Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết trí nhớ suy tàn của nguyễn bình phương

59 821 2
Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết trí nhớ suy tàn của nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nghệ thuật tự Trí nhớ suy tàn cách chuyên biệt có hệ thống Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đíchnghỉên cứu Đe tài khóa luận sâu tìm hiếu nghệ thuật tự tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn Nguyễn Bình. .. để phân tích, mổ xẻ thấy cách tân kĩ thuật viết tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Từ lí lựa chọn đề tài: Nghệ thuật tự tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn Nguyễn Bình Phương Lịch sử vấn đề Nhìn lại lịch... Phạm vi tư liệu: Thực đề tài Nghệ thuật tự tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn Nguyễn Bình Phương, tập trung khảo sát tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn Nguyễn Bình Phương, Nxb Văn học, năm 2000 Phưo’ng pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN HOÀNG THỊ HUỆ NGHỆ THUẬT Tự Sự TRONG HẺU THUYẾT TRÍ NHỚ SUY TÀN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Lí luận văn học HOÀNG THỊ HUỆ HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT Tự Sự TRONG TIÉU THUYẾT TRÍ NHỚ SUY TÀN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Lí luận văn học Ngưòi hưóng dẫn khoa học: TS. PHÙNG GIA THẾ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Khóa luận được viết bằng niềm yêu thích đặc biệt với vấn đề nghiên cứu, người viết đã có nhiều cố gắng tìm tòi nhất định, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, thảng 05 năm 2015 Sinh viên Hoàng Thị Huệ HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Các tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Ket quả khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, thảng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Huệ HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ sau năm 1986 có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết. Từ tư duy sử thi của văn học trước đó, nền văn học phục vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu giai đoạn năm 1945 - 1975, các nhà văn đã lựa chọn tư duy tiểu thuyết. Tức là, họ đã chuyển từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Hiện thực cuộc sống và con người được khám phá ở nhiều chiều kích, văn học tập trung khai thác số phận con người cá nhân bằng cách gia tăng “tỉnh bât trắc của đời sống và sự bất ôn của tinh thẩn con người”. Song hành với những thay đổi ấy là sự đổi mới về kĩ thuật viết truyện của các nhà văn. Sự phá vỡ cốt truyện truyền thống, đa dạng điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, các kĩ thuật phân tích nội tâm (độc thoại nội tâm, kĩ thuật “dòng ỷ thức”...) được các nhà văn vận dụng tối đa. Đe tác phẩm trường tồn cùng với thời gian đòi hỏi người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo tạo nên sự độc đáo, khác biệt cả về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó đổi mới về nghệ thuật tự sự cũng là một yêu cầu quan trọng đối với tiểu thuyết. 1.2. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương được coi là một hiện tượng độc đáo. Với những trăn trở, tìm tòi, nỗ lực không ngừng, ông đã có những đóng góp không nhỏ trên con đường cách tân tiểu thuyết. Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn vào những năm 1980 và có chỗ đứng đặc biệt trong lòng độc giả với một loạt các tiếu thuyết ấn tượng: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kì thủy (2005), Người đi vẳng (2006), Ngồi (2006). Ở những tiểu thuyết này, Nguyễn Bình Phương đã có những cách tân đáng ghi nhận trong bình diện kỹ thuật của lối viết và chiều sâu của tư duy nghệ thuật. Chính vì vậy tiếp cận nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương là một con đường đúng đắn khi đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. 6 1.3. về sáng tác của Nguyễn Bình Phương, hiện còn tồn tại nhiều ý kiến, bài viết đánh giá khác nhau. Mỗi bài viết, mỗi công trình đều đề cập đến một khía cạnh nào đó trong sáng tác của ông. Năm 2000, Nguyễn Bình Phương cho ra đời cuốn tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn. Cuốn tiếu thuyết giống như một cây đàn lạc điệu trong muôn vàn khúc nhạc trước và sau của ông. Một tác phẩm giàu chất thơ không “quằn quại” như Những đứa trẻ chết già, Thoạt kì thủy, Người đi vẳng, Ngồi nhưng cũng đầy ám ảnh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào tác phẩm để phân tích, mổ xẻ thấy được sự cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương”. 2. Lịch sử vấn đề Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: 2.1. Nguyễn Bình Phương đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả, giới nghiên cứu, phê bình văn học. Các công trình bài viết đã đề cập đến khía cạnh nghệ thuật trong sáng tác của ông. Nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không thể không kế đến các bài viết như: “Một so đặc điếm nổi bật trong sảng tác của Nguyễn Bình Phương” của Trương Thị Ngọc Hân. Bài viết đã chỉ ra ba đặc điểm nổi bật nhất trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là xây dựng cốt truyện theo kiểu tự sự phân mảnh, sử dụng kết cấu xoắn kép nhiều mạch truyện song song, sử dụng yếu tố kì ảo. Trong các bài viêt: “Yêu tô kỳ ảo trong tiêu thuyêt của Nguyên Bình Phương '’của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiêu thuyêt Nguyên Bình Phương”, “Những dâu ân hậu hiện đại trong tiêu thuyêt của Nguyên Bình Phương” của Phùng Gia Thê... đã có những nhận xét đánh giá xác đáng, có tính chất gợi mở cho việc nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Bình Phương. Trên các báo và tạp chí chuyên ngành chúng ta cũng tìm thấy các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương tiêu biểu như “Tản mạn về Nguyễn Bình Phương” của tác giả Phùng Văn Khai, “Tiếu thuyêt như là trạng thải kiếm tìm ỷ nghĩa đời sống” của 7 Phạm Xuân Thạch... Trong bài “Sảng tạo văn học giữa mơ và điên” (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương), nhà phê bình Đoàn cầm Thi quan tâm sâu sắc đến vấn đề tính dục, về đời sống bản năng vô thức của con người. Bài “Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Trần Ban đã chỉ ra các điếm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương ở hai khía cạnh giọng điệu và ngôn ngữ. Đó là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với giọng điệu thờ ơ cay nghiệt hay ngôn ngữ của giấc mơ với giọng điệu trữ tình, ai oán, hoài niệm. Tất cả đều làm nên một Nguyễn Bình Phương giữa đời và như đời. Các bài “Kiểu nhân vật kì ảo, dị biệt trong tiếu thuyết Nguyên Bình Phương”, “Kiếu Nhân vật ảm ảnh trong tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương”của Trần Văn Ban đã chỉ ra các kiểu nhân vật thường gặp trong tác phẩm của ông. Đằng sau những nhân vật ấy là tầng sâu vô thức với nỗi bất an, lo lắng, cô đơn. Công trình “Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thị Thùy Linh đã làm rõ các phương diện của nghệ thuật tự sự làm nên phong cách Nguyễn Bình Phương. Điểm lại các bài viết về Nguyễn Bình Phương chúng tôi nhận thấy, cho dù được khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song vấn nghệ thuật tự sự vẫn là phương diện quan trọng mà các nhà nghiên cứu muốn đề cập đến. 2.2. Từ khi ra đời cuốn tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình. Tác giả Phùng Văn Tửu trong “Kỹ thuật viết tiếu thuyết của Nguyễn Bình Phương trong Trí nhớ suy tàn ” chỉ ra nhiều sáng tạo của Nguyễn Bình Phương ở phương diện ngôi kế và điểm nhìn trần thuật. Trong bài viết, Phùng Văn Tửu nhận xét: “Tôi thích thủ với từ “em ” trong Trí nhớ say tàn, vừa là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, vừa dường như là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhât” [21]. Tác giả Thụy Khuê với “Yêu tô tiêu thuyêt mới trong Trí nhớ suy tàn ” đã chú ý đến đặt lại vấn đề hiện thực, phủ nhận vai trò độc tôn của con người hay vấn đề nội tâm. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật tự sự trong Trí nhớ suy tàn một cách chuyên biệt và có hệ thống. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đíchnghỉên cứu Đe tài khóa luận đi sâu tìm hiếu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương, qua đó thấy được sự cách tân trong kỹ thuật viết tiểu thuyết của ông, đồng thời khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cửu Khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu các phương diện của nghệ thuật tự sự và sự thể hiện của các phương diện đó trong tiểu thuyết Trỉ nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương, đồng thời rút ra được nét đặc sắc trong kĩ thuật viết tiếu thuyết của nhà văn. 4. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Trí nhớ suy tàn như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôi kế, ngôn ngữ trần thuật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi kiến thức: Nghệ thuật tự sự gồm nhiều yếu tố song ở phạm vi khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung triển khai ở một số phương diện: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể, ngôn ngữ. Phạm vi tư liệu: Thực hiện đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tập trung khảo sát cuốn tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương, Nxb Văn học, năm 2000. 5. Phưo’ng pháp nghiên cứu Đe hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, đánh giá 6. Đóng góp của khóa luận 9 Với khóa luận này, chúng tôi đề xuất một hướng tiếp cận mới về tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương từ phương diện nghệ thuật tự sự. Trên cơ sở đó, người viết mong muốn đóng góp ở một số phương diện sau: Thứ nhất, góp phần tìm hiểu về các yếu tố của nghệ thuật tự sự như: khái niệm tự sự, nhân vật văn học, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, người kể chuyện và ngôi kể, kết cấu, giọng điệu. Thứ hai, thấy được những cách tân đáng ghi nhận của Nguyễn Bình Phương trong kĩ thuật viết tiếu thuyết cũng như vai trò của tác giả trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại. Từ đó có thêm tài liệu khi nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Bình Phương. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai ở 2 chương: Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự Chương 2: Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VÈ NGHỆ THUẬT Tự sự 1.1.Khái niệm tự sự Sáng tác văn học rất da dạng và phong phú, vì thế để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình, nắm bắt các quy luật của văn học, người ta có nhu cầu phân loại các thể loại của tác phẩm văn học. Việc phân chia đó là rất khó, bởi bản thân thê loại rất phức tạp và hơn nữa có nhiều cách phân loại khác nhau. Theo cách phân loại truyền thốngở các nước phương Tây, tự sự là một trong ba loại thể của tác phẩm văn học. Theo Từ điến thuật ngữ văn học, tự sự là: “phương thức tải hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở phân loại tác phâm vãn học... Tác phẩm tự sự tải hiện đời sông trong toàn bộ tỉnh khách quan của nó. Tác phâm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sông trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biên cô xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thế hiện tư tưởng, tình cảm của mình... Tác phâm tự sự bao giờ cũng có côt truyện. Gắn liền với côt truyện là một 1 0 hệ thông nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt... Trong tác phâm tự sự, cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phủ, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột... Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tỉnh khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí nhân tổ tô chức ra thế giới nghệ thuật của tác phâìn tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sảng tạo ra hình tượng người trần thuật... ” [5; 385]. 1.2.Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự 1.2.1. Nhân vật văn học Nhà văn hào Đức w. Goethe có nói: “con người là điều thủ vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thủ với con người”. Trong một tác phâm văn học ngoài các yếu tố như điểm nhìn, người kể chuyện, ngôn ngữ... một yếu tố không thể thiếu đó là nhân vật. Hai tiếng nhân vật trong lí luận phương Tây bắt nguồn từ từ “persona” trong tiếng Latinh, có nghĩa là cái mặt nạ mà diễn viên đeo khi diễn kịch, về sau mới dùng để chỉ nhân vật văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Bởi thế có rất nhiều định nghĩa về nó. Trong cuốn Từ điến văn học (tập 2), các nhà biên soạn đã định nghĩa: “Nhân vật là yếu to cơ bản nhất trong tác phâm văn học, tiêu điếm đế bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tổ có tính chất hình thức của tác phâm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đỏ là nơi tập trung giả trị tư tưởng, nghệ thuật của tácphâm văn học” [9; 86]. Trong cuôn Từ điên thuật ngữ vãn học nhân vật văn học được hiêu là “con người cụ thê được miêu tả trong tác phâm văn học. Nhân vật văn học có thê có tên riêng (Tâm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thê không có tên riêng như thăng bản tơ, một mụ nào đó trong Truyện Kiều... Khái niệm nhân vật vãn học có khỉ được sử dụng như một ân dụ, không chỉ một con người cụ thê nào cả, mà chỉ một hiện tượng nôi bật nào đó trong tác phàm... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thế đồng nhất nỏ với con người thật trong đời sổng” [5; 235]. Như vậy, dễ dàng nhận thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học, nhưng đều gặp nhau ở một số đặc điểm chính. Nhân 1 1 vật văn học, có thể hiểu là con người được miêu tả, được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức của tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thông qua nhân vật, các tác giả thế hiện được sự đánh giá, lí giải của mình về hiện thực cuộc sống. Sự đánh giá, lí giải đó thường đạt đến độ toàn vẹn, chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Bởi lẽ, các nhân vật thành công thường là sáng tạo độc đáo không lặp lại. Chức năng chủ yếu của nhân vật là phương tiện thể hiện tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nói cách khác, nhân vật văn học không chỉ miêu tả khái quát các loại tính cách con người mà còn biểu hiện tập trung tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người. Bên cạnh việc cung cấp chiếc chìa khóa đưa người đọc vào thế giới khác nhau của đời sống, giúp nhà văn mở cánh cửa vào hiện thực đa dạng muôn màu, tiếp cận các chủ đề, đề tài mới mẻ, nhân vật văn học còn là cầu nối giữa các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm và cái vẫn thường được gọi là cốt truyện. 