Chuyên ngành xã hội học từng có nhiều công trình nghiên cứuliên quan đến vai giao tiếp như sau: - “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt” của tác giả Nguyễn VănKhang 1996 -
Trang 1- -
VAI GIAO TIẾP TRONG TIỂU THUYẾT
SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Kim Anh
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2016
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác
Tác giả luận văn
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp, đề tài “Vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của học viên
Nguyễn Thị Thu Trang tại trường Đại học Hải Phòng
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Phạm
Thị Kim Anh – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Hải
Phòng, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khóa thư Việt Nam, phòng
Quản lí khoa học và đào tạo sau đại học của trường Đại học Hải Phòng
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn
www.foxitsoftware.com/shopping
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN………i
LỜI CẢM ƠN……….ii
MỤC LỤC……… iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……… iv
DANH MỤC BẢNG……… v
MỞ ĐẦU……… 1
1 Lí do chọn đề tài ……… 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Cấu trúc luận văn 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN… 8
1.1 Khái quát về giao tiếp……… 8
1.2 Một số vấn đề về lý thuyết hội thoại……… 11
1.3 Vai giao tiếp……… 14
1.4 Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ……….………24
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VAI GIAO TIẾP TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ QUA CÁCH XƯNG HÔ CỦA CÁC NHÂN VẬT 29
2.1 Các từ ngữ để xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ 29
2.1.1 Cách xưng và các từ ngữ dùng để xưng 29
2.1.2 Cách hô và các từ ngữ dùng để hô 31
2.2 Chiến lược giao tiếp xưng hô của các nhân vật 34
2.2.1 Chiến lược giao tiếp xưng hô trong phạm vi gia đình 35
Trang 52.2.2 Chiến lược giao tiếp xưng hô trong phạm vi xã hội 41
2.3 Hiện tượng chuyển vai trong tiểu thuyết Số đỏ 46
2.3.1 Vài nét khái quát về hiện tượng chuyển vai trong giao tiếp 46
2.3.2 Sự chuyển vai giao tiếp trong Số đỏ 47
Tiểu kết chương 2 51
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VAI GIAO TIẾP TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA CÁC HÀNH VI NGÔN NGỮ 53
3.1 Các hành vi ngôn ngữ thể hiện vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 53
3.1.1 Thống kê tần số xuất hiện 53
3.1.2 Nhận xét 54
3.2 Miêu tả một số hành vi ngôn ngữ 54
3.2.1 Hành vi ra lệnh, khuyên, xin 54
3.2.3 Hành vi hỏi 62
3.2.3 Hành vi nhờ 64
3.2.3 Hành vi trần thuật 69
Tiểu kết chương 3 73
KẾT LUẬN……… 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 77
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hoạt động giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, trong tổchức và phát triển của xã hội Thông qua hoạt động giao tiếp, con người chẳng những truyềnđạt những nhận thức, tư tưởng, tình cảm với nhau (truyền đạt từ nơi này sang nơi khác,truyền đạt từ thế này sang thế hệ khác) mà còn tập hợp nhau, tổ chức thành các tập thể xãhội Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người, ngôn ngữ giúpcon người giao tiếp với nhau và trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm với các sắc thái tinh
vi, tế nhị nhất
Qua vai giao tiếp, vị thế xã hội, tính cách, suy nghĩ, của con người, đặc biệt là nhânvật trong văn học được thể hiện một cách sinh động, rõ nét Đồng thời, tư tưởng, tình cảm,quan điểm của nhà văn được bộc lộ sâu sắc Việc nghiên cứu vai giao tiếp trong tác phẩmvăn học sẽ góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt đó
Vũ Trọng Phụng một nhà văn hiện thực lớn đầy tài năng, tiêu biểu cho “khuynh
hướng tả chân” trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào
phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, phát huy cao độ tài năng châmbiếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng xây dựng
“hình ảnh thu nhỏ của một xã hội rộng lớn” với thế giới nhân vật đông đúc, phức tạp, đủ loạiquái thai: me Tây, nhà giàu hãnh tiến, bọn trí thức dâm uế vô liêm sỉ, bọn tu hành, gõ mõ giảdạng, gái tân thời mất nết… Nhà văn vạch rõ chân tướng nhố nhăng, lố bịch của những hạngngười mang danh thượng lưu, quí phái, văn minh tân tiến nhưng thực chất là những cặn bã,quái thai của cái xã hội dở Tây dở ta
Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đặc biệt dụng công trong việc xây dựng ngôn ngữ đối
thoại làm nổi bật bản chất, tính cách của nhân vật Qua đó, vai giao tiếp của mỗi nhân vậtcũng được hiện lên một cách đa dạng, sinh động thể hiện nét độc đáo trong cách xây dựngnhân vật và phong cách nghệ thuật của nhà văn
Những điều lí giải ở trên là cơ sở để chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Vaigiao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”
Trang 72 Lịch sử vấn đề
Ngữ dụng học xuất hiện trên thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX với nhiều nhà nghiên cứunổi tiếng: J.L.Austin, J.RSearle, JJKatz, Ballmer…Ở Việt Nam, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn ĐứcDân, Nguyễn Thiện Giáp là những người có công mở đường cho ngành ngữ dụng học
Ngữ dụng học nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ của người nói, việc sử dụng nàykhông thể lí giải được bằng các lý thuyết ngữ nghĩa học tiền dụng học cũng như không thể lígiải được bằng những tri thức về ngôn ngữ tách riêng Theo một cách hiểu hẹp hơn, ngữdụng học quan tâm tới việc người nghe làm thế nào nắm bắt được ý nghĩa mà người nói có ýđịnh nói ra Theo nghĩa rộng, nó quan tâm tới những nguyên tắc chung chi phối sự giao tiếpgiữa người với người Một trong những yếu tố chi phối sự giao tiếp giữa các nhân vật giaotiếp chính là vai giao tiếp
Vai giao tiếp là một vấn đề quan trọng của dụng học luôn thu hút sự quan tâm củanhiều người và nhiều ngành Chuyên ngành xã hội học từng có nhiều công trình nghiên cứuliên quan đến vai giao tiếp như sau:
- “Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt” của tác giả Nguyễn VănKhang (1996)
- Ngữ dụng học, T.I của Nguyễn Đức Dân (1998 )
- “Vài nét về ngôn ngữ giao tiếp trong các cuộc nói chuyện giữa 3 thế hệ “Ông bà –Cha mẹ - Con cháu” tại một số gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Phan Thị YếnTuyết & Lương Văn Hy (2000)
- “Phong cách giao tiếp của người lớn với trẻ em: giới, giai tầng xã hội và vùng địalý” của Lương Văn Hy (2000)
- “Hệ thống từ xưng gọi trong tiếng Việt hiện đại” của tác giả Lý Toàn Thắng (2012)Chuyên ngành Ngữ dụng học, vấn đề vai giao tiếp đề cập đến trong các công trìnhnghiên cứu như sau:
- Giáo trình “Ngữ dụng học” của Đỗ Thị Kim Liên (2005)
- “Vai giao tiếp và phép lịch sự trong tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 2005 - TạThị Thanh Tâm)
Trang 8- “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2 của GS.TS Đỗ Hữu Châu ( 2007)
- “Dụng học Việt Ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp (2007)
- “Giao tiếp, Diễn ngôn và Cấu tạo” của văn bản của Diệp Quang Ban (2012)
- “Giáo trình Ngữ dụng học” của Nguyễn Thị Thuận (2014)
Có thể nói, những cuốn sách, bài viết của các tác giả nêu trên là cơ sở lí thuyết cănbản của giao tiếp ngôn ngữ Các công trình nghiên cứu về những vấn đề cụ thể của vai giaotiếp đến nay chưa nhiều, chủ yếu là các luận án Tiến sĩ và một số luận văn Thạc sĩ Nhữngluận văn này, bước đầu ứng dụng lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ để nghiên cứu những vấn đề
cụ thể của vai giao tiếp
Tạ Thị Thanh Tâm đã nghiên cứu sâu về vai giao tiếp trong bài viết “Vai giao tiếp vàphép lịch sự trong tiếng Việt” ( Tạp chí Ngôn ngữ số 1, 2005) và trong Luận án Tiến sĩ “Lịch
sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Việt”, tác giả cũng có bàn đến lịch sự và vai giaotiếp Lê Ngọc Hòa khảo sát về “Đặc điểm cách xưng hô của các vai giao tiếp trong truyệnngắn Nguyễn Công Hoan” (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Vinh, năm 2006) Bùi Khánh Chi đãchọn “Vai giao tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao” làm đề tài Luận văn thạc sĩ (Đại họcHải Phòng, 2011) Tác giả đã vận dụng lí thuyết về hội thoại, về giao tiếp để tìm hiểu nhữngđặc điểm của vai giao tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao thể hiện qua hai phương diện là
từ xưng hô và hành vi ngôn ngữ Hoàng Thị Tưới tìm hiểu “Đặc điểm ngôn ngữ giới tínhtrong phát ngôn và hồi đáp hỏi qua tác phẩm của Nam Cao”( Luận văn thạc sĩ – Đại học HảiPhòng 2011); Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Bích Thơm (Đại học Hải Phòng, 2014)nghiên cứu về “Vai giao tiếp trong Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” củaNguyễn Nhật Ánh Luận văn đi sâu làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lí thuyết giao tiếp, đặcbiệt là mối quan hệ giữa vai giao tiếp và phép lịch sự
Bên cạnh đó, có một số luận văn đã nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, các hành vingôn ngữ cũng góp phần thể hiện rõ vai giao tiếp trong hội thoại Luận văn Thạc sĩ củaNguyễn Thị Ngận, Lê Thị Thu Hoa, Đinh Thị Hà bảo vệ năm 1996 đã nghiên cứu về cấutrúc ngữ nghĩa của một số nhóm động từ nói năng biểu thị các hành vi ngôn ngữ như: nhóm
"bàn", "cãi", "tranh luận", nhóm "khen", "tặng", "chê" … thành công của các luận văn này là
đã xây dựng được cấu trúc ngữ nghĩa cho mỗi động từ thuộc một nhóm cụ thể
Trang 9Năm 1997, Nguyễn Thị Thái Hòa đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài
"Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng nhóm "Khuyên", "Ra lệnh", "Nhờ", trong luận văn nàyNguyễn Thị Thái Hòa đã vận dụng lí thuyết ngữ dụng học và tìm ra được các điều kiện thỏamãn của từng hành vi ngôn ngữ do động từ nói năng biểu thị ý nghĩa của nội dung mệnh đề(dictum)
Đến năm 2000, ba tác giả Vũ Tố Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến đãthành công khi nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi ở ba
nhóm lớn là hành vi "cam kết", hành vi "chê" và hành vi "cảm thán".
