- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vô cùng phongphú, đa đạng nhưng loại nhân vật “tha hóa” là một trong những đóng góp nổibật của ông cho dòng văn học hiện thực phê phá
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Vũ Trọng Phụng không chỉ là “ông vua phóng sự của đất Bắc” mà còn
là một tiểu thuyết gia nổi tiếng Nhiều tiểu thuyết của ông như Giông tố, Vỡ
đê, Số đỏ được xếp vào hàng kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại Từ
những năm cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều tác phẩm (hoặc trích đoạn tácphẩm) của ông đã được được vào sách giáo khoa phổ thông, giáo trình Đạihọc-Cao đẳng ở Việt Nam
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng vô cùng phongphú, đa đạng nhưng loại nhân vật “tha hóa” là một trong những đóng góp nổibật của ông cho dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930-
1945 nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung
- Tìm hiểu nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng khôngnhững góp thêm tiếng nói xác định những giá trị, những đóng góp to lớn củanhà văn cho nền văn học nước nhà mà còn giúp bản thân hiểu thêm về cuộcđời và sự nghiệp sáng tác văn học của Vũ Trọng Phụng
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Nhân vật tha hóa trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
2 Lịch sử vấn đề
Từ trước tới nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhân vật “thahóa” nói riêng và nhân vật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nói chung Nhữngcông trình và bải viết mà chúng tôi bao quát, tập hợp được là:
- Vũ Trọng Phụng, sức mạnh tưởng tượng tổng hợp và tiếng cười châm biếm của GS Nguyễn Đăng Mạnh (in trong Chân dung phong cách-Nxb Văn
học, 2001) đã khẳng định tác phẩm Vũ Trọng Phụng “có khả năng chiếm lĩnhcuộc sống ở một tầm khái quát tổng hợp” Đặc điểm nổi bật của ngỏi bút Vũ
Trang 2Trọng Phụng là nghệ thuật trào phúng Tài nghệ ấy “đã tạo nên một loạt chândung những Nghị Hách, Vạn Tóc Mai, Phó Đoan, cậu Phước, Xuân, cụ cốHồng…” Bài viết tuy đề cập đến hiện thực rộng lớn và thế giới nhân vật đôngđảo nhưng chưa đi sâu vào khai thác nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng
- Vũ Trọng Phụng tác phẩm và lời bình (Nxb Văn học, 2014), tập hợp
nhiều bài viết về cuộc đời và sáng tác của Vũ Trọng Phụng Đáng chú ý nhất
là các bài viết: Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng (Đinh Trí Dũng), Tiểu thuyết “Số đỏ” và tài nghệ của Vũ Trọng Phụng, Đọc lại “Giông tố”của Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Đăng Mạnh), Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Hà Minh
Đức) Những bài viết này đi sâu phân tích một số nhân vật trong “Số đỏ”,
“Giông tố” và đề cập đến một số nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Vũ
Trọng Phụng.Trong bài Sự thể hiện con người “tha hóa” trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Đinh Trí Dũng đã chia nhân vật “tha hóa”
trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng làm hai loại là nhân vật “tự tha hóa” vànhân vật “bị tha hóa”, “nạn nhân tha hóa” Đây là bài viết khá sâu sắc về nhânvật “tha hóa” trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nhưng do khuôn khổ củamột bài báo nên tác giả chỉ dừng ở những nhận định khái quát chứ chưa đánhgiá một cách đầy đủ, toàn diện về thế giới nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng
- Chuyên luận Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí
Dũng, Nxb Đông Tây, 2005, là một công trình khoa học nghiên cứu về nhânvật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Thực chất đây là Luận án P.Tiến sĩ của
Đinh Trí Dũng đã được viết lại, in thành sách Trong Chuyên luận này, Đinh
Trí Dũng sau khi tổng hợp (có phân tích, đánh giá) những bài viết và côngtrình nghiên cứu trước đây về nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ trọng Phụng
Trang 3đã phân loại, đánh giá từng loại nhân vật Tuy nhiên, loại nhân vật “tha hóa”chỉ được nhà nghiên cứu đề cập đến trong một mục nhỏ, mang tính khái quátchứ chưa đi sâu tìm hiểu, khai thác.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nhân vật
“tha hóa” trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng phụng một cách đầy đủ, có hệ
thống nhưng những bài báo, chuyên luận trên là những tài liệu quý báu giúpchúng tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chính của Khóa luận là nghiên cứu loại nhân vật “tha hóa”
trong tiểu thuyết Số đỏ với các nội dung cụ thể sau:
- Giới thuyết về nhân vật “tha hóa” và nhân vật “tha hóa” trong tiểuthuyết Vũ Trọng Phụng
- Tìm hiểu nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận bao gồm những tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng có xây dựng loại nhân vật “tha hóa” như Giông tố, Vỡ đê, Làm
đĩ nhưng trọng tâm là tiểu thuyết Số đỏ.
