1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp kí ức tuổi thơ trong hồi kí những ngày thơ ấu của nguyên hồng

54 311 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 879,8 KB

Nội dung

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ông và các tác phẩm của ông trên nhiều góc độ: cuộc đời, thế giới quan, nội dung sáng tác, phong cách sáng tác, phong cách nghệ thuật,… - Vũ Ngọc Phan t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -

TRẦN THỊ HÀ

KÍ ỨC TUỔI THƠ TRONG HỒI KÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

ThS ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- -

TRẦN THỊ HÀ

KÍ ỨC TUỔI THƠ TRONG HỒI KÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

ThS ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Huyền Trang - người đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc chắn

đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hà

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Kí ức tuổi thơ trong

hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Ths Đỗ Thị Huyền Trang Đề tài

này chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Bố cục của khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

1.1 Tác giả Nguyên Hồng 5

1.1.1 Con người và cuộc đời 5

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác 8

1.2 Khái quát về thể loại hồi kí trong văn học hiện đại Việt Nam 10

1.3 Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng 15

Chương 2 19

NHỮNG NGÀY THƠ ẤU – CUỐN HỒI KÍ VỀ TUỔI THƠ 19

2.1 Bối cảnh xã hội với tuổi thơ của Nguyên Hồng 19

2.2 “Tôi có một tuổi thơ không hạnh phúc” (Tuổi thơ với các thành viên trong gia đình) 21

2.2.1 Kí ức về gia đình trong những ngày còn êm ấm 21

2.2.2 Kí ức về mẹ 24

2.2.3 Kí ức về cha 27

2.2.4 Kí ức về bà 32

2.2.5 Kí ức với những người họ hàng 35

2.3 Tuổi thơ với trò đánh đáo, với bạn bè và mái trường 36

2.3.1 Tuổi thơ với trò chơi đánh đáo 36

2.3.2 Tuổi thơ với những người bạn 39

2.3.3 Tuổi thơ với mái trường 41

2.4 Tuổi thơ với những nỗi ám ảnh khôn nguôi 42

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hầu như mỗi người trong chúng ta đều dành cả tuổi thơ để ước rằng mình mau chóng lớn lên rồi lại dành cả quãng thời gian trưởng thành để mong

mình bé lại Như Karl Ove knausgard đã từng nói: “Mỗi lần nhìn lại thời thơ

ấu tự do, thứ nay đã vĩnh viễn mất đi, chôn vùi luôn tất cả những cảm xúc sung sướng hay hạnh phúc mãnh liệt nhất, tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ trẻ con mới thực sự là lúc mình cảm nhận được hết thảy ý nghĩa của cuộc sống, và chúng ta - những người lớn, bất quá chỉ là nô lệ mãi phụ thuộc, hoài niệm về cái thời đã qua ấy mà thôi Mục đích sống của mỗi người, có lẽ cũng chỉ có vậy” Và mỗi người cũng chỉ có thể mua vé đi tuổi thơ qua những trang

truyện ngắn, những tiểu thuyết, những hồi kí,… Có lẽ cũng bởi thế mà kí ức tuổi thơ đã trở thành đề tài được rất nhiều các nhà văn khai thác trong sự nghiệp văn chương của mình

Nguyên Hồng là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời

kì 1930 - 1945 Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về ông với biết bao trân trọng :

“Nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết”[15, 428], “Nhà văn của những

người cùng khổ”[15, 450], “Nguyên Hồng quằn cả bút, cạn cả máu vì tầng lớp cần lao”[18, 5] Ngay từ nhỏ cuộc sống của ông đã gắn liền với những

người lao động cùng cực, những người phu xe, thợ nề, những người bán hàng rong, những đứa trẻ đầu đường xó chợ,… Tuổi thơ ông là một tuổi thơ thiếu tình thương, một tuổi thơ cực nhọc, vào đời sớm, đói khát, mệt mỏi, trưởng thành một cách ngây ngô thiếu sự dẫn dắt của gia đình, thầy cô nhưng tuổi thơ

ấy vẫn mang những nét hồn nhiên, trong trẻo, ngọt ngào của một thời thơ ấu

mà người ta luôn muốn quay trở về

Những ngày thơ ấu là hồi kí đầu tay của Nguyên Hồng kể lại tuổi thơ

của mình Tác phẩm được viết rất thật, rất chân thành về tuổi thơ khắc nghiệt

Trang 7

nhưng cũng không kém phần lãng mạn của tác giả Ở hồi kí này người đọc

không chỉ nhận thấy sự “gia công nghệ thuật” mà được kết dệt với những

“rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại lạc loài với những lề lối khắc

nghiệt của một gia đình sắp tàn”( Thạch Lam)

Là một giáo viên Tiểu học tương lai, tôi muốn trau dồi được nhiều kiến thức về văn học cũng như các lĩnh vực khác để làm giàu thêm tri thức của bản thân, để phục vụ công tác giảng dạy sau này Đồng thời có thể mang tác phẩm

Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng đến gần với học sinh thông qua các

hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh tăng thêm khả năng cảm thụ văn học đồng thời giáo dục đạo đức cho học sinh Bên cạnh đó, trang bị cho bản thân những kinh nghiệm trong bước đầu nghiên cứu khoa học, người viết lựa

chọn đề tài “Ký ức tuổi thơ trong hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên

Hồng”

2 Lịch sử vấn đề

Nguyên Hồng là một nhà văn lớn trong trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ông và các tác phẩm của ông trên nhiều góc độ: cuộc đời, thế giới quan, nội dung sáng tác, phong cách sáng tác, phong cách nghệ thuật,…

- Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (quyển 4, 1942), có bài viết Tác phẩm Nguyên Hồng trước cách mạng tháng 8 có đề cập đến những tác phẩm của nhà văn trước cách mạng tháng 8 trong đó có hồi kí Những ngày

thơ ấu Ông đánh giá: “Lối tự truyện này ở Anh, ở Mỹ, ở Nga rất thịnh hành, nhưng ở nước Việt Nam ta, viết được tôi cho là can đảm lắm”; “Đọc tự truyện của Nguyên Hồng, tôi đã tưởng có dưới mắt quyển sách của một nhà văn Anh hay nhà văn Nga”.[19, 273]