Năm 2007, luận án tiến sĩ của Dương Tuyết Hạnh nghiên cứu “Hành vi nhờ và sựkiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng tiếng Việt” Năm 2014, luận văn thạc sĩ của tác giả BùiThị Hường (học viên Cao học, K4, Đại học Hải Phòng) với đề tài “Hành động cầu khiếntrong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” Và đề tài “Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trongtác phẩm Vũ Trọng Phụng”, trong luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Hương Mai (Đại học HảiPhòng, 2014) giúp chúng ta hiểu thêm một nét đẹp trong truyền thống ứng xử của ngườiViệt: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Về tác giả Vũ Trọng Phụng và những sáng tác của ông, đặc biệt tiểu thuyết Số đỏ đã
có nhiều bài viết và sách nghiên cứu như sau:
- Vũ Trọng Phụng về tác giả, tác phẩm ( Nguyễn Ngọc Thiện (CB) , NXB GD, HN, 2001)
- Bản sắc hiện đại trong tác phẩm Số đỏ (Viện văn học, NXB Văn học, HN, 2003)
- Tiếng cười Vũ Trọng Phụng ( NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2003)
- Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Đinh Trí Dũng – NXB KHXH,HN 2005)
- Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( T.S Đinh Lựu – NXB Thông tin và truyền
thông, 2010)
- Vũ Trọng Phụng - Tác phẩm và lời bình ( Nhà xuất bản văn học 2012)…
Những công trình nghiên cứu trên đã cho chúng ta cái nhìn hệ thống về giá trị hiệnthực, giá trị nghệ thuật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng Cuốn “Vũ Trọng Phụng về tácgiả, tác phẩm” tập trung một số bài viết tiêu biểu, sâu sắc nhất về cuộc đời và sự nghiệp vănhọc của ông Đặc biệt, cuốn “Tiếng cười Vũ Trọng Phụng” đã đi sâu nghiên cứu nghệ thuật
Trang 10trần thuật mang tính hài của Vũ Trọng Phụng, gắn với hệ thống ngôn ngữ và giọng điệu tràophúng, tạo ra một loại văn bản độc đáo vừa thống nhất vừa đa dạng Chuyên khảo “Nhân vậttiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” tác giả đã có một số phát hiện mới trong quan niệm nghệ thuật
về con người, đề cập đến những biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong xây dựng nhân vật kíhọa chân dung, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Qua các công trình nghiên cứu Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy, ở những chặngđường trước, các nhà nghiên cứu, phê bình tập trung khám phá và có những phát hiện sâusắc về tư tưởng, nội dung trong sáng tác của nhà văn Càng về sau, các nhà nghiên cứu càng
có ý thức hơn và tập trung khám phá nghệ thuật, phong cách, thi pháp của nhà văn
Tìm hiểu về Vũ Trọng Phụng, các nhà nghiên cứu đã có những con đường và khámphá khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nhìn nhận, nghiên cứu vai giao tiếp trongtiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Trên cơ sở thừa nhận và tiếp nối những thành quả nghiêncứu của các tác giả nêu trên, đồng thời mong muốn góp phần hoàn thiện mảng đề tài về Vaigiao tiếp với thể loại tiểu thuyết - một hướng đi khá mới mẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu Vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng, luận văn muốn góp phần vào nghiên cứu các chiến lược hội thoại của người Việt,trong đó có chiến lược giao tiếp của các vai giao tiếp khác nhau
Để đạt được mục tiêu nói trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ của luận văn như sau:
- Giới thiệu lí thuyết cơ bản liên quan đến đề tài
- Khảo sát và phân loại các vai giao tiếp qua cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
- Nghiên cứu các đặc điểm của vai giao tiếp thể hiện trong hành vi ngôn ngữ, từ đóxác định vị thế giao tiếp của các nhân vật trong hội thoại có ảnh hưởng tới việc lựa chọn từxưng hô, chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nhân vật khi tham gia giao tiếp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là vai giao tiếp của các nhân vật
trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã phối hợp sử dụng các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thống kê – phân loại: để khảo sát vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số
đỏ của Vũ Trọng Phụng Dựa trên nguồn ngữ liệu thu thập được, luận văn tập trung phân
tích, miêu tả ngữ liệu để rút ra những nhận xét và kết luận về vai giao tiếp của các nhân vậttrong việc xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn
5.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được dùng để đối chiếu cácvai giao tiếp quyền lực và kết liên
5.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này được dùng đểphân tích lời thoại, tổng kết các kết quả nghiên cứu
5.4 Các thao tác xử lí tư liệu
- Thống kê các cuộc hội thoại trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
- Phân loại vai giao tiếp trong các cuộc hội thoại trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng
- Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm sáng
tỏ thêm một số vấn đề khi nghiên cứu về vai giao tiếp; nâng cao hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ
Trang 12trong cuộc sống Đồng thời, luận văn còn góp phần khẳng định văn tài của Vũ Trọng Phụngtrong lĩnh vực sáng tạo ngôn ngữ tiếng Việt.
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Nguồn ngữ liệu, nộidung luận văn bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề liên quan
CHƯƠNG 2: Đặc điểm vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng qua
cách xưng hô của các nhân vật
CHƯƠNG 3: Đặc điểm vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng qua
hành vi ngôn ngữ của các nhân vật
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1 Khái quát về giao tiếp
1.1.1 Định nghĩa
Giao tiếp quá trình trao đổi thông tin giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp, diễn ra trongmột ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định
Theo Các Mác “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”, và các mối quan
hệ này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp Chính vì vậy, giao tiếp không chỉ là một hoạtđộng xã hội cơ bản, mà nó còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của xã hội Chính nhờ cógiao tiếp mà con người mới hoàn thiện và phát triển Trong giao tiếp bao giờ cũng có 2 nhântố: người phát / người nói và người nhận / người nghe
Thực ra trong nhiều hoạt động của con người, mỗi thành viên (người phát ngôn vàngười nhận) luôn có quan hệ tương tác Người nói vừa giữ vai trò chủ động, vừa bị chi phốibởi người nghe Nghĩa là người nói phải phụ thuộc người nghe để lựa chọn nội dung,phương tiện, cách thức biểu đạt
Người nghe cũng không hoàn toàn thụ động so với người nói, người nghe chi phốinội dung, cách thức của người nói, đồng thời còn tham gia điều chỉnh nội dung và cách thứccủa người nói, nhìn thái độ của người nghe mà nói Như thế, hai nhân vật giao tiếp khôngnhững có sự đổi vai cho nhau, mà còn luôn luôn tương tác, để có thể điều chỉnh hoạt độngnói, hoạt động nghe Ngoài ra, mỗi nhân vật giao tiếp đồng thời vừa đóng vai trò của ngườinói, vừa đóng vai trò của người nghe
Đáng chú ý là quan niệm nổi tiếng của R Jakobson về giao tiếp Ông đã xem xét vấn
đề giao tiếp dưới góc độ chức năng khu biệt của các đơn vị ngôn ngữ Theo ông, mỗi hành vigiao tiếp ngôn ngữ bao gồm 6 nhân tố: người phát, thông điệp, người nhận, ngữ cảnh tiếpxúc và mã Ông đã khái quát hoạt động giao tiếp qua mô hình sau:
Ngữ cảnhNgười phát -> Thông điệp -> Người nhận
Tiếp xúcMã
Trang 14Mô hình giao tiếp của ông được xem là đầy đủ nhất và phản ánh một cách bản chấtnhất cơ chế của một quá trình giao tiếp.