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Phươngpháp loại hình, phương pháp hệ thống-cấu trúc, phương pháp phân tích, tổnghợp…
6 Đóng góp mới của khóa luận
Đây là Khóa luận đầu tiên nghiên cứu nhân vật “tha hóa” trong tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng một cách tương đối toàn diện, có hệ thống
nhằm làm sáng tỏ những đóng góp nổi trội của nhà văn cho nền tiểu thuyếthiện đại Việt Nam trên phương diện xây dựng nhân vật, phản ánh hiện thực,
Trang 4phơi bày bộ mặt xã hội thực dân phong kiến thối nát làm tha hóa nhân phẩmcon người.
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luậngồm có 2 chương:
Chương 1: Nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Chương 2: Nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ trọng
Phụng
Trang 5Chương 1 NHÂN VẬT “THA HÓA” TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG
1 Nhân vật văn học và nhân vật “tha hóa” trong văn học
nhân vật văn học được sử dụng như một ẩn dụ để chỉ một hiện tượng nổi bật
nào đó trong tác phẩm như “chữ” trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; “nhân dân” trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, “đồng tiền” trong Ơ-giê-ni Gờ- răng-đê của Ban-dắc.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thểđồng nhất với con người có thật trong đời sống xã hội, ngay cả khi tác giả xâydựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn
Đó là mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật, là mâu thuẫn giữa nhân vật này vớinhân vật khác, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật kia Nhân vật vănhọc là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian,thời gian [1, 241-243 và 4, 235-237]
1.2 Nhân văn “tha hóa” trong văn học
Nhân vật “tha hóa” là nhân vật văn học, do nhà văn hư cấu, tưởng tượngxây dựng nên nhằm phản ánh hiện thực xã hội mục ruỗng, xấu xa đã làm biếnđổi bản chất con người Theo nghĩa rộng tha hóa là “tình trạng con người bịbóp nghẹt bởi hoàn cảnh xã hội thối nát, con người không thể sống như mìnhmong muốn, đánh mất chất người của mình” [2, 136]
Trang 6Nhân vật “tha hóa” là sản phẩm của chủ nghĩa hiện thực Sự ra đời củachủ nghĩa hiện thực tạo ra một bước ngoặt trong việc khám phá con người.Chủ nghĩa hiện thực luôn gắn với con người, hoàn cảnh, môi trường Tínhcách nhân vật bị qui định bởi hoàn cảnh và biến đổi theo hoàn cảnh Do đó, tất
cả các loại người trong xã hội, đặc biệt là loại người xấu xa, kệch cỡm, biếnchất đều được nhà văn quan tâm phản ánh vào tác phẩm
2.Nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng không đưa ra những quan niệm về nhân vật “tha hóa”
mà thể hiện bằng hiện thực sinh động trong sáng tác của mình Ông coi“Văn
chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loạikhỏi xã hội con người những bất công Nhen lên trong lòng người nỗi xótthương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đoạ Tìmnhững phương thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da”
“Vũ Trọng Phụng không dùng ngòi bút để chống lại một thành phần,một giai cấp, cũng không trực tiếp chỉ trích sự mục nát, thối rữa của xã hộiViệt Nam dưới ách thống trị của thực dân, nhìn trên bề mặt mà ông “mô tả sựtha hóa của con người” trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều tầnglớp, nhiều hạng người, mỗi người có một cách tha hóa khác nhau trước thế lựccủa tiền bạc và tham ô’’(Thụy Khuê)
Thế giới nhân vật “tha hóa” trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng rất
đa dạng và phong phú Chúng ta có thể phân nhân vật “tha hóa” thành hai loại
là nhân vật tự tha hóa và nhân vật bị tha hóa.
