô qua đời. Đại tá William Hamiton là cha của hai đứa con, ông không được nhắc đến nhiều vì những gì còn tồn tại trong tác phẩm là một người đã chết. Henry Hamiton, chú của Melanin và Charles, em trai ngài William là một luật sư sống tại Atlata. Ồng được biết đến là một người vui vẻ, giúp đỡ rất nhiều cho những người phụ nữ trong gia đình khi chồng của họ tham gia chiến tranh. Melanin Hamiton là con gái của gia đình Hamiton nhưng sau này lấy Ashley Wilker và làm con dâu trong gia đình họ. Là một người phụ nữ tuyệt vời về phẩm hạnh và nhân cách, cô là người biết thông cảm và luôn vị tha bao dung. Charier Hamiton em trai của Melanin, chàng trai nhút nhát, rụt rè nhưng tốt bụng. Mê đắm sắc đẹp của Scarlett và hạnh phúc biết bao nhiêu khi lấy được nàng về làm vợ. Nhưng số phận không mỉm cười với Charles khi chàng phải ra đi quá vội vã, chỉ được ở với người vợ yêu thương đúng hai tuần rồi tham gia chiến tranh và hy sinh mà chưa kịp nhìn mặt đứa con trai của mình. Charles chết vì bệnh đậu mùa ở khu trại lính khi tuối đời còn rất trẻ. Bà cô Pitty Hamiton là em gái của ngài William, một tâm hồn trẻ thơ bọc trong thân xác của người đàn bà mập mạp. Bà không có chồng vì trí não còn chưa phát triển đầy đủ, bà luôn cảm thấy xấu hổ với mọi thứ. sống cùng với Scarlett và Melanin trong thời gian dài chồng của họ đi tham gia chiến đấu, sau này bà đi Macon lánh nạn khi chiến tranh đuối đến Atlata. Đó là ba gia đình quan trọng nhất trong hệ thống những người da trắng nắm quyền cai trị, ngoài ra trên hạt Georia còn có một số gia đình khác như gia đình Tarleton, gia đình Fontaine, gia đình Munroe, gia đình Calvert, gia đình Merriwether, gia đình Meade, gia đình Elsing và gia đình Rhett Butler. Tất cả những gia đình đó đều là người da trắng, họ có đất đai, có quyền lực trên mảnh đất miền Nam nước Mĩ, những gia đình này đều giàu có khi chiến tranh chưa ập đến nhưng khi chiến tranh qua đi mỗi nhà đều có một số phận khác nhau. Có gia đình vực dậy được mặc dù nó chỉ là số ít và hầu như họ trắng tay và không cách nào thoát được cảnh nghèo khó. Những gia đình này có những đặc điểm chung giống nhau và bên cạnh đó cũng có đặc điếm riêng khác nhau, không nhà nào giống nhà nào. Điểm chung lớn nhất của các gia đình này là họ cùng sống trên hạt Geogra, là những ông chủ và vô cùng giàu có. Mỗi gia đình đều có những đồn điền của riêng mình và phát triển kinh tế tự túc trên mảnh đất đó. Đa số những người da trắng đều rất thích tiệc tùng, họ luôn tổ chức những bữa tiệc, dã yến trong nhà mình và mời những gia đình khác tới tham dự. Phần lớn trong các gia đình đó đều rất gia giáo, họ luôn coi trọng lễ nghi và có lòng hiếu khách vô cùng lớn. về điểm riêng thì mỗi trang trại, đồn điền lại có quy định khác nhau tùy thuộc vào ông bà chủ của gia đình. Mỗi trang trại đều có cung cách làm việc khác nhau mà không ảnh hưởng từ trang trại khác. Chẳng hạn ở Tara, truyền thống ở nơi đây là không được bỏ mặc những người nghèo khố trong cơn đói khát. Đó ắt hắn bắt nguồn từ Gerald - ông chủ tốt bụng của đồn điền, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình và không bỏ qua bất kỳ ai cần sự giúp đỡ của ông. 2.2. Hệ thống nhân yật da đen sống kiếp nô lệ Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” luôn có hai hệ thống nhân vật song song cùng tồn tại và hầu như không thể tách rời đó là tuyến nhân vật da trắng và tuyến nhân vật da đen. Neu nhân vật da trắng luôn nắm mọi quyền lực thì tuyến nhân vật da đen lại hoàn toàn ngược lại, họ chỉ là những người hầu kẻ hạ không có nổi một thứ gì trong tay ngoài sức khỏe. Họ không được quyết định bất cứ điều gì kể cả quyền sống còn của mình. Những người nô lệ da đen được dùng tiền để trao đổi mua bán như những thứ hàng hóa ngoài chợ, số phận của họ ra sao cũng không được quá coi trọng. Có những người may mắn được sống trong những đồn điền có ông chủ tốt bụng thì cuộc sống đỡ vất vả, còn những người không gặp được chủ tốt bụng thì kiếp sống vô cùng bèo bọt. Hai tuyến nhân vật này bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có thể tuyến nhân vật này làm rõ được quyền thống trị của tuyến kia cũng có lúc tuyến kia đi sâu vào thân phận nhỏ bé của tuyến nhân vật này. Đặc điểm chung của những người da đen là sống hết đời với gia đình nhà chủ họ phải làm tất thảy mọi việc trong nhà dù là to hay nhỏ nhặt. Hệ thống nhân vật da đen xuất hiện vô cùng nhiều trong tác phẩm trong đó có một số nhân vật tiêu biểu được nhắc đến. Đầu tiên là Mammy bà vú nuôi của gia đình O’Hara, Mammy có lịch sử chăm sóc lâu năm nhất trong gia đình O’Hara. Bà về đồn điền Tara cùng với Ellen khi cô lấy ông Gerald làm chồng. Người vú nuôi này có tính rất cấn thận chăm sóc cho mấy cô tiểu thư từ bữa ăn đến giấc ngủ, là một người tận tụy trong công việc. “Ellen bước tới cái kệ trên ỉò sưởi lay xâu chuôi trong cái hộp trảm xà cừ nhưng Mammy ngăn lại một cách quả quyết: - Thưa bà Ellen, bà cần phải ăn một chút trướckhi đọc kinh. - Cám ơn Mammy, nhưng tôi không đói. - Tôi sẽ tự tay dọn cho bà và bà phải ăn mới được. Trán nhẫn tít vì bực dọc, bà bước xuống nhà bếp, gọi lớn: - Pork, bảo con bếp nhúm lửa, bà Ellen về rồi. ” [tr.106; tập 1] Tuy nhiên Mammy cũng rất nghiêm khắc khi bà nuôi dạy chị em Scarlett, luôn đề cập đến những chuyện như một tiếu thư quý phái và có giáo dục phải có dáng đi như thế nào, hành động cử chỉ ra sao, khi cười phải nhỏ nhẹ, nói năng nhẹ nhàng, ăn uống lịch sự... Bà có hàng ngàn vấn đề mỗi ngày nhưng chưa một suy nghĩ nào bà nghĩ cho mình cả, tất cả đều là cho những người chủ đáng kính mà bà tôn trọng. Thứ hai trọng hệ thống nhân vật này đó là Pork, một người ở trung thành của gia đình O’Hara và cũng là tên nô lệ đầu tiên trong gia đình này. Pork yêu Dilsey một nô lệ da đen của đồn điền khác, anh ta đã đắn đo suy nghĩ cả nghìn lần mới dám ngỏ lời nhờ ông Gerald giúp đỡ. Với bản tính tốt bụng Gerald không khó khăn gì khi quyết định mua Disley về và gả cho Pork. Anh ta rất cảm kích với ân nghĩa này nguyện một đời theo chủ trung thành và bảo vệ gia đình. Con gái của cặp nô lệ da đen trên là Prissy, một đứa trẻ ít tuổi, khi Scarlett sinh bé Wade với người chồng đầu tiên em chính là vú em cho đứa trẻ đó. Prissy phải làm người hầu từ khi còn khá nhỏ vì không được lựa chọn số phận như bao người da đen khác nên em phải rời xa hố mẹ và đi theo Scarlett tới mọi nơi cô đi. Big Sam là tên người giúp việc cũ của gia đình O’Hara, một người da đen khỏe mạnh, anh đã buộc phải rời bỏ gia đình trong những ngày chiến tranh tàn phá và phải lên đường đi đào hầm trú ẩn cho quân đội miền Nam. Sau này anh gặp lại Scarlett trong lúc nàng bị một tên da trắng nghèo khố và một tên da đen tấn công và chuấn bị cưỡng hiếp, Big Sam vẫn nhớ ân tình ngày xưa đã nhận được từ Gerald nên không ngần ngại ra tay giúp đỡ cứu Scarlett ra khỏi nơi tăm tối đó. Tác giả có một sự trân trọng rất lớn khi xây dựng tuyến nhân vật này hầu như toàn là người có phẩm chất tốt, dù có mang màu da như thế nào và thân phận ra sao họ hoàn toàn vẫn một lòng trung thành với chủ. Và nhân vật Peter cũng có một phấm chất tốt đẹp như thế, bác là một nô lệ già của gia đình Hamiton, vô cùng trung thành và tôn trọng chủ của mình. Khi Ashley và Charles đi chiến đấu bác là người đàn ông duy nhất chăm sóc cô Pitty, Melanin và Scarlett. Bác còn cảm thấy khó chịu khi Rhett Butler hay đến làm phiền gia đình và không có thái độ lịch sự với Scarlett. Ở bác người ta tìm thấy một sự nể phục cho lòng trung thành và có nghĩa khí. Tuyến nhân vật da đen được xây dựng đồng hành vói tuyến nhân vật da trắng để tìm thấy sự đối lập giữa hai kiếu nhân vật này, tuy nhiên nhũng người da đen vẫn có những phẩm chất riêng tốt đẹp mà người da trắng không phải ai cũng có. Họ có sức khỏe, có sự cần cù chăm chỉ trong lao động và hơn hết họ có sự trung thành và hy sinh tất cả chỉ vì chủ của mình. Ở những người da đen họ có tấm lòng tói ngược với màu da của mình, có niềm tin dù cho cuộc sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Và quan trọng nhất họ vẫn sống và vươn lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự sống luôn được duy trì, không bao giờ bị dập tắt. 2.3. Hệ thống nhân vật không có tên Bên cạnh hai tuyến nhân vật điển hình trên còn một hệ thống nhân vật hết sức đặc biệt đó là những