1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng

121 246 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Đặc điểm cấu tạo từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.... 63 CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

_

ĐẶC ĐIỂM TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Thuận

HẢI PHÒNG – 2017

Trang 2

i LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố

trong một công trình nghiên cứu nào khác Tôi cũng xin cam đoan rằng các

thông tin trích trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, tháng 5 năm 2017

Tác giả

Trang 3

ii LỜI CẢM ƠN

Thuận - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận

văn vừa qua

các thầy, cô giáo trường Đại học Hải Phòng, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học,

Viện Ngôn ngữ học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy,

cung cấp cho em những vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đã đóng

góp những ý kiến quý báu cho đề tài

trường THPT Thủy Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và

nghiên cứu

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đình, người thân, bạn bè đã động viên,

tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, tháng 5 năm 2017

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Vấn đề hội thoại và lời thoại 7

1.1.1 Khái niệm hội thoại 7

1.1.2 Lời thoại nhân vật 8

1.2 Khái niệm xưng hô và từ xưng hô trong hội thoại 9

1.2.1 Khái niệm xưng hô và từ xưng hô 9

1.2.2 Sử dụng từ xưng hô trong hội thoại 12

1.3 Từ xưng hô trong tiếng Việt 15

1.3.1 Từ xưng hô chuyên dụng - đại từ nhân xưng 15

1.3.2 Từ xưng hô không chuyên dụng 16

1.4 Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại 17

1.4.1 Khái niệm nhân vật 17

1.4.2 Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả 19

1.5 Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Số đỏ 19

1.5.1 Vài nét về Vũ Trọng Phụng 19

1.5.2 Về tác phẩm Số đỏ 22

Trang 5

1.6 Tiểu kết chương 1 24

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG 26

2.1 Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô 26

2.1.1 Không gian 26

2.1.2 Thời gian 28

2.2 Đặc điểm cấu tạo từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng 29

2.2.1 Kết quả thống kê định lượng 29

2.2.2 Nhận xét định tính 36

2.3 Đặc điểm sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật 46

2.3.1 Một từ xưng hô được dùng ở các ngôi khác nhau 46

2.3.2 Từ thân tộc dùng làm từ xưng hô ngoài xã hội 49

2.3.3 TXH thay đổi theo diễn biến nội dung cuộc thoại 51

2.3.4 Dùng từ xưng hô phản ánh quan hệ giai cấp 55

2.3.5 Dùng từ xưng hô thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày 60

2.3.6 Dùng từ xưng hô thuộc phương ngữ Bắc Bộ 61

2.4 Tiểu kết chương 2 63

CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG 64

3.1 Từ xưng hô thể hiện vị trí, đẳng cấp xã hội 64

3.2 Thể hiện quan hệ liên cá nhân 70

3.3 Từ xưng hô thể hiện ngôn ngữ lịch sử xã hội giai đoạn 1930-1945 72

3.4 Các TXH biểu hiện thái độ, tình cảm của nhân vật giao tiếp 78

Trang 6

3.5 Từ xưng hô thể hiện chiến lược giao tiếp của nhân vật 80

3.6 Những tương đồng và khác biệt về việc sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ so với một số tác phẩm của dòng văn học hiện thực phê phán 86

3.6.1 Những tương đồng 88

3.6.2 Những khác biệt 95

3.7 Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 109

Trang 7

Bảng thống kê các TXH qua cuộc thoại nhân vật trong

Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và trong một số truyện ngắn

của Nam Cao

96

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ xưng hô (TXH) là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình Qua cách sử dụng TXH người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn… của các nhân vật tham gia giao tiếp Trong quá trình xây dựng nhân vật, đặc biệt là những nhân vật trung tâm, nhà văn thường rất chú trọng về việc xây dựng tâm lí nhân vật trong đó có phương tiện quan trọng là dùng từ xưng hô để góp phần khắc họa cá tính nhân vật Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu TXH có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để tìm hiểu khám phá thế giới hình tượng, làm sáng tỏ tâm lý nhân vật và các lớp nội dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật, từ đó, khẳng định những thành tựu và đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc

1.2 Vũ Trọng Phụng là cây bút hiện thực chủ nghĩa tiêu biểu trước Cách mạng Tháng 8/1945 Chỉ với 9 năm sáng tác, ông đã để lại cho nền văn chương của nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ : 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 vở kịch

và 30 truyện ngắn cùng các bài báo.Đặc biệt nhà văn Vũ Trọng Phụng rất thành công ở thể loại tiểu thuyết, như Giông tố, Số đỏ Số đỏ được đánh giá là tiểu thuyết trào phúng có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc

Tuy tuổi đời và thời gian sáng tác ngắn ngủi, nhưng Vũ Trọng Phụng được đánh giá là một nhà văn lớn, có vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Ông được xem là một nhà văn có tài năng trào phúng kiệt xuất Chỉ riêng với tác phẩm Số đỏ cũng đủ để xếp Vũ Trong Phụng vào một trong những nhà trào phúng hàng đầu thế giới, so với AQ chính chuyện của Lỗ Tấn, Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-téc ( Hoàng Thiếu Sơn) Ông còn được mệnh danh

là “Ông vua phóng sự đất Bắc” Chất phóng sự xâm nhập vào cả truyện ngắn

và tiểu thuyết trào phúng Có người ví Số đỏ là một tấn đại hài kịch cũng đúng, đó là đại trường thiên về tấn trò đời của xã hội trưởng giả ở thành thị những năm đầu thế kỉ XX, đang quay cuồng trong cơn lốc Âu hóa Xã hội

Trang 10

thành thị là một sân khấu, mà ở đó các nhân vật đều là những vai hề lố lăng, rởm đời, đồi bại nhất

1.3 Trong gần một thế kỉ qua, sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng

đã thu hút sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và đông đảo công chúng Kết quả là đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của ông, trong đó cũng có không ít các công trình nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học Song, hầu hết các công trình đó mới chỉ đề cập đến những vấn đề như cách đặt tiêu đề, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại Đặc biệt việc nghiên cứu về từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng theo sự tìm hiểu của chúng tôi đến nay dường như còn là một khoảng trống

Tiếp cận tiểu thuyết Số đỏ để tìm hiểu đặc điểm TXH qua lời thoại nhân vật nhằm khai thác giá trị của một tác phẩm văn học thông qua hệ thống TXH trong lời thoại nhân vật là một điều không kém phần thú vị Bởi qua đó, người viết có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu khả năng xây dựng nhân vật và nhất

là tâm lí nhân vật của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Về từ xưng hô trong tiếng Việt

Từ lâu, TXH đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm từ góc độ đại cương đến tiếng Việt, từ phương diện miêu tả đến đối chiếu và dụng học Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TXH Các tác giả đi theo ba hướng nghiên cứu:

Về hướng thứ nhất có thể kể đến công trình nghiên cứu Grammaire de

Trang 11

la lenggua annamite, Trương Vĩnh Ký đã dành 30 trang để nói về đại từ, trong đó là đại từ nhân xưng Theo Nguyễn Phú Phong (1996) thì “cho đến nay, người đã cung cấp một bảng đại danh từ nhân xưng sớm nhất và đầy đủ nhất … là Trương Vĩnh Ký”

Trong công trình Studies in Vietnamese Grammar ( Ngữ pháp tiếng Việt, 1951), tác giả M.B Emeneau đã dành nhiều trang viết về đại từ Ông tập trung bàn về đại từ xưng hô và chú ý nhiều đến nhóm từ xưng hô lâm thời (TXHLT) có nguồn gốc danh từ

Các nhà Việt ngữ học cũng có những công trình nghiên cứu về TXH Các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Nguyễn Kim Thản (1963)… đã nhấn mạnh vào chức năng trỏ hay thay thế của đại từ nhân xưng (ĐTNX) Đỗ Hữu Châu (trong các công trình viết năm1982, 1986, 1987) đã chú ý đến chức năng chiếu vật của các TXH trong hội thoại

