Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
90,25 KB
Nội dung
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
•
•••
KHOA NGỮ VĂN
--------soCIca----------
CHU THỊ HẰNG
TIẾP NHẬN TIẺU THUYÉT SÔ ĐỎ
m
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Ở VIỆT NAM
•
••
KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
•
•••
Chuyên ngành: Lí luận văn học
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
•
•••
KHOA NGỮ VĂN
--------soCIca----------
CHU THỊ HẰNG
HÀ NỘI - 2015
TIẾP NHẬN TIẺU THUYÉT SÔ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG
PHỤNG Ở VIỆT NAM
•••
KHÓA LUÂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
ThS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT
HÀ NỘI - 2015
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Mai Thị Hồng
Tuyết. Cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập nghiên cứu cũng như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn
học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
LỜI CẢM ƠN
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm
2015 Tác giả khóa
luận
Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Mai Thị Hồng Tuyết. Khóa luận không trùng với kết quả
nghiên cứu của những tác giả khác. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Mọi tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05
năm 2015 Tác
giả khóa luận
MUC
LUC
•
•................................................................................................................................................................................................................................................................
•
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Thị Hằng
•
•
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Mĩ học tiếp nhận ra đời vào những năm 60 của thế kỉ 20 ở Đức,
gắn với nhân vật tiêu biểu là Hans Robert Jauss và Wolfwang Iser, hai
giáo sư trẻ trường đại học Konstanz. Trong khi văn học sử lúng túng với
việc giải quyết mâu thuẫn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố thẩm mĩ, nghiên
cứu bản thể luận bộc lộ hạn chế khi tập trung nghiên cứu văn bản tách ròi
các liên hệ bên ngoài, Mĩ học tiếp nhận với việc đề cao vấn đề tiếp nhận,
đề cao vai trò của độc giả đã góp phần giải quyết bế tắc trong nghiên cứu
văn học thời kì đó. Mĩ học tiếp nhận hưng thịnh vào những năm 70, lan
tỏa ra nhiều nước trên thế giới và thu được những thành tựu nghiên cứu
quan trọng, tiêu biểu là ở Mĩ, chủ yếu chịu ảnh hưởng tư tưởng của Iser
đã hình thành nên khuynh hướng Phê bình theo phản ứng của người đọc.
•
Ở Việt Nam, lí thuyết này xuất hiện khá sớm (1985). Sự xuất
hiện của mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong
việc nghiên cứu văn học nước nhà, bởi lí thuyết tiếp nhận giúp giải quyết
những vấn đề văn học phức tạp gây tranh cãi.
2. Số đỏ là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu trong hệ thống
sáng tác của Vũ Trọng Phụng, và được coi là một trong những hiện tượng
văn học phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Tác phẩm đã trải qua nhiều sóng
gió dư luận khác nhau, ở mỗi giai đoạn nó lại được độc giả tiếp nhận vói
những thái độ riêng.
3. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm nằm trong hệ thống
các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy, việc hiểu đúng được
nội dung, hình thức cũng như giá trị tác phẩm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng cho quá trình dạy học của giáo viên. Nghiên cứu đề tài “Tiếp nhận
tiểu thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” mang lại ý nghĩa thực
tiễn lớn cho công việc giảng dạy văn học.
•
2. Lịch sử vấn đề
•
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cuộc đòi ông tuy ngắn ngủi (1912 1939) nhưng khối lượng tác phẩm của ông để lại khá phong phú: hơn 50
tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch
bản, 1 dịch thuật. Ngoài ra còn có một số bài viết tranh luận, phê bình
văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa...
Nghiên cứu về vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều, nhưng mỗi đề tài lại có
những hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau.
•
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận được một
số bài viết và công trình nghiên cứu về số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu
ý như:
•
về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng
Phụng về tác gia và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả.
Chuyên luận Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm. Vũ
Trọng Phụng (1912 -1930) (1988) của Nguyễn Hoành Khung.
•
Nghiên cứu về tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng có các
công trình: Nhà văn tư tưởng và phong cách (1976) của Nguyễn Đăng Mạnh,
số đỏ (2000) của Trần Đăng Suyền hay Những lớp sóng ngôn từ trong số đỏ của
Vũ Trọng Phụng của Đỗ Đức Hiểu. Cuốn Nhà vãn Vũ Trọng Phụng với chúng ta
(Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1999) do Trần Hữu Tá sưu tầm - biên soạn - giới
thiệu ra mắt nhân dịp 60 năm Ngày Vũ Trọng Phụng qua đòi là một công
trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ
Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với hướng thể hiện “sự trân trọng
đúng mức của chúng ta hôm nay đối vói thành quả sáng tạo của ông cho
nền văn học Việt Nam hiện đại”.
•
Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề “Tiếp nhận
tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” chưa được nghiên
cứu. Do đó, trong công trình này, chúng tôi cũng đặt ra và giải quyết vấn
đề trên cơ sở hệ thống tư liệu phong phú hiện có.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
•
Tìm hiểu về các khuynh hướng tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ
của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam qua các thòi kì.
3.2.
Phạm vỉ nghiên cứu
•
Do điều kiện tìm tư liệu và khuôn khổ của một khóa luận,
chúng tôi chỉ đi vào những hướng tiếp cận chính đối vói tác phẩm số đỏ
của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
•
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này, chúng tôi thực
hiện một số phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. Nhiệm vụ và ý nghĩa của khóa luận
5.1.
Nhiệm vụ nghiên cứu
•
Đọc cuốn Lý luận văn học tập 1, đặc biệt là các chương:
Chương X: “Bạn đọc, chủ thể tiếp nhận văn học”; Chương XI: “quá trình
tiếp nhận” do Phương Lựu (chủ biên), bài viết “Mĩ học tiếp nhận” của
Dranov in trong cuốn Tạp chí Vẫn học, số 3 - 2002 để nắm được lý thuyết
về mỹ học tiếp nhận.
•
Tìm hiểu các bài phê bình, các công trình nghiên cứu Vũ
Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết số đỏ nói riêng. Tiếp nhận những ý
kiến đó để khái quát lại các khuynh hướng tiếp nhận tiểu thuyết sổ đỏ của
Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam.
5.2.
Ý nghĩa cửa khóa luận
•
Từ lí thuyết mỹ học tiếp nhận, vận dụng để tìm hiểu sự tiếp
nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam. Từ đó góp phần
đánh giá đúng về tác phẩm, khái quát được các khuynh hướng tiếp nhận
tiểu thuyết số đỏ ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài “Tiếp nhận tiểu
thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam” còn có ý nghĩa thực tiễn
lớn cho công tác giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông.
6.
Bổ cuc của khóa luân
•
•
•
Ngoài phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về mĩ học tiếp nhận
Chương 2: Các khuynh hướng tiếp nhận tiểu thuyết sổ đỏ ở
Việt Nam
•
•
•
•
NHẬN
1.1.
NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÈ MỸ HỌC TIẾP
Sự ra đời của mỹ học tiếp nhận
•
Mỹ học tiếp nhận là “một khuynh hướng trong nghiên cứu
và phê bình văn học, xuất phát tò ý tưởng theo đó, tác phẩm: “nảy sinh”,
“được thực hiện” chỉ trong quá trình “gặp”, xúc tiếp của tác phẩm văn
học với độc giả, và đến lượt mình, nhờ “liên hệ ngược”, độc giả lại tác
động đến tác phẩm, do vậy, độc giả quyết định tính chất lịch sử cụ thể
của việc tiếp nhận và tồn tại của tác phẩm. Như thế, đối tượng của nghiên
cứu chủ yếu của mỹ học tiếp nhận là sự tiếp nhận, tức là sự cảm nhận tác
phẩm văn học của độc giả hoặc thính giả.” [5; 81]
•
Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các
khâu: hiện thực - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cho nên, cũng như các
mối quan hệ giữa tác phẩm vói hiện thực, tác phẩm với nhà văn,... từ rất
lâu, người ta ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, toàn diện hoặc một vài
khía cạnh, đã chú ý đến mối quan hệ giữa tác phẩm vói bạn đọc, tức là sự
tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đoc.
•
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại cũng đã chú ý đến vấn đề
tiếp nhận của bạn đọc, “như trong Thi học, Arixtốt cho rằng khi thưởng
thức tác phẩm người đọc cảm thấy thú vị, là vì vừa xem, họ vừa đoán
định được tác phẩm đang nói đến người và việc nào đó ở ngoài đòi... Rải
rác về sau vẫn thấy không ít những ý kiến càng nhấn mạnh vai trò của
người đọc” [11; 326]. Tuy nhiên, quan niệm của nhà thi học này chủ yếu
là thuyết mô phỏng, tái hiện, nghĩa là chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa
tác phẩm và hiện thực mà thôi.
•
Xét về nguồn gốc, mỹ học tiếp nhận là sự phản ứng đối với
mỹ học nội quan, đối với tư tưởng về tính tự tri của nghệ thuật, đối vói
kiểu nghiên cứu có định hướng phiến diện vào sự phân tích “tác phẩm tự
thân”. Mỹ học tiếp nhận đoạn tuyệt vói những ý niệm về tính độc lập của
nghệ thuật với văn cảnh xã hội lịch sử, nó gia nhập lĩnh vực nghiên cứu
độc giả và xã hội, nó trình bày văn bản văn học như sản phẩm của tình thế
lịch sử, phụ thuộc vào lập trường của độc giả lí giải. Do vậy, mỹ học tiếp
nhận đặc biệt chú ý đến các hiện tượng của văn hóa đại chúng (văn
chương giải trí tầm thường, các loại ấn phẩm báo chí, truyện tranh...), sự
nghiên cứu của chúng vói các nghiên cứu xã hội học, khoa học sư phạm,
các môn nghiên cứu khoa học ứng dụng.
•
Ngọn nguồn của mỹ học tiếp nhận có giải thích học
(hermeneutik) vốn dựa vào “triết học sự sống” của W.Dilthey và hiện
tượng học của E.Husserl, có chủ nghĩa cấu trúc trường phái Prague, có
chủ nghĩa hình thức Nga những năm 1 0 - 2 0 của thế kỉ XX. “Chủ nghĩa
hình thức Nga, phê bình mới rồi chủ nghĩa cấu trúc... chỉ tập trung vào
những mối quan hệ bên trong, nội tại của chính văn bản tác phẩm. Độc
tôn văn bản tác phẩm, Phê bình mói còn phủ nhận luôn sự tiếp nhận của
người đọc, cho đó đều là những “cảm thụ ngộ nhận”.
•
Một trong nhưng bậc tiên phong chủ chốt của mỹ học tiếp
nhận hiện đại là Ingarden (1893 - 1970, triết gia Ba Lan), người đề xuất
một loạt quan niệm đã trở thành nền tảng cho các nhà nghiên cứu hiện
đại. Ông “coi trọng vai trò tiếp nhận của người đọc”. Ông cũng là người
đã tu chỉnh (trong công trình về việc nhận thức tác phẩm văn học nghệ thuật)
hai khái niệm cụ thể hóa và tái lập làm thành hai mặt của việc người nhận
(Adressat) tiếp nhận tác phẩm. Trong lí thuyết của ông về cấu trúc tác
phẩm nghệ thuật, Ingarden đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hiện tượng học
của Husserl. Đó trước hết là ý tưởng về tính chủ định (intentional), sau
đó trở thành ý tưởng cơ sở cho tất cả những ai tiếp tục chủ trương mỹ học
tiếp nhận. Chính ý tưởng này là sự luận chứng triết học cho bản chất giao
tiếp của nghệ thuật, giải thích tính chất tích cực, sáng tạo của sự tiếp
nhận ở độc giả. Chính ý tưởng ấy về vai trò sáng tạo của cá nhân trong
việc nhận thức thế giới đã được mỹ học tiếp nhận tiếp thu, đặt vào trung
tâm chú ý vấn đề sự tồn tại của tác phẩm như là kết quả giao tiếp giữa tác
phẩm và độc giả, như là việc tạo ra “hàm nghĩa của tác phẩm” bởi độc
giả.
•
Đầu những năm 40, ở các công trình của một đại diện chủ
nghĩa cấu trúc trường phái Prague là Felix Vodicka thấy có một hướng
khắc phục hiện tượng siêu hình của R.Ingarden. Có vai trò đáng kể ở đây
là những tư tưởng của J.V.Mukarovsky, trên cơ sở định nghĩa giao tiếp
mà ông xác lập còn khiếm khuyết. Felix Vodicka cho rằng, không phải tất
cả những sự cụ thể hóa có thể xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc
giả, đều có thể trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ có những sự cụ thể
hóa nào cho thấy có diễn ra sự “gặp gỡ” cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các
chuẩn mực văn học do thời đại lịch sử cụ thể quy định, những chuẩn mực
mà người tiếp nhận là đại diện. Theo cách hiểu của nhà khoa học, người
tiếp nhận như thế, người đảm bảo cho chuẩn mực văn học hiện hành - là
nhà phê bình văn học, vồn có quy chế là “người bảo trợ các chuẩn mực
văn học”.
•
Một phần cốt yếu của mĩ học tiếp nhận là các vấn đề của giải
thích học, chúng tựa như những chiếc cầu nhỏ bắc từ cấu trúc tác phẩm
sang người tiếp nhận, người sẽ hiểu cấu trúc ấy. Ở công trình Lịch sử tác
động nghệ thuật của
H.
J.Gadamer, chân lí khoa học xã hội nhân văn (trong đó có
khoa học về văn học) được đem đối lập một cách dứt khoát với “tri thức
phương pháp” như là tổng số thông tin về sự kiện có được bỏi các khoa
học tự nhiên. Hiểu văn bản, theo Gadamer, nghĩa là “áp dụng”, “đặt để”
nó vào tình thế cùng với ngưòi lí giải (người tiếp nhận), cũng hệt như
người luật sư “áp dụng” (cụ thể hóa) bộ luật, nhà thần học áp dụng “Lời
Thiêng”.
•
Quan niệm của Gadamer mang tình chất hai mặt. Một mặt,
sự hiểu được ông xác định như sự tự biểu hiện của ngưòi lí giải vói sự hỗ
trợ của những bằng cứ tư liệu của tư liệu quá khứ, khác hẳn vói chủ nghĩa
lãng mạn.
•
Chống lại quan niệm về “sự thân thuộc bí ẩn giữa những tâm hồn”
tác giả và người lí giải tác giả, Gadamer yêu cầu cả hai cùng tham dự
công việc chung: cùng chìm ngập vào “hàm nghĩa chung” và trên cơ sở
ấy sẽ nảy sinh sự tự hiểu. Mặt khác, đối với Gadamer, “hàm nghĩa”
không trở thành đối tượng của một sự phân tích thực sự khoa học, bải vì
các nhà nghiên cứu bác bỏ dứt khoát các phương pháp nghiên cứu khoa
học, lí thuyết và siêu ngôn ngữ của khoa học.
•
Biểu hiện hoàn chỉnh nhất của các nguyên tắc mỹ học tiếp
nhận, tính đến nay, là ở công trinh của các nhà nghiên cứu thuộc trường
phái Konstanz ra đời ở Cộng hòa liên bang Đức những năm 60. Đại diện
là H. R. Jauss, w. Iser, R. Warning... “Họ phê phán thuyết văn bản trung
tâm của Phê bình mói và chủ nghĩa cấu trúc và khẳng định rằng ý nghĩa
của tác phẩm được sản sinh trong sự tương tác giữa văn bản với người
đọc.... Trên cơ sở đó, Mỹ học tiếp nhận đã chuyển giao vị trí trung tâm từ
văn bản sang người đọc và lịch sử văn học, do đó, không phải là lịch sử
của tác giả vói những tác phẩm, mà là lịch sử tiếp nhận của người đọc”
[11; 329]. Mỹ học tiếp nhận của trường phái này đặt mục tiêu cách tân và
mở rộng sự phân tích của nghiên cứu văn học bằng cách đưa vào lược đồ
quá trình văn học sử một bậc độc lập mới, đó là độc giả. Luận đề trung
tâm là: giá trị thẩm mỹ, tác động thẩm mỹ và tác động văn học sử một
bậc độc lâp mới, đó là độc giả. Luận đề trung tâm là: giá trị thẩm mỹ, tác
động thẩm mỹ và tác động văn học sử của các tác phẩm đều dựa trên cơ
sở sự khác biệt giữa tầm chờ đợi (tầm đón nhận) của tác phẩm và độc giả,
được thực hiện dưới dạng kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm sống thực
tế mà người đọc có được, về sau, dưói ảnh hưởng các cuộc thảo luận xung
quang tư tưởng của trường phái Konstanz, Juus đã biến điệu quan niệm
của mình, đặt lên hàng đầu quá trình giao tiếp giữa tác phẩm và người
tiếp nhận nó trong khuôn khổ kinh nghiệm thẩm mĩ, ở đó có các chức
năng tạo chuẩn mực và khẳng định chuẩn mực có vai trò đặc biệt.