1.1.2 Nhân tố giao tiếp
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu “Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộcgiao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác
động vào nhau Đó là những tương tác bằng ngôn ngữ” [10, tr.15] Nhân vật giao tiếp đóng
vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại; chính
đó là linh hồn của cuộc thoại
Hoàn cảnh giao tiếp: Những hiện thực bên ngoài diễn ngôn, tạo nên môi trường chocuộc giao tiếp, gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng (tiền giả định bách khoa của các thoại nhân),thoại trường, hiện thực được nói tới trong diễn ngôn
Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp, gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, các biến thểngôn ngữ (theo phương ngữ và theo ngữ vực)
Diễn ngôn (ngôn bản/văn bản): là đơn vị ngôn ngữ được dùng trong lời nói gồm phátngôn (dạng hiện thực hóa của câu trong giao tiếp) hay chuỗi các phát ngôn theo một đề tài,chủ đề chung nào đó trong cuộc giao tiếp
Tình huống giao tiếp (ngữ huống) và ngôn cảnh Tình huống giao tiếp: là trạng tháitrực tiếp, cụ thể của ngữ cảnh ở một thời điểm nhất định nào đó của cuộc giao tiếp do tácđộng tổng hợp của các nhân tố ở thời điểm đó Ngôn cảnh: là hoàn cảnh ngôn ngữ, gồm tiềnngôn cảnh và hậu ngôn cảnh
1.1.3 Chức năng giao tiếp
Chức năng của giao tiếp là vai trò, nhiệm vụ mà giao tiếp phải thực hiện, phải đảmnhiệm trong đời sống cộng đồng Cụ thể nó có các chức năng sau:
- Chức năng thông tin:
Khi giao tiếp, phát ngôn của mỗi bên tham gia đều chứa đựng thông tin Không cóphát ngôn nào là không chứa đựng thông tin
- Chức năng tạo lập quan hệ:
Giao tiếp không chỉ có chức năng thông báo mà còn có vai trò, nhiệm vụ thiết lập,củng cố, phát triển các mối quan hệ giữa các đối tượng, làm cho quan hệ đó tốt đẹp lên hoặcxấu đi Chức năng này góp phần hình thành vai giao tiếp cho mỗi cá nhân trong cộng đồng
- Chức năng tự biểu hiện
Trang 15Trong cuộc thoại, con người luôn tự ý thức về bản thân mình thông qua sở thích, tìnhcảm, khuynh hướng, trạng thái tâm lí bộc lộ với người đối thoại.
- Chức năng giải trí
- Chức năng hành động
Các chức năng này đan xen phối hợp nhau Tùy trong từng cuộc giao tiếp cụ thể màchức năng nào được coi là chính yếu Xét về việc xác lập “vai” trong giao tiếp thì chức năng
“tạo lập quan hệ” và “tự biểu hiện” là quan trọng nhất
1.1.4 Sự kiện giao tiếp
Khi nhắc tới lí thuyết về vai giao tiếp, không thể không nói tới sự kiện giao tiếp Theotác giả D.Hymes, để nói lên bản chất của quá trình này chỉ có thuật ngữ SPEAKING (gồmtám chữ cái viết tắt để chỉ tám yếu tố tham gia vào sự kiện giao tiếp) mới miêu tả đầy đủ toàn
bộ hoạt động giao tiếp Dưới đây là sự cụ thể hóa thuật ngữ này
SPEAKING: Sự kiện giao tiếp(1) S: Chu cảnh và bối cảnh
(2) P: Người tham gia giao tiếp
(3) E: Mục đích giao tiếp
(4) A: Chuỗi hành vi
(5) K: Kênh hoặc phương thức truyền tin
(6) I: Công cụ để truyền tin
(7) N: Chuẩn tương tác và chuẩn giải thích
(8) G: Thể loại
Khi giao tiếp trong bất kể tình huống nào đều phải tuân thủ theo quy tắc nhất định
Và để đạt được mục đích cũng như hiệu quả giao tiếp, con người cần phải chấp hành theotám yếu tố có liên quan đến sự kiện giao tiếp như trên
1.1.5 Quan hệ giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tác động lẫn nhau thông qua các diễn ngôncủa những người tham gia giao tiếp Trong một cuộc giao tiếp, các vai giao tiếp được đặt vàocác mối quan hệ, và những mối quan hệ này đóng vai trò chi phối cả nội dung lẫn hình thứchoạt động giao tiếp Trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản”, tác giả
Trang 16Nguyễn Văn Khang đã viết: “Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham giagiao tiếp phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó chính là quan hệ giao tiếp.” [34, tr 198]
Quan hệ giao tiếp được tác giả chia thành hai loại chính: quan hệ quyền thế và quan
hệ kết liên
Quan hệ quyền thế (quan hệ theo trục dọc) là “quan hệ trên dưới, sang hèn, tôn khinh” [34, tr.199] Quan hệ này thể hiện vị thế xã hội giữa những người tham gia giao tiếp
-Sự không bình đẳng về vị thế, trước hết là những vấn đề của ngữ cảnh: tuổi tác, giới tính, địa
vị, vai trò trong hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ…
Trong gia đình, đó là những người bậc trên và những người bậc dưới (ông bà - cháuchắt; bố mẹ - con cái; chú, dì, cô, bác - cháu ); là quan hệ giữa người sinh trước và sinh sautrong cùng một thế hệ như anh / chị - em
Trong quan hệ xã hội, đó là quan hệ giữa thủ trưởng - nhân viên, giữa người ít tuổivới người nhiều tuổi và ngược lại Nhìn chung, loại quan hệ này căn cứ chủ yếu vào cácyếu tố: tuổi tác, địa vị, thứ bậc để phân vai
Quan hệ kết liên (quan hệ theo trục ngang) là “quan hệ ngang bằng, là một sự sẻ chiagiữa mọi người ở mức độ gần gũi, thân mật.”[ 34, tr.199 - 200]
Sự thân tình hay xa lạ tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau Chẳng hạn quan hệ giữa bố
mẹ - con cái thường gắn bó, gần gũi hơn quan hệ ông bà - cháu chắt
Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và
cả quá trình giao tiếp Vị thế xã hội không đồng nhất với vị thế giao tiếp (vai trò, vị thế củanhân vật tham gia hội thoại) Trong giao tiếp, quan hệ quyền thế và quan hệ kết liên có sựhòa trộn vào nhau một cách mật thiết chứ không hề tách rời nhau Cùng một quan hệ quyềnthế (người nói ở vị thế cao, người nghe ở vị thế thấp) nhưng nếu mức độ thân - sơ giữa họkhác nhau thì cách sử dụng ngôn từ biểu thị quan hệ vai cũng khác nhau
Chúng tôi sẽ vận dụng lí thuyết này để xem xét các mối quan hệ liên nhân giữa cácnhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, từ đó định dạng vai giao tiếp của cácnhân vật dựa trên sự xác lập từ cặp vai tương ứng với đối tượng giao tiếp
1.2 Một số vấn đề về lý thuyết hội thoại
1.2.1 Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và hiện nay ngôn ngữhọc của hầu hết các quốc gia đều bàn đến hội thoại Ở Việt Nam, kế thừa những thành quả
Trang 17của ngôn ngữ học thế giới hội thoại trở thành vấn đề nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữhọc ứng dụng.
Nguyễn Thiện Giáp: “Giao tiếp hội thoại là hình thức cơ bản của ngôn ngữ Giao tiếphội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và ngườinghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau.”