Gần đây, một số tác giả như Nguyễn Văn Chiến, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Yến chú trọng đến nghiên cứu hoạt động hành chức của các TXH Bùi Minh Yến với hàng loạt bài viết trên Tạp chí, với luận án Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt (2002) đã khảo sát đầy đủ tất cả các phương tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp cá thể sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau Lê Thanh Kim (2002) lại nghiên cứu

về Từ xưng hô và cách xưng hô trong phương ngữ tiếng Việt Trương Thị Diễm (2002) đã miêu tả khảo sát toàn diện đặc điểm của TXH có nguồn gốc

từ thân tộc trong giao tiếp của người Việt

Theo hướng thứ ba, vài chục năm trở lại đây, một số người đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu TXH tiếng Việt với các ngôn ngữ khác: tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số… Đó là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến (1992), Hoàng Anh Thi (2001), Dương Thị Nụ (2003), Nguyễn Minh Hoạt (2007)…

Gần đây, Mai Thu Hương (2007) đã nghiên cứu về Từ xưng hô trong truyện ngắn Nam Cao Song, theo chúng tôi được biết, đến nay vẫn chưa có

Trang 12

tác giả nào nghiên cứu về từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số

đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Như thế, chúng ta thấy, hướng nghiên cứu từ xưng hô dưới góc độ ngôn ngữ học trong tác phẩm văn học chưa được giới nghiên cứu quan tâm chú ý 2.2 Về việc nghiên cứu từ xưng hô trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Nghiên cứu về nhà văn Vũ Trọng Phụng, mà nổi bật là tác phẩm Số đỏ, người ta không thể không nhớ đến những tác phẩm trong dòng văn học hiện thực phê phán Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cây bút phê bình văn học Trong số những công trình đó có cả

sự nghiên cứu về bình diện văn học và bình diện ngôn ngữ

Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi thấy các công trình tập trung làm sáng tỏ một

số phương diện như: Cách thức tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết, các phương tiện đặc trưng trong ngôn ngữ nghệ thuật, thành ngữ, đồng nghĩa trong tiểu thuyết Số đỏ

Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật, Nxb Văn học, H., 1997, tr.117

Nguyễn Hoài Thanh, Chất khẩu ngữ trong lời văn phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Bản sắc hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, H., 2003, tr.307

Chim Văn Bé (2013), Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ

Thái Thị Kiều Lan, Ngôn từ nhân vật trong số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Trường Đại học Cần Thơ 2014 )

Tuy nhiên cho đến nay, theo sự tiếp cận của chúng tôi, chưa thấy có công trình nào nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Trang 13

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục đích

Đề tài “Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng” nhằm tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm thông qua việc sử dụng các TXH cũng như đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng trong các hoàn cảnh giao tiếp Chính điều này đã làm nên giá trị nghệ thuật khi Vũ Trọng Phụng xây dựng các hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình Trong một phạm vi và mức độ nhất định, luận văn sẽ so sánh và chỉ ra những tương đồng và khác biệt qua cách sử dụng TXH trong tác phẩm Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng với cách xưng hô của nhân vật trong một số tác phẩm thuộc dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu, tập hợp cơ sở lý luận về vấn đề TXH, lời thoại

- Miêu tả và phân loại TXH, đặc điểm sử dụng TXH qua lời thoại hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ (thông qua thống kê định lượng và định tính); đồng thời xác định chức năng của TXH qua lời thoại nhân vật, cũng như chỉ ra các đặc điểm ngữ nghĩa của TXH mà Vũ Trọng Phụng sử dụng trong tác phẩm

- So sánh những tương đồng và khác biệt cách sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng với một số tác phẩm của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 để thấy được đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn Vũ Trọng Phụng khi xây dựng nhân vật

4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng - NXB Thời Đại, 2014

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, người viết áp dụng một số phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học

- Trên cơ sở các tư liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại, hệ thống hóa các TXH trong tác phẩm Số đỏ thành các nhóm, các tiểu hệ thống cho việc miêu tả, nhận xét và phân tích để từ đó miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng qua lời thoại nhân vật

- Thủ pháp so sánh, đối chiếu cũng được sử dụng khi so sánh giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các TXH trong tiếng Việt với các từ này trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

6 Đóng góp mới của luận văn

Trong một chừng mực nhất định luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm của TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số

đỏ theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm TXH trong tiếng Việt thông qua việc sử dụng chúng trong lời thoại nhân vật ở một tác phẩm cụ thể, ở một tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán Đồng thời, việc thực hiện đề tài này sẽ là một gợi dẫn bổ ích cho việc khai thác giá trị của một tác phẩm văn học thông qua hệ thống TXH qua lời thoại nhân vật

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Chương 3: Vai trò của từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Vấn đề hội thoại và lời thoại

1.1.1 Khái niệm hội thoại

Hội thoại là phương tiện phổ biến và cơ bản nhất để trao đổi, dẫn dắt công việc của con người Đồng thời, giao tiếp hội thoại cũng là hoạt động cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, một trong những vấn đề chính được ngữ dụng học quan tâm, là một trong những bộ phận chủ yếu của Ngữ dụng học vĩ mô Nhiều nhà Việt ngữ học đã bàn tới vấn đề hội thoại Qua các cách trình bày, định nghĩa về vấn đề hội thoại, các nhà Việt ngữ học đều nêu lên những đặc điểm cơ bản nhất của hội thoại Những đặc điểm này cũng được tác giả Nguyễn Đức Dân [8;80], Nguyễn Thiện Giáp [13; 219-221)] nêu ra và trình bày với hai đặc điểm là đặc điểm bên trong (nội tại) và đặc điểm bên ngoài

Theo các tác giả, đặc điểm nội tại của hội thoại bao gồm:

Những đặc điểm bên ngoài của hội thoại gồm:

Tác giả cũng đưa ra những lưu ý về không gian hội thoại: sự có mặt của người đối thoại có tầm quan trọng đáng kể trong hội thoại Theo quan điểm ngữ dụng, sự có mặt hiện thực hoặc tưởng tượng cuả người đối thoại là yếu tố cần thiết cho việc dùng ngôn ngữ được bình thường trong quá trình hội thoại

Có những câu hỏi, câu chào, câu gọi, câu cầu khiến, có những đại từ như này, kia, ấy, nọ… mà sự quy chiếu của chúng liên quan đến người nói, người nghe, ngữ cảnh, sự định hướng không gian

Trang 16

Gần đây, Nguyễn Thiện Giáp [16; 219-221] cũng giải thích khá kĩ về khái niệm này cũng như đặc điểm của hội thoại Dưới đây là một số ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu về vấn đề này

dạng nói, giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra” [35;122]

Còn theo Đỗ Hữu Châu, “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [4;20]

Và theo Nguyễn Đức Dân, “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại Lúc đó, vai trò của hai bên thay đổi Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe Đó là hội thoại Hoạt động giao tiếp phổ biến và căn bản nhất của con người là hội thoại…” [8;76]

Hay Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng: "Mỗi cuộc thoại đều diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại" [16 ;219-220]

Như vậy, từ những ý kiến trên ta nhận thấy trong hội thoại bao giờ cũng bao gồm các yếu tố: người nói, người nghe, nội dung trao đổi và ngữ cảnh

1.1.2 Lời thoại nhân vật

Lời thoại nhân vật có thể là độc thoại, có thể là đối thoại

Theo tác giả Lê Bá Hán, “Đối thoại là cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói của đối phương giao tiếp Lời đối thoại có sự tiếp xúc phi quan phương và không công khai, không bị thúc trong không khí bình đẳng của người đối thoại Lời đối thoại thường kèm theo các động tác cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người”[17;159]

Cũng theo tác giả Lê Bá Hán, “Độc thoại là hình thức thoại không đòi hỏi sự đáp lại, độc lập với phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái cả trong hình thức nói lẫn viết” [17;159]