•
Kết hợp phân tích đồng đại và lịch đại về sự tiếp nhận, H. R.
Jauss đã miêu tả lịch sử tiếp nhận như là quá trình khai triển dần dần tiềm
năng nghĩa ở tác phẩm vốn được hiện thòi hóa trong các giai đoạn lịch sử
của sự tiếp nhận. Theo ông, chỉ có nhờ vào trung giói của độc giả, tác
phẩm mói hòa hợp vói tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống
nào đó mà trong khuôn khổ của nó liên tục diễn ra sự phát triển của tiếp
nhận và thụ động, đơn giản, đến hiểu một cách có phê phán, tích cực; từ
chỗ dựa vào các chuẩn mực thẩm mỹ được thừa nhận đến chỗ thừa nhận
các chuẩn mực mới.
•
Tác phẩm văn học không thể coi như cái hoàn toàn mói, dựa
vào những tín hiệu lộ liễu, hoặc ẩn dấu chứa đựng bên trong, nó tạo cho
công chúng một cách tiếp nhận hoàn toàn xác định, nó kích thích độc giả
nhớ lại những gì đã đọc, đưa độc giả vào một trạng thái xúc cảm nhất
định.
•
Theo H. R. Jauss, tương quan giữa tác phẩm và công chúng
không phải chỉ là một chiều mang tính chất quyết định luận. Có những tác
phẩm vào lúc xuất hiện không hướng vào một công chúng nào thật xác
định, nhưng những tác phẩm ấy phá hủy không thương tiếc tầm chờ đợi
văn học quen thuộc, đối với điều kiện đó cần phải có thời gian để sản
sinh một công chúng, một môi trường độc giả có khả năng coi tác phẩm
ấy là “của mình”. Tầm chờ đợi văn học khác với tầm chờ đợi thực tiễn
sống ở chỗ, nó không chỉ bảo lưu kinh nghiệm trước kia, mà còn dự báo
khả năng chưa có, mở rộng không gian hạn hẹp của hành vi xã hội, làm
nảy sinh những mong muốn, nhu cầu mới.
•
w. Iser trong quá trình cẩu trúc vẫy gọi của văn bản đã đưa ra các
phạm trù tính bất định của tác phẩm văn học do R. Ingarden nêu ra, cho
rằng kinh nghiệm thẩm mỹ được hình thành chính là nhờ có những “vùng
bất định” hoặc những “điểm trống” trong văn bản. Ông đã dày công soạn
thảo cả một danh mục những điều kiện và những thủ pháp sản sinh những
“điểm trống” của văn bản.
•
Tuy nhiều luận điểm và định nghĩa đã được luận chứng khá
kĩ, song mỹ học tiếp nhận với tư cách là hệ thống lí thuyết vẫn còn chưa
hoàn chỉnh. Như
G. Grimm nhận xét, những khó khăn gắn với việc xây dựng một lí thuyết
tiếp nhận thống nhất, có gốc rễ ở tính phức tạp và đa thành phần của
chính đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi sự tiếp cận phân tích liên ngành và
đa ngành. Hiện tại các chuyên gia mới chỉ ghi nhận một số lĩnh vực và
khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếp nhận:
•
+ Mỹ học tiếp nhận nhận thức lý thuyết (giải thích học và
hiện tượng học) + Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc,
những người kế tục chủ nghĩa hình thức Nga)
•
+ Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm (xã hội học về
thị hiếu đọc) + Mỹ học tiếp nhận tâm lý (nghiên cứu tâm lý các thế
hệ độc giả)
•
+ Mỹ học tiếp nhận lý thuyết giao tiếp (nghiên cứu kí hiệu
•
+ Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội học (nghiên cứu vai trò
học)
xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng)
1.2.
Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận ở Việt Nam.
•
o •
•
•
•
o
ư
MT
»
•
Mĩ học tiếp nhận là lí thuyết văn học từng gây ảnh hưởng
lớn trên thế giới suốt từ những năm cuối thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80 ở
phương Tây và rầm rộ ở Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ 20 đến
giữa thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI. Ở Việt Nam, mặc dù lí thuyết này
xuất hiện khá sớm (1985), nhưng cho đến nay, dấu ấn của nó vẫn chưa
thật sự rõ ràng, có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, tận dụng. Tái
hiện chỉnh thể diện mạo của Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam và lí giải
nguyên nhân dẫn đến diện mạo đó là cơ sở quan trọng để luận bàn về vấn
đề tiếp nhận lí thuyết ngoại lai.
•
Mang tính chất khởi động về vấn đề tiếp nhận văn học ở Việt
Nam, phải kể đến bài viết Ỷ kiến của Lênỉn về mối quan hệ giữa vãn học và đời
sổng của Nguyễn Văn Hạnh trên Tạp chỉ văn học số 4 năm 1971. Quan tâm
đến vai trò của “thưởng thức” đối với việc hình thành giá trị của tác phẩm
là hướng đi có tính chất tiên phong trong thời điểm bấy giờ. Nếu chúng ta
lưu ý tới một điều là trong thời gian này, nghĩa là vào những năm 70, lý
thuyết tiếp nhận mới bắt đầu thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, thì
chúng ta sẽ thấy sự nhạy cảm của tác giả và ý nghĩa thời sự của vấn đề do
tác giả đặt ra. Rất tiếc, tư tưởng này ngay sau đó không có cơ hội để phát
triển. Cũng cần lưu ý rằng ở miền Nam, ngay những năm 60 Nguyễn Văn
Trung cũng nhắc đến vấn đề tiếp nhận văn học trong cuốn Lược khảo vãn
học tập 2, và cũng rất tiếc là do hoàn cảnh đặc thù lúc bấy giờ nên những
nghiên cứu của ông đã không được hưởng ứng rộng rãi.
•
Phải đợi đến năm 1980, giáo sư Hoàng Trinh mới nhắc đến
vấn đề tiếp nhận văn học, nhưng ông lại bàn tò góc độ nền văn học này
tiếp nhận một nền văn học khác, tức là nó thuộc về lĩnh vực của văn học
so sánh. Mặc dù những bài viết trên còn khá khiêm tốn, nhưng ít nhiều đã
đánh thức giới nghiên cứu ý thức đến một vấn đề lí thuyết không kém
phần quan trọng khi nghiên cứu văn học, đó chính là lí thuyết tiếp nhận.
•
Trên cơ sở đó, năm tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của
trường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu
ở Việt Nam trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận ” như thế nào ?. Trong bài
này, ông giới thiệu một số tư tưởng của Jauss qua thuật ngữ “Tầm đón
đợi”, “Khoảng cách thẩm mĩ Đáng tiếc là tiếp sau đó, Mĩ học tiếp nhận ở
Việt Nam không được chính thức nghiên cứu với tư cách là một khuynh
hướng lí thuyết riêng, mà chủ yếu được hòa vào trong hướng nghiên cứu
chung - nghiên cứu vấn đề Tiếp nhận văn học. Chẳng hạn, cùng năm
1986 Hoàng Trinh viết một bài khá dày dặn về Giao tiếp văn học (Tạp chỉ
Vãn học số 4) nhưng không nhắc gì đến Mĩ học tiếp nhận. Sang thập niên
90, Nguyễn Lai viết Tiếp nhận văn học một vẩn đề thời sự (Báo Vẫn nghệ số 27,
ngày 7-7-1990), Nguyễn Thanh Hùng viết
•
Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học (Báo Văn nghệ số 42, ngày 10-10-
1990) đều nhấn mạnh đến tính chất chủ quan năng động của người đọc.
Cũng cần lưu ý rằng, bài viết của Nguyễn Lai nghiên cứu vấn đề tiếp
nhận tò góc độ đa ngành, mà chủ yếu là từ góc độ kí hiệu học, còn bài
viết của Nguyễn Thanh Hùng, mặc dù liệt kê tên của khá nhiều nhà
nghiên cứu tiếp nhận văn học trên thế giới, nhưng đối tượng nghiên cứu
trung tâm vẫn không phải là Mĩ học tiếp nhận. Để đối thoại với việc nhấn
mạnh vai trò chủ quan của người tiếp nhận trong hai bài viết trên, Trần
Đình Sử viết một bài đăng trên Văn nghệ số 50 năm 1990 thừa nhận “kẻ
có quyền cắt nghĩa tác phẩm thuộc về lịch sử, thuộc về các thế hệ người
đọc hiện tại và mai sau”, nhưng bên cạnh “phần mềm là sự cảm thụ, giải
thích đời sống xã hội, phụ thuộc vào “lòng”người đọc thì tác phẩm vẫn
còn “phần cứng là văn bản, là sự khái quát đòi sống có chiều sâu, một hệ
thống ý nghĩa đã được mã hóa”. Thực chất trong bài viết này, Trần Đình
Sử hướng tới điều chỉnh giữa chủ quan và khách quan trong tiếp nhận,
phản đối khuynh hướng cực đoan, đề cao quá mức chủ quan của người
tiếp nhận.
•
Trước sự tương đối sôi động trong bàn luận về tiếp nhận văn
học từ năm 1985 đến 1990, năm 1991 Viện thông tin khoa học xã hội cho
xuất bản cuốn Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, nhưng trong đó chỉ có bài
viết của Trần Đình Sử {Mẩy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học) và của Nguyễn
Văn Dân (Lý luận tiếp nhận văn học với sự tiếp nhận văn học - nghệ thuật thế giới
ở Việt Nam ta hiện nay), 10 bài còn lại đều là dịch, lược dịch, lược thuật
những bài viết của Schiíĩmet, Morar, Pascadi, Marian... Năm 1995
Trương Đăng Dung công bố bài viết Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giả
trị thẩm mĩ tập trung nghiên cứu vấn đề “văn bản”, “tác phẩm” và sự tạo
nghĩa thông qua hành động đọc. Trong bài viết này, ông vận dụng quan
điểm của nhiều nhà nghiên cứu tiếp nhận văn học, trong đó có nhắc qua
đến Jauss.
•
Cuối thập niên 90, đáng chú ý nhất là cuốn giáo trình Tiếp
nhận văn học (1997) viết cho trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế của
Phương Lựu, chuyên luận Từ vãn bản đến tác phẩm văn học (1998) của
Trương Đăng Dung và bài Lý thuyết tiếp nhận và phê bình vãn học (số 124
tháng 06-1999). Trong cuốn giáo trình của mình, Phương Lựu đã dành
một chương để giới thiệu về Tiền đề sinh thành, về tư tưởng của Hans
Robert Jauss và Wolfgang Iser, đồng thời sơ bộ đánh giá những điểm“khả
thủ” và “cực đoan phiến diện” của Mĩ học tiếp nhận. Tuy vậy, nhìn chung,
phần viết về Mĩ học tiếp nhận trong giáo trình của Phương Lựu mới dừng
lại ở “giới thiệu sơ lược” về khuynh hướng nghiên cứu này. Cuốn chuyên
luận Từ văn bản đến tác phẩm văn học của Trương Đăng Dung thực chất
không tập trung nghiên cứu tiếp nhận văn học, trong 14 bài, chỉ có 2 bài
nhắc đến tư tưởng của khuynh hướng này trong những luận bàn chung về
Văn bản - tác phẩm - bạn đọc, trong đó bài Từ văn bản đế tác phẩm vãn học
và giá trị thẩm mĩ thực ra đã được công bố vào năm 1995, còn bài Tác phẩm
văn học như là quá trình (tác giả đề là hoàn thành năm 1996) thực chất đã
dùng tiêu đề một bài viết của M.Markov viết năm 1970. Trong bài viết
này, ông cũng nhắc đến quan niệm về hoạt động tiếp nhận và vấn đề văn
bản của hai đại diện lớn của Mĩ học tiếp nhận là Jauss và Iser. Tuy nhiên,
Trương Đăng Dung chỉ nêu lên tư tưởng của Mĩ học tiếp nhận như một
căn cứ để chứng minh cho luận điểm khác của mình, ngay lời đề từ của
bài viết ông cũng dùng câu nói của đại diện tiêu biểu cho Hiện tượng học
- một trong những tiền thân của Mĩ học tiếp nhận - Roman Ingarden, chứ
không phải của Jauss hay Iser. Còn Trần Đình Sử, mặc dù không nhắc gì
đến Mĩ học tiếp nhận trong bài viết công bố năm 1999 của mình nhưng
cũng đã nhắc đến những vấn đề cơ bản của tiếp nhận, như vấn đề đồng
sáng tạo của người đọc, tuy vậy, ông vẫn theo đuổi quan điểm cho rằng ý
nghĩa của tác phẩm văn học vừa phụ thuộc vào tiếp nhận, vừa phụ thuộc
vào văn bản.
Có thể thấy, những năm 90 ở Việt Nam, vấn đề tiếp nhận văn học
•
đã trở thành chủ đề được bàn luận khá sôi nổi, tuy nhiên, một đặc điểm
rất dễ
•
nhận thấy là các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa trên những tri thức
tổng hợp về Tiếp nhận văn học nói chung trên thế giới, cùng với sự nhạy
bén khoa học của mình để bàn luận vấn đề một cách chung nhất, chưa có
những nghiên cứu sâu giúp người đọc thực sự hình dung cụ thể về một lí
thuyết tiếp nhận, ngoại trừ những bài mang tính giới thiệu sơ lược.
•
Sang đầu thế kỉ 21, bóng dáng của mĩ học tiếp nhận được
xuất hiện trong hai chuyên luận Đọc và tiếp nhận văn chương (2002) của
Nguyễn Thanh Hùng và Tác phẩm vãn học như là quá trình (2004) của
Trương Đăng Dung. Trong công trình của mình, Nguyễn Thanh Hùng có
một mục viết về Trường phái tiếp nhận Konstanz và ỷ nghĩa của tên gọi nêu lên
sơ lược về các khuynh hướng nghiên cứu tiếp nhận nói chung, trong đó
có mĩ học tiếp nhận. Mặc dù đây là chuyên luận trên cơ sở tiếp thu tổng
họp lí thuyết tiếp nhận nước ngoài kết hợp với thực tế văn bản văn học
trong nước đã trình bày khá sâu sắc về vấn đề “đọc và tiếp nhận văn
chương”, nhưng mĩ học tiếp nhận không phải là đối tượng nghiên cứu
trọng tâm mà chỉ là một ví dụ, một phần rất nhỏ. Trương Đăng Dung
trong chuyên luận lần này đã nhắc nhiều hơn đến tư tưởng của trường
phái Konstanz khi bàn đến vấn đề “Kinh nghiệm thẩm mĩ và tầm đón
đợi”, “Sự đọc và quá trình cắt nghĩa văn bản”, “Tính lịch sử của quá trình
tiếp nhận”. Nhưng có thể nhận thấy Trương Đăng Dung nhắc nhiều hơn
đến tư tưởng tiền thân của mĩ học tiếp nhận là giải thích học và hiện
tượng học với những tên tuổi như Husserl, Heideger, Gadamer, Ingarden.
