CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
3.5. Từ xưng hô thể hiện chiến lược giao tiếp của nhân vật
Trong giao tiếp tiếng Việt, mỗi phát ngôn bao giờ cũng có tính hướng đích. Không có một phát ngôn nào là “vu vơ’ cả. Nghĩa là, phát ngôn đều phải hướng đến một đối tượng cụ thể, nhằm thực hiện một mục đích cụ thể mà người nói muốn hướng tới. Cho nên, xét trong một cuộc thoại, mỗi lời thoại phát ra đều là dụng ý của người nói nhằm dẫn dắt người nghe tới một mục đích nào đó mà mình muốn đạt tới.
Để đạt dược mục đích giao tiếp, người nói sẽ phải hoạch định sẵn một chiến lược giao tiếp. Chiến lược giao tiếp là thực hiện một loạt những biện pháp làm thuận lợi cho cuộc giao tiếp, tiếp cận được mục đích giao tiếp càng nhanh càng tốt. Ngoài chú ý tới “nội dung” của phát ngôn (nói cái gì?) thì người nói cần phải lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Trong đó, việc lựa chọn TXH
cũng góp phần thực hiện mục đích giao tiếp, thể hiện chiến lược giao tiếp của người nói.
Sau đây là một số ví dụ:
Cuộc thoại 1:
“Ông thầy cắp ô, chiếu, tráp đi khỏi, thì bà Phó Đoan hỏi Xuân:
1. - “Anh này, anh có biết tôi làm gì cho anh không?
Hốt hoảng lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói:
2. (2)- Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng tôi phải giam tại bóp.
3. - Ừ, anh cũng biết ơn đấy.
4. - Bẩm, cái ơn ấy thì chả đời nào con quên được.
5. - Anh đừng xưng con với tôi! Tôi là người văn minh, không phân biệt giai cấp, không chia rẽ sang hèn.
6. - Bẩm vâng.”
7. - Thế anh còn bố mẹ không?
8. - Bẩm, tôi bồ côi cả bố lẫn mẹ từ sớm.
9. - Tội nghiệp! Thế anh đã có vợ con gì chưa?
10.- Bẩm chưa…
11.- Tội nghiệp! Thế là tốt lắm! Bây giờ thời buổi khó khăn, cũng không nên vợ con làm gì vội. Thế anh có biết tôi gọi anh đến đây làm gì không?
12.- Tôi thì vốn người nhân đức, hay thương người. Mà anh thì cũng đáng thương, đương làm ăn mà bỗng mất việc thế ắt là khổ. Sao anh dại thế?
Vẫn biết vào tuổi trẻ trung thì thường tinh nghịch như anh nhưng mà phải xem người ta có ưng thuận thì hãy… Thế chứ?
13. - Bẩm con có hiểu gì đâu. Tự nhiên người ta đánh con , người ta đuổi con, người ta áp chế…
Trước vẻ mặt thật thà của Xuân, bà hơi buồn, nghĩ dễ thường nó bị đuổi oan… Bà đã hơi cáu… Nhưng một ý nghĩ thoáng chạy qua óc bà.
14.- Anh lên gác này chờ tôi tắm một lát rồi tôi sẽ nói chuyện tại sao tôi bảo anh về đây.
…….
Tắm xong, bà ra, phán một cách uể oải:
15. - Thôi cho anh về! Tôi định đến mai thì sẽ mượn anh. Ngày mai anh sẽ đến hiệu Âu hóa tìm cô Văn Minh thì tôi sẽ nói giúp. Thế nào rồi thì anh cũng khỏi thất nghiệp.
16. - Bẩm…
17. (t) - Thôi, anh không phải là người thông minh! Anh về đi! Mai sẽ biết. Phải nhớ: hiệu Âu hóa, tiệm may phụ nữ.”[26 ;30]
Đây là cuộc thoại giữa bà Phó Đoan và Xuân Tóc Đỏ diễn ra tại nhà bà, khi bà ta bảo lãnh Xuân từ sở cẩm về. Trong mẩu thoại trên, lời của bà Phó Đoan là các phát ngôn (1), (3), (5), (7), (9), (11), (12), (l4), (15), (17). Chúng ta sẽ tìm hiểu chiến lược giao tiếp của Bà Phó Đoan qua cuộc thoại này qua các TXH.
Trước hết, chúng ta phải hiểu, mục đích của Bà Phó Đoan trong cuộc thoại này là gì ? Đọc tác phẩm, ta dễ dàng nhận ra, mục đích của bà Phó trong cuộc hội này cũng chính là cái ao ước, cái khao khát thầm kín của bà đã từ lõu : ô Từ khi bị hiếp, những cảm giỏc tờ mờ hiếm cú rất khú tả, rất kỡ quỏi, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một ám ảnh. Bà vẫn ao ước có được-bị hiếp dâm mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện ằ. Núi trắng ra, bà muốn Xuõn thực hiện… việc hiếp dõm đối với bà !
Để thực hiện mục đích này, bà đã vạch sẵn một chiến lược giao tiếp.