Trang 17

Tính độc thoại có biểu hiện bên ngoài là một dòng lời nói liên tục, không hề bị ngắt quãng bởi những lời nói của người khác Độc thoại được phân làm hai loại: độc thoại cô lập và độc thoại có hướng

Trong tác phẩm văn học, lời thoại có vai trò rất quan trọng Thông qua ngôn ngữ nhân vật trong những cuộc giao tiếp, tính cách nhân vật được bộc lộ

rõ nét Không chỉ có thế, thông qua lời nói của nhân vật, người đọc còn có thể cảm nhận được tính cách, trình độ văn hóa và kinh nghiệm sống của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật khi giao tiếp còn thể hiện đời sống nội tâm phong phú của nhân vật, những diễn biến tâm lý, tình cảm theo suốt cuộc đời nhân vật

Thông qua nhân vật và những cuộc thoại mà nhân vật tham gia, các tác giả thường thể hiện tư tưởng tình cảm của mình Có thể nói ngôn ngữ nhân vật chính là bức thông điệp mà nhà văn nhắn gửi đối với độc giả Ngôn ngữ nhân vật góp phần quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm

1.2 Khái niệm xưng hô và từ xưng hô trong hội thoại

1.2.1 Khái niệm xưng hô và từ xưng hô

cả các cộng đồng người Theo Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (2003)], thì xưng hô là ''tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau'' Xưng hô là một bộ phận của lời nói

Nó được biểu thị qua giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình Đây là hành động tự quy chiếu của người nói (ngôi thứ nhất)

Hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong cuộc thoại Hô được hiểu là tập hợp những biểu thức mà người nói dùng để chỉ người đối thoại với mình

Đặc điểm của xưng hô là phải có sự hiện diện của người nói và người nghe Có thể nói, trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào không thể thiếu được từ

Trang 18

xưng và từ hô Ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zezo), cũng có thể coi

là một sự có mặt không hiện hữu mang tới một ý nghĩa nhất định Tuy nhiên,

do ngôn ngữ của một dân tộc phản ánh và thể hiện đặc điểm tư duy, văn học, phong tục, truyền thống riêng của dân tộc đó, nên việc đánh giá về sự xuất hiện hay không xuất hiện từ xưng hô cũng như cách xưng và hô là có khác nhau Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao khi giao tiếp bằng ngoại ngữ, người ta thường ít nhiều mang thói quen lối tư duy bản ngữ vào việc sử dụng TXH trong câu, như dùng TXH vào trong những câu đáng lẽ không cần dùng TXH và không dùng TXH trong những câu đúng ra là phải dùng TXH Ngay trong một dân tộc, giao tiếp bằng ngôn ngữ của một dân tộc

đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử và ở các cộng đồng nói năng khác nhau do nhiều

lý do khác nhau mà cũng có cách xưng hô khác nhau và nhìn nhận khác nhau

về cách xưng hô

Cần phân biệt xưng hô và xưng gọi Nếu như xưng gọi là một phát ngôn của người nói (thường chỉ là một lần trong hội thoại), hướng vào người nghe để người nghe biết được người hô gọi muốn thực hiện cuộc hội thoại với anh ta thì xưng hô là một hoạt động ngôn từ diễn ra thường xuyên liên tục trong cuộc thoại, nó được diễn tiến qua ngôn ngữ của các nhân vật tham gia hội thoại

Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống TXH và có cách dùng chúng, để một mặt thực hiện chức năng xưng gọi, mặt khác thể hiện được những đặc điểm văn hoá giao tiếp của dân tộc đó TXH, từ trước tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm ở hai bình diện cấu trúc và chức năng Với sự phát triển của ngôn ngữ học theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, trước hết là hành chức trong giao tiếp, vấn đề xưng hô được xem xét trong phạm vi rộng hơn Nó không còn là vấn đề thuần tuý trong ngôn ngữ học cấu trúc, mà còn là vấn đề của ngữ dụng học, của xã hội ngôn ngữ học, của vấn đề ngôn ngữ học xuyên văn hoá Hiện nay, các lý thuyết hội thoại, ngữ dụng học, văn hoá học, đã rọi nhiều ánh sáng, từ đó định ra nhiều hướng tìm hiểu mới cho việc nghiên cứu TXH Rõ ràng, việc

Trang 19

nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở mặt cấu trúc mà còn mở hướng nghiên cứu ở các mặt chức năng, ngữ dụng học

Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của sự chuẩn mực xã hội Chuẩn mực xã hội quy định việc lựa chọn TXH Đối với tiếng Việt, vận dụng khái niệm quyền thế và liên kết để xem xét cách xưng gọi trong giao tiếp khác với một số ngôn ngữ Ấn Âu Các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt bao gồm không chỉ các đại từ nhân xưng (ĐTNX) gốc mà còn

có rất nhiều từ thuộc từ loại khác chuyển sang, trong đó đáng chú ý là nhóm

từ thân tộc (TTT) Cùng với một số từ xưng gọi khác, các TTT có đặc điểm đáng lưu ý là, chúng vừa dùng để ''xưng'' vừa dùng để ''hô'' (gọi khách thể giao tiếp) cả trong giao tiếp gia đình lẫn trong giao tiếp xã hội Hầu hết các TXH tiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế, kết liên, lịch sự ở cả trong ''xưng'' lẫn ''gọi'' Vì thế, thông qua cách sử dụng từ xưng hô có thể thấy được thái độ, quan điểm của các thành viên tham gia giao tiếp Trong giao tiếp có rất nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng

hô Và, ngay trong mối quan hệ giữa ''xưng'' và ''hô'' cũng hình thành nên hai mối quan hệ: mối quan hệ tương hỗ và mối quan hệ phi tương hỗ

Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và là một hành vi ở lời, bởi hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng

Hiện nay, nhiều nhà Việt ngữ đã dùng thuật ngữ từ xưng hô gồm nhiều

từ loại khác nhau để chỉ các từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ dùng để trỏ người trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng nói và viết Với quan điểm này, hệ thống TXH trong tiếng Việt được chia làm hai nhóm, gồm:

Trang 20

người và biểu hiện rõ nhiều nét đặc trưng trong văn hoá ứng xử của cộng đồng dân tộc

Các nhà Việt ngữ có những ý kiến khác nhau về phạm trù xưng hô Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Phạm trù xưng hô hay phạm trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật, nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xứng) vào diễn ngôn Như thế phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với điểm gốc là lời nói”[4;73] Còn Nguyễn Văn Chiến lại quan niệm: “Hệ thống xưng hô là những từ được “rút ra” từ trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng

hô nhất định) giao tiếp xã hội.”[6;41] Thế nhưng, Nguyễn Thị Trung Thành thì lại coi: “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” [32;3]

Như vậy, các tác giả nêu trên đều chỉ ra những đặc điểm của phạm trù xưng hô và TXH Đồng thời, TXH được dùng trong giao tiếp, hội thoại giữa các ngôi thứ nhất (người nói) và ngôi thứ hai (người nghe) Còn ngôi thứ ba chỉ là đối tượng được nhắc đến trong khi ngôi thư nhất và ngôi thứ hai nói chuyện, nên không sử dụng TXH

1.2.2 Sử dụng từ xưng hô trong hội thoại

Các TXH được các nhân vật trong hội thoại sử dụng một cách không

cố định, bất biến mà luôn biến đổi Các ngôi trong giao tiếp luôn luôn đổi vai

và đổi ngôi cho nhau Không chỉ có thế, các TXH còn bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói Các TXH thay đổi theo tâm trạng vui, buồn, hứng thú, phấn khích hay chán nản của người nói Ví dụ:

- Anh ngu lắm! Cụ gì? Tôi chỉ mới đáng tuổi là mẹ anh thôi…

- Cái dân An Nam ngu thật! [26;12]

- Thế cậu yêu me thì cậu thơm me đi nào ” [26;25]