•
Đáng ghi nhận nhất là năm 2002 Trương Đăng Dung đã dịch
tuyên ngôn của Jauss Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn
học, và cho đến nay, đây vẫn là văn bản duy nhất của mĩ học tiếp nhận
được dịch ra tiếng Việt và công bố ở Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của các
công trình trên, trong thập niên đầu tiên của thế kỉ mới cũng rải rác có
các bài viết của Phạm Quang Trung đăng trên website cá nhân
(pqtrung.com) như Lỷ thuyết tiếp nhận trong đời sổng vãn chương hiện nay
(2009), Chung quanh khái niệm “tầm đón nhận” của H.Jauss (2010), ngoài ra có
một xu hướng tương đối nổi trội là Vận dụng một sổ vẩn đề của lí thuyết tiếp
nhận vào việc giảng dạy và học môn văn trong nhà trườngi2009). Tuy nhiên,
những bài viết kiểu này không có đóng góp gì mới mẻ về mặt nghiên cứu
lí thuyết. Cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ mới, đáng chú ý hơn cả là
cuộc tranh luận nhỏ giữa Đỗ Lai Thúy và Trần Đình Sử quanh bài viết
Khi người đọc xuất hiệncủa Đỗ Lai Thúy. Để phản đối tiêu chí phân loại “độc
giả cổ điển” và “độc giả hiện đại” của Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử đã vận
dụng tri thức tổng hợp tri thức về tiếp nhận văn học, trong đó có tư tưởng
của mĩ học tiếp nhận, để viết thành bài Những luận lỉ khó tin, và sau khi Đỗ
Lai Thúy thanh minh yếu ớt bằng bài Người đọc như là... thì Trần Đình Sử
liền công bố bài cần cỏ tiêu chí khoa học để phân biệt người đọc hiện đại và người
đọc cổ điển (2010).
•
Qua những thống kê về tình hình nghiên cứu mĩ học của Việt
Nam từ những năm 1980 đến những năm đầu thế kỉ XXI, có thể thấy
rằng Trương Đăng Dung là một trong số những nhà nghiên cứu tiêu biểu,
ông có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, là một trong những
chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này. Đe khẳng định vị trí của Trương
Đăng Dung, Nguyễn Mạnh Tiến từng có bài ca ngợi Trương Đăng Dung
- chuyên gia về mĩ học tiếp nhận. Tác giả Trịnh Nữ trong bài viết Phê bình
hiện tượng luận ở Việt Nam cũng đã khẳng định Trương Đăng Dung có “các
công trình dịch thuật nhiều nhà lý luận kinh điển của mỹ học tiếp nhận”.
•
Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp nhận đáng chú ý nhất là
những bài viết của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã công bố bài viết
về sự khác nhau giữa “Lý thuyết tiếp nhận ” và “Mỹ học tiếp nhận ” của Hans
Robert Jaub và 2012 công bố bài: Một sổ điểm chỉnh trong ỉỷ thuyết tiếp nhận
của Wolfgang Iser. Bốn bài tranh luận, hai bài viết, một chương trong giáo
trình lí luận văn học và một cuộc hội thảo cho thấy vấn đề tiếp nhận văn
học trong hai, ba năm gần đây trở nên khá sôi động.
•
Qua lược thuật ở phần trên, có thể nhận thấy, trong gần 30
năm, thành tựu nghiên cứu về mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam vẫn vô cùng
khiêm tốn, trừ những bài mang tính chất giới thiệu sơ lược trực tiếp, phần
lớn giới nghiên cứu văn học Việt Nam chủ yếu nhắc đến mĩ học tiếp nhận
trong tổng thể chung về vấn đề Tiếp nhận văn học, các bài viết chủ yếu là
góp nhặt mồi nơi một chút, rất hiếm những bài viết lấy mĩ học tiếp nhận
làm đối tượng trung tâm, có nhiều ý tưởng vay mượn nhưng cội nguồn tư
tưởng của nó cũng không được ghi rõ ràng. Và hệ quả tất yếu là việc áp
dụng lí thuyết này vào nghiên cứu thực tiễn văn học nước nhà cũng vô
cùng khiêm tốn. Ngoài ra, bổ sung, điều chỉnh về mặt lí thuyết sao cho
thích hợp với thực tiễn Việt nam cũng rất hạn chế.
•
Không có tác phẩm văn học nếu không có người đọc, một
nền văn học không chỉ là phép cộng giản đơn của tác giả, tác phẩm mà
còn phải kể tói mối quan hệ tác giả - tác phẩm, đội ngũ dồi dào những
người tiếp nhận chúng cùng thòi cũng như thế hệ mai sau. Quá t rình tiếp
nhận tác phẩm chính là sự đối thoại liên tục vói tác giả trên mọi lĩnh vực,
độc giả cũng là người đồng sáng tạo. Lý luận tiếp nhận đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề quan trọng trong lịch sử tác phẩm văn học. Theo dõi đời
sống lịch sử của các tác phẩm văn học, dễ nhận thấy tiếp nhận văn học
ngày càng chiếm lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cụ
thể hơn trong nhiều tương quan và bình diện hơn. Tiếp nhận là một vấn
đề rất mói mẻ và hấp dẫn, nó mở ra những chiều sâu khám phá sức sống
nội tại của một tác phẩm văn học, đặc biệt là đối với những tác phẩm
kinh điển, có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử văn học. Vì vậy, sự giới
thiệu và vận dụng mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học đã tạo ra
những đóng góp vô cùng quan trọng. Nó mở ra một hướng nghiên cứu
mói, khách quan hơn, đa chiều hơn, mở ra vô vàn những cái nhìn khác lạ.
1.3.
Một số thuật ngữ cơ bản khỉ nghiên cứu mĩ học tiếp nhận
•
Kỉnh nghiệm thẩm mỹ: một trong số những phạm trù trung
tâm của mỹ học tiếp nhận do R. Ingarden nêu ra trong cuốn Cụ thể hóa và
tái lập. Khái niệm này được H. R. Jauss tu chính trong cuốn Vãn học sử như
là sự khiêu khích nghiên cứu vãn học hay cuốn Kinh nghiệm thẩm mỹ và giải thích
văn học. Kinh nghiệm thẩm mỹ cho phép người đọc đột phá về phía tương
lai, mở cho con người những khả năng mói, làm sống lại cái quá khứ bị
lãng quên; cho phép người đọc thâm nhập vai đối vói cái thế giới được
mô tả và biểu hiện, tạo cho người đọc khả năng tham dự trò chơi độc đáo,
đồng nhất mình vói những gì được hình dung là lý tưởng; nó cũng cho
phép người đọc thưởng thức những cái mà trong cuộc đời thực không thể
thực hiện được. H. R. Jauss cho rằng, bản chất sâu xa của kinh nghiệm
thẩm mỹ không phải ở sự tiếp nhận hay nhạy bén cái mói, không phải ở
cái ấn tượng sửng sốt chứa đựng trong sự làm quen vói thế giói khác; bản
chất ấy là ở việc quay lại thời gian đã mất, tiềm kiếm cái quá khứ đã bị
lãng quên từ lâu mà con đường đi đến phải qua “cánh cửa của sự nhận
biết lặp lại”.
•
Khoảng cách thẩm mỹ: khái niệm xác định mức độ bất ngờ của
của tác phẩm đối với độc giả, và theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận,
nó xác định giá trị thi học của tác phẩm. Sự ngạc nhiên hay thất vọng
xâm chiếm người tiếp nhận khi gặp gỡ tác phẩm đã cám dỗ sự chờ đợi
của anh ta, theo H. R. Jauss, đó là tiêu chuẩn xác định giá trị thẩm mỹ của
tác phẩm. Khoảng cách giữa tầm chờ đọi của độc giả và tầm chờ đợi của
tác phẩm, tức giữa cái quen biết thuộc kinh nghiệm thẩm mỹ và sự tất
yếu “biến đổi tầm” mà sự tiếp nhận tác phẩm mới đòi hỏi, theo quan
niệm của mỹ học tiếp nhận, khoảng cách ấy xác định tính nghệ thuật của
tác phẩm văn học. Trong trường hợp khoảng cách thẩm mỹ được rút ngắn
lại, ý thức cảm thụ của người tiếp nhận không đòi hỏi tiếp xúc vói tầm
kinh nghiệm thẩm mỹ mói, thì tác phẩm tiếp cận phạm trù “tiêu dùng”.
Nghệ thuật đó không đòi hỏi thay đổi tầm chờ đọi của ngưòi tiếp nhận,
ngược lại nó hoàn toàn đáp ứng sự chờ đợi ấy, thỏa mãn nhu cầu của
người tiếp nhận là gặp lại các mẫu mực quen thuộc về thẩm mỹ.
•
Cụ thể hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ quá trình
độc giả tái tạo tác phẩm nghệ thuật, đem ý niệm và xúc cảm của mình,
dựa trên cơ sở tầm chờ đọi của bản thân mình, lấp đầy nghĩa vào những
điểm trống, những vùng bất định trong khung cấu trúc nghệ thuật của tác
phẩm. Theo R. Ingarden, tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật chỉ là
một thứ khung sườn, độc giả sẽ phủ da đắp thịt lên thứ khung sườn ấy.
Có vô số sự cụ thể hóa trong cùng một tác phẩm, mồi lần đọc lại tạo ra
một sự cụ thể hóa mói, khác vói sự cụ thể hóa cũ. Cùng với khái niệm cụ
thể hóa, R. Ingarden còn đề xuất khái niệm tái cấu trúc và giải thích nó
như là sự khách quan hóa nội dung đề tài tác phẩm mà độc giả thực hiện
sau khi cụ thể hóa.
•
Felix Vodicka cho rằng, không phải tất cả những sự cụ thể
hóa có thể có xét từ góc độ những ý đồ của cá nhân độc giả, đều có thể
trở thành mục tiêu nghiên cứu, mà chỉ những sự cụ thể hóa nào cho thấy
có diễn ra sự gặp gỡ cấu trúc tác phẩm và cấu trúc các chuẩn mực văn
học do thời đại lịch sử cụ thể quy định, những chuẩn mực mà người tiếp
nhận là đại diện.
•
Đồng thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự tự
đồng nhất của độc giả vói các nhân vật văn học; viêc độc giả trải nghiệm
thế giới hư cấu của tác phẩm nghệ thuật như là thế giới cụ thể sống động
có thực, trải nghiệm này nảy sinh trên cơ sơ niềm tin của độc giả vào tính
thực tại của ảo giác nghệ thuật.
•
w. Iser xem quá trình đọc như là sự xung đột thường xuyên
của hai hướng: một mặt độc giả có nhu cầu đồng nhất hóa, tin vào ảo
giác, mặt khác là “mỉa mai văn bản”, đặt toàn bộ các liên hệ cấu trúc của
văn bản trước sự hoài nghi. w. Iser nhận xét rằng, trong quá trình đọc, có
sự này sinh hình thức tham gia của độc giả vào tác phẩm, khi anh ta bị lôi
kéo vào văn bản đến mức anh ta có cảm tưởng là bất cứ khoảng cách nào
giữa anh ta và những điều xảy ra trong tác phẩm, cũng đều đã mất đi. Kết
quả là diễn ra sự “tan” ranh giới giữa chủ thể và khách thể, đưa đến sự
tách vỡ cá nhân của bản thân độc giả.
•
Hiện thời hóa: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ việc độc
giả làm sống động, vật thể hóa các chi tiết hoặc các đoạn của tác phẩm
văn học, biến những cảnh thoáng qua thành bức tranh khai triển, làm nảy
nở một mạng lưới liên tưởng và cảm xúc. R. Ingarden quan niệm, hiện
thòi hóa là một trong những cách khách quan hóa và cụ thể hóa sự miêu
tả nghệ thuật, ở mức độ nhất định nó được lập chương trình bỏi bản thân
văn bản văn học. Độc giả nghe và tiếp nhận sau đó hiện thời hóa, tức là
vật thể hóa, làm sống động - nhờ khai triển và bổ sung bằng tưởng tượng
của bản thân - không phải bất cứ cái gì, mà chỉ những điều ám chỉ chứa
trong tác phẩm; các chi tiết, đường nét, ngôn từ, hình ảnh... Trong việc
hiện thời hóa các mảng của văn bản, độc giả giữ lấy một sự tự do đáng kể
khỏi ý chí tác giả, nhưng không thể hoàn toàn lạ hóa khỏi tác phẩm. Theo
R. Ingarden, hiện thời hóa (cũng như cụ thể hóa) các chi tiết nội dung là
phần khó thực hiện nhất trong sự tiếp nhận của độc giả. Ở đây nảy sinh
sự lệch lạc đáng kể nhất khỏi chủ định của tác giả, ở đây độc giả đươc
độc lập nhiều nhất. Các hình ảnh thị giác thường được hiện thòi hóa
nhiều hơn so vói các hình ảnh âm thanh và nhịp điệu. Các bức tranh được
hiện thòi hóa trong quá trình tiếp nhận hầu như không bao giờ hoàn tất
hoàn chỉnh; chúng hầu như rải rác trong tác phẩm và chỉ gắn độc giả
trong những mảng nhỏ, những chi thiết, chỉ xuất hiện một cách bất
thường, không rõ rệt theo quy luật.
•
Tầm chờ đợi: thuật ngữ của mỹ học tiếp nhận, chỉ sự đồng
bộ các ý niệm thẩm mỹ, xã hội chính trị, tâm lí... quy định quan hệ của
tác giả, và do vậy các tác phẩm, với xã hội (và vói những dạng công
chúng độc giả khác nhau), cũng như quan hệ của độc giả vói tác phẩm,
như vậy nó quy định cả tính chất sự tác động của tác phẩm đến xã hội lẫn
việc xã hội tiếp nhận tác phẩm.
H. R. Jauss phân thành tầm chờ đợi được mã hóa trong tác phẩm
và tầm chờ đợi của độc giả. Sự tiếp nhận tác phẩm và sự hình thành kinh
nghiệm thẩm mỹ của độc giả được thực hiện trong tiến t rình tương tác của
hai tầm chờ đợi ấy. H. R. Jauss nhận xét, tầm chờ đợi của tác phẩm là
bình ổn, khác với tầm chờ đợi của người tiếp nhận vốn luôn luôn biến
đổi.
•
Chương 2. CÁC KHUYNH HƯỚNG TIẾP NHẬN TIÊU
THUYẾT SÔ ĐỎ Ở VIỆT NAM
•
Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của người
đọc trong việc làm phong phú những giá trị của tác phẩm văn học, khiến
cho tác phẩm luôn sống trong mọi thòi đại. Trong lịch sử văn học, tác
phẩm của những nhà văn tài năng thường tạo nên sự tiếp nhận phong
phú, đa dạng và cả sự phức tạp. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một
trường hợp như thế.
•
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định “Vũ
Trọng Phụng là một hiện tượng phức tạp” [22; 5] nhưng nhà thơ Chế Lan
Viên lại cho rằng không phải Vũ Trọng Phụng phức tạp mà “chính chúng
ta phức tạp” [21; 369]. Đây là một khía cạnh của bình diện tiếp nhận văn
học. Sự phức tạp của người đọc quyết định sự phức tạp trong việc tiếp
nhận tác phẩm. Thế kỉ XX, do sự thay đổi xã hội và tiếp diễn các cuộc
đấu tranh ý thức hệ, nên tình hình tiếp nhận các hiện tượng văn học càng
phức tạp hơn.
•
Viết về Vũ Trọng Phụng - một trong những gương mặt tiêu
biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên
luận và hơn 200 bài báo. Trong đó có một số bài hoàn toàn phủ nhận,
nhiều bài hết sức ca ngọi thành tựu sáng tác của ông. số đỏ có thể nói là
một trường hợp đặc biệt được chú ý trong số những sáng tác của Vũ
Trọng Phụng.
2.1.
•
Thái độ hoài nghỉ
Lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng văn
học phức tạp, song phức tạp, sóng gió như Vũ Trọng Phụng thì thật hiếm
có. Sự nghiệp văn chương của nhà văn trẻ này có số phận thăng trầm thật
lạ lùng. ít có nhà văn nào gây được sự chú ý đặc biệt của giới văn học,
giói lãnh đạo và công chúng rộng rãi, hơn hết nhiều nhà văn cùng thòi, và
cũng có lúc, bị vùi sâu dưới đất đen, như chưa có nhà văn nào bị vùi dập
như thế. “Vấn đề Vũ Trọng Phụng đã từng gây nhiều tranh cãi, có lúc nảy
lửa, song vẫn cứ treo lơ lửng không được giải quyết và một nghi án kéo
dài, kiểu như khiêu khích dư luận suốt nhiều thập niên. Vũ Trọng Phụng
có thể nói thành “vấn đề” văn học ngay từ khi vừa xuất hiện trên diễn
đàn.” [1 ; 19]
•
Trước 1945, dư luận nêu và phê phán việc miêu tả "cái dâm"
trong số đỏ của Vũ Trọng Phụng, trong khi tác giả tự bảo vệ mình đã nhấn
mạnh định hướng "tả chân xã hội", định hướng tố cáo xã hội của ngòi bút
mình. Nhưng tựu chung lại, thái độ tiếp nhận của giới nghiên cứu và độc
giả về tác phẩm đôi khi là sự hoài nghi, và sự hoài nghi đó được nhìn
nhận từ góc độ lịch sử - xã hội và góc nhìn phân tâm học.
