CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
3.1. Từ xưng hô thể hiện vị trí, đẳng cấp xã hội
Vào những năm 1930 trong thập niên gần tàn của chủ nghĩa thực dân, Vũ Trọng Phụng đã sáng tác một khối lượng tác phẩm cho đến nay được xem như thành quả cá nhân phi thường trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong bài điếu văn đọc bên mộ của nhà văn vào ngày 15/10/1939 tại Hà Nội, nhà thơ mới nổi tiếng Lưu Trọng Lư so sánh tầm quan trọng của người bạn vừa khuất trong đời sống văn học đương thời với vai trò của Balzac ở nước Pháp trong thế kỷ 19. Tất cả sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, một thời đại. Lưu Trọng Lư tuyên bố: “Vũ Trọng Phụng, đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng, cũng giống như Balzac đối với thời đại của Balzac”.
So sánh của Lưu Trọng Lư chỉ rõ những tương đồng hiển nhiên giữa bức tranh toàn cảnh đặc biệt của xã hội Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến được mô tả trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và bức chân dung toàn diện của xã hội Pháp thế kỷ 19 trong bộ Tấn Trò Đời của Balzac. Sự so sánh này cũng ít nhiều cho thấy năng suất sáng tác phi thường của Vũ Trọng Phụng. Cho đến khi qua đời, Vũ Trọng Phụng đã viết ít nhất 8 cuốn tiểu thuyết, 7 vở kịch, 5 phóng sự dài, dăm chục truyện ngắn, dịch một số tác phẩm văn học tương đối dài; ngoài ra, ông còn viết hàng trăm bài phê bình, tiểu luận, bài báo và xã luận. Nếu như bản liệt kê sản phẩm này có vẻ còn ít hơn số lượng tác phẩm của Balzac thì cũng xin lưu ý rằng, khi Vũ Trọng Phụng qua đời, do hậu quả của bệnh lao cộng với nghiện thuốc phiện, ông còn thiếu một tuần nữa mới đầy 27 tuổi.
Với tình yêu tiếng mẹ đẻ, với bút pháp hiện thực chủ nghĩa của một: “ Ông vua phóng sự đất Bắc”, Vũ Trọng Phụng phản ánh rõ hiện thực xã hội và định vị về giai cấp. Các TXH trong Số đỏ đã minh chứng cho điều đó.
Ngay từ những trang đầu của Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã vẽ lên chân dung những cư dân hỗn tạp của một quãng vỉa hè – ông thầy số, chị bán mía, anh bán nước chanh và Xuân, thằng nhặt ban quần – trao đổi tin vặt, tán tỉnh, hóng hớt những tít thời sự quan trọng và mặc cả giá hàng. Vượt lên những tiếng om sòm đó, người ta có thể nghe thấy được những câu hô chen lẫn những tiếng bồm bộp của những quả banh bị đánh đi vọng ra từ một sân tennis gần đấy. Việc đặt những cuộc tán gẫu ngoài vỉa hè đối xứng với những âm thanh từ câu lạc bộ. vọng ra không những tiêu biểu cho bản nghịch âm lộn xộn và hỗn tạp của đời sống đô thị, mà còn phản ánh mớ bòng bong rối rắm phức tạp của các tầng lớp xã hội, mang lại cho đời sống trong khu 36 phố phường một không khí dân chủ của đô thị hiện đại. Vì vậy, lời nói và cách dùng từ xưng hô của những nhân vật trong Số đỏ cũng phong phú và đa dạng, thể hiện vị trí, đẳng cấp xã hội.
Ví dụ:
“Ông thầy số nói ngay:
- Bẩm quan lớn, nó đánh con.
Xuân Tóc Đỏ cãi:
- Không phải đánh, tôi chỉ định bóp cổ lão ! - Nó thụi con hai cái đau quá rồi mới bóp cổ...