Chiến lược này, trước hết, xuất phát từ việc thấu hiểu đối tượng. Dù gặp gỡ Xuân chưa nhiều nhưng bà đã nhanh chóng nhìn ra ở Xuân bản tính dâm đóng. Cộng thờm, Xuõn lại là một thằng lỏu cỏ, vụ học…Với những ô tố chất ằ ấy, Xuõn đó lọt vào ô mắt xanh ằ của bà, xứng đỏng cho bà ô chọn mặt gửi vàng ằ.
Tiếp đến, bà Phó Đoan đã cân nhắc lựa chọn TXH phù hợp. Có thể thấy, trong cuộc thoại này, bà Phú Đoan sử dụng cặp TXH: ô anh ằ - ô tụi ằ. Gọi một đứa đỏng tuổi là con mỡnh là ô anh ằ kể ra cũng khụng phự hợp. Nhưng
dùng TXH này lại phù hợp với mục đích của bà. Bà muốn giảm khoảng cách, khoảng cách tuổi tác, khoảng cách giai cấp, tăng sự thân mật, đồng thời biểu hiện khéo léo thái độ tình cảm của mình.
Như đã trình bày ở trên, TXH chỉ góp phần thực hiện chiến lược giao tiếp, ngoài TXH, cần phải chú ý tới hành vi ngôn ngữ trong các phát ngôn của nhân vật.
Trong cuộc thoại này, cần phải chú ý tới các hành động qua lời mà bà Phú Đoan muốn thực hiện. Ở lời thoại (1) cú hỡnh thức ô hỏi ằ, bà Phú Đoan muốn thực hiện hành động qua lời là nhắc nhở cái ơn mà bà ta đã làm cho Xuân, nếu không có bà tương lai của Xuân sẽ trở nên mù mịt, bị tù tội, để anh ta có thể biết được tầm quan trọng của sự việc, nhằm thấy được cái ơn lớn lao của mình. Ở lời thoại (5), bà Phó Đoan đã phản bác lại với cách xưng hô của Xuân Tóc Đỏ, bà không chấp nhận Xuân Tóc Đỏ xưng với bà bằng “con”, với lời giải thích bởi lý do là người văn minh nên dân chủ thế thôi. Nhưng kì thực, bà cú ý đồ thiết lập ở Xuõn một mối quan hệ khỏc, mà dựa vào ô mục đớch giao tiếp ằ đó nờu ở trờn thỡ đú là mối quan hệ tỡnh ỏi. Mà đó là quan hệ tỡnh ỏi thỡ khụng thể gọi ô bà ằ xưng ô con ằ. Lượt lời (9) hành động hỏi thăm về gia cảnh của Xuân Tóc Đỏ của bà Phó Đoan còn có một dụng ý khác đó là thăm dò chuyện hôn nhân của hắn. Khi nghe Xuân Tóc Đỏ phủ nhận chưa có vợ (10), bà Phó Đoan đã an ủi, động viên cho số phận của Xuân (11). Thật ra, điều quan tâm nhất của bà phó Đoan là Xuân đã có vợ con chưa, câu nói “Thế là tốt lắm!” trong lượt lời (11) đã bộc lộ điều đó. Có lẽ, câu nói này không chỉ nói cho Xuân nghe mà bà còn nói với chính bà. Không phải là sự khen ngợi, hay tán đồng mà bà nói như vậy. Mà ở đây, đó chính là sự hài lòng, vui sướng khi biết Xuân vẫn chưa có vợ con gì cả. Không thể nói thẳng ra ý định của mình một cách lộ liễu, bởi tính sĩ diện luôn muốn được mọi người công nhận bà là một người phụ nữ thủ tiết, luôn luôn chung thủy với hai người chồng đã mất của mình, bà Phó Đoan tìm hiểu Xuân Tóc Đỏ bằng cách thăm dò cách xử sự của hắn.
Nếu xét kỹ câu nói của bà Phó rõ ta thấy, hành động trong lời của lượt lời (12) là nói móc, có ý mắng đối với những kẻ bề tôi nhưng bên trong thì lại là một ý định khác. Đó là hành động trong lời chỉ trích việc làm ngu ngốc của Xuân Tóc Đỏ, qua đó bà Phó Đoan muốn mở lời, ngầm thông báo về sự đồng ý, ưng thuận của bà cho Xuân biết.
Trước sự chối cãi vô cùng quyết liệt của Xuân Tóc Đỏ (13), thì cuộc thăm dò của bà Phó Đoan đã vô tác dụng, để khơi dậy bản tính của Xuân, bà Phú đó dựng đến một ô chiờu trũ ằ khỏc. Lượt thoại (14), bà Phú Đoan cố tỡnh thông báo cho Xuân biết là mình sẽ đi tắm. Qua hành động thông báo này, bà ta muốn cho Xuân Tóc Đỏ cơ hội để thực hiện cái hành đồng bất chính của hắn đối với bà giống như hắn đã làm với cô đầm. Thật đáng tiếc khi Xuân không dám “hó hé” gì cả. Điều đó đã làm cho bà Phó Đoan vô cùng thất vọng vì sự giả dối chân chất của hắn. Đến đây, có thể khẳng định, chiến lược của Bà Phó Đoan bị “phá sản” hoàn toàn! Cực chẳng đã, bà đã chuyển sang kế hoạch khác, điều này được thể hiện trong lượt lời (15, 17). Lời thoại này có hành động trong lời là xua đuổi Xuân Tóc Đỏ về của bà Phó Đoan. Trong câu thứ hai, bà Phó Đoan đã nói dịu nhẹ lại với hành động trong lời là nhờ Xuân đến tiệm may Âu hóa, nhưng thật ra hành động qua lại mà bà muốn thực hiện là ban cho Xuân một công việc. Và với hành động khẳng định trong câu cuối cùng của lượt lời này mà Phó Đoan muốn để cho Xuân Tóc Đỏ an tâm mà đi về, vì chắc chắn là sẽ có việc làm.
Thật ra, xét toàn bộ diễn biến câu chuyện, ta thấy bà Phó Đoan không hề muốn nói đến chuyện giới thiệu Xuân vào tiệm Âu hóa làm việc, nhưng vì không còn lý do gì nữa để nói ra được ý định của mình khi Xuân luôn phản bác lại những lời buộc tội của bà. Cũng như Nguyễn Đức Dân đã nói mục đích của hội thoại là “tạo ra tiếng nói chung giữa hai người đối thoại”, nhưng ở đây Xuân không hiểu được nỗi chờ đợi của bà Phó Đoan, do đó bà đành phải nói như vậy. Điều bất mãn đó được bà Phó Đoan thể hiện qua hành động mắng: “Anh không phải là người thông minh” trong lượt lời (17), qua đó bà
muốn thực hiện hành động qua lời là trách móc Xuân sao không hiểu được ý muốn của bà. Lời thoại này cũng thể hiện rõ sự thất vọng của bà vì “mục đích giao tiếp” không đạt được.
Cuộc thoại 2:
(a)- “Đây là thầy Min Đơ, cảnh binh hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội – Đồ Sơn, giải nhì Hà Nội – Hà Đông, một cái tương lai của cảnh sát giới!... Còn đây, ông Min Toa, cúp Bou Landry, Mélia Jaune, sự vẻ vang của sở Cẩm Hà Nội, cái hi vọng của Đông Dương!
Hai thầy cảnh binh cùng “giới thiệu” Xuân Tóc Đỏ với bà Phó:
(b)- Đây me sừ Xuân, giáo sư ten nít, cái hy vọng của Bắc Kỳ!
(c)- Đây là bà Phán, một phụ nữ thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!”[26 ; 169-170]
Đây là cuộc thoại diễn ra tại nhà bà Phó Đoan, khi hai thầy cảnh binh xông vào phòng bà tưởng nhầm bà ta bị hiếp dâm. Lượt lời (a) và (c) là những phát ngôn của Xuân Tóc Đỏ, cả hai lượt lời này đều có hành động trong lời là giới thiệu, nhưng chỉ khác đối tượng giới thiệu, trong lượt lời (a) đối tượng là hai thầy cảnh binh, trong lượt lời (c) đối tượng là bà Phó Đoan.
Xuân Tóc Đỏ đã lựa chọn các TXH thầy Min Đơ, ông Min Toa, bà Phán.
Hai cảnh binh cũng giới thiệu nhân vật Xuân Tóc Đỏ bằng TXH me sừ Xuân. Nét độc đáo là đi kèm với mỗi danh xưng là ngôn ngữ giải thích (phần gạch chân). Từ đó có thể thấy mục đích mà Xuân Tóc Đỏ muốn thực hiện ở đây chính là thổi phồng danh tiếng, tên tuổi của hắn. Có thể nói cái mưu kế của Xuân Tóc Đỏ thật lợi hại, hắn giới thiệu địa vị danh không chỉ tự đánh bóng cái danh tiếng của mình mà còn biết lợi dụng cái vị trí có giá trị nặng ký của kẻ khác để thổi tiếng tăm của mình lên. Với cách giới thiệu tên tuổi lẫn nhau bằng những TXH là những danh xưng cao quý như thế có tác dụng làm cho mọi người ngỡ rằng hắn rất nổi tiếng nên những vị viên chức này mới biết đến và kính nể khen ngợi như thế.
Qua việc phân tích các ví dụ trên, chúng ta thấy rõ vai trò của TXH trong thực hiện chiến lược giao tiếp của các nhân vật trong Số đỏ. Ở mỗi cuộc thoại, các nhân vật sẽ tương tác với nhau để đạt tới những mục đích nhất định. Các nhân vật sẽ lựa chọn từ xưng hô phù hợp với mục đích giao tiếp của mình. Ngay trong một cuộc thoại, tùy vào tình huống giao tiếp mà người nói có thể liên tục thay đổi TXH. Tất nhiên, khi có sự thay đổi cách xưng hô, lựa chọn TXH này hay TXH khác đều là chủ ý của nhân vật, là biểu hiện chiến lược giao tiếp của nhân vật.