2.1.1.
•
Tiếp cận Sơ đỏ từ góc nhìn lịch sử, xã hội
Tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn lịch sử, xã hội là kiểu tiếp cận
tác phẩm từ tác giả. Đây chính là phương pháp phê bình văn hóa - lịch sử.
Vậy phương pháp phê bình văn hóa - lịch sử là gì? Trong cuốn Phê bình
văn học, con vật lưỡng thê ẩy (xuất bản năm 2011), PGS. văn học Đỗ Lai
Thúy cho rằng: “Phê bình văn hóa - lịch sử ra đời vừa như một tiếp tục
vừa như một đối lập với phê bình tiểu sử học. Bởi lẽ cả hai tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn: cách tiếp cận ngoại quan, lấy yếu tố bên
ngoài như một thứ nhân để giải thích quả tác phẩm. Có điều ở phê bình
tiểu sử học thì nguyên nhân ấy là tác giả, sát hơn con người xã hội và tâm
lí của tác giả. Còn phê bình văn hóa - lịch sử thì một trạng thái văn hóa,
văn minh của một dân tộc nào đó ở vào một thời điểm nào đó. Như vậy,
tác giả đầu là một cá thể, còn ‘Час giả” sau, xét cho cùng là một tập thể,
một cộng đồng cư dân, một dân tộc” [24; 126].
•
Tiếp cận tác phẩm văn học theo phương pháp văn hóa - lịch
sử, lí giải văn học như dấu ấn tinh thần của dân tộc trong những thời đoạn
khác nhau của đòi sống lịch sử. Những kiếm tìm nguyên nhân chung của
sự xuất hiện tác phẩm nghệ thuật đẻ ra cách giải thích tác phẩm không
chỉ như một tạo phẩm của một tác giả tiểu sử học, mà như một tư liệu của
thòi đại. Một trình độ văn minh, văn hóa của thời đại đó. Như vậy, kiểu
tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn lịch sử - xã hội thường chú ý đến những
yếu tố ngoài tác phẩm, đặt tác phẩm vào một hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội để lí giải, đánh giá. Có thể nói, Trương Tửu và Vũ Ngọc Phan là
hai nhà nghiên cứu tiêu biểu tiếp cận tác phẩm Số đỏ theo góc nhìn lịch sử
- xã hội.
•
Trong cuốn Nhà văn hiện đại tập 3, xuất bản năm 1943, Vũ
Ngọc Phan có bài “Vũ Trọng Phụng (Biệt hiệu thiên hư)”. Trong bài viết
này, ông khẳng định: “Sổ đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết
hoạt kê, nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm” [21; 174]. Ông
lí giải nhận định trên bằng các đưa ra những dẫn chứng cụ thể như:
“Xuân tóc đỏ”, một gã nhặt ban ở sân quần chỉ nhờ sự may mắn “số đỏ”
mà thấm thoắt từ cái phận một gã lang thang trở nên được một tay đắc
lực cho một hiệu may tân thòi, rồi dần dần đóng vai “đốc tờ”, đóng vai
diễn giả, đứng lên cải cách Phật giáo, rồi lại trở nên một tay cứu quốc,
một bậc vĩ nhân!” [21; 174]. Từ đây ông đưa ra kết luận “lối khôi hài của
sổ đỏ là một lối khỏi hài nông nổi, tuy nhạo đời nhưng không căn cứ. Nó
giống như lối khôi hài ở một rạp chèo”, “Đọc sổ đỏ không ai nhịn được
cười, người ta cũng phải cười cười như nghe mấy vai bông lơn trong một
đám chèo hay mấy tay tài tử pha trò trong một rạp chiếu bóng” [21; 174].
•
Ở đây, Vũ Ngọc Phan có những đánh giá trên vì ông không
tán thành cách nhà văn Vũ Trọng Phụng để nhân vật Xuân tóc đỏ trở
thành một bậc vĩ nhân và “có ai tưởng tượng được (...) cuộc tranh đấu
của hai tuyển thủ hai nước, nếu tuyển thủ nước mình thắng thì nước kia
sẽ khai chiến với nước mình”, hay “những đoạn tức cười như đoạn các
nhân viên Sở cẩm phạt lẫn nhau, đoạn Xuân chữa thuốc cho cụ cố, đoạn
Xuân ứng khẩu một bài thơ, đoạn Xuân nhét những tờ giấy nguy hiểm
vào túi quần hai nhà vô địch ten - nít để rồi giữ giải quán quân” [21;
174]. Qua những nhận xét của Vũ Ngọc Phan, chúng ta có thể thấy rằng
nhà nghiên cứu này đang áp những sự kiện mà Vũ Trọng Phụng xây dựng
trong số đỏ vói thực tế lịch sử lúc bấy giờ, theo ông đó là những việc
“không “đúng” được”, không thực tế. Chính vì vậy mà ông đã không
đánh giá cao số đỏ.
•
Cũng trong bài viết này, Vũ Ngọc Phan nhận xét “nhưng đọc
số đỏ người ta thấy tư tưởng gì của tác giả? - Tư tưởng thủ cựu. Trong cả
quyển sách, những chỗ nhạo cái mói, chế giễu những phong trào cấp tiến
đều đầy dẫy. Ông nhạo báng, chế giễu một cách hằn học những cái mới,
những cái người đòi cho là tiến bộ nhưng ông không hề đề xướng lên một
luân lí nào nên theo cả” [21; 176]. Đồng quan điểm với Vũ Ngọc Phan,
Trương Tửu có bài viết “Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam
cận đại” được in trên Tao Đàn, số đặc biệt (12-1939). Trong đó ông đã
nhận xét như sau: Vũ Trọng Phụng đã “đứng trên lập trường bảo thủ để
quan sát và hành động bằng ngòi bút. Ông bảo thủ về các phương diện
luân lí. Ồng không nhìn rõ được cái triển vọng của luật tiến bộ. Ông chỉ
nhìn có hiện tại và có khuynh hướng nhảy một bước lùi. Đó là kết quả
của một lão trạng bi quan và hoài nghi” [21; 146].
•
Vũ Ngọc Phan và Trương Tửu có chung quan điểm, hai nhà
nghiên cứu này cho rằng nhà văn họ Vũ có tư tưởng “bảo thủ” khi viết về
sự tiến bộ của xã hội. Đặt xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong toàn
bộ sự vận động chung của lịch sử dân tộc, chúng ta thấy nó là một bước
rẽ ngoặt mà nội dung căn bản là hình thành nên một xã hội kiểu mói khác
hẳn với xã hội Việt Nam từ trước đó. Khảo sát ở chương II của sổ đỏ,
người đọc có thể thấy sự tiến bộ đó:
- Thầy cỏ tiếc cải thời buổi ngày xưa, cách đây mười năm không?
- Tiếc lẳm! Mười năm trước đây, dân ta còn ngu.
•
Ngày nay dân ta văn minh mất rồi rõ thảm hại! Thầy phải
biết là xưa kia, xã hội tinh những du côn với nặc nô, tình những người
bất lịch sự chỗ nào cũng phóng uế, cũng đánh nhau. Hồi ấy có khi bổn
người ngồi một xeỉ
•
Họ chửi nhau hàng nửa giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà cửa của họ thì
rác rưởi, nước cổng nước rãnh tung toé, ngập lụt. Chỏ của họ cũng chạy
ra ngoài đường nhông nhông... Xe đi đèo, hay không đèn là nhan nhản.
Bây giờ mọi sự đã thay đổi cả [14; 238]
•
Thế nhưng theo Vũ Trọng Phụng: “Xã hội này tôi chỉ thấy là
khốn nạn: Tham quan, lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một
tụi văn sĩ đầu cơ xảo quệt, mà cái xa hoa, chơi bời của bọn giàu” (Vũ
Trọng Phụng - Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm - In
trong “Toàn tập Vũ Trọng Phụng”, (1999), Nxb Hội nhà văn). Giữa quan
điểm của Vũ Trọng Phụng và hiện thực ngoài xã hội có khoảng cách. Vũ
Ngọc Phan và Trương Tửu đã dựa vào yếu tố bên ngoài (trạng thái văn
hóa, văn minh của dân tộc) để giải thích tác phẩm Số đỏ (kiểu tiếp cận
ngoại quan). Nếu như xã hội Việt Nam trước hiện đại hóa là một xã hội
với nếp sống lạc hậu, chẳng có gì đáng ước ao. Thì nay thay vào đó lại là
một xã hội nề nếp, quy củ. Điều đó được thể hiện qua cuộc đối thoại của
hai viên cảnh sát. Vì thế, theo hai nhà nghiên cứu này, xã hội nước ta lúc
bấy giờ đã có những bước tiến, còn Vũ Trọng Phụng thì đang nhìn nhận
xã hội ấy với tư tưởng “bảo thủ” cùng “lão trạng bi quan và hoài nghi”.
Lí giải về nhận xét của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy rằng Vũ Trọng
Phụng là một nhà văn tiếp cận nhiều với văn hóa phương Tây. Nhưng về
cơ bản, ông vẫn là một người theo truyền thống Nho giáo, ông vẫn mặc
áo dài, sống nếp sống xưa. Vì vậy, khi thấy những yếu tố mới của
phương Tây hiện diện trong xã hội lúc bấy giờ, lấn át các yếu tố truyền
thống, ông chỉ thấy nó lố lăng, kệch cỡm. Trong khi đó, với những người
có tư duy phương Tây đậm nét sẽ cho rằng những nếp sống mới ấy là văn
minh, tiến bộ. Vì vậy, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá Vũ Trọng Phụng có tư
tưởng “thủ cựu”.
•
Trên báo Ngày Nay, số 15, ra ngày 14-3-1937 của nhóm Tự
lực văn đoàn, Nhất Chi Mai có bài “Ý kiến một nguời đọc “Dâm hay
không dâm?”.
•
Trang bài viết này, Nhất Chi Mai chủ trương phê phán số đổ của Vũ
Trọng Phụng. Ông nêu cảm giác của mình khi đọc tác phẩm: “Đọc xong
một đoạn văn tôi thấy trong lòng mình phẫn uất, khó chịu, tức tối. Không
phải phẫn uất, khó chịu vì cái xã hội tả trong văn, mà chính là cảm thấy
một tư tưởng hắc ám, căm hòm, nhỏ nhen, ẩu trong đó” [21; 138]. Lí giải
nhận định trên, Nhất Chi Mai cho rằng: “đành rằng nhà văn có cái thiên
chức nêu nên những cái thống khổ của nhân loại, nhưng bao giờ cũng
phải có một ý nghĩ cao thượng, một tư tưởng vị tha, một lòng túi ngưỡng
ở sự tiến hóa, mong cho nhân loại khỏi u ám” [21 ; 138].
•
Nếu như trước đây các văn nghệ sĩ thường quan niệm, văn
học như tấm gương phản chiếu hiện thực, hiện thực trong văn học cũng
giống như hiện thực bên ngoài. Và qua mồi sáng tác, văn nghệ sĩ thường
truyền tải những tư tưởng, tình cảm, bài học có ý nghĩa nhân sinh của
mình ở trong đó. Thì trái ngược vói quan niệm đó, Vũ Trọng Phụng chỉ
thấy xã hội này “khốn nạn”, cái khốn nạn ấy được ông thể hiện qua
những trang văn của mình. Chính tư tưởng ấy của Vũ Trọng Phụng đã
khiến cho Nhất Chi Mai thấy “phẫn uất, khó chịu” khi ông đọc những
sáng tác của ông. Thực ra, Nhất Chi Mai phê phán số đỏ như vậy vì trong
sáng tác của Vũ Trọng Phụng chỉ thấy có một màu đen tối, không thấy có
mảng sáng, không thấy có niềm tin và hi vọng. Và như vậy là phiến diện,
không thực hiện đúng thiên chức của nhà văn.
•
Tóm lại, tiếp cận số đỏ dưới góc nhìn lịch sử - xã hội của các
nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều điều đáng nói, đáng phê phán và bàn cãi.
Họ cho rằng nhà văn đang dùng “cặp kính đen” [21; 138] để nhìn thế giói
- một cái nhìn “không đúng được” [21; 138]. Trong khi nhà văn Vũ Trọng
Phụng lại chủ trương xây dựng lối viết “tả chân” trong tiểu thuyết. Chính
yếu tố này đã dẫn tới thái độ hoài nghi của giói nghiên cứu và phê bình
văn học giai đoạn đầu.
2.1.2.
•
Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phân tâm học
Phân tâm học là lý thuyết có nguồn gốc y học, do s.Freud -
một bác sĩ người Áo gốc Do Thái sáng lập. Học thuyết này không chỉ
được áp dụng trong lĩnh vực y học mà còn được vận dụng trong lĩnh vực
khác của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ở Việt
Nam vào thòi kì Pháp thuộc, phân tâm học đã bước đầu đi vào văn học,
mà tiêu biểu là sáng tác của Vũ Trọng Phụng, như số đỏ, Làm đĩ, Giông tố.
Riêng ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm 1936 đã có một số tác phẩm
ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học.
•
Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm
trù của học thuyết Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và t ính
dục thì lí luận - phê bình, các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm
trù trong phân tâm học để phê bình các hiện tượng văn học cũng như giải
mã tâm lí sáng tạo của nhà văn như vấn đề vô thức, tính dục, ám ảnh tuổi
thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo...
•
Dưới góc nhìn phân tâm học, khi mới ra đòi, tiểu thuyết số
đỏ của Vũ Trọng Phụng bị giói nghiên cứu hoài nghi, phê phán. Vũ Trọng
Phụng đã từng nổi danh một thời là văn sĩ khiêu dâm số một. số đỏ được
nhà văn Vũ Trọng Phụng công bố vào tháng 10 năm 1936, ngay từ khi tác
phẩm mói ra đời - ngày 14/3/1937, Nhất Chi Mai đã có bài đăng trên báo
Ngày Nay vói nhan đề: “Ý kiến một người đọc: Dâm hay không dâm?”.
Trong bài viết này, Nhất Chi Mai phê phán một cách kịch liệt số đỏ, ông
nhấn mạnh “trong văn Vũ Trọng Phụng còn nhiều chồ nhơ nhớp hay
những câu sống sượng, trần truồng (...) không có ai cấm nhà văn dùng
những câu bẩn thỉu để tả những sự bẩn thỉu. Nhưng trong khi viết những
câu văn mà mình cho là khoái trá, tưởng cũng nên nghĩ đến độc giả một
chút” [21; 138]. Nhà nghiên cứu này có thái độ phản ứng mạnh như vậy
vì ông cảm thấy “khó chịu” khi đọc những đoạn “tả chân” về những
chuyện “kín đáo” [23; 219] của Vũ Trọng Phụng. Đọc xong Số đỏ, ông có
cảm tưởng “nhân gian là một địa ngục và nhân dân toàn là những kẻ giết
người, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
•
Phải chăng đó là một tấm gương phản chiếu t ính tình, tư tưởng của
nhà văn, một nhà văn nhìn thế giói qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng
đen và một nguồn văn càng đen hơn nữa?” [21; 138].
•
Theo Nhất Chi Mai, bức tranh xã hội và đòi sống con người
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thuần một màu đen tối, như một địa
ngục vói những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn. Tác phẩm vì thế
không hé ra cho con người một tư tưởng lạc quan nào, một tia hi vọng
nào. Mà theo nhà nghiên cứu này, tệ hơn nữa là Vũ Trọng Phụng lại viết
những câu văn “sống sượng, trần truồng” để mô tả cảnh nhơ nhớp một
cách khoái trá, thích thú, chẳng khác nào khiêu dâm người đọc. Ông chỉ
trích văn nói trên không thể xem là “kiệt tác” được. Lí giải nhận định của
Nhất Chi Mai, chúng ta có thể thấy xã hội nước ta đầu thế kỉ XX còn
“nặng tư tưởng Nho giáo, coi tính dục là chuyện kín đáo nơi góc buồng
xó bếp nên ai lại phơi bày mà đặt lên mặt giấy.” [23; 219].