Trang 21

- Cậu ơi! Cậu yêu quí của me ơi, cậu mặc quần áo vào, chóng ngoan…[26; 27]

Việc sử dụng TXH phản ánh đạo đức, trình độ văn hóa, thái độ, sự hiểu biết của các vai giao tiếp Vì vậy, khi xưng hô phải có sự hiểu biết lẫn nhau

về độ tuổi, quan hệ gia đình, quan niệm sống, sở thích cá nhân, quan hệ xã hội, nghề nghiệp để giao tiếp đúng và đạt hiệu quả giao tiếp cao

Một câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu cách xưng hô trong giao tiếp ? Người ta có thể quy thành một số kiểu xưng hô thường gặp trong giao tiếp như sau:

vợ, con (cách gọi thay)

12 Gọi bằng các kết hợp khác nhau (thí dụ chức danh + tên; chức danh +

họ tên; từ xưng hô + tên / họ tên )

Trang 22

13 Không xuất hiện TXH trong giao tiếp (khuyết vắng TXH)

Các mối quan hệ về xưng hô trong giao tiếp phụ thuộc vào từng bối cảnh giao tiếp cụ thể Qua khảo sát, các tác giả đều đưa ra một nhận định chung là, giữa bạn bè với nhau thường gọi bằng tên, giữa người lạ hoặc chỉ biết nhau thì gọi bằng chức danh hoặc họ Tuy nhiên, ranh giới này không rõ ràng Chẳng hạn, trong giao tiếp chỉ cần tìm thấy một mối quan hệ nhỏ nào đấy thì sau năm phút người ta có thể chuyển từ cách gọi chức danh, họ sang gọi bằng tên Người ít tuổi gọi người lớn tuổi hơn bằng chức danh, họ và ngược lại, người lớn tuổi gọi người ít tuổi hơn bằng tên Cũng vậy, người có địa vị thấp gọi người có địa vị cao bằng chức danh, họ/tên và ngược lại người

có địa vị cao gọi người có địa vị thấp bằng tên Nhưng khi tuổi tác, địa vị nghề nghiệp có sự mâu thuẫn thì địa vị nghề nghiệp được coi là nhân tố đặt lên hàng đầu

Các TXH chủ yếu được chia thành hai loại: Các ĐTXH chuyên dụng

và các TXH lâm thời Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ trước đây trong các giáo trình và sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Cao Xuân Hạo cho rằng: “Bên cạnh nhóm đại từ nhân xưng đích thực dùng trong xưng hô, người Việt còn dùng các “đại từ nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô” [19;11] Còn Diệp Quang Ban quan niệm: “Bên cạnh các nhân xưng từ đích thực, trong xưng hô người Việt còn sử dụng các lớp từ sau: Danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh từ chỉ chức vụ; một số từ, tổ hợp từ khác” [1;17] Ông cũng nhấn mạnh: “Trong xưng hô, chính lớp từ thứ hai tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất nghĩa liên nhân của nhân xưng từ trong tiếng Việt” [1;21]

Trong thực tế giao tiếp, người Việt thường mượn các từ chỉ quan hệ gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong nhiều môi trường hoạt động của con người Trong giao tiếp, người Việt có xu hướng “thân tộc hóa” khi hô gọi Bởi vì, trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người

Trang 23

đối thoại với hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự, gắn với bốn kiểu sắc thái biểu cảm: trang trọng, trung hòa, thân mật, suồng sã và thô tục, khinh thường Trong khi đó, các ĐTNX đích thực trong tiếng Việt ít mang sắc thái trung tính chủ yếu mang sắc thái không lịch sự Mặt khác, trong giao tiếp, xưng hô thường thể hiện ở hai phạm vi: Xưng hô trong gia tộc và xưng hô ngoài xã hội Hơn nữa, điểm đặc biệt trong giao tiếp của người Việt là quan hệ giữa người và người trong gia tộc chuyển thành quan hệ giữa người với người theo chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong giao tiếp

Từ thân tộc là các từ chỉ những người trong gia đình, họ hàng thuộc các thế hệ, lớp tuổi, thứ bậc tôn ti (riêng bốn từ: vợ, chồng, dâu, rể không dùng)

Đó là các từ: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, con, cháu… và cả một số danh từ chỉ bạn bè hay ngôi thứ như: bạn, đồng chí, ngài, vị… được dùng trong xưng hô Khi trở thành TXH, các từ thân tộc đã biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là người nói, người nghe hay người được nói tới

Đó chính là phạm trù ngôi Hơn nữa, từ thân tộc không chỉ nhằm biểu thị phạm trù ngôi mà còn nhằm thông báo gián tiếp về tuổi tác, vị thế xã hội, tình cảm…giữa các nhân vật tham gia giao tiếp

1.3 Từ xưng hô trong tiếng Việt

1.3.1 Từ xưng hô chuyên dụng - đại từ nhân xưng

Trong tiếng Việt, khi nói đến các TXH người ta thường nhắc tới các nhóm từ: ĐTNX: tôi, tao, mày, nó, hắn… và được gọi là các từ xưng hô chuyên dụng (TXHCD) vì chức năng chính, chủ yếu là xưng hô; từ thân tộc (TTT): cha, mẹ, ông,bà, anh, chị em… ; từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: giáo sư, tiến sĩ, giám đốc, hiệu trưởng, bác sĩ… Các từ này được gọi là từ xưng hô lâm thời

Trong tiếng Việt, ĐTNX có thể được phân thành 3 loại (theo các ngôi giao tiếp):

+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (chỉ người đang nói):

Trang 24

Số ít: tôi, tao, tớ, mình, ta…

Số nhiều: chúng tôi, chúng tao, chúng tớ…

+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (chỉ người đang giao tiếp cùng):

Số ít: mày…

Số nhiều: chúng mày,chúng ta…

+ Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba (chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp):

Số ít: nó, hắn, y

Số nhiều: họ, chúng, chúng nó…

Đại từ xưng hô chuyên dụng trong tiếng Việt không chỉ dùng để xưng

hô mà còn dùng để bày tỏ quan hệ (xấu hay tốt, chính thức hay không chính thức, thân mật hay xa lạ) của các vai giao tiếp Ý nghĩa trực tiếp của các ĐTNX đựợc xác định trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (phụ thuộc vào văn cảnh)

1.3.2 Từ xưng hô không chuyên dụng

TXH không chuyên dụng là những từ thuộc các nhóm từ loại khác nhưng được sử dụng như ĐTXH Đó là các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc: cụ, ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, thím, cô, cậu, mợ, dì, anh, chị, Nguyên tắc chung

để sử dụng các từ ngữ chỉ thân tộc từ này là căn cứ vào vai giao tiếp (vị thế của các vai giao tiếp), tức người đóng vai giao tiếp có quan hệ với nhau như thế nào thì sử dụng từ xưng hô như thế Các từ ngữ chỉ thân tộc có thể được

sử dụng để xưng hô trong gia đình, gia tộc nhưng cũng có thể sử dụng để xưng hô trong xã hội Trong giao tiếp xã hội, tùy theo vị thế xã hội và mối quan hệ liên cá nhân giữa các vai giao tiếp mà người tham gia giao tiếp lựa chọn những cách xưng hô thích hợp

Một số từ ngữ được dùng để xưng hô một cách chính thức, như bạn, đồng chí, ngài, vị, và những từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, học

vị, như giám đốc, thủ trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, thày giáo, cô giáo, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ,… cũng được dùng làm đại từ chỉ ngôi (ngôi thứ hai)

Trang 25

Một số danh từ chỉ tên riêng của các nhân vật tham gia giao tiếp: Huệ, Hồng, Hoa, Thơm, Nghi… Nhiều trường hợp các tên riêng của các nhân vật được dùng kết hợp với các danh từ thân tộc, danh từ chỉ nghề nghiệp: em Hoa, anh Nghi, bác sĩ Thơm…