2.1 Nhân vật tự “tha hóa”
Nhân vật tự tha hoá là những nhân vật “tính cách căn bản đã cố định từ
đầu, nhân vật không thay đổi môi trường sống của mình” [2, 141] Đó lànhững kẻ tham lam tiền bạc, vật chất, đam mê lối sống sa đoạ, tham vọng
Trang 7quyền lực đỉnh cao như Nghị Hách trong Giông Tố, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan trong Số đỏ, thầu khoán Khoát trong Vỡ đê,…
Nghị Hách trong Giông tố điển hình cho loại nhân vật này Hắn là một
điển hình nghệ thuật bất hủ về tầng lớp tư sản, đại địa chủ bản xứ trong quátrình làm giàu và thăng tiến đầy tội ác Hắn có lối sống xa hoa, "hoang dâm vôđộ" Xuất thân từ một tay thợ nề , sống cùng Hải Vân trong một túp lều tồi tàn
ở Hải Phòng Nhờ "lừa thầy phản bạn" và mánh khóe mà chẳng bao lâu hắn đãtrở nên giàu có Ngoài cái danh “địa chủ”, hắn còn là một nhà đại tư bản, mộtnhà đại công nghiệp có mỏ than ở Quảng Yên, năm trăm mẫu đồn điền ở tỉnh,
ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nữa ở Hải Phòng Cách ăn chơicủa hắn thì y như các vị công hầu khanh tướng trong tiểu thuyết Tàu, có mườimột nàng hầu đặt dưới quyền một mụ quản gia
Hình ảnh đầu tiên chúng ta bắt gặp trong Giông tố lại là một vụ lừa đảo,
“cưỡng dâm có tổ chức”, một hình ảnh không mấy tốt đẹp mà kẻ cầm đầu, gâytội ác này không ai khác lại chính là Nghị Hách Nhân lúc xe bị hỏng, hắn đãdùng những lời đường mật, đầy mánh khóe gian xảo kết hợp với sử dụng sứcmạnh đồng tiền để phỉnh nịnh, mua chuộc cô thôn nữ ngây thơ, trong trắng:
“- Thế con làm vất vả như thế thì mỗi ngày được bao nhiêu?
- Bẩm chỉ được mỗi ngày sáu xu và hai bát gạo
- Khổ nhỉ! Thế để quan cho năm đồng con may áo mặc tết nhé! Đâynày, năm cái giấy bạc một đồng đấy, con đem về mà mua nhiêu, mua xã chochồng
- Con xin quan lớn, cảm ơn quan lớn
- A, nhưng mà con đã có chồng rồi hay là chưa?
Chị nhà quê cúi mặt không đáp, buộc tiền vào thắt lưng xong đứng lên
- Thôi lạy quan, quan cho con xuống kẻo họ đợi
Trang 8- Ấy khoan đã! Mặt con tái đi thế kia, khéo không thì trúng phong rồi
đó, để quan lấy cho một tị dầu trong này mà bôi rồi về thì về
Nhà điền chủ nói xong lấy ở áo ra một lọ gì nhỏ, để đầu ngón tay vàomiệng lọ lắc một cái, rồi quờ tay vào trán chị nhà quê Chị này cứ để yên và co
ro khép đôi đùi lại, kéo cái váy xuống”
Nhưng khi bị cô thôn nữ cự tuyệt, bộ mặt thật của con quỹ dâm dụcNghị Hách hiện nguyên hình, cướp mất đời con gái của cô:
“- Giời ơi! Con lạy ông, ông buông con ra!
Giọng quan vẫn ngọt ngào:
- Con im, không được cưỡng
- Giời ơi, lạy ông! Ông đừng làm hại một đời tôi!