•
Cũng cần nói thêm, chính bản thân nhà văn Vũ Trọng Phụng
cũng là một người theo lối sống truyền thống của những nhà Nho xưa, rất
hiếu nghĩa, sống trong sạch, khuôn thước. Nhưng vì cuộc sống nghèo
khổ, ông lại là trụ cột chính trong gia đình nên ông phải viết sách báo
kiếm tiền. Điều này yêu cầu nhà văn phải sáng tác được nhiều tác phẩm
trong một thòi gian ngắn. Dâm tục là một vấn đề mói, gây sự chú ý và tạo
yếu tố giật gân, câu khách. Vì vậy, văn chương Vũ Trọng Phụng thường
động chạm nhiều đến yếu tố này. Tuy nhiên, tác phẩm của ông viết ra
không sa vào tầm thường vì tài năng nghệ thuật của nhà văn, vì quan
niệm nghệ thuật hết sức tiến bộ của ông. Nhưng ban đầu, điều này chưa
được làm rõ nên còn có một số ý kiến nghi ngờ nội dung của tác phẩm và
tư tưởng của nhà văn.
•
Tiếp cận Sổ đỏ ở góc nhìn phân tâm học, Vũ Ngọc Phan có
bài “Vũ Trọng Phụng (biệt hiệu thiên hư)” in trong cuốn Nhà văn hiện đại
(Nxb Tân Dân, 1943). Vũ Ngọc Phan cho rằng “Trong số đỏ cũng như
trong tiểu thuyết khác của Vũ Trọng Phụng, tác giả tin ở thuyết t ính dục
quá; sự tin ấy đôi khi đàn áp sự xét đoán của ông, làm cho mỗi khi gặp
“ca” khó hiểu, ông lại đem thuyết ấy ra giải quyết” [21; 175]. Đối với
nhân vật Phước, một đứa con trai mười một tuổi, được mẹ chiều chuộng,
hãy còn trần truồng nồng nỗng, ông cũng đặt vào miệng một nhân vật
những câu thế này “dễ thường cậu ấy đến tuổi dạy thì nên nhiều khi cậu
ấy ngồi ngẩn mặt ra đấy thôi. Nếu lấy vợ sớm cho cậu ấy thì...” [14; 345]
•
Năm 1956, Phan Khôi đánh giá “Vũ Trọng Phụng có cái
“tật” hay nói về sinh lí phụ nữ... khiến có người nghi ngờ anh là một tiểu
thuyết khiêu dâm” [21; 191] trong bài viết “Không đề cao vũ Trọng
Phụng, chỉ đánh giá đúng”. Ngoài ra ông còn cho rằng văn Vũ Trọng
Phụng “động chạm đến thói xấu con người, những cảnh tượng không
sạch sẽ”, không phù hợp vói truyền thống văn chương Việt Nam. Chung
quan điểm với Phan Khôi và Nhất Chi Mai, Văn Tân đã không rụt rè phê
phán “Trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chúng ta thấy ông hay tả
và rất tỉ mỉ những cảnh dâm ô. số đỏ là một tiểu thuyết đầy dâm ô (...) Vũ
Trọng Phụng tả những cảnh dâm ô để làm gì? Để phản ánh trung thành xã
hội thòi Pháp thuộc chăng? Để chiều thị hiếu của độc giả, đặc biệt là độc
giả thanh niên thòi Pháp thuộc chăng. Dù vì một lẽ gì đi nữa, những cảnh
dâm ô mà Vũ Trọng Phụng miêu tả chỉ gây ra trong đầu óc người đọc
những ý nghĩ không hay. Những cảnh dâm ô ở trong tác phẩm của ông có
tác dụng tai hại y như những tiểu thuyết khiêu dâm của tư sản Pháp hay
tư sản Mỹ” [21; 244].
•
Lí giải về thái độ tiếp nhận trên của các nhà phê bình văn
học, chúng ta có thể nói tói các nguyên nhân sau. Thứ nhất do Vũ Trọng
Phụng chủ trương viết “tiểu thuyết là sự thật ở đòi”. Cái sự thật ông
muốn nói ở đây là hiện thực xã hội được nhìn qua nhãn quan một nhà
báo, một nhà văn. Ông không muốn viết thứ “văn chương điêu trá”, bởi
ông thấy rõ bản chất xã hội, ông muốn “tả chân” nó.
•
Vói ông: “Riêng xã hội này tôi chỉ thấy khốn nạn, quan tham, đàn
bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quệt” và đã là
ngưòi thì ai cũng dâm cả. Chính vì vậy, vấn đề dâm tục xuất hiện nhiều
trong sáng tác của ông, đặc biệt là Số đỏ.
•
Thứ hai, vào những năm 30 - 40, trên văn đàn Việt Nam, có
hai hệ tư tưởng nòng cốt: thứ nhất, đề cao cái đẹp, văn hay, phong cách
lãng mạn. Thứ nhì, vạch trần sự xấu xa của xã hội cũ, tố cáo sự bóc lột
của giai cấp giàu có, thống tri. Trong toàn bộ hệ tư tưởng chính thống đó,
con người được mô tả qua một khuôn thẩm mỹ cổ điển, một khuôn mẫu
đạo đức sẵn có, văn chương phản ảnh cái hay, cái đẹp, chống lại cái xấu,
cái cặn bã của xã hội. Vũ Trọng Phụng đơn phương đi ra ngoài quỹ đạo
chính thống đó: ông không nhìn con người tự nhiên như một thực thể tốt
hoặc xấu. Ồng không viết văn hay theo thẩm mỹ lãng mạn, mà ông theo
dõi hành vi của mỗi cá nhân để xem họ hành động và phản ứng như thế
nào trước tình huống. Nhân vật trong sáng tác của ông luôn sống theo
bản năng, và bản năng tính dục được khắc họa rõ nét. Nhưng kiểu văn
này lại đi ra ngoài quỹ đạo tư tưởng của văn học đương thòi, chính vì vậy
những sáng tác của ông bị đánh giá là dâm uế và không được đón nhận
nhiệt tình.
•
Trong thời điểm “học thuyết Freud bị coi là phản động, là
nhục mạ con người” [24; 219] thì Vũ Trọng Phụng dám đưa ra những vấn
đề cấm kỵ nhất của xã hội Việt Nam thập niên 30: đó là vấn đề tính dục,
vấn đề mãi dâm... Sáng tác của ông bị phê phán là “dâm ô” là một điều
dễ hiểu, vấn đề tính dục trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã làm ngứa
mắt cả một thành phần trí thức "nghiêm chỉnh" và ông bị kết án là dâm ô.
Nhưng ngày nay, đọc lại số đỏ, hay những đoạn văn bị kết án, chúng ta
không còn có gì phải ngượng, phải nhăn mặt như các "cụ" thời trước. Vì
những "sự" ấy chẳng có gì đáng kể, so với lối viết bây giờ. Vũ Trọng
Phụng không phải là một tác giả dâm ô, kích dục, ông chỉ là nhà văn đầu
tiên dám đề cập đến vấn đề xác thịt và tính dục của con người mà điều
kiện viết của thập niên 30 cho là những cấm kị.
2.2.
Thái độ phủ nhận triệt để
•
Việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng trong những năm 1954
thực sự là thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều nhận định của các
tác giả cơ bản là khách quan, mặc dầu chưa được chuyên sâu, nhưng đó
là bản lề, đặt cơ sở để thúc đẩy một xu hướng lành mạnh. Trong khoảng
mười năm sau đó Vũ Trọng Phụng ít được nghiên cứu, mà nếu có được
nhắc đến hoặc nghiên cứu thì chủ yếu là phê phán, nói như Nguyễn Công
Hoan thì thỉnh thoảng “bị đá móc” một cái. Số đỏ trong thời điểm này tiếp
cận từ góc nhìn chính trị và xã hội học dung tục thường bị phê phán.
2.2.1.
•
Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn chính trị
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nên nó không nằm
ngoài những vấn đề chính trị của xã hội. Và đến lượt phê bình, tiếp cận
tác phẩm văn học cũng có lúc mang hơi thở của đời sống chính trị. Trong
những thời điểm tư tưởng chính thống có tư tưởng áp đảo, thì tư tưởng
chính trị có khả năng chi phối tư duy nghệ thuật. Lúc bấy giờ sẽ xuất hiện
những nhà phê bình mang tri giác chính trị. Tư duy nghệ thuật này sẽ
không tác hại đến việc thẩm định văn nghệ nếu nhà phê bình có tri giác
thẩm mĩ tinh tế và một nhãn quan chính trị hẹp hòi, chủ quan thì sẽ dẫn
đến những định kiến máy móc.
•
“Trong lịch sử phê bình hiện đại, Vũ Trọng Phụng là một
trong số ít những nhà văn có lúc bị dòng dư luận của phê bình làm cho lu
mờ, nhiễu loạn bởi những định kiến và quy chụp vô căn cứ” [23; 15]. Đó
là thời điểm từ sau cuộc chống Nhân văn giai phẩm (1956-1958). “Cuộc
đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm đã mài sắc tri giác chính trí đối với
nhiều nhà phê bình Mác-xít ở Việt Nam những năm 1960-1970. Ngược
lại, nó cũng đánh mất mĩ cảm nghệ thuật của một số những người làm
phê bình văn học lúc bấy giờ” [23; 16]. Qua trường hợp Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng ta có thể thấy rõ điều này.
•
Cuối năm 1956, nhà xuất bản Minh Đức (một nhà xuất bản
tư nhân đã có từ trước tháng 8 năm 1945) cùng với một số nhà văn trong
nhóm Nhân văn tổ chức hội thảo tưởng niệm Vũ Trọng Phụng. Những bài
viết trong cuộc hội thảo này được in thành cuốn sách với nhan đề Vũ
Trọng Phụng với chủng ta. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các nhà
văn, nhà thơ, nhà phê bình như: Phan Khôi, Trương Tửu, Hoàng cầm,
Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Văn Tâm. Các bài viết này về cơ
bản đều đánh giá cao địa vị Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết sổ
đỏ nói riêng. Trong đó, bài viết của Phan Khôi gây sự chú ý mạnh khi ông
đánh giá “Vũ Trọng Phụng là nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán có
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đêm trước Cách mạng tháng Tám” [9;
163].
•
Chúng ta đều biết, ở Việt Nam tò thời điểm kháng chiến
chống Pháp, phương pháp sáng tác là một tiêu chí định vị giá trị của tác
phẩm và nhà văn. Trong đó, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được
đặt ở vị trí cao nhất. Sau đó là hiện thực phê phán (nếu viết về xã hội cũ)
và lãng mạn cách mạng. Chủ nghĩa lãng mạn thuần túy đặt trong thời
điểm này bị xem là tiêu cực, ít giá trị. Còn chủ nghĩa tự nhiên và các
trường phái hiện đại của phương Tây bị coi là nguy hiểm. Đáng nói hơn
nữa là vào thời điểm kháng chiến nhiều người không đồng thuận khi có ý
kiến cho rằng tập thơ Từ ẩy của Tố Hữu thuộc phương pháp hiện thực xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy, người ta suy luận rằng, nếu Phan Khôi coi tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng là hiện thực xã hội chủ nghĩa thì cũng có
nghĩa ông đã cho rằng Vũ Trọng Phụng cao hơn Tố Hữu và những nhà
văn cách mạng khác. Và đó cũng chính là những lí do cơ bản của việc
những người chống Nhân văn đưa Vũ Trọng Phụng vào “tầm ngắm”.
Cuộc đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm diễm ra quyết liệt vào những
năm 1957- 1958 đã thôi thúc một số nhà phê bình trang bị vũ khí tư
tưởng, tìm kiếm những tác phẩm của nhà văn họ Vũ. “Bởi vì theo họ,
một số nhà văn được Nhân văn đề cao là một nhà văn “có vấn đề” [23,
17].
•
Một loạt ý kiến phê bình Vũ Trọng Phụng cũng như số đỏ
trong và sau phong trào Nhân văn đều bất lợi cho những người đã từng
viết những tác phẩm vạch trần không thương tiếc xã hội thực dân, tư sản.
Nguyễn Đình Thi trước đó không lâu đã đánh giá Vũ Trọng Phụng là
“tiểu thuyết gia trác tuyệt” [19; 19], thì lúc này, dường như ông quay
ngược 180 độ.
•
Trong bài “Nhà văn với quần chúng lao động” đăng trên báo
Nhân dân, số ra ngày quốc tế lao động 1-5-1958, trong bài ông viết:
“Nhưng qua toàn bộ những tiểu thuyết và phòng sự của Vũ Trọng Phụng
không nhìn thấy một hình ảnh nào chân thật về người lao động, công nhân
hay nông dân. Khi mô tả người cách mạng thì ngòi bút Vũ Trọng Phụng
trở thành ngớ ngẩn đến lố lăng, nếu không phải là xuyên tạc” [21; 153].
Từ đó ông kết luận: “tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng (Tự lực văn
đoàn) hay của Vũ Trọng Phụng và Vi Huyền Đắc” chỉ là hai mặt của
cùng một dòng văn học tư sản trước cách mạng” [21; 153].
•
Sự quy kết trên tinh thần đấu tranh giai cấp như thế một lần
nữa lại được tái khẳng định trong một công trình nghiên cứu văn học
năm 1968. Trong cuốn Mấy vấn đề hiện thực phê phản, Nguyễn Đức Đàn sau
khi lập luận và chứng minh Vũ Trọng Phụng đã “chịu ảnh hưởng tư
tưởng Freud khá nặng” và “vô chính phủ” ông đi đến một kết luận đầy
mâu thuẫn: “Chúng ta có thể thấy rõ rằng lập trường của Vũ Trọng Phụng
về căn bản là lập trường của giai cấp tư sản, cái nhìn của Vũ Trọng Phụng
là cái nhìn của giai cấp tư sản, mặc dù Vũ Trọng Phụng có những tác
phẩm phê phán giai cấp tư sản” [9; 102].
•
Trong cuốn sách Bàn về những cuộc đẩu tranh tư tưởng trong lịch
sử văn học Việt Nam hiện đại, xuất bản ở Hà Nội năm 1971, Vũ Đức Phúc
cho rằng: “Vũ Trọng Phụng là nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu”. Bề
ngoài thì đây là sự khác biệt về quan điểm nghệ thuật, nhưng thực ra
đằng sau là vấn đề nhãn quan chính trị. Ông kết luận một cách quyền uy:
“Các tác giả tự nhiên chủ nghĩa mà tiêu biểu là Vũ Trọng Phụng có một
cái nhìn tàn nhẫn đối với xã hội, khinh miệt nhân dân lao động, có khi đề
cao đế quốc, đề cao bọn Tờ-rốt- kít, chống Đảng cộng sản” [18; 118].
•
Sở dĩ có những cách phê bình, tiếp nhận như Nguyễn Đức
Đàn, Vũ Đức Phúc về Vũ Trọng Phụng như vậy một phần có thể do sự
chi phối gián tiếp từ bài báo của Hoàng Văn Hoan, năm 1960 (được Trần
Hữu Tá sưu tầm và biên soạn trong cuốn Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chủng
ta). Trong không khí chống Nhân văn giai phẩm, ông Hoan đã nghiên cứu
những sáng tác của vũ Trọng Phụng và tập trung vào ba cuốn tiểu thuyết
Giông tố, số đỏ, Vở đê, từ đó ông đưa ra kết luận: “Nếu đứng trên lập trường
cách mạng mà nhìn thì văn chương Vũ Trọng Phụng là văn chương chống
cách mạng, đứng về mặt văn hóa mà nhìn thì (...) là một thứ văn học đồi
trụy, văn học đầu cơ”, “những loại văn chương như Vũ Trọng Phụng là
thuộc vào loại nguy hiểm” [21; 272]. Đây là một loại quy chụp chính trị
oan nghiệt và ghê gớm nhất đối với nhà văn quá cố.
•
Có thể nói, văn học và chính trị là hai hình thái ý thức xã hội
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có những thời kì chính trị khiến văn
học phát triển mạnh hơn và cũng có những thời kì chính trị kìm hãm sự
phát triển của văn học. Đối với tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng, cái
nhìn chính trị nhiều định kiến đã khiến tác phẩm của ông chịu nhiều nỗi
oan. Bản thân nhà văn cũng phải chịu những điều tiếng mà ngoài đời ông
không có. Nó nghiêm trọng đến mức, một số bạn bè ông phải lên tiếng
“chiêu tuyết” cho ông. Tuy nhiên, quan điểm chính trị sẽ thay đổi theo
thời gian và những giá trị đích thực rồi sẽ tìm lại được vị trí của nó.
