CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
3.6. Những tương đồng và khác biệt về việc sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ so với một số tác phẩm của dòng văn học hiện thực phê phán
Trong dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng là những cây bút xuất sắc tiêu biểu và có vị trí quan trọng trong nền văn học nước nhà. Các tác phẩm của Nam Cao và Vũ Trọng Phụng không chỉ có giá trị hiện thực mà có sức chiến đấu mạnh mẽ.
Hoàn cảnh xã hội, thời đại, môi trường sống đã tạo nên nhiều nét tương đồng trong các sáng tác của hai nhà văn.
Nam Cao được sinh ra và lớn lên ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cuộc sống của gia đình và những người dân quê lúc bấy giờ vất vả và túng đói.
Rời làng quê bước chân vào nghề văn trong lúc tiểu thuyết lá cải lãng mạn thịnh hành là cả một thử thách với chàng trai thư sinh. Nhưng Nam Cao không những không viết theo lối “văn nghệ” đó mà còn khinh ghét thứ văn chương nửa mùa. Trong các sáng tác của nhà văn, luôn luôn hiện lên cuộc sống lam lũ, cơ cực của những người dân quê. Cuộc sống luôn là mảng đề tài lớn cho nhà văn đào sâu và sáng tác. Và Nam Cao đã làm được điều đáng quý theo như cách nói của Lep Tônxtôi: “Cái đáng quý không phải là quả đất tròn, mà cái đáng quý là biết người ta đã tìm ra được điều đó như thế nào”.
Tác phẩm Chí Phèo nổi lên xuất sắc bởi “đã nói những cái khổ cùng cực của thôn quê với ách cường hào ở trước mắt, với quan lại và thực dân ở
phía sau” [25;65]. Tiếp đó, hàng loạt tác phẩm của Nam Cao ra đời càng khẳng định tài năng của cây bút hiện thực phê phán. Nhà văn tạo được những nhân vật điển hình, sống động cho giai cấp mà nhà văn quan tâm. Cùng với việc phê phán xã hội thực dân phong kiến thối nát là tình cảm chân thành của nhà văn với những người dân quê , những trí thức tiểu tư sản nghèo, những làng quê quanh năm nghèo đói xơ xác, những kiếp người sống khổ sống sở...
Trong cuộc sống tăm tối đó của nhân vật, nhà văn vẫn tìm thấy vẻ đẹp tâm hồn của họ. “Trong những tâm hồn chất phác, bị nghèo khổ làm cho mụ mị cằn cỗi, ngay trong một con người u mê cục súc như Chí Phèo, Nam Cao tìm ra những rung động trong sáng của tình yêu - niềm khao khát được sống cho ra người” (Nguyễn Đình Thi).
Khao khát đó không chỉ của riêng Chí Phèo mà là cả một tập thể nhân vật dân quê trong Nghèo, Một đám cưới, Lang rận... Bên cạnh những người dân quê, nhân vật thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản cũng không sung sướng hơn. Họ bị “cơm áo ghì cho sát đất”. Nhưng không vì thế mà họ thôi khao khát những áng văn “thật giá trị”: “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn” [13;615].
Giống như Nam Cao, Vũ Trọng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khốn cùng nên ông hiểu rất rõ cuộc sống của những người dân nghèo. Chế độ thực dân, phong kiến đã sản sinh ra những hạng người quái gở, nham hiểm, gian ác, dâm đãng đã đem đến sự đói rách, nghèo khổ đến cùng cực cho những người dân lương thiện.Vì vậy mà con người dần biến chất, tha hóa.Với tình yêu tiếng mẹ đẻ, với bút pháp hiện thực chủ nghĩa, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đã tạo nên những tác phẩm mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo. Một trong những yếu tố tạo nên thành công đó là các tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các từ xưng hô. Mỗi một cách thức vận dụng các từ xưng hô vào trong cuộc thoại của nhân vật trong các tác phẩm của hai tác giả có những đặc điểm riêng và đem lại cảm quan nghệ thuật riêng. Phải là người
am hiểu sâu sắc về thế giới nhân vật và những từ ngữ mà họ thường dùng trong giao tiếp, các tác giả mới có những trang viết thành công như vậy. Các từ xưng hô trong các tác phẩm của hai nhà văn không chỉ xuất hiện trong một chốc, một lát mà gắn theo suốt cuộc đời nhân vật, xuất hiện trong những sự kiện, những biến cố xảy ra trong cuộc sống của nhân vật để diễn tả thực trạng xã hội đương thời. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần dân tộc và tình yêu tiếng dân tộc của các tác giả.