- Im ngay! Quan sẽ cho nhiều tiền
- Bỏ ra! Ái
- Im cho ngoan nào
- Ối giời đất ơi! Ối làng nước ”
Với bản chất của một kẻ nham hiểm, hoang dâm, đi đến đâu hắn cũnggieo rắc tội ác, dùng tiền bạc để dụ dỗ, lừa con gái nhà lành về làm nàng hầunhằm thỏa mãn những cơn cuồng dâm của mình Hắn trả giá “năm đồng” chocái “tân” quý giá của người con gái Một cái giá quá hời cho một nhà tư sản vàquá rẻ mạt cho cái “tân” mà cô gái đã cố gắng giữ gìn! Hành động được coi là
“ăn bánh trả tiền” của hắn là hành động trái với luân thường đạo lý, đi ngượclại truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam
Hắn không những đang tâm “cưỡng dâm” con gái nhà lành mà còn
“khép” cả nhà, cả làng người ta vào tội vu khống Một xã hội lắm thị phi, đổitrắng thay đen, cái xã hội mà công lý nhường chỗ cho quyền lực và tiền bạc
Vũ Trọng Phụng tập trung tô đậm thói dâm đãng, xa hoa của những kẻ có tiền
Trang 9và có thói quen dùng tiền để giải quyết mọi việc, kể cả bẻ cong công lý, lẽphải
Tất cả những kẻ “đại gia” trong cái xã hội “Âu hóa” nửa mùa này đã coi
đồng tiền là vô địch, có tiền là có tất cả Tiền và quyền là hai thứ vũ khí đểNghị Hách tiến thân và cũng là công cụ để gã che lấp những tội ác xấu xa, bỉ
ổi của mình Hắn hối lộ quan huyện không thành đâm ra ghét bỏ, dùng đủ mọimánh khóe để hạ bệ quan huyện Cúc Lâm Hắn lại dùng tiền để gia đình người
bị hắn cưỡng dâm phải quỳ lụy trước hắn Nghị Hách ỷ lại vào đồng tiền, ỷvào sự giàu có của mình mà xem thường công lí Thái độ ngạo mạn của hắnbộc lộ rõ nét trong cuộc trò chuyện với quan huyện Cúc Lâm: “Bẩm quan lớn,nếu việc xảy ra to thì tôi sẽ chống án lên thượng thẩm, mà bên nguyên đơn thìkhông thể có tiền chạy thầy kiện như tôi Bẩm quan lớn, nén bạc đâm toạc tờgiấy, ngài nên bảo nguyên đơn giải hòa”
Thói dâm đãng của Nghị Hách dường như đã ngấm vào máu thịt và trởthành một phần cơ thể hắn Khi cưới Mịch về làm vợ lẽ, trong lúc Mịch đangbụng mang dạ chửa nhưng cái tính hoang dâm của gã vẫn không bỏ được:
“Nghị Hách cười một cách đa dâm mà rằng: “Ông … Ông lại … hiếp chochuyến nữa bây giờ”
Đến chính đứa con trai của Nghị Hách -Vạn Tóc Mai-cũng phán xét chamình :“Cái thằng cha ấy nó đẻ ra moa, chính là vì một phút điên rồ của xácthịt đấy! ”
Một kẻ không có tính người, một hình mẫu “lý tưởng” của xã hội đảođiên, Nghị Hách là một trường hợp đặc biệt của tội ác: hiếp dâm, giết người,
vu oan giá họa, cướp đoạt tài sản, … miễn sao đạt được mục đích thỏa mãntính dâm dục và làm giàu tiến thân Khi Hải Vân - nhà địa lý, bạn thân củaNghị Hách cũng là cha đẻ của Tú Anh-trở về đã vạch bày trần bộ mặt ghê tởm
và những tội ác quá khứ của gã Từ tội lừa thầy phản bạn, cướp vợ bạn; tội
Trang 10cưỡng bức cô Mịch trong một đêm trăng ở làng quê đến tội giết người, lừa đảo
để làm giàu Tưởng như hắn phải trả giá cho những việc làm nhơ bẩn bằngviệc đối mặt với những sự thật khủng khiếp: Long, con rể của hắn, người yêucủa Mịch lại chính là con hắn, do hắn cưỡng bức vợ Hải Vân sinh ra Tú Anh,người con trai hắn yêu thương bao nhiêu năm nay, bỗng nhiên trở thành concủa Hải Vân Hải Vân chính là người “thắt chặt” những nút thắt loạn luântrong cái gia đình loạn luân của Nghị Hách Thế nhưng, Nghị Hách khôngcảm thấy ân hận, chua chát, xót xa mà tìm cách tháo gỡ bằng việc cho hai đứacon đẻ chính thức lấy nhau và mượn luôn tình huống loạn luân ấy để đọc mộtbài diễn văn “đầy xúc động” về tấm lòng “thương xót” của hắn đối với bìnhdân