1.2.2. Cốt truyện Từ điến thuật ngữ văn học quan niệm về cốt truyện: “là hệ thống sự kiện cụ thế được tô chức theo nhu cầu, tư tưởng nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ thế, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phâìn văn học thuộc loại hình tự sự và kịch ” [5; 99]. Giáo trình Lí luận văn học, Trần Đình Sử (chủ biên) định nghĩa: “Cốt truyện là chuôi các sự kiện được tạo dựng trong tác phârn tự sự và kịch, năm dưới lớp trấn thuật, làm nên cái sườn của tác phâm ” [14; 92]. Như vậy, hiểu một cách giản lược, cốt truyện là phần cốt lõi của truyện có liên quan mật thiết đến đời sống nhân vật. Nó là một hệ thống các sự kiện (biến cố) xảy ra đối với nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Bởi vậy phần cốt lõi đó có thế được tóm tắt, thuật lại hay vay mượn đế sáng tạo ra các tác phẩm khác. 1 2 về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, có thế chia cốt truyện thành hai loại là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến, cốt truyện đơn tuyến thường ngắn gọn, tập trung thể hiện toàn bộ cuộc đời hay thậm chí chỉ là một chặng trong quãng đời nhân vật chính, thường xuất hiện trong văn học dân gian, kịch bản văn học. Đối với truyện hiện đại như tiểu thuyết - “một hình thải của nghệ thuật, một lối diên đạt của con người gân với cuộc đời nhât”, đê trình bày một hệ thông sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện những diễn biến phức tạp, vi diệu của đời sống, người ta thường lựa chọn cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tác phẩm. Nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử một nhân vật, thực hiện khắc họa nhân vật; bộc lộ các xung đột mâu thuẫn của con người, tái hiện bức tranh đời sống; tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh có giá trị nhận thức; gây hấp dẫn với người đọc bởi luôn quan tâm đến số phận nhân vật. Đối với một hình thức tự sừ cỡ lớn như tiếu thuyết, cái mà Belinski gọi là “sử thi của đời tư”, có khả năng tái hiện và phản ánh đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian thì cốt truyện không bị bó hẹp trong khuôn khổ nào cả mà trong nó chứa đựng những yếu tố “thừa” so với các thể loại khác. 1.2.3. Ket cấu Ket cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Bản thân hai từ kết cấu là mượn từ kiến trúc, hội họa. Neu như từ một không gian nhất định, cần những vật liệu khác nhau, người ta có thể dựng nên một công trình thì trong văn chương nghệ thuật, kết cấu cũng có ý nghĩa như vậy. Aristote trong Nghệ thuật thơ ca cho kêt câu là “cải hoàn chỉnh là cải có phân đầu, phẩn giữa và phần cuôi. Phần đầu là cái không nôi tiêp theo cái khác, trái lại, theo quy luật tự nhiên, phải cỏ cải gì tổn tại hoặc tiếp theo sau nỏ; phần cuối là cái mà theo tính tât yêu hay theo lẽ thường đều phải theo sau cải gì đó và sau nó không còn cái khác phải tiêp theo; phần giữa là cải phải tiêp theo sau cái khác và cái khác nữa lại đi sau nó. Vậy cốt truyện được xây dựng một cách khéo léo phải tuận theo định nghĩa đó, chứ không được tùy tiện bắt đầu và kêt thúc chô nào cũng được ” [ 1; 40]. 1 3 Theo Từ điển thuật ngữ vãn học thì kết cấu được định nghĩa: “Ket cấu là toàn bộ tô chức phức tạp và sinh động của tác phàm... Kết cấu thế hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn, tô chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiêp nôi bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kêt bên trong, nghệ thuật kiên trúc nội dung cụ thê của tác phẩm... Kêt câu là phương tiện cơ bản và tât yếu của khái quát nghệ thuật. Kêt cấu đảm nhiệm các chức năng rât đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phâm; triển khai trình bày hâp dân côt truyện; câu trúc hợp lí hệ thông tỉnh cách; tô chức điêm nhìn trấn thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phâm như một hiện tượng thâm mĩ” [5; 156 - 157]. Từ các định nghĩa trên có thể hiểu kết cấu chính là sự tố chức, sắp xếp các yếu tố trong cùng một tác phẩm để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn. Nói khác đi, kết cấu không phải là bản thân các phương diện của tác phẩm văn học như các yếu tố hình tượng hay trần thuật mà là sự tổ chức các yếu tố đó. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, trong văn chương không phải cứ tố chức thì có kết cấu. Ket cấu phải là phương tiện biếu đạt ý nghĩa nghệ thuật. Tức là, nó ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể hóa cùng với sự phát triến của hình tượng. Ket cấu tác phẩm thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu hiện một chân lí khái quát. Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu. Ket cấu nghệ thuật là hư cấu nhưng là hư cấu bắt nguồn từ nhận thức và lí giải đời sống của nhà văn. Cho nên, khi đánh giá kết cấu một tác phẩm, việc đầu tiên không phải là xét xem nó đã “hài hòa”, “chặt chẽ” chưa hay còn “mơ hồ”, “lỏng lẻo ” mà phải xem nó thể hiện được nội dung ý nghĩa của tác phẩm đó như thế nào và hiệu quả mà tác phẩm để lại trong lòng độc giả ra sao. Do đó, kết cấu là một yếu tố rất quan trọng của hình thức nghệ thuật để bộc lộ nội dung tư tưởng của tác phẩm; thế hiện tài năng, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tác giả. 1.2.4. Ngôn ngữ nghệ thuật Từ điên thuật ngữ văn học viêt: “Ngôn ngữ vãn học là ngôn ngữ cỏ tính chât nghệ thuật của tác phâm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ỷ nghĩa rộng hơn, nhằm bao 1 4 quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuấn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chỉ, trên đài phát thanh, trong văn học và khoa học. Ngôn ngữ là công cụ, là chât liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. M. Gorki khăng định ngôn ngữ là yêu tô thứ nhất của văn học” [5; 215]. Trong giáo trình Lí luận văn học, tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên) cho rằng: “Ngôn từ là một hiện tượng nghệ thuật, thâm mĩ độc đảo, khác hãn khoa học và lời nói đời thường. Nó chịu sự chi phôi của trí tưởng tượng và đặc điếm tư duy nghệ thuật của nhà văn, mang dâu ân của thế loại và văn hóa thời đại” [14; 53]. Từ các cách hiểu trên cho thấy, ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính biếu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực tế thuật ngữ này được dùng tương đương với các thuật ngữ: ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn nghệ thuật. Bản chât của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thê, sinh động, có tính thâm mĩ trong tác phâm văn học chứ không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ với tư cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều sử dụng một chất liệu riêng đế xây dựng hình tượng. Neu như hội hoạ sử dụng màu sắc, đường nét; âm nhạc dùng âm thanh, nhạc điệu; kiến trúc dùng hình khối... thì văn học sử dụng ngôn từ làm chất liệu để tạo nên hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật là một chất liệu đặc biệt, nó không trực tiếp tác động vào thính giác, thị giác của độc giả mà bằng một cách nào đó ngôn ngữ tác động thật sâu đến trí tưởng tượng, cảm xúc, lay động tâm hồn người đọc. Đó là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Chính vì vậy, ngôn ngữ nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong cả hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn học. Thứ nhất, với hoạt động sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ là chất liệu để nhà văn sáng tạo và gửi gắm ý đồ nghệ thuật. Ngôn ngữ trở thành phương tiện biểu 1 5 hiện nghệ thuật, là một trong những yếu tố quan trọng trong cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật còn mang đậm dấu ấn văn hóa, thời đại, mỗi trào lưu văn học, mỗi thể loại văn học có những nét riêng khi sử dụng ngôn ngữ. Mỗi nhà văn với cá tính sáng tạo của mình lại tạo ra một phong cách ngôn ngữ riêng. Chính điều đó đã góp phần làm phong phú hơn diện mạo của một nền văn học. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học, ngôn ngữ văn học cũng được phân hóa theo các thể loại. Neu như trong trữ tình là ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cảm xúc chủ quan, ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm, giàu nhạc điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại gần với ngôn ngữ đời thường thì ngôn ngữ trong tự sự lại mang tính khách quan gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Thứ hai, đối với hoạt động tiếp nhận, ngôn ngữ nghệ thuật được xem là yếu tố đầu tiên khi người đọc tiếp cận tác phẩm. Từ yếu tố đầu tiên đó, người đọc mới hình dung ra thế giới nghệ thuật mà nhà văn dựng nên trong tác phẩm. Như vậy, ngôn ngữ văn học có tính chất cầu nối giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh trong mọi không gian và thời gian, giúp người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc trong mọi chiều kích của không gian và thời gian. Tiểu thuyết ra đời muộn hơn so với các thế loại văn học khác. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết cũng là thứ ngôn ngữ hết sức đa dạng. Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời nửa trực tiếp... Trong tiểu thuyết, ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn từ của nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, ứng với nhu cầu thể hiện tính cách nhân vật. Tiểu thuyết chối bỏ ngôn ngữ chuẩn mực trong văn học truyền thống mà hướng đến thứ ngôn ngữ gần gũi với đời thường hơn. Nó có thế sắc lạnh, thơ ơ, cay nghiệt, hoài niệm, đầy chất thơ hay thậm chí là bỗ bã, tục tĩu...Tất cả chỉ nhằm biểu đạt tính chất chuyến động luân lưu của một cuộc sống đang vận động. Có thể nói rằng, ngôn ngữ tiểu thuyết là thứ ngôn ngữ của thì hiện tại chứa đựng trong nó bản lĩnh, ý thức, cá tính của người nghệ sĩ. 1 6 1.2.5. Giọng điệu Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Khrapchenco cho răng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học... là tiêng nói của mình... là cái giọng điệu riêng biệt của chỉnh mình không thê tìm thây trong cô họng của bât kì một người nào khác” [7; 190]. Theo Từ điên thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thải độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đôi với hiện tượng được miêu tả, thê hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sẳc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kỉnh hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... ” [5; 134]. Như vậy, giọng điệu chính là yếu tố cơ bản tạo nên phong cách nghệ thuật của một tác giả. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu. Hơn nữa, giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng chủ đạo, chứ không thể đơn điệu. Không nên nhầm lẫn giữa giọng điệu với ngữ điệu (sự lên, xuống của giọng nói) hay âm thanh mà nó là phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Dĩ nhiên, đó là hình thức mang tính quan niệm, bởi giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Bakhtin đã từng nói, tiểu thuyết là thể loại chưa xong xuôi và nó còn thay đổi nhiều trong văn học hậu hiện đại. Từ cảm hứng lịch sử - dân tộc của văn học trước đó, tiếu thuyết nhìn đời sống từ góc độ thế sự đời tư; nhân vật ở đây là “con người nếm trải”; bức tranh đời sống được mở rộngtrên nhiều bình diện... Chính những đặc điểm đó làm cho tiểu thuyết luôn luôn vận động mà không bao giờ đứng yên. Giọng điệu trong tiếu thuyết, do đó cũng đa dạng, phong phú hơn các thể loại văn học khác. Giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1986 thực sự có những thay đổi đáng kế. Các nhà văn tìm đến một khuynh hướng mới là tiểu thuyết đa âm, đa thanh. Tức là, trong cùng một tác phẩm có nhiều giọng điệu đan xen, bện xoắn vào nhau nhắm thể hiện ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ. Có được điều đó là kết quả của sự trăn trở, tìm tòi, nỗ lực không ngừng, nhà văn tìm cho mình lối đi riêng, “vùng thâm mĩ riêng”đê không bao giờ phải chứng kiến “cái chêt của vãn học”. 1 7 1.2.6. Người kế chuyện và ngôi kế Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Mỗi một mảng hiện thực cuộc sống muôn màu được thể hiện qua cái nhìn, qua cảm nhận chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm tự sự là do tác giả viết nhưng lại được kể lại từ một người nào đó. Người đó được gọi là người kể chuyện. Trước đây, người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện... mà bỏ quên người kể chuyện. Thậm chí, người ta còn đánh đồng người kể chuyện với tác giả. Những năm gần đây do tiếp thu các thành tựu lí luận trên thế giới và sự ỷ thức về chủ thể của văn học đã tác động mạnh mẽ đến người nghiên cứu văn học. Todozov cho rằng: “Người kế chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng... không thế có trần thuật thiếu người kế chuyện. Người trần thuật không nói như các nhân vật tham thoại mà kế chuyện. Như vậy, kết hợp trong mình cả nhân vật và người kê, nhân vật mà nhân danh nó cuôn sách được kê có vị trí hoàn toàn đặc biệt” [15; 117]. Theo Từ điên thuật ngữ văn học người kê chuyện là: “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong vãn học, chỉ xuât hiện khỉ nào câu chuyện được kê bới một nhân vật cụ thê trong tác phâm. Đó cỏ thê là hình tượng của chỉnh tác giả (vỉ dụ “tôi” trong “Đôi mắt” của Nam Cao), dĩ nhiên không nên đông nhât với tác giả ngoài đời, có thê là một nhân vật đặc biệt do tác giả sảng tạo ra (ví dụ: người điên trong “Nhật kí người điên” của Lô Tấn); có thê là một người biết câu chuyện nào đó. Một tác phâm có thế có một hoặc nhiều người kế chuyện ” [5; 221]. Neu như người kế chuyện trong thực tế đời sống là những con người cụ thế có cử chỉ, điệu bộ thì người kể chuyện trong tác phẩm văn học được thể hiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật. Người kể chuyện có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, cũng có thể ẩn đi tùy thuộc vào cách lựa chọn hình thức người kể chuyện để bộc lộ tư tưởng của nhà văn. Trong cùng một tác phẩm cũng có thể có nhiều người kể chuyện nhất là đối với thể loại tiểu thuyết. Người kể chuyện có thể không đồng nhất nhưng phải thống nhất với tác giả, phải mang tiếng nói, quan niệm của tác giả. Người kể chuyện là sản phẩm do nhà văn sáng tạo ra và nó gắn bó mật thiết với ngôi kể. Căn cứ vào vị trí của người kể chuyện 1 8 trong tác phẩm, ta có thế phân loại thành: người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện ở ngôi thứ hai, người kể chuyện ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất xuất hiện một cách trực tiếp xưng “tôi” là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện, đứng ra kể. Ở vị trí bên trong như một chủ thể, người kể chuyện được tự do quan sát, bàn luận đi sâu khám phá thế giới hiện thực trong tác phẩm. Hình thức này tạo cảm giác chân thực cho người đọc nhưng chỉ hạn chế ở những gì mà một người cụ thể trong tác phẩm có thể biết được. Khác với hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kế chuyện ở ngôi thứ ba là “người biết hết”. Tức là, người kể giấu mặt ở vị trí nào đó trong không gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến câu chuyện và kể lại cho chúng ta. Người kế chuyện theo ngôi thứ ba làm cho câu chuyện hoàn toàn mang tính khách quan nhưng lại không đi sâu được vào thế giới nội tâm của từng nhân vật. Ngoài ra, người kế chuyện có thể kế theo ngôi thứ hai. Ke theo ngôi thứ hai cũng mang cái tôi của người kế, song nó tạo ra một không gian gián cách: có một cái tôi khác, cái tôi này được kể ra chứ không phải là tự kế như ngôi thứ nhất. Người kể chuyện và ngôi kể là hai khái niệm gắn bó mật thiết với nhau, trong đó người kể chuyện có ảnh hưởng lớn đến ngôi kể. Xây dựng hình tượng người kể chuyện như thế nào là việc nhà văn muốn đứng ở góc độ nào để phản ánh hiện thực và thể hiện ý đồ nghệ thuật. Còn ngôi kể lại có ý nghĩa quan trọng trong tạo thành giọng điệu của tác phẩm, bởi giọng điệu bao giờ cũng là giọng của ai đó, được thể hiện bằng phương tiện ngôn từ. Nghệ thuật tự sự là vấn đề cơ bản tối quan trọng của thi pháp tiểu thuyết. Những vấn đề lí luận của nghệ thuật tự sự cung cấp cho chúng ta nền tảng để tiếp cận tác phẩm văn học. Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự như nhân vật văn học, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, người kể chuyện và ngôi kế... là “chìa khóa ” đế người đọc đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm đế thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn. Trong giới hạn cho phép, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật 1 9 tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương ở một số phương diện đã kể trên để thấy được sự cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn. Chương 2: NGHỆ THUẬT Tự sự TRONG TIÉU THUYÉT TRÍ NHỚ SUY TÀN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1.Nghệ thuật tố chức cốt truyện và kết cấu Văn học truyền thống chú trọng đến xây dựng cốt truyện. Từ thời cổ đại đãhình thành quan niệm cốt truyện gồm 5 thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. cấu trúc trên dựa theo một tuyến quan hệ nhân quả tìm đến một kết cục để trình bày một tư tưởng, cốt truyện, do vậy có tính liên tục về thời gian. Nguyễn Hưng Quốc nhận định: “Chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi trung tâm hóa, chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phâìn như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng... Cũng cỏ thế nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đô của những cải đơn nhất và toàn trị đế nhường chô cho phần mảnh và những yếu tổ ngoại biên, là sự khủng hoảng của tỉnh nhất quản và sự nở rộ của những dị biệt, là sự thoải vị của tính hệ thông và sự thăng hoa của tỉnh đa tạp” [21]. Do đó, khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại là cốt truyện có sự “phân rã”, mờ nhạt về tính “chuyên”. Các tác giả như Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà... đặc biệt là Nguyễn Bình Phương có ý thức đổi mới văn học trong xây dựng cốt truyện: cốt truyện phân mảnh. 2.1.1. Nghệ thuật tố chức cốt truyện Cốt truyện phân mảnh có thể hiểu là kiểu cốt truyện được xác lập nhờ một hệ thống các mảng có tính độc lập với nhau, cốt truyện trở nên lỏng lẻo do bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc không theo trình tự thời gian hay mối quan hệ nhân quả nào. Mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự phức tạp, quanh co, đứt gãy trong cấu trúc tiểu thuyết. Nguyễn Bình Phương trong những tác phẩm của mình đã chối bỏ các “đại tự sự” mà chỉ quan tâm đến các “tiểu tự sự”. Ông luôn tâm niệm:‘Wg/ỉể thuật tiến thuyêt theo như tôi quan niệm, là sự nôi kêt các đỉêm nhìn chỉnh với nhau chứ không phải nhân nại đi 2 0 theo tuấn tự đêu đặn của thời gian và sự kiện”. Bởi vậy cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có sự độc đáo, mới lạ. Sự thay đổi trật tự thời gian dẫn đến sự thay đối trong thế hiện cốt truyện đã có từ trong các sáng tác của Nam Cao, Thạch Lam... nhưng bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương, người đọc như bước vào một cuộc phiêu lưu không có điếm đầu và tất nhiên khó tìm ra điểm kết thúc. Trong Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phương nói về sự suy tàn của trí nhớ, xây dựng cho mỗi nhân vật một mảng hiện thực tồn tại riêng biệt. Mỗi sự kiện cứ luôn trôi đi theo dòng trí nhớ sắp suy tàn của nhân vật mà ít có sự liên hệ nào. Có hơn hai mươi nhân vật trong tác phẩm nhưng người đọc cứ phải “căng não ” ra để tìm mối liên hệ giữa họ với các sự kiện, chi tiết được kể. Mở đầu tác phẩm là một câu giới thiệu rất bâng quơ: “Chẳng mẩy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuôi. Mang trong mình sự phức tạp của phố phường, đôi lúc không tránh khỏi những giờ phút hão huyên từ thời sinh viên đê lại” [1 1 ;9]. Thông thường phần đầu này, người ta dành để giới thiệu lai lịch hay hoàn cảnh đế nhân vật chính xuất hiện. Ở đây người đọc chẳng biết nhân vật là nam hay nữ, chỉ biết nhân vật sắp tròn “hai mươi sáu tuổi" và mơ hồ về hoàn cảnh của nhân vật. Truyện cũng chẳng có thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút mà tất cả cứ nhẹ nhàng trôi đi như những nhịp điệu của phố phường, như đoàn tàu vẫn ngày ngày vào ra như những chiếc kim khâu vào lòng Hà Thành. Tất cả được tái hiện theo nhịp điệu cuộc sống của nhân vật “em Nhưng là một cuộc sống được lập trình sẵn đều đặn. Tuy các sự kiện được kế đều được gắn với các mốc thời gian cụ thế chính xác đến từng giờ, ngày, tháng, năm nhưng lại gợi sự mơ hồ. Trình tự thời gian cũng không lôgic với nhau mà hỗn loạn theo dòng trí nhớ mờ nhạt “hình như... Không phải là một thế giới hỗn loạn, mù phủ đầy “máu và nước mắt”, thấm đẫm sự tang thương như Thoạt kỳ thủy’, không phải một thế giới đầy ma mị, huyền nghi như Những đứa trẻ chết già; trong Trí nhớ suy tàn là thế giới của hiện thực hằng ngày xen lẫn những giấc mơ nhưng cũng đầy ám ảnh. 2 1 “Hăng ngày cứ đủng bảy giờ mười lẫm dắt xe đi làm” [11; 10]. Đên bôn rưỡi rời khỏi cơ quan đến và đi như là một nghĩa vụ. Hay đúng mười một giờ mười phút đón nhận nụ hôn đầu với Tuấn... Những kí ức của nhân vật “em” với hai chàng trai cũng được kể không theo trật tự nào cả mà lúc hư lúc thực. Nguyễn Bình Phương xây dựng cốt truyện theo kiểu làm “đứt gãy mạch tự sự”. “Em ” đang nói về Tuấn với những kỉ niệm đẹp đẽ dưới gốc cây điệp phố Bà Triệu lại quay sang nói về Hoài, về một người bạn cũ hay về một vị khách ở quê lên, lại nói đến con ô-sin nhà thuê người Thanh Hóa, Huyền, những người đồng nghiệp ở cơ quan, bà già độc thân, họ Trịnh... sau đó lại nói về Tuấn, về Vũ, về dự định của chính “em”. Hiện thực được nhìn qua cái nhìn của “em” cũng là một hiện thực mờ nhạt, xa xôi, nhòe nhoẹt, bởi một con người đã đánh mất ý niệm về đời sống, về không gian, thời gian, tình yêu, tình dục. Dù cho có được giải thoát th \“em vẫn bị ảm ảnh bởi trí nhớ đã suy tàn ghê gớm”. Nguyễn Bình Phương đã tìm cách phá vỡ cốt truyện truyền thống.Ông làm cho cốt truyện ở đây trở nên lỏng lẻo, co giãn, mơ hồ, khó nắm bắt, đặc biệt là không thể tóm tắt hay kế lại. Ngoài “em ” ra thì còn có những câu chuyện của những nhân vật khác được đan cài, lồng ghép tạo thành những mạch truyện nối tiếp nhau nhưng dường như thiếu đi sự liên hệ. Nhân vật Huyền kể chuyện đánh nhau với người nhà bên chồngmột cách hỗn loạn, mông lung “Tao giật mạnh, cả hai cùng ngã lăn ra. Bà ẩy tru lên ăn vạ. Nó từ đằng sau bẻ tay tao. Lão này... ” [11; 45]. Rồi việc Huyền đi tìm bà đồng để giữ đứa trẻ trong sự hoang mang, lo sợ chẳng biết đứa bé có giữ nổi không. Câu chuyện về hai người đàn ông điên canh giữ gốc điệp vàng phố Bà Triệu và mối tình với người đàn bà bí hiểm. Hay câu chuyện về Thành, người đồng nghiệp với “em” bị tai nạn với việc chị gái Thành sinh cháu đúng vào giờ anh ta chết, hai cậu cháu giống nhau như lột. Ket thúc của tiếu thuyết là một sự bỏ lửng của cốt truyện. Ket thúc mở ra một khoảng trống cho suy tư và sáng tạo của người đọc. Chuyến tàu rời ga mang “em ” đi xa cùng hình dung về hình dáng Quẩy trong tương lai như chập chờn, ấn hiện. Cuộc sống vẫn tiếp tục diễn ra, sự mơ hồ về kết thúc cũng là một hiện thực chưa hoàn thành, 2 2 chưa đến hồi kết mà chỉ là sự tạm lắng của trí nhớ. Phải chăng đằng sau nó còn vô vàn câu chuyện, vô vàn mảnh đời liên quan hoặc chẳng hề liên hệ với nhau? Hiện thực trong tiêu thuyết là “một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiêu thuyêt hâp thụ vào bản thân nó mọi yêu tô ngôn ngang bê bộn của cuộc đời”. Bởi thế, tiểu thuyết cũng chứa đựng nhiều yếu tố "thừa ” so với truyện ngắn. Mỗi một nhân vật xuất hiện đều có lai lịch hay “sự tích ”. “Em ” với giọng trong trẻo, sở thích đặc biệt và khá nhạy cảm; là con gái Hà Nội sống trên những gì từ nơi khác đến. Cảm xúc của “em ” lên xuống tùy ý khi nhìn thấy mọi cảnh vật, con người. Xen vào dòng cảm xúc của “em ” là những sự việc lẻ tẻ, nhỏ nhặt, vụn vặt nhưng tạo nên chất riêng cho tác phẩm: “Đứng trên ban công tần hai nhìn xuống công, chang ngóng ai, cũng chang nhớ thương tương tư ai... ” [11; 10]. Hay “Chân núi Nùng cũng cỏ một cây nhưng nó đã bị chặt, chỉ còn cải gốc đen thui vì mục, hăng năm cứ đên mùa hè khu vực ây cứ vàng chỏi lên, người ta bảo đó là hồn hoa về thương nhớ chính mình ” [11; 13]. Nguyễn Bình Phương đã đập vỡ những mảng văn trần thuật, đối chọi lối viết tư duy mạch lạc, thủ tiêu mọi trật tự nhân quả mà lắp ghép chồng chéo các mảnh vụn, phân mảnh và xé lẻ hiện thực. Xây dựng cốt truyện phân mảnh, Nguyễn Bình Phương thế hiện quan niệm về cuộc đời và con người. Cuộc sống này đầy bề bộn, phức tạp, nhiều tầng, khó nắm bắt. Đó là một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt và không toàn vẹn. Con người dường như bị phong kín, bơ vơ, lạc loài, không tìm thấy mối tương giao. Cũng như Hoàng Đăng Khoa viết: “Nguyễn Bình Phương đã khơi chụp những mảnh vở - những “tiêu tự sự” của cuộc sông. Tât cả hợp quấn đê kiên trúc nên lôi tư duy tiêu thuyêt của anh: hôn tạp, rời rạc mà liên mạch, thông nhât” [23]. Mỗi mảnh ghép của cốt truyện mà Nguyễn Bình Phương đưa ra chỉ là một phần của hiện thực. Nguyễn Bình Phương không đánh giá, cắt nghĩa hiện thực cuộc sống đang diễn ra mà chỉ cung cấp cho người đọc đầu mối đế khám phá hiện thực. Với những đầu mối ấy, con người nhận thấy sự nhỏ nhoi, cô lẻ của chính bản thân mình. Qua đó giúp chúng ta ý thức về sự hữu hạn của con người trong nhận thức thế giới. 2 3 Con người với bộ óc tư duy trác tuyệt cũng chỉ nhận thức được một mảnh của hiện thực. Nhiều người không “đọc nổi” văn của Nguyễn Bình Phương, bởi họ chao đảo trong mê đồ chữ nghĩa trong tác phẩm. Người đọc “hôn mê” khi tiếp cận mạch truyện nhảy cóc, phi lôgic, không đầu cuối. Tuy nhiên chính cách lực chọn cốt truyện độc đáo của Nguyễn Bình Phương lại là “liều thuốc” thần kì trong thúc đẩy khả năng tư duy, khả năng tiếp nhận của người đọc, giúp người đọc mài nhọn mọi giác quan, thức dậy mọi cảm giác. 2.1.2. Kết cấu 2.1.2.1. Kết cấu đa tuyến Ket cấu đa tuyến là kiểu kết cấu được tạo nên từ nhiều mạch truyện vừa song song, vừa xoắn kép, tạo thành kết cấu phức tạp chồng chéo. Sở dĩ có điều này là do cốt truyện ở đây bị nghiền nát, đạp vỡ, tháo rời từng mảnh vụn rời rạc mà không theo trình tự thời gian hay quan hệ nhân quả nào. Mỗi một mảnh vụn là một mảnh của hiện thực tạo nên sự quanh co, phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Nói khác đi, đó là lối kết cấu phân mảnh, đa tầng, sắp đặt, lắp ghép... Trí nhớ suy tàn có thế hiểu là trí nhớ và sự suy tàn của trí nhớ. Ngay từ cái tên cuốn tiểu thuyết đã gợi một cái gì đó vừa thực vừa hư đang trôi xa cùng với sự suy tàn của trí nhớ con người. Với ý nghĩa như vậy, cuốn tiểu thuyết tạo ra nhiều mạch truyện đan cài vào nhau, ít nhất dễ nhận thấy có một mạch truyện là thế giới hiện thực, một mạch truyện là thế giới phi thực - thế giới của kí ức. Tác phẩm giống như một thước phim dài mà khi ta tua từng cảnh chính là sự ghép nối của nhiều đoạn ngắn quá khứ và hiện tại đan xen, bện xoắn. Neu người đọc không nhập thân vào nhân vật, nếm trải từng khoảnh khắc của trí nhớ ghi lại sẽ hoàn toàn khó nắm bắt mạch truyện. Không chia thành từng chương, nhiều mạch truyện rối rắm phức tạp, chằng chéo như trong Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy... Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương chỉ ghi lại những gì diễn ra của cuộc sống hằng ngày nơi phố phường một cách 2 4 lặng lẽ qua cái nhìn của nhân vật “em Mỗi trang văn là một cảnh đời, cảnh người khác nhau, có khi ranh giới giữa thực và ảo mong manh khó nhận biết. Một mạch truyện là câu chuyện diễn ra ở thực tại với dòng giới thiệu về nhân vật mà sau này chúng ta mới biết đó là một nhân vật xưng “em tạm coi là người kế chuyện. Mạch truyện là thế giới hiện thực khi “em” nói về cuộc sống của mình và những người xung quanh. Đó là công việc đều đặn ở cơ quan, cũng khó lòng biết đích xác “em ” làm nghề gì chỉ biết là công việc văn phòng, đến và ra về như một nghĩa vụ; cuộc gặp gỡ giữa “em ” với người bạn cũ tự tìm lại, một chủ hiệu cầm đồ với những chuyện kinh doanh và yêu đương; sự xuất hiện của Quẩy, ô-sin từ Thanh Hóa ra, và những vụn vặt của cuộc sống hằng ngày quanh “em”',câu chuyện của những người đồng nghiệp: Hoài sống lặng lẽ như cái bóng, “con bướm” hay õng ẹo làm dáng, về cái chết của Thành...; cuộc họp lớp gặp lại bạn cũ tất cả đều thay đổi trở nên nhàm chán, vô vị;cuối cùng là quyết định ra đi đến một nơi xa trong vô định của “em ”. Tuy nhiên, những câu chuyện nhắc đến tưởng chừng như rời rạc đó lại có một sợi dây liên hệ lại với nhau là nhờ nhân vật “em ”. Một mạch khác là dòng kí ức của nhân vật “em”. Đó là những kí ức được xuất hiện khi mờ khi tỏ qua trí nhớ đã có dấu hiệu đã suy tàn ghê gớm.Kí ức mờ ảo, khi nhớ khi quên, nhòe đi đứt quãng, lúc nhớ lúc tưởng. Tuấn - mối tình đầu của “em ” xuất hiện những lúc trong em có khoảng lặng hay khi nhìn gốc điệp vàng ở phố Bà Triệu. Lúc này Tuấn không thể ở bên “em ” mà ở “chân trời khác, với tiếng nói khác, màu da khác” [11; 10]. Tuấn gắn với kỉ niệm lần đầu hôn nhau ở gốc cây điệp, một lần cùng nhau xem phim... Có đôi lúc ở thực tại “em” lại “mang máng về Vũ”, người yêu hiện tại, với dăm ba chuyến đi xa, khi cùng nhau dạo thảo cầm viên, trên hồ câu bên cầu Chương Dương, yêu nhau một biểu chiều muộn nơi phòng riêng... Tất cả đều được “lưu giữ vào một vùng nào đó nơi trí nhớ”. Hai mạch truyện không tách rời nhau một cách khu biệt mà đan xen, tiếp nối, lồng ghép, trong hiện tại có quá khứ, từ quá khứ lại về hiện tại. Ket cấu đó là sự hư cấu nhưng là sự hư cấu nằm trong ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi nhận thức và lí giải đời sống. Nguyễn Bình Phương muốn tạo ra nhiều điểm nhìn soi chiếu, 2 5 nhiều cách kiến giải về cuộc sống đa chiều. Đó là sự đa diện, phức tạp của của cuộc sống phố phường, những hỗn độn, ngổn ngang, sự cô đơn, lạc lõng: “cuộc sông không phải bao giờ cũng lộ ra ở bể mặt của nó. Cuộc sống còn là những gì khác không thê gọi thành tên, không thế cât nên lời, còn là những gì không thê lí giải ân sâu dưới tầng tầng lớp lớp những sự kiện biên cô” [ 21]. Xây dựng kiểu kết cấu này, Nguyễn Bình Phương muốn người đọc thử sức với một “trò chơi” các sự kiện, từ đó nâng cao khả năng tiếp nhận của người đọc. Ket cấu khó nắm bắt, nhưng nếu tập trung suy ngẫm, người đọc sẽ “giải mã” được những đầu mối về hiện thực mà nhà văn muốn cung cấp. Sự lựa chọn kết cấu phân mảnh là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương thể hiện được cá tính, phong cách của tác giả. Nguyễn Bình Phương có đóng góp không nhỏ trên con đường đổi mới kĩ thuật viết tiểu thuyết: “Rõ ràng cẩu trúc xoắn kép là một trong những thê nghiêm của Nguyên Bình Phương và điền chắc chắn chủng ta có thế khẳng định: đây là một thế nghiệm đáng ghi nhận của Nguyễn Bình Phương trong cuộc hành trình làm mới mình, làm mới văn chương” [22]. 2.1.2.2. Sự xâm nhập các thế loại vào kết cấu Ket cấu trong tiểu thuyết truyền thống là kết cấu sự kiện, sự việc, biến cố. Nó là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố trong một tác phẩm đế tạo ra sự thống nhất, toàn vẹn. Thứ nhất, Trỉ nhớ suy tàn bật tung mọi lề thói cũ, trong kết cấu có sự giao thoa, thâm nhập của các thể loại khác. Bởi cuốn tiếu thuyết là tạp ghi của trí nhớ, phải ghi nhanh, ghi vội kẻo trí nhớ sắp suy tàn. Đó là hồi ức của một cô gái không biết tên gì chao đảo giữa hai người tình và sự tẻ nhạt của cuộc sống phố phường. Nó tạo nên một kiểu cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí. “Người con gái luôn tự họa bằng bút pháp tự động”: “Hăng ngày bảy giờ mười lẫm dăt xe đi làm, chiêc ảo màu ghi xám lân giữa bao nhiêu áo trên đường phô” [11; 10]. “Năm xưa đã có một lần ôm năm bẹp trên giường mât hai tuần, đẩu óc bồng bênh, chân tay bồng bênh, mình làm mây không cât lên trời đê trôi nhưng vân cảm giác chuyến động ” [11; 12]. 