Theo Đỗ Hữu Châu “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến củangôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [ 10, tr.15 ]
là các đối tác hội thoại thì trao lời là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượtlời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó làdành cho Sp2
1.2.2.2 Sự trao đáp (exchange)
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1.Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúcnhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe
Cũng như sự trao lời, sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằnglời, thông thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau
1.2.2.3 Sự tương tác (interaction)
Trong hội thoại, các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau,làm biến đổi lẫn nhau Trước cuộc hội thoại giữa các nhân vật có sự khác biệt, đối lập, thậmchí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm, ý muốn ) không có sự khác biệt nàythì giao tiếp thành thừa Trong hội thoại và qua hội thoại những khác biệt này giảm đi hoặc
mở rộng ra, căng lên có khi thành xung đột
Trong một cuộc hội thoại, sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác gắn bó chặt chẽ vớinhau Đây là ba vận động đặc trưng cho một cuộc thoại, những quy tắc, cấu trúc và chứcnăng trong hội thoại đều bắt nguồn từ ba vận động trên, chủ yếu là vận động tương tác
Trang 181.2.3 Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Trong các quy tắc hội thoại thì quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân (phép lịch sự) cótác động rõ rệt đến đặc điểm của các vai giao tiếp
Giao tiếp là hành vi mang tính xã hội, chịu sự chi phối rất lớn của yếu tố lịch sự vàvăn hóa Lịch sự trong tương tác được G,Yule định nghĩa: “ Những phương thức được dùng
để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng”
Lịch sự là sự thể hiện cái văn minh tiến bộ của loài người Không có người nào lạithích những lời lẽ và cử chỉ thiếu lịch sự Lịch sự bao gồm hai phương diện: kính và khiêm.Trên thực tế, hai phương diện này luôn luôn hỗ trợ cho nhau Người biết kính trọng ngườikhác thì tất phải biết tự hạ mình Người biết tự hạ mình tức là biết tôn trọng người khác.[13, tr.36]
Dáng vẻ, cử chỉ, lời nói là ba mặt thể hiện cụ thể của tính lịch sự Ba phương diện nàytuy có khác biệt nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau Trong đó, lời lẽ đặc biệt là cách xưng
hô như thế nào để phù hợp với vai giao tiếp, phù hợp với quy phạm đạo đức xã hội là vấn đềcần quan tâm hàng đầu trong giao tiếp ngôn ngữ Trong quan hệ giao tiếp, các đối tượngtham gia đối thoại thuộc những nhóm xã hội riêng biệt, vì thế đặc điểm ngôn ngữ của nhómnày có thể khác với các nhóm xã hội khác Tuy nhiên, từ những góc độ khác nhau, mỗingười lại thuộc về một số nhóm xã hội khác nhau Trong một quá trình giao tiếp ngôn ngữ
cụ thể, hai bên đối thoại có thể sắm vai thành viên của một hoặc một vài nhóm xã hội nào đó
Do vậy, quan hệ giữa hai bên tham gia giao tiếp không đơn giản là quan hệ giữa nhóm xã hộithuộc về người phát ngôn và người nhận phát ngôn Có khi nó tổng hòa của những nhóm xãhội mà người tham gia giao tiếp là đại diện
Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự chi phối cả tiến trình giao tiếp,
cả nội dung và hình thức diễn ngôn, cũng như hội thoại và xưng hô Do đó, các từ xưng hôtrong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh của quan hệ cá nhân Qua các từ xưng hô, vai ngườinghe có thể nhận biết được vai người nói đã xác định quan hệ dọc hay quan hệ ngang tronggiao tiếp như thế nào để hồi đáp cho phù hợp Qua việc sử dụng từ xưng hô mà vai nghebiết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào.Từ xưng
hô cũng phần nào phản ánh đặc điểm tính cách, văn hóa giao tiếp của các vai giao tiếp.Ngoài ra, quan hệ liên cá nhân cũng chi phối việc lựa chọn hành vi ngôn ngữ của các vaigiao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp nhất định
Trang 19Qua nghiên cứu tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy đặc điểm
của các vai giao tiếp trong truyện của ông gắn bó mật thiết với phép lịch sự Với ánh sángcủa lí thuyết lịch sự, ta có thể nhận thấy tài năng của nhà văn trong việc khắc họa cá tính củatừng vai giao tiếp trong những ngữ cảnh cụ thể
1.3 Vai giao tiếp
1.3.1 Một số quan điểm về vai giao tiếp
Khi cá nhân tham gia vào hoạt động giao tiếp thì mang theo các vai xã hội vào quátrình giao tiếp, được gọi là vai giao tiếp Vai giao tiếp là một trong hai mối quan hệ của nhânvật giao tiếp: quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân Trong đó, quan hệ vai giao tiếp làquan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp
Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm trong một cuộc giao tiếp luôn có sự phân vai Ôngdùng kí hiệu Sp để chỉ người tham gia vào hội thoại Sp1 là vai người nói, Sp2 là vai ngườinghe Cuộc đối thoại thông thường là sự luân chuyển giữa hai vai với nhau (Sp1 < > Sp2)trong đó Sp1 và Sp2 có thể tồn tại ở hai dạng Sp1 gồm chủ ngôn, thuyết ngôn và Sp2 gồmđích ngôn, tiếp ngôn Đôi khi người nói trực tiếp không phải là người nói thực sự và ngườinghe trực tiếp cũng không phải người tiếp nhận thông tin thực sự Nhưng dù thế nào đichăng nữa, Sp1 và Sp2 đều phải cùng hướng vào mục đích giao tiếp chung và có niềm tinvào chính cuộc giao tiếp đó Thông qua hình ảnh tinh thần về người đối thoại mà cá nhân cóthể hình thành ‘vai giao tiếp’ cho phù hợp với vị thế của người cùng tham gia giao tiếp
Để tiến hành giao tiếp các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế giao tiếpcủa mình, nghĩa là phải nhận thức được đầy đủ về đối tượng tham gia giao tiếp ( về tuổi tác,nghề nghiệp, địa vị xã hội, mục đích giao tiếp, vốn sống…) và về chính bản thân mình Nếugiao tiếp mới là sự gặp gỡ, tiếp xúc lần đầu thì các thì các thành viên tham gia giao tiếp phải
có bước thăm dò đối tượng thông qua cách giao tiếp, trình độ văn hóa ứng xử của mình đểthể thu thập thông tin về đối phương Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá nhânnào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội Vai được hình thành trong quá trình xã hộihóa cá nhân Mỗi lần chuyển vai là thực hiện chuyển mã ngôn ngữ cho phù hợp với địa vịmới Quá trình giao tiếp sẽ giúp cho mỗi bên xác lập nên các quan hệ, xác lập được tư cáchvai của mình và đối tượng giao tiếp, từ đó sẽ có đủ cơ sở để lựa chọn từ xưng hô và cáchxưng hô sao cho phù hợp để tiếp tục duy trì cuộc thoại một cách hiệu quả nhất Trong quá
Trang 20trình giao tiếp, nếu hai bên chưa tìm được từ xưng hô và cách xưng hô phù hợp thì có thể tựđiều chỉnh dần dần từ xưng hô và cách xưng hô sao cho phù hợp với vị thế của mỗi bên thamgia giao tiếp để làm tăng hay kéo dài cuộc thoại có hiệu quả cao.
Ví dụ: Cuộc đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và cô Tuyết
- Tôi phải làm gì?
- Phải giả vờ chim tôi , chúng ta giả vờ chim nhau, mê nhau Cho hắn bỏ tôi, mình hiểu chưa? Ta giả vờ với nhau thôi mà! Tôi cần mang tiếng hư hỏng lắm mới được.
- Thế sao nữa ạ?
- Anh thì anh cũng phải mang tiếng là làm hại một đời tôi mới xong!
- Nếu em hứa là sau này đừng làm anh mọc sừng là anh xin làm hại một đời em thật
sự, chứ không còn “mang tiếng” gì nữa.
Trong cuộc hội thoại trên Xuân Tóc Đỏ đã dần dần điều chỉnh cách xưng hô, từ cáchxưng hô xa cách, khách sáo “tôi” đã chuyển dần sang “anh, em” thân mật Cách xưng hôđược thay đổi phù hợp với mức độ tình cảm thân thiết đang dần tăng tiến của hai nhân vật
Mỗi cá nhân trong xã hội có thể thuộc về một nhóm nhỏ xã hội nhất định, đồng thờicũng có thể tham gia với tư cách là thành viên vào nhiều nhóm xã hội khác nhau về địa vị xãhội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, uy tín xã hội Các thành viên trong một nhóm
xã hội bao giờ cũng ở vào một địa vị nhất định với các quan hệ xã hội nhất định theo các quytắc thiết chế và chuẩn mực xã hội của từng nhóm Chính cái vị trí hay chức trách và các quan
hệ xã hội ấn định cho một cá nhân nào đó trong một nhóm xã hội được gọi là vai xã hội của
cá nhân đó Trong quan hệ vai, mỗi thành viên của nhóm được ấn định cho một bộ hành vi
cá nhân phù hợp với vai của mình Bộ hành vi này nói chung là ổn định, lặp đi lặp lại, phùhợp với chuẩn mực ứng xử xã hội và để lại dấu ấn đậm nét, rõ ràng trong cách ứng xử ngônngữ của con người Do đó, chúng ta mới thường nghe thấy những lời nhận xét kiểu như:
"giọng như giọng bà chủ", "giọng kẻ cả", "giọng như ông cụ non", "nói như ông tướng",v.v… Mỗi cá nhân luôn có một bộ vai xã hội phản ánh quan hệ ứng xử xã hội của cá nhân
đó Mỗi vai được xác lập từ một cặp vai, như: mẹ - con, bố - con, anh - em, vợ - chồng, bệnhnhân - bác sĩ, giáo viên - học sinh, thủ trưởng - nhân viên, người mua - người bán, v.v…Quan hệ xã hội của cá nhân càng phong phú thì số lượng vai càng lớn, do đó bộ vai của cánhân đó sẽ càng lớn Ví dụ: trong quan hệ gia đình, một cá nhân thường có các cặp vai: là bàđối với các cháu, là mẹ đối với các con và là con đối với cha mẹ mình, là vợ đối với chồng,