Một lần nữa bộ mặt ghê tởm của hắn lại được phơi bày khi tiếp tụctranh cử vào Nghị Viện và vờ phát chẩn cho dân nghèo để được thưởng Bắcđẩu bội tinh Những lời lẽ lừa mình dối người lại tiếp tục được hắn sử dụngnhư một thứ vũ khí hiệu nghiệm Bài diễn văn giả dối của hắn thỉnh thoảngphải dừng lại để diễn giả lau nước mắt:“Tôi muốn đem tài trí ra làm việc côngích nên tôi tranh cử nghị viện Họ cho tôi là hiếu danh! Tôi muốn tranh cử ghếnghị trưởng để làm việc ích lợi hơn cho đồng bào, họ công kích tôi là thamlam, và vô lương tâm, và còn gì nữa? Tôi thấy đồng bào lầm than đau khổ tôiphát chẩn, cũng lại có một tờ báo tiếng Pháp kia kêu tôi là nịnh dân, là hoặcdân là buôn dân"
Trên nền tảng của cái xã hội Tây chả ra Tây, Ta chả ra Ta ấy, Vũ Trọng
Phụng đã ném một quả bom vào một xã hội chó đểu khi xây dựng thành công
một hình mẫu điển hình về mọi mặt, mọi phương diện là Nghị Hách-một conquỷ dâm ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa Mặt khác, qua nhân vậtNghị Hách, Vũ Trọng Phụng muốn lên tiếng cảnh báo về sự phát triển của cái
ác đang âm thầm làm biến đổi xã hội, biến đổi bản chất tốt đẹp của con người
Trang 11Gấp trang sách lại dường như người đọc vẫn thấy nhân vật này đi lại, ăn nói,tính toán, hành động một cách tai quái, ác hiểm Nhân vật Nghị Hách trởthành biểu tượng của cái xấu, cái ác trong xã hội thực dân phong kiến nước tatrước cách mạng tháng Tám
2.2 Nhân vật bị “tha hóa”
Nhân vật bị tha hóa khác với nhân vật tự tha hoá ở chỗ họ tha hoá nằm ngoài ý muốn chủ quan của bản thân Đối tượng của nhân vật bị tha hóa thuộc
đủ các thành phần trong xã hội, từ người nông dân cho đến người tri thức như
Mịch, Long trong Giông tố, Huyền trong Làm đĩ,… Mỗi nhân vật có một quá
trình bị tha hóa riêng nhưng cùng chung một quy luật nghiệt ngã: Quy luật của
sự tha hóa Đó là tình trạng con người bị bóp nghẹt bởi hoàn cảnh xã hội thốinát, con người không thể sống như mình mong muốn và dần đánh mất chấtngười của mình
Mịch (trong Giông tố) là một cô gái hiền lành, chân chất, có đôi nét
ngây thơ, khờ dại của những cô thôn nữ quanh năm sống dưới lũy tre làng
Mịch cũng có chút nhan sắc: “Hai má lúc nào cũng đỏ ửng như say trầu, hàm răng đen lay láy hạt huyền” và đặc biệt là đôi mắt hút hồn: “Cái cặp mắt ấy
người ngoài trông thấy thì ai cũng phải khen là ngây thơ, hay là dễ hư, hay là
dễ bụng nghe, là lạc quan, là dễ tin đời” Cô yêu Long-người anh họ xa bênngoại-làm thư kí cho Giám đốc Đại Việt Học Hiệu, một người trọng danh dự,tình nghĩa và có học thức Nhưng số phận lại không cho cô và Long sống yên
ổn sau lũy tre xanh Cuộc sống của Mịch thay đổi chỉ sau một đêm Cái đêm
“Giông tố” mà Nghị Hách đã gây ra cho cô khi đi ngang sang làng Quỳnh
Thôn Hắn nhẫn tâm tước đoạt sự trong trắng của cô gái trẻ chỉ đáng tuổi conhắn, hắn đổ tai họa xuống gia đình cô khiến cô từ người bị hại trở thành kẻ vukhống bị cả làng xa lánh
Trang 12Mịch ban đầu là nhân vật tiêu biểu cho những người nghèo ở nông thôn