Trang 8

- Nguyễn Đăng Hiệp trong Đặc sắc hồi kí của Nguyên Hồng đã nhận định: “Toàn bộ những trang sách ấy là một thứ trữ tình được thể hiện

bằng văn xuôi, tạo thành một bức chân dung tự họa” [11, 318]

- Phan Diễm Phương trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã nhận xét: “Thiên hồi kí Những ngày thơ ấu đã làm nên bộ mặt của xã hội thị

dân tiểu tư sản lạnh lùng và tàn ác Trong xã hội đó, tình cảm con người , kể

cả tình cảm ruột thịt, đã bị đồng tiền và thói nhỏ nhen độc ác làm cho khô héo, lụi tàn Tác phẩm hấp dẫn người đọc bằng lối viết giản dị, chân thực bằng tấm lòng yêu thương tha thiết, chân thành Những ngày thơ ấu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng trước cách mạng.”

[1, 593]

- Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học bộ mới: “Những ngày

thơ ấu thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyên Hồng Một trái tim yêu thương tha thiết, chân thành, những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam), một bút pháp chân thực giản dị mà thắm đượm trữ tình Về nhiều mặt, ngòi bút Nguyên Hồng trong Những ngày thơ ấu tỏ ra già dặn hơn trong Bỉ vỏ cùng tác giả” [7, 1292]

- Phạm Thị Loan, Thế giới nghệ thuật trong hồi kí Những ngày thơ ấu

của Nguyên Hồng (Khóa luận tốt nghiệp): “Những ngày thơ ấu có lẽ là hồi kí xúc động nhất, chân thành và trong sáng nhất trong cả cuộc đời viết văn của Nguyên Hồng Nó ngân vang mạnh mẽ, thu hút tình cảm của người đọc khiến cho người ta không thể dửng dưng, lạnh nhạt trước một sự chân thành, thắm thiết đến vậy.” [12]

- Lê Thị Lệ Thủy, Hồi kí văn học (của các nhà văn) Việt Nam hiện đại -

nhìn từ góc độ thể loại (Luận án tiến sĩ văn học) đã nhận xét: “Trong các di sản văn học của Nguyên Hồng có những tác phẩm tuy không đồ sộ về quy mô

Trang 9

nhưng lại khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng và những niềm xúc động Cuốn truyện tự thuật Những ngày thơ ấu là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tạo mà người xưa bảo là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”.”

[23]

Qua khảo sát nhận thấy các tác phẩm truyện ngắn của Nguyên Hồng được nghiên cứu, tìm hiểu khá cặn kẽ tuy nhiên hồi kí của ông thì chưa được xem xét, tìm hiểu một cách có hệ thống Nếu có cũng chỉ mang tính chất thoáng qua, lẻ tẻ Song đó lại là những gợi ý bước đầu cho tôi tiếp cận đề tài này Vì vậy, từ những gợi ý quý báu của những người đi trước, tôi tìm hiểu đề

tài: Kí ức tuổi thơ trong hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu những kí ức, kỉ niệm về thời ấu thơ của nhà văn qua tác

phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: kí ức tuổi thơ của Nguyên Hồng trong hồi kí

Những ngày thơ ấu

- Phạm vi nghiên cứu: Tư liệu: Nguyên Hồng, (tái bản 2015), Những

ngày thơ ấu, Nxb Văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê, khảo sát

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được triển khai gồm có 2 chương:

Chương 1 Những vấn đề chung

Chương 2 Những ngày thơ ấu - cuốn hồi kí về tuổi thơ

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả Nguyên Hồng

1.1.1 Con người và cuộc đời

Nguyên Hồng tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định, mất ngày 2/5/1982 tại ấp Cầu Đen, huyện Yên Thế, Bắc Giang Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đang thời kì sa sút, sống những ngày tháng đói khổ, tủi nhục chịu biết bao nhiêu dằn vặt, đày đọa trong sự tối tăm của xã hội cũ Mười hai tuổi, bố

ho lao chết, mẹ đi bước nữa trong sự ruồng bỏ, hắt hủi của gia đình chồng Nguyên Hồng thiếu tình thương của mẹ sống nhờ vào cô và chịu sự rẻ rúng khinh miệt của họ hàng Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ Lúc ở với cô, với lòng thương người và không chịu được cảnh áp bức, khi thấy ông chú dượng ngược đãi, đánh đập bà cô, Nguyên Hồng đã cầm dao đâm ông ấy và bị bắt đi cải tạo mãi đến năm 16 tuổi mới được tha Hai mẹ con rời quê tới sinh sống trong một xóm nghèo tại Hải Phòng (xóm Cấm) Tại đây, cuộc sống của ông gắn liền với tầng lớp người dân bần cùng thuộc tầng đáy của lớp dân thành thị Tại đây, Nguyên Hồng gặp Thế Lữ - thi nhân mà ông khao khát gặp mặt, xác định hướng đi, và viết văn, ông viết miệt mài, không ngừng nghỉ

Với hơn 40 năm cầm bút, Nguyên Hồng đã để lại cho văn học nước nhà hàng vạn trang sách, với số lượng gần 40 tác phẩm, có đủ các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, thơ, kịch,…trong đó nhiều tác phẩm có giá trị lâu

dài cho nền văn học dân tộc như Bỉ vỏ, Cửa biển, Một tuổi thơ văn, và tập hồi

kí Những ngày thơ ấu,…

Khác với nhiều cây bút cùng thời, ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã chọn cho mình con đường của chủ nghĩa nhân đạo, hướng về những

Trang 11

lớp người cùng khổ nhất trong xã hội cũ Trong giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt Nam xuất hiện hai luồng tư tưởng chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Thế Lữ là người có ảnh hưởng rất lớn đến Nguyên Hồng trong những ngày đầu viết văn Nhưng không giống như Thế Lữ, Nguyên Hồng không đi theo chủ nghĩa lãng mạn mà các tác phẩm của ông được viết với một bút pháp hiện thực tỉnh táo Phải chăng chính cuộc đời đói khổ và lam lũ đã giúp Nguyên Hồng vững bước với chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc

Văn Nguyên Hồng là thứ văn bám riết, quấn quýt lấy cuộc sống, một thứ văn sôi nổi, hăm hở, tràn đầy chất thơ trữ tình lãng mạn Dường như ông

cứ đặt bút xuống là cuộc sống đã trổ tràn trên giấy với những chi tiết sinh động, “ngồn ngộn”, “phập phồng tươi rói” Ở Nguyên Hồng không có những câu văn “dài ngoẵng” tràn đầy trang sách như Huy-gô, không xáo trộn vô ý thức thành một dòng triền miên bất tận như Mácxen Prút, không trạm trổ sơn mài như Nguyễn Tuân, không “xiếc” như Chế Lan Viên cũng không “lý sự” như Nam Cao mà văn Nguyên Hồng xác định một chỗ đứng khó tranh chấp,

xê dịch trong kí ức người đọc nhờ một đặc sắc khác Đó là tiếng kêu nức nở, tiếng kêu khắc khoải của con người Ông đã viết về lớp dân nghèo thành thị với một “niềm tin tưởng tha thiết”, một “tình thương yêu đắm đuối”, một niềm thương cảm sâu sắc của những người “cùng một hoàn cảnh, cùng một cuộc đời thấp kém và tối tăm, vì thiếu thốn đủ thứ, vì phải chịu đựng đủ mọi

thứ” (Lớp học lẩn lút) Nguyên Hồng viết văn bằng tình yêu thương, một tình

thương không kiềm chế được Nguyên Hồng viết văn bằng nước mắt, nước mắt không có giọt cuối cùng Chìm dưới đáy mỗi một câu văn là một giọt nước mắt lớn như thế

của họ Ngô Tất Tố tiếp thu được cái hơi thở khỏe mạnh, hồn hậu, lạc quan

Trang 12

của nông dân, còn Nguyên Hồng thì bắt rễ sâu vào cuộc sống và những tình cảm tốt đẹp của những người dân nghèo, thợ thuyền thành phố Ông luôn luôn nói đến những người lao động nghèo khổ với lòng biết ơn và sự gắn bó trọn đời thủy chung Nguyên Hồng tồn tại trong văn học Việt Nam như một nhà văn có cuộc sống rất gần với nhân vật của mình, nghĩa là cũng đủ cay đắng,

cơ cực như bất cứ cuộc đời dưới đáy nào khác Trong khi phơi bày tình cảnh cực khổ thê thảm của những hạng người bị coi là cặn bã của xã hội ấy, Nguyên Hồng đã dành cho họ một tấm lòng yêu thương thắm thiết, từ đó bênh vực và khẳng định phẩm chất của họ Ông viết văn bằng trái tim hơn là bằng lí trí Ông cảm thông sâu sắc và có quan điểm tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và những khát vọng chính đáng của người dân lao động Nguyên Hồng yêu văn, say mê văn chương Ông cho văn chương là vắt ruột, vắt máu

mà viết ra Hai câu thơ mà ông thường ngâm nga thể hiện rõ tình yêu văn chương nồng nàn tha thiết của mình:

“Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt

Sở vương đài tạ không sơn khâu…

(Khuất Nguyên, văn sáng bừng trời đất Vua Sở, lâu đài trở đất hoang)”

Sinh thời Nguyên Hồng là người luôn biết chia sẻ những kinh nghiệm cầm bút, viết văn với đồng nghiệp, nhất là những cây bút trẻ Ông đã viết văn trong cái cực nhọc của đời thường để kiếm sống, mò mẫm viết trong sự thiếu thốn từ kiến thức đến bạn bè tâm giao Vì vậy nên ông hiểu cái tâm trạng, cái cực nhọc, cái sự háo hức, say mê, ngông cuồng, cái non dại vụng về của những người trẻ Ông thường khuyên nhủ: “Phải tự rèn, tự luyện cho mình Sắt thép lấy từ quặng mỏ của sự sống, của cuộc đời Muốn mầu nhiệm và linh thiêng phải có máu thịt, máu thịt của con người, của chính mình Muốn sử dụng thật hiệu nghiệm, thật có kết quả, thật là tuyệt sự mầu nhiệm và linh

Trang 13

thiêng thì vừa phải học, vừa xung trận Thầy học là tổ tiên, là ông cha, là nhân loại.” [21]

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Một số tác phẩm trong kho tàng đồ sộ mà Nguyên Hồng để lại cho nền văn học nước nhà:

* 1936: - Đăng truyện ngắn đầu tay Linh hồn trên Tiểu thuyết thứ bảy

* 1937: - Tiểu thuyết Bỉ vỏ được đăng tải trên các báo và được trao giải

thưởng văn chương của Tự Lực văn đoàn

* 1938: - Tham gia vào Mặt trận dân chủ ở Hải Phòng

- Viết cho các báo: Ngày nay; Tiểu thuyết thứ bảy; Thế giới; Người mới

ở Hà Nội; Mới, Đông Phương ở Sài Gòn

- Hồi kí Những ngày thơ ấu được đăng nhiều kì trên Ngày nay từ số

134 (ra ngày 29/10/1938)

* 1939: - In truyện ngắn Người đàn bà Tàu (sau đổi là Một người mẹ

Trung Quốc) và một số truyện khác

* 1940: - In Những ngày thơ ấu (Nxb Đời nay) Viết Xóm cháy nhưng

bị mất bản thảo

* 1941: - In truyện ngắn Bảy Hựu

* 1942: - In truyện Qua những màn tối và tiểu thuyết Cuộc sống (Nxb

Tân Dân)

* 1943: - In truyện ngắn Hai dòng sữa, tiểu thuyết Quán Nải và tiểu thuyết Đàn chim non

* 1944: - In truyện Vực thẳm, tiểu thuyết Hơi thở tàn

* 1945: - In truyện vừa Ngọn lửa và truyện ngắn Miếng bánh

* 1946: - Viết tập truyện ngắn Địa ngục và lò lửa

- Tham gia Hội văn nghệ Việt Nam

* 1949: - In Đất nước yêu dấu (ký)