Trang 21là chị đối với các em, v.v… Trong quan hệ xã hội thường có các cặp vai: là thủ trưởng đốivới nhân viên cấp dưới và là nhân viên đối với thủ trưởng cấp trên của mình ở cơ quan/côngti; là thầy giáo đối với học sinh và là học sinh đối với thầy giáo cũ của mình; là bệnh nhânđối với bác sĩ và là bác sĩ đối với bệnh nhân của mình; là khách hàng đối với chủ cửa hàngkhi mua bán… Mỗi cặp vai có một ngôn ngữ riêng trong ứng xử xã hội, tương ứng với mộtbiến thể ngôn ngữ cá nhân của vai đó Mỗi bộ vai có một bộ các biến thể ngôn ngữ đặc trưngcho vai Trong quan hệ vai, mỗi cá nhân có một số ngôn ngữ cá nhân tương ứng với từngquan hệ vai của mình Khi cá nhân chuyển từ cương vị này sang cương vị khác, tức làchuyển vai, thì cá nhân ấy đồng thời cũng chuyển mã ngôn ngữ, nghĩa là chuyển sang mộtbiến thể ngôn ngữ cá nhân khác phù hợp với quan hệ vai mới Chẳng hạn, khi một người làthủ trưởng phát biểu ở cơ quan sẽ không giống như cách nói năng với vợ con của ông ta khi
ở gia đình Một người vợ nói chuyện với chồng sẽ khác với cách nói năng ở lớp với học sinhcủa mình v.v…
Mỗi con người bao giờ cũng có một “bộ vai xã hội” theo từng cặp đối xứng phản ánhquan hệ ứng xử xã hội của cá nhân đó Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả NguyễnVăn Khang cho rằng để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao tiếpphải xác định “vai” cho mình dựa trên mối quan hệ qua lại nhất định nào đó Quan hệ giaotiếp này được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung, trên cơ sở cấutrúc của xã hội đó “Mỗi ngôn ngữ nói chung và trong một ngôn ngữ nói riêng đều chịu sựchi phối của nhiều nhân tố như truyền thống dân tộc, cấu trúc xã hội, ý thức cộng đồng vàtương ứng với khoảng cách về nhân thân cũng như mức độ thân sơ giữa những người giaotiếp.” [ 34, tr.201 - 202]
Bất kì một sự kiện nói năng nào, người nói và người nghe phải lựa chọn câu hỏi vàcâu trả lời phù hợp với vị thế xã hội của mình Muốn có sự lựa chọn đúng đắn thì bắt buộcngười tham gia giao tiếp phải tính đến mối quan hệ giữa bản thân với đối tượng giao tiếp
1.3.2 Các phương tiện thể hiện vai giao tiếp
Vai giao tiếp được hình thành từ quan hệ liên nhân và thể hiện thông qua các phươngtiện sau:
Trang 221.3.2.1 Phương tiện phi ngôn ngữ
Yếu tố phi ngôn ngữ bao gồm: các cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách không gian, tiếp xúc
cơ thể, tư thế cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt Tùy thuộc vào mối quan hệ với đối tượng giao tiếp
mà người nói có thể chọn cho mình tư thế giao tiếp phù hợp với vai đảm nhiệm
Chẳng hạn, khi giao tiếp với bề trên, người dưới có tư thế cúi đầu, khoanh tay nhằmthể hiện sự lễ phép, còn khi nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa thường có những cử chỉ đikèm như: khoác vai, bá cổ, bắt tay tạo sự thân thiện Thông qua phương tiện phi ngôn ngữ
mà thái độ, tình cảm của người tham gia giao tiếp được bộc lộ
1.3.2.2 Phương tiện ngôn ngữ
a Yếu tố kèm lời
Yếu tố kèm lời là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính như âm vị và âm tiết nhưng
đi kèm với các yếu tố đoạn tính Không một yếu tố đoạn tính nào được phát âm ra mà không
có yếu tố kèm lời đi theo Được kể vào những yếu tố kèm lời là những yếu tố như ngữ điệu,trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng Các yếu tố này được cụ thể hóa bằng một thuật ngữmang tính chất thông dụng - giọng điệu
Trong đối thoại, tùy theo từng đối tượng giao tiếp khác nhau mà giọng điệu có sự thayđổi cho phù hợp: có khi nhỏ nhẹ, trầm ấm, cũng có khi gắt gỏng, rin rít
b Yếu tố ngôn ngữ
Yếu tố ngôn ngữ được coi là hạt nhân của lời nói Yếu tố này được bộc lộ chủ yếuqua việc sử dụng từ xưng hô, sử dụng hành vi ngôn ngữ và sử dụng từ tình thái Vì vậy, từxưng hô và hành vi ngôn ngữ sẽ được phân tích kĩ càng hơn thành các mục riêng và lấy đólàm cơ sở khảo sát vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
1.3.3 Từ xưng hô
1.3.3.1 Khái niệm về xưng hô
Để cuộc thoại có thể tiến hành, đầu tiên chủ thể giao tiếp phải đưa mình và đối tượngdiễn ngôn bằng cách lựa chọn những từ ngữ xưng hô thích hợp Khái niệm phạm trù xưng
hô cũng được hiểu và lí giải theo nhiều cách khác nhau
Diệp Quang Ban cho rằng: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượngtham gia quá trình giao tiếp.” [ 2, tr.111 ]
Trang 23Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự gọi mình(xưng) và gọi người khác (hô) khi giao tiếp [ 34, tr.204 ]
Xưng hô là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội bởi đó là sự tương tác giữa vai xã hội
và vai giao tiếp, phản chiếu các mối quan hệ đa chiều từ gia đình đến xã hội của các cá nhântrong cộng đồng giao tiếp Đối với giao tiếp tiếng Việt, xưng hô giữ một vị trí đặc biệt quantrọng Từ ngữ xưng hô tiếng Việt đã tường minh hóa các vai xã hội của người Việt, đồngthời thể hiện vị thế xã hội, thể hiện mức độ thân cận, bảo đảm sự lịch sự của người nói đốivới những người cùng giao tiếp Hơn nữa, đây cũng là yếu tố để đánh giá về khả năng ứng
xử và trình độ văn hóa của mỗi người
1.3.3.2 Một số nhân tố chi phối việc dùng từ xưng hô trong giao tiếp
Các nhà nghiên cứu chỉ ra các yếu tố chi phối từ xưng hô bao gồm:
- Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp (vai nói, nghe)
- Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ quyền uy
- Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ thân cận
- Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực
- Xưng hô phải thích hợp với thoại trường Yêu cầu này cho thấy, cùng một từ xưng hônhưng ở trong những hoàn cảnh khác nhau lại mang nghĩa khác nhau Do đó, từ xưng hôcũng phải biến đổi linh hoạt cho thích nghi với hoàn cảnh giao tiếp
- Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ, tình cảm của người nói với người nghe Để tỏ
sự tôn trọng, người ta thường sử dụng cách xưng hô nâng bậc và để tỏ thái độ coi thường,khinh bỉ, người ta sử dụng lối hô hạ bậc Đáng ở bậc trên mà dùng từ bậc dưới để hô, đáng ởtuổi trên nhưng lại dùng ở tuổi dưới mà gọi
1.3.3.1 Các phương tiện xưng hô
Xưng hô không phải là yếu tố cố định, bất biến mà có sự thay đổi theo lịch sử, theodiễn biến của cuộc giao tiếp Trong tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô rât đa đạng, phong phú.Lớp từ ngữ xưng hô được chia thành hai loại lớn: từ xưng hô chuyên dụng và từ xưng hôlâm thời Sau đây là các phương tiện xưng hô cụ thể:
+ Xưng hô bằng đại từ nhân xưng
+ Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ thân tộc
+ Từ xưng hô phỏng theo xưng hô thân tộc
Trang 24+ Xưng hô bằng họ tên
+ Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức danh
1.3.4 Hành vi ngôn ngữ
Với ngôn ngữ, theo những cách thức khác nhau, chúng ta nói ra (viết ra)những phát ngôn nhằm những mục đích nhất định: trần thuật, miêu tả, hỏi, xin, sai, hứa,khuyên, mời, chào, xin lỗi,… Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác, cáchthức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức
1.3.4.1 Ba loại hành vi ngôn ngữ
Trong mọi cuộc giao tiếp, một phát ngôn (diễn ngôn) được tạo ra thường do ba loạihành động
Thứ nhất là hành động tạo lời Đó là hành động vận động các cơ quan phát âm (hoặc
cử động tay để tạo ra các nét chữ) vận dụng các từ và kết hợp các từ theo các quan hệ cúpháp thích hợp thành các câu, rồi tổ chức các câu thành diễn ngôn (văn bản)… Nhờ hànhđộng tạo lời, chúng ta hình thành nên các biểu thức có nghĩa Nếu gặp một trở ngại nào đó ở
cơ quan phát âm hoặc không tìm ra từ thích hợp, hoặc không rành về các quan hệ cú pháp,
về cách tổ chức các biểu thức thành văn bản, thành diễn ngôn thì chúng ta không thực hiệnđược hoặc thực hiện không hoàn chỉnh hành động tạo lời, không tạo ra được các biểu thức
có nghĩa để phục vụ cho đích giao tiếp chúng ta đặt ra Sản phẩm của hành động tạo lời làđối tượng nghiên cứu của cú pháp tiền ngữ dụng
Thứ hai là hành động mượn lời là khi thực hiện một phát ngôn là hành động nhằmgây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lý, trong hành đông vật lý có thể quan sátđược, gây ra một tác động nào đấy đối với ngữ cảnh Ví dụ:
< 1 > Đến Tết rồi.
Nghe phát ngôn này, có người háo hức, vui vẻ vì được nghỉ ngơi, vui chơi, có người
lo lắng vì không có tiền mua sắm, đón Tết, có người đưa ra những dự định công việc để sắmTết, đón Tết….Đó là những hiệu quả mượn lời của phát ngôn < 1 > Hiệu quả mượn lời lànhững hiệu quả ngoài ngôn ngữ (đúng hơn là ngoài diễn ngôn) và phân tán, không có tínhquy ước và khó tìm ra cơ chế chung
Thứ ba là hành động ở lời (trong lời, ngôn trung) Đây là hành động mà đích của nónằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn được nói ra (viết ra) Chính cái đích này phân biệt các
Trang 25hành động ở lời với nhau Hành động ở lời hỏi có đích là bày tỏ mong muốn được giải đápđiều người nói chưa rõ nên khác hành động ở lời hứa vì hứa có đích là (người nói) tự ràngbuộc mình vào một hành động sẽ thực hiện trong tương lai.