bị ức hiếp, bị xâm phạm nhân phẩm bởi những kẻ có tiền và có địa vị Mịch là
một cô gái giàu lòng tự trọng, biết ý thức về nhân phẩm của mình Khi nghĩđến “cảnh ấy” Mịch“đỏ bừng mặt lên, tự mình thẹn với mình” và chọn cáichết để giữ thanh danh và tấm lòng trong sạch với người yêu
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những nhân vật vừa đángthương,vừa đáng ghét Chúng được lồng ghép vào nhau để làm nổi bật đặcđiểm của từng nhân vật Khi bị Nghị Hách cưỡng dâm và gia đình bị đổ vạ,những suy nghĩ chân tình có phần non nớt của nhân vật Mịch làm độc giảthương xót: “Thị Mịch thổn thức bằng giờ Chung quanh, những bệnh nhântoàn là bà ký, bà thông, chẳng ai thèm hỏi đến Mịch Có u thì u đã phải về, vì
ở làng mình như lại vừa có chuyện gì xảy ra
Nghĩ đến cái nghèo của bố mẹ, cái ý muốn bán gánh rạ để mẹ đỡ đầutắt, mặt tối, nó gây ra việc bị hiếp, Mịch tủi thân giận đời, chỉ muốn chết Côtưởng rằng ở đời, cứ việc ăn ở cho hiếu thuận, làm ăn cho chăm chỉ, thấy aitúng thiếu thì không dè dặt, cởi ngay hầu bao đưa vài đồng bạc đã để dànhtrong mười ngày, và không ngồi lê bắt chấy, kháo chuyện nhà người, thế là đủlắm Bị hiếp! Chưa bao giờ Mịch ngờ lại có khi Trong cơn đau khổ, cô thấymình hồng nhan bạc mệnh, thấy đời là độc ác vô cùng, thấy chị em bạn gáitrong làng là tồi tệ, thấy bố mẹ không đủ sức chống chọi, thấy Trời và Phật lànhững đồ thong manh
Mịch không còn hy vọng gì nữa, không còn tín ngưỡng gì nữa”
Mịch tự trách mình: “Trời đất ơi, thì ra vì mình dại dột và tham lam”.Mịch chỉ muốn chết đi cho xong nhưng Long đã níu giữ cô lại khiến cô vừacảm thấy ấm áp vừa cảm thấy day dứt trong lòng Nhưng cuối cùng vì gia đình
cô đành phải cắn răng chấp nhận làm vợ lẽ của Nghị Hách
Từ khi sau đêm“Giông tố”, Mịch đã biến thành một người đàn bà rắc
Trang 13rối, phức tạp và dâm đãng Cô cư xử vô duyên, đáng ghét Cô hách dịch, thẳngtay trách mắng kẻ ăn người ở theo kiểu bà lớn Mịch từ một cô gái chân quê,mộc mạc đã dần dần trở thành một kẻ lì lợm, ngang ngạnh, táo bạo bất chấpmọi sự trên đời.
Nhân vật Mịch được Vũ Trọng Phụng khắc họa hết sức chân thực trongphần đầu nhưng càng về sau khối óc hoài nghi về phẩm chất con người của VũTrọng Phụng trỗi dậy đã dần đưa nhân vật Mịch ra khỏi tính chân thực vốn có,biến cô gái hiền lành ngày nào trở thành thiếu phụ dâm đãng, vô duyên, tựmãn về sự giàu có của mình để rồi đến cả Long cũng không còn nhận ra Mịch-
cô gái mà anh từng yêu ngày nào nữa: “Mịch đã đi từ một cô thôn nữ ngây
thơ, hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt,đáng sợ Mỗi khi đem cái cảnh Mịch còn là cô gái quê lúi húi vớt bèo, mà sovới cảnh Mịch đã là vợ lẽ một anh trọc phú, quần là áo lượt bệ vệ ngồi trên cáisập gụ khảm, mà cất cao giọng đài các xỉ vả đầy tớ, thì Long không biết rằngcuộc đời có còn là cuộc đời không, hay là Long đã ngủ mê Mỗi khi nhớ lạicái cảnh Mịch vừa tự tử hụt xong mà khóc sướt mướt với Long trong nhàthương, rồi đem cảnh ấy ra so với trận cuồng dâm mà Long đã bị Mịch lôi kéovào, thì Long lại phải lẩm bẩm một cách kinh hoàng: Thật là không thể tưởngtượng được! Trong cái thời gian chưa đầy nửa năm! Những nguyên nhân nào
đã thay đổi lòng người đến thế?”