2 6 “Cây điệp phố Bà Triệu đã nghe được câu nói của Tuấn lúc mười một giờ mười phút. Đó là nụ hộn đầu tiên em đón nhận '’[11; 14]. “Bôn rưỡi rời khỏi cơ quan... ”[11; 15]. “Chiều xuông nhanh và bí mật. Rời mắt khỏi nhau đã thây xung quanh mờ mờ màu nâu nhạt” [11; 43] “Năm phút sau khi người đàn ông điên bị mang đi trời đô mưa nhẹ ” [ 11 ;71]... Nguyễn Bình Phương viết tiểu thuyết nhưng lại ghi chép theo lối nhật kí, chính xác từng giờ, từng ngày, từng năm nhưng lại gợi sự mơ hồ (không biết là sáng, trưa, chiều, tối... của ngày nào). Đặc biệt hơn là kiểu ghi lại giấc mơ, dòng chảy ý thức, từ trong vô thức, tiềm thức. Lối ghi chép này gắn với thời gian của kí ức, của hoài niệm. Các sự kiện bị chia cắt, xáo trộn, Nguyễn Bình Phương dùng thủ pháp phân mảnh, cắt ghép, quay ngược, sai trật mốc thời gian. Neu độc giả “lơ là” dễ dẫn đến sự “mê man ” về những ghi chép trong cuốn tiểu thuyết. Cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí tạo nên sự mới lạ trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Nó đưa người đọc vào những nhịp điệu đang diễn ra của cuộc sống thường nhật, cuộc sống đời thường. Những sai trật trong niên biểu thời gian ghi chép, sự đảo lộn các sự kiện không theo một trình tự nào chính là sự hỗn độn, chao đảo, khó nắm bắt, khó phân định của hiện thực cuộc sống. Thứ hai, trong tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn có sự thâm nhập của yếu tố thơ ca. Bản thân chất kí ức đã gần với chất thơ, bởi kí ức được bao phủ bởi màn sương mờ ảo của thời gian và lắng đọng trong tâm hồn con người. Hơn nữa kí ức này lại được ghi lại một cách độc đáo, nên thơ qua những câu “vô chủ” (lược bỏ chủ ngữ) nhưng lại thấm đẫm chất trữ tình: Khi viết về đôi mắt của con bé bán rau, Nguyễn Bình Phương dùng câu văn giàu chất thơ: “Trùng điệp những sợi lóng lảnh rơi thăng như không hề có ai ngả nghiêng vì tình yêu, không cả chao đảo trong lựa chọn ”[11; 24]. Hay: “Đi giữa hai hàng đèn lồng đỏ treo trên các cành cây, thày lạc vào cõi khác, người người chờn vờn mờ ảo nam tay nhau thơ thới như trây hội” [1 1 ;32]... 2 7 Có những lúc Nguyễn Bình Phương làm ta chìm sâu trong cái mị hoặc “đáng sợ”của sự đau thương, mất mát, hụt hẫng của hiện thực; có những lúc lại khiến người đọc cất cánh bởi những hoài niệm đầy chất thơ: “Hoa điệp vàng vàng, không ngủ, tỉnh táo và chêt đột ngột, đột ngột nhận ra rằng bạn bè tan vỡ trôi nôi khắp nơi” [11; 13]. “Vũ là bầu trời giữa cái bầu trời nắng mưa thường ngày. Một bầu trời nho nhỏ kết từ các ỷ nghĩ thông minh kín đảo nhưng không dầm dể” [11; 16]... Tóm lại, Trí nhớ suy tàn kết cấu như một cuốn tiếu thuyết - nhật kí, phảng phất chất thơ của hoài niệm, vừa đê mê, day dứt bởi “em ”, một con người lạc lõng bơ vơ giữa cõi nhân sinh. 2.2.Nhân vật Văn chương Việt Nam trước năm 1975, văn học thời chiến, do yêu cầu của lịch sử - xã hội, văn học phải trở thành vũ khí sắc bén tiêu diệt kẻ thù. Con người được xây dựng cũng được phân biệt một cách rạch ròi giữa tốt và xấu, giữa cao thượng và thấp hèn... Bước vào thời kì đổi mới, các nhà văn trao trả lại đúng “bản chất” vốn có cho con người: không có người tốt hay xấu hoàn toàn mà đó là sự kết hợp giữa “rồng phượng” và “rắn rết” trong cùng một con người. Đặc biệt các nhà văn tập trung vào khai thác số phận cá nhân con người trong cuộc sống thời hậu chiến đầy phức tạp đa đoan. Trong số các nhà văn đương đại nói chung, Nguyễn Bình Phương là người có những tìm tòi, nỗ lực không ngừng trong cách tân nghệ thuật tiểu thuyết mà một trong số đó là đối mới quan niệm nghệ thuật về con người, kĩ thuật xây dựng nhân vật. Hướng tới các vùng văn hóa “goại biên ”, các nhà văn xây dựng những nhân vật “ngoại biên ”, “phi trung tâm Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương, ta bắt gặp những nhân vật ám ảnh, kì ảo, dị biệt, phi truyền thống chỉ đế nhằm diễn tả “sự khủng hoảng niêm tin của con người, của nhà vãn vào cuộc đời và con người, sự đô vở của những trật tự đời sông xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sông, sự đánh mât bản ngã phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người” [17]. Neu như những nhân vật trong Những đứa trẻ chết già, Người đi vẳng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi 2 8 là những con người điên loạn, quái dị, đơn độc, bản năng... thì nhân vật trong Trí nhớ suy tàn tập trung chủ yếu ở các loại hình: nhân vật “người đi vắng”, nhân vật cô đơn, lạc loài, nhân vật tha hóa. 2.2.1. 2.2.1.1. Nhân vật “người đi vắng” Nhân vật “đi văng” với bản thân Đây là kiểu nhân vật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng đi vắng với bản thân do sự thiếu hụt về trạng thái tinh thần, cảm xúc hoặc nhân cách khiến cho nhân vật tồn tại mà cứ như xa lạ với cuộc đời và ngay cả với chính bản thân mình. Kiểu nhân vật này xuất hiện do ảnh hưởng của chủ nghĩa phí lí, chủ nghĩa hiện sinh. Các nhà văn nổi tiếng thế giới đầu thế kỉ XX như: Franz Kafka và Alber Cumus trong những tác phẩm của mình đã đề cập đến nỗi lo sợ, sự mất niềm tin, sự buồn chán, lạc lõng của con người trong xã hội. Họ nói đến thân phận con người qua sự bi quan và nghệ thuật huyền thoại. Nhân vật bị xóa bỏ mọi đường viền nhân thân. Kafka không đặt tên cho nhân vật mà nếu có đặt tên thì sẽ là một cái tên rõ ràng dứt khoát cho ra “người” (ví dụ: Joseph K trong “Vụ án ”, K trong “Lâu đài”). Nguyễn Bình Phương cũng đề cập đến kiểu nhân vật này nhưng lại tạo ra sự hấp dẫn riêng độc đáo. Trong Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phương xây dựng nhân vật Hoài giống như một cái bóng bảng lảng, mờ nhạt, như một con người thiếu sự sống. Hoài đánh dấu sự tồn tại của mình bằng những tiếng ho khan, khuôn mặt luôn luôn phiền não và với trong căn phòng cũ kĩ: “Chật chội, thiếu ảnh sáng, đồ đặc đơn giản, cũ. Hoài nằm trên giường, kê sát góc trong cùng, nhỏ bé như một con búp bê vải làm vụng” [11; 50]. Đó là một không gian sống bó hẹp, xa lạ ngăn cách với cuộc sống bên ngoài. Hơn nữa không gian ấy như một dấu hiệu tồn tại của nhân vật, một cuộc sống gò hẹp, lặng lẽ: “cuộc song đang co thắt, dồn nén vào một chiếc đĩa ”. Nhân vật xuất hiện với những đối thoại như có như không nhiều khi như bị chìm đắm vào chính suy nghĩ của chính mình: Chị mệt, đâu lúc nào cũng choáng vảng. - Có phải đi viện không? 2 9 Hoài lắc đầu: - Không... - Em gọt cam cho chị nhả. - Đừng, rót nước uông đi ” [11 ; 50 - 51 ]. Hay: Đêm hôm qua chị mơ thây bao nhiêu là máu. Hoài nói với một ai đỏ vô hình trong phòng, một kẻ lạnh lùng nhưng biêt tât cả và chia sẻ tat cả”. [11 ; 88]. Hoài có mặt trong tác phẩm với một cảm xúc duy nhất là sự mỏi mệt, hay buồn phiền: “giọng Hoài mỏi mệt” [11; 50]. “Hoài mệt mỏi đáp lấy tay che miệng ” [11; 66]. “Tâm trí đâu mà đọc... Mẹ chị lại bị huyết áp thấp. Chán ghê cơ” [11; 88]. “Hoài hay than vãn hơn là càu nhàu... Hoài nhỏ bé lại trong phòng, trong im lặng lưu cữu, càng nhỏ bẻ hơn nữa so với bên ngoài phổ phường” [11;122 - 126]. Nhân vật như cô độc tách biệt với mọi thứ của cuộc sống, gói mình lại trong những “chiếc hộp” của phiền muộn và lo âu. Nhiều khi nhân vật không thể hiểu nổi, xa lạ với chính bản thân mình. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này không thể không kể đến người đàn ông điên và người đàn ông tâm thần vẫn canh giữ cây điệp vàng phố Bà Triệu. Nhân vật người điên không hiếm lạ trong văn chương Nguyễn Bình Phương. Người ta từng thảng thốt với thế giới những người điên trong Thoạt kỳ thủy, đến đây lại ám ảnh với chân dung hai người đàn ông điên trong Trí nhớ suy tàn: “Mỗi nhân vật là một thê giới bí ấn. Nhân vật giấu kín những ảm ảnh và sông với nó ” [3; 35]. Người đàn ông điên xuất hiện trong tác phẩm là một thủ pháp xếp đặt nhân vật của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật không hề có đối thoại, giao lưu với người khác mà chỉ phong kín trong thế giới của chính mình: “Người đàn ông điên pho Bà Triệu vân quanh quân dưới gôc điệp vàng. Những cánh hoa rụng xuông, chêt một cách yên ôn” [11; 54]. Khi người đàn ông này được mang đi thì người đàn ông tâm thần, em trai người đàn ông điên, lại thay thế anh mình canh giữ cây điệp vàng. Bởi hai con người ấy từng có những bí mật xa xôi, cùng làm bạn với nhau, nhớ mẹ và cùng yêu người con gái mặt rỗ hoa. Neu Tính trong Thoạt kì thủy là một người điên loạn từ khi sinh ra đã bị ám ảnh bởi tiếng "gặm chén ” và bạo lực của người cha; ám ảnh bởi nghề chọc tiết lợn của ông Khoa nên hình thành tính cách khát máu, sống theo bản năng thì hai người đàn ông 3 0 điên trong tác phẩm chỉ sống trong một "miền kỉ ức” xa xăm nào đó. Họ xuất hiện trong tác phẩm như những hình bóng mơ hồ, lang thang trong thế giới lẫn lộn thực ảo. Hai con người bị ám ảnh, sống trong những kỉ niệm của chính mình, chối bỏ cuộc sống ồn ã xung quanh như một điều tự nhiên. Họ gắn với gốc điệp vàng như nơi lưu giữ duy nhất của kí ức, như nhà mình. Trong tác phẩm còn có những nhân vật đi vào đi ra như những thế thân vô hồn vô ảnh. Nguyễn Bình Phương tiếp tục dùng trò xếp đặt nhân vật, nhân vật được dán ghép, là phẳng cá tính, bảng lảng như những bóng hình trôi nổi, phù du giữa dòng đời: “Một người khách bước vào, nhẹ nhàng thì thầm gọi một cốc trà. uống và nhìn ra ngoài cửa, chô vừa bước qua như cô tìm lại hình bóng của chính mình trong những sợi mành kết bởi vô sô các vòng tròn bằng mây ngoẳc vào nhau, đung đưa mê man, xa xôi tận đẩu đâu. Hai bóng người dìu nhau đi ra” [11 ; 53]. Nguyễn Bình Phương chỉ vẽ những bóng người. Và những con người trong rạp chiếu phim thì không khác gì những con rối gỗ, vô hồn vô cảm: “Những khuôn mặt như những lọ gom xếp đều đặn trên giá” [11; 64]. Dường như ở đây không còn là những con người thực sự nữa mà chỉ là sự mô phỏng, mô hình hóa, đồ vật hóa con người. Bước vào Trí nhớ say tàn là bước vào cái thế giới không hình người (mặc dù có đám đông), những trang văn không nhân vật (cho dù có đến hơn hai mươi nhân vật được nhắc tới). Bởi toàn bộ câu chuyện được trần thuật qua điếm nhìn ngôi thứ hai, nhân vật xưng “em ”, là những con người bị “xóa trắng”, mờ nhạt hóa. Nhân vật có tên nhưng là những cái tên được trao cho, hình như Nguyễn Bình Phương muốn nhân vật mất hết đường viền nhân thân chỉ còn là những cái bóng: “em ”, “ồ hay nhỉ”, “chủ hiệu cẩm đồ”, “thăng trí thức”, “bà già độc thân”, “ông điên”, “lão tâm thần”, "con bướm”, “hai mươi bảy vết thương”... Như vậy, trong tác phẩm “nhân vật không là con người, nhân vật là cái bóng của con người và sự xuât hiện của nó chăng phải cái gì khác ngoài một cái tên tạo nên băng các chữ cái” [16]. 3 1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Bình Phương mang hơi hướm của Kafka. Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn học thế giới không hề án ngữ mà còn tạo điều kiện cho nhà văn tìm tòi, nỗ lực không ngừng trên con đường cách tân tiếu thuyết để tìm một hướng đi mới.Qua những nhân vật này, Nguyễn Bình Phương phác họa những bóng người dật dờ, những thế thân, những con người bị lãng quên và tự lãng quên mình trong sự biến động của kiếp người. Đồng thời nhà văn cũng mở ra một lối viết mới, tẩy mờ, xóa mờ nhân vật từ tên tuối đến cảm xúc, tính cách. Văn chương chỉ như một “trò chơi” nhân vật nhưng lại là “trò chơi” được vẽ ra từ những tư tưởng, cảm nhận sâu sắc về cõi nhân sinh. 2.2.1.2. Nhân vật “đi vẳng” với cốt truyện Ngoài nhân vật đi vắng với bản thân, trong Trí nhớ suy tàn còn xuất hiện kiểu nhân vật đi vắng với cốt truyện. Đây là kiểu nhân vật thông qua lời của nhân vật khác mà tham gia vào cốt truyện nhưng không hề có mặt thực sự. Kiểu nhân vật này được xây dựng theo môtíp “biến mất” thể hiện sự xa lạ, nỗi cô đơn và thái độ không nhập cuộc của con người trong cuộc đời. Trí nhớ suy tàn theo bước chân của nhân vật “em” ghi lại những cảnh vật, con người đã và đang diễn ra xung quanh kẻo trí nhớ đang suy tàn ghê gớm không gì cản nổi. Tuấn, mối tình đầu của “em ”, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm nhưng lại không xuất hiện thực sự, bởi với “em” Tuấn chỉ còn là hoài niệm mong manh khi mờ khi tỏ. Hiện tại Tuấn không hề có mặt trong các sự kiện, biến cố hằng ngày quanh “em ”, bởi: “Tuấn đã ở phương trời khác với tiêng nói khác, màu da khác. Châu Âu xa xôi có tuyết trắng như miếng xốp lót hàng điện tử” [11; 10]. Thảng thốt trong chớp mắt ,“em ” lại nhớ đến Tuấn, nhớ về những kỉ niệm ngày còn yêu nhau. Trong nhân vật “em ”, Tuấn gắn với nụ hôn đầu tiên bên gốc điệp vàng cùng chiếc nhẫn trao tay và lời hứa sẽ mãi thuộc về nhau. Cảnh Tuấn ra đi với chiếc vali nhỏ và lời hứa sẽ trở về. Cảnh hai người cùng nhau xem bộ phim hoàng tử cứu công chúa với những đối thoại thì thầm: Đo anh biết làm cách nào đế vào được địa ngục? Tuân nhún vai lạnh lùng: 3 2 - Bước vào một xác chêt” [11; 28]. Tuấn là người đàn ông duy nhất biết được bí mật dịu dàng trong “em ”, “em ” là cô gái yêu hoa hồng vàng. Đối với “em “Tuấn là một kỉ niệm, một kí ức khó phai tàn cho dù không được chăm sóc thường xuyên ” [11; 92]. Nguyễn Bình Phương xây dựng nhân vật Tuấn theo kiểu “biển mất” hay “không - nhân vật”, tức là nhân vật biến mất khỏi tiến trình tự sự tạo thành những khoảng trống, khoảng tối, khúc vô thanh cho tiểu thuyết. Dù đã “mất tích” nhưng cái bóng của nhân vật vẫn đổ dài xuống câu chuyện, ám ảnh người ở lại, làm người đọc guồng quay trong những câu hỏi khó giải đáp. Nhân vật Tuấn xuất hiện góp phần tạo nên sự phức tạp trong tâm hồn nhân vật “em tạo nên chất hoài niệm cho cuốn tiếu thuyết. Tuấn là con người thuộc về hồi ức nhưng cứ luôn ám ảnh, dằn vặt “em” trong hiện tại. Phải chăng qua nhân vật này Nguyễn Bình Phương muốn tô đậm sự cách biệt cô đơn của con người với thực tại, bởi trong miền thương nhớ của con người luôn bị giằng xé bởi quá khứ, khó phân thực hư? Xây dựng kiểu nhân vật “đi vắng”, Nguyễn Bình Phương cũng cố gắng thay đối mô hình nhân vật truyền thống tạo ra lối “giải - nhân vật” mà thực chất là cho ra đời một kiểu nhân vật mới trong sáng tác của mình. Đối lập hoàn toàn với Tuấn, hình ảnh bà già độc thân, hàng xóm của “em” lại gợi một sự khó hiểu đến kì bí. Trong tác phẩm, các nhân vật ít có mối quan hệ tương giao tương liên với nhau mà chỉ có sợi dây gắn kết duy nhất là nhân vật “em ”. Riêng nhân vật người đàn bà độc thân thì đặc biệt mơ hồ. Là một con người của thực tại nhưng từ khi xuất hiện hiện cho đến khi biến mất thực sự không hề có sự “giao tiếp ” với môi trường sống. Qua lời của “em ”, người đọc chỉ biết các thông tin như: “căn nhà của bà già độc thân tối mờ chìm đắm, một phần bức tường sảng lên vì ánh đèn hat vào ” [11 ; 18]. Con người mà được mô tả như con rối gỗ một sinh thể không có sự sống: “Dưới ảnh đèn nê-ông sáng xanh, bà già độc thân ngồi im lặng như một pho tượng” [11 ; 22]. Cuối cùng “Bà già độc thân chết. Cửa đóng lại, chiêc mũ thủy thủ bị khép kín trong quên lãng, biên chăng còn cơ hội ùa vào Hà Thành... Người chêt không nhiêu thân nhân, những cây cảnh sẽ héo tàn, ban công trở nên ảm đạm khi chiêu xuông... Ra đi mãi mãi chăc là rât buồn. Với bầu 3 3 trời bị nhuộm đỏ bởi ngọn đèn của tháp truyên hình, bà già khó lòng quay trở lại dương thế” [11; 61- 62]. Cuộc đời của một con người chỉ được tác giả nhắc đến vẻn vẹn trong vài câu văn. Nhân vật xuất hiện như sương khói bảng lảng, sống trong cô độc chối bỏ thực tại không dung nhập với cuộc đời đang trôi chảy. Nhân vật bị tẩy trắng, xóa mờ cả đường viền thân nhân, hình dáng đến tính cách mà tồn tại như một cái bóng dật dờ, kì lạ. Nhân vật Thành xuất hiện trong truyện bằng cái chết kì bí. Người đọc không biết gì về Thành ngoài việc anh là một người đồng nghiệp xấu số của “em ” qua vài dòng vắn tắt: “Đó là một cậu con trai cao rảo, sáng sủa, không nề hà bất cứ công việc gì. Chưa kịp yêu ai và chưa được ai yêu. Gia đình xin đưa Thành về quê chôn cất” [11; 98]. Người sống đã xa lạ với tất cả, người chết lại càng trở nên ghê rợn với khói hương và tiếng khóc. Nhân