2.2.2.
•
Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn xã hội học dung tục
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, xã hội học dung tục là “biến
tướng của xã hội học Mác-xít, xuất phát từ những năm 20-30 của Liên
Xô trước đây, mà đặc điểm chủ yếu là sử dụng phiến diện, một chiều
phương pháp xã hội học Mác-xít. Biểu hiện cụ thể của xã hội học dung
tục trong nghiên cứu văn học là: tuyệt đối hóa nguyên tắc giai cấp trong
việc lí giải các hiện tượng văn học, xem nhà văn xuất thân từ giai cấp nào
thì tuyên truyền cho ý thức hệ của giai cấp đó, đồng thời một cách thô
thiển, máy móc cái được phản ánh (con người, đời sống xã hội, thời đại
lịch sử...) với cái phản ánh (nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật), quy
nội dung văn học vào các phạm trù xã hội học như giai cấp, cách mạng,
phản động, mâu thuẫn xã hội,... coi trọng không đúng mức nội dung văn
học nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù, đồng nhất hoặc phân
biệt không đầy đủ tư duy nghệ thuật với tư duy khoa học” [6; 429].
•
Trong cuốn Phê bình vãn học, con vật lưỡng thế ẩy, Đỗ Lai Thúy
đã trình bày: “Phê bình xã hội học là phê bình sự thật, chứ không phải phê
bình giá trị. Nhà phê bình so bức tranh mà tác giả dựng lên với thực tiễn
đời sống. Như vậy, phê bình chỉ chú ý đến quan hệ tương hỗ giữa tác
phẩm - hiện thực”. “Từ đây, văn chương được coi như tấm gương có chức
năng phản ảnh và giáo dục cuộc sống theo hệ tư tưởng của giai cấp vô sản,
còn nhà văn được coi là “kỹ sư tâm hồn” [24; 144, 145]. Bởi vậy, nó
mang nặng màu sắc chính trị đến mức có người đề nghị gọi nó là “phê
bình chính trị xã hội”.
•
Chính tư duy phê bình xã hội học này đã đưa đến kết luận
của Nhất Chi Mai trong bài viết “Ý kiến một người đọc: Dâm hay không
dâm” đăng trên báo Ngày nay, số 15 (14-3-1937). Trong bài viết ông nhận
định: “Đọc xong tôi phải tưởng tượng nhân gian là một địa ngục và nhân
gian toàn là những kẻ giết người, là đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn
nạn vô cùng” [21; 138]. Nhất Chi Mai chỉ quan tâm trong tác phẩm nhà
văn miêu tả cái gì, có giống như ngoài hiện thực hay không. Ông coi văn
chương tựa như tấm gương phản chiếu hiện thực, yêu cầu nhà văn phải
phản ánh hiện thực giống như thật. Và hiện thực xã hội không thể toàn là
những kẻ giết người, đĩ điếm, người khốn nạn được. Chính vì vậy, ông
phê phán sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
•
Ở trường hợp Vũ Trọng Phụng, lối nghiên cứu xã hội học
dung tục thể hiện tập trung nhất văn học và chính trị, lấy tư tưởng của
nhà văn làm căn cứ duy nhất để đánh giá tác phẩm. Và tò đó, việc nghiên
cứu văn học có khi rút lại thành việc “điều tra lí lịch”, việc lượm lặt
những lời lẽ phát biểu về chính trị của nhà văn. Từ lối nghiên cứu này,
nhà nghiên cứu Hoàng Thiếu Sơn đã cho rằng: “Số đỏ không ngần ngại đả
kích chính trị thật dữ, không phải chỉ nói chung chung mà đánh hẳn vào
chính trị”, “trong Sỡ đỏ không có một trang nào gợi đến nồi khổ của bao
người lương thiện trong một lũ hề múa may quay cuồng trên sân khấu
của cuộc đời”. [1, 102]. Bên cạnh đó, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Đức Đàn,
Vũ Đức Phúc đã phê phán một cách nặng nề về thái độ chính trị của Vũ
Trọng Phụng trong số đỏ, họ xem văn chương ông là thứ văn chương tư
sản, là tự nhiên chủ nghĩa, là đề cao đế quốc, “có cái nhìn tàn nhẫn đối
với xã hội, khinh miệt nhân dân lao động, có khi đề cao đế quốc, chống
Đảng cộng sản” [21, 292]. Như vậy, tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn xã hội
học dung tục tập trung nhiều đến vấn đề chính trị của tác phẩm, chính
cách đánh giá này đã hạ thấp giá trị tác phẩm số đỏ, cũng như đánh giá sai
tư tưởng của nhà văn.
•
Tình hình nghiên cứu, phê bình văn học những năm sáu
mươi chủ yếu xác định phương pháp sáng tác, trào lưu văn học và các
thuộc tính của văn học theo quan điểm Mác-xít. Người ta chú trọng nội
dung hơn là hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy những vấn đề
quan trọng trong tiểu thuyết số đỏ ít được chú ý. Trong đó, người ta chỉ
tìm cho được tư tưởng của nhà văn ngoài cứ liệu văn chương rồi quy cho
tác giả theo chủ nghĩa này nọ.
•
Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10 - 2013, Cao Việt Dũng
có bài viết: “Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn chương Việt Nam: Một số
nhìn nhận mới”.
•
Trong bài viết này, nhà nghiên cứu có nói: “Con người Vũ Trọng
Phụng quá hấp dẫn nên ngay từ khi sinh thòi của ông cũng như về sau
này, người ta thường hay nhìn nhận văn nghiệp của ông thông qua con
người và tính cách của ông khi bình luận tác phẩm, lại có rất nhiều “lời
chứng” đơn thuần về cuộc đòi và cách sống của ông, tách biệt hẳn khỏi
tác phẩm” [4]. Điều này khiến cho tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đôi khi
không được phân tích, xem xét một cách rạch ròi, khách quan.
•
Trong văn học, Vũ Trọng Phụng quan niệm “tiểu thuyết là
sự thật ở đời”, ông sử dụng lối viết “tả chân” để phơi bày thực trạng đời
sống xã hội đáng phê phán lúc bấy giờ. Nhưng tiếp cận Sỡ đỏ từ góc nhìn
xã hội học duy tục, nhiều nhà phê bình chỉ chú ý đến nội dung mà nhà
văn miêu tả trong tác phẩm có trùng với hiện thực ngoài đời sống không.
Rồi từ đó quy kết nhà văn theo chủ nghĩa tự nhiên. Ở cách nhìn nhận này,
chúng ta phải kể đến nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc. Ông có bài viết “Vũ
Trọng Phụng - Nhà văn tự nhiên chủ nghĩa tiêu biểu”, trong công trình
này, ông phê phán lối văn “khiêu dâm” của Vũ Trọng Phụng. Và cho rằng
“chẳng ai dám bảo vệ văn khiêu dâm của Vũ” [21; 294]. Từ quan niệm,
văn chương được coi như tẩm gương có chức năng phản ánh và giáo dục
cuộc sống của phê bình xã hội học duy tục đã đưa đến những quy chụp
văn học không lành mạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân
dẫn đến những nhận xét sai lầm về tiểu thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng
trong suốt một thời gian dài.
•
Như đã nói ở trên, phê bình xã hội học dung tục là một biến
tướng của phê bình xã hội học mác-xít. Theo ý kiến của Đỗ Lai Thúy
trong cuốn Phê bình văn học con vật lưỡng thê ấy thì: Kiểu phê bình này “có
khả năng giải thích quan hệ tương hỗ giữa tác phẩm và hiện thực bên
ngoài, chỉ ra được sự đối thoại giữa tác giả và thực tiễn. Nhưng, giống
như mọi phương pháp phân tích đến cùng khác, nó đã đẩy những nguyến
tắc riêng của thành nguyên tắc phổ quát (...) không đặt cho mình nhiệm vụ
tìm hiểu hình thức bên trong tác phẩm” [24; 145].
Như vậy, hình thức tác phẩm dường như không được quam tâm,
•
tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn này sẽ dẫn đến những kết luận thiếu khách
quan.
2.3.
Thái độ khẳng định
•
Nếu như ở thời điểm mới ra đòi, số đỏ chỉ được xem là cuốn
tiểu thuyết “hoạt kê”, “nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm”
hay có khi bị xem là tiểu thuyết “khiêu dâm”, “có vấn đề về chính trị”.
Thì sau năm 1986 (đổi mới trong văn học nghệ thuật) cho đến nay, số đỏ
của Vũ Trọng Phụng đã được nhìn nhận và xem xét lại. Vị trí của Vũ
Trọng Phụng dần được khẳng định từng bước. Năm 1983, Vũ Trọng
Phụng được đưa vào Từ điển văn học vói bốn mục từ: Vũ Trọng Phụng, Giông
tố, số đỏ (do Nguyễn Hoành Khung viết), Vỡ đê (do Trần Hữu Tá viết).
Năm 1987, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (2 tập) đã được xuất bản do Nguyễn
Đăng Mạnh và Trần Hữu Tá sưu tầm, biên soạn. Từ đó đến nay, hầu hết
các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều được in lại. Công cuộc nghiên cứu
và phê bình về tác phẩm của nhà văn học Vũ nói chung là “thuận chiều
hơn” [23; 22], đạt được những thành tựu mói mẻ trong việc đánh giá lại
văn học trong quá khứ.
2.3.1.
Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phong cách học
•
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “phong cách nghệ thuật là một
phạm trù thẩm mỹ, thể hiện sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống
hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc
đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào
lưu văn học hay văn học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sảng tác ở
sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó: các dấu hiệu phong cách dường như
nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể
tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật (nội
dung và hình thức),... Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên
suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một
tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái
thống nhất...
•
Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của
chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của t ính nghệ thuật. Không phải bất
cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có
bản lĩnh mói có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện
ở các tác phẩm và được lập đi lập lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn
làm cho ta có thể cảm nhận ra sự khác nhau.” [6; 255, 256].
•
Thứ nhất, tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn phong cách học, chúng
ta thấy được Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực. Thông qua bài
viết “Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng” của
nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền, in trong cuốn Nhà vãn hiện thực đời sống
và cá tính sáng tạo (xuất bản 2000) chúng ta sẽ thấy rõ được điều này.
Trong bài viết, không tiếp cận tác phẩm một cách vội vàng, quy chụp,
Trần Đăng Suyền đã có những nhận xét, đánh giá rất khách quan. Ông
đánh giá cao cá tính sáng tạo của vũ Trọng Phụng, theo ông: “Tài năng
của Vũ Trọng Phụng được kết tinh ở thể loại phóng sự và tiểu thuyết viết
theo khuynh hướng hiện thực”. Như vậy, khuynh hướng hiện thực là yếu
tố đầu tiên trong phong cách của Vũ Trọng Phụng qua việc tiếp cận tiểu
thuyết sổ đỏ từ góc nhìn phong cách.
•
Trong bài viết trên, Trần Đăng Suyền đồng nhất phong cách
vói cá tính sáng tạo, ông lí giải cá tính sáng tạo của Vũ Trọng Phụng
trước tiên liên quan tới cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn.
Cảm hứng chủ đạo của Vũ Trọng Phụng “ấy là lòng căm thù mãnh liệt
đối vói bọn thực dân quan lại, bọn tư sản, địa chủ giàu có mà tàn ác, bất
nhân, đểu cáng; là ý nguyện phơi bày nồi thống khổ của loài người,
phanh phui, mổ xẻ những tệ nạn xấu xa, vạch trần bản chất thối nát, rởm
hợm, bịp bợm, lố lăng, chỉ biết chạy theo tiền và lối sống ăn chơi đồi bại,
không còn chút đạo lí, tình nghĩa ở đòi của xã hội trưởng giả thành thị; là
niềm say mê khám phá cá thói tật, các mặt xấu, những cái phản tự nhiên,
“vô nghĩa lí”, những cái trái ngược vói lôgic, đạo lí thông thường, tóm lại
là những cái xấu đáng cưòi của con ngưòi”. [20; 222]. Cảm hứng sáng
tác này thống nhất vói quan niệm của nhà văn “tiểu thuyết là sự thực ở
đòi”. Và sự thực ấy qua cái nhìn rất riêng, đầy ấn tượng của ông chỉ tràn
những cái xấu xa, tồi tệ, là môi trường tụ tập những “hội chứng” cảu cái
ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, cái bịp. Đó là cái xã hội “khốn nạn”, “chó
đểu” theo cách gọi của ông. Ông muốn tiểu thuyết nói riêng và tác phẩm
văn học nói chung phải nói lên sự thật đời sống, phải nhìn thẳng sự thực,
dũng cảm, mổ xẻ, phanh phui, phoi bày thực trạng xã hội từ cuộc sống
của nhân dân lao động đến bọn địa chủ tư sản. Từ quan niệm văn học và
cảm hứng sáng tạo đã tạo ra phong cách - sáng tác theo khuynh hướng
hiện thực trong số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
•
Thông qua bài viết, người đọc có thể thấy được những phát
hiện đầy mới mẻ của Trần Đăng Suyền, ông đã đưa ra những lí giải khách
quan để chứng minh cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn. Từ đó ông
đưa ra kết luận “Có thể nói, trong toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng Phụng,
(...) cuốn tiểu thuyết (...) Số đỏ thể hiện đầy đủ, sâu sắc nhất cá tính của
Vũ Trọng Phụng, thế giới quan, cách thức cảm thụ thế giới bên ngoài và
thế giới nội tâm bên trong của tác giả, tóm lại, đó là những tác phẩm chứa
đựng nhiều nhất tư tưởng, tâm huyết, máu thịt của ông” [20; 224].
•
Thứ hai, phong cách của Vũ Trọng Phụng ở tiểu thuyết sổ đỏ
còn được thể hiện qua nghệ thuật trào phúng. Trào phúng là một đặc
điểm nổi bật, là một sở trường, là yếu tố tạo nên sức mạnh nghệ thuật.
Yếu tố trào phúng trong Sổ đỏ được thể hiện qua nhiều cấp độ, từ nhân vật
trào phúng, tình huống trào phúng cho đến ngôn ngữ trào phúng.
•
Trong cuốn Nhà văn tư tưởng và phong cách (Tác phẩm mói,
1983), Nguyễn Đăng Mạnh gắn phong cách với cá tính nhà văn. “Văn
chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là một lĩnh
vực cần năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách”. Trong cuốn
sách này, Nguyễn Đăng Mạnh có bài viết “Những mâu thuẫn cơ bản
trong thế gói quan và trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng”. Trong bài
viết, ông đã nhận xét: trong số đỏ Vũ Trọng Phụng “đã phát huy đến cao
độ tài năng trào phúng sắc sảo của mình”, “Đọc số đỏ, ta như lôi cuốn vào
cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ loại quái thai của
xã hội thực dâ tư sản: từ mụ me Tây đến những “cô gái mới”, từ bọn lang
băm đến những lão sư hổ mang (...) từ những chuyện gia đình thối nát
của bọn tư sản đến những mánh khóe kinh doanh xảo trá và những hoạt
động văn hóa xã hội trơ trẽn của bọn chúng” [13; 115].
•
Hay ở bài: “Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ
Trọng Phụng” nhân dịp kỉ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng
Phụng 1939 - 2009, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: “Trong lịch sử
văn học nước ta (và của thế giới có lẽ cũng vậy), xem ra những tài năng
trào phúng tầm cỡ lớn không nhiều. Nói riêng về thơ, có thể điểm danh
hàng chục nhà thơ trữ tình lớn không khó khăn gì. Những nhà thơ trào
phúng cỡ Hồ Xuân Hương, Tú Xương có được bao nhiêu? Nhà tiểu
thuyết trào phúng lớn cũng rất hiếm, có lẽ không đếm đủ trên năm đầu
ngón tay. Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, về tài năng trào phúng,
phải thừa nhận Vũ Trọng Phụng là cây bút số một, một bậc thầy về nghệ
thuật châm biếm hài hước. Cho nên số đỏ là tác phẩm thật quý hiếm”.
Chung với quan điểm đó, nhà văn Nguyễn Khải cũng phải thừa nhận: số
đỏ là “một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”.