Phải chăng hoàn cảnh đã làm thay đổi bản chất tốt đẹp vốn có của conngười? Vũ Trọng phụng đã để Mịch trở thành vợ lẽ của Nghị Hách rồi mớicho cô bộc lộ “bản tính dâm đãng” của mình Dù tác giả đã đưa ra vô sốnhững lý do minh chứng cho sự thoái hóa biến chất của Mịch nhưng các lí lẽđưa ra không đủ sức biện minh cho những hành động ham muốn nhục dục vô
độ của cô Từ cô gái dễ đỏ mặt thẹn thùng trước những vấn đề nhạy cảm bỗngtrở nên đắm chìm trong nhục cảm và luôn hồi tưởng đến cảnh bị cưỡng hiếp
Trang 14như một kẻ bệnh hoạn:“Mịch chợt nhớ đến lúc từ con gái mà trở nên đàn bà,
trên chiếc xe hơi Cái lúc ấy thật là gớm ghiếc, thật là bẩn thỉu, thật là đauđớn, nhưng trong cơn đau đớn không phải là không có một thứ khoái lạc trongxác thịt nó làm cho đỡ thấy đau Xưa kia, cũng đôi khi chợt Mịch hơi nhớ lúc
ấy, song sự hổ thẹn xua đuổi ý nghĩ ấy đi ngay Nhưng mà từ nay trở đi ngườikia sẽ là chồng của Mịch, thì Mịch hẳn là có quyền nhớ lại những phút có cáicảm giác mới lạ nhất đời mà không là phạm tội lỗi gì cả Trong lúc này, convật đã nổi dậy trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì Mịch nhớlại lúc ấy một cách say sưa như người háu đói vậy”
Kinh khủng nhất là hành động “ngoại tình bằng tư tưởng” của Mịch làmngười đọc cảm thấy ghê tởm Chính những chi tiết này đã làm lu mờ đi những
ấn tượng tốt đẹp mà Vũ Trọng Phụng đã dày công xây dựng cho nhân vậtMịch trước đó Tác giả đã khắc hoạ rõ nét đời sống nội tâm bằng những dằnvặt trong lương tâm và những độc thoại nội tâm của nhân vật để thấy được sựbiến chất, tha hoá trong con người Mịch Vũ Trọng Phụng hoàn toàn tráingược với Ngô Tất Tố khi miêu tả về người phụ nữ Ngô Tất Tố miêu tả mộtchị Dậu theo chuẩn mực đạo đức truyền thống: chung thủy, hiếu hạnh, giàutình thương yêu dù gặp bao nhiêu khó khan vẫn luôn giữ trọn khí tiết, mộtlòng son sắc, thủy chung với chồng Ngô Tất Tố tin yêu con người bao nhiêuthì Vũ Trọng Phụng lại hoài nghi về con người bấy nhiêu
Cũng giống như Mịch, nhân vật Long (trong Giông tố) đã để lại trong
lòng người đọc nhiều trăn trở Long là người vừa đáng thương vừa đáng ghét.Thương cho chàng trai có tình yêu trong trắng nhưng không thành Ghét vìchàng sau khi đã quyết định tha thứ cho Mịch nhưng luôn tự vấn, dằn vặt bảnthân về sự "mất tân" của người yêu Và đáng lên án nhất là những hành độngtrái với luân thường đạo lý, trái với lương tâm
Long, một người có tư tưởng tiến bộ, xuất hiện với tư cách là chồng
Trang 15chưa cưới của Mịch Khi biết tin Mịch bị cưỡng hiếp đã không ruồng bỏ Mịch
mà an ủi, động viên Mịch khi cô rối trí, muốn quyên sinh Nhưng tình yêu vàlòng vị tha của chàng không vượt qua được định kiến và sự cảm dỗ của đồngtiền, của danh vọng Chỉ cần Tú Anh-con trai cả của Nghị Hách cũng là ôngchủ của Long- khuyên nhủ vài câu và hứa hẹn sẽ gả em gái cho thì Long đã từ
bỏ ngay người vợ chưa cưới của mình, gián tiếp đẩy Mịch vào con đường thahóa
Long và Mịch là hai con người có chung một số phận, chung hoàn cảnh