Ví dụ: Lời hứa nhân vật Xuân Tóc Đỏ với cô Tuyết
- Xin lấy danh dự ra mà làm hại một đời em.
Ở ví dụ trên, ngay lúc hứa, Xuân Tóc Đỏ đã bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiệnđược lời hứa làm hại đời cô Tuyết và người nghe là cô Tuyết có quyền lợi chờ đợi, đượchưởng kết quả của lời hứa đó như mong muốn
Ba loại hành động : Hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời đựơcthực hiện theo cách thống hợp khi tạo ra một diễn ngôn Ngữ dụng học nghiên cứu chủ yếucác hành động ở lời
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào nhóm hành vi ở lời bởi lẽ chỉ có loại hành
vi ở lời mới có hiệu lực thay đổi quyền lực và trách nhiệm của người hội thoại Đồng thời,qua sự thay đổi đó người ta có thể nhận ra vai giao tiếp của cả người nói và người nghe
1.3.4.2 Điều kiện sử dụng các hành động ở lời
Con người khi muốn thực hiện một hành động vật lý nào đấy, không phải cứ muốn làlàm được, phải hội đủ điều kiện thì mới làm được hành động đó hoặc hành động của mìnhmới có hiệu qủa Vì cũng là hành động, hơn nữa lại hành động xã hội, nên hành động ở lờicũng phải có điều kiện thích hợp mới thực hiện được và hành động mới có hiệu quả Mỗihành động ở lời như chào, kể, bác bỏ, từ chối, sai khiến, cầu xin, hứa, dặn dò…… đều cóđiều kiện riêng Những điều kiện nếu có chúng thì hành động ở lời mới thực hiện được vàmới thực hiện có hiệu quả được gọi là điều kiện sử dụng của hành động ở lời
Tuy điều kiện sử dụng ở mỗi hành động ở lời khác nhau nhưng vẫn có thể tìm ranhững cái chung trong những điều kiện riêng Searle đã cho rằng có bốn loại điều kiện sửdụng hành vi ở lời sau đây:
* Điều kiện nội dung mệnh đề
Đây là điều kiện liên quan tới cấu trúc quan hệ ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề Điềukiện này chỉ ra nội dung của hành động ở lời
* Điều kiện chuẩn bị
Đây là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của người thực hiện hành động vềnhững tri thức nền của người tiếp nhận hành động, về quyền lợi, về các trách nhiệm, về năng
Trang 26lực tinh thần và vật chất của người tiếp nhận hành động Cũng thuộc điều kiện chuẩn bị là lợiích, trách nhiệm, năng lực vật chất, tinh thần cũng như quyền lực của người nói đối với hànhđộng ở lời mà mình đã đưa ra.
* Điều kiện tâm lý
Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lý của người thực hiện hành động ở lời thíchhợp với hành động ở lời mà mình đưa ra Điều kiện tâm lý còn có nghĩa là người nói thực sự,chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của hành động ở lời mà mình thực hiện Hứa hươu hứavượn có nghĩa là hứa không chân thành
* Điều kiện căn bản
Theo điều kiện này thì người thực hiện một hành vi ở lời nào đó khi phát ngôn ra biểuthức ngữ vi tương ứng bị ràng buộc ngay vào kiểu trách nhiệm mà hành động ở lời tạo rabiểu thức ngữ vi đó đòi hỏi Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh,hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịutrách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra) [dẫn theo 10, tr.116]
1.3.4.3 Phân loại hành động ở lời
Trong quá trình nghiên cứu từ xưa, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ tiến hành phân loạicác hành vi ở lời Ở đây, chúng tôi chỉ nêu sơ lược về hai hướng phân loại của hai nhà kinhđiển của lí thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin và Searle
Theo Austin (1962) hành vi ở lời gồm có 5 phạm trù:
1, Phán xử (verditives, verditifs)
2, Hành xử (exercitives, exercitifs)
3, Cam kết (commissives, commissifs)
4, Trình bày (expositives, expositifs)
5, Ứng xử (behabitives, comportementaux)
Bảng phân loại này của Austin được xem là phân loại từ vựng căn cứ vào động từngữ vi Nó chỉ là gợi ý cho những người nghiên cứu tiếp theo chứ chưa phải là những căn cứđầy đủ, chính xác cho sự phân loại Và chính Austin cũng nhận thấy, chúng còn có nhữngđiều chưa thỏa đáng, còn có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được mộtcách rõ ràng
Theo Searle (1977), phải phân loại các hành vi ở lời chứ không phải phân loại cácđộng từ gọi tên chúng và cần phải xác lập được một hệ tiêu chí (tiêu chuẩn) thích hợp với các
Trang 27hành vi ngôn ngữ cho sự phân loại Theo ông, các hành vi ngôn ngữ được phân biệt bởi 12tiêu chí khác biệt sau:
1, Đích ở lời (the point of the illocution)
2, Hướng khép lời với hiện thực mà lời đề cập đến (direction of fit)
3, Trạng thái tâm lí được thể hiện (expressed psychological states)
4, Sức mạnh mà đích được trình bày ra (the strength wih which the llocutionary point
is presented)
5, Tính quan yếu (relevance) của mối liên hệ liên cá nhân giữa người nói và ngườinghe
6, Định hướng (orientation)
7, Thiết lập quan hệ với phần còn lại của diễn ngôn
8, Nội dung mệnh đề (propositional content)
9, Hành vi có thể thực hiện chỉ bằng ngôn ngữ hay được thực hiện bằng phương thứckhác không phải bằng lời
10, Hành động được thực hiện đòi hỏi phải có những thiết chế ngoài ngôn ngữ vớinhững hành động không đòi hỏi như vậy
11, Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ ngữ vi
12, Phong cách thực hiện (style of performing) hành vi ở lời
Trong 12 tiêu chí trên, Searle đã chọn ra 4 tiêu chí cơ bản, quan trọng đối với việcphân loại hành vi ở lời, đó là:
- Đích ở lời
- Hướng khớp ghép lời
- Trạng thái tâm lí
- Nội dung mệnh đề
Trên cơ sở 4 tiêu chí này, Searle đã chia các hành vi ở lời ra làm 5 phạm trù:
+Tái hiện (representatives): Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến.Hướng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nộidung mệnh đề là một mệnh đề Mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai lôgic.Hành động tái hiện / xác tín gồm các động từ: kể, thông báo, giải trình, giới thiệu
+ Điều khiển (directives, directifs) : Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thựchiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời, trạng thái tâm lí là sự
Trang 28mong muốn của người nói; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe Hànhđộng điều khiển gồm các động từ: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, dặn dò, mời mọc
+ Cam kết (commissives, commissifs) : Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hànhđộng tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp - ghép là hiện thực - lời; trạng thái tâm lí là
ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động của Sp1
+ Biểu cảm (expressives, expressifs) : Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợpvới hành động ở lời (vui thích / khó chịu, mong muốn / rẫy bỏ ) Trạng thái tâm lí thay đổitùy theo từng loại hành vi; nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó củaSp1 hay của Sp2 Hành động biểu cảm gồm các động từ: vui thích, khó chịu, mong muốn,xin lỗi, chúc, chào, khen, ước
+ Tuyên bố (declarations, déclaratifs) : Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nộidung của hành vi hướng khớp ghép vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện thực - lời; nội dungmệnh đề là một mệnh đề Hành động tuyên bố gồm các động từ: tuyên bố, buộc tội, bác bỏ,
từ chối [ 10, tr.126]
Chúng tôi dựa vào tiêu chí phân loại hành vi ở lời của J.L Searle để làm tiêu chí choviệc nhận diện và phân loại hành vi ở lời qua vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ của VũTrọng Phụng
1.3.5 Mối quan hệ giữa vai giao tiếp và chiến lược giao tiếp
“Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngônngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp.”[ 17, tr.107]
Chiến lược giao tiếp là những phương cách được vận dụng trong giao tiếp nhằm tớimột cái đích nào đó, dưới tác động của quy luật ngôn ngữ, quy luật tâm lí và phong tục tậpquán của từng dân tộc
Trong giao tiếp ngôn ngữ, để thể hiện đích giao tiếp, người nói có thể lựa chọn nhữngcách thức diễn đạt khác nhau, có thể nói vòng vo hay thẳng vấn đề Tuy nhiên, không phảimọi chuyện đều có thể gây khó khăn cho người tiếp nhận, hoặc có thể làm cho hiệu quả cuộcgiao tiếp thấp Để cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả các nhân vật đối thoại thườnglựa chọn cho mình những chiến lược giao tiếp thích hợp với tình huống cụ thể Chiến lượcgiao tiếp mang dấu ấn cá nhân của từng người Mỗi người giao tiếp có ý thức cố gắng thựchiện phép lịch sự, cố gắng làm giảm tính đe dọa thể diện phát ngôn Theo đó việc sử dụng
Trang 29ngôn từ ít nhiều mang tính nghệ thuật Thứ nghệ thuật này đã được các nhà nghiên cứuchuyên môn nâng lên thành chiến lược giao tiếp.