Để thấy được sự nhuần nhuyễn, tài tình về việc sử dụng TXH qua lời thoại nhân vật của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm Số đỏ, chúng tôi tiến hành so sánh với cách sử dụng các TXH trong truyện ngắn Nam Cao. Nam Cao và Vũ Trọng Phụng là hai nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng, song ở mỗi tác giả lại có một phong cách sáng tác riêng của mình. Kết quả thống kê đã cho chúng tôi nhận thấy những nét tương đồng và sự khác biệt giữa hai đối tượng so sánh. Dưới đây là những tương đồng và khác biệt ấy:
3.4.1. Những tương đồng 3.4.1.1. Về định lượng
Đặc điểm về cấu tạo của các TXH trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và trong các truyện ngắn Nam Cao đều có thể chia ra thành bảng thống kê định lượng với những số lượng về từ đơn, từ ghép và các tổ hợp từ. Ở mỗi loại từ xét về mặt cấu tạo đó, chúng tôi thống kê số lượng các TXH ở các ngôi (thứ nhất, thứ hai, thứ ba) và các số (số ít, số nhiều) với các kiểu TXH:
chuyên dụng và lâm thời. Số liệu thống kê định lượng chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp theo củ luận văn khi nêu rõ sự khác biệt về việc dùng TXH của tác giả Vũ Trọng Phụng và tác giả Nam Cao.
Dưới đây là số liệu mà chúng tôi khảo sát, thống kê được các TXH trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và trong Tuyển tập Nam Cao (tập 1, nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2002).
Các TXH đơn tiết được dùng với số lượng ít (trong Số đỏ là 58 từ;
trong truyện ngắn Nam Cao là 55 từ), nhưng số lần (tần số) xuất hiện của chúng lại cao. Trong tác phẩm Số đỏ các TXH đơn tiết xuất hiện 504 lần (mỗi từ được dùng 19 lần). Cũng với tiêu chí số lần xuất hiện, các TXH đơn tiết trong truyện ngắn Nam Cao là 1647 lượt dùng (mỗi từ được dùng 21 lần).
Như vậy, số lượt dùng TXH đơn tiết của hai đối tượng mà chúng tôi so sánh không chênh lệch nhau nhiều. Cả hai tác giả đều dùng từ xưng hô đơn tiết với số lượt xuất hiện tương đương nhau. Điều đó chứng tỏ tác giả Vũ Trọng Phụng và Nam Cao rất chú trọng đến việc sử dụng các từ xưng hô đơn tiết chuyên dụng bởi chúng đem lại những giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
Không chỉ giống nhau ở việc dùng TXH đơn tiết, cả hai tác giả đều dùng nhiều TXH đa tiết. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng dùng 94 TXH đa tiết (từ ghép và tổ hợp từ). Các TXH có cấu tạo là các từ ghép có 56 từ với tổng số 458 lượt dùng. Các tổ hợp từ có 38 tổ hợp với 152 lượt dùng. Với truyện ngắn của mình, Nam Cao dùng 174 TXH đa tiết. Các TXH đa tiết có chức năng quan trọng trong tác phẩm và có giá trị biểu đạt cao. Đó là các từ ghép:
chúng tôi, chúng tao, chúng ông, chúng con, chúng cháu… và các tổ hợp như:
bà mày, chồng mày, thầy em, các ông, các bà, anh ấy, …. Ngay trong bản thân TXH đã hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị biểu cảm. Vì vậy, chúng có vai trò quan trọng trong bộc lộ tính cách nhân vật trong giao tiếp và trong toàn bộ tác phẩm. Ví dụ:
- “Anh Chí ơi, Sao anh lại làm ra thế?
Cái anh này mới hay. Ai làm gì mà anh phải chết?
Nào, đứng lên đi, cứ vào uống nước cái đã. Có gì ta nói chuyện tử tế với nhau, thế nào cũng xong”.[13; 85 – 86].
Trên đây là lời nói của Bá Kiến, cụ Lý với Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Bá Kiến tỏ ra rất khôn ngoan khi nói chuyện với Chí Phèo. Chí Phèo là kẻ mà Bá Kiến coi thường nhất. Vậy mà Bá Kiến gọi Chí Phèo là “anh”, “anh Chí”. Cụ Lý cũng gọi Chí Phèo là “anh” và xưng “ta”.