và là nạn nhân của cái xã hội “chó đểu” Tây chả ra Tây, Ta chả ra Ta VũTrọng Phụng xây dựng hình tượng nhân vật Long trở thành nhân vật “đa tínhcách” Một người đàn ông chung thủy, sắt son, có học thức nhưng chỉ vì mộtbước lầm lỡ tin vào kẻ đạo đức giả mà nhẫn tâm đẩy người mình yêu vào taymột kẻ hoang dâm vô độ Tuy sống trong giàu sang nhưng luôn bị dằn vặt,không quên được người yêu cũ nên Long thường xuyên tìm cách gian díu vớiMịch Đến khi phát hiện ra sự thật cay đắng bố vợ của mình, chồng của Mịchlại chính là bố đẻ của mình, Long gào thét như hóa điên:“Tôi? Tôi mà lại làcon ông Nghị Hách! Ồ! Thế thì quá lắm! Thế thì quá lắm! Thế thì ra bố hiếp
vợ của con, con thông dâm vợ của bố rồi thì anh em ruột anh em ruột ”
Vũ Trọng Phụng đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiênkhác Một “vòng loạn luân thu nhỏ” dần hé mở, sự thật giấu kín được phơibày Những tình tiết độc đáo và bất ngờ làm câu chuyện thêm lôi cuốn, hấpdẫn Long tự đưa mình đến với con đường sa đọa, đắm chìm trong “nàng tiênnâu”, “động bàn tơ” của các nhà chứa để rồi trái tim càng ngày càng đau đớn
Và cái chết trong vòng tay của cô gái làng chơi phải chăng là cái kết có hậucho cuộc đời đầy bế tắc của Long?
Vượt lên truyền thống của văn học đương thời theo khuynh hướng ngợi
ca tình yêu lý tưởng với những sắc màu của xã hội Âu hóa, Vũ Trọng Phụng
Trang 16đã đi thẳng vào vấn đề thực tế của đời sống xã hội, quan tâm đặc biệt đếnnhững số phận con người nhỏ bé, trực tiếp đề cập đến những đòi hỏi của đời
sống tình dục- một vấn đề rất tế nhị, dường như bị cấm kỵ lúc bấy giờ Làm đĩ
là một cuốn tiểu thuyết như vậy, cũng chính là cuốn tiểu thuyết gây ra nhiềutranh cãi trong gần tám mươi năm qua Thậm chí nó còn bị kết án là “dâmthư”, làm tổn hại đến vấn đề đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ
Làm đĩ là một tiểu thuyết thực nghiệm, xoay quanh câu truyện về cuộc
đời đầy gian truân của Huyền Vũ Trọng Phụng để nhân vật tự kể về cuộc đờimình như một lời than vãn, khuyên nhủ con người Nỗi đau khổ của ngườiphụ nữ gắn liền với khao khát tình dục, những cảnh ân ái trần tục khiến cuộcđời Huyền thêm phần chua chát, đắng cay trong mắt độc giả Tuy sống trongcảnh ô nhục nhưng Huyền không chôn vùi tâm hồn mình trong vũng bùn ấy
Cô vẫn ngày ngày viết lại nhật ký về cuộc đời mình và muốn lưu lại như mộtthứ “bằng chứng xác thực” để cảnh tỉnh những cô gái đang tuổi trăng tròn để
họ không lặp lại vết xe đổ đó Vũ Trọng Phụng để Huyền làm như vậy phảichăng chính ông cũng muốn làm điều gì đó có ích cho đời, cứu vãn những conngười đang trên bờ vực sa ngã? Đằng sau cái lớp vỏ phê phán, mỉa mai, phảichăng là một niềm đau xót, cảm thông, xót thương cho kiếp “hồng nhan bạcmệnh” của Huyền nói riêng, của những người phụ nữ lầm lỡ nói chung
Huyền là một cô gái thông minh, xinh đẹp, sinh trưởng trong một giađình danh giá và được thừa hưởng nền giáo dục phong kiến hà khắc, khuônmẫu Như bao cô gái trẻ khác, Huyền luôn tò mò, khao khát tìm hiểu về vấn
đề giới tính nhưng không được cha mẹ, người thân đáp ứng Vì thế, nhữngthắc mắc không có lời giải ấy ngày càng lớn dần trong cô Bởi vậy, cái tínhdâm đãng vô tình đã ngấm vào máu cô khi nào không biết Rồi cô bị chính cha
đẻ của mình chửi thẳng vào mặt là “đồ đĩ” chỉ vì mặc cái quần vải trắng tânthời Một câu nói phũ phàng gây tổn thương tâm hồn ngây thơ, trong trắng của