•
Yếu tố trào phúng trong số đỏ được Vũ Trọng Phụng sử dụng
một cách thành công khi ông miêu tả nhân vật của mình. Nhà văn cho
nhân vật của mình thực hiện những hành vi vô nghĩa lý, thiếu tự nhiên
làm bật cười. Bergson gọi là bị đồ vật hoá, máy móc hoá, như con rối. số
đỏ đã khai thác triệt để thủ pháp này. Nhân vật số đỏ ăn nói, cử động rất
vô nghĩa lý, cứ như những cái máy vô hồn vặn sẵn dây cót: Thằng Xuân
gặp ai cũng cúi đầu rất thấp: “Chúng tôi rất hân hạnh”, rồi xổ ra một
tràng những câu thuộc lòng như con vẹt: “Hạnh phúc có gì khác nếu
không phải là hạnh phúc vợ chồng?”, “Thể thao... nòi giống...”. Cụ cố
Hồng thì tuy chẳng biết gì cả, nhưng động mở miệng là “Biết rồi, khổ
lắm nói mãi!”. Những nhân vật khác, từ mụ Phó Đoan, Minđơ, Mintoa,
đến Cậu Phước “em chã” đều được xây dụng theo lối ấy... Thông qua đó,
chúng ta thấy được nhà văn họ Vũ đã sử dụng biện pháp trào phúng ở
mọi cấp độ, từ nhân vật trào phúng, hành động trào phúng đến ngôn ngữ
của nhân vật cũng vậy.
•
Như vậy, tiếp cận tác phẩm số đỏ từ góc nhìn phong cách
người đọc còn thấy được tài năng trào phúng của nhà văn họ Vũ. Nghệ
thuật trào phúng hiện lên như một đặc điểm nổi bật, tạo nên sức mạnh
nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Tài năng này của nhà văn họ Vũ
được ông đảo giói nghiên cứu thừa nhận một cách đầy ngưỡng mộ.
•
Thứ ba, phong cách của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện
qua khả năng xây dựng những nhân vật điển hình. Trong số đỏ, tác giả
không đi miêu tả chi tiết tâm lí nhân vật mà tập trung tô đậm ngoại hình
và hành động nhân vật. Số đỏ chỉ độ ba chục nhân vật có tên và không tên,
nhưng đã tập hợp được đủ các hạng người trong xã hội thành thị Việt
Nam những năm 30. Trong bài viết “iSỡ đỏ cuốn “truyện bơm kì tài” của
Hoàng Thiếu Sơn đăng trên Tạp chỉ Vẫn học, số 2 - 1990 có đoạn: “số đỏ
với các đám nhân vật điển hình đủ các hạng người, vói những hoàn cảnh
điển hình tò gia đình đến xã hội, từ vỉa hè vào nhà săm đến nơi đón rước
vua chúa, thì cũng là một bộ sử thi Việt Nam trong thòi kì Pháp thuộc”
[1; 98]. Cũng theo Nguyễn Đăng Mạnh (trong cuốn Nhà vãn tư tưởng và
phong cách), “nhiều nhân vật trong số đỏ đã đạt đến những giá trị điển hình
hiện thực chủ nghĩa xuất sắc, nhất là về tầng lớp tư sản, con buôn hãnh
tiến, xỏ xiên, bịp bợm, dâm đãng, nhâng nháo” [13; 155]. Đó là nhân vật
Xuân tóc đỏ, nhờ vận may mà trở thành bậc vĩ nhân, là cụ cố Hồng tức vì
không được ai đấm vào mặt suốt ngày ho lụ khụ rồi kêu “biết rồi! Khổ
lắm!... nói mãi...” đến bọn cảnh sát ngán ngẩm vì không ai chịu... đái bậy,
tới những quan toàn quyền, thống sứ, vua Nam, vua Xiêm nhố nhăng như
những vai tuồng. Qua việc xây dựng các nhân vật trong số đỏ, chúng ta đã
thấy được tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc xây dựng những nhân
vật điển hình, được xây dụng tuân theo nghệ thuật của sáng tác trào
phúng: hầu như không chú ý đến miêu tả nội tâm mà tập trung tô đậm
chất hài của ngoại hình, tính cách nhân vật.
•
Tóm lại, nếu như ở những giai đoạn đầu, đặc biệt là những
năm 1960 - 1970, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng bị đánh giá là thứ
văn chương chống cách mạng, (...) là thứ văn học đồi trụy, văn học đầu
cơ, những loại văn như của Vũ Trọng Phụng là thuộc loại nguy hiểm. Thì
đến đây, bằng cái nhìn khách quan, bằng sự tiếp nhận từ góc nhìn phong
cách học, số đỏ của Vũ Trọng Phụng được đánh giá cao. Thông qua các
bài nghiên cứu của Trần Đăng Suyền hay Nguyễn Đăng Mạnh, ngưòi đọc
đã thấy được khuynh hướng hiện thực, nghệ thuật tào phúng và khả năng
xây dựng các nhân vật điển hình của Vũ Trọng Phụng. Nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp (trong một bài trả lòi phỏng vấn, năm 1997) cũng đánh giá rất
cao tài năng của nhà văn họ Vũ, ông đã khẳng định: “iSỡ đỏ là một tác
phẩm tuyệt vòi. Nó chứng mình khả năng tưởng tượng rất phong phú của
nhà văn”.
2.3.2.
•
Tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn thỉ pháp học
Để hiểu được sự tiếp nhận của độc giả về tiểu thuyết sổ đỏ
của Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn thi pháp học, trước tiên chúng ta cần
nắm được định nghĩa thi pháp học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “thi
pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức,
phương tiện, thủ pháp biểu hiện đòi sống bằng hình tượng nghệ thuật
trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ
thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành
thế giói nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác
nghệ thuật” [6; 304]. Tìm hiểu tác phẩm từ góc nhìn thi pháp học cũng
chính là tìm hiểu những yếu tố hình thức có tính quan niệm như ngôn
ngữ, ngưòi kể chuyện, cấu trúc nghệ thuật... Thi pháp học hiện đại rất chú
ý đến phong cách riêng của nhà văn. Vì vậy thi pháp học rất khó phân
biệt vói phong cách học.
•
Tiếp cận tiểu thuyết Số đỏ từ góc nhìn thi pháp học cũng là
một cách tiếp cận mới. “Thi pháp học giúp chúng ta công cụ để thâm
nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt
mã hóa văn nghệ thuật của tác giả” [6; 306]. Có thể nói, Đỗ Đức Hiểu là
một trong những người đầu tiên vận dụng thi pháp học phương tây vào
nghiên cứu văn học Việt Nam. Phương pháp này không chỉ giúp cho Đỗ
Đức Hiểu đọc ra những hiện tượng văn học mói, mà còn giúp ông đọc lại
những hiện tượng văn học cũ tưởng như đã có tiếng nói cuối cùng. Công
trình “Những lớp sóng ngôn từ trong Sổ đỏ”, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, số
4 năm 1990 là một ví dụ điển hình về việc tiếp cận Số đỏ từ góc nhìn thi
pháp học. Tác phẩm là một công trình nghiên cứu khái quát về thi pháp
và vận dụng thi pháp để phân tích khám phá vẻ đẹp của văn chương.
•
Ở công trình xuất sắc này, Đồ Đức Hiểu đã có một cái nhìn
hoàn toàn mói về cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng vốn đã bị đóng
đinh vào cái cười đả kích mang tính nhất phiến, hạn hẹp. Cái cười ở đây
theo nhà phê bình, không phải là phương tiện, nó là tất cả tác phẩm: cái
cười đa diện, cái cười vừa khẳng định vừa bác bỏ, cái cười luôn luôn để
ngỏ, không khép kín, không khô cứng. Số đỏ là cái cười nhại vói tầm cỡ
lớn. Nhại một thời đại lịch sử lừa dối, những người lừa dối có ý thức và
không có ý thức, những trào lưu văn hóa lừa dối. Những lớp sóng ngôn tò
trong sổ đỏ: Theo tác giả, sổ đỏ là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo,
đánh dấu thời đại. sổ đỏ đồng thời là một cái cười lớn, một cái cười nhại.
Phong cách này tạo cho tác phẩm những giá trị lâu dài, nhất là về các
phương diện lịch sử, xã hội, triết học.
•
Đỗ Đức Hiểu cho rằng: số đỏ là một văn bản chứa đựng
nhiều văn bản, nó là tiếng vang, là giao điểm của nhiều văn bản mang
những mối quan hệ bên trong với các văn bản khác, đồng thời là một
sáng tạo mới của tài năng nghệ sĩ. Vì vậy, Sỡ đỏ là một hệ thống ngôn từ
đặc sắc mang tính xã hội, lịch sử cụ thể. Thông qua góc nhìn thi pháp, Đỗ
Đức Hiểu khám phá ra nét đặc sắc trong ngôn từ tiểu thuyết Số đỏ. Mở ra
cho người đọc những phát hiện, cách tiếp cận mới.
•
Nếu như Đồ Đức Hiểu đi sâu vào khám phá ngôn tò số đỏ tò
góc nhìn thì pháp, thì Phạm Xuân Nguyên trong bài viết “Số đỏ - một
cách tân thể loại độc đáo” in trong cuốn Nhà văn như Thị Nở (2014) lại
nghiên cứu sự cách tân thể loại của Vũ Trọng Phụng. Theo Phạm Xuân
Nguyên: số đỏ chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của Vũ Trọng
Phụng. Nhắc tới nhà văn họ Vũ này người ta có thể quên tác phẩm khác
của ông, nhưng nhớ số đỏ. Cái nhân vật Xuân tóc đỏ đã trở thành người
quen của quần chúng bạn đọc, cái câu ca cẩm của cụ cố Hồng: “Biết rồi,
khổ lắm, nói mãi...” đã trở thành câu cửa miệng của người đòi. Một đời
văn chỉ một thành công sáng tạo nghệ thuật như thế đã đủ muôn đòi bất
hủ của cõi nhân gian. Nhưng số đỏ không chỉ có thế, cho đến nay, nó là
tác phẩm đọc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại xét về
mặt thể loại. Trước nó chứ thể có được, sau nó chưa thấy có lại. số đỏ có
giá trị của một sự cách tân thể loại đối với tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
•
Nghiên cứu sự cách tân này Phạm Xuân Nguyên đi theo
phương pháp luận nghiên cứu tiểu thuyết theo nhà nghiên cứu văn học
lớn người Nga M. Bakhtin nêu lên. Bakhtin viết “sự phá vỡ khoảng cách
sử thi và bước chuyển tiếp của con người từ bình diện xa xăm sang vùng
tiếp xúc vói biến cố chưa hoàn tất của hiện tại (do đó của tương lai) dẫn
đến sự biến cải cơ bản hình tượng con ngưòi trong tiểu thuyết (mà tiếp đó
là trong toàn bộ văn học). Và trong quá trình này, những cội nguồn hài
hước dân gian, folklore của tiểu thuyết đóng vai trò to lớn. Giai đoạn đầu
tiên là rất quan trọng của sự hình thành tiểu thuyết là sự suồng sã hóa
hình tượng con người bằng tiếng cười. Tiếng cười phá vỡ khoảng cách sử
thi; lộn trái nó ra, bóc trần sự không tương ứng giữa bề ngoài và bề trong,
giữa khả năng và việc thực thi. số đỏ xuất hiện đầu năm 1936, khi mà tiểu
thuyết Việt Nam - nếu tính cái mốc từ Tổ Tâm của Song An Hoàng Ngọc
Phách (1925) - đã có hơn mười năm phát triển, đã trải qua giai đoạn “Tiểu
thuyết Tự Lực Văn Đoàn ” và đến khi nó vẫn tiếp tục tự định hình. Nhưng
vượt lên các tác phẩm có trước và cùng thòi, sổ đỏ khẳng định mình là
cuốn tiểu thuyết có tính chất tiểu thuyết nhất. Vận dụng lí thuyết của M.
Bakhtin, đóng góp cách tân của sổ đỏ là trên hai phương diện: cách xây
dựng nhân vật và thủ pháp tiếng cười.
•
Xuân tóc đỏ là nhân vật tiểu thuyết thứ nhất của văn học
Việt Nam hiện đại. Thứ nhất theo nghĩa nó là nhân vật được xây dựng có
độ dư tính người. Độ dư này có ở người hoàn tất trọn vẹn, nó tiling khít
với bản thân mình. Theo M. Bakhtin “nó trở thành cái mà nó có thể là và
nó chỉ có thể là cái mà nó trở thành”. Do đó, con người trong sử thi bị
tước mất sự phát triển tư tưởng và sự phát kiến ngôn ngữ. Thế giới sử thi
biết chỉ một thế giới quan có sẵn duy nhất mang tính chất bắc buộc như
nhau đối vói cả nhân vật, tác giả và người nghe. Ngôn ngữ cũng là ngôn
ngữ có sẵn duy nhất. Cả thế giới quan cả ngôn ngữ đều không phải là
nhân tố cá thể hóa hình tượng con người. Đặc điểm này thấy rõ trong văn
xuôi truyền thống của ta và vẫn thấy nổi bật trong phần lớn các tác phẩm
ghi tên thể loại là “tiểu thuyết” hiện nay.
•
Con người trong tuyển thuyết khác hẳn. Nó hoặc là lớn hơn
số phận của mình hoặc là nhỏ hơn tính người của mình. Nó không thể trở
thành hoàn toàn và triệt để là một viên chức, một địa chủ, một lái buôn,
một vị hôn phu, một kẻ ghen tuông, một ngưòi cha... So vói các nhân vật
trong nhiều cuốn tiểu thuyết khác cùng thòi và về sau, Xuân tóc đỏ trong
số đỏ đích thực là nhân vật của tiểu thuyết. Nó quả đã lớn hơn số phận của
mình, đã đùa giỡn với mọi số phận và hiện thân trong mội địa vị nhưng
vẫn không cạn hết mình. Nó lại có phát kiến tư tưởng và phát kiến ngôn
ngữ riêng, làm thay đổi tính chất hình tượng của nó, điều này - theo M.
Bakhtin - là kiểu cá thể hóa hình tượng mói và cao nhất trong tiểu thuyết.
Thành công của Vũ Trọng Phụng ở đây đã làm nhiều nhà nghiên cứu
lúng túng khi xác định tính chất điển hình của nhân vật Xuân tóc đỏ.
Không thể và không nên quy Xuân tóc đỏ vào một loại đại diện cho một
giai cấp, tầng lớp nào đó - nó là một con người đặc trưng cho cái hoàn
cảnh lịch sử - xã hội nảy sinh ra và nuôi dưỡng nó.
•
Nhân vật của tiểu thuyết, như vậy, là con người đang hình
thành, chứ không phải đã định hình. Một tư tưởng quan trọng khác của
M. Bakhtin là: “Nó nằm ở bên trong thòi đại, mà ở chỗ bản lề của hai thòi
đại, ở điểm chuyển tiếp từ một thời đại này sang một thời đại khác. Bước
chuyển tiếp này được thực hiện trong nó và qua nó. Nó buộc phải trở
thành một kiểu con người mói mẻ, chưa từng có” (Trong cuốn Mỹ học của
sáng tạo ngôn từ), số đỏ thể hiên chính xác tính chất quá độ giữa hai thời đại
nhưng theo một cách nghịch lí: sự quá độ này không đẻ ra những anh
hùng khổng lồ thời Phục hưng như trong tác phẩm Gảcgăngchuya và Pãn
tagruyen của Rabole, mà nhào nên một anh hùng tự xưng hùng tên là
Xuân tóc đỏ. Nghịch lí đó là biểu hiện thiên tài của Vũ Trọng Phụng.
•
Sổ đỏ thường được gọi là tiểu thuyết hoạt kê. Trong tiểu
thuyết, bước đường công danh của Xuân tóc đỏ đầy những sự ngẫu nhiên,
bất ngờ, vượt ra ngoài mọi sự tính dự đoán của cả nhân vật và đọc giả,
luôn luôn phòi bày ra những trạng huống cười. Tiềng cười ở đây do chính
bản thân tình thế của nhân vật gây nên, nhưng nó lại là công cụ để nhà
văn biến nhân vật của mình thành nhân vật tiểu thuyết. Tiếng cười đưa ra
một động thái mói vào hình tượng con người trong tiểu thuyết, kéo nó ra
xa thế giói sử thi. Đó là động thái của sự không tương xứng và sự không
ăn khớp giữa các yếu tố khác nhau của hình tượng này. Nhờ đó, con
người thôi trùng khít vói bản thân mình, và do vậy, cốt truyện thôi rút cạn
con người, số đỏ dừng lại ở nấc thang Xuân tóc đỏ đã tạo một bước lên
địa vị bậc anh hùng cứu quốc, nhưng câu chuyện vẫn còn có thể kéo dài
ra được mãi bởi vì nhân vật đã tụ dồn, đã sống cái đòi sống của riêng nó.