nhân vật không có tên. M.Mitchell xây dựng được một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng mà trong đó những nhân vật không có tên chiếm rất nhiều trong tác phấm, họ xuất hiện ở khắp mọi tình huống, họ đặc biệt về cách xuất hiện, mục đích xuất hiện và có ý nghĩa trong những lần xuất hiện đó. Nhân vật không có tên được chia thành nhiều loại khác nhau có khi là sự xuất hiện của một đám nô lệ phục vụ ngoài trời, cũng có khi đó là nhân vật quần chúng, đó cũng có thể là một tốp người da đen đang trên đường đi đào hầm trú ẩn, đó là quân lực lượng miền Nam và đó cũng là quân Yankee... . Mỗi nhân vật xuất hiện đều có ý đồ riêng của tác giả song không thể phủ định tầm quan trọng của những nhân vật không tên đó. “Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm được kể theo thời gian tuyến tính do vậy mà các nhân vật xuất hiện cũng rất trình tự ai có trước kể trước, đến sau kể sau mà không nhầm lẫn với bất cứ thời gian nào. Dù là những nhân vật không có tên nhưng cũng được chia ra hai tuyến chủ yếu đó là người da trắng và da đen. Xuất hiện trong bữa tiệc ngoài trời nhà Wilker những tên phục vụ bàn da đen luôn tất bật với công việc của mình, họ chạy tới chạy lui để phục vụ thực khách, đi kèm với những con người đó còn có những đứa hầu gái xuất hiện sau bếp chúng sẽ được liên hoan một bữa riêng với nhau bằng những thức ăn mà người da đen yêu thích. Sự có mặt của tốp nhân vật da đen này càng làm ta hiểu rõ thêm về sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ, rõ ràng có một sự phân biệt rất lớn và dường như khoảng cách là vô tận tồn tại giữa hai màu da này. Neu không có những người da đen chạy lăng xăng cũng không thể làm nổi bật những bộ váy áo xúng xính của những cô tiểu thư đài các, những bộ áo vét lịch sự của đám công tử nhà giàu. Đi kèm trong bữa tiệc ấy là rất nhiều những vị khách lịch thiệp trong hạt, họ tới bữa tiệc vui chơi, ăn uống và bàn về chính sự. Tất cả họ được tác giả khoác cho những bộ trang phục sang trọng mang đặc điếm của người giàu. Nhân vật không có tên khá quan trọng tiếp theo là quần chúng xuất hiện ở Atlata, quần chúng xuất hiện với số lượng nhiều vô kể họ đứng thành từng tốp, từng nhóm “Ngoài đường bỏng có tiếng trong rộn rã, tiếng nhịp bước đều, tiếng hoan hô của những người đảnh xe. Ke đó, kèn trôi lên và một khau lệnh oang oang cho đội ngũ tan hàng. Trong chốc lát cả một đơn vị Vệ bỉnh địa phương và Dân quân với đồng phục sặc sỡ sầm sập đo lên các thang lầu hẹp và tràn vào những căn phòng, nghiêng mình chào, người bắt tay. Một số các cậu trai trong vệ binh thích ra trận, tự hứa là sẽ có mặt tại Vỉrgỉnỉa cũng vào những ngày này năm tới, nếu chiến tranh chưa kết thúc. Một số các cụ râu bạc trắng mong muốn được trẻ hơn, kiêu hãnh trong bộ quân phục đế nhớ tới mấy đứa con trai đang vinh quang chiến đấu cho xứ sở. Trong toán dân quân có một số người trung niên hoặc lớn hơn đôi chút, lại cũng có một đảm còn trong hạn tuối đầu quân nhưng dường như họ không mấy hăng say như các người trưởng thượng của họ ” [tr267,268; tập 1] Bằng rất nhiều từ ngữ khác nhau tác giả đã miêu tả đươc hết những nhân vật không có tên xuất hiện trong tình huống nhất định. Ngoài đám đông ở đường phố, trong quảng trường còn có một đám đông nữa với số lượng cũng khá nhiều đó là những thương, bệnh binh được chuyến về từ chiến trường nằm chật kín bệnh viện của Atlata, khi chiến tranh đang ở lúc khốc liệt nhất họ còn phải nằm ở những sân kho, những kiện hàng và bất cứ nơi nào có chỗ trống. Đám đông này là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sức mạnh tàn phá của chiến tranh, của bom đạn, thuốc súng, lưỡi lê và những vũ khí hủy diệt. Họ kêu gào thảm thiết với những nỗi đau vô tận, có người mê sảng khi sắp phải ra đi, có người thét lên khi chân của họ bị chặt vì hoại tử, và cũng có người rên rỉ vì đau nhức khi một viên đạn vẫn còn trong cơ thế. Tất cả tạo nên mộl thứ âm ihanh hỗn tạp và không gian khủng khiếp, nưi đó là sự ra đi của rất nhiều người khi trang thiết bị y tế, điều kiện chữa trị thiếu thốn. “Số thương vong của quân đội miền Nam ngày càng lên cao. Thương binh tràn ngập cả Atlata khiến dân chủng kinh hoàng vì chưa bao giờ thành phố lại có nhiều thương bỉnh đến thế, ngay cả trận Chỉckamauga cũng không tốn thất nhiều như vậy. Bệnh viện đã nghẹt cứng nên thương binh phải nằm trên sàn của kho hàng bỏ trong, hoặc trên những kiện bông vải trên kho khách sạn, nhà trọ, tư gia đầy những người bệnh tật ” [tr.456; tập 1] Dù ở bên chính nghĩa hay phi nghĩa chiến tranh luôn gây ra những hậu quả không thể ngờ được, nó là đau thương là mất mát là chia lìa và tủi cực. Đám đông ở trong bệnh viện chính là những người đầu tiên chịu hậu quả khủng khiếp đó, còn những người lính nơi chiến trường cũng là một đám đông không có tên. Họ nhiều đến nỗi chỉ có thế được gọi bằng những con số. Quân đội miền Nam - những người lính dũng cảm đang chiến đấu trên mặt trận có cả hàng vạn người, chẳng ai có thể kể ra được vạn cái tên đó nhưng họ làm nhiệm vụ cao cả chiến đấu vì danh dự, vì tổ quốc. Những người lính này tham các trận đánh, nhiệm vụ của họ là giết đi đồng loại của mình vì Tổ quốc. Với họ quân Yankee là kẻ thù là những con quái vật đang vờn nhau trên chiến tuyến, lính miền Nam phải tiêu diệt quân Yankee. Đối đầu với quân đội miền Nam là những người lính Yankee, đây cũng là nhân vật không có tên xuất hiện trong tác phẩm để là một lực lượng trong chiến tranh. Đám đông này số lượng cũng rất nhiều, có đặc điểm chung với đám đông trên là phải giết người. Đó là nhiệm vụ chủ yếu trong chiến đấu, họ không có quyền được chọn lựa nếu không giết người thì chính mình sẽ bị giết. Neu được chọn từ đầu thì cả hai lực lượng đều ước chiến tranh không nổ ra, giải quyết xung đột trên phương pháp hòa bình, và dĩ nhiên đó chỉ là một điều ước. Đi kèm với số lượng đám đông khống lồ, nhân vật không có tên còn xuất hiện ít ỏi, đó là hai, ba người và có khi là một người. Khi trở về đồn điền Tara sau chiến tranh, có một tên lính Yankee đột nhập vào nhà Scarlett với ý đồ cướp bóc, hắn bị phát hiện và bị Scarlett bắn chết rồi chôn ở mảnh đất Tara. Hai tên lưu manh tấn công Scarlett và định hãm hiếp nàng cũng không có tên, chúng chỉ nhận được một cái tên đáng thương đó là “một tên da trắng nghèo đói và một tên da đen”. Chúng đã bị giết chết bởi sự trả thù. Chiến tranh kết thúc tất cả trở về với cát bụi, Scarlett xây dựng Tara từ hai bàn tay trắng nhưng nàng vẫn giúp đỡ nhũng người vô gia cư và đang đói khát. Rất nhiều người lầm lụi sau chiến tranh ngã gục ở Tara và được nàng giúp đỡ. Những nhân vật đó cũng không ai biết tên là gì nhưng họ xuất hiện để làm nổi bật lòng trắc ẩn của Scarlett. Tiểu kết: Hệ thống những nhân vật không tên đóng một vai trò rất quan trọng trong tác phẩm, tất cả xuất hiện để làm nổi bật tính cách của các nhân vật trung tâm, tạo sự logic cho những lần xuất hiện của nhân vật chính. Chương 3. NHỮNG CẶP NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TÁC PHẨM 3.1. 3.1.1. Cặp nhân vật nỗi loạn Scarlett O’Hara và Rhett Butler Scarlett O’Hara * Thân thế Scarlett là con gái đầu lòng của Gerald O’Hara một chàng trai Ái Nhĩ Lan từ bỏ gia đình vì nhũng mối bất hòa đến với Tara và tạo dựng cuộc sống, cô thừa hưởng vẻ đẹp của Elen một người phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc Pháp xinh đẹp tuyệt trần và chỉnh chu trong mọi công việc. Chính vẻ đẹp đó đã được gửi gắm hoàn toàn cho Scarlett. Có thể thấy cô là người mang dòng dõi quý tộc cùng với sự hoang dã, anh hùng của một nửa dòng máu Ái Nhĩ Lan đang chảy trong người. Scarlett là chị của Susan Elinor và Caroline Irene - hai cô gái không có gì nổi bật và thua xa chị gái cả về ngoại hình lẫn tính cách, hai cô gái luôn tìm đến những người cùng giới đế nói chuyện về những chiếc váy, chiếc nón rộng vành hay bất cứ những đồ gì mới sắm được. Trái lại với mình cô chị luôn tìm đến những chàng trai để đánh cắp một phần trái tim của họ. Gerad là ông chủ của một đồn điền rộng lớn trong hạt, ông là người giàu có và tình thương con người tỉ lệ thuân với sự giàu có của ông. Scarlett được nuôi dưỡng trong môi trường đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần, là cô chủ của Tara cũng là một bàn đạp mạnh mẽ giúp cô chinh phục bao đấng mày