Bất cứ một cuộc thoại nào cũng có mục đích Khi tham gia giao tiếp, người nói vàngười nghe đều phải hướng vào mục đích của mình Và để đạt được ý đồ, người tham giahội thoại phải lựa chọn ngôn từ như thế nào? Tổ chức sắp xếp từ ngữ ra sao cho phù hợp đểtránh đe dọa thể diện của đối tượng giao tiếp Việc làm này chính là thực hiện chiến lượcgiao tiếp
Nhân vật tham gia giao tiếp tùy thuộc vào quan hệ vai của mình như thế nào sẽ lựachọn cho mình một chiến lược giao tiếp cụ thể Do đó, có thể nói vai giao tiếp có quan hệchặt chẽ với chiến lược giao tiếp Đây là mối quan hệ thuận chiều, con người ở trong vai giaotiếp nào thì sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược giao tiếp phù hợp với vị thế giao tiếp củamình
1.4 Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, một thứ “nghèo gia truyền” (NgôTất Tố), tuổi thơ đi học phải hứng chịu biết bao tủi cực, lại liên tiếp gặp trắc trở khi vào đờinên ở Vũ Trọng Phụng sớm có cái mầm bất mãn với cuộc sống Môi trường sống của ông ởphố Hàng Bạc hết sức phức tạp, nhốn nháo, xô bồ Ở đó, những me tây, lưu manh, gái điếm,những kẻ có tiền ngang nhiên sống xa hoa trụy lạc, tàn nhẫn và giả dối Hoàn cảnh xã hộinước ta rất phức tạp, lối sống Âu hóa kệch cỡm, sự thống khổ của nhân dân lao động, sự tànbạo giả dối của giai cấp thống trị bộc lộ rõ hơn bao giờ hết Với khả năng nắm bắt tinh nhạycủa người làm báo, lại là người có ý thức theo dõi sách báo trong nước và ngoài nước, Vũ
Trang 30Trọng Phụng đê cảm nhận sđu sắc sự bất công của xê hội đương thời Nhă văn gọi xê hội đóbằng những từ ngữ cay độc “khốn nạn”, “chó đểu” Ông ít có điều kiện gần gũi để hiểuđược bản chất tốt đẹp của nhđn dđn lao động, sớm phản ứng gay gắt với lối sống Đu hóa Tất
cả đê ảnh hưởng đến tư tưởng sâng tâc của nhă văn
Mặc dù đời sống riíng nghỉo túng vă bệnh tật, Vũ Trọng Phụng vẫn luôn vượt línhoăn cảnh, thể hiện một sức sâng tạo thật dồi dăo Ông lă một trong những đại biểu xuất sắcnhất của trăo lưu văn học hiện thực 1930-1945, một cđy bút đầy tăi năng.Vũ Trọng Phụng lămột nhă văn đích thực, viết về sự tha hoâ của con người Tâc phẩm của ông phât xuất từ xêhội Việt nam dưới thời Phâp thuộc, những năm 30-40, với tất cả những tệ nạn của thời đó.Nhưng Vũ Trọng Phụng không quy kết trâch nhiệm cho tập đoăn lênh đạo lă chính phủ bảo
hộ, hoặc nhă vua Annam, mă ông đăo sđu hơn, điều tra mỗi hănh động của câ nhđn conngười, để xâc định trâch nhiệm mỗi câ nhđn trước bổn phận vă đạo đức sống của chínhmình
Vũ Trọng Phụng lă nhă văn tả chđn đúng nghĩa nhất của hai chữ tả chđn : nghĩa lẵng chỉ truy lùng sự thực, ông chỉ đi tìm sự thực về con người mă thôi Vì vậy, tâc phẩm của
Vũ đạt tới sự phổ quât : những nhđn vật của Vũ có thể tìm thấy trong bất cứ xê hội xưa cũngnhư nay, Đông cũng như Tđy
Tăi năng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện tập trung nhất, kết tinh chói lọi vă rực rỡnhất với thể loại tiểu thuyết Ông viết gần chục cuốn tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố(1936), Vỡ đí (1936), Số đỏ (1936), Lăm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Quý phâi (đăng
dở trín Đông Dương tạp chí, 1937), Trúng số độc đắc (1938), Người tù được tha (di cảo),trong đó xuất sắc hơn cả lă những cuốn tiểu thuyết hiện thực
Lă một nhă bâo, Vũ Trọng Phụng đê viết nhiều phóng sự nổi tiếng: Với phóng sự đầutay Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tđy (1934) Với hai phóng sự đó, Vũ ĐìnhChí vă Vũ Bằng đê cho ông lă một trong hăng văi ba "nhă văn mở đầu cho nghề phóng sựcủa nước ta" Những phóng sự tiếp theo như Dđn biểu vă dđn biểu (1935), Cơm thầy cơm cô(1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938) đê góp phần tạo nín danh hiệu "ông vuaphóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng
Cuộc đời của Vũ Trọng Phụng tuy hết sức ngắn ngủi nhưng ông đê để lại dấu ấn sđuđậm của một tăi năng lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại Ngòi bút sắc sảo của nhăvăn tung hoănh trín nhiều thể loại nhưng tư tưởng, tăi năng vă đóng góp to lớn của ông được
Trang 31thể hiện chủ yếu ở phóng sự và tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết hiện thực Ông là một nhà tiểuthuyết “trác tuyệt”, một bậc thầy của nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam thế kỉ 20.
1.4.2 Tiểu thuyết Số đỏ
Tiểu thuyết Số đỏ ra mắt trên “Hà Nội báo” từ số 40 (ra ngày 7 tháng 10 năm 1936)
và được Nxb Lê Cường in thành sách lần thứ nhất năm 1938 Tác phẩm nổi tiếng này đãđược chuyển thể thành nhiều phim và kịch Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong
sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”
Tác phẩm đời trong bối cảnh xã hội phức tạp, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thácthuộc địa lần thứ hai, bắt đầu truyền bá trào lưu tư tưởng Tây học vào Việt Nam Cùng với
sự phát triển về kinh tế là sự thay đổi về văn hóa thẩm mĩ, lối sống tư sản đã tấn công quyếtliệt xã hội Việt Nam Xã hội có sự giao thoa, đan xen và tồn tại đồng thời giữa các yếu tố vănhoá truyền thống và văn hoá ngoại lai Có thể nói, chưa bao giờ lối sống Âu hóa lố lăng,kệch cỡm, sự thống khổ của nhân dân lao động, sự tàn bạo giả dối của giai cấp thống trị bộc
lộ rõ rệt như thời kì này Vũ Trọng Phụng căm ghét và có phản ứng gay gắt với lối sống Âuhóa rởm đang diễn ra lúc bấy giờ Khối căm ghét của ông đối với xã hội thối nát không còn
là một lời chửi rủa tuyệt vọng nữa mà nổ ra thành một trận cười sảng khoái, có sức công phá
mạnh mẽ qua tiểu thuyết Số đỏ.