ĐTNX ở ngôi thứ ba số ít có thể được tạo ra bằng cách kết hợp từ “ta” hoặc “ấy” với các từ chỉ quan hệ thân thuộc Ví dụ: ông ta/ông ấy, bà ta/bà

ấy, chị ta/chị ấy Đại từ hắn cũng có thể kết hợp với ta để tạo thêm đại từ

“hắn ta” ở ngôi thứ ba

Các TXH trong tiếng Việt rất đa dạng và mang màu sắc biểu cảm Người nói cần sử dụng các TXH sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp và các mối quan hệ liên cá nhân Do vậy, “Từ xưng hô không chỉ là công cụ để người nói thực hiện cái việc không thể không làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngôn, mà còn là công cụ để người nói tự mình câu thúc (bó buộc) mình và câu thúc người trong một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định” [4; 75]

1.4 Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong hội thoại

1.4.1 Khái niệm nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm khắc họa” [ 17; 28]

Nhân vật trong văn học là một đơn vị nghệ thuật, mang tính ước lệ, qua nhân vật nhà văn muốn phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình Chức năng của nhân vật là do nhà văn ngầm quy định Đó có thể là chức năng khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao,

kì vọng của con người, cho nên nhà văn xây dựng nhân vật là để thể hiện những cá nhân nhất định và quan niệm đánh giá về cá nhân đó Đó cũng có thể là chức năng khái quát tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là

Trang 26

một hiện tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan - trong câu chuyện thần thoại), qua đó nhân vật dẫn dắt người đọc đến với đời sống xã hội Không chỉ có thế, nhiều nhân vật còn là nơi nhà văn ký thác quan niệm về con người, về nhân sinh quan của nhà văn Nhân vật không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đờì mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện và ý đồ của tác giả

Các loại nhân vật trong tác phẩm văn học:

- Nếu căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, có: + Nhân vật chính: đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình

+ Nhân vật trung tâm: là các nhân vật xuất hiệntừ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy

+ Nhân vật phụ: những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính

- Nếu căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, có:

+ Nhân vật chính diện: nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời

+ Nhân vật phản diện: là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án, phủ định

- Căn cứ vào cấu trúc nhân vật, có:

+ Nhân vật chức năng: nhân vật không có đời sống nội tâm có đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm, tồn tại trong đấy chỉ nhằm một số chức năng nhất định

+ Nhân vật loại hình: tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời Nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình ( ví dụ: nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, cô Đào trong Mùa lạc )

Trang 27

+ Nhân vật tính cách: nhân vật có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển hoá phức tạp

1.4.2 Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả

Trong tác phẩm văn học, hình tượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung

lý tưởng đạo đức thẩm mỹ của tác giả, là nơi tác động đến người đọc trên ba mặt: nội dung nghệ thuật, trình độ và hiệu lực của sáng tạo nghệ thuật ngôn

từ Thông qua ngôn ngữ nhân vật - lời nói trực tiếp của các nhân vật với nhau trong tác phẩm văn học - đời sống của chính họ được thể hiện

Ngôn ngữ của nhân vật có thể tồn tại dưới hai dạng: ngôn ngữ độc thoại

và ngôn ngữ đối thoại Dù ở dạng nào thì ngôn ngữ nhân vật vừa là hiện thân cuộc đời, số phận của chính nhân vật, vừa là hiện thân của một tầng lớp, một giai cấp, có khi là đại diện cho cả một thế hệ trong thời đại nào đó nói chung

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật Nhân vật chính là nơi gửi gắm nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn

Nhân vật được coi là “con đẻ” tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn

Trong hoạt động giao tiếp ở mỗi tác phẩm văn học, các nhân vật tham gia giao tiếp có sự khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa

vị xã hội và tâm lí cũng khác nhau Hơn nữa, các phương tiện xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và mang màu sắc biểu cảm Việc lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp không chỉ thể hiện mối quan hệ liên cá nhân, mà còn thể hiện “chuẩn mực lịch sự trong giao tiếp của người Việt”

1.5 Vài nét về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Số đỏ

1.5.1 Vài nét về Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là cây bút tiểu thuyết và phóng sự có tài năng lớn có

Trang 28

sức thu hút mãnh liệt và một phong cách nghệ thuật văn chương độc đáo Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại Ông là nhà văn tiêu biểu và xuất sắc của khuynh hướng “tả chân” trong văn học Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX Vũ Trọng Phụng người làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, sống ở Hà Nội từ nhỏ Cha ông làm thợ tiện, chết vì bệnh lao từ khi Vũ Trọng Phụng mới được bảy tháng Mẹ ông là một phụ nữ nghèo, hiền hậu rất thương con, ở vậy nuôi con ăn học bằng nghề khâu vá thuê Sau khi đỗ bằng tiểu học, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống Khoảng năm 1939, do làm việc quá sức, Vũ Trọng Phụng bị lao phổi Ông chết trong một căn nhà tồi tàn tại phố Cầu Mới, gần Ngã Tư Sở, Hà Nội, để lại một cô con gái nhỏ

Một đời người không dài, chỉ hơn một phần tư thế kỷ sống, một đời văn ngắn ngủi chỉ có chín năm, nhưng Vũ Trọng Phụng đã tạo được một gia tài văn chương khá lớn: 71 tác phẩm, đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến phóng sự, kịch và tác phẩm dịch Chỉ xét riêng đóng góp của ông trên lĩnh vực tiểu thuyết và phóng sự cũng đủ thấy tài năng chẳng đợi tuổi Mới 24 tuổi (1936), ông đã cho ra đời 5 đứa con tinh thần là những tiểu thuyết, phóng sự khá đồ sộ: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ, Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô

So với một đời văn thì 9 quyển tiểu thuyết chưa phải là nhiều, nhưng so với 4 năm viết (1934, 1936 - 1938) thì 9 quyển cũng không phải là ít Có người bảo một đời văn chỉ cần viết thành công một quyển như Số đỏ hay Giông tố thôi cũng đủ thấy đó là một tài năng lớn Tiểu thuyết đầu tay của ông là Dứt tình (1934) nhiều người cho là tiểu thuyết lãng mạn Đến 1936 ông cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết hiện thực có giá trị như Giông tố, Số đỏ, Làm

đĩ, Vỡ đê Trúng số độc đắc là cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà Vũ Trọng Phụng trăng trối khi chết được đem mấy tờ bản thảo để lót đầu

Toàn bộ văn nghiệp của ông từ phóng sự đến truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, báo chí, văn chính luận; từ tư tưởng, quan niệm nghệ thuật đến bút pháp hiện thực, nghệ thuật tả chân là một sự thống nhất cao Do đó, khi đề cập đến

Trang 29

nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, không thể không nhắc đến các thể loại văn học khác của ông để làm rõ thêm

Ông bắt đầu tham gia viết văn với truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường (1930) và đều đặn cho đến ngày ông mất có đến 41 truyện ngắn và 4 di cảo truyện ngắn Theo thống kê trước đây, năm 1934, không thấy truyện ngắn nào xuất hiện Gần đây TS Peter Zinoman (Mỹ) phát hiện thêm 9 truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ở thư viện quốc gia Pháp Tất cả những truyện ngắn trên đều viết năm 1934 Không đặt lên những vấn đề to lớn như trong phóng sự và tiểu thuyết, truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đi vào những chuyện nhỏ nhặt, thường ngày nhưng đó là những chuyện thực sự làm động lòng người đọc

Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng kêu gọi lòng yêu thương con người với con người, không nên vì hoàn cảnh mà trở nên xa lạ, khô cứng đến nhẫn tâm

kể cả những người thân yêu, ruột thịt Mỗi số phận mỗi con người được nêu lên bên trong ẩn chứa một sự đồng cảm, một nỗi lòng của chính tác giả Phần lớn truyện ngắn chuyên khai thác vấn đề tâm lý như Cái ghen của đàn ông, Lòng tự ái, Máu mê, Một đồng bạc, Con người điêu trá Ngòi bút phân tích của ông tỏ ra khá tinh tế và sắc sảo Đây cũng là đóng góp mới mẻ của Vũ Trọng Phụng vào sự hiện đại hóa thể loại truyện ngắn ở nước ta