râu. Scarlett có xuất thân trâm anh được dạy bảo bởi Elen và Mammy với những gì chỉnh chu nhất của một cô gái đoan trang. * Ngoại hình M.Mitchell luôn giới thiệu nhân vật của mình bằng cách miêu tả ngoại hình, miêu tả một cách tỉ mỉ lẩn đẩu nhân vật xuất hiện. Đây không phải là cách làm mới mẻ, thậm chí còn là thao tác quen thuộc với mỗi người cầm bút nhưng dấu ấn của tác giả vẫn đậm nét hơn ở cách bà chọn lọc chi tiết miêu tả, gây ấn tượng ngay lập tức về nhân vật. Là một trong những nhân vật trung tâm trong tác phẩm Scarlett O’Hara được tác giả ưu ái miêu tả ngoại hình rất rõ ràng. Đó là một cô gái vô cùng xinh đẹp luôn thu hút mọi ánh nhìn của cánh mày râu. “Khuôn mặt nàng là sự kết hợp hài hòa giữa những đường nét kiều diễm của mẹ, người quý tộc miền duyên hải thuộc dòng dõi Pháp. Những góc cạnh thô kệch của người cha Ái Nhĩ Lan, da dẻ hồng hào. Tuy thế đó là khuôn mặt ưa nhìn với chiếc cằm thon, hàm mở rộng. Đôi mat xanh biếc của nàng được bởi những hai hàng mỉ dài rộng uốn cong vút. Bên trên đôi mắt đó là hai vệt mày chênh chếch vạch thành hai đường nghiêng đậm nét trên nền da trắng trong của hoa mộc ỉan - màu da mà phụ nữ miền Nam vô cùng quý trọng vả cấn thận giữ gìn bang những chiếc nón rộng vành, mạng che mặt và bao tay đế chống lại ảnh nắng gay gắt của xứ Georgia ”.[tr.5; tập 1] Không chỉ có khuôn mặt ưa nhìn mà cô còn sở hữu cho mình một hình thể vô cùng đẹp đẽ, Scarlett được nhà văn miêu tả là cô gái có vòng eo đẹp nhất hạt “chiếc ảo làm nối bật tột cùng vòng eo bốn mươi hai phân rười, vòng eo thon mảnh nhất địa hạt xứ Georgia, và chiếc yếm bó sát vừa vặn đế lộ bộ ngực tròn trịa của thiếu nữ mười sáu tuốỉ”. [tr.6; tập 1] Ngay ở những trang đầu tiên của tiểu thuyết đã xuất hiện những đoạn miêu tả ngoại hình Scarlett cho thấy tầm quan trọng của nhân vật này.Một ngoại hình xinh đẹp dự báo được những tương lai đầy trắc trở, cô đắm mình trong ánh mắt tò mò và ngưỡng mộ của những chàng trai cho đến những quý ông thậm chí là những nô lệ da đen trong trang trại. Quan trọng nhất ngoại hình đó để lại một vết thương khó nguôi ngoai trong trái tim Rhett Butler. Hắn vì cô mà làm tất cả mọi cả mọi chuyên. Hắn si mê Scarlett và tôn sùng sắc đẹp tuyệt mĩ đó, trong ba người chồng không có một ai thoát khỏi vẻ mê hoặc huyền diệu mà tạo hóa đã gửi gắm nơi cô. Đôi má núm đồng tiền làm duyên đã làm chết mê chết mệt ánh mắt của bao kẻ si tình, mỗi khi Scarlett xuất hiện lại tạo thành một nhóm người vây quanh cà sẵn sàng vì cô làm mọi chuyện “hơn một chục tiếng la hét chào đón Scarlett, Stuart, và Brent Tarleton tiến về phía nàng. Mấy cô con gái nhà Munroe vội vàng đố xô tới đế hoan hô chiếc ảo của nàng. Trong chốc lát nàng đã thành trung tâm của một vòng tròn, tiếng cười nói càng ỉúc càng cất cao hơn mãi đế được nghe ra giữa chồ ồn ào [tr. 153; tap 1 ] “Không nghi ngờ gì cả, nàng là hoa khôi của dã yến, trung tâm điếm sự chủ ỷ của mọi người. Lòng hâm mộ mà nàng gây ra nơi đàn ông và làm các cô gái khác uất ức đều có thể làm nàng hài lòng nhũng lúc khác [tr. 164; tap 1 ] Rhett si mê cô từ khi còn là một thiếu nữ cho tới khi trở thành một người phụ nữ góa chồng, lòng ngưỡng mộ cũng không hề phai nhạt mà trông cô còn quyến rũ hơn bao giờ hết khi khoác lên mình bộ quần áo tang và nhảy trong bữa tiệc. Đó là một người phụ nữ tuyệt vời về nhan sắc, cách thu hút đàn ông và chài kéo những đôi mắt về phía mình. Ngoại hình là một yếu tố quan trọng của cô để làm nên những sự kiện sau to lớn, nó xây dựng biết bao sự khát khao cũng chà đạp lên bao sự kiêu hãnh của một đàn ông và phá hủy biết bao trái tim, sự nghiệp của một cơ số người. * Tính cách Scarlett là nhân vật chính của truyện, để khai thác được nhiều điểm nhìn tác giả đã đặt cô vào nhiều mối quan hệ phức tạp khác nhau. Asley là người mà cô vô cùng yêu quý, con người mà cô ao ước được trở thành chồng đó sau này lại là anh rể của cô, Ashley yêu Melanin và cô căm ghét nàng vì đã trở thành vợ của Ashley. Tác giả đã để Scarlett song hành với Melanin bằng cách cho cô trở thành chị dâu của mình và bắt buộc sống cùng con người mà cô ghét cay ghét đắng đó. Scarlett lấy Charles, vốn là em trai của Melanin làm chồng và trở thành góa phụ sau hai tháng kết hôn, dù cho trở thành người cùng một nhà nhưng chưa lúc nào Scarlett thôi nhớ về Ashley và vẫn nung nấu ý định tỏ tình với chàng. Sống trong mối quan hệ phức tạp trên Scarlett đã bộc lộ bản tính ích kỷ của mình, nhưng chỉ có như vậy người ta mới hiểu được rõ cái bất công của cuộc đời. Giá như Ashley yêu Scarlett thì tính cách của nàng cũng không trở nên ích kỷ như vậy. Dụng ý nghệ thuật của tác giả muốn nhân vật chính của mình phải trải qua những tình huống và những mối quan hệ khác nhau để nhân vật tự bộc lộ được tính cách, những nội tâm nhiều biến động và hơn cả là bản chất vốn có của nhân vật. Scarlett mang trong mình là một nhân vật nối loạn nên tính cách của cô là một sự kết hợp hài hòa giữa nhiều tính cách khác nhau. Trái tim của Scarlett không bao giờ hướng về một phía mà thay vào đó là rất nhiều những suy nghĩ, những kế hoạch khác nhau. Sự chung thủy trong tình yêu Trải qua suốt câu chuyện Scarlett chỉ hướng về một mình Ashley một chàng trai tốt bụng thuộc dòng họ Willker vì chàng mà cô sẵn sàng làm mọi thứ ngay cả một người phụ nữ bình thường không dám làm. Trong đầu cô lúc nào cũng chỉ xuất hiện một cái tên đó là Ashley cô sẵn sàng bỏ qua mọi sự ngưỡng mộ và chỉ hướng đến một chàng trai duy nhất. Những người phụ nữ bình thường sẽ không bao giờ dám thừa nhận tình yêu của mình trước những chàng trai cho dù tình yêu đó lớn đến đâu. Nhưng với cô thì khác cô sẵn sàng bày tỏ tình yêu của mình trong bữa tiệc mặc dù bị từ chối nhưng cô vẫn không bỏ cuộc. Scarlett ném vỡ chiếc bình hoa quý chỉ vì lời thình cầu không được đáp thuận, cô tự do làm theo bản năng để lại một đống lí thuyết mà Elen đã dạy dỗ. Cô cũng không ngại ngần tát thắng vào mặt Ashley với tất cả sức lực khi bị từ chối, “Scarlett tát thắng vào mặt Ashley với tất cả sức lực. Tiếng động âm vang như tiếng đập của ngọn roi trong gian phòng yên tĩnh. Và tự nhiên cơn giận của nàng vụt tan biến, chỉ còn lại ở nàng một nôi đau khố thê ỉưong” .[190] Scarlett đã từng chết cả cõi lòng khi biết tin Ashley sẽ đính hôn với Melanin, điều đau khố đó bám riết nàng rất lâu trong tác phấm. Đau đớn và dằn vặt là những điều mà cô tự mang lại cho mình, vừa hận vừa thương Ashley chỉ đến khi nàng đồng ý kết hôn với Charles trong một trạng thái vô cùng thất vọng và mỏi mệt nàng mới hiều ra mình vừa làm một việc ngu ngốc. “Ngôi nhà trang với nhũng thân cột cao vút trước mặt nàng hình như tránh né nàng với một vẻ trang trọng xa vời. Nó chang bao giờ là ngôi nhà của nàng. Ashley chang bao giờ ôm nàng bước lên thềm nhà trong chiếc váy cô dâu nữa. Ồỉ Ashleyỉ Ashleyỉ Em đã làm gì? Tận đáy lòng bên dưới lớp kiêu hãnh vừa bị xâm phạm và những tập quán lạnh lùng của nàng, một cái gì gợi dậy sự xót xa. Một ý niệm trưởng thành bắt đầu chớm nở, mạnh hơn lòng tự kiêu hay ích kỷ của nàng. Nàng yêu Ashley, nàng biết rõ là nàng yêu chàng và nàng chẳng bao giờ thấy rõ ràng điều đó bằng lúc nàng nhìn Charles mất hút nơi khúc quanh của con đường sỏi đả [tr.205; tập 1] Nhũng tưởng tình yêu của cô sẽ kết thúc khi Ashley là một người đàn ông đã có vợ nhưng họ lại bị vướng vào mối quan hệ khác “anh chồng - em dâu”. Càng ở gần chàng cô lại càng yêu thêm yêu mãnh liệt và bất chấp mọi chuyện đang diễn ra. Tình yêu được thể hiện rõ nhất trong thời gian chàng tham gia chiến tranh, khi cái chết không còn là khoảng cách xa vời nàng lo cho Ashley cũng gần như Melanin. Nàng cũng sẵn sàng đứng xếp hàng dài mỏi mòn đợi chờ danh sách những tù nhân hi sinh được gửi về từ chiến trường và nàng cũng không khỏi vui sướng khi Ashley không có trong danh sách đó. Khi Ashley được về phép bảy ngày Scarlett đã vui sướng biết bao nhiêu và tìm bao nhiêu cơ hội đế nổi chuyện với chàng, cô cũng từ bỏ chiếc khăn đẹp đẽ do Rhett tặng để may cho chàng một chiếc đai. “Ngồi trên di văng trong phòng khách với món quà tiên biệt trên đầu gối, nàng đợi Ashley đang từ giã Meỉanin, cầu mong chàng sẽ xuống lẩu một mình và nàng sẽ được Thượng đế chấp nhận cho được ở riêng với chàng trong một lúc. Nàng lắng tai nghe tiếng động trên lầu, nhưng ngôi nhà vân yên tĩnh một cách kỳ lạ, yên tĩnh đến nôi nàng nghe rõ cả tiếng hơi thở của mình. Cô Pỉtty đang ngồi khóc ở trong phòng riêng vì Ashley đã từ giã cô cách đây nửa giờ. Không một tiếng thì thầm hay tiếng khóc nào sau cánh cửa phòng ngủ đóng im ỉm của Melanỉn. Scarlett có cảm tưởng Ashley đã ở trong đỏ quá lâu rồi, nàng hết sứa sốt ruột về Ashley vẫn kéo dài giây phút từ biệt vợ vì thời gian qua mau mà dịp may của nàng quá ngan ”.