Trang 14

* 1952: - Viết Đêm giải phóng

- Phụ trách Trường văn nghệ nhân dân Trung Ương, Ban Văn hóa công nhân

* 1955: - Về làm báo tại Hải Phòng, in Giữ thóc

* 1956: - Trở thành biên tập viên của báo Văn nghệ

- In lại Địa ngục và lò lửa, in Giọt máu

* 1957: - Tham gia ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa thành lập, phụ trách báo Văn

* 1959: - Viết Sóng ngầm (trong bộ tiểu thuyết Cửa biển)

* 1960: - In tập thơ Trời xanh

* 1961: - In Sóng ngầm

* 1963: - Tham gia Ban vận động thành lập Chi hội văn nghệ Hải Phòng

- In Sức sống ngòi bút

* 1964: - Được bầu làm chủ tịch Chi hội văn nghệ Hải Phòng

* 1967: - In Cơn bão đã đến (trong Cửa biển)

* 1971: - In Bước đường viết văn (hồi kí)

* 1972: - In Cháu gái người Mãi võ họ Hoa

* 1973: - In Thời kì đen tối, hồi kí Một tuổi thơ văn, thơ Sông núi

quê hương

* 1976: - In Khi đứa con ra đời (tập cuối), hoàn thành Cửa biển

* 1978: - In hồi kí Những nhân vật ấy đã sống với tôi

* 1981: - In Thù nhà nợ nước (tập I bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế)

* Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, ông thuộc số ít những nhà văn sống và viết dưới hai chế độ khác nhau, nhưng trong số ấy cũng ít ai có được hai phần sự nghiệp cân xứng, liền mạch, có sự thống nhất về tư tưởng và

Trang 15

phong cách như ông Hơn bốn mươi năm liên tục cầm bút, gần 5000 trang sách đã in, còn hàng nghìn trang đang trong bản thảo, nhà văn Nguyên Hồng

đã để lại cho chúng ta bài học lớn về một nhân cách nhà văn cách mạng trong sáng, chân tình và trung thành, một người lao động nghiêm túc và có hiệu suất cao Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng là một đóng góp lớn của nhà văn đối với đất nước nói chung và nền văn học hiện đại Việt Nam nói riêng

1.2 Khái quát về thể loại hồi kí trong văn học hiện đại Việt Nam

Về khái niệm hồi kí, có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất

ở những điểm cơ bản: tái hiện quá khứ người thật, việc thật, tác giả chính là người trong cuộc hoặc chứng kiến

Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học của tập thể tác giả: Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” [6, 127]

Trong Từ điển văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân viết: “Tác phẩm hồi kí

là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ

mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.” [7, 646]

Giáo sư Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học: “Cuối cùng hồi kí với

đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi kí có thể nặng về người hoặc việc, có thể theo dạng kết cấu cốt truyện hoặc kết cấu liên tưởng” [13, 436]

Theo Hà Minh Đức: “Hồi kí là những trang ghi chép dựa trên sự hồi tưởng lại những sự việc đã lùi vào quá khứ Viết hồi kí là nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại bằng những câu chuyện kể về người thật, việc thật ngày hôm qua, do chính người kể chứng kiến hay tham gia vào sự việc” [4, 230]

Trang 16

Theo Lê Thị Lệ Thủy trong Hồi kí văn học của các nhà văn Việt Nam

hiện đại – nhìn từ góc độ thể loại (Luận án tiến sĩ): “Hồi kí là một dạng thức

thuộc loại hình kí Hồi kí kể lại những sự việc xảy ra trong quá khứ mà tác giả

là người tham dự hay chứng kiến Nội dung phản ánh trong hồi kí mang tính xác thực cao Đó là những sự việc và con người để lại ấn tượng sâu sắc, gắn với những kỉ niệm riêng nhưng đồng thời tái hiện chân thực đời sống

lịch sử - xã hội và văn hóa của thời đã qua.” [23]

Hồi kí là một phương tiện hữu hiệu để người viết được tìm về quá khứ, lắng lại tâm hồn, suy xét nhận thức, kiểm chứng về những sự việc, những kí

ức đẹp đẽ hay đau buồn, ám ảnh tâm can người cầm bút, thôi thúc được giải tỏa trên trang viết Viết hồi kí là cách thức hợp lí để người viết giãi bày tâm

sự, tình cảm, bộc lộ suy ngẫm của mình

Theo giới nghiên cứu phương Tây, hồi kí được phân thành nhiều tiểu loại nhỏ, như hồi kí của các nhà văn, hồi kí của các chính khách kể về cuộc đời hoạt động chính trị, hồi kí của các tác giả là chứng nhân cho một sự kiện chính trị xã hội quan trọng,…

Trở lại với cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đã đưa ra sự ra

đời của hồi kí: “Thể loại hồi kí ra đời từ rất sớm, từ thời cổ Hy Lạp Hồi ức của Kxênophon và Xôcrat và những ghi chép của các ông về các cuộc hành quân của người Hi Lạp (thế kỉ thứ V trước CN) là những tác phẩm hồi kí cổ xưa nhất” [6, 128] Từ đó tới nay, biết bao biến cố, thăng trầm của xã hội qua mỗi thời kì lại được ghi lại bằng hồi ức của con người Thế giới biết đến hồi

kí của công nương nước Anh Diana, tổng thống Mỹ Kenerdy, ngoại trưởng

mỹ Hilary Clinton, hồi kí Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỉ phú của Lưu Hiểu Khánh, Dreams from My Father của Barrack Obama - tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ hay Long walk to freedom của Nelson Madela,…

Ở Việt Nam, so với các thể loại khác thì hồi kí xuất hiện muộn hơn Trong suốt mười thế kỉ văn chương trung đại Việt Nam, mặc dù có thể thấy