Qua truyện ngắn, ta bắt gặp ở Vũ Trọng Phụng một phong cách riêng biệt, gợi nhiều hơn tả Đọc xong truyện ngoài cái buồn vẩn vơ cũng bắt người đọc không thôi suy nghĩ, day dứt; bên trong truyện, đằng sau câu chữ cô đọng những triết lý nhân sinh, đậm chất nhân văn cao cả

Về thể loại phóng sự, ông đã đóng góp cho văn phóng sự 8 tác phẩm (tác phẩm Hải Phòng viết năm 1934 mới được tìm thấy), mà tác phẩm nào đọc xong ta cũng không thể quên được Nó thời sự, nó hiện thực, tuy đã xảy

ra đã gần ba phần tư thế kỷ, nhưng như thấy quanh quất, lởn vởn đâu đây, không nguyên vẹn thì cũng một phần con người ấy, sự việc ấy trong cuộc sống Nó không phải chuyện của một thời, mà chuyện của mọi thời, tiêu biểu như: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Một huyện ăn Tết v.v

Trang 30

Vũ Trọng Phụng viết kịch cũng rất sớm, vào năm 1931 đã có tác phẩm Không một tiếng vang Nếu kể cả di cảo, kịch Vũ Trọng Phụng có đến 8 vở Chẳng khác tiểu thuyết và phóng sự, kịch Vũ Trọng Phụng cũng nhằm vào những mảng hiện thực của đời sống Những hiện thực bình thường được Vũ Trọng Phụng gọi tên, nó chẳng xa lạ là bao đối với bao con người Ông biết chọn và xây dụng tình huống, xung đột và khi vở kịch hạ màn, mọi tình huống, xung đột được giải quyết một cách thõa đáng

Vũ Trọng Phụng dịch vở kịch Giết mẹ - nội dung gần giống với tiểu thuyết và phóng sự của ông: đầy rẫy những bi kịch

Văn chính luận, báo chí, tài liệu hiện không còn nhiều Theo thống kê của Nguyễn Đăng Mạnh có 13 bài Bài đầu tiên là Một người công nhân, in trên Hà Nội báo năm 1936 Vũ Trọng Phụng cũng như nhiều nhà văn cùng thời trước khi làm văn thường viết báo

Theo Đỗ Tất Lợi, Vũ Trọng Phụng còn có hàng loạt bài báo ca ngợi những người yêu nước lúc bấy giờ, như các bài viết về Nguyễn Ái Quốc, Ký Con, Đoàn Trần Nghiệp

Ngoài việc phản ánh trung thực người thật việc thật, cái không thể thiếu trong văn chính luận của Vũ Trọng Phụng là nêu ý kiến chủ quan của người viết với ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, khoa học

Luôn ôm ấp trong người một lý tưởng, một hoài bão làm cho xã hội tốt đẹp, hoàn thiện hơn, không bằng hình tượng thì cũng qua ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng đã để cho con người, cá tính của riêng ông thẩm thấu qua từng trang sách

Trang 31

trèo sấu, bán phá xa, lạc rang, nhật trình, chạy chờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu , và hấp thu thứ “luân lý vỉa hè” Hà Nội Bị đuổi việc vì một hành động vô giáo dục, hắn được bà Phó Đoan, một me tây góa dâm đãng, đem

“lòng thương”, giới thiệu đến giúp việc ở tiệm may “Âu hóa” của Văn Minh – cháu bà – nơi chuyên may các mốt y phục “phục vụ phái đẹp trong cuộc Âu hóa” Đồng thời, hắn còn được giao việc luyện quần vợt cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ Và như vậy, Xuân bắt đầu “dự một phần vào việc cải cách xã hội”, có trách nhiệm về việc “xã hội văn minh hay dã man”! Có lần nhờ thuộc lòng lời quảng cáo trước kia mà hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường thuốc” Thế là, Xuân trở thành “đốc tờ Xuân”, “quản lý tiệm may Âu hóa”, nhà “cải cách xã hội”, “Giáo sư quần vợt”, nghiễm nhiên gia nhập cái

xã hội thượng lưu, giao thiệp với những họa sĩ Típ Phờ Nờ, đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị bảo hoàng Jôzep Thiết, ông Phán dây thép mọc sừng Cô Tuyết, con gái út cụ cố Hồng, em gái Văn Minh, thì phải lòng Xuân, rủ hắn thuê buồng trên khách sạn Bồng Lai ở Hồ Tây Rồi hắn được bà Phó Đoan mời làm người giáo dục cho cậu Phước “con trời con phật” của bà, được sư Tăng Phú mời làm cố vấn báo Gõ mõ cổ động cho việc chấn hưng đạo Phật! Trong không khí đầy sự giả trá ấy, Xuân được mọi người kính nể, sợ hãi Sự ngây ngô của hắn được coi là nhũn nhặn; hắn càng khinh người thì càng được kính trọng Vợ chồng Văn Minh biết rõ lý lịch hèn hạ của Xuân thì ở vào tình thế há miệng mắc quai, còn phải tìm cách tô vẽ cho Xuân để nếu cần có thể gả

em gái đã mang tiếng hư hỏng cho hắn Đến khi vô tình gây ra cái chết của cụ

tổ, cái chết mà tất cả con cháu cụ mong đợi, Xuân hóa ra lại có công lớn với mọi người! Sau đó, Văn Minh dẫn Xuân đi đăng ký làm tài tử quần vợt, tham

dự giải vô địch trong dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ nay mai Rồi dịp may

ấy đã đến Anh chàng vị hôn phu của Tuyết bày mưu hại Xuân song ngẫu nhiên Xuân biết được, bèn tương kế tựu kế, khiến cho hai đối thủ quần vợt lợi hại của hắn bị bắt trước hôm thi đấu Thế là, trước khi hai đức vua và các

“quý quan” cùng hàng vạn công chúng Hà thành, Xuân được cử ra đọ tài với

Trang 32

quán quân quần vợt Xiêm La Cuộc đấu đang diễn ra sôi nỗi, hồi hộp thì bỗng Xuân được lệnh phải thua, vì “phải giữ gìn mối thiện cảm của một nước lân bang”, tránh thảm họa “núi xương sông máu”! Sau trận đấu về, Xuân đứng trên mui ô tô mà diễn thuyết rất hùng hồn theo lời nhắc của ông bầu Văn Minh, giải thích cho đám đông công chúng “ngu dại” rằng hắn đã “chối từ danh vọng riêng” để cứu vãn “trật tự và hòa bình của Tổ quốc”! Mọi người vỗ tay như sấm hoan nghênh một “bậc vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” vừa mới tránh cho họ nguy cơ chiến tranh! Hắn được Phủ Toàn quyền quyết định ân thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được Hoàng đế An Nam ân thưởng Long bội tinh, được Hội Khai trí tiến đức mời vào Hội Cụ cố Hồng sung sướng tuyên bố gã Tuyết cho hắn

Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, với tiếng cười nhiều cung bậc và đa nghĩa, Số đỏ là một trong những kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại, trước hết là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Số đỏ là một tác phẩm ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”

1.6 Tiểu kết chương 1

1 Hội thoại là phương tiện phổ biến và cơ bản nhất để dẫn dắt công việc của con người Đồng thời, giao tiếp hội thoại cũng là hoạt động cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, và hội thoại có những đặc điểm riêng của nó Mỗi cuộc thoại đều diễn ra vào vị trí không gian, thời gian ở trong hoàn cảnh nhất định Chính nhân tố ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong các cuộc thoại