- Con chưa thụi, mà cũng chưa kịp bóp cổ thì lão đã kêu nhặng lên ! Viên quản đập bàn:
- Im ! Im ngay ! Để bản chức hỏi đã. Ai phải, ai trái ? Đầu đuôi ra sao? Anh này, đánh người vì lẽ gì ? Khai ra ?
- Bẩm lão ăn không ăn hỏng, đánh lừa của con một hào. Lão đoán số sai cả, đòi tiền lại không trả ! Con muốn đè lão để lấy lại chứ không có ý đánh.
- Có xem số không ? Có nhận một hào không ?
- Bẩm quan lớn, lá số con đã lấy rẻ có một hào, đoán câu nào cũng trúng cả mà nó còn muốn đòi tiền lại.
- Sai bét cả, bẩm quan lớn ! Lão kêu tương lai con khá lắm, thế mà vừa đoán xong thì con mất việc.” [26; 22-23].
Khi bị bắt về bóp ông thầy bói và Xuân xưng với viên quản là con và hô quan lớn, mặc dù giữa ông thầy bói, Xuân với viên quản không có quan hệ họ hàng. Cách xưng hô như thế để tỏ lòng kính trọng của ông thầy bói, Xuân với những người có quyền thế hơn họ. Và ngay với viên quản, khi giao tiếp với Xuân và lão thầy bói, nhân vật này xưng là bản chức, gọi Xuân là anh này. Rõ ràng, qua TXH, chúng ta có thể nhận rõ địa vị, vai vế của các nhân vật tham gia giao tiếp và bản thõn cỏc nhõn vật cũng ô nhận thức ằ được
ô vai ằ của mỡnh trong cuộc giao tiếp.
Với mụ Phó Đoan, người cứu Xuân ra khỏi nhà giam, dù chưa quen biết nhưng Xuân vẫn gọi là bà lớn và xưng con:
“Ông thầy cắp ô, chiếu, cháp đi khỏi, thì bà Phó hỏi Xuân:
- Anh này, anh có biết tôi đã làm gì cho anh không?
Hốt hoảng lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói:
- Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng tôi phải giam tại bóp.
- Ừ, anh cũng biết ơn đấy.
- Bẩm, cái ơn ấy thì chả đời nào con quên được.
- Anh đừng xưng con với tôi! Tôi là người văn minh, không phân biệt giai cấp, không chia rẽ sang hèn...
- Bẩm vâng.” [26 ; 30-31].
Cách xưng hô này của Xuân cũng thể hiện sự tôn kính trước bà Phó Đoan.
Còn đoạn thoại dưới đây là lời đáp Xuân Tóc Đỏ khi bà Phó Đoan đánh giá xấu về Tuyết và khi bà ta nói những lời khơi gợi tình cảm của Xuân Tóc Đỏ:
ô …Nghe đến đõy chợt nhớ đến mọi sự lụi thụi lỳc nóy, chợt nhớ đến bà Phó Đoan đương góa chồng, Xuân Tóc Đỏ ấp úng nói:
- Thưa bà, bà cho phép cho, nếu bà không trinh tuyết với hai ông chồng như thế thì… bẩm… tôi cũng mạn phép mà… phải lòng bà rồi!
Đây là cuộc đối thoại giữa vợ chồng Văn Minh, sau khi bà cụ Hồng đến dò hỏi về Xuân Tóc Đỏ:
(a) –“ Mình đã biết sự gì xảy ra chưa?
Vợ tròn đôi mắt, sợ hãi hỏi:
(b) - Cái gì thế? Chết? Cái gì?
Chồng lắc đầu thất vọng rồi thở dài:
(c) - Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ở nhà chúng ta một phút nào nữa! Thật là khốn nạn.”