Qua đó, chúng ta thấy rằng cách xưng hô của Bá Kiến và cụ Lý với Chí Phèo thật thân mật và gần gũi. Nhưng không. Thực tế lại không phải vậy. Đó là những thủ đoạn của các bậc quan phụ mẫu, các ông “nghị” xưa vẫn thường dùng để hòng mua chuộc và lợi dụng Chí Phèo. Chính cách xưng hô cùng những quỷ kế của chúng đã khiến Chí Phèo ngoan ngoãn làm tay sai đắc lực cho chúng. Các TXH đơn tiết và đa tiết được dùng rất linh hoạt và tạo nên hiệu quả giao tiếp cao.
Không chỉ dùng nhiều TXH đa tiết, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao còn dùng nhiều TTT làm TXH ngoài xã hội. Đây là một trong những đặc điểm giống nhau về việc sử dụng TXH của hai tác giả.
Đây là một điểm chung không chỉ có trong sáng tác của Nam Cao và trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng mà trong hầu hết các tác phẩm của văn chương Việt Nam. Văn hóa vị tình là lý do chính giải thích cho nguyên nhân đó. Trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có 35 TXH là các TTT được sử dụng.
Trong sáng tác của Nam Cao, con số đó lên tới 175. Trong đó có cả những từ đơn tiết và những từ đa tiết (sự kết hợp của TTT với những yếu tố khác).
Những từ ngữ được sử dụng nhiều như: cụ, ông, bà, thày, u, anh, chị, em, con, cháu, chú, bác…
“- “Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao?
Cụ Hồng lại ho khạc một hồi lâu, rồi mới thủng thỉnh đáp:
- Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà còn sống mãi.” Vợ Văn Minh giảu mỏ nói:
- Sống như vậy thật là trái lẽ tạo hóa.
Cụ Hồng phân trần:
- Nên tôi mong cho cụ tôi về đi, là vì cụ tôi chết sớm ngày nào hay ngày ấy chứ sống mà ăn không được, ngủ không được lúc nào cũng kêu rên, nằm đâu thì phóng uế ra đấy, thì sống mà làm gì! Vã lại nếu ngộ nhỡ tôi lại chết trước cụ tôi thì có phải nhà sẽ mắc phải tiếng vô phúc không? Nếu cụ
tôi chết trước thì mới có người trông nom cho, thiên hạ mới vì tôi mà đi đưa đông, thì đám ma mới được linh đình trọng thể.
Bà Phó Đoan cười như trong rạp hát mà rằng:
- Như vậy thì còn mời đốc tờ làm gì?
- À, phải mời chứ? Thà cụ tôi chết vì đốc tờ còn hơn không thuốc men mà chết. Mời đốc tờ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân chết, chứ có để chữa cho bệnh nhân sống đâu mà lo.
Văn Minh dõng dạc nói:
- Như vậy thì không cần những vị bác sĩ có danh tiếng cho lắm.
Ông bố thêm:
- Chính thế. Ta chỉ cần một ông đốc tờ lang băm mà thôi. Toa thử xem trong đám bạn hữu cũ có anh nào mèng nhất, ít khách nhất không?
Trong sáng tác của Nam Cao và trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng hầu hết các nhân vật đều xưng hô bằng các TTT mặc dù họ không có quan hệ họ hàng, thân tộc. Như đã đề cập, đây chính là hiện tượng chung trong giao tiếp của người Việt. Hai tác giả đã phát huy truyền thống văn hóa - ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác của mình và đạt được hiệu quả nghệ thuật cao.
3.4.1.2. Về định tính
Qua các lời thoại của các nhân vật trong tác phẩm Số đỏ và trong các truyện ngắn của Nam Cao, chúng tôi tìm ra những mẫu cụ thể cho những kiểu xưng hô khác nhau ở các TXH đa tiết. Kết quả là:
Trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và trong truyện ngắn Nam Cao, các TXH khi hoạt động trong giao tiếp đều có những kiểu cấu tạo như: Sự kết hợp của TTT với TTT; với từ chỉ giới tính; với từ chỉ chức danh; với từ chỉ nghề nghiệp, tuổi tác; với đại từ. Nhìn chung, ở các TXH đa tiết có sự tham gia rất lớn của các TTT. Có khi là sự kết hợp về đằng trước TTT, có khi là sự kết hợp về phía sau. Các TTT hoạt động rất năng động và đem lại hiệu quả giao tiếp rất lớn.
“Văn Minh vợ vội nói ngay:
- Không đắt đâu, dì ạ. Dì cứ nhớ lại những lúc các hội thể thao hết diễn kịch lại quyên tiền mà có mấy cái sân quần cũng mãi chẳng xây xong... Thế mà dì cho xây sân quần này chưa đến tám trăm, tưởng cũng là rẻ.”