2 Xưng là một hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình Còn hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong cuộc thoại Xưng hô là phải

có sự hiện diện của người nói và người nghe Có thể nói, trong bất kỳ một cuộc giao tiếp nào không thể thiếu được "xưng" và "hô"

Trang 33

3 Hệ thống TXH trong tiếng Việt gồm: nhóm TXH chuyên dụng (các ĐTNX) và nhóm từ (ngữ) xưng hô không chuyên dụng (từ, ngữ thuộc các từ loại khác nhau được lâm thời dùng để xưng hô) Các TXH được các nhân vật trong hội thoại sử dụng một cách không cố định, bất biến mà luôn biến đổi Các ngôi trong giao tiếp luôn luôn đổi vai và đổi ngôi cho nhau Không chỉ có thế, các TXH còn bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói Các TXH thay đổi theo tâm trạng vui, buồn, hứng thú, phấn khích hay chán nản của người nói

4 Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn của dòng văn học hiện thực nước nhà Tiểu thuyết Số đỏ là một kiệt tác văn học Bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc và độc đáo, tác phẩm đã châm biếm sâu cay xã hội “chó đểu” nước ta thời thực dân nửa phong kiến giai đoạn1930-1945

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG 2.1 Các yếu tố chi phối cách sử dụng từ xưng hô

2.1.1 Không gian

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố không gian, thời gian diễn ra giao tiếp Phương thức xưng hô là cách thức lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với không gian, thời gian giao tiếp nhằm mang lại hiệu quả diễn đạt trong giao tiếp

Không gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian), trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở trong cái kia”[33;551]

Không gian “là khoảng cách không gian bao trùm mọi vật xung quanh con người” [33;551]

Không gian trong tác phẩm văn học chính là không gian nghệ thuật, ở

đó nhân vật xuất hiện và xảy ra những diễn biến trong cuộc đời nhân vật Đó

là không gian rộng (không gian xã hội) và không gian hẹp (không gian trong gia đình, nơi ở của nhân vật) Không gian trong tác phẩm chi phối mạnh mẽ đến việc giao tiếp và việc dùng từ xưng hô

Với Số đỏ, bối cảnh xã hội thành thị bao trùm không gian nghệ thuật Nhà văn dàn dựng không gian nghệ thuật trong khí thở của đô thị Bất cứ xã hội nào dù văn minh hay lạc hậu đến đâu, bao giờ cũng có không gian nhất định của mình Đó là không gian hiện thực Tác phẩm mở đầu bằng một vỉa

hè phố Tây: mấy người bán nước chanh ế ẩm, ông thầy số ngồi ngáp ngắn ngáp dài, cô hàng mía mau mồm mau miệng còn lũ ve sầu thì ca nhạc mùa, trong lúc đó từ sân quần vợt vang lại tiếng banh bồm bộp Hai cảnh khác biệt nhau của hai thế giới: sân quần của kẻ giàu và quyền lực, với vỉa hè của đám dân nghèo, họ có biên giới là hàng rào cây chuối Nếu như bối cảnh thành thị

Trang 35

qua phần đầu chỉ là nét chấm phá, thì lúc Xuân tóc đỏ bước vào dinh cơ của

bà Phó Đoan, người đọc khó đoán trước được đó là cả một một khoảng trời đang mở ra với nhân vật Thay vì thế giới cư dân chật hẹp trong nhà lao hay vỉa hè phố, thế giới cư dân “thượng lưu” nhí nhố hơn, sinh động hơn, và rộng

ra hơn là xã hội đang “hóa mình”

Từ không gian của bình dân, thâm nhập vào không gian mới, không gian đa chiều của đời sống thành thị Tác giả minh chứng hóa cụ thể và sâu sắc bức tranh xã hội qua từng địa điểm nói: tiệm ăn Hàng Buồm, câu lạc bộ Tây-Ta, sân quần vợt Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng tung hoành ngang dọc một cách hứng thú, mỗi nét vung lên là một lần giúp thêm thành thị điêu ngoa, bịp bợm

Bức tranh Số đỏ diễu qua từ đầu đến cuối là bức vẽ xã hội đã được phóng lên, mang tính phúng dụ trong ý nghĩa toàn cảnh Một trong những yếu tố cấu thành bức tranh rộng lớn đó là những vùng không gian hẹp, được tác giả dày công xây dựng, mang tính chất tiêu biểu và đầy sức thuyết phục Hiệu may Âu hóa là một điển hình của không gian hẹp, nơi đây diễn ra cuộc “cải cách xã hội” bằng thời trang “làm tăng vẻ đẹp, không cốt che đậy” Hay khách sạn Bồng Lai, nơi phụ nữ “giải phóng mình” Không gian hẹp chú trọng khai thác ở nhiều cách biểu hiện, nơi chốn khác nhau, tạo cho mỗi địa điểm từng đường nét riêng, góp phần minh họa cho sự phong phú của câu chuyện Tổng cục thể thao là nơi để nghe các

“anh tài thể thao” khoe danh hợm Sân quần của Hà Thành là nghị trường ngoại giao và chính trị, quần vợt Trong giới hạn của không gian hẹp của tác phẩm, đáng chú ý là nhà cụ cố Hồng, đây là không gian xuyên suốt nhất, được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là những chuyện xảy ra trong ngôi nhà này, đều có quan hệ dây

mơ với diễn biến toàn cục của tác phẩm

Cùng với việc xây dựng không gian nhà cố Hồng, nhà văn còn thành công trong bước tạo ra những cảnh tượng không gian phụ khác: nhà bà Phó Đoan, Sở nhà đoan, chùa, tiệm may Văn Minh làm cho hình tượng không gian nổi bật và không bị đơn điệu, tạo nên sự hài hòa lẫn nhau tưởng không

Trang 36

thể thiếu được, góp phần tạo nên chỉnh thể không gian của Số đỏ, xã hội thành thị Việt Nam

Tóm lại, không gian nghệ thuật trong Số đỏ là không gian đa chiều, được kết cấu trên nền không gian rộng, từ phạm vi nhỏ đến bối cảnh lớn, hài hòa, phối dáng cho nhau, làm nên một không gian sinh động và hết sức thuyết phục Miêu tả không gian sống của các nhân vật trong tác phẩm , nhà văn Vũ Trọng Phung đã thể hiện sự đối lập của nhiều cảnh tượng khác nhau Vì thế , trong xưng hô của những người thuộc không gian đó thì tính quy thức đã bị phá vỡ nên trong các cuộc giao tiếp của Số đỏ không có qui tắc xưng hô 2.1.2 Thời gian

Không gian, thời gian giao tiếp là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ xưng hô trong giao tiếp Thời gian “là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian, trong đó vật chất vận động, phát triển không ngừng);

là khoảng thời gian nhất định xét về mặt dài ngắn, nhanh chậm của nó; là khoảng thời gian trong đó diễn ra sự việc từ đầu đến cuối” [33 ;939]

Thời gian trong tác phẩm văn học chính là thời gian nghệ thuật, là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu sự việc đến lúc kết thúc sự việc

Thời gian chi phối việc sử dụng các TXH của các nhân vật trong tác phẩm văn học Nếu không gian là một hiện thân tự nhiên cho bối cảnh xã hội của truyện, tất yếu không gian không thể tách rời khỏi thời gian Vũ Trọng Phụng đã đan cài bao cảnh đời, bao số phận nhằng nhịt trong thời gian diễn ra chưa đầy năm tháng Thời gian trong Số đỏ gấp gáp, hối hả, lăn vào những biến động xâu chuỗi, đột ngột và hoang tưởng Nhà văn không chọn quá khứ làm đòn bẩy, trong khi đó tương lai đã có sự phác họa của hiện tại và thời gian chạy dồn dập của hiện tại trở thành cốt lõi để xây dựng cốt truyện và các nhân vật Hiếm có thời gian ngắn trong vòng năm tháng mà một tên ma cà bông chuyên nhặt bóng trong sân quần lại trở thành vô địch Đông Dương và cứu nguy cho cả dân tộc Vì gấp gáp thế, thành đạt thế, nên bên trong nhịp điệu thời gian như là bóng ma khủng khiếp, thấp thoáng những toàn quyền