•
Tiếng cưòi trong Số đỏ còn tạo được một lọi thế này cho nhà
văn: hại các tầng lớp thượng lưu xuống mức “bình dân hóa” và nâng nên
một mức “thượng lưu hóa” các tầng lớp bình dân để đạt mục đích châm
biếm, trào phúng. Nói cách khác, tiếng cưòi dân chủ hóa ý thức nghệ
thuật, giúp Vũ Trọng Phụng cho phép Xuân tóc đỏ dễ dàng bỏ qua những
mặc cảm ngăn cách các giai tầng xã hội để mà nhìn giai tầng xã hội để mà
nhìn người, nhìn người theo cái nhãn quan riêng rất “bình dân” của mình.
Con đường đòi của Xuân tóc đỏ tò một đứa bé nhặt ban quần, được thêu
là đứa chào hàng ở tiệm may, rồi được ngộ nhận là tóc đỏ, là giáo sư quần
vợt, đến tột đỉnh là anh hùng cứu quốc trên sân quần - những may mắn
tình cò này của một kẻ hạ lưu trong đám thượng lưu được kể ra như đùa
cợt, chọc bỡn, rất khổ tin mà chấp nhận được là nhờ vào hiệu quả của hài
hước của nó mà ra. Có một cái gì đó tương tự nhau trong số phận của
Xuân tóc đỏ và Trạng Lợn, cả hai cùng gây cưòi do cái vẻ bất nhất trong
ngoài của mình, cố nhiên Vũ Trọng Phụng viết tiểu thuyết nên những tình
thế hài hước của Xuân tóc đỏ lâm vào đã tạo điều kiện cho ông dựng lên
được những chân dung, những tính cách khác không kém phần sắc sảo và
điển hình. Trước con mắt của Xuân tóc đỏ là một xã hội điên đảo, nhố
nhăng, không còn gì thiêng liêng đáng quý, cái xã hội như thế ngang tầm
vói bản chất nó và nó cũng là sản phẩm của cái xã hội đó. Đấy là cái nhìn
tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đối với hiện thực đương thời và ông đã
lấy cái cười xếp ngang hàng mọi người với nhau để xem hiện thực ấy
nhào nặn con người của nó như thế nào. Kết quả: một điển hình bất hủ
hiện ra và lừng lững tồn tại - Xuân tóc đỏ.
•
Sự xuất hiện của Số đỏ trong văn học công khai giai đoạn
1930 - 1945 vừa có tính đồng loại vừa có tính riêng biệt so vói các tác
phẩm khác. Đồng loại ở việc khai thác những mâu thuẫn của cái xã hội
thuộc địa nửa phong kiến: nông dân - địa chủ, tri thức - tư sản, nông thôn
- thành thị. Riêng biệt ở chỗ Sổ đỏ tập trung cao dộ thể hiện sự dị dạng
của con người trong xã hội đang tư sản hóa cuối mùa. Và Vũ Trọng
Phụng đã thành công xuất sắc, đã để lại một sự cách thân thể loại quan
trọng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiếc thay, sự cách tân này chưa
được tiếp tục phát triển. Tiểu thuyết của ta còn “sử thi hóa” nhiều hơn là
“tiểu thuyết hóa” xét cả về phương diện tư duy và thể loại.
•
Tóm lại, có thể thấy rằng tiểu thuyết số đỏ của Vũ Trọng
Phụng được giới nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc nhìn khác nhau. Mà ở
mỗi góc nhìn người đọc lại có những cách hiểu riêng. Trên đây là sự trình
bày về các kiểu tiếp nhận của độc giả Việt Nam về tác phẩm. Qua đó,
giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về lịch sử của một tác phẩm văn
chương.
•
•
KẾT LUẬN
Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư
tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học. về bản chất, nó là cuộc giao tiếp,
đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả tác phẩm. Đề cao vai trò của
người đọc trong tiến trình tạo nghĩa, sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận đã
đánh dấu sự tiến bộ trong việc giải mã những giá trị tiềm ẩn của những
tác phẩm văn chương. Hướng tiếp cận này đang được xem như là một
phương pháp nghiên cứu nhiều triển vọng nhằm phát hiện và lí giải
những vấn đề văn chương còn để ngỏ.
•
Lí thuyết về tiếp nhận văn học ra đời đã tạo điều kiện cho
các nhà nghiên cứu, người đọc chiếm lĩnh tác phẩm một cách dễ dàng
hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy có nhiều cách, nhiều
hướng tiếp nhận văn học: từ góc độ thi pháp, đặc trưng thể loại, từ góc
nhìn văn hóa, xã hội... Việc tiếp nhận văn học theo nhiều hướng khác
nhau, vì “hiện tượng văn học là một hiện tượng đa trị, đa sắc, cho nên
việc nghiên cứu nó đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp thì mới có thể
nắm bắt được ý nghĩa rộng lớn và đích thực của nó”.
•
Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của bạn đọc
trong việc làm phong phú những giá trị của tác phẩm văn học, khiến cho
tác phẩm sống cùng mọi thời đại. Trong lịch sử văn học Việt Nam, số đỏ
của Vũ Trọng Phụng được coi là một kiệt tác văn học, nên sự tiếp nhận
rất đa dạng, phong phú và có thể nói là phức tạp. Viết về Vũ Trọng Phụng
- một trong những khuôn mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện
đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên luận và hơn 200 bài báo. Trong đó,
có nhiều ý kiến trái ngược nhau, một số bài hoàn toàn phủ định, nhiều bài
lại hết sức ca ngợi thành tựu của ông qua tiểu thuyết số đỏ. Mỗi nhận
định, đánh giá của các nhà nghiên cứu lại dựa trên những góc nhìn khác
nhau, điều này dẫn tói tình trạng độc giả khó nắm bắt tác phẩm.
•
Đề tài “Tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở
Việt Nam” khái quát một cách đầy đủ quá trình tiếp nhận tác phẩm. Có
thể nói, trong lịch sử văn chương Việt Nam có không ít những hiện tượng
phức tạp, nhưng gây tranh cãi nhiều như số đỏ của Vũ Trọng Phụng thì
thật hiếm có. Sự nghiệp văn chương của nhà văn trẻ này có số phận lạ
thường. ít có nhà văn nào gây được sự chú ý đặc biệt của giói giáo dục,
giới lãnh đạo rộng rãi hơn hết nhà văn trẻ cùng thòi nào. Và cũng có lúc
số đỏ vị vùi sâu dưới đất đen, như chưa có tác phẩm nào bị vùi dập như
thế. Cũng có lúc nó lại được đưa lên một vị trí đỉnh cao.
•
Qua việc khái quát quá trình tiếp nhận số đỏ, chúng ta sẽ thấy
được trước 1945, dư luận tiếp cận số đỏ tò góc nhìn lịch sử và góc nhìn
phân tâm học, họ nhìn nhận và phê phán việc miêu tả "cái dâm" trong
văn chương Vũ Trọng Phụng, trong khi tác giả tự bảo vệ mình đã nhấn
mạnh định hướng "tả chân xã hội", định hướng tố cáo xã hội của ngòi bút
mình. Những năm 1960 - 1970 ở miền Bắc, dư luận chính thống ngả về
phía cho rằng di sản văn học của Vũ Trọng Phụng bênh vực tầng lớp trên,
mạt sát tầng lớp dưới, nói xấu cách mạng và người cách mạng. Nhưng
đến hiện nay, hướng tiếp cận đã thay đổi. Từ góc nhìn thi pháp học, giới
ngiên cứu thấy rằng số đỏ là “tác phẩm độc nhất vô nhị trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại xét về mặt thể loại” [17; 60], có cấu trúc tự sự và
cách tân thể loại độc đáo.
•
Đề tài nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến sự tiếp nhận tiểu
thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam. Nhưng qua đó, khẳng định
được vai trò của lí thuyết tiếp nhận trong việc nghiên cứu và phê bình tác
phẩm văn học. Chúng tôi hy vọng rằng, trong thòi gian tói sẽ tiếp tục có
những tìm tòi mói, toàn diện hơn trong lĩnh vực này, ở tất cả các tiểu
thuyết của nhà văn.
•
52
•
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn) (1999), Vũ Trọng Phụng - tài năng và sự
thật, Nxb Văn học.
2. Nguyễn Văn Dân (1999), Tiếp nhận vãn học một vấn đề lớn của nghiên cứu vãn
học, trong nghiên cứu vãn học, lí huận ứng dụng, Nxb Giáo dục.
3. Trương Đăng Dung (2013), Tác phẩm văn học nhìn từ lí thuyết tiếp nhận, Nxb Khoa
học xã hội.
4. Cao Việt Dũng (2013), “Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn chương Việt Nam:
Một số nhìn nhận mới”, Tạp chí Nghiên cứu Vẫn học, số 10/ 2013.
5. A.V.Dranov (2002), “Mỹ học tiếp nhận”, Tạp chỉ Văn học, số 3.
6. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
7. Mai Hoàng, “Cuộc sống đương cựa quậy”, Tiền Phong chủ nhật số 7/ 1997.
8. Nguyễn Hoành Khung - Lại Nguyên Ân (sưu tầm, biên soạn) (1994), Vũ Trọng
Phụng - con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Nguyễn Hoành Khung (2001), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Nxb. Giáo
dục.
10. Định Lựu (2004), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Giáo dục.
11.Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận vãn học - tập 1, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
12.Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thể giới nghệ thuật của nhà văn,
Nxb Giáo dục.
14.Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (giói thiệu) (2011), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng
tập 2. Nxb Văn học.
[...]... học, đó chính là lí thuyết tiếp nhận • Trên cơ sở đó, năm tháng 11 năm 1985 Mĩ học tiếp nhận của trường phái Konstanz Đức lần đầu tiên được Nguyễn Văn Dân giới thiệu ở Việt Nam trong bài Tiếp nhận “Mĩ học tiếp nhận ” như thế nào ? Trong bài này, ông giới thiệu một số tư tưởng của Jauss qua thuật ngữ “Tầm đón đợi”, “Khoảng cách thẩm mĩ Đáng tiếc là tiếp sau đó, Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam không được chính... chờ đợi của độc giả Sự tiếp nhận tác phẩm và sự hình thành kinh nghiệm thẩm mỹ của độc giả được thực hiện trong tiến t rình tương tác của hai tầm chờ đợi ấy H R Jauss nhận xét, tầm chờ đợi của tác phẩm là bình ổn, khác với tầm chờ đợi của người tiếp nhận vốn luôn luôn biến đổi • Chương 2 CÁC KHUYNH HƯỚNG TIẾP NHẬN TIÊU THUYẾT SÔ ĐỎ Ở VIỆT NAM • Lý thuyết tiếp nhận thừa nhận vai trò quan trọng của người... năm 80 của thế kỉ 20 đến giữa thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI Ở Việt Nam, mặc dù lí thuyết này xuất hiện khá sớm (1985), nhưng cho đến nay, dấu ấn của nó vẫn chưa thật sự rõ ràng, có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, tận dụng Tái hiện chỉnh thể diện mạo của Mĩ học tiếp nhận ở Việt Nam và lí giải nguyên nhân dẫn đến diện mạo đó là cơ sở quan trọng để luận bàn về vấn đề tiếp nhận lí thuyết ngoại... tượng luận ở Việt Nam cũng đã khẳng định Trương Đăng Dung có “các công trình dịch thuật nhiều nhà lý luận kinh điển của mỹ học tiếp nhận • Gần đây nghiên cứu Mĩ học tiếp nhận đáng chú ý nhất là những bài viết của Hoàng Phong Tuấn, năm 2010 anh đã công bố bài viết về sự khác nhau giữa “Lý thuyết tiếp nhận ” và “Mỹ học tiếp nhận ” của Hans Robert Jaub và 2012 công bố bài: Một sổ điểm chỉnh trong ỉỷ thuyết. .. tượng văn học cũng như giải mã tâm lí sáng tạo của nhà văn như vấn đề vô thức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo • Dưới góc nhìn phân tâm học, khi mới ra đòi, tiểu thuyết số đỏ của Vũ Trọng Phụng bị giói nghiên cứu hoài nghi, phê phán Vũ Trọng Phụng đã từng nổi danh một thời là văn sĩ khiêu dâm số một số đỏ được nhà văn Vũ Trọng Phụng công bố vào tháng 10 năm 1936, ngay từ khi... luận Đọc và tiếp nhận văn chương (2002) của Nguyễn Thanh Hùng và Tác phẩm vãn học như là quá trình (2004) của Trương Đăng Dung Trong công trình của mình, Nguyễn Thanh Hùng có một mục viết về Trường phái tiếp nhận Konstanz và ỷ nghĩa của tên gọi nêu lên sơ lược về các khuynh hướng nghiên cứu tiếp nhận nói chung, trong đó có mĩ học tiếp nhận Mặc dù đây là chuyên luận trên cơ sở tiếp thu tổng họp lí thuyết. .. ghi nhận một số lĩnh vực và khuynh hướng nghiên cứu của mỹ học tiếp nhận: • + Mỹ học tiếp nhận nhận thức lý thuyết (giải thích học và hiện tượng học) + Mỹ học tiếp nhận mô tả tái tạo (chủ nghĩa cấu trúc, những người kế tục chủ nghĩa hình thức Nga) • + Mỹ học tiếp nhận xã hội học thực nghiệm (xã hội học về thị hiếu đọc) + Mỹ học tiếp nhận tâm lý (nghiên cứu tâm lý các thế hệ độc giả) • + Mỹ học tiếp nhận. .. nhận lý thuyết giao tiếp (nghiên cứu kí hiệu • + Mỹ học tiếp nhận thông tin xã hội học (nghiên cứu vai trò học) xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng) 1.2 Sự giới thiệu và vận dụng lí thuyết tiếp nhận ở Việt Nam • o • • • • o ư MT » • Mĩ học tiếp nhận là lí thuyết văn học từng gây ảnh hưởng lớn trên thế giới suốt từ những năm cuối thập kỉ 60 đến cuối thập kỉ 80 ở phương Tây và rầm rộ ở Trung... xuôi Việt Nam hiện đại, tính đến nay đã có 3 tập chuyên luận và hơn 200 bài báo Trong đó có một số bài hoàn toàn phủ nhận, nhiều bài hết sức ca ngọi thành tựu sáng tác của ông số đỏ có thể nói là một trường hợp đặc biệt được chú ý trong số những sáng tác của Vũ Trọng Phụng 2.1 • Thái độ hoài nghỉ Lịch sử văn học Việt Nam có không ít những hiện tượng văn học phức tạp, song phức tạp, sóng gió như Vũ Trọng. .. 1943, Vũ Ngọc Phan có bài Vũ Trọng Phụng (Biệt hiệu thiên hư)” Trong bài viết này, ông khẳng định: “Sổ đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết hoạt kê, nhưng lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm” [21; 174] Ông lí giải nhận định trên bằng các đưa ra những dẫn chứng cụ thể như: “Xuân tóc đỏ , một gã nhặt ban ở sân quần chỉ nhờ sự may mắn số đỏ mà thấm thoắt từ cái phận một gã lang thang trở ... hướng tiếp nhận tiểu thuyết sổ đỏ Vũ Trọng Phụng Việt Nam 5.2 Ý nghĩa cửa khóa luận • Từ lí thuyết mỹ học tiếp nhận, vận dụng để tìm hiểu tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ Vũ Trọng Phụng Việt Nam Từ... đánh giá tác phẩm, khái quát khuynh hướng tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ Việt Nam Việc nghiên cứu đề tài Tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ Vũ Trọng Phụng Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn lớn cho công tác... hướng tiếp nhận tiểu thuyết số đỏ Vũ Trọng Phụng Việt Nam qua thòi kì 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu • Do điều kiện tìm tư liệu khuôn khổ khóa luận, vào hướng tiếp cận đối vói tác phẩm số đỏ nhà văn Vũ Trọng