“Số đỏ” xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân
Tóc Đỏ - từ một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng
ở sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở thành đốc tờXuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng cứu quốc, là vĩ nhân Sửdụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốntiểu thuyết thành công trong việc lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời Từ
đó, tác phẩm cũng đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống vănminh rởm, hết sức lố lăng thối nát Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng đượcnhững nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng dángnhững nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta
Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết “vô tiền khoáng hậu”, một kiệt tác trong nền văn xuôi
hiện đại Việt Nam Số đỏ kết tinh tư tưởng và tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng
Trang 32Phụng Nguyễn Khải cũng đánh giá rất cao tiểu thuyết Số đỏ, coi đó là một trong những
“cuốn sách ghê gớm” có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày các vấn đề lí thuyết như sau:
- Khái quát về giao tiếp
- Lí thuyết về vai giao tiếp
- Lí thuyết hội thoại
Phần lí thuyết về vai giao tiếp, chúng tôi tập trung tìm hiểu khái quát về giao tiếp vớicác vấn đề liên quan mật thiết như: định nghĩa giao tiếp, chức năng giao tiếp, sự kiện giaotiếp, quan hệ giao tiếp và các nhân tố giao tiếp; và vai giao tiếp với các vấn đề: một số quanđiểm về vai giao tiếp; các phương tiện biểu thị vai giao tiếp, trong đó từ xưng hô và sử dụnghành vi ngôn ngữ được tìm hiểu sâu hơn ; mối quan hệ giữa vai giao tiếp và chiến lược giaotiếp
Trong lí thuyết hội thoại, chúng tôi trình bày khái niệm hội thoại; sự vận động hộithoại và quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự trong hội thoại
Ngoài ra chương 1 còn giới thiệu về nhà văn Vũ Trọng Phụng và những nét kháiquát nhất về tiểu thuyết Số đỏ
Từ những điều trình bày về các vấn đề lí thuyết có liên quan thiết thực đến đề tài,chúng tôi rút ra một số điểm như sau:
(1) Hội thoại là hình thức giao tiếp rất phổ biến Khi tham gia hội thoại với những đốitượng khác nhau nếu không nắm được đặc điểm về vai giao tiếp, người tham gia hội thoại sẽkhông đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp Chính vai giao tiếp chi phối lời của ngườinói và cách hiểu của người nghe trong từng trường hợp cụ thể Sự chi phối ấy được thực hiệntrong việc người nói chọn từ ngữ xưng hô, chọn cách thực hiện các hành vi ngôn ngữ phùhợp với vai giao tiếp của mình và thể hiện trong cách người nghe hiểu những lời nói đó
(2) Vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vịtrí xã hội của mình trong giao tiếp Nhân vật giao tiếp (nói) viết gì, như thế nào là tùy thuộcvào quan hệ xã hội của họ
(3) Vai giao tiếp trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữanhững người tham gia hội thoại, và thể hiện rõ qua cách thực hiện các hành vi ngôn ngữ Vai giao tiếp có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại
Trang 33Những vấn đề lí thuyết được trình bày ở trên là cơ sở, nền tảng cho việc xem xét cụthể hóa vai giao tiếp qua từ ngữ xưng hô và một số hành vi ngôn ngữ ở các chương tiếp theo.Đồng thời từ lí thuyết về phép lịch sự, khi xem xét sự cụ thể hóa của vai giao tiếp qua hai yếu
tố cơ bản kể trên, chúng tôi cũng xem xét để làm rõ hơn đặc điểm của các vai giao tiếp trêncác phương diện về giới, tuổi tác, vị thế xã hội…để ghi nhận những thành công của nhà văntrên phương diện xây dựng cá tính nhân vật nhìn từ góc độ của Ngữ dụng học
Trang 34CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VAI GIAO TIẾP TRONG TIỂU THUYẾT “SỐ ĐỎ” QUA
CÁCH XƯNG HÔ CỦA CÁC NHÂN VẬT
Xưng hô bao gồm các từ ngữ xưng hô và lối xưng hô là một phần không thể thiếu trong
hệ thống từ vựng và trong giao tiếp của bất kì ngôn ngữ nào Lớp từ ngữ xưng hô trong tiếngViệt rất phong phú, phản ánh đầy đủ, tương ứng với cách phân chia từng vai cụ thể của conngười trong gia đình hay ngoài xã hội Vì vậy, từ xưng hô có một vị trí đặc biệt trong quan
hệ vai giao tiếp Khi vận dụng vào trong giao tiếp, các từ ngữ dùng để xưng hô luôn phảnánh vị thế, thái độ của người tham gia giao tiếp, hình thành một chiến lược giao tiếp xưng hô.Điều này cũng phản ánh sâu sắc đặc trưng văn hóa, lối tư duy của mỗi dân tộc
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1, dựa trên những nhận thức về vai giao tiếp vàphạm trù xưng hô, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các phương tiện để xưng – hô, chiến lược
giao tiếp xưng hô, hiện tượng chuyển vai của các nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng
2.1 Các từ ngữ để xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ
Qua thống kê và phân loại cách “xưng” và “hô” trong tiểu thuyết Số đỏ, chúng tôi thu
được kết quả như sau
2.1.1 Cách “xưng” và các từ ngữ dùng để “xưng”
Kết quả khảo sát các phương tiện dùng để “xưng” được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê các phương tiện dùng để “xưng”
STT Phương tiện dùng để xưng Tần số xuất hiện Tỉ lệ
Trang 36Bảng 2.2: Kết quả tổng hợp chung phương tiện dùng để “xưng” trong tiểu thuyết
là trong nhóm xưng bằng đại từ nhân xưng, “tôi” xuất hiện nhiều nhất (510/808, chiếm63,12%) sau đó là “chúng tôi” (72/808, chiếm 8,91%)
Trang 39Kết quả tổng hợp trên cho thấy các phương tiện dùng để “hô” có năm nhóm: tên
riêng, từ thân tộc, đại từ nhân xưng, từ chỉ chức danh, một số từ ngữ khác và tần số xuất hiện
cao hơn so với từ dùng để xưng (997 lượt)
- Nhóm từ thân tộc được sử dụng nhiều nhất, xếp thứ nhất (650/997, chiếm 65,1%)
- Nhóm đại từ xưng hô xếp thứ hai (247/997, chiếm 24,8%)
- Nhóm từ ngữ khác được xếp thứ ba (66/997,chiếm 6,65%)
- Nhóm từ chức danh ít được sử dụng (25/997, chiếm 2,55%)
- Nhóm từ gọi bằng tên riêng ít nhất xếp cuối cùng (9/997, chiếm 0,9%)
Vai giao tiếp nhiều hay ít không phụ thuộc vào số trang sách, mà chủ yếu phụ thuộcvào số lượng nhân vật, lượt lời, và quan trọng hơn cả là phong cách viết của nhà văn
2.2 Chiến lược giao tiếp xưng hô của các nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ
Nói đến giao tiếp ngôn ngữ phải nói đến nguyên tắc giao tiếp và chiến lược giao tiếp.Chiến lược giao tiếp là một loạt những biện pháp tạo thuận lợi cho cuộc giao tiếp thành công
và làm cho hành động của người nói phù hợp với chuẩn mực xã hội
“Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngônngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp.”[15, tr.107]
Để cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả, các nhân vật tham gia giao tiếp tùythuộc vào quan hệ vai của mình như thế nào sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược giao tiếp
cụ thể Do đó, có thể nói vai giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với chiến lược giao tiếp Đây làmối quan hệ thuận chiều, con người ở trong vai giao tiếp nào thì sẽ lựa chọn cho mình mộtchiến lược giao tiếp phù hợp với vị thế giao tiếp của mình Vì vậy muốn tìm hiểu đặc điểmcủa vai giao tiếp trong tiểu thuyết Số đỏ cần thiết phải tìm hiểu chiến lược giao tiếp xưng hôcủa các nhân vật
Trong giao tiếp ngôn ngữ, chiến lược giao tiếp mang dấu ấn cá nhân của từng người.Trong các tác phẩm văn học, chiến lược giao tiếp mỗi nhân vật thể hiện nét độc đáo trongcách xây dựng nhân vật cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn
Các chiến lược giao tiếp xưng hô chịu sự chi phối của sự phân tầng xã hội như địa vị,giới, tuổi, nghề nghiệp và các phạm vi giao tiếp như chính thức - phi chính thức, phạm vi gia
Trang 40đình và xã hội Trong phần khảo sát này, chúng tôi giới hạn phạm vi giao tiếp gia đình và xãhội làm tâm điểm và chúng được xét cùng với các nhân tố khác.
2.2.1 Chiến lược giao tiếp xưng hô trong phạm vi gia đình
Giao tiếp trong gia đình có thể được phân ra làm ba loại tương quan về quyền sauđây: giao tiếp với người trên quyền (Con với bố, mẹ; cháu với ông, bà, cậu, mợ…); giao tiếpvới người bằng quyền (vợ và chồng); giao tiếp với người dưới quyền (bố, mẹ với con; ông,
bà, cậu, mợ với cháu…) Sự phân chia như trên là căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực, đó làxuất phát từ vị trí trong tổ chức gia đình, họ tộc Nó chỉ có tính tương đối vì quyền lực có thểnảy sinh từ một hoặc tổng hợp đồng thời từ nhiều nguồn gốc khác
2.2.1.1 Vai giao tiếp “quyền thế”
Quan hệ quyền thế thể hiện sự chênh lệch về địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính, thứ bậc giữa những người giao tiếp trong gia đình cũng như ngoài xã hội Xét trên loại quan hệ này,vai giao tiếp thể hiện sự phi cân xứng về vị thế quyền lực, như tác giả Lý Toàn Thắng đãnhận xét : “Trong gia đình, nghi thức xưng gọi được dựa trên tôn ti các quan hệ của gia đình:người nói thuộc bậc dưới, thế hệ sau phải bày tỏ sự kính trọng đối với người nghe thuộc bậctrên, thế hệ trước (không phụ thuộc vào tuổi tác)” [49, tr 169]
Kết quả khảo sát tiểu thuyết Số đỏ cho thấy, vai giao tiếp “quyền thế” biểu hiện rõ
nhất thông qua các quan hệ vai sau:
* Vai giao tiếp giữa “bố mẹ - con”
Trong giao tiếp gia đình của người Việt Nam, tính tôn ti, thứ bậc phụ thuộc chặt chẽvào quan hệ huyết thống, máu mủ Biểu hiện rõ nét nhất là mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ
với con cái, cháu chắt Trong tiểu thuyết Số đỏ, không thấy xuất hiện cuộc thoại nào giữa hai
thế hệ cụ - chắt, ông/ bà - cháu
Đây là đoạn đối thoại giữa cụ cố Hồng và con trai Văn Minh:
(1)Cụ Hồng kính cẩn hỏi Xuân:
- Bẩm ngài, ngài làm gì mà giỏi về y lý như vậy thế ạ?
Xuân chưa kịp đáp thì Văn Minh đã vội đứng lên đỡ lời:
- Một sinh viên trường thuốc, bạn con, con quên chưa giới thiệu với ba [63, tr 72]
Khi mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái bình thường hoặc thân mật, bố mẹ xưng là
“ba, bố/ tao” và dùng các từ “tên riêng/ con/ mày” để gọi con mình Ngược lại, thể thể hiện