Trang 17

những tiền đề của hồi kí từ những tác phẩm kí sự như: Thượng kinh kí sự,

Hoàng Lê nhất thống chí,… nhưng hồi kí vẫn chưa xuất hiện với đầy đủ

những đặc điểm và quan niệm như ngày nay Mãi đến đầu thế kỉ thứ XX, thể

loại hồi kí mới dần được hình thành và phát triển Một số tác phẩm: Tập án

cái đình của Ngô Tất Tố, Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy tây, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô, Lục xì của Vũ Trọng Phụng, Ngõ hẻm ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp, Tôi kéo xe của Tam Lang, Hà Nội lầm than, Làm tiền của Trọng Lang,… Như

vậy, có thể thấy hồi kí là một trong những thành tựu đáng kể về phương diện hiện đại hóa nền văn học Việt Nam Nếu thơ mới là biểu hiện sinh động của

sự cách tân thi ca thì hồi kí là thể loại văn xuôi có đóng góp quan trọng để làm nên nét hiện đại cho diện mạo văn học dân tộc ở cuối thế kỉ thứ XX Tuy nhiên, phải sau Cách mạng tháng Tám hồi kí mới thực sự phát triển rực rỡ, lên đến đỉnh cao, sánh ngang với các thể loại văn chương khác

Trong nền văn học hiện đại, hồi kí cách mạng chiếm vị trí vô cùng quan trọng Đó là những hồi kí ghi lại những năm tháng đấu tranh gian khổ cho độc lập dân tộc, là những hồi kí kể về Cách mạng tháng Tám vĩ đại, về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu, những hồi kí về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, về những chiến sĩ cách mạng, những anh bộ đội

cụ Hồ vượt đường Trường Sơn đi cứu nước,…Có thể kể ra những hồi kí như:

Sống như anh viết về người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Bất khuất của

Nguyễn Đức Thuận, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến, Những năm tháng

không thể nào quên của đại tướng Võ Nguyên Giáp,…

Cùng với hồi kí về đề tài cách mạng, hồi kí văn học của các nhà văn cũng có vị trí rất đặc biệt Nội dung của hồi kí văn học cung cấp cho người đọc những tư liệu về đời tư của các nhà văn như thông tin về thân thế, tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả cũng như quá trình sáng tác, con đường đưa

họ đến với văn chương, cả những suy nghĩ, tâm tư suốt cuộc đời hoạt động

Trang 18

nghệ thuật góp phần hình thành nên sự nghiệp của nhà văn, phong cách của mỗi tác giả Đồng thời các tác phẩm còn tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử xã hội

mà tác giả từng trải qua, những chặng đường văn học quá khứ và những thông tin về các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng,…

Trong thực tiễn sáng tác, hồi kí văn học của các nhà văn phát triển với những biểu hiện rất phong phú, tạo ra nhiều nhánh, nhiều dạng, nhiều sự kết hợp, đan xen giữa hồi kí và các thể kí khác cũng như hồi kí với các thể tự truyện, tiểu thuyết,…Căn cứ vào một số phương diện chính như đề tài, khuynh hướng cảm hứng, phương thức thể hiện, có thể phân loại hồi kí văn học của các nhà văn thành hồi kí tự truyện và hồi kí chân dung văn học Hồi

kí tự truyện, theo giáo sư Trần Đình Sử, là “một dạng tự truyện của tác giả, cung cấp những tư liệu quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện để nói ra được” Hồi kí chân dung văn học là hồi kí của các nhà văn, nhà thơ bắt nguồn

từ chính cuộc đời của họ Qua những trang sách người đọc không chỉ biết được những tư liệu quý giá, những bí mật về cuộc sống và thời đại của người viết mà còn cảm nhận được tình cảm, lòng nhiệt thành, sự tâm huyết của nhà văn Từ năm 1975 đến nay, hồi kí văn học thực sự nở rộ Sau 1975, chiến tranh khép lại, đất nước bước vào giai đoạn hòa bình Đây là giai đoạn mà đời sống có nhiều bước chuyển mình, biến đổi, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người, đặc biệt là các văn nghệ sĩ Ý thức của con người cá nhân được tạm gác qua một bên để hòa vào cộng đồng trong cuộc kháng chiến trường kì và

vĩ đại của dân tộc, giờ đây lại có điều kiện để thức tỉnh trở lại, trỗi dậy mạnh

mẽ khiến hồi kí văn học phát triển hơn bao giờ hết Nhắc đến hồi kí văn học

chúng ta không thể không nhắc đến những hồi kí như Những ngày thơ ấu,

Bước đường viết văn của Nguyên Hồng; Đời viết văn của tôi của Nguyễn

Công Hoan; Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Tự truyện của Tô Hoài;

Hồi kí song đôi của Huy Cận; Nhớ lại một thời của Tố Hữu; Hồi kí của Đặng

Trang 19

Thai Mai; Nhớ lại của Đào Xuân Quý; Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ

thương của Ma Văn Kháng; Mất để mà còn của Hoàng Minh Châu, Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng,…

Tố Hữu trong lời mở đầu Cùng bạn đọc yêu quý đã tâm sự: “Tôi sẽ là

một kẻ vô ơn, bất nghĩa nếu không kể lại những tấm gương trong sáng, những công lao cao quý của đồng bào, đồng chí mà tôi được biết và mang nặng ân tình Vì vậy, đã đến lúc tôi cần viết một bản hồi kí về cuộc đời chúng tôi đã sống, trong đó có cuộc đời riêng mình” [10, 6] Còn Tô Hoài lại nói: “Tôi viết hồi kí là khó khăn hơn cả sáng tác Bởi đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng để viết ra Nó chân thành hay dối trá, nó thanh minh hay báo công khoe khoang Làm thế nào cho khách quan nhất với một dụng ý về vấn đề thật rõ ràng Đây

là một cuộc mổ xẻ toàn diện, không phải nhẹ nhàng và chỉ có cảm hứng.” [8, 142]

Các nhà văn từ những nhu cầu khác nhau mà viết hồi kí So với tiểu thuyết, thơ hay truyện ngắn, hồi kí không có bề dày lịch sử tồn tại lâu dài và khối lượng tác phẩm đồ sộ, nhưng trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện đại Việt Nam nói riêng hồi kí vẫn khẳng định được vị thế riêng của mình Hồi kí văn học như một “loại đặc sản quý hiếm trong nền văn học,

là lõi trầm kết tụ tự nhiên, không sản xuất đại trà được” Đội ngũ sáng tác hồi

kí tuy không đông về số lượng nhưng gồm những nhà văn có tay nghề vững vàng, có năng lực ngôn ngữ, có óc sáng tạo, có tư tưởng và phong cách nghệ thuật độc đáo Trong số đó, với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, Tô Hoài, Nguyên Hồng hoàn toàn xứng đáng ở ngôi vị hàng đầu Nguyên Hồng là người khai sinh và góp công sức lớn nhất vào quá trính phát triển của thể loại hồi kí văn học trong văn học Việt Nam hiện đại Tiếp theo, chúng ta có hàng loạt những tên tuổi lớn với các tác phẩm tiêu biểu, mỗi người một vẻ, góp phần làm rạng

rỡ diện mạo, phong phú sắc hương cho hồi kí văn học Việt Nam hiện đại

Trang 20

Quá trình hình thành và phát triển của thể loại hồi kí văn học là một hiện tượng mang tính quy luật, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc với thời đại, giữa truyền thống với cách tân, giữa phương Đông với phương Tây trong