“Văn Minh đáp:
- Anh đốc Trực Ngôn với lại Joseph Thiết, với lại một vài người bạn nữa.
- À!
Một nhà thiếu niên kính cẩn hỏi:
- Thưa ngài, vậy ra ngài là đồng sự của ông Típ Phờ Nờ?
- Vâng!” [26;87].
Trong một đoạn khác, ta thấy:
Giữa lúc ấy, ông chủ khách sạn, với bộ quần áo đại tiệc chạy ra. Xuân Tóc Ðỏ tái mặt, chỉ muốn chạy trốn. Tuyết giới thiệu:
- Anh đốc Xuân, bạn giai của tôi... ông Victor Ban, chủ nhân Bồng Lai.” [86;87]
“- Gớm! Vợ chồng nhà anh độ này nhiều cái văn minh quá!” [26; 114-115].
Điểm chung của hai nhà văn trong việc dựng lại bối cảnh xã hội của nước ta những năm trước Cách mạng là miêu tả lại cuộc sống của nhân dân ở thành thị và nông thôn. Và một điều không thể thiếu để người đọc có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sống đó là những TXH của nhân vật. Những lời xưng hô của các nhân vật thuộc các giai tầng khác nhau có những đặc trưng riêng. Và điều đó làm nên đặc trưng của TXH ở từng giai cấp. Qua cách xưng hô của các nhân vật, chúng ta nhận ra ngay nhân vật đó thuộc giai cấp nào trong xã hội.
Như vậy, khi viết về xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều xây dựng những nhân vật ở hai hướng khác xa nhau. Quan hệ giữa tầng lớp dưới đáy xã hội với tầng lớp trên thực chất là quan hệ giữa tớ với chủ. Vì thế, trước những người chủ, những người dân nghèo thường hạ thấp mình và nâng chủ lên để tỏ lòng kính trọng. Những từ xưng hô đã phản ánh rõ điều đó. Cách xưng hô “con - ông”, “cháu - ông”,
“ông - mày”, “cháu - cậu” của hai tuyến nhân vật này thể hiện sự phân biệt giữa hai giai cấp đối kháng nhau trong xã hội cũ. Đó không chỉ là sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn mà là cả một khoảng cách mà ranh giới không thể xóa nhòa. Trong tiềm thức của người dân nghèo, giai cấp coa địa vị cao là những người có quyền có thế và là những người định đoạt số mệnh của họ. Vì thế, lúc nào người dân nghèo cũng kính trọng đến sợ sệt. Mặc dù địa chủ, quan lại có làm những điều ngang trái, nhưng trong những trường hợp có thể, họ vẫn cam chịu. Vì thế, khi người dân nghèo càng nhún nhường thì địa chủ, quan lại càng lấn tới, càng giương oai. Những lời lẽ của giai cấp này luôn trịch thượng, hách dịch (xưng ông/bà, tao và hô mày, chúng mày, chúng bay, con, đứa, thằng... với những người nông dân). Đọc các truyện ngắn của Nam Cao và tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, chúng ta dễ dàng nhận biết được nhân vật thuộc giai cấp nào trong xã hội đương thời thông qua các từ xưng hô mà họ sử dụng trong cuộc thoại.
Những TXH trong các sáng tác của hai tác giả mang đậm phong cách sinh hoạt hàng ngày của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả Nam Cao và Vũ Trọng Phụng đều xuất thân từ tầng lớp dân nghèo nên rất am hiểu cuộc sống và ngôn ngữ của những người dân nghèo khổ. TXH của họ trong các sáng tác của hai ông rất mộc mạc, giản dị, thậm chí đậm chất khẩu ngữ.
Những lời đó xuất hiện trong những cuộc thoại của các nhân vật trong gia đình với nhau và với những người xung quanh. Chẳng hạn:
Trong các truyện ngắn của Nam Cao, các TXH thuộc phong cách sinh hoạt hàng ngày cũng được tác giả khai thác triệt để. Đó là các từ: tao, tớ, mình, bu, thày, thằng, con, đứa...
“ - Con chạy ra vườn xem Chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về cho mà ăn... chóng ngoan rồi bu thương.” [13;52].
“ - Tôi chết mất! Thế nào tôi cũng chết... Tôi chỉ còn thèm ăn một bát chè đỗ đen. Nếu có thì bu em cho tôi một bát để tôi ăn cho mát ruột rồi tôi chết...” [13;439].