Câu hỏi cũng là câu mở thoại của ông Văn Minh trong (a) có hành động trong lời là thông báo cho sự việc sắp nói ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáp lại lời của chồng, bà Văn Minh hỏi lại một cách gấp gáp, qua đó thấy được sự hồi hộp và lo lắng của bà (b). Trong (c) ta thấy hành động trong lời của Văn Minh rất rõ ràng, đó là xua đuổi Xuân Tóc Đỏ ra khỏi tiệm của mình, kết hợp với hành động chửi rủa của ông Văn Minh với Xuân Tóc Đỏ, ta thấy ông ta là một kẻ sống hai mặt, vừa mới khẳng định rất chắc chắn với và cụ Hồng, nhưng khi nói chuyện với vợ mình thì chửi rủa Xuân Tóc Đỏ vô cùng thậm tệ. Hai lời nói, hai lý lẽ vô cùng mâu thuẫn, trái ngược nhau. Từ đó cho thấy ông ta không những là một kẻ đểu giả mà còn rất mưu mô, tính toán.
Có thể nói cái tính coi trọng danh tiếng, sĩ diện, giả danh đạo đức là cái gen di truyền trong nhà của cụ cố Hồng. Ngoài việc sắp xếp, lên kế hoạch để cụ cố Tổ được chết trong sự khoa học của y thuật thì việc gả chồng cho em gái út là cô Tuyết cũng rất khoa học. Sợ bị mất danh tiếng của một gia đình danh giá, ông Văn Minh đã cố công bày ra những việc để nâng cao danh tiếng của Xuân Tóc Đỏ nhằm mục đích môn đăng hộ đối với gia đình ông và để không bị người khác chê cười. Phát ngôn sau đây phần nào chứng minh cho điều đó, nó được diễn ra khi ông Văn Minh khi thuyết phục Xuân cưới Tuyết:
- “Cái đó không hề gì! Tôi cứu chữa, nghĩa là tôi muốn cho anh danh giá. Tôi bảo anh đi là đi khai tên ở Tổng cục làm tài tử quần vợt để nay mai anh tranh đấu lấy cái quán quân Bắc Kỳ với những nhân vật thượng lưu khác. Tôi muốn em gái tôi mà lấy anh thì lấy một nhà thể thao, chứ anh không nên là một thằng nhặt banh quần.”
Phát ngôn trên có hành động trong lời là chỉ dẫn cho Xuân Tóc Đỏ có một cái nghề danh giá, từ đó ta thấy hành động qua lời mà ông Văn Minh muốn thực hiện là không muốn bị mất mặt vì có một người em rể có địa vị thấp hèn.
Gắn kết các cuộc hội thoại của ông Văn Minh lại với nhau thông qua các TXH, ta thấy không phải tự nhiên mà ông ta lại đối xử tốt với Xuân Tóc Đỏ như vậy, mà chỉ vì muốn che đậy cái tội xấu của ông, đã tâng bốc, đào tạo ra một kẻ ma lanh để giờ đây hắn gạ gẫm em gái mình, để che giấu điều này, buộc ông ta phải làm cho những điều mình nói phải trở thành sự thật, và để không mất mặt với sự trông cậy của bà cụ Hồng, và cũng có thể hưởng được chút lợi lộc từ Xuân Tóc Đỏ.
Thật ra, Văn Minh là một kẻ rất thủ đoạn không thua kém sự ma lanh của Xuân Tóc Đỏ. Đây là cuộc thoại giữa Văn Minh và Xuân Tóc Đỏ được diễn ra khi ông ta ép Xuân lấy Tuyết:
(a)- “Cái đó thì việc quái gì! Làm gì có nghề hèn, chỉ có người hèn thôi. Tôi có óc bình dân, tôi rất ao ước có một người em rể bình dân như anh. Vả lại Tuyết nó cũng có vốn riêng đấy, lấy nó thì không lo sinh kế vất vả nữa, chỉ chuyên tâm về vấn đề thể thao cho nước nhà suốt đời mà thôi”.
Xuân vẫn chối đây đẩy:
(b)- Thôi con chả dám nhận. Xin ông nghĩ lại cho con nhờ.