vật xuất hiện và “biến mất” bằng cái chết nhưng lại đế lại hình bóng của mình một cách bí hiểm qua việc chị gái Thành sinh cháu vào giờ anh mất, hai cậu cháu giống nhau như lột. Nhân vật tồn tại mà như xa lạ với cuộc đời thậm chí trở nên “ma quái”, khó nắm bắt. Dường như con người không lưu luyến gì cái thế giới mà mình đang sống mà muốn trở lại với sinh thế mới: “Một vòng tay không lô nhô lên khỏi mặt đât, ôm âp một cuộc đời chưa trọn vẹn. Một cậu con trai không mang theo trí nhớ vì không cấn phải nhớ” [11; 101 ]. Cũng như Thành, người đàn bà áo vàng xuất hiện cũng mang đầy bí ẩn. Phạm Xuân Thạch cho đó là “sự bí ân được tạo nên từ những câu hỏi không có giải đáp về cuộc đời nhân vật. Họ từ đâu đến và họ sẽ đi đến đâu. Những bí ân cũng được tạo ra từ những biến tượng không bao giờ được giải mã trọn vẹn ” [16]. Người đàn bà áo vàng ám ảnh trong những giấc mơ chập chờn của “em ” gắn với biểu tượng hoa điệp vàng: “người đàn bà ảo vàng dắt tay người đàn ông điên đi quanh goc điệp, dưới làn mưa lât phât được soi sáng bởi một ngọn đèn cao áp vàng” [11; 85]. Người đàn bà ấy có thế là hình bóng do “em ” tưởng tượng ra qua câu chuyện của hai người đàn ông điên. Con người ấy gắn với kí ức không bao giờ phai nhạt trong một thế giới tâm hồn khép kín và đầy bí ẩn xa xôi cùng người đàn ông điên. Cũng có thể hình bóng người đàn bà áo vàng là nỗi sợ hãi vô hình đang bủa vây 3 4 và xâm chiếm “em ” trong giờ phút cô đơn, đánh mất niềm tin: “Người đàn bà áo vàng nói, đôi môi rung rung như cánh hoa trước giỏ, không nghe rõ tiêng nhưng biêt nó là lời buộc tội cay nghiệt... Người đàn bà áo vàng đang lân át, nếu em không tỉnh tảo sẽ bị bà ta đánh trảo linh hồn ngay lập tức” [11; 126]. Người đàn bà ân hiện giông như những con người không chấp nhận được cuộc sống hiện thực đang diễn ra mà cự tuyệt nó với thái độ không nhập cuộc. Đen đây nhân vật không chỉ không “giao tiếp” với xung quanh và “biến mất” bất chợt nữa mà thậm chí chỉ còn là linh hồn trôi nôi. Xây dựng hình tượng nhân vật Thành và người đàn bà áo vàng, Nguyễn Bình Phương sử dụng bút pháp hiện thực - huyền ảo. Bút pháp hiện thực - huyền ảo trong xây dựng nhân vật là bút pháp chủ đạo của Nguyễn Bình Phương trong hầu hết các cuốn tiểu thuyết của mình. Nguyễn Bình Phương viết nhiều về cõi tâm linh, nhân vật trong sáng tác của anh cũng đầy ám ảnh về cõi âm, sự nhập hồn... Điều này đã tạo nên một sáng tạo độc đáo, phủ lên tác phẩm một không khí huyền ảo, mơ hồ, thể hiện tư tưởng của Nguyễn Bình Phương về hiện thực. Hiện thực là sự giao hòa của cả cái “hữu tri” (có thể biết) và cái “vô tri” (không thể biết), con người thế nghiệm cuộc sống ở nhiều chiều kích, biết được mình ở đâu, ở vị trí nào trong nhận thức thế giới. 2.2.2. Nhân vật cô đơn, lạc loài Một trong những vấn đề được văn xuôi thời kì đổi mới đặc biệt quan tâm là tình trạng cô đơn của con người. Văn học trước đó là dòng văn học sục sôi khí thế quyết chiến và quyết thắng không có chỗ dung nhập cho những cá thể lẻ bóng trong cuộc sống bình thường. Đen đây văn học chuyển từ cảm hứng lịch sử - dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư, con người cá thế chính là đối tượng được phản ánh trong các sáng tác văn chương. Đó là những con người bình thường, nhỏ bé, đặt trong một xã hội bộn bề, đảo điên, phức tạp, đa đoan. Đặt trong mạch cảm hứng đó, mỗi một nhà văn lại có sự thế hiện riêng biệt khi xây dựng hình tượng con người cô đơn. Neu Nguyễn Huy Thiệp viết về những con người cô đơn trong sự vô nghĩa của cuộc đời; tiểu thuyết Phạm Thị Hoài là những con người cô đơn trong thế giới vô hồn thiếu sự liên hệ; văn 3 5 chương Tạ Duy Anh con người cô đơn, khắc khoải đi tìm bản ngã... thì con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương buồn da diết trong sự cô độc do mất niềm tin. Con người cô đơn là những con người trong cuộc đời, họ cố gắng hòa nhập với cuộc sống nhưng không hề tìm được tiếng nói chung, sự đồng điệu với người xung quanh. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài là kiểu hình tượng phổ biến được xây dựng do sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, khi con người phải thường xuyên đối diện với chính mình. Trong hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc và những giá trị đích thực của cuộc đời họ gặp phải những rào cản dẫn đến sự sụp đố niềm tin, hi vọng. Trí nhớ suy tàn được trần thuật qua điếm nhìn của nhân vật “em ”, ghi lại cuộc sống và con người quanh “em ” một cách nhanh vội kẻo trí nhớ đang suy tàn. Neu như theo tiểu thuyết truyền thống “em” chính là nhân vật chính của truyện. Tuy nhiên, với sự cố gắng đa dạng điếm nhìn nghệ thuật, xây dựng cốt truyện phân rã, kết cấu đa tuyến, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương “phi trung tâm ”, mỗi cá nhân là sự thể hiện của một quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. “Em ” là nhân vật mang trong mình nhiều phức tạp, tổn thương và sự cô đơn tận đáy tâm hồn, cô đơn cả trong hiện thực và trong vô thức, tiềm thức. Trong thực tại, người ta không biết nhiều về “em “Em ” cũng như hầu hết các nhân vật khác trong tác phấm được tác giả dùng thủ pháp “xóa trắng”, “mờ xóa nhân vật”. Chỉ biết rằng “em ” là một cô gái Hà Thành, sắp tròn hai mươi sáu tuổi và một vài đặc điêm về ngoại hình, tính cách, sở thích: “Chang mấy thảng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuổi. Mang trong mình sự phức tạp của phố phường... Nói nhanh, âm trong veo... Mắt thông minh với làn da mỏng và chiêc mũi hêch ngộ nghĩnh, tinh quái... Thích gam màu mạnh, chói, nhưng tỉnh tình kín đảo” [11; 9]. Một cuộc sống được lập trình sẵn, mòn mỏi từng ngày, “em ” cô đơn ngay giữa dòng người đang tồn tại, hình bóng trộn lẫn giữa bao nhiêu con người trên đường phố: “em là một con chim bị nhốt trong lồng quả lâu, bâng khuâng vì tự do, yên bình ”. Cuộc sống của “em ” cũng vô vị vì không có lí tưởng, niềm tin: “Hai mười sáu tuổi, sổng giữa thời tiết oi bức, không nhớ thương ai quá mức, không kịp cả phấn tích kĩ lưỡng vê các ước mơ của 3 6 mình” [11; 94]. Con người lúc này cảm thấy cô đơn lạc lõng, đánh mất niềm tin, ý niệm vào cuộc sống, ngộp thở trong sự bề bộn của cuộc đời. “Em ” cô đơn vì quá nhạy cảm. Nhìn những chiếc tàu ra vào Hà Thành, “em ” thấy đó như “một mũi kim khâu khâu lên cuộc đời rộng lớn nhưng mỏi mệt”. Chỉ có “em” mới nhìn thấy một hiện thực quẩn quanh, nhạt nhẽo, vô vị đang diễn ra hằng ngày. Bởi “em ” cô đơn trên mọi góc phố con đường. Nhìn những cánh hoa điệp vàng rụng tơi tà,“em” cứ ngỡ rằng hồn hoa về thương nhớ chính mình. Hình bóng của một con người con gái “đi lang thang trong lòng Hà Thành với một chiếc tủi sắc màu đen cỏ đôi quai dài bằng cao su” gợi sự cô độc đến lạc lõng. Đi và không định hướng. “Em ” hay đi trong sự vô định của ý nghĩ, của những con đường: “Ra khỏi phòng cảm thay lạc lõng cũng như khi ăn cơm về thay trời hơi sầm xuống, lòng dạ bâng khuâng sực nhớ rằng cả phố không có một cây điệp vàng mà chỉ toàn xà cừ. Bản thân mình cũng xa lạ với mình vì sự thiêu vắng đó” [11 ; 69]. “Em ” không có nhiều bạn bè, những người bạn trước đây đã “trôi nổi khắp nơi “hoa điệp vàng không ngủ tỉnh tảo và chết đột ngột, đột ngột nhận ra rằng bạn bè tan vỡ trôi nôi khắp nơi. Khi ấy kết thúc thời sinh viên ” [11; 13]. Trong cuộc họp lớp những người bạn đã từng quen trở nên xa lạ: “tat cả đều khác, cử chỉ phức tạp hơn, ăn uông uê oải hơn, không nồng nhiệt như thời sinh viên nữa...Sau nụ cười buông tuồng kia là vẻ mặt mặc cảm ngượng ngập. Ai cũng cảm thây có lôi vì không còn son rỗi” [11; 38]. Bao trùm lên những mối quan hệ bạn bè là cái gì đó xa lạ, khó hiểu, buồn bã, vô vị. Con người sống trong đó cũng trở nên nhàm chán, cô độc, lạnh nhạt.Với “em ” chỉ duy nhất có chủ hiệu cầm đồ, người bạn cũ tự tìm lại là người mà “em ” cho là lòng khó vứt bỏ, một người bạn thực sự tử tế. Như vậy, trong cuộc sống, “em ” cũng có ít những mối liên hệ, sống mà như lưu vong giữa cõi người. “Em ” cô đơn ngay cả trong tình yêu, từng chao đảo trong lựa chọn giữa hai người đàn ông Tuấn và Vũ. Tuấn là mối tình đầu khó quên đầy day dứt trong “em ”. Tuấn gắn với những hoài niệm trong “em ”về thuở con yêu nhau, từ nụ hôn đầu tiên, những bí mật chung ngọt ngào. Tuy nhiên “em ” càng bị tổn thương sâu sắc hơn bởi sự 3 7 ra đi của Tuân, lúc ấy “thời tiêt chêt trong sự sợ hãi, chêt vĩnh viên từ buôỉ trưa hôm ây. Vô nghĩa cho tât cả những gì diên ra dù răng hi vọng chưa châm dứt” [11; 21]. Điều “em ” trân trọng nhất trong hồi ức là nụ hôn đầu với Tuấn ở dưới gốc cây điệp vàng. Và dưới gốc cây đó ngày ngày vẫn có người đàn ông điên canh giữ giúp “em ”, canh giữ kỉ niệm. Cho nên khi người đàn ông điên bị mang đi, “em ” thấy “trông trải ùa đên làm mọi vật chao đảo”. Kỉ niệm không còn chỗ bám víu,“em” lạc lối giữa cuộc đời. Sự chia cách trong tình yêu đã qua khiến cho cả khi với Vũ, người tình sau này, “em ” cũng mất đi sự vồn vã. Qúa khứ hay ùa về trong “em ” khiến em trở nên cô đơn khó hiểu. Trước lời tỏ tình của Vũ “em” choáng váng đáp lại xong rồi “không biết mình đủng hay sai nữa ”. Xa Vũ mấy ngày “em ” buồn và hay hờn dỗi, luôn do dự khi hoàn toàn thuộc về Vũ cả thể xác lẫn tâm hồn. “Em ” cô đơn ngay cả khi bên Vũ, yêu nhau vào một buổi chiều muộn trong phòng riêng của Vũ: “không hề cỏ cuộc thi tưởng tượng, không cả đêm thức trắng cùng nhau” như đã hẹn vào một ngày bên hồ câu. Tổn thương trở lại trong “em ”, nhưng đó chỉ là những mảnh vụn nhỏ bé, bởi “trí nhớ đang suy tàn ghê gớm, đô gục xuống và tan ra ”. Không chỉ trong thực tại, “em ” cô đơn ngay cả trong vô thức, tiềm thức. “Em” luôn bị ám ảnh bởi những giấc mơ và luôn đi trong vô định. “Em” mơ về một lần lạc vào khu phô cô, “cái mê đồ chập chờn uân khúc ây giam giữ bao nhiêu người già với những kỉ ức phiên não ”. Trong giâc ngủ trưa nào đó “em ” lại “đi cạnh những làn sương mỏng, màu săc khoan hòa nhã nhặn ”. Đêm hoa đăng cùng với Vũ, “em ” “đi giữa hai hàng đèn lồng đỏ treo trên các cành cây, thây lạc vào côi khác, người người chờn vờn mờ ảo nam tay nhau thơ thới như trây hội... ” [11; 32]. Đó là “em ” đang đi giữa hiện thực và giấc mơ, sự chờn vờn hư ảo như tách biệt với thế giới con người đang sống. “Em ” còn mơ thấy người đàn bà áo vàng một cách kì lạ, người đàn bà đang buộc tội và cố xâm chiếm linh hồn nếu “em ” không tỉnh táo. Cuối cùng người đàn bà tan dần và biến mất vĩnh viễn. “Một giấc mơ cuối cùng lap đầy giấc ngủ trưa giữa lòng Hà Thành ”. Nguyễn Bích Thu cho rằng: “Cô đơn là vấn đề của môi bản thế, cả nhân nhưng nó không hãn là vân đề riêng tư nhỏ bé. Có thê nói rằng, từng cuộc đời riêng của môi cả nhân gộp 3 8 thành vân đê của cộng đông của xã hội. Con người cô đơn khi thiêu đi sự đồng cảm, thiêu tiêng nói chung. Trạng thái cô đơn thường thê hiện ở sự trổng trải trong tấm hồn” [19]. Xây đựng nhân vật “em” một con người cô đơn cùng tận, Nguyễn Bình Phương thể hiện một vấn đề của đời sống hiện thực: vấn đề mất niềm tin của con người. Con người mất lòng tin vào cuộc đời do sự lừa dối, mất liên lạc với đồng loại, bơ vơ trong chính nhà mình và ngay giữa cộng đồng. Càng xây dựng hình ảnh đám đông thì càng tô đậm sự cô lẻ của con người “đột nhiên thấy mình trong suốt đi xuyên qua tat cả mà chẳng va chạm ”. Con người trở nên hoài nghi tất cả, phủ định tất cả, loay hoay mỏi mệt đi tìm ý nghĩa đời sống sự tồn tại của chính mình. Dù đau đớn, bơ vơ, lạc loài, mất niềm tin nhưng nhân vật của Nguyễn Bình Phương vẫn luôn “tiềm tàng một niềm tin đứng dậy”. “Em ” vẫn phấp phỏng nghĩ đến một chuyến đi xa, đi một mình không mang theo gì hết và không gọi cho ai. Đó là một chuyến đi không hẹn ngày trở lại. Tiếng xích lô đưa người đọc vào thế giới của kí ức mịt mờ, xa xăm, vô tận “xích lô kẽo kẹt đi chậm cùng với chiều, chậm tới mức lạc lông giữa dòng xe mảy, xe ô tô đang lao vùn vụt” [11; 128]. Đi đế tìm lại ý nghĩa tồn tại của chính mình. Nguyễn Bình Phương đi sâu vào khắc họa tâm trạng nhân vật “em ” để làm nổi bật nên hình tượng một con người cô đơn giữ cuộc đời. Cũng giống như nhân vật “em ”, hai người đàn ông điên trong tác phẩm cũng là những con người cô đơn, lạc loài trong hiện thực đầy rẫy phức tạp. Người đàn ông điên lặng lẽ canh giữ gốc điệp vàng như một sứ mệnh. Một con người đơn độc giữa bao nhiêu gương mặt trên đường phố. Nhân vật này sống như cái bóng vật vờ không giao tiếp với sinh thế sống, nếu có chỉ là tiếng thì thầm với một thế giới mà ta không biết đến, thế giới của “hồn hoa ” điệp vàng. Thế giới ấy có lẽ là thế giới vẹn nguyên của kí ức, thế giới thanh sạch đầy màu sắc, đầy yêu thương mà những con người khác không thể chạm đến. Người đàn ông điên bị mang đi thì người đàn ông tâm thần lại tiếp nối anh mình canh giữ gốc điệp vàng trong lặng lẽ. Dưới cái nhìn của “em ” thì “cảm giác có một con đường vô hình dành cho người đàn ông tâm thẩn, một con đường vắng vẻ giữa hè phô đêm nhộn nhịp” [11; 82]. Cuộc sông có thể có rất nhiều con đường nhưng “con đường vô hình” mà Nguyễn Bình Phương tạo ra chỉ dành cho con người cô đơn. Xây 3 9 dựng hình tượng hai người đàn ông điên, Nguyễn Bình Phương, có lẽ, cung cấp cho chúng ta một lăng kính khác để nhìn cuộc đời đang diễn ra, lăng kính của sự tỉnh táo thực sự để thấy được guồng quay của cuộc sống hiện đại. Người đàn ông điên phải chăng là một kiểu nhân vật thức tỉnh khi chối bỏ cuộc sống đang diễn ra để sống là chính mình? Huyền trong tác phẩm cũng là một con người cô đơn và đầy bế tắc. Huyền được biết đến với trận xô xát với gia đình nhà chồng phải vào bệnh viện trong khi cô đang mang thai. Huyền kế lại cho “em ” về cuộc gây lộn một cách đầy hào hứng: Nỏ tạt sang trái, tao đạp trứng sườn, bà ẩy xót con chạy từ tầng hai xuống tủm tóc tao...Tao giật mạnh, cả hai cùng ngã lăn ra. Bà ây tru lên ăn vạ. Nó từ đăng sau bẻ tay tao. Lão này... ” [11; 45]. Trong con người Huyền như chứa đựng nhiều sự mâu thuẫn đối lập. Với ngôn ngữ sắc lạnh, người ta tưởng cô là người lạnh nhạt, cứng rắn: “Tao nằm đây một tuần cho nhà nỏ nhục. Sau đó tao sẽ kiện lên phường” [11; 46]. Tuy Huyền tỏ ra là người phụ nữ cứng rắn nhưng bản thân cô cũng mang thật sâu trong mình nỗi sợ hãi vô hình về tương lai phía trước. Huyền phải bấu víu vào cái niềm tin huyễn rằng mình sẽ sinh con thuận lợi hơn nữa còn là con trai do được phù phép linh nghiệm từ thầy đồng. Huyền phải gồng mình lên để sống. Cuộc sống của cô bị dằn vặt đến khốn khổ trong những trạng thái tinh thần lo sợ, bất an, tuyệt vọng: “Nhưng nôi sợ là nôi sợ, nó không thê tự biên mât, cũng giông như tình yêu, không thế tự xóa nhòa hoặc bôi đen. Nước mắt bắt đầu tràn ra, chảy ngoằn ngoèo xuống mả” [11; 91]. Sự cô đơn bất lực của Huyền chỉ thực sự được bộc lộ trong giờ phút mà cô khủng hoảng nhất, khi giọt nước mắt chảy tràn. Viết về nhân vật này, Nguyễn Bình Phương cũng đan cài những yếu tố huyền ảo thuộc về tâm linh như một thế giới bí hiếm có liên quan đến số phận con người. Nhưng cuối cùng ngay cả thế giới bí hiểm của thần linh, ma quái cũng không thể xoa dịu tâm trạng bất an của con người. Huyền vẫn mang trong mình nỗi lo âu không thế san sẻ “một người chửa cô đơn Nguyễn Bình Phương qua đây muốn nói về sự đổ vỡ của những trật tụ’ đời sống, sự ấm lạnh của tình người, sự hoang hóa về tình cảm gia đình, sự 4 0 căng thẳng mệt mỏi hoang mang của con người trong nỗi cô đơn cùng tận. Tựu trung lại, đó chính là sự mất niềm tin của con người vào những giá trị của cuộc sống. 2.2.3. Nhân vật tha hóa Đây là kiểu nhân vật đã từng xuất hiện nhiều trong văn học thế giới gắn với mô típ “thức tỉnh” khi con người nhận thức được thế giới mình đang sống. Trong văn học Việt Nam, hình tượng “con người tha hóa” đã có trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng... và đặc biệt là trong văn chương thời kì đối mới. Bởi tha hóa là hiện tượng dễ thấy trong cuộc sống con người, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà những giá trị vật chất lấn át những giá trị tinh thần. Tha hóa có thể hiểu là sự chuyển hóa của những hiện tượng, quan hệ nào đó khác với bản thân nó theo chiều hướng xấu đi. Hiểu với nghĩa như vậy, con người tha hóa hay nhân vật tha hóa là kiểu nhân vật gắn với sự băng hoại đạo đức, sự lệch chuẩn, sự đổ vỡ những giá trị. Nguyễn Bình Phương trong sáng tác của mình chủ yếu quan tâm đến hai đối tượng chính là những người nông dân và các trí thức - công chức thành thị. Vì thế cho nên viết về những con người tha hóa, nhà văn cũng chú mục đến những đối tượng này. Trong Trí nhớ suy tàn, ta bắt gặp sự tha hóa về đạo đức lối sống của các trí thức - công chức thành thị, những người chịu tác động trực tiếp và sâu sắc các mặt trái của đời sống hiện đại. Những con người với công việc tẻ nhạt, nhàm chán, đơn điệu, sống không mục đích, lí tưởng, không có ý nghĩa. “Em ” “hằng ngày đủng bảy giờ mười lăm dắt xe đi làm... Bốn rưỡi rời khỏi cơ quan. Đen như một nghĩa vụ thì ra về cũng như một nghĩa vụ”. “Em ” cũng như những người đồng nghiệp khác không hề quan tâm đến hiệu xuất công việc mà chỉ xem đó là việc phải làm mỗi ngày. Một người trưởng thành hai mươi sáu tuổi, sống giữa sự tấp nập của phố phường nhưng cũng không kịp phân tích kĩ lưỡng về những ước mơ của mình. Công việc thì diễn ra như được lập trình sẵn; “công việc bộn bề nhưng tạm thời, vừa của mình vừa không phải của mình. Chữ nghĩa khô cứng khác xa với đời sống. Gõ đểu đểu, thờ ơ mà ít sai” [11; 29]. 