Trang 37

vua, thống sứ, có sức điều khiển từ xa, xa lắm Cho thấy nhịp chảy thất thường của thời gian xã hội trở thành trung tâm hình tượng của thời gian

Nếu chú ý ta sẽ thấy những sự kiện xảy ra đến chớp nhoáng, con người thì hấp tấp, vội vã đến tưởng chừng không thể nào hơn Nhà văn luôn kiến tạo ngôn ngữ chỉ thời gian với tinh thần các sự kiện đó Trong tác phẩm, bên cạnh cái không gian ngậu xị, huyên náo, còn là những trạng từ, liên từ, phó từ, chỉ sự biến thiên của thời gian “bỗng”, “đột nhiên”, “vừa lúc ấy”, “đột ngột’ tác giả sử dụng như là một phương tiện hữu hiệu khi mô tả: “chợt có tiếng gõ cửa”, “Tuyết chợt nhìn ra xa”, “Xuân tóc đỏ bỗng thấy ông thầy số” Thời gian và sự kiện trong tác phẩm trôi qua vùn vụt, chưa kịp ghi lại ấn tượng này đã có sự kiện khác ập đến, xô bồ và quấn quýt nhau chạy mãi, tưởng đứt hơi đi được Sự chồng chéo lên nhau, những lớp sự việc, con người và ấn tượng mạnh, bộc lộ chiều hướng vận động của cơn giẫy giụa, ngắc ngoải

Như vậy qua tìm hiểu không gian, thời gian trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy một phần ý nghĩa của các TXH được thể hiện ở chỗ nghĩa ngôi của TXH, và từ đó là nghĩa của toàn bộ phát ngôn được xác định hoàn toàn phụ thuộc vào không gian và thời gian diễn ra cuộc giao tiếp Nếu thoát ly ngữ cảnh thì khó có thể xác định một cách đúng với thực tế nghĩa ngôi của TXH trong các phát ngôn

2.2 Đặc điểm cấu tạo từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm

Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

2.2.1 Kết quả thống kê định lượng

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, các TXH qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng gồm 120 đơn vị Về cấu tạo, chúng gồm ba kiểu chính, đó là: từ đơn, từ ghép và các tổ hợp từ (ngữ) 2.2.1.1 Từ đơn

Chúng tôi đã tiến hành thống kê và khảo sát các TXH là từ đơn, kết quả cụ thể trong phụ lục 01 Dưới đây là bảng tổng hợp các TXH qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có cấu tạo là các từ đơn

Trang 38

Bảng 2.1: Bảng TXH là từ đơn trong Số đỏ

STT

Kiểu TXH Tiêu chí khảo sát

a) Các TXH đơn tiết chuyên dụng gồm 12 đơn vị với tổng số 190 lượt dùng với hệ số 15.8 lượt /từ (sấp xỉ 16 lượt/ từ)

lượt dùng; “hắn”: 312 lượt dùng ;“mình”: 67 lượt dùng; “ta”: 31 lượt dùng Bên cạnh đó còn có những từ có tần suất dùng thấp như “tớ”: 1 lượt dùng

Trong nhóm các TXH đơn tiết chuyên dụng có một số ĐTNX dùng ở các ngôi và số khác nhau Chẳng hạn “mình” dùng ở ngôi thứ nhất số ít và số nhiều, ngôi thứ hai số ít; “ta” dùng ở ngôi thứ nhất số ít và số nhiều

Trang 39

b) Các TXH đơn tiết lâm thời gồm 330 lượt dùng với 14 từ, hệ số sử dụng là 23,57 lượt/ từ

Trong nhóm các TXH lâm thời, các TXH là từ thân tộc chiếm số lượng

và lượt dùng lớn nhất Chúng gồm 11 từ với 285 lượt dùng Các từ đó là: cụ, ông, bà, u, thầy (là biến thể của từ “mẹ” và “bố” phương ngữ Bắc), bác, cậu,

mợ, anh, chị, con, cháu Ví dụ:

– “Phải biết!

Rồi khẽ nói với ông thầy:

…- Ngay như con bé bán mía này thì cũng “nước nôi” đến nơi chứ có không đâu! Cụ đoán đáng đồng tiền lắm

…- Bẩm tương lai là mai sau, chứ có phải ngay lúc ấy đâu ? Con nghiên cứu mười năm lý số, đoán như Thánh, như Thần,có khi nào lại sai!

Mà con được xem hầu quan lớn bữa nào đâu mà quan lớn đã quở con đoán sai!” [26;22]

“- Thưa bà, bà cho phép cho, nếu bà không trinh tuyết với hai ông chồng như thế thì… bẩm… tôi cũng mạn phép mà… phải lòng bà rồi!

Bà Phó Đoan tủm tỉm cười mắng:

– Ê! Ê! Rõ đồ ê trệ chửa!” [26; 103]

Trong đoạn văn trên có từ xưng hô cụ, con là danh từ thân tộc và là từ đơn Những TXH này đã thể hiện lâm thời vị trí, đẳng cấp của các nhân vật giao tiếp Các ví dụ: là các TTT được tác giả Vũ Trọng Phụng sử dụng với số lượng khá lớn và mức độ đậm đặc

Các TTT cũng được dùng ở các ngôi và số khác nhau Ví dụ:

“…- Cậu đâu ? Cậu làm gì ?

- Bẩm cậu tắm

- Cậu tắm à? Thế cậu xơi cơm chưa?

Rồi không đợi trả lời bà quay lại sau, bảo:

- Chị Ba ! Sao chị lại để cậu ấy tắm ở đây thế này? Ai lại sềnh sềnh ra thế !

- Bẩm cậu vòi thế, không chiều thì cậu lại khóc !

Trang 40

… Cậu bé gào thét:

- Cậu vào mí cơ! Cậu vào mí !

- Chị ba ! Mau lên, lau cho cậu rồi cõng cậu…” [26;25-26]

Cách xưng hô “cậu” trong đoạn trích trên đây bao gồm cả ngôi thứ nhất (người nói) và ngôi thứ hai (người nghe) Mặc dù còn ít tuổi, nhưng dùng với TTT cậu, nhân vật em chã con bà Phó Đoan rõ ra là con nhà thuộc tầng lớp “thượng lưu”

Trong số các TXH đơn tiết lâm thời trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, bên cạnh các TTT còn có những danh từ chỉ tên riêng Tức là việc xưng và gọi bằng tên của nhân vật Ví dụ:

“…Kìa anh Xuân! Không vào đi? Tiểu thư đã đến đấy! Không có người anh không vào đi à?

- Tiểu thư à?

- Phải, con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kếu ấy mà!

Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa à!”

… Hồi lâu, Tuyết đánh bạo nói:

- Thưa ngài, cụ lang vu oan, chứ tôi…tôi…tôi khỏi mấy nốt ghẻ đã từ lâu rồi

Xuân Tóc Đỏ lúng túng ngồi câm làm cho Tuyết phải nghĩ thầm: “ À,

dễ người ta làm bộ vì người ta là sinh viên trường thuốc” Rồi Tuyết ôm mối hận mà về phòng riêng [26;73]

“Văn Minh vẫn ngồi nguyên chỗ để đánh phấn nốt cái mặt, chỉ đủng đỉnh:

- Ấy bẩm, đã có anh Típ Phờ Nờ trông nom…

- Thế cái ông đốc Xuân ấy đâu?

- Nghe đâu anh sắp cho con Tuyết học đánh quần thì phải ” [26;114-115]

Không chỉ có thế, trong các TXH đơn tiết lâm thời còn xuất hiện danh

từ là tên gọi của nhân vật gắn với chức danh Đó là từ “ TPN”, “lang Tỳ”, “ lang Phế” với số lần sử dụng không nhiều

Ngày đăng: 04/01/2020, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w