[tr.420; tâp 1] Rõ ràng tình yêu dành cho Ashley là một phần chân thật nhất trong con người đầy mưu mô của nàng, tình yêu đó đã bắt đầu đi lệch hướng khi Ashley kết hôn với Melanin tuy nhiên nó vẫn cứ tiếp diễn. Cô cần chàng, yêu chàng như một bản năng vui mừng khi gặp được người mình yêu, và ghen tuông điên tức khi hai vợ chông họ ân ái. Biết tin Melanin có thai Scarlett đánh rơi ngay chiếc lược đang cầm trên tay và nghĩ tới thời khắc hai vợ chồng họ nắm tay nhau bước vào căn phòng và cánh cửa phòng đóng chặt. “ - Chúa ơiỉ Nàng kêu lên và trong một lúc nàng vân chưa ỷ thức được chuyên gì đã đến. Mãi đến khi nhớ lại hình ảnh cánh cửa phòng ngủ Melanỉn khép kín nàng mới bàng hoàng, lòng đau nhói như Ashley chỉnh là chồng của nàng và đã phản bội nàng. Một đứa bé. Một đứa con của Ashỉey. Sao có thế như thế được?... Trong khi chàng không yêu Melanỉn mà chỉ yêu nàng? ”.[tr .437; tâp 1] Thông minh Scarlett là một người hết sức thông minh cô luôn biết cách làm cho mình nổi bật giữa đám đông, đó là lí do vì sao có rất nhiều người si mê nàng. Cô yêu Ashley và muốn bày tỏ tình yêu với chàng. Cô luôn biết cách gặp chàng ở những nơi kín đáo nhất, trong khi các thiếu nữ khác đang ngủ trưa cô lẻn xuống gặp Ashley và bày tỏ tình yêu. Rõ ràng một cô gái thông minh mới biết cách chọn một thời điếm thích hợp như vậy. “Scarlett bước ra cầu thang, cân thận nghiêng mình qua bao lơn nhìn xuống đại sảnh. Hoàn toàn trong vẳng [tr. 181; tập 1 ] “Tim đập thật mau, Scarlett chạy ngay xuống lau. Neu gặp phải ông Wilkes thì phải nói thế nào ? Phải giải thích ra sao về chuyên còn lảng vảng trong nhà giữa lúc bao nhiêu thiếu nữ khác đều ngủ giấc trưa? Mặc, nàng nhât định đảnh liêu. Vừa xuống toi bực cuối thang lầu, nàng nghe bọn gia nhân đang dọn dẹp bàn ghế trong phòng ăn đế chuấn bị lấy chó khiêu vũ. Bên kia đại sảnh là cánh cửa của thư viện đang mở rộng và nàng lẻn ngay vào trong đó. Nàng sẽ ở trong đó cho tới khi Ashley đưa tiễn khách xong và trở vào, nàng sẽ gọi chàng. ” [tr.182; tập 1] Trong những ngày khó khăn với chiến tranh ở Tara một tay cô đã vực dậy và cứu được mảnh đất xinh đẹp của cha, vào lúc cùng cực nhất Scarlett chỉ có thể nghĩ đến Rhett mong sự cầu cứu từ hắn. Biết mình không thể trong bộ dạng rách rưới cô đã nghĩ ra cách lấy tấm màn màu nhung xanh may thành một chiếc váy phù họp với chiếc mũ lông chim. Rõ ràng sự thông minh luôn nảy sinh từ những tình huống nhất định. Cô là người có lòng tự trọng không thế hạ thấp mình đế đi cầu xin một kẻ đã tùng si mê mình, cô đành gửi gắm niềm tin vào một sự dối trá về cảnh tượng giàu sang trong quá khứ. Nhưng điều này không thể qua được con mắt trải đời của Rhett, cô đành thú nhận sự thật. “Tôi sẽ kế cho ông nghe tất cả. Tôi cần tiền lắm. Tôi... tôi đã nói láo là mọi việc khả quan. Thật ra, chúng tôi đang lâm tình trạng tũng quân. Ba tôi không còn như xưa nữa, quân trí từ ngày má tôi chết và không còn giúp tôi được gì nữa cả. Ba tôi bây giờ như một đứa bé. Chúng tôi không còn một tên nông nô nào đế hái bông trong khi có quá nhiều miệng ăn, cả thảy là mười ba người. Còn thuế má... Tiền thuế cao quá. Rhett, tôi nói thật với ông, gần một năm nay chúng tôi chỉ chực chờ chết đỏi. Ồ, ông không biết đâuỉ Không bao giờ có đủ ăn và thật đảng sợ khi phải đi ngủ với cái bụng trống rông. Cả nhà cũng không còn quần áo ấm và mấy đứa nhỏ cứ phải chịu lạnh, chủng đau om luôn và... - Cô lấy cải áo đẹp này ở đâu ra? Scarlett không còn đủ sức đê che đậy nữa : - May bằng tấm màn của mả tôi. ”[tr.96; tập 2] Tác giả đã chọn những chi tiết đắt giá để xây dựng được tính cách nhân vật một cách hoàn hảo nhất, chi tiết đó cho dù là nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa mà nó mang lại không hề nhỏ đó chính là bản lĩnh xây dựng của nhà văn Thực dụng. Đi kèm với bản chất thông minh và sự xinh đẹp, Scarlett còn được biết đến là cô nàng thực dụng. Sự thông minh của cô luôn bắt cái đầu phải làm việc và tất nhiên sẽ không có sự thiệt thòi nào. Bản chất đó tùy vào hoàn cảnh nhất định mà biến thành thực dụng. Trong thời gian nàng vẫn còn là thiếu nữ cô luôn ý thức được sự giàu sang và địa vị của mình, cô luôn biết rõ mình cần giao du và quan hệ với ai để có lợi nhất, cô ăn nói nhỏ nhẹ và để những chàng trai si mê mình bằng những lời nói có cánh mà không đồng ý bất kỳ ai. Ngay cả việc nàng đồng ý kết kết hôn với Chaler cũng chỉ vì muốn khơi dậy lòng ghen tuông của Ashley mà không hề có một chút tình cảm. Tuy nhiên Scarlett đôi khi cũng muốn bỏ đi lóp vỏ bọc của mình, dù kém đầu óc phân tích cũng nhìn rõ được bản tính của mình khi nàng thể hiện quyết liệt quan điểm sống của mình với Mammy “Tôi chán ngấy phải sống không hợp với bản tỉnh và không bao giờ làm việc gì mình muôn làm. Tôi chán ngay cải loi đóng kịch ăn nói nhỏ nhẹ như chim, phải đi khoan thai trong lúc muốn chạy và phải nói rằng sắp ngất khỉ vừa nhảy xong một bản luân vũ trong khi tôi có thế khiêu vũ luôn hai ngày không thấy mệt. Tôi chán phải nói “Ỏng thật tuyệt diệu ” với những kẻ thông minh chỉ bằng phân nửa tôi, và tôi ghét phải làm bộ không biết gì cả đế đàn ông thích dài dòng và lên mặt quan trọng khỉ nghe họ nói ” Trong thời gian ở Atlanta, mặc dù luôn dùng những lời lẽ khó nghe với Rhett nhưng chưa bao giờ cô từ chối những món quà mà hắn trao tặng, chiến tranh cận kề hàng hóa trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết thì với hắn một “Anh hùng vượt phong tỏa” lại mang lại cho cô những đồ dùng giá trị và đẹp nhất. Cô khó chịu khi phải nhìn thấy hắn nhưng mục đích cô đồng ý qua lại cũng chỉ vì những món quà đó. Đe cứu mảnh đất Tara không bị giày xéo cô sẵn sàng cưóp đi hôn phu của em gái mình và trở thành bà Frank Kennedy dùng tiền của hắn để đóng thuế cho mảnh đất. Từ đó cô lại trở nên giàu có do xây dựng xưởng mộc của chồng. Trước khi tìm đến Frank, Scarlett cũng đã tìm đến Rhett nhưng cô chỉ nhận lại được một sự sỉ nhục và ê chề, con người cá tính của cô đã không cho phép mình nhận tiền của kẻ đã lăng mạ mình. Cô đã không cầm tiền của hắn mà còn nguyền rủa hắn bị treo cố trong tù Cám ơn. Chỉ sợ họ treo cố ông quá trê nên tối không kịp đóng thuế thôi. Scarlett đáp trả bằng một giọng mỉa mai không kẻm Rhett nhưng đó là câu chuyện có ỳ nghĩa thật sự”.[tr. 101; tập 2] Can trường, vượt lên số phận. Không chịu an phận như đại đa số các cô tiểu thư khác Scarlett là mẫu tiểu thư nổi loạn không chấp nhận số phận và cô đã làm thay đổi được nhiều điều. Chiến tranh làm cho Scarlett sợ hãi đau khổ nhưng không làm cô gục ngã, chiến tranh là cơn ác mộng lớn nhất trong cuộc đời cô nhưng cũng là thử thách để chứng minh bản lĩnh của cô. Chiến tranh đuối đến Atlata chính Scarlett là người đưa mẹ con nhà Melanin cùng với những người trong gia đình cô Pitty trở về Tara tránh nạn cùng với sự giúp đỡ của Rhett. Vượt qua bao nhiêu khổ ải để về đến mảnh đất thân yêu nhưng trước mắt cô chỉ là một cảnh hoang tàn đố nát. Ngôi nhà của cô gần như trở thành một đống gò hoang, kinh khủng hơn là mẹ cô bà Elen đã chết, cha bị tâm thần và hai người em đang bị bệnh dịch hoành hành. M.Mitchell thật tàn nhẫn khi đẩy nhân vật của mình vào bước đường cùng cực tưởng chừng không có lối thoát ấy vậy mà cô vẫn vươn lên, vẫn làm chủ cuộc đời. Trong tình cảnh khó khăn ấy, vượt qua tất cả nỗi đau cô bắt mình phải đứng lên. Tất cả mọi người trong gia đình ai cũng phải lao động kể cả chủ hay tớ, da trắng hay da đen, công việc hái bông vải sợi được chia cho tất cả mọi người kể cả Scarlett cũng phải làm. Cô ý thức được mình cần làm gì trong hoàn cảnh khó khăn này, bông vải là chọn lựa duy nhất lúc này để kiếm miếng ăn. Một tay cô lo cho mười mấy miệng ăn trong nhà bao gồm cả gia nô. Không chỉ có những người thân trong gia đình mà những con người không quen biết nhưng đang thiếu miếng ăn cũng được Scarlett giúp đỡ “Scarlett nhìn theo. Cũng vân hình ảnh quen thuộc. Một người lính râu ria xồm xoàm đang mệt nhọc đi lên con dốc hai bên có trồng bách hương, một người lính quần áo rách rưới, nửa xanh nửa xám. Đầu y cúi gằm mệt nhọc, chân lê lết. ” [tr.758; tập 1] Rơi vào hoàn cảnh chiến tranh ai cũng trở thành kẻ đáng thương dù trong quá khứ họ có lộng lẫy đến chừng nào, hậu quả mà nó mang lại cũng vô cùng khủng khiếp. Chết chóc, phân ly, đau khổ... nhưng rồi nó cũng trôi đi, cuộc sống có tốt đẹp hay không là do bản lĩnh con người. Scarlett đã làm được, cô đã vượt qua cùng với sự hỗ trợ của Melanin từ đó cho thấy nội tâm phức tạp tính cách đa chiều của nhân vật này. 3.1.2. Rhett Butler Cũng giống như Scarlett, Rhett Butler cũng là nhân vật nổi loạn, có tính cách và suy nghĩ rõ 1'ột. Hắn là người có cá tính dám nói ra những điều mình suy nghĩ mặc dù ý nghĩ đó đi ngược lại với tất cả mọi người. Ở Rhett người ta cảm thấy như ở gần một con cáo rất thông minh và sắc sảo song con cáo đó cũng có trái tim si mê như bao nhiêu người. Thông minh Chắc chắn Rhett Butler là nhân vật có tính cách rõ ràng nhất trong tác phẩm và thông minh là đặc tính đầu tiên mà ai cũng nhận ra ở hắn. Sự thông minh ấy luôn được vận dụng rất đúng lúc đúng chỗ. Rhett xuất hiện lần đầu tiên ở bữa tiệc ngoài trời của gia đình Wilker, khi chứng kiến cuộc nói chuyện của Scarlett và Ashley và cảnh tượng cô gái cá tính tát vào mặt người mình yêu và ném vỡ chiếc bình hoa quý. Hắn cảm thấy ấn tượng vô cùng. Nhưng hắn không bao giờ cho mình can thiệp vào những diễn viên đang đóng vở kịch của họ mà chỉ lặng lẽ ngồi xem. Neu là một quý ông chân chính Rhett sẽ không bao giờ nghe lén cuộc nói chuyện của họ nhưng bản chất thông minh hắn đã lợi dụng những điều mình được chứng kiến để ra điều kiện chi phối Scatlett, qua những màn đối đáp hay lời thoại cũng có thấy nhận ra con người không đơn giản này “Nhũng kẻ nghe trộm thường được nghe những chuyên hêt sức thú vị và bố ích ” hay “Một nhận xét thích đáng. Nhưng cô, thưa cô, cô cũng không phải là một thiếu nữ đoan trang” [tr.192; tập 1] Với sự thông minh Rhett không bao giờ phải để mình chịu thiệt, hắn nhận ra cuộc chiến tranh giữa quân đội miền Nam và Yankee sẽ không có phần thắng cho miền Nam, hắn nhận ra điều này từ trước khi cuộc chiến tranh nổ ra nên không đầu quân đi chiến đấu. Nhân lúc thời cơ thuận lợi của chiến tranh hàng hóa khan hiếm hắn hợp tác với kẻ thù và đưa hàng hóa vào miền Nam cùng với sự biết ơn sâu sắc của nhân dân và được phong là “Anh hùng vượt phong tỏa”. Hắn ngạo nghễ với cái đầu óc của mình vừa biết cách kiếm lợi vừa được tôn sùng như một vị thần linh. Khi Scarlett khó khăn và đến cầu cứu sự trợ giúp của hắn trọng bộ trang phục sang trọng, những tưởng cô ta lừa được Rhett nhưng chỉ với quan sát đôi tay chai sần của cô hắn đã hạ màn kịch một cách nhẹ nhàng cùng với cơn tức giận của Scarlett. Manh mẽ, nỗi loan • ' • Đối với Rhett, tác giả cũng khai thác cử chỉ hành động như một cách úp mở tính cách cho nhân vật đặc biệt này. Trong những lần xuất hiện của mình, lúc nào hắn cũng có khả năng gây sự chú ý và điên tiết của người tiếp xúc bởi vẻ kiêu ngạo của mình bao trùm lên dáng vẻ từ nụ cười, ánh mắt, dáng đi... Ngay trong lần đầu tiên hắn cất lời, bạn đọc đã thấy hiện lên một nhân vật “đầu đội trời, chân đạp đất” trong dáng vẻ tỏ ra khá hòa nhã và hài hước “Rhett Butler bông nói chen vào - Thưa quý vịỉ Với giọng nói chứng tỏ sinh quán ở Charleston, hẳn tiếp lời nhưng vân giữ nguyên thế đứng và cũng chang rút tay ra khỏi tủi quần ”[tr.92; tập 1] Neu xem khu vườn nơi cánh nam nhi đang bàn về chiến tranh ở nhà Wilker là một sân khấu thì Rhett đích thực là một diễn viên chính khiến khán giả ngưỡng mộ. Mọi hành động của Rhett, dù chỉ cho lần đầu xuất hiện đã quá xuất sắc trong việc gia tăng sự căm ghét về sau này của giói quý tộc miền Nam. Đó dĩ nhiên là thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình, điệu bộ cử chỉ và càng làm rõ tính cách của nhân vật. Cá tính của Rhett Butler chỉ nối bật rõ ràng khi trong hắn có sự dũng cảm của một người đàn ông, hắn dám nghĩ dám làm. Trong bữa tiệc ở đồn điền Twelve Oaks, khi các quý ông miền Nam đang hừng hực tư thế sẵn sàng chiến đấu và tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh của miền Nam thì Rhett dám làm mất hứng của họ bằng những lập luận sắc sảo của mình. Hắn có suy nghĩ riêng và dám nói lên suy nghĩ đó cho dù có đứng trước cả trăm người sẵn sàng nhảy bố vào mình vì những gì sẽ nói ra. Rhett tin rằng một đế chế chuyên sản xuất bông vải sợi và đồ thủ công nghiệp không thể nào đánh bại đế chế sản xuất vũ khí kim loại. Hai phe hoàn toàn đối lập nhau và hắn nhận ra trận đấu này hoàn toàn không cân sức. “Tôi đã nhìn thấy nhiều thứ mà toàn thế quý vị chưa được thấy. Hàng ngàn nguời di cư sẵn sàng chiến đấu cho quân Yankee chỉ đế no bụng hoặc đế lấy một vài đô la. Tôi đã nhìn thấy các cơ xưởng, các lò đúc, các xưởng đóng tàu, mỏ than và mỏ sắt... tất cả những gì chủng ta chưa có. Tất cả những gì chúng ta có chỉ là bông vải, bọn nô lệ và lòng cao ngạo. Họ sẽ nuốt chủng chủng ta trong một thang”[tx.\l%\ tập 1] Không phải ai cũng dám nói ra những lời khó nghe này nhưng Rhett đã làm mặc cho những ánh mắt tức giận trợn tròn đang ghim vào mình. Chiến tranh đuối đến Atlata, Rhett đã không ngại nguy hiếm trong bom rơi lửa đạn giúp đỡ đưa mẹ con Scartlett, Melanin và những người trong gia đình ra khỏi vòng nguy hiểm. Hắn đánh cắp con ngựa của quân đội nhưng con ngựa đó vô cùng ốm yếu và việc đi đường càng trở nên khó khăn. “Scarlett thở ra nhẹ nhõm. Neu cỏ một cách nào lấy được ngựa, nhất định Rhett Butler chang từ nan. Rhett là một tay tháo vát. Nàng sẽ tha thứ hết nếu hằn mang được bọn nàng ra khỏi cảnh hôn mang này. Trốn đi với Rhett, nàng không lo sợ gì nữa cả. Rhett sẽ che chở cho bọn nàng. Tạ ơn Chúa, nàng còn có Rhettỉ Với viễn ảnh an toàn, nàng đâm ra thực tế ngay. ” [tr.565; tập 1] Thường lệ, Scarlett rất khó chịu khi nhìn thấy Rhett, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất cô lại tin tưởng hắn đến tuyệt đối. Ở hắn toát lên được một sức mạnh ghê ghớm đủ để cho người khác tin tưởng vào những lúc khó khăn nhất. Bản thân hắn có thể hy sinh tất cả cho người mình yêu, sau khi giúp đỡ họ hắn gia nhập quân đội dù chiến tranh sắp kết thúc và kết quả gần như đã ngã ngũ. Dù sao hắn cũng không muốn mảnh đất của mình bị đau thương mà mình không có nổi một vết trầy xước. “Rhett lại cười, hàm răng trang bóng của hắn nối bật trong ánh sáng mờ mờ và vẻ nhạo bảng cố hữu lại hiện ra trong tỉa mắt. - Bỏ chủng tôi? Vậy...vậy ông đi đâu? - Cưng ơi, tôi sẽ đi theo quân đội. Scarlett vừa thở ra nhẹ nhõm vừa ấm ức. Tại sao hắn có thế giêu cợt ngay lúc này? Rhett đi lỉnhỉ Đi lỉnh sau khi đã cho rằng quân đội Liên bang miền Nam chỉ toàn là những kẻ điên, liều mạng vì tiếng trống trận và những lời hồ hào của các diễn giả... những tên khùng đâm đầu vào chỗ chết trong khi những tên khôn ngoan hải ra tiền ỉ - Này, đừng có dọa nạt nữaỉ Thôi, chủng ta đi. - Tôi không đùa đâu. Tôi hết sức bất mãn khi cô không chịu thấy rõ tinh thẩn hy sinh anh dũng của tôi. Lòng ái quốc của cô đâu? Lòng ải mộ chính nghĩa vinh quang của cô đâu? Bây giờ đủng là lúc đế cô bảo tồi có nên trở về với áo giáp hay muốn tôi chết luôn. Nói mau đi, tôi muốn có thì giờ đế làm một bài diễn từ hào hùng trước khỉ ra trận ” [tr. 5 81,5 82 tập 1] Rhett là con người như vậy, chỉ có Chúa mới hiểu hắn đang làm gì và nghĩ gì. Chính vì tính cách nổi loạn như vậy Rhett càng tạo được thu hút của độc giả về phía mình. Quan điểm của hắn thay đổi liên tục không nhất quán tính cách như Ashley mới tạo được một Rhett Butler có một không hai. Chung thủy và si mê trong tình yêu Bên trong của Rhett là những mảng đối lập không hề đồng nhất, hắn thông minh can đảm bao nhiêu thì trái tim lại nhức nhối vì yêu bấy nhiêu. Hắn yêu, biết yêu và yêu mãnh liệt. Một khi đã yêu là dành trọn trái tim cho người mình yêu dù cho có xảy ra chuyện gì và người ấy như thế nào. Chứng kiến màn tỏ tình đáng xấu hổ của Scarlett và cá tính mạnh mẽ của cô trái tim Rhett đã rung động. Hắn yêu nàng từ lần đó và chưa bao giờ yêu một ai khác cho đến khi tác phẩm kết thúc. Rhett đã tìm đủ mọi cách đế lấy được trái tim của người đẹp dù cho đó là việc không dễ dàng gì, càng bị từ chối bao nhiều hắn càng yêu cô bấy nhiêu. Rhett trân trọng người mình yêu thương luôn giúp đỡ cô trong rất nhiều hoàn cảnh, hắn muốn Scarlett không bị chi phối về dục vọng và vật chất. Rhett đã vô cùng tức giận khi cô đến vay tiền trong lúc Tara gặp nạn, điều đáng giận là Scarlett sẵn sàng đối tình lấy tiền, làm vấy bấn lên thiên thần nhỏ bé trong tim hắn. Rhett cho rằng phẩm chất của một người là vô giá không thể tính bằng giá trị tiền bạc. Hắn si mê Scarlett và quyết tâm theo đuổi đến cùng vì vậy hắn vẫn chấp nhận dù cho mình là người chồng thứ ba của cô. Là chồng hắn quan tâm đến vợ và yêu chiều cô vô cùng, Rhett cũng chấp nhận nuôi dạy hai đứa con của cô với hai người chồng trước. Vì yêu nàng hắn vô cùng hạnh phúc khi có đứa con gái đầu lòng và coi đó là báu vật, Rhett không thể vượt qua khi đứa con bé bỏng của mình chết do ngã ngựa. Cú sốc đó quá lớn và hắn quyết định từ bỏ tình yêu khi cô làm cho hắn thất vọng quá nhiều Rhett Butler là một khối lập thể với những phần tử không thống nhất, tính cách cũng như tâm hồn không hoàn toàn thống nhất với nhau. Hắn là mẫu nhân vật nổi loạn sinh ra chi để dành cho Scarlett, nhưng hai con ngựa bất kham này không bao giờ chịu khuất phục với nhau, họ có quá nhiều điếm giống nhau và hiểu nhau rất rõ vậy nên không thể cùng nhau đi đến cuối con đường mà chỉ sánh bước bên nhau trong một đoạn đường nhất định. Rồi cả hai sẽ có những con đường riêng phù hợp hơn với mình mà không còn bị phụ thuộc vào người kia. Scarlett và Butler là điển hình cho mẫu nhân vật nổi loạn trong tác phẩm, ở họ ta thấy được những giằng xéo nội tâm, những mưu mô toan tính và chiều sâu trong tâm hồn con người. Ớ Scarlet và Rhett đều có những đặc điếm giống nhau của cặp đôi nối loạn, một tính cách ngang tàng, không chịu khuất phục. Trong tình yêu họ như chơi một trò chơi rượt đuối, họ cứ thản nhiên làm những điều mình thích và không bị người kia ràng buộc. Với Scarlett cô sẵn sàng làm mọi thứ vì Ashley mặc dù không nhận lại được gì từ chàng, dù biết rằng mình luôn là người thứ ba nhưng cô không chịu từ bỏ mà vẫn theo đuổi đến cùng. Tính cách nổi loạn ngang bướng không cho cô từ bỏ những gì mình thích và tìm mọi cách để chinh phục. Đối với Rhett Butler cũng vậy, hai con người này lại gặp nhau ở điểm chung tính cách. Rhett cũng si mê Scarlett và tìm đủ mọi chiêu trò chọc tức tán tỉnh cô. Sự cố gắng của hắn có lúc tưởng chừng như vô vọng tuy nhiên hắn cũng không chịu từ bỏ. Hắn vẫn muốn theo đuổi Scarlett đến cùng mặc dù chỉ nhận lại được những ánh mắt khó chịu, và những lời không lọt tai. Điểm chung của cặp đôi này đều rất ương ngạnh, không chịu khuất phục thế nhưng chỉ có một người đạt được mục đích của mình. Scarlett theo đuối Ashley nhưng kết quả vẫn chỉ là con số không, từ đầu đến cuối Ashley không dành một chút tình yêu nào cho nàng nhưng với Butler thì khác. Hắn chinh phục được Scarlett bằng sự cố gắng của mình. Hai nhân vật nối loạn này có rất nhiều điểm chung giống nhau, họ dễ dàng thấu hiểu nhau và yêu nhau, chỉ có điều Scarlett nhận ra tình yêu khá muộn và để nó vụt khỏi tầm tay. 3.2. 3.2.1. Cặp đôi an phận Ashley Wilker và Melanin Haminton Melanin Haminton Người ta nói rằng nếu không có Melanin thì Scarlett sẽ không còn là nhân vật cá tính nữa, bởi vì chỉ khi có Melanin mới có tấm gương đối chiếu giữa hai nhân vật này, đó là cô gái có tính cách ôn hòa đối lập với Scarlett. Hiền hậu, đoan trang Melanin có đủ phẩm chất của một cô gái đoan trang, nàng ăn nói nhỏ nhẹ và vô cùng lịch sự, với cô những lời nói bên ngoài và suy nghĩ trong đầu là một, Melanin không có nhiều nội tâm như Scarlett. Từ đầu đến cuối tác phấm cô không hề gây ra một tai tiếng nào cho gia đình cũng như bản thân mà còn để mọi người biết rằng gia đình Haminton có một người phụ nữ hiền thục thật đáng quý trọng. Cô luôn giải quyết mọi việc mà Scarlett gây ra bằng trái tim của một người phụ nữ. “Em đừng lo ngại gì cả. Chị hiếu em lắm, đêm qua em đã làm một việc hết sức can đảm và đã giúp ích cho bệnh viện rất nhiều. Neu ai dám nói một lời nào về em, chị sẽ chống lại ngay... Cô Pỉtty đùng khóc nữa. Cô sẽ làm cho Scarlett bối rối mà chẳng đi tới đâu. Mợ ấy còn bẻ bỏng quả mà. ” [tr.312;tập 1] Trong thời gian Ashley đi tham gia chiến đấu, nàng luôn giữ phẩm tiết của một người phụ nữ chung thủy, đức hạnh chờ chồng. Melanin luôn ở bên chăm sóc và động viên Scarlett khi chồng cô không còn nữa. Cô hiểu được tâm lí của một người phụ nữ khi không có chồng bên cạnh vì chính cô cũng đang xa chồng, Melanin luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ cho họ từ đó cho thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ này. Khi biết mình có thai, Melanin sung sướng thông báo với Scarlett về niềm vui vô bờ bến này, cô nhắc tới Ashley vói mong muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với chàng nhưng cô lập tức cảm thấy đau khổ khi chạm vào nỗi buồn vô tận của Scarlett khi Charles đã từ bỏ sự sống trên chiến trường. “Ớ, Scarlett, chị ngốc quá, chị xin lôi em. Chị nghĩ là những người đang sung sướng đều ích kỉ. Chị đã quên khuấy khỉ đã nhắc tới Charles, nhất là ngay lúc này... - Câm miệng đi. Scarlett hét to lần nữa, và cố giữ cho ra vẻ bình thản. Không bao giờ...không bao giờ đế cho Melanin thấy hoặc đoán được cảm nghĩ của nàng. Là người đa cảm, Melanin khóc ào ỉên vì đã nghĩ rằng mình đã tàn nhân. Nói tới Charles tức là Scarlett nhắc đến kỉ niệm đau đớn là nàng đã sinh Wade mây thảng sau cải chêt của Charles. Melanin hoi hận về sự thiếu suy nghĩ của mình và rụt rè nói: - Em đế chị cởi ảo giúp rồi xoa bóp cho. ” [tr.438; tập 1] Tốt bụng, chung thủy. Melanin có phẩm chất tuyệt vời nhất là tốt bụng, cô luôn muốn giải quyết mọi chuyện mà không để những người xung quanh phải lo lắng bận tâm gì, muốn giúp đỡ và nghĩ cho người khác là bản năng của cô. Hiếm có người phụ nữ nào có lòng vị tha và không tính toán như cô, trước khi phán xét lỗi lầm của người khác cô luôn tìm mọi lí do đề không trách móc và tìm đủ mọi lí do khiến họ phải làm như vậy. Rhett Butler là một con người thấu đáo trong suy nghĩ, vậy mà hắn chưa quý trọng phẩm chất của một người phụ nữ nào hơn Melanin, không phải là do những lời đồn thổi mà hoàn toàn do hắn chứng kiến. Trong thời gian ở Atlata âm mưu đầu cơ trục lợi bị phát hiện, Rhett Butler bị cả thành phố xa lánh và khinh bỉ, nhưng riêng Melanin vẫn coi hắn là một quý ông và cần được coi trọng. Bỏ qua những ánh mắt dò xét của người dân trong thành phố Rhett vẫn là một thuyền trưởng đáng kính khi bước vào nhà của cô Pitty, Melanin còn cảm kích vô cùng khi được Rhett tiết lộ thông tin ngoài chiến trường. “ Melanin quay lại mắt đâm ỉệ: - Ồ, thuyền trưởng Butler, ông quả tử tế chịu khó tới đế cho chủng tôi hay. Bao giờ họ mới cho công bố bản danh sách đó? - Chỉ một phút mà thôi, thưa bà. Bản bảo cáo đó đã được gửi tới tòa soạn hơn nửa giờ rồi. Viền thiếu tả phụ trách việc này không muốn thông bảo trước khỉ ỉn xong, sợ dân chủng sẽ phả sập tòa soạn vì muốn biết sớm. ” Melanin rất tử tế với mọi người mặc dù cô không quen biết, chỉ đơn giản đó là lòng trắc ẩn, khi sống ở Tara, Melanin mới sinh đứa con đầu lòng, với cơ thể vốn yếu ớt cùng với việc quá khó khăn sau khi sinh con cô càng trở nên mệt mỏi. Vậy mà khi những người đói mệt từ nhiều nơi đến Melanin vẫn sẵn sàng ra khỏi giường bệnh và nấu đồ ăn cho những người đó “Scarlett gắt gỏng: - Chị bỏ cải tật đó đi. Bệnh chưa hết mà không chịu ăn uống đẩv đủ rồi tới chừng nằm liệt giường là bọn tôi lại phải lo hầu hạ. Cứ đế mặc cho họ đói. Họ chịu đựng nối mà. Đã chịu đói bốn năm thì đói thêm ít lâu nữa cũng đâu có sao. Melanin quay phắt lại với ánh mắt lần đầu tiên phơi trần tâm ỷ ra: - Scarlett, em không được nói như vậy ỉ Cứ đế chị làm. Em có biết đâu, được làm như thế chị thấy sung sướng lắm. Cứ môi lần chị chia sẻ phần ăn của mình cho một nguời nghèo đói là chị lại tưởng tới, trên một con đường xa xôi nào đó tận miền Bắc, cũng có một phụ nữ đang cho anh Ashley của chị một món ăn thức uống đế đủ sức trở về. ” [tr.747; tập 1] Chỉ với một câu thoại đơn giản tác giả đã lột tả được hết nhân cách của một con người, Melanin luôn là như vậy cô sẵn sàng hi sinh những gì mình có kể cả sức khỏe của bản thân để được cứu giúp những người bị nạn. Trong bữa tiệc sinh nhật bí mật của Ashley, Scarlett và Ashley nhớ về ngày xưa, họ xúc động và ôm nhau một cách trong sáng nhưng bị bắt gặp, Scarlett trở thành cái gai trong mắt mọi người. Nhưng với Melanin cô không tin chuyện này xảy ra và vẫn một mực bênh vực cho cô, vì bảo vệ cho cô mà Melanin đã gây chia rẽ mọi người, tuy vậy cô không bao giờ quay lưng lại với người em dâu đã cùng mình trải qua bao nhiêu sóng gió. “Cô phải nghe. Và tôi cho cô biết điều này đế cô khỏi thắc mắc. Meỉly (tên gọi khác của Melanin) ngớ ngấn thật nhung không phải như có tưởng. Hiến nhiên đã có người kế hết lại nhưng Melly không tin. Dù có thấy tận mắt cô ấy cũng không tin. Con người đó đã có quả nhiều sự tự trọng nên không nhìn thấy được sự hèn mạt của những người mà cô ta yêu mến. Tôi không biết Ashley nói lảo với vợ ra sao ...nhưng chắc chắn bât. cứ một. lời dôi gạt vụng về nào cũng có kết quả, vì Meỉỉy quá thương Ashley và cô. Tôi không hiếu vì sao mà Melly lại thương cỏ, cứ coi đỏ là thêm một day dứt nữa cho lương tâm cô. ” [tr.555; tập 2] Melanin không muốn gây bất cứ một tổn thương nào cho mọi người vì thế cô không muốn và không bao giờ tin câu chuyện gần như là bịa đặt kia, cô có một niềm chung thủy với chồng, lòng chung thủy không bao giờ bị đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Thông qua tính cách M.Mitchell đã xây dựng được thành công nhân vật an phận Melanin, cô luôn bằng lòng với mọi thứ không phá hủy đức tính hiền thục đoan trang của người con gái miền Nam mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Cô là đại diện tốt nhất cho mẫu phụ nữ hài hòa, an phận với những gì mình có và không tìm cách đế thay đối chúng. Ớ Melanin ta tìm thấy tấm gương phản chiếu tốt nhất của Scarlett, hai nhân vật sánh đôi cùng nhau, phản chiếu và làm nền cho nhau thể hiện được cá tính của mình. 3.2.2. Ashley Wilker Cũng như Melanin, nhân vật Ashley Wilker cũng được nhắc tới như một chàng trai chuẩn mực của xã hội miền Nam lúc bấy giờ, ở Ashley ta có thể tìm được mọi phẩm chất tốt đẹp, phù hợp với lí tưởng con người. Chính vì vậy mà ở nhân vật này cũng không có cá tính nổi loạn như Rhett Butler, Ashley là nhân vật an phận đi kèm với người phụ nữ chuẩn mực Melanin. Anh dũng cảm hoàn thành mọi trách nhiệm mà một người đàn ông phải làm với gia đình và với tổ quốc. Con người có trách nhiệm Không có ai tuyệt vời hơn Ashley nếu có một cuộc bình chọn người đàn ông lí tưởng nhất, chàng là người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người đàn ông. Cũng như bao chàng trai khác trên hạt Georia, anh ý thức được trách nhiệm của một người đàn ông khi mảnh đất của mình đang có nguy cơ bị đe dọa. Vì danh dự của Tổ quốc Ashley lên đường tham gia chiến đấu và là một người đội trưởng mẫu mực của binh đoàn. Đứng trước ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết ai mà không lo sợ, nhưng với Ashley anh vẫn luôn ngẩng cao đầu, thề chiến đấu cho tới hơi thở cuối cùng, thề giữ vững danh dự của những người đàn ông miền Nam. Giữa lúc bão táp lửa đạn Ashley được về phép thăm gia đình, được gặp lại người vợ yêu thương mà anh hằng nhung nhớ. Rất nhiều chiến sĩ có thể bỏ mặc chiến trường đau khổ đói rách mệt mỏi triền miên để đào ngũ trở về, bỏ qua địa ngục về với trần gian là điều ai cũng muốn. Nhưng anh hy sinh tất cả để trở về chiến trường quyết tâm sống chết vì miền Nam bỏ người vợ trẻ ở lại cùng với bao yêu thương nồng cháy, anh hiểu rằng lúc này vận mệnh của dân tộc là quan trọng hơn cả. Không có gì khó khăn khi anh quyết định ra đi chiến đấu và nếu anh có ý định ở lại thì Melanin cũng không cho phép điều đó xảy ra. Anh có thể không có người vợ hiền dù cho đau khổ nhưng anh không thể không có Tổ quốc, niềm kiêu hãnh và danh dự. “Ashley biết cuộc chiến đấu này là vô lý, nhưng anh ấy vân săn lòng chiến đấu và săn sàng hy sinh. Chiến đấu trong tâm trạng như vậy còn can đảm hơn là chiến đấu vì những điều mình cho là hợp lý. ” [tr.367. tập 1] “ - Suốt tuần qua anh luôn nói dối như bao quân nhân khác khỉ về phép. Tại sao lại phải làm cho cô Pỉtty và Melanin lo sợ trước khỉ họ cần lo sợ? Đủng, Scarlett, anh nghĩ rằng bọn Yankee sẽ thắng ta. Gettysburg là bước đầu của ngày tàn. Người ở hậu phương không thế hiếu được. Họ không thế ỷ thức được ta sẽ chịu đựng được bao ỉâu. Nhưng Scarlett... một số bỉnh sĩ của anh đi chân không, trong lớp tuyết dày ở Virginia. Môi khỉ nhìn thấy bàn chân tê cóng cuốn trong ghẻ rách hay bao bố, hay nhìn những vết máu của họ đọng trên mặt tuyết, anh biết rằng anh còn một đôi giày nguyên vẹn... Thế là anh có ỷ định quãng nó đế đi chân không như mọi người” [tr.426; tập 1] Ngoài những khi ở chiến trường Ashley còn có trách nhiệm rất rõ ràng với gia đình, anh là một người chủ có trách nhiệm cao. Lay Melanin không lâu anh phải tham gia chiến trường, thời gian đôi vợ chồng trẻ được bên nhau là vô cùng ít ỏi vì vậy khi chiến tranh kết thúc anh được trở về, anh đã dùng hết sức lực để chăm sóc cho cô. Anh muốn bù đắp những ngày Melanin phải nuôi con một mình mà không có anh bên cạnh hơn nữa đó là những ngày khó khăn nhất trong chiến tranh. Đối với Scarlett anh cũng phải có trách nhiệm bảo vệ cô em dâu, khi cô bị bọn da đen bắt cóc và có ý định hãm hiếp, cô được Big Sam cứu trở về. Không thể để danh dự của em dâu bị bôi nhọ Ashley cùng với người chồng thứ hai của Scarlett là Frank Kennedy đi trả thù. Anh muốn bảo vệ những người thân yêu của mình cả về thể xác lẫn tinh thần. Chung thủy Ashley còn được biết đến là người đàn ông chung thủy trong tình yêu, anh dành trọn tình yêu Melanin người vợ mà anh vô cùng yêu thương và tôn trọng. Một khi đã yêu Ashley không dành tình cảm cho ai khác. Ke từ ngày anh chưa kết hôn Ashley vô cùng bất ngờ và khổ tâm khi nhận được lời tỏ tình bất ngờ của Scarlett, Ashley chỉ coi cô là em gái và cũng không muốn làm cho cô đau khổ. Tuy nhiên anh vẫn từ chối vì trái tim của mình đã trao trọn cho Melanin và nhận được một cái tát mà lẽ ra mình không đáng nhận. Ashley chỉ biết an ủi trước cơn giận ngùn ngụt mà Scarlett dành cho mình “ - Em không bao giờ ghét anh đâu. Em đã nói với anh là em yêu anh và em biết anh có đế ý tới em. Bởi vì... Nàng ngừng lại, từ trước chưa bao giờ nàng nhìn thấy một khuôn mặt khố sở đến thế kia. - Ashley anh cỏ đế ỷ tới em... c.ó, phải không? - Phải, anh có đế ỷ. Chàng nói một cách buồn thảm. Nếu chàng bảo ghét nàng có lẽ nàng cũng không quá sợ hãi như thế. Nàng bấu vào tay ảo Ashley, không nói được ỉờỉ nào. - Scarlett, chủng ta không thế tiến xa hơn được và em hãy quên những gì chủng ta vừa nói. - Không, em không làm vậy được. Anh muốn nói gì? Anh không muốn... muốn cưới em hả? - Anh sẽ cưới Melanin ” [tr. 186, tập 1] Không chỉ có một lần mà đến hai Ashley tù’ chối lời tỏ tình của Scarlett. Lần thứ hai vào lúc Ashley về phép thăm gia đình, đợi mãi Scarlett mới có dịp gặp riêng chàng khi chàng chuấn bị trở lại quân đội. vẫn như lần trước Ashley chỉ coi cô là em gái và không hề có chút tình yêu nào cho cô. Từ đầu đến cuối Ashley chỉ có một mình Melanin và chưa bao giờ anh phản bội lại tình yêu đó. Cũng giống Melanin, Ashley là một người an phận không có bất mãn quá lớn với cuộc sống, anh gật đầu với những gì mình đang có và không muốn thay đổi hay phá hủy những thứ gì thuộc về tự nhiên, những gì mà xã hội yêu cầu một người đàn ông phải làm. Ashley mang những đặc tính của người đàn ông lí tưởng vì tính cách cũng như trách nhiệm của anh. Người đàn ông đó sống trong khuôn mẫu chuấn mực xã hội của những người đàn ông mien Nam. Ashley luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của xã hội lúc bấy giờ quy định, không nổi loạn trước nhũng cám dỗ của thời cuộc. Hai cặp nhân vật có tính cách trái ngược nhau đã và luôn sánh đôi và bổ sung tính cách cho nhau, họ như hai đường thẳng song song luôn nhìn thấy nhau mà không bao giờ chạm được vào nhau. Tác giả đã rất thành công khi cho những nhân vật của mình mỗi người một tính cách và tất cả những tính cách đó tạo nên chỉnh thể hoàn hảo cho tác phẩm. Với tính cách trái ngược hai cặp nhân vật đã tạo ra hai dạng nhân vật khác hẳn nhau, tuy nhiên thay vì thích thích cặp đôi an phận, phần lớn bạn đọc lại thích cặp đôi nổi loạn hơn. Cặp đôi nổi loạn tạo được sự ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc. Theo dõi họ các độc giả luôn quan sát kỹ những hành động, suy nghĩ và tính cách của họ rồi tự mình tìm ra những câu hỏi vì sao nhân vật đó lại như vậy. Cặp đôi nổi loạn chứa đựng nhiều tính cách trong một con người, có lúc suy nghĩ và lời nói của họ lại trái ngược nhau tạo ra nhũng tình huống bất ngờ. Cặp đôi an phận tính cách quá đon giản, bạn đọc có thể đoán được họ sẽ làm những gì trong tình huống nhất định, chính tính cách đơn chiều vô hình trung khiến họ bị đơn giản hóa. KẾT LUẬN “Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm lớn đã gặt hái được rất nhiều thành công kế cả ở hai phương diện tác phẩm văn học hay phim điện ảnh. Việc xây dựng được một cốt truyện phong phú và hệ thống nhân vật hết sức đa dạng tạo nên thành công cho M.Mitchell. Với bà “Cuốn theo chiều gió” là đứa con tinh thần mà bà tin tưởng nhất. “Cuốn theo chiều gió” ngay khi ra đời đã mang số phận của một hồng nhan, nên đa truân trước vô và những lời khen cũng như tiếng chê. Tuy thế sức ép dư luận càng nhiều, thì tác phẩm lại càng trở nên thu hút. Thời gian cũng đã làm một phép thử đối với tác phấm, dù đã ra đời hơn một thế kỷ và nhận được nhiều lời khen chê khác nhau nhưng thế giới vẫn coi “Cuốn theo chiều gió” là một tác phẩm kinh điển, có một không hai. Các nhân vật trong tác phẩm còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống của một số người. Trong khóa luận này chúng tôi đã đi khám phá được thế giới nhân vật phong phú, đa dạng của tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” trong đó hiện lên là hai tuyến nhân vật. Tuyến nhân vật da trắng nắm quyền cai trị và tuyến nhân vật da đen sống kiếp nô lệ. Ớ tuyến nhân vật da trắng nối bật lên là những gia đình quý tộc sống ở hạt Georia trong đó có ba gia đình nổi bật là gia đình O’Hara, gia đình Wilker và gia đình Hamiton. Họ có những đặc điếm chung giống nhau tuy nhiên cũng có rất nhiều điểm khác biệt, chính điểm khác biệt đó tạo nên tính cách riêng của từng gia đình. Cùng với tuyến nhân vật da trắng nắm quyền cai trị chúng tôi cũng đã đi tìm hiểu tuyến nhân vật hoàn toàn đối lập đó là những người da đen sống kiếp nô lệ. Họ sinh ra đã mang một màu da đen đúa như chính thân phận của họ. Đại diện cho tuyến nhân vật này là những người giúp việc cho gia đình O’Hara, gia đình Hamiton và những gia đình khác trong hạt. Bên cạnh đó còn xuất hiện những nhân vật không có tên, họ là nhân vật quần chúng, là Quân đội Liên bang miền Nam, là quân Ya n k e e . . h ọ cũng có thể là những nhân vật nhỏ bé được tác giả gửi gắm nhiệm vụ làm nổi bật tính cách của các nhân vật trung tâm. Trong chương 3, chúng tôi hướng đến tìm hiểu hai cặp nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Đầu tiên là cặp đôi nổi loạn Scarlett O’Hara và Rhett Butler, hai nhân vật này sinh ra là để dành cho nhau. Neu không có một Scarlett cá tính dũng cảm thì cũng chẳng thể nào có một Rhett Butler mạnh mẽ. Họ gặp nhau ở cá tính nối loạn, ở sự mạnh mẽ. Chính sự kênh kiệu, kiêu căng của Scarlett đã khơi dậy sự tinh quái ở Rhett. Dường như không ai thấu hiểu Scarlett hơn Rhett, hắn biết làm đủ mọi chiêu trò đế đấy cô gái kiêu căng kia lên tận tầng mây và cũng đủ bản lĩnh để hạ nhục cô xuống đất. Hai con người, hai cá tính họ tạo nên sức hút không thể chối từ cho tác phẩm. Và song song với cặp đôi trên là cặp đôi an phận Melanin Hamiton và Ashley Wilker. Neu cặp đôi trước là cá tính nổi loạn thì cặp đôi này vô cùng hiền hòa. Melanin cô gái có tính cách tốt bụng chan hòa, hiền dịu sánh đôi với người đàn ông lí tưởng và đầy trách nhiệm Ashley tạo sự cân xứng cho cặp nhân vật này. Hai cặp nhân vật trên chính là điểm sáng của tác phẩm, ở họ chúng ta thấy những tính cách phản chiếu lẫn nhau. Chính sự trái ngược mà độc giả luôn có một sự so sánh, tuy nhiên thay vì thích sự hài hòa phần lớn độc giả lại thích cặp đôi nổi loạn Scarlett và Butler. “Cuốn theo chiều gió” đã và đang tiếp tục cuộc hành trình chinh phục bạn đọc. Với những thành công đã đạt được “Cuốn theo chiều gió” xứng đáng là tác phẩm đỉnh cao của nền văn học Thế giới nói chung và nền văn học Mĩ nói riêng. [...]... Cuốn theo chiều gió được xuất bản vào ngày 30.6.1936 Khi ra đời n m 1936 tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của nhà văn M. Mitchell đã gây được m t tiếng vang lớn đối với độc giả thế giới nói chung và độc giả M nói riêng Từ m t nhà văn vô danh Cuốn theo chiều gió đã đưa M. Mitchell lên đến đỉnh cao của sự nghiệp và trở thành tác ph m đế đời của bà Khi cuốn tiểu thuyết ra đời có rất nhiều ý kiến trái chiều. .. Ngoại hình M. Mitchell luôn giới thiệu nhân vật của m nh bằng cách miêu tả ngoại hình, miêu tả m t cách tỉ m lẩn đẩu nhân vật xuất hiện Đây không phải là cách l m mới m , th m chí còn là thao tác quen thuộc với m i người c m bút nhưng dấu ấn của tác giả vẫn đ m nét hơn ở cách bà chọn lọc chi tiết miêu tả, gây ấn tượng ngay lập tức về nhân vật Là m t trong những nhân vật trung t m trong tác ph m Scarlett... luật riêng của nó 1.1.3 Khái ni m hệ thống nhân vật Cùng n m trong hệ thống chuỗi nghệ thuật, “Hệ thống nhân vật cũng được biết đến là m t khái ni m quan trọng của tác ph m Đó là khái ni m để chỉ m t chuỗi các nhân vật khác nhau cùng xuất hiện trong m t tác ph m, nhân vật này gắn bó và bổ sung tính cách cho nhân vật kia tạo nên m t chỉnh thế không thế tách rời Hệ thống nhân vật là m t thế giới vô cùng... kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nh m nhân vật) dựa vào những tiêu chí nhất định Nhi m vụ của người tiếp cận văn học là phải t m ra chìa khóa để bước qua cánh cửa bước vào kh m phá thế giới nhân vật đó Do đó, nghiên cứu Thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật Trong lịch sử văn học, m i tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng, m i thể loại văn học cũng có Thế giới nhân vật với... vào n m 1935 Latham đang đi t m một cây bút triến vọng ở Miền Nam, và m t người bạn của Mitchell, vốn l m việc cho Latham, đã nhờ bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu có từng viết m t cuốn sách nào không Mitchell ngập ngừng Latham đã cầu xin bà: "Neu bà đã từng viết m t cuốn sách, vui lòng cho tôi xem trước tiên" Cuối ngày h m đó, m t người bạn của Mitchell. .. 1.2.1 Tác giả M. Mitchell và tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió Tác giả M. Mitchell Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949) là m t tiểu thuyết gia người M , bà ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và Mary Isabelle Bà có m t người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi Tuổi thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến M và từ nhũng... LOẠI HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIÉU THUYẾT “CUỐN THEO CHIÈU GIÓ” 2.1 Hệ thống nhân vật da trắng n m quyền cai trị Cuốn theo chiều gió là m t bộ tiểu thuyết dài với số lượng nhân vật lớn chia thành nhiều loại khác nhau Trong hệ thống đó có rất nhiều cách phân chia tuyến nhân vật bao g m hệ thống da trắng, da đen nhân vật có tên, không tên Phần lớn những người n m quyền cai trị trong tác ph m lại là những... nhân vật xuất hiện trong tác ph m, m i quan hệ, m i trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình c m của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chang những không giống con người trong thực tại về t m lí, hoạt động m còn ý nghĩa khái quát, tượng trưng Trong Thế giới nhân vật ,... luận: Cuốn theo chiều gió sẽ vưọt cao hơn cả Manhattan, và cao gấp 50 lần tòa Empire State nếu xếp tất cả các cuốn sách bán được chồng lên nhau, và nếu được xếp nối đuôi nhau nó sẽ vòng quanh xích đạo 3 lần, điều đó cho thấy t m ảnh hưởng của Cuốn theo chiều gió m nh m đến thế nào Cuốn theo chiều gió có t m ảnh hưởng khá lớn vì sự cuốn hút của nó, như chưa thỏa m n với kết thúc của tác giả M. Mitchell, ... yếu trong tác ph m, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của m nh Trong nhân vật trung t m xuyên suốt từ đầu đến cuối tác ph m, về m t ý nghĩa đó là nơi quy tụ các m i m u thuẫn của tác ph m Còn lại các nhân vật phụ mang tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bố sung Thứ hai căn cứ vào đặc đi m tính cách nhân vật và lí tưởng xã hội th m mỹ của nhà văn lại có thể chia thành nhân vật

Ngày đăng: 30/09/2015, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w