4 1 “Chủ hiệu cầm đồ”, người con gái một mình bơn trải với cuộc sống đầy mạo hiêm nhưng cũng “sặc mùi tiên bạc”. Đã từng là cô gái “ăn nói lí nhí, luôn nhìn xuông và chỉ chực lân vào góc tôi”, “chủ hiệu cầm đô” bỏ học vât vả mưu sinh. Giờ đây có cơ ngơi kham khá là hiệu cầm đồ ở ngã tư giáp phố Hàng Hòm, con người trở nên “sành sỏi lẩn át người đời”. sống trong sự tẻ nhạt, moi mệt của cuộc sống và đánh đổi tình yêu, tiền bạc cho những kẻ tham lam, “chủ hiệu cẩm đồ” như miếng bánh ga tô bị đàn kiến “bu vào Những con người trong cơ quan đến không phải chỉ để làm việc mà còn sống với những câu chuyện ngoài lề, tán gẫu, nói xấu đồng nghiệp. “Con bướm ”, một đồng nghiệp của “em ”, ở nơi khác đến Hà Thành bị cuộc sống thay đổi không ít. “Com bướm” bị đồng nghiệp “ngứa mat” vì sự nhàn nhã quá mức, sự làm bộ làm dáng đến lố lăng “Dáng đi của “con bướm ” uyển chuyến, nhẹ nhàng, hai khuỷu tay khép vào mạn sườn, mat luôn ở trạng thái chờ sai bảo... Nỏ ăn mặc khôn ngoan nhưng bị lộ tây chât nhà quê ở cái vẻ quá thướt tha và chât vải rẻ tiên” [11; 74]. Những con người thờ ơ trước cái chết của đồng nghiệp thậm chí còn tò mò về những điều ma quái đang diễn ra với người chết. Guồng quay cuộc sống gấp gáp khiến người ta thay đổi cả tính cách, phẩm chất. Vân, bạn cũ của “em ” giũ bỏ cái gốc quê mùa tỉnh lẻ thay vào đó là hình dáng cô phóng viên bận rộn “ăn mặc có vẻ bụi, tóc cat ngăn... giọng khinh đời, cải gì cũng biêt, cái gì cũng nghi ngờ, luôn bĩu môi cười nửa miệng” [11; 66]. Những người bạn thân thiết của quá khứ đã không còn thay vào đó là sự khách xáo, lạnh nhạt. “Thằng trí thức” vốn là đối tượng yêu đương của “chủ hiệu cầm đồ” do bản tính hiền lành, chịu khó của dân Nghệ An nhưng cũng trở nên “ích kỷ, cái gì cũng chỉ vun vào thân”, tham lam, hay dựa dẫm. Đặc biệt là nhân vật Quẩy, ô-sin nhà “em ” từ Thanh Hóa ra, ban đầu với sự nhút nhát thấy cái gì cũng mới, cũng lạ “Đen bữa Quây ăn rụt rè... buôi trưa vừa làm vừa lâm nhâm hát... Tối nó vào phòng tắm vầy vò trong đó khoảng nửa tiếng, khi bước ra, người sực mùi dầu gội đầu ” [11; 44]. Sau đó Quẩy quen dần với nhịp sống của Hà Thành mong mỏi có thế hòa nhập vào sự nhộn nhịp ấy bằng cách không ngừng hỏi “em ” về mọi điều đang diễn 4 2 ra. Quấy tự thay đổi mình cho giống với người Hà Thành. Nhân vật “em ” trước khi có chuyến đi xa “nhăm mắt dù không buôn ngủ, hình dung Quây trong chiêc áo màu ghi xám mỉm cười bước từ câu thang xuông, dáng vẻ tự tin, yêu điệu” [11; 129].ơ đây con người bị “biến chat” cho hợp với hoàn cảnh sống nhưng là một sự thay đổi phù phiếm đánh mất mọi giá trị thậm chí đánh mất chính mình. Xây dựng những con người tha hóa, Nguyễn Bình Phương thể hiện những vấn đề của hiện thực. Con người sống trong một xã hội hiện đại với guồng quay gấp gáp, xô bồ, phức tạp, đa đoan dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, hoang mang, cô đơn cùng tận. Con người mất niềm tin, băng hoại đạo đức, đánh mất bản ngã, bị tha hóa, biến chất, do sự đổ vỡ của các trật tự đời sống, sự thay đổi lệch chuẩn của hàng loạt các giá trị. Và giống như Thụy Khuê từng viết rằng, tự nhận là “khách của trần ai”, Nguyễn Bình Phương đã đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về sự tha hóa truyền kiếp của phận người. 2.3.Người kể chuyện và ngôi kể 2.3.1. Người kể chuyện Vấn đề người kể chuyện trong Trí nhớ suy tàn là một vấn đề hết sức phức tạp. Suốt chiều dài tác phẩm là dòng tâm trạng miên man của “em ” chẳng biết tên gì về những chuyện chẳng đầu cuối về chuyện nhà, chuyện bạn bè, chuyện cơ quan. Phùng Văn Tửu trong bài viết của mình đặt ra câu hỏi: “Trí nhớ suy tàn là dòng tâm trạng miên man của “em”. Nhưng ai là chủ thê phát ngôn, tạm gọi như thê, của dòng tâm trạng ấy. Người đó chỉnh là “em” chăng?” [21]. Cũng có ý kiến khác nhận định: “Tác phâm được kê từ điêm nhìn nhân vật xưng “em ”, nhưng không rõ trong quan hệ với nhân vật nào, người yêu tên Tuân đang học ở nước ngoài, hay người con trai khác cô đang thầm yêu tên Vũ...” [4]. Như vậy có thê khắng định một điều chắc chắn rằng, tác phẩm được kể từ điểm nhìn là nhân vật “em ” nhưng chưa rõ ai là người kể chuyện. Điều này cần xem xét từ mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn nghệ thuật. Thông thường trong một tác phẩm thì người kể chuyện sẽ đứng ở một điếm nào đó trong tác phẩm đế kể lại câu chuyện. Có những tác phẩm chỉ có một người kể chuyện nhưng có vô số điểm nhìn và ngược lại. Trong Trí nhớ suy tàn người kể chuyện có thế là nhân vật chính, nhân vật xưng “em Ở đây, tôi không xét đến người kể chuyện là “em ” trong mối quan hệ với nhân vật 4 3 nào, bởi khi xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có ý đồ xây dựng lên những nhân vật “phi trung tâm ”, mà chỉ xem xét tính hợp lí của người kế chuyện xưng “em Neu “Em ” có đủ điều kiện đế trở thành người kể chuyện trong cuốn tiểu thuyết thì chang có gì bất hợp lí khi chính “em ” đứng ra kể lại những gì diễn ra quanh “em ” mà chính “em ” đã lưu lại ở một vùng nào đó nơi trí nhớ. Như thế, “em ” xuất hiện một cách tường minh đứng cùng bình diện với các nhân vật khác trong truyện để kể lại. “Em ” kể lại câu chuyện của chính mình từ cuộc sống tẻ nhạt thường ngày nơi công sở, về mối tình với Tuấn và Vũ, về những người xung quanh... Điều này còn liên quan mật thiết với ngôi kế mà chúng ta sẽ bàn tới sau. Khi là người kể chuyện, “em ” dễ dàng thể hiện được tâm trạng thực sự của mình về tất cả những gì đang diễn ra một cách chính xác nhất, đương nhiên là theo chủ quan của “em ”. “Em ” có thể dễ dàng kể về hình dáng của mình “mat thông minh, cong với làn da mỏng và chỉêc mũi hêch ngộ nghĩnh tinh quái... ”, vê sở thích “thích các gam màu mạnh, chỏi nhưng tính tình kí đáo”. “Em” cũng miêu tả được tâm trạng cô đơn lạc lõng của mình khi đi “lang thang trong lòng Hà Thành ”. Đặc biệt là sự chao đảo khó lựa chọn của “em ” giữa hai người tình. “Em ” đã ghi lại dòng kí ức về hai mối tình ấy một cách miên man khi tiếp khi nối. “Em ” cũng có thế nói về những dự định của mình khi muốn rời xa Hà Thành: “í/íi gì mình vẫn phải là mình, vẫn phải là gái Hà Thành, hơi lạnh lùng, hơi mơ màng, song trên tất cả những gì từ nơi khác đến ”. Đối với các sự vật ngoài “em ”, “em ” với vai trò là người chứng kiến cũng hoàn toàn có thể kể lại, bởi “em ” là nhân vật hi hữu trong tác phẩm có mối liên hệ với nhân vật khác. Câu chuyện của Huyền là “em ” được nghe và kể lại. Câu chuyện của những người ở cơ quan thì chính “em ” là một thành viên trong đó. Câu chuyện của người đàn ông tâm thần, của người hàng xóm, của Quẩy thì “em ” có thể quan sát được, cảm nhận được. Hiểu với ý nghĩa đó, Trí nhớ suy tàn là dòng tâm trạng của nhân vật “em ” giãi bày với độc giả mà không thể là dòng tâm trạng cùa “em ” hướng tới bất kì một nhân vật nào trong tác phẩm được. Lúc này “em ” phải là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất giống như “tôi”. “Em” chỉ là cách xưng hô thân mật với hai người tình trong 4 4 tác phấm. Bởi, nếu như “em ” hướng tới Tuấn thì không thế lí giải tâm trạng của “em” sau khi Tuấn ra nước ngoài, về những con người khác ngoài Tuấn. Hơn nữa nhân vật này xuất hiện rất ít trong tác phẩm, thậm chí còn là “nhân vật đi vẳng với cốt truyện” như đã phân tích trong khóa luận. Neu “em” hướng tới Vũ, nhân vật được nhắc đến khá nhiều trong tác phẩm với cảm nhận của “em”, thì cũng như với Tuấn chẳng thế lí giải được tâm trạng của “em” về câu chuyện của những người khác. Tuy nhiên, nếu người kể chuyện ở đây là “em ” giãi bày với độc giả khi ghi lại nhanh, vội những chuyện xảy ra kẻo dòng trí nhớ đang suy tàn ghê gớm thì lại vẫn loại trừ vài trường hợp khó lòng lí giải được. Dụ như “em ” là người kể chuyện, điêm nhìn là từ nhân vật thì “em ” chỉ có thê kế về những gì mình nhìn thấy, mình cảm thấy. “Em ” có thể kế về chính mình, thậm chí kể về câu chuyện của những người xung quanh mà mình được nghe, được chứng kiến nhưng hoàn toàn không thể kế về nội tâm của những nhân vật khác. Đọc đoạn khi “em” bất chợt ghé qua đưa Vũ đĩa nhạc ta sẽ thấy điều đó: “Trong nhạc có suối, nỏ sẽ chấy trôi đi tat cả những gì đã diên ra từ chiểu đến giờ. Nhưng dòng suối sẽ trở lại với Vũ đêm nay, nó mang đến sự bâng khàng không cần thiết cho Vũ, không cần thiết cho bầu trời kêt băng các ý nghĩ thông minh kí đáo” [11; 39]. “Em” không thê đi sâu vào nội tâm của Vũ mà nghĩ như vậy cho dù nó có là suy nghĩ chủ quan đi nữa. Một đoạn khác khi “em” và Vũ ngồi bên nhau ở lều câu cá giữa hồ: “Vũ chuyến chỗ xoay người ngôi sau lưng em. Và ôm gọn em trong lòng mình. Một cải gáy trăng thon thả nôi bật trước nền rêu xanh của mặt hồ. Hai vành tai nhỏ mát, kháu khỉnh và lạ lùng như hai thai nhi... ” [11; 103]. Đen đây thấy xuất hiện một điểm khả nghi nếu người kể chuyện và điểm nhìn đều là “em” thì rất vô lí khi “em ” nhìn được “cải gáy trắng thon thả” và vành tai của chính mình. Đoạn kế “Vũ tì cằm lên vai em, mắt nhìn xuông. Qua cô áo căng rộng của các ngón tay, ngực hiện lên hai khôi trắng như hai khuôn mặt sinh đôi đang ngủ, tinh khiết, gợi cảm ” [11; 105]. Dường như điếm nhìn và chủ thế ngôn từ không còn trùng khít với “em ” nữa mà có sự dịch chuyển. Từ phân tích đó, có thể khẳng định rằng người kế chuyện trong cuốn tiểu thuyết thực chất không phải là “em ” mà chỉ ghi lại dòng tâm trạng của “em ” và giãi bày với người đọc. 4 5 Với cách hiểu đó thì mọi khả nghi trong tác phẩm đều thực sự dễ hiểu. Người kể chuyện ở đây phải là người kể chuyện hàm ẩn, không có mặt trực tiếp trong tác phẩm, không đứng cùng bình diện trong tác phẩm. Tức là, có một người kể chuyện với “em ” về diễn biến tâm trạng của “em ” và tất nhiên là qua điểm nhìn “em ”. Người kể chuyện hoàn toàn có thể di động bao quát toàn bộ tác phẩm, vừa đi sâu khám phá được vào nội tâm các nhân vật. Lựa chọn hình thức người kể chuyện này, Nguyễn Bình Phương muốn nhìn hiện thực ở một góc độ mới mẻ hơn, rộng hơn nhưng cũng khó nắm bắt hơn. Nguyễn Bình Phương chăng lưới ngôn từ khiến người đọc hoang mang, quanh quẩn ở các sự kiện liên quan đến “em ” khiến ta lầm tưởng “em ” mới chính là chủ thể phát ngôn thực sự. Như vậy, vô hình trung người đọc đã đơn giản hóa phương thức tự sự mà nhà văn xây dựng. Lựa chọn hình thức người kể chuyện này Nguyễn Bình Phương vừa thể hiện tính chủ quan vừa thế hiện tính khách quan tối đa cho đối tượng trần thuật. Tóm lại, người kể chuyện trong Trí nhớ suy tàn là một điều đặc biệt. Đó là sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương trong đổi mới tiểu thuyết. Người kể chuyện trong tác phâm không phải là nhân vật chính xưng “em” mà người kê chuyện ở bên ngoài “em ” (có thể là ý thức phân thân của nhân vật) kể về tâm trạng của “em” và qua điểm nhìn là chính “em”. Nên nhớ, chúng tôi không khẳng định người kể chuyện đồng nhất với tác giả. 2.3.2. Ngôi kể Muốn hiểu thực sâu sắc vấn đề người kể chuyện trong cuốn tiểu thuyết còn phải đi xem xét vấn đề ngôi kế. Bởi người kế chuyện có liên quan mật thiết đến ngôi kể, người kế chuyện có thể đứng ở vị trí nào trong tác phẩm kể lại câu chuyện để thấy được ý đồ tư tưởng và tài năng của người nghệ sĩ. Như đã phân tích ở trên, người kế chuyện trong cuốn tiểu thuyết không phải là “em ” nhưng có thể là phân thân của “em ” hay một ai khác bên ngoài “em Do đó, vấn đề ngôi kể trong Trí nhớ suy tàn lại gắn với cách hiểu đại từ nhân xưng “em Phùng Văn 4 6 Tửu viết: “tôi thích thủ với từ “em ” trong Trí nhớ suy tàn, vừa là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, vừa dường như là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhât” [21 ]. Trước hết chúng ta xem xét người kể chuyện sử dụng đại từ nhân xưng “em ” ở ngôi thứ nhất. Thông thường từ “em ” được dùng cho ngôi thứ hai khi kể chuyện. Và thông thường, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất thường xưng “tôi”, xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, được tự do quan sát bàn luận, lời kể bộc lộ tính chủ quan mang sắc thái cảm xúc cao độ. Toàn bộ tác phẩm là những ghi chép tản mạn về dòng tâm trạng của nhân vật “em ”, với nghĩa như vậy, có quyền nói từ “em ” cũng có thể được hiếu tương đương như từ “tôi” trong ngôi thứ nhất. Mặt khác từ “em ” xuất hiện với tần suất dày đặc trong tác phẩm nhưng luôn gắn với sự mơ hồ khó phân định qua những câu "vd chủ” (không có chủ ngữ). Ai “chẳng mẩy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuôi”? Ai “nói nhanh, âm trong veo, không chịu rè đi ngay cả những lúc mệt mỏi”? Ai “thích gam màu mạnh, chói, nhưng tính tình kín đáo ”? Sau này ta mới biết đó là nhân vật xưng “em Neu thay bằng từ “tôi” vào những câu văn đó thì ý nghĩa vẫn không thay đổi. Giả dụ, chẳng mấy tháng nữa tôi sẽ tròn hai mươi sáu tuổi. Cứ như vậy trong suốt chiều dài tác phẩm đầy ắp các sự kiện diễn ra “em ” cũng có thế hiểu giống “tôi” thuật lại toàn bộ các sự kiện ấy. Tuy nhiên, nếu người đọc hiểu “em” là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất thì cũng cần ngầm hiếu người kế chuyện ở đây là phân thân của “em ” qua đại từ “em ” mà viết về dòng kí ức sắp suy tàn của “em ”, tất nhiên vẫn qua điếm nhìn là nhân vật “em “Em ” có thể chủ động tự tin mà nói về những cảm nhận thực sự của mình, một người con gái “mang trong mình sự phức tạp của phổ phường, không tránh khỏi những giời phút mơ mộng hão huyền từ thời sinh viên đê lại” [11; 19]. Điều đặc biệt là “em ” có thế sống với những tâm trạng vừa thực vừa hư trong miền kí ức và những giấc ngủ trưa giữa lòng Hà Thành. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất góp phần khắc sâu hơn hình tượng nhân vật “em ” - con người cô đơn, lạc loài, lưu vong giữa cõi người. Neu như không trần thuật theo ngôi thứ nhất thì sao có thế lí giải được tâm trạng của “em ” khi sang Bát Tràng: “Cảm giác tê dại khi bị lạc ở khu pho cổ trở lại trong em” [ 11; 19]. Sự lạc bước, đi trong vô thức của “em ” trong đên hoa đăng cũng chỉ được diễn tả thực sự 4 7 tinh tế qua ngôi thứ nhất: “Đi giữa hai hàng đèn lồng đỏ treo trên các cành cây, thây lạc vào một cõi khác, người người chờn vờn mờ ảo năm tay nhau thơ thớỉ như trẩy hội” [11; 32]... Và cũng chỉ có kể truyện theo ngôi thứ nhất mới thấy được hết cái khát vọng cháy bỏng trong “em ” khi muốn đến một nơi xa khác hẳn Hà Thành, đi để tìm lại chính mình, “đi và không nghĩ không nói”. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hình tượng người kể ngôi thứ nhất thì khó lòng diễn tả được hết mọi “khả nghi” như đã phân tích ở phần người kể chuyện. Mặt khác với ngôi kể thứ nhất, người trần thuật bị hạn chế khi không bao quát được toàn bộ các sự kiện đang diễn ra mà chỉ nói được những cái mình nhìn thấy, cảm được theo cách chủ quan của chủ thể trần thuật. Trong Trí nhớ suy tàn “em ” còn là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, người kể chuyện trần thuật theo ngôi thứ hai. Kể theo ngôi thứ hai cũng mang cái “tôi” của người kể, nhưng là một cái “tôi” khác, cái “tôi” được kế ra chứ không phải là tự kế như ngôi thứ nhất. Trong tác phẩm, nhân vật “tôi” ảo ấy không chỉ trò chuyện với “em ” mà đồng thời còn mang dáng dấp nhân vật người kể chuyện hướng tới chỗ của độc giả. Người kể chuyện ngôi thứ hai ở đây là một bóng dáng vô hình, vừa như đối diện soi chiếu “em ”, vừa như nhập thân vào “em ”. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai góp phần làm rõ những diễn biến sự kiện kế bên ngoài “em” nhưng lại giống như “em” kế chuyện mình. Đứng ở một góc độ nào đó, “em ” trong tác phẩm dù có là cô gái tự tin “sống trên những gì từ nơi khác đến” cũng không thế hoàn toàn tự “ca ngợi” mình với nhiều mĩ từ tả hình dáng, giọng nói hay sở thích như vậy. Neu đây là một ai khác ngoài “em”, một cái “tôi” ảo thì câu văn sẽ mang tính khách quan hơn và hình tượng “em ” cũng khắc sâu vào lòng người đọc hơn. Đặc biệt dùng đại từ nhân xưng ngôi hai thì những câu chuyện diễn ra trong tác phẩm có một điểm tựa đế trần thuật một cách linh hoạt nhất. Không thế dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất đế kể chuyện bà già độc thân, Huyền, Thành, “Ô hay nhỉ”, “con bướm ”, Quẩy... Tác phẩm tự sự thường dùng hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ke chuyện theo ngôi thứ nhất thì chỉ kể được những gì mà khả năng một người cụ thể có thể biết được. Ke theo ngôi thứ ba cho phép người kế biết tất cả trên đời 4 8 nhưng khó lòng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Trí nhớ suy tàn chọn hình thức tự sự theo ngôi thứ hai, nhân vật được người ta kể cho nghe câu chuyện của chính nhân vật ấy. Như vậy, kế chuyện theo ngôi thứ hai là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương trong đổi mới kĩ thuật viết truyện. Ke chuyện theo ngôi thứ hai giúp mở rộng phạm vi mà nhà văn muốn phản ánh, người kể chuyện tự do hơn, linh hoạt hơn trong cốt truyện, phù hợp với kiểu cốt truyện - nhật kí, cốt truyện phân mảnh của cuốn tiểu thuyết. 2.4.Ngôn ngữ Từ sau năm 1986 văn học có bước chuyên mình mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật kéo theo đó là sự đối mới trên nhiều bình diện trong đó có ngôn ngữ. Sự chuyến biến về lịch sử - xã hội dẫn đến sự đa dạng về mặt ngôn ngữ, gia tăng tính chất hiện thực đời thường đậm chất triết lí đã thu hẹp khoảng cách giữa truyện kế và đời sống. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ tiếu thuyết đương đại là tính mơ hồ bất định, tính sinh hoạt đời thường và tính đa thanh; ngoài ra còn có sự hòa trộn thẩm thấu nhiều ngôn ngữ khác nhau trong cùng một cuốn tiểu thuyết. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là sự phức hợp của nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với tất cả sự trần trụi, thô ráp, tục tĩu; nó cũng có thể là thứ ngôn ngữ của hoài niệm, ai oán của giấc mơ, vô thức. Không gai góc, sắc lẹm, ác liệt như Ngồi; không điên loạn thảng thốt như Thoạt kỳ thủy, không trần trụi, ma quái như Những đứa trẻ chết già; ngôn ngữ trong Trí nhớ suy tàn phảng phất chất thơ. Cuốn tiểu thuyết giống như bài thơ trữ tình mờ mờ sương phủ. Nguyễn Bình Phương làm thơ về trí nhớ. Ngôn ngữ trong Trí nhớ suy tàn có thể khái quát ở ba đặc điểm chính: ngôn ngữ gợi sự mơ hồ; ngôn ngữ giàu chất thơ; ngôn ngữ đậm chất triết lí. 2.4.1. Ngôn ngữ gợi sự mơ hồ “Trí nhớ suy tàn”, ngay từ nhan đề cuốn tiếu thuyết đã báo hiệu cho người đọc về nội dung tác phẩm là trí nhớ và sự suy tàn của trí nhớ. Đã gọi là “suy tàn” tức là không còn vẹn nguyên, rõ ràng, vững chắc nữa. Toàn bộ tác phẩm là tâm sự triền miên của “em ” ghi lại tất cả những gì diễn ra kẻo trí nhớ đang suy tàn. Bước vào thế giới 4 9 của tác phẩm là người đọc bước vào “mê đồ” các con chữ tất cả đều gợi sự mơ hồ khó nắm bắt mà trước hết là ở hàng loạt những từ ngữ, chi tiêt rât mơ hô: “mang mảng răng thê nào cũng có một chuyên tàu đi xa hơn tất cả các chuyến tàu... Không nhớ bao lần quay lưng lại với thương mến của người khác” [11; 12]; “Hình như có em Vũ nói chuyện sôi nôi hơn... Hình như cuộc sông còn nhiêu con đường” [11; 16 - 17]; “Trong kho báu của em lảng mảng một nụ cười hạnh phúc” [11; 78]. Các từ “mang mảng, không nhớ, hình như, láng máng... ” nhằm diễn tả sự phỏng đoán, cái khó nhận biết, khó nắm bắt; khó giữ lại của những kỉ niệm, kí ức vì “trí nhớ đang suy tàn ghê gớm, đang héo đi, đô gục xuống và tan ra” [11; 127]. Không chỉ mơ hồ về từ ngữ mà cách đặt câu cũng gợi sự mơ hồ. Trong tác phẩm dùng nhiều câu văn khuyết chủ ngữ, bao nhiêu hoài niệm cũng trở nên mờ mờ lãng nhãng. Ngay từ mở đầu tác phẩm đã là một câu không đầu đuôi, không chủ ngữ: “Chăng mây thảng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuôi. Mang trong mình sự phức tạp của phô phường, đôi lúc không tránh khỏi những giờ phút mơ mộng hão huyên từ thời sinh viên đê lại. Nói nhanh, ấm trong veo... Thích gam màu mạnh, chói... Hằng ngày đứng bảy giờ mười lăm dắt xe đi làm... ” [11; 9]. Cách mở đầu với hàng loạt liên tiếp các câu “vô chủ ” như những cắt đoạn được dán vào vừa khó hiểu vừa gây tò mò kích thích người đọc đi tìm hiếu nhân vật được giới thiệu ở đây là ai, làm nghề gì, đóng vai trò gì trong tác phẩm. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn không có câu trả lời cụ thể cho điều đó. Chỉ biết nhân vật đó là người xưng “em ”, một cô gái Hà Thành, làm việc văn phòng (công việc gì không rõ), hai mươi sáu tuổi vẫn không kịp phân tích rõ về những ước mơ của mình. Ngôn ngữ gợi sự mơ hồ còn thể hiên ở tên của từng nhân vật trong tác phẩm. Cách làm của Nguyễn Bình Phương gần giống với Kafka khi ông xóa bỏ đường viền nhân thân của nhân vật. Neu như ở những tác phẩm khác, Nguyễn Bình Phương thêm sau tên nhân vật là biệt danh hay đặc điêm hình dáng như Trường hấp, Qúy cụt, Tiến quắt... (Những đứa trẻ chết già), Bồi Què, mụ Linh lùn ...{Thoạt kỳ thủy) thì trong Trí nhớ suy tàn tên nhân vật chỉ còn là những kí hiệu, những ấn tượng. Nguyễn Bình Phương cho tên nhân vật lên trước rồi mới giải thích về nhân vật, tuy nhiên cách giải thích cũng chỉ là sự mơ hồ. 5 0 Chỉ nghe một câu bất chợt “Bạn cũ tự tìm lại. ” [11; 25], người đọc không thế biết được “bạn cũ” này tên gì qua cách xuất hiện bỏ lửng thiếu tên nhân vật. Đọc tiếp lại thấy sự mơ hồ về danh tính qua đại từ thay thế “nó Mãi sau người đọc mới biết “bạn cũ” đó là “chủ hiệu cẩm đồ”, cái tên cũng chẳng rõ ràng mà chỉ được đặt từ công việc mà nhân vật làm “cầm đồ”. Người yêu của “chủ hiệu cầm đồ” được gọi bằng cái tên nửa nhạo báng nửa khinh bỉ “thằng trí thức”. Nguyễn Bình Phương dùng ngôn ngữ để làm mờ hóa nhân vật. Tương tự như “chủ hiệu cầm đồ” trong tác phẩm còn nhiều cái tên khác cũng gợi cảm giác đặc biệt. Người hàng xóm của “em ” được gọi là “bà già độc thân ” do bà ta sống độc thân và chẳng giao tiếp với ai. Người họ hàng xa với “em ” thì gọi với cái tên hài hước “ồ hay nhỉ”. Cái tên xuất phát từ sự tò mò về những gì mới lạ của những vật dụng trong nhà “em ” mà nhân vật thấy mới mẻ khi chạm vào. Trong cơ quan của “em ” có: họ Trịnh còn gọi là “Hai mươi bảy vết thương”, đây là chiến tích của một “quả khứ lẫy lừng” trong chiến tranh; “Com bướm” là tên của một đồng nghiệp của “em” bởi cái điệu hay “ông ẹo” của cô nàng ở văn phòng. Nhà văn dùng ngôn ngữ vừa giễu cợt vừa hài hước lại mơ hồ để khắc họa lên những bóng người bảng lảng trong cuộc sống hiện thực. Con người sống mà chỉ như những cái bóng, sự thế thân, dật dờ không hề có cá tính, không toàn vẹn. Cấu trúc của tác phẩm là tiểu thuyết - nhật kí, một cuốn tiếu thuyết nhưng ghi chép lại các sự kiện diễn ra chính xác đến từng mốc thời gian. Tuy nhiên ngôn ngữ ghi chép lại càng tạo ra sự mơ hồ về sự kiện vì trần thuật hỗn độn không theo một trình tự nào cả. Tức là ngôn ngữ trần thuật không theo trật tự thời gian niên biểu của các sự kiện, nhân vật, sự việc xảy ra sau đưa lên trước, sự việc xảy ra ở quá khứ đưa về sau, hiện tại tương lai “nhảy cóc”. Bao nhiêu hoài niệm của nhân vật “em ” được ghi lại một cách mơ hồ, lãng nhãng qua các mốc thời gian, địa điểm không cụ thể. Nhận ra sự có mặt của “em ”trên cuộc đời này là “nhờ vào trí nhớ, mà mấy hôm nay cứ linh cảm sẽ suy tàn ghê gớm, tự như cây ôi trước nhà gây vào năm lên mười hay mười hai gì đó, không cứu vãn được” [11; 10]. Không chỉ sự việc đã xảy ra mà cả sự việc diễn ra trong hiện tại cũng không rõ ràng, dụ như: 5 1 “Trở vào phòng, mảy điều hòa о о. Hoài đang ngủ” [11; 14]. Địa điểm không hề rõ ràng, ở đây là phòng nào? Nhà Hoài, nhà “em ” hay ở chỗ làm việc? Ngoài các mốc thời gian chính xác đến từng phút, giờ, ngày, tháng, năm như: bảy giờ mười lăm dắt xe đi làm, mười một giời mười phút đón nhận nụ hôn với Tuấn, bốn rưỡi rời cơ quan, năm phút sau khi người đàn ông bị mang đi, bảy giờ ba phút tàu rời ga... là những mốc thời gian hết sức mơ hồ. “Chẳng mẩy tháng nữa sẽ tròn hai mươi sáu tuôi” [1 1 ; 9] là bao nhiêu tháng nữa? “Trưa, nắng buông xuông nhiều người đi lại ít hơn” [11; 11]; “Một hai năm gì đấy. Giọng Tuấn là bãi cỏ hoang mênh mông” [11; 21]; “Từ chiều bước sang đêm không rạch ròi... Với buôi chiều tôi như thê này chỉ thêm, trăng mát rượi nữa, tât cả sẽ bay lên... ” [11; 49]. “Trưa. Dưới gốc cây là những chiếc xe đạp đeo cồng kềnh... ” [11; 68], những từ “trưa, chiền, toi”đều gợi khoảng thời gian nhưng là thời gian không cụ thể. Người đọc không thể biết được các sự kiện diễn ra vào “trưa, chiều, tối” của ngày nào hay hôm nào cũng vậy. Sử dụng ngôn ngữ gợi sự mơ hồ khó nắm bắt, Nguyễn Bình Phương diễn tả cái hiện thực cuộc sống đang diễn ra, chưa kết thúc hơn nữa nó còn là hiện thực tẻ nhạt, nhàm chán lặp đi lặp lại, khó phân định. Dường như bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người hiện đại là sự đơn điệu, ngột ngạt trong guồng quay tuần hoàn, gấp gáp, con người sống trong đó không còn là chính mình mà chỉ là những cái bóng, những thế thân. 2.4.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ Một trong những xu hướng của văn học thời kì đổi mới là ngôn ngữ được trao về đúng với bản chất của nó. Đó là thứ ngôn ngữ tự nhiên, đời thường, tuy nhiên bên cạnh đó cũng không thể thiếu vắng những trang văn đậm chất thơ bởi thẩm mỹ là đặc tính của ngôn từ nghệ thuật. Không giống như những cuốn tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương, ngôn ngữ trong Trí nhớ suy tàn rất giàu “nữ tính ”, phảng phất chất thơ của hoài niệm. Nguyễn Bình Phương làm thơ về trí nhớ. Bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm là người đọc bước vào không gian của hồi ức, giấc mơ vào thế giới của quá khứ và thực tại đan xen. Nhà văn viết về 5 2 những chuyến tàu vào ra Hà Thành một cách hình tượng: “Vào giờ nhất định, có những chuyên tàu chạy xuyên vào lòng Hà Thành, sau đó lại xuyên ra đêu đặn cấn mân như một mũi kim khâu khâu lên cuộc đời rộng lớn nhưng mỏi mệt. Mang máng rằng thế nào cũng có một chuyến tàu đi xa hơn tất cả những chuyến tàu” [11; 12]. Chuyến tàu ấy là chuyến tàu thật ngày ngày vẫn hoạt động ra vào Hà Thành. Chuyến tàu ấy cũng có thể là những con người tư nơi khác đến và đi. Nó tượng trưng cho hiện thực cuộc sống với guồng quay đều đặn, mỏi mệt. Đọc hết cuốn tiểu thuyết, có lẽ người đọc sẽ hình dung “em ” là “chuyến tàu đi xa hơn các chuyến tàu ”, đi để tìm ý nghĩa thực sự của đời sống, sự tồn tại của chính mình. Nguyễn Bình Phương dùng những trang văn giàu chất thơ và kỉ niệm để viết về thế giới tâm hồn của người đàn ông điên. Qua lăng kính của “em “Người đàn ông điên phô Bà Triệu vân quanh quân dưới gỏc điệp vàng. Những cảnh hoa rụng xuông. Chết một cách yên ôn” [11; 54]. Hoa điệp vàng tượng trưng cho một thế giới đẹp đẽ đầy kỉ niệm. Thế giới của người đàn ông điên là một thế giới hoàn toàn khác với những gì các nhân vật khác đang sống. Người đàn ông tâm thần cũng như “em ” lạc loài lưu vong giữa cõi người: “Cảm giác có một con đường vô hình dành riêng cho người đàn ông tâm thần, một con đường văng vẻ giữa hè phô đêm nhộn nhịp” [11; 82]. Tuy nhiên, trong thế giới ấy người đàn ông điên mới thực sự sống là chính mình, có tình yêu với người đàn bà mặt rỗ hoa: “Ngủ và thây người đàn bà áo vàng dắt tay người đàn ông điên đi quanh gôc điệp, dưới làn mưa lât phât được soi sáng bởi một ngọn đèn cao áp vàng” [11; 85]. Một trong những thành công của Nguyễn Bình Phương là sử dụng tài tình thứ ngôn ngữ vừa hư vừa thực đậm chất giấc mơ, bảng lảng khói sương của mộng ảo làm người đọc như lạc vào cảm xúc của nhân vật. Trong đêm hoa đăng của Hà Thành, “em ” đi cạnh Vũ nhưng chính “em ” lại chìm vào vô thức, không còn Vũ quanh mình mà chỉ có “em ” với hoa đăng: “Đi giữa hai hàng đèn lồng đỏ treo trên các cành cây, thay lạc vào cõi khác, người người chờn vờn mờ ảo nam tay nhau thơ thới như trẩy hội. Đi mãi cho đến khi bị chắn bởi một cảnh cửa tối mờ, thực ra là một cây cô thụ. Nêu không có có cây cô thụ đó, hai người sẽ bước thăng vào bâu trời” [1 1 ; 32]. 