Văn Minh cáu tiết cực điểm, phải lên giọng dọa nạt:
(c)- Thưa ông, đó là một vấn đề lương tâm! Ông đã làm cho một con nhà tử tế đã mang tiếng hư hỏng, tôi xin cứu chữa lại cái điều ấy. Nếu không thì không xong với tôi cho mà xem.”
Trong (a) có hành động trong lời là dụ dỗ Xuân Tóc Đỏ lấy Tuyết, Văn Minh đã đưa ra những điều tốt đẹp để tỏ thành ý và gợi lòng tham của Xuân. Không đơn thuần mà ông Văn Minh lại nói ra việc gia sản của Tuyết, điều này chứng tỏ dụng ý đánh vào lòng tham của Xuân để hắn xiêu lòng.
Sau khi chiêu này không thành công, không có hiệu quả đối với Xuân, Văn Minh đã sử dụng chiêu cứng rắn hơn, không còn mềm dẻo nữa, mà hâm dọa Xuân, đó cũng chính là hành động trong lời của lượt lời (c).
Tuy vậy nhưng ông ta vẫn là người biết sợ, biết suy nghĩ đến cục diện của đất nước, điều này được thể qua những từ xưng hô và lời nói ông ta nói với Xuân Tóc Đỏ khi Xuân đang thi đấu với quần vợt là thái tử nước Xiêm:
“Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!”. Hành động yêu cầu này của Văn Minh, cho thấy ông ta là một kẻ nhút nhát và ham danh lợi.
Không phải vì yêu nước mà Văn Minh hành động như thế, mà vì chịu thua còn có lợi với hắn hơn là được chiến thắng, bởi lúc ấy họ sẽ trở thành một người biết hy sinh cho đất nước mà chịu thiệt thòi.
Hơn thế nữa ta còn thấy ông ta còn là một kẻ vô cùng nịnh nọt, chuyên dựa hơi kẻ khác để được tiếng thơm.
Đây là phát ngôn của Văn Minh trước công chúng khi giải thích việc Xuân Tóc Đỏ đánh ten nít thua nước Xiêm:
-“Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích thấy rõ.
Vậy xin thiên hạ bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua.”
Hành động trong lời của phát ngôn cùng những từ xưng hô trên là giải thích và trấn an tâm trạng của mọi người trước việc Xuân Tóc Đỏ thua cuộc.
Nhưng qua hành động trên, ông Văn Minh muốn thực hiện hành động qua lời, là cố tình nói với mọi người rằng Xuân Tóc Đỏ là người phụ thuộc vào ông ấy, là người rất thân thiết của ông, để họ biết được tầm quan trọng và địa vị của ông ta. Có thể nói, dụng ý của Văn Minh thật lợi hại, có thể nghĩ ra cách giới thiệu tiếng tăm của mình một cách gián tiếp mà lại rất có hiệu quả.
Cách xưng hô của con người không chỉ nói lên đời sống của người đó như thế nào, mà qua đó chúng ta còn có thể biết được bản chất xã hội lúc đó. Bên cạnh đó, ta có thể biết được quan điểm, cái nhìn của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Cách sử dụng TXH trong lời đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm này cũng đã cho thấy được sự tha hóa về lối sống theo phong cách Tây của người Việt Nam trong xã hội lúc bấy giờ.
Các nhân vật của xã hội tư sản trong tiểu thuyết Số đỏ là những đại diện cho tầng lớp trên của xã hội. Tuy vậy, họ lại là những người vô đạo đức, hám danh, mưu mô, xảo quyệt và dâm đãng. Vũ Trọng Phụng miêu tả họ, ghi lại cuộc thoại của họ với nhauvới một thái độ khinh ghét, coi thường.
So với các tác phẩm cùng thời, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng được các nhà nghiên cứu đánh giá hơn hẳn về giá trị hiện thực và ý nghĩa trào phúng bởi tính định vị về giai cấp vì tác phẩm nghiêng về việc phê phán xã hội giả tạo, mưu mô và gian trá của các nhà tư sản thành thị khi học đòi làm sang kiểu phương Tây.