ý thức sáng tạo của con nguời Việt Nam Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự thay đổi của kinh tế, xã hội, văn học nghệ thuật cũng có những bước chuyển mình phù hợp Khi những giá trị cũ cần được nhìn lại thì vai trò của mỗi con người và của mỗi cái “tôi” sẽ được đặt đúng vị trí của nó Chính vì vậy hồi kí ngày càng được đánh giá cao và ngày càng có nhiều người tìm đến hồi kí như là một phương tiện nghệ thuật hết sức cần thiết để góp phần chia

sẻ, cảm thông, an ủi, cân bằng và thanh lọc tâm hồn con người

1.3 Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng

Ngót nửa thế kỉ sống bằng nghề viết, Nguyên Hồng đã để lại cho chúng

ta một gia tài văn học khá dầy dặn và đặc sắc Chiếm tỉ lệ đáng kể trong các

tập sách của Nguyên Hồng là bốn tập hồi kí: Những ngày thơ ấu, Bước đường

viết văn, Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Một tuổi thơ văn Những trang

sách ấy như là một thứ trữ tình được thể hiện bằng văn xuôi tạo hợp thành một bức chân dung tự họa của Nguyên Hồng

Những ngày thơ ấu chính là cuốn hồi kí đầu tay ra đời vào năm 1938,

được đăng dần trên báo Ngày nay, chuyên mục Tiểu thuyết thứ bảy, của Tự

lực văn đoàn từ số 134 ra ngày 29 tháng 10 năm 1938 Đây là tập hồi kí được nhà văn viết khi còn rất trẻ (khoảng 20 tuổi) Có thể coi Nguyên Hồng là người đầu tiên mở màn cho thể loại này trong văn học Việt Nam hiện đại Có

lẽ vì thế mà lúc đầu nhà xuất bản Đời nay không để tên tác phẩm là hồi kí mà

gọi mơ hồ là tiểu thuyết Tác phẩm này của Nguyên Hồng tuy không đồ sộ về quy mô nhưng lại khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng và những niềm xúc động sâu sắc, thật đúng là “quý hồ tinh bất quý hồ đa” Tác phẩm chỉ gồm 9 chương:

Trang 21

Chương 1: Tiếng kèn

Chương 2: Chúa thương xót chúng con

Chương 3: Trụy lạc

Chương 4: Trong lòng mẹ

Chương 5: Đêm nô-en

Chương 6: Trong đêm đông

Hồi kí Những ngày thơ ấu cũng là những trang viết xúc động nhất về mẹ của Nguyên Hồng Ngay trang đầu tiên của hồi kí in trên báo Ngày nay,

Nguyên Hồng đã viết dòng giản dị nhưng chân thành: “Kính tặng mẹ tôi” Và trong suốt những trang hồi kí ấy hình ảnh người mẹ dịu hiền của Nguyên Hồng luôn được hiện lên bằng những câu từ chất đầy tình cảm và lòng yêu thương vô bờ bến Đôi khi người mẹ lại được nhắc đến qua những tiếng gọi

xé lòng, sự khao khát, mong muốn có được vòng tay mẹ của cậu bé Hồng:

“Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!”; “Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa Mẹ xa con, mẹ có biết không?” [9, 50]

Trang 22

Nguyên Hồng có cách viết hồi kí rất riêng, rất khác biệt Hồi kí của ông không tái hiện sự kiện theo kiểu niên biểu khô cứng mà trên cái nền sự kiện, biến cố, ông tập trung vào những điểm chính, sinh động nhất để dựng lại một thời quá vãng đã qua Cái mà Nguyên Hồng quan tâm hơn cả là làm sao để thể hiện thật chính xác tâm trạng của mình trong những thời khắc khó quên

ấy Những ngày thơ ấu là hồi kí theo dòng tâm trạng, những mốc quan trọng

là những cảm xúc khác nhau của nhà văn Ta có thể bắt gặp những dòng cảm xúc tinh tế khi tác giả thấy mẹ nhìn tốp lính thổi kèn đi khuất: “Và cho tới ngày trọn đời, tôi không thể quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn run run bỗng từ đầu tượt xuống vai tôi, và một màng lành lạnh mong manh vươn qua một cặp mắt lờ đờ nhìn vào mắt tôi chợt làm ngực tôi lạnh dợt đi…” [9, 13] Hay là nỗi nhớ, nỗi thèm khát tình yêu thương từ mẹ: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt Hơi quần áo

mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” [9, 41]

Đến với Những ngày thơ ấu, ta dễ dàng nhận ra trong hồi kí là chất thơ,

chất trữ tình nổi trội lấn át chất phân tích, tự sự Điều này xuất phát từ mạch văn chung của Nguyên Hồng, đó là thứ văn giàu tình cảm nồng say Văn của Nguyên Hồng là phương tiện để nói lên nỗi lòng, để giải tỏa tâm trạng của

ông Điều này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong Những ngày thơ

ấu, khiến cho tác phẩm này trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất

của Nguyên Hồng góp vào nền văn học Việt Nam hiện đại

Tác phẩm Những ngày thơ ấu, lúc đầu được viết không phải dành cho trẻ

em, đó là nỗi lòng, là sự giãi bày về một tuổi thơ không hạnh phúc của tác giả Nhưng thời gian trôi qua, dưới cái nhìn của người đọc, tác phẩm là sự phản ánh tuổi thơ của cả một thế hệ lúc bấy giờ, khi Pháp tiến hành khai thác thuộc

Trang 23

địa lần thứ hai, trong xã hội rất nhiều trẻ em phải chịu cảnh cực khổ cả về vật

chất lẫn tinh thần Chính vì thế Những này thơ ấu không còn chỉ là tác phẩm

dành cho người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể đọc và say mê nó

Trang 24

Chương 2

NHỮNG NGÀY THƠ ẤU – CUỐN HỒI KÍ VỀ TUỔI THƠ

2.1 Bối cảnh xã hội với tuổi thơ của Nguyên Hồng

Những ngày thơ ấu viết về tuổi thơ Nguyên Hồng trong những năm 20

của thế kỉ thứ XX Khi đó, thực dân Pháp đang tiến hành và đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai Chúng ra sức cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, các cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê phục vụ cho thị trường thế giới và thị trường Pháp Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối: nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ bên cạnh nền công nghiệp mỏng manh, yếu ớt; trong công nghiệp, ngành khai thác mỏ chiếm phần lớn công việc kinh doanh, các ngành sản xuất công nghiệp khác thì hầu như không phát triển Trước sự chi phối của kinh tế, ảnh hưởng của những chính sách xã hội do chính quyền thực dân - phong kiến thi hành, xã hội Việt Nam cũng có những chuyển biến, thay đổi Tình hình “sinh hoạt văn hóa” có ít nhiều biến đổi và phát triển chủ yếu ở các đô thị Ở nông thôn, “văn hóa làng” vẫn tồn tại trong cái sự “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa” Những thói hư, tật xấu được bao che, dung dưỡng Nạn cờ bạc không bị cấm mà còn được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế Việc uống rượu không bị hạn chế, dân

ta còn bị bắt phải uống một loại rượu cồn độ nặng do hãng rượu độc quyền Phông ten (Fontaine) sản xuất trên khắp cả nước Thực dân Pháp còn mở các

cơ quan thu mua và các ti bán thuốc phiện để lập quỹ cho Phủ Toàn quyền, chính là trực tiếp khuyến khích nạn nghiện hút Đi kèm với đó là thuế rượu và thuế thuốc Ở nông thôn, hủ tục ma chay cưới xin, tệ hương ẩm, nạn thù hằn giữa các phe giáp vẫn tồn tại thêm vào đó nạn mê tín dị đoan, đồng bóng ngày càng nặng nề Pháp còn tranh thủ, lợi dụng tôn giáo như một thứ vũ khí để khủng bố và mị dân Các loại sách bói toán, tướng số, kiếm hiệp được bày bán

Trang 25

khắp nơi Các sòng bạc, tiệm hút, nhà chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố

để lôi kéo thanh niên vào cuộc sống trụy lạc

Thực dân Pháp coi văn hóa là một vũ khí đắc lực phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của mình Chính quyền Pháp ưu tiên cho xuất bản các sách báo phổ biến tư tưởng Âu châu, cho ra Nam Phong tạp chí thay cho Đông Dương tạp chí; cho lập “Hội Khai trí tiến đức” tập hợp những người thuộc các tầng lớp trên trong xã hội lúc bấy giờ Trên tờ Nam phong tạp chí

và các báo chí thực dân, một số học giả Việt Nam thân Pháp ra sức viết bài tán dương, tuyên truyền, ngợi ca văn minh Pháp như là nền văn minh bậc nhất của phương Tây Tuy nhiên, bên cạnh đó, một nền văn hóa mới của dân tộc cũng đang trên đường hình thành và phát triển mạnh mẽ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, văn học mới đã chiếm được ưu thế trên văn đàn và đã được công chúng thành thị đón nhận với tấm lòng ưu ái Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ ra đời nhằm mục đích phê phán tình trạng thối nát của xã hội đương thời và nêu lên những xung đột giữa các quan điểm phong kiến và tư tưởng tư sản mới nảy sinh Đồng thời đả kích những kẻ trưởng giả học đòi làm sang, phơi bày những cảnh lầm than, khốn khổ của quần chúng lao động

bị bọn thực dân, địa chủ, quan lại ức hiếp, bóc lột và nói lên tình cảm yêu nước thương nòi và sự bất lực chán chường của tầng lướp tiểu tư sản thành thị trước thời cuộc

Nguyên Hồng sinh ra tại thành Nam (nay là thành phố Nam Định), là một trong những thành phố đầu tiên được Pháp công nhận ở Bắc Kì Thành Nam thuở bấy giờ là một trong những thành phố phồn hoa bậc nhất Nếu thành Hà Nội có 36 phố cổ nổi tiếng thì thành Nam cũng có đến hơn 40 phố phường: bên bờ sông Vị Hoàng những người buôn bè tụ tập về đây lập thành phố Hàng Cót, Hàng Nâu; người Bát Tràng Gia Lâm đưa hàng xuống lập thành phố Hàng Bát, Hàng Mâm, hàng Song; phía bên trên có phố Hàng Sắt,

Trang 26

Hàng Đồng, Hàng Đường; dọc đường từ chợ Rồng ra sông Vị là các phố Hàng Nón, Hàng Khay, Hàng Quỳ, Hàng Tiện, Hàng Cấp; phía Bắc chợ Rồng

là các phố hàng Mắm, Hàng Gà; ngoài ra còn có rất nhiều phố khác như Hàng Giấy, Hàng Mành, Hàng Cầm, Bến Ngự, Bến Củi, Bến Gỗ, Bến Thóc, Hàng Nồi, Hàng Ghế, Hàng Rượu, Hàng Sũ,… Cũng giống như những thành phố khác, Nam Định vào những năm 20 ấy cũng chứa chấp rất nhiều những tệ nạn như cờ bạc, cá cược, móc túi dưới nhiều hình thức Bên cạnh đó thì những hủ tục với người phụ nữ phong kiến vẫn còn tồn tại, vẫn liên lục chèn ép, đè nén những người con gái, những người phụ nữ lúc bấy giờ

2.2 “Tôi có một tuổi thơ không hạnh phúc” (Tuổi thơ với các thành viên trong gia đình)

2.2.1 Kí ức về gia đình trong những ngày còn êm ấm

Mở đầu Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng kể lại một cách giản dị gia

cảnh nhà mình: “Thầy tôi làm cai ngục Mẹ tôi con một nhà buôn bán rau đậu, trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định - Hải Phòng Tuổi thầy tôi hơn ba mươi gấp đôi tuổi mẹ tôi Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm hoi muộn cháu và có của; một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng đãi nếu mắn con…” [9, 5] Ông nhắc tới gia đình mình một cách nhẹ nhàng nhưng lại khiến độc giả quá đỗi ngạc nhiên bởi sự thẳng thắn đến tàn nhẫn của Nguyên Hồng Cha mẹ Nguyên Hồng kết hôn “không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau” mà bởi vì sự thúc ép của ai bên gia đình Ngay chính những dòng đầu tiên chia sẻ về gia đình Nguyên Hồng đã dẹp ngay trong tư tưởng người đọc những ảo tưởng thường có về một tuổi thơ líu lo trên cành, một tuổi thơ không vướng bận âu lo, tuổi thơ ngọt ngào như dòng suối mát mà ai cũng muốn quay lại Với Nguyên Hồng,

Trang 27

“ngày tôi sinh ra” hẳn phải là một ngày hạnh phúc với “tôi” vì đã có mặt trên đời, với “bà tôi” đã chờ đợi rất lâu để có đứa cháu mà ẵm bồng, với “thầy mợ tôi” khi có đứa con đầu lòng nhưng ông lại kể với một giọng văn châm biếm:

“Tôi đẻ ra đã được bao nhiêu người nhà những tội nhân có máu mặt đến mừng, biết bao nhiêu kẻ nhờ vả ông bà tôi lại thăm nom Đồ vàng bạc, các thứ lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi… từng tráp, từng thúng, từng

bu đã chật ních cả tủ áo và chạn thức ăn Vú bõ trong nhà đã hả hê có số tốt được hầu hạ một cửa “quyền quý”…” [9, 5] Ngày mà tác giả sinh ra phải chăng chỉ là ngày để bọn “người nhà những tội nhân có máu mặt”, bọn “nhờ vả” lấy cái cớ để đến nịnh hót, biếu xén quan trên Nguyên Hồng là nhà văn đầu tiên, có một không hai tiết lộ bí mật chăn gối của cha mẹ mình: “…mấy đêm kia – tôi tin chắc chỉ mấy đêm thôi – hai con người đã phải gắng gượng

ăn nằm với nhau, để khỏi tủi lòng hai đứa con có phúc lọt vào một cửa giàu

có và hiếm hoi, hai người càng cố phải gần gụi nhau trong một sự êm ấm giả dối vô cùng.” [9, 15] Nguyên Hồng sinh ra khi gia đình vẫn còn có của, được đầy đủ về vật chất và ở cái tuổi lên năm lên bảy thường người ta chẳng phải suy nghĩ nhiều Nhưng cậu bé Hồng là một cậu bé nhạy cảm và hiểu chuyện

từ sớm Dù mẹ vẫn luôn “tươi cười và luôn luôn thưa gửi dịu dàng” thì Nguyên Hồng vẫn cảm nhận được nỗi lòng “tê tái” của mẹ vào “những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà bụi mưa như

có một thứ tiếng van lơn thầm thì trong hơi gió vu vu, lửa lò than rực rỡ vờn lên chân tường những ánh hồng lấp lánh hay rủ rê tâm trí người ta vào những cõi buồn nhớ…” [9, 6] Có lẽ, khi đó, cậu bé Hồng đã nhận thấy có một thứ gì

đó khác lạ trong gia đình mình và cương quyết đi tìm sự thật Đầu tiên là sự chất vấn cha mẹ của mình: “Cậu ơi! Em Quế con không phải là con cậu mà là con cai H phải không? ” Câu trả lời mà cậu nhận được là sự im lặng từ cha

mẹ mình nhưng phải chăng cậu bé đã cảm nhận được điều gì trong sự quan

Ngày đăng: 04/10/2018, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh – Bích Thu, (2001), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh – Bích Thu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
2. Phan Cự Đệ, (1983), Tuyển tập Nguyên Hồng, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyên Hồng
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983
3. Hà Minh Đức (chủ biên), (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
4. Hà Minh Đức, (2003), Hữu Nhuận, Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
5. Hà Minh Đức, (2007), Tô Hoài đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài đời văn và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
7. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học bộ mới
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
Nhà XB: Nxb Thế Giới
Năm: 2004
8. Tô Hoài, (02/ 2014), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cát bụi chân ai
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
9. Nguyên Hồng, (Tái bản 2015), Những ngày thơ ấu, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngày thơ ấu
Nhà XB: Nxb Văn học
10. Tố Hữu, (2002), Nhớ lại một thời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhớ lại một thời
Tác giả: Tố Hữu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
11. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập III), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập III)
Tác giả: Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
12. Phạm Thị Loan, (2012), Thế giới nghệ thuật trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng (Khóa luận tốt nghiệp đại học), trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng
Tác giả: Phạm Thị Loan
Năm: 2012
13. Phương Lựu (chủ biên), (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Lã Thị Bắc Lý, (2006), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
15. Nguyễn Đăng Mạnh, (1988), Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiệp, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng - Thân thế và sự nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1988
16. Nguyễn Đăng Mạnh, Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng, Báo Nhân dân, số 16, tháng 5/1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng
17. Nguyễn Ánh Ngân (tuyển chọn – biên soạn), (2002), Nguyên Hồng – Tấm lòng qua trang viết, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng – Tấm lòng qua trang viết
Tác giả: Nguyễn Ánh Ngân (tuyển chọn – biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2002
18. Thao Nguyễn (tuyển chọn – biên soạn), (11/2013), Nguyên Hồng – Quằn cả bút, cạn cả máu vì tầng lớp cần lao, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng – Quằn cả bút, cạn cả máu vì tầng lớp cần lao
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
19. Vũ Ngọc Phan, (2005), Nguyên Hồng, in trong Nhà văn hiện đại, quyển 4, tập 3, Nxb Vĩnh Thịnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên Hồng", in trong "Nhà văn hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Vĩnh Thịnh
Năm: 2005
20. Hoàng Phê (chủ biên), (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w