5 3 Ngôn ngữ của Nguyễn Bình Phương có một sức lôi cuốn mạnh mẽ, có lúc nó làm ta thảng thốt, day dứt có lúc lại làm ta bay lên cùng trí tưởng tượng: “Bắt đầu từ đêm hoa đăng xa xôi ấy, đèn lổng đỏ đi khắp Hà thành, đậu rải rác trong các nhà hàng, lơ lửng ngoài cửa sô quán cà phê, đimg đưa nhè nhẹ trên những cành cây gầy guộc trụi lả. Môi chiếc đèn chứa một khuôn mặt thần tiên xa lạ” [11; 97].Trong một khoảng lặng của tâm hồn mình, “em ” cũng có khát khao được sống trọn vẹn bên Vũ. Nhớ về lời hứa của hai người một lần bên nhau ở hồ câu trước lúc “em ” định cho mình một chuyến đi xa: “Thi tưởng tượng. Rôi ai sẽ hơn ai. Câu nói tràn trề hình ảnh, nó làm hiện ra một thê giới khác với những ngôi sao di chuyên lộn xộn, những giọng nói ngân nga thâm đâm sắc màu, những chuyên xe điện cô lô leng keng chạy trên đường ray thủy tinh bắc dọc theo bầu trời” [11; 106]. Đó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, phảng phất sự huyễn hoặc mộng ảo. Qua thứ ngôn ngữ ấy người đọc hiểu thêm về thế giới tâm hồn nhân vật “em ” thế giới của một tâm hồn nhạy cảm, mềm mại, nặng nỗi u hoài. Nguyễn Bình Phương còn tô đậm chất thơ của cuộc sống, cuộc sống ngoài sự vô nghĩa, mỏi mệt vẫn còn ẩn giấu bao thơ mộng, quan trọng là ở cách cảm của con người. Trong Trí nhớ suy tàn ngay cả miêu tả những cảnh “yêu đương” của con người cũng mang đậm chất thơ, không trần trụi như trong Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Người đi vẳng... Cảnh yêu đương của “em” và Vũ trong tác phẩm được Nguyễn Bình Phương tả với những câu văn êm dịu như một khúc nhạc hài hòa. Đó là một lần ở phòng riêng của Vũ nơi chiều muộn, khi đã xác định cho mình chuyến đi vào Nam đứng ngày sinh nhật, “em ” bị lạc trong sương khi đi qua vài ba góc phố và bất chợt đến nhà Vũ. Hai người ôm hôn nhau: “Rồi còn lại bầu trời vỏ hình tràn ngập hơi thở với những đôi cánh xanh nhạt rập rờn cô gắng nâng da thịt bay lên. Mang máng trong đẩu một săc vàng không biêt của hoa điệp hay hoa hồng... Vũ đang chiếu sảng em cùng với nhạc... Đi xa với tốc độ nhanh đểu mê mải, khám phá bỉ mật của chính cơ thê mình. Một trong hai người là con tàu, kẻ còn lại làm hành khách... Cùng với dòng chảy âm áp đang lan tỏa khăp cơ thê, cùng ảnh mắt đăm đuôi không suy kiệt của Vũ, tất cả bông sông động chân thực. Vũ đã đi vào em bằng cách riêng của Vũ” [11; 118 - 119]. Đọc trang văn lên người đọc không hề có cảm giác nó tục tĩu hay đầy nhục thế, bản năng mà như sự hòa tấu của hai con người trong cùng 5 4 một bản nhạc đàn mà khi nốt nhạc cuối cùng kết thúc cũng là lúc “em ” ra đi mãi mãi. “Em ” chỉ luôn nghĩ đến một chuyến đi. 2.4.3. Ngôn ngữ đậm chất triết lí Nhân vật trong Trí nhớ suy tàn là những công chức - trí thức thành thị, những người có học thức, có lối sống riêng. Ngôn ngữ trong tác phẩm ngoài sự mơ hồ, phảng phất chất thơ còn mang đậm chất triết lí. Ngôn ngữ đậm chất triết lí được nhà văn sử dụng để đề cập đến những vấn đề phức tạp trong đời sống, khi nhân vật của ông đi tìm những giá trị đích thực của cuộc đời. Đọng lại trong lòng độc giả ở mỗi trang viết là những triết lí về cuộc sống, sự đáng buồn của cõi nhân sinh, sự khắc khoải khố đau của kiếp người. Trong cảm nhận của “em ”, Hà Thành giống như một chiếc bánh ngọt mà đàn kiến muốn bu vào.sống trong cái guồng quay gấp gáp, căng thắng, mệt mỏi đó con người trở nên cô đơn cùng tận, cho nên người đọc dễ dàng hiểu được cảm giác của “em ” khi lạc ở khu phố cổ: “Lạc là một thứ khoải cảm cho dù công việc đang bề bộn gấp gáp” [11; 11]. Chỉ có “lạc” mới có khoảng trống đế con người dừng lại mà đối diện với chính mình. Neu không con người sẽ bị giam giữ trong cuộc sống ngột ngạt đó đến chết: “Khu phổ cổ là một mê đô chập chờn uân khúc làm dậy lên cảm giác hoảng loạn... Cái mê đồ chập chờn uân khúc ấy giam giữ bao nhiêu người già với những kỉ ức phiền não, giam giữ cho đên chết mới thả họ ra tựa như chiếc là bàng khô đột ngột hiện từ miệng cổng” [11; 11]. Nguyễn Bình Phương còn linh cảm về một thế giới hiện thực mà ở đó con người thiếu đi sự liên hệ mà chỉ là những chiếc bóng cô độc, tình trạng mất niềm tin của con người: “Hoa điệp vàng không ngủ, tỉnh táo và chêt đột ngột, đột ngột một ngày nhận ra rằng bạn bè tan vỡ trôi noi khắp nơi. Khi ấy kết thức đời sinh viên” [11; 14]. Minh chứng cho điều đó là một cuộc họp lóp tẻ nhạt, dăm ba người bạn đều đã thay đổi. Thậm chí lúc mệt mỏi, “em ” đã muốn cắt bớt đi một số người, Tuấn hay Vũ hoặc ai khác còn “chủ hiệu cầm đồ ” thì không, với “em ” đó là người bạn hi hữu thực sự tử tế. Sống trong cuộc sống tẻ nhạt, thiếu sự tương giao mà hơn hết là sự đổ vỡ của mọi trật tự xã hội, con người như “ngủ quên”, Nguyễn Bình Phương muốn đánh thức con người: “Người quét lả đang ngủ thanh thản như chưa bao giờ nghe tiếng rơi rụng xào xạc. Thê nào cũng đên một ngày mở mắt ra thây thành phô ngập tràn trong lả rụng... Môi người đi 5 5 đường sẽ được một chiếc lá rụng vào giỏ xe, vứt đi thì dễ, đủ can đảm mang về nhà mới khó ” [11; 21]. Phải chăng rồi một ngày con người sẽ nhận ra rằng “ngoài kia những dòng chảy tạp nham, khét, không mục đích và dở dang” [11; 90]. Giống như “em ”, rồi người ta sẽ nghĩ đến một chuyến tàu đi xa hơn mọi chuyến tàu. Nhà văn cho người đọc thấy rằng dù cho cuộc sống có phức tạp, đa đoan thì con người mãi phải là chính mình: “Dù gì mình vẫn phải là mình, vẫn phải là gái Hà Thành, hơi lạnh lùng, hơi mơ màng, sống trên tât cả những gì từ nơi khác đến ”[11; 126]. Đây chính là đích cần đạt tới của những tác phẩm văn học có giá trị mà Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương đã làm được điều đó. KÉT LUẬN Trong dòng chảy của văn học, tiểu thuyết là thể loại chưa hoàn thành, nó đang không ngừng vận động và phát triển. Làm mới văn chương và đặc biệt là làm mới tiếu thuyết là đích đến của nhiều nhà văn mà Nguyễn Bình Phương là một trong số đó. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của tiếu thuyết đương đại Việt Nam. Bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc với nỗ lực không ngừng, Nguyễn Bình Phương đã có đóng góp không nhỏ trong quá trình cách tân tiếu thuyết và tìm cho mình một chỗ đứng quan trọng trong lòng độc giả. Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn tự sự học là một hướng đi đúng đắn khi bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó không chỉ là chìa khóa giúp cho người đọc hiêu được quan niệm sáng tác, cách thức tô chức tác phẩm, nghệ thuật tự sự độc đáo của Nguyễn Bình Phương mà còn thấy được một phần nào đó diện mạo của nền văn học Việt Nam đương đại. Khóa luận “Nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương” là một đóng góp nhỏ bé của chúng tôi vào quá trình tìm hiếu các giá trị sáng tác của nhà văn. Qua việc nghiên cứu “Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương” chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết. Cơ sở lí luận về nghệ thuật tự sự là công cụ, nền tảng, phương tiện để chúng tôi đi sâu tìm hiếu “Nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyên Bình Phương Sự lôi cuốn của nghệ thuật tự sự trong Trí nhớ suy tàn thế hiện ở các yếu tố: cốt 5 6 truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể, ngôn ngữ. Các yếu tố giữ vai trò nhất định, bổ sung cho nhau làm nên nét độc đáo của tác phẩm, tạo dựng nên phong cách riêng của nhà văn. Hiện nay việc tìm tòi, đổi mới nghệ thuật tự sự là một hướng đi mới của văn xuôi đương đại nhất là với tiếu thuyết. 2. Sự phân rã trong cốt truyện là một đặc điểm nổi bật của cuốn tiểu thuyết. Nguyễn Bình Phương phá vớ cấu trúc đại tự sự, đập vỡ mảng văn trần thuật, thủ tiêu trật tự nhân quả mà lắp ghép chồng chéo các mảnh vụn, phân mảnh xé lẻ hiện thực biếu hiện một hiện thực hỗn độn, mơ hồ, khó nắm bắt. Đi kèm với sự phân rã cốt truyện là kết cấu đa tuyến, nhiều mạch truyện vừa song song, vừa xoắn kép tạo thành kết cấu phức tạp, đặc biệt là có sự thâm nhập của các thế loại vào kết cấu mà cụ thế là cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí. Nguyễn Bình Phương tạo nhiều điếm nhìn soi chiếu, nhiều cách kiến giải khác nhau về cuộc sống đa chiều. 3. Thế giới nhân vật trong Trí nhớ suy tàn phong phú và đa dạng tạo nên cuộc sống muôn hình vạn trạng chốn thị thành. Đó là các kiếu nhân vật: nhân vật “người đi vắng”; nhân vật cô đơn, lạc loài; nhân vật tha hóa. Tác giả sử dụng thủ pháp xóa trắng, mờ hóa nhân vật để tập trung thể hiện những vấn đề của đời sống hiện thực. Đó là sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự đổ vỡ của các trật tự xã hội, sự lệch chuẩn của hàng loạt các giá trị đặc biệt là tình trạng mất niềm tin của con người. Con người phủ định tất cả, hoài nghi tất cả, loay hoay mỏi mệt đi tìm ý nghĩa đời sống, sự tồn tại của chính mình. Tuy nhiên, nhân vật của Nguyễn Bình Phương “luôn tiềm tàng một niềm tin đứng dậy”. 4. Người kể chuyện và ngôi kể của Trí nhớ suy tàn là một sự tìm tòi, cách tân của nhà văn. 4.1.Được xây dựng theo cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí, người kể chuyện trong tác phẩm là một nhân vật bên ngoài “em ” đối diện “em ” để kế về dòng tâm trạng của “em ” qua điểm nhìn là “em Đây là người kể chuyện hàm ấn vừa 5 7 trần thuật một cách linh hoạt vừa tạo ra cho tác phẩm nhiều sự soi chiếu, đánh giá chủ quan và khách quan của người kể về nhân vật, sự kiện trong truyện. 4.2.Trong tác phẩm, người kể chuyện trần thuật theo cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất giúp đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Người kể chuyện theo ngôi thứ hai là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương giúp mở rộng phạm vi mà nhà văn muốn phản ánh. 5. Nguyễn Bình Phương đưa vào tác phẩm thứ ngôn ngữ mới lạ vừa mơ hồ khó nắm bắt, vừa phảng phất chất thơ của hoài niệm, vừa đậm chất triết lí. Nguyễn Bình Phương làm thơ về trí nhớ. Ngôn ngữ là một chất liệu quan trọng để nhà văn thể hiện thành công những hình tượng nhân vật sống động và thể hiện những suy ngẫm của mình về hiện thực cuộc sống đang diễn ra. Có thế khẳng định, Trí nhớ suy tàn là một cuốn tiếu thuyết có giá trị. Với cuốn tiếu thuyết đặc biệt này, Nguyễn Bình Phương đã góp phần không nhỏ vào con đường cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại đặc biệt là trên bình diện kĩ thuật viết tiếu thuyết. 5 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Aristote (1999), Lưu Hiệp Nghệ thuật thơ ca và văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thỉ pháp tiêu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 3. Trân Văn Ban (2011), Kiêu nhân vật ám ảnh trong tiêu thuyêt Nguyên Bình Phương, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (26). 4. Đoàn Ánh Dương (2008), “Nguyễn Bình Phương” - “Lục đầu giang” tiếu thuyết”, Nghiên cứu văn học (4). 5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Đỗ Đức Hiếu (Chủ biên) (2004), Từ điến vãn học, Nxb Thế giới mới. 7. M. Khrapchencô (1978), Cả tỉnh sảng tạo của nhà văn và sự phát triến văn học, Nxb Tác phâm mới, Hội nhà văn. 8. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nằng. 9. Nhiều tác giả (1992), Từ điển văn học, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, Hà Nội. 1 1. Nguyễn Bình Phương (2006), Trí nhớ suy tàn và những trang viết khác, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Nguyễn Bình Phương (2006), Người đi vẳng, Nxb Phụ nữ. 13. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, Nxb Đà Nang. 14. Trần Đình Sử (Chủ biên), Lí luận văn học (tập 2), Nxb Đại học 15. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2007), Tự sự học - một so vấn đề Sư phạm, Hà Nội. lý luận và lịch sử (phần ỉ), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 16. Phạm Xuân Thạch (2006), Tiêu thuyết như là trạng thải tìm kiếm ỷ nghĩa của đời sống (Đọc “Ngồi” của Nguyên Bình Phương, Nxb Đà Năng, 2006), Báo văn nghệ. [...]... giới nghệ thuật của tác phẩm đế thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn Trong giới hạn cho phép, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật 1 9 tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương ở một số phương diện đã kể trên để thấy được sự cách tân trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn Chương 2: NGHỆ THUẬT Tự sự TRONG TIÉU THUYÉT TRÍ NHỚ SUY TÀN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1 .Nghệ. .. theo trình tự thời gian hay quan hệ nhân quả nào Mỗi một mảnh vụn là một mảnh của hiện thực tạo nên sự quanh co, phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết Nói khác đi, đó là lối kết cấu phân mảnh, đa tầng, sắp đặt, lắp ghép Trí nhớ suy tàn có thế hiểu là trí nhớ và sự suy tàn của trí nhớ Ngay từ cái tên cuốn tiểu thuyết đã gợi một cái gì đó vừa thực vừa hư đang trôi xa cùng với sự suy tàn của trí nhớ con người... nhiên khó tìm ra điểm kết thúc Trong Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phương nói về sự suy tàn của trí nhớ, xây dựng cho mỗi nhân vật một mảng hiện thực tồn tại riêng biệt Mỗi sự kiện cứ luôn trôi đi theo dòng trí nhớ sắp suy tàn của nhân vật mà ít có sự liên hệ nào Có hơn hai mươi nhân vật trong tác phẩm nhưng người đọc cứ phải “căng não ” ra để tìm mối liên hệ giữa họ với các sự kiện, chi tiết được kể Mở... nhau chứ không phải nhân nại đi 2 0 theo tuấn tự đêu đặn của thời gian và sự kiện” Bởi vậy cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có sự độc đáo, mới lạ Sự thay đổi trật tự thời gian dẫn đến sự thay đối trong thế hiện cốt truyện đã có từ trong các sáng tác của Nam Cao, Thạch Lam nhưng bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương, người đọc như bước vào một cuộc phiêu... phẩm, bởi giọng điệu bao giờ cũng là giọng của ai đó, được thể hiện bằng phương tiện ngôn từ Nghệ thuật tự sự là vấn đề cơ bản tối quan trọng của thi pháp tiểu thuyết Những vấn đề lí luận của nghệ thuật tự sự cung cấp cho chúng ta nền tảng để tiếp cận tác phẩm văn học Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự như nhân vật văn học, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, người kể chuyện và ngôi kế là “chìa... Trỉ nhớ suy tàn bật tung mọi lề thói cũ, trong kết cấu có sự giao thoa, thâm nhập của các thể loại khác Bởi cuốn tiếu thuyết là tạp ghi của trí nhớ, phải ghi nhanh, ghi vội kẻo trí nhớ sắp suy tàn Đó là hồi ức của một cô gái không biết tên gì chao đảo giữa hai người tình và sự tẻ nhạt của cuộc sống phố phường Nó tạo nên một kiểu cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí “Người con gái luôn tự họa bằng bút pháp tự. .. cách nhanh vội kẻo trí nhớ đang suy tàn Neu như theo tiểu thuyết truyền thống “em” chính là nhân vật chính của truyện Tuy nhiên, với sự cố gắng đa dạng điếm nhìn nghệ thuật, xây dựng cốt truyện phân rã, kết cấu đa tuyến, nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương “phi trung tâm ”, mỗi cá nhân là sự thể hiện của một quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người “Em ” là nhân vật mang trong mình nhiều... mặt Trong tác phâm tự sự, cốt truyện được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phủ, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tỉnh khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí nhân tổ tô chức ra thế giới nghệ thuật của tác phâìn tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sảng tạo ra hình tượng người trần thuật ” [5; 385] 1.2.Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự 1.2.1... cuốn tiểu thuyết Cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí tạo nên sự mới lạ trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương Nó đưa người đọc vào những nhịp điệu đang diễn ra của cuộc sống thường nhật, cuộc sống đời thường Những sai trật trong niên biểu thời gian ghi chép, sự đảo lộn các sự kiện không theo một trình tự nào chính là sự hỗn độn, chao đảo, khó nắm bắt, khó phân định của hiện thực cuộc sống Thứ hai, trong tiểu. .. hình tượng nhân vật Thành và người đàn bà áo vàng, Nguyễn Bình Phương sử dụng bút pháp hiện thực - huyền ảo Bút pháp hiện thực - huyền ảo trong xây dựng nhân vật là bút pháp chủ đạo của Nguyễn Bình Phương trong hầu hết các cuốn tiểu thuyết của mình Nguyễn Bình Phương viết nhiều về cõi tâm linh, nhân vật trong sáng tác của anh cũng đầy ám ảnh về cõi âm, sự nhập hồn Điều này đã tạo nên một sáng tạo độc

Ngày đăng: 30/09/2015, 11:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHỆ THUẬT Tự Sự

  • TRONG TIÉU THUYẾT TRÍ NHỚ SUY TÀN CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

    • MỤC LỤC

    • MỞ ĐÀU

      • 1. Lý do chọn đề tài

      • 2. Lịch sử vấn đề

      • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

      • 4. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu

      • 5. Phưo’ng pháp nghiên cứu

      • 7. Bố cục của khóa luận

      • NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VÈ NGHỆ THUẬT Tự sự

        • 1.1. Khái niệm tự sự

        • 1.2. Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự

        • 1.2.3. Ket cấu

        • 2.1.2. Kết cấu

        • 2.2.1. Nhân vật “người đi vắng”

          • 2.3. Người kể chuyện và ngôi kể

          • 2.3.2. Ngôi kể

          • 